Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

BỘ 30 đề CHUYÊN văn vào 10 các TỈNH 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 89 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH
BÀ RỊA-VŨNG TÀU

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
LÊ QUÝ ĐÔN
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN (chung cho tất cả thí sinh)
Thời gian làm bài thi: 120 phút
Ngày thi: 30/05/2019

PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
MUỐI
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phân
nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập
cũng chẳng hứng thú hơn gì.
Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy
im lặng lắng nghe, rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
- Con cho thìa muối này hòa vào cốc nước, rồi uống thử đi
Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử, cốc nước mặn chát. Người thầy lại dẫn anh ra
một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước.
- Bây giờ con nếm thử nước ở trong hồ đi!
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn chút nào - chàng trai nói khi
múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn nó giống như thìa muối này thôi. Nhưng mỗi
người hòa tan nỏ theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống
như một hồ nước, thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với
những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở


thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho bản thân mình!
(Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007)
Câu 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong hai câu sau: Nước trong hồ vẫn vậy
thôi, thưa thấy. Nó chẳng hề mặn chút nào – chàng trai nói khi mắc một ít nước dưới hồ
và nếm
Câu 2. Từ "đắng chát” trong câu cuối của văn bản cần hiểu như thế nào và được chuyển
nghĩa theo phương thức gì?
Câu 3. Bài học sâu sắc nhất em nhận được từ văn bản trên là gì? Tại sao? (trình bày
trong khoảng 5 dòng)
PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa
của thái độ sống tích cực.
Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cổ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích “Ánh trăng” – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD, 2015)
ĐÁP ÁN ĐỀ VĂN VÀO 10 CHUYÊN LÊ QÚY ĐÔN VŨNG TÀU 2019
PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1.

Thành phần biệt lập phụ chú : "– chàng trai nói khi mắc một ít nước dưới hồ và nếm"
Câu 2.
- đắng chát chính là vị của sự trải nghiệm khi cuộc sống bi quan, tự khép mình
- theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ
Câu 3. Bài học sâu sắc nhất em nhận được từ văn bản trên là gì? Tại sao? (trình bày
trong khoảng 5 dòng)
Qua câu chuyện ngắn trên, em rút ra được một bài học quan trọng rằng cách nhìn nhận
của bản thân đối với mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống nhất định phải có sự lạc quan,
cần có sự chia sẻ, không được để bản thân bi quan hay có suy nghĩ tiêu cực. Bởi vì
trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp những chuyện thuận lợi, suôn
sẻ; ta có thể gặp những khó khăn trở ngại và như vậy chúng ta phải biết cách hòa tan.
Đừng tự hủy diệt mình bằng sự ích kỷ, bi quan; cứ sẵn sàng chia sẻ, hòa tan với đời. Để
từ đó ta quên đi những muộn phiền, tạp niệm trong cuộc sống mà nhận lấy những niềm
vui to lớn hơn từ chính cuộc đời.
PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
*Nêu vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về thái độ sống tích cực
*Bàn luận vấn đề:
1. Giải thích thái độ sống tích cực là gì ?
- Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua
cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động.
2. Bàn luận về thái độ sống tích cực
a. Biểu hiện của thái độ sống tích cực
- Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách
nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.
- Luôn chủ động trước cuộc sống:
+ Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài
bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn.
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198



+ Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu
sống tốt, cho mình và cho mọi người.
+ Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó
khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác.
- Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp.
b. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại
* Với cá nhân:
- Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng
nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của
mình.
+ Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp
đỡ người thân, cộng đồng.
+ Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi
thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc
quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.
* Với xã hội:
- Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực nhất là trong xu thế hội
nhập của đất nước.
- Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý
thức tự chủ.
*Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất
mà mỗi người đang có.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm
Văn mẫu: Nghị luận về thái độ sống tích cực
Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:

I. Mở bài: giới thiệu về tác phẩm Ánh trăng và tác giả Nguyễn Duy, dẫn dắt 2 khổ thơ.
II. Thân bài: Cảm nhận 2 khổ thơ bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
Khổ 1: Cảm nhận về hình ảnh vầng trăng của hiện tại:
- ở hiện tại thì trăng như một người dung qua đường, không quen biết, không rõ ràng
- trăng như người xa lạ, không quen biết, không từng gặp
- con người bội bạc, thờ ơ và không thân thiết với tẳng như trước
Khổ 2: Cảm xúc của tác giả về trăng với con người:
- tâm trạng buồn tủi
- tác giả nhớ trăng kỉ niệm, nhớ trăng xưa
- tác giả cảm thấy cuộc sống thay đổi thì tình cảm cũng thay đổi theo
- cảm nhận về một quá khứ đẹp, một kỉ niệm sâu sắc với trăng.
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy đã thể hiện
và cảm xúc mà em cảm nhận được.
Tham khảo thêm: Văn mẫu cảm nhận 2 khổ cuối bài Ánh trăng
ĐỀ THI VĂN VÀO LỚP 10 NĂM 2019 CHUYÊN BẮC KẠN
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


Thời gian làm bài là 150 phút.
Câu 1. (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong
đoạn thơ sau:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Một hành
động thiết thực hơn ngàn mơ ước hão huyền.

Câu 3. (5,0 điểm)
Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước qua các
nhân vật: Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) và anh thanh
niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
---HẾT---

ĐỀ THI CHUYÊN VĂN VÀO LỚP 10 NĂM 2019 BẮC GIANG
Thời gian làm bài là 150 phút.
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


Câu 1 (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Ở đảo này cũng như những đảo xa
Dứa dại mọc men theo bờ cát
Thân nó tròn, vỏ xù xì màu đất bạc
Xoắn xuýt vào nhau như những khúc trăn to
Lá xòe dài cạnh sắc như lưỡi cưa
Không hiểu vì sao người ta không chặt nó
Cây hoa sim còn gợi màu thương nhớ
Cây chuối rừng mát ruột kẻ đường xa
Dứa dại chỉ làm rớm máu rách da
Của những ai vô ý đi qua
Không hiểu vì sao người ta không chặt nó
Đêm hôm qua ngoài trời bão tố
Sóng chồm lên muốn dìm đảo xuống lòng sâu
Gió như điên đạp cây cối đổ nhào
Gió đập cành sim, xé tan tàu chuối
Chỉ còn nó – những cây dứa dại.
Thách thức gió gào sóng thét cuồng điên

Che chở những ngôi nhà sau nó vẫn bình yên
Tôi bông hiểu vì sao người ta không chặt nó.
(Những cây dứa dại, Thơ Xuân Quỳnh,
NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 23)
a. Trong hai khổ thơ đầu, tác giả nhắc đến những loài cây nào? Mỗi loài cây được miêu
tả với những đặc điểm gì?
b. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:
Gió như điên đạp cây cối đổ nhào
Gió đập cành sim, xé tan tàu chuối
c. Theo tác giả, vì sao người ta lại không chặt cây dứa dại?
d. Từ hành trình “không hiểu” đến “bông hiểu" của tác giả trong bài thơ, em rút ra bài
học gì về cách nhìn cuộc sống?
Câu 2 (6,0 điểm)
Qua hình ảnh cây dứa dại trong bài thơ Những cây dứa dại của nhà thơ Xuân Quỳnh,
em hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) với chủ đề: Vượt qua thử thách.
Câu 3 (10,0 điểm)
Trong cuốn “Các nhà văn nói về văn” (Tập 1), nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: Giá trị
của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Chọn và phân tích một tác phẩm hoặc một đoạn trích
trong chương trình Ngữ văn lớp 9 để làm rõ suy nghĩ của mình.
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN TỈNH BẮC NINH 2019
Câu 1 (2 điểm)
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)Ngày nghỉ lễ con cun cút về với mẹ
Người nô nức du xuân, mẹ lập cập trên đồng
Ở giữa quê mà nhớ quê quá thể

Mở ti vi. Lòng chộn rộn mông lung…
(2)Đây xứ sở hoa anh đào, hoa tuy líp
Những làng mạc, cánh rừng, những thành phố từng qua
Đây ngập nắng, đây bạt ngàn trắng tuyết
Căn nhà này nối chuyến những miền xa
(3)Nối mảnh ruộng mẹ suốt đời mất được
Với quả cà, hạt thóc với nắng hạn mưa giông
Nối cui cút và lặng thầm mơ ước
Với con cháu bên bồi mẹ bên lở một dòng sông.
(Năm mới, Nguyễn Trọng Hoàn)
a. Từ láy lập cập cho ta hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ trong câu thơ:
"Người nô nức du xuân, mẹ lập cập trên đồng"?
b. Chỉ ra và nêu tác dụng hai phép tu từ trong khổ (2) và (1).
Câu 2. (3 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hai
câu thơ được in đậm trong văn bản sau:
Tường nhà tôi thường treo nhiều tranh
Đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh Cửa sổ
Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phố
Dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ…
Và rung rinh vài nhánh cây, chũm quả
Cùng với những gì gọi là cuộc đời
Tất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời
Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất
Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc
Mỗi hạt mưa, làn sương, cảnh chim
Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn
Và phác trong tôi bao đường nét bình yên
Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:
“- Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm

Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”
(Bức tranh của tôi, Nguyễn Duy)
Câu 3 (5 điểm)
Hình ảnh trăng hai bài thơ Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 8,
tập 2) và Ánh trăng của Nguyễn Duy (Ngữ văn 9, tập 1).
Hết.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Môn thi: NGỮ VĂN (Chuyên)
/>tài nguyên giáo dục 0946095198


ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 31/5/2019
Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian phát đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
Chỉ ra những nét riêng, độc đáo của mỗi tác giả trong cách cảm nhận và miêu tả chiếc lá
rơi ở các câu thơ sau:
(1) “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vào."
(Trích Thu điếu, Nguyễn Khuyến, SGK Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2007,
tr.22)
(2) “Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"
(Trích Đêm Côn Sơn, Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc,
1999)
Câu 2 (3,0 điểm)
Người bi quan phàn nàn về cơn gió: người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều; người thực tế
điều chỉnh lại cánh buồm (William Arthur Ward)

Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 3 (5,0 điểm)
Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình.
Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài
các quy luật của Chân - Thiện - Mi, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh
khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông.
(Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật,
Nguyễn Minh Châu - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 395)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ nhận định trên bằng các tác phẩm văn học
mà em đã học hoặc đọc thêm.
---HẾT----

ĐỀ THI VĂN VÀO LỚP 10 CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM 2019
BÌNH THUẬN
Thời gian làm bài là 120 phút.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh
lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu,
hay nheo lại như chói nắng.”
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
Câu 2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)
Câu 3. Câu văn "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài
hoa loa kèn.” là câu đơn hay câu ghép ? Chỉ ra thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

(1,5 điểm)
Câu 4. Câu văn cuối cùng liên kết với câu văn phía trước bằng phép liên kết gì ? Xác
định từ ngữ có tác dụng liên kết? (0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy ngẫm của em về nhận
định: “Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo
những vết nhăn trong tâm hồn”.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống - Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí
Minh, 2017)
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”
(Dẫn theo: Chị em Thúy Kiều, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam -2014,
tr.81)
- Hết -

ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO BÌNH THUẬN
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198



“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh
lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu,
hay nheo lại như chói nắng.”
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Câu 2. Những từ láy được sử dụng trong đoạn văn: xa xăm, dài dài
Câu 3. Câu văn "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài
hoa loa kèn.” là câu ghép
Hai bím tóc dày(CN), tương đối mềm(VN), một cái cổ cao (CN), kiêu hãnh như đài hoa
loa kèn. (VN)
Câu 4. Câu văn cuối cùng liên kết với câu văn phía trước bằng phép liên kết thế: "mắt
tôi" - "nó"
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Câu 2. (4,0 điểm)
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du (đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới)
- Truyện Kiều là tác phẩm gây tiếng vang, trở thành kiệt tác văn học Việt Nam
- Trích dẫn đoạn thơ: khắc họa vẻ đẹp của những trang tuyệt thế giai nhân mà còn thể
hiện tài năng miêu tả chân dung nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.
II. Thân bài
1. Khái quát vấn đề chung
- Miêu tả nhân vật khắc họa tính cách và số phận của con người là tài năng của Nguyễn
Du, đây là thành công lớn của ông
+ Xây dựng thành công nhiều nhân vật để lại dấu ấn như Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ
Hải, Mã Giám Sinh, Sở Khanh
- Miêu tả nhân vật chính diện: sử dụng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật. Miêu tả nhân vật
phản diện: bút pháp hiện thực hóa. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện vẻ đẹp toàn

bích tới chuẩn mực Á Đông là hai nàng Vân, Kiều.
2. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân (4 câu thơ đầu)
- Ban đầu, Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều từ hình ảnh thiên nhiên: mai,
tuyết. Bút pháp ước lệ gợi ấn tượng về vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh tao, và cốt
cách trong trắng, tinh khôi như tuyết
- Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: thanh cao, duyên dáng, trong trắng
+ Câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” khái quát được vẻ đẹp cao sang, quý phái
của nàng.
+ Vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trăng, tuyết,
ngọc
+ Chân dung của Thúy Vân đẹp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong
thái điềm đạm (các chi tiết so sánh, ẩn dụ thú vị trong thơ)
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


→ Vẻ đẹp của Vân hơn mọi chuẩn mực của tự nhiên, khiến tự nhiên cúi đầu chịu
‘thua”, “nhường”, ắt hẳn cuộc đời nàng sẽ được an ổn, không sóng gió
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều (4 câu thơ tiếp theo)
+ Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp của Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về
trí tuệ
+ Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng: thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi mắt
trong sáng, long lanh của Kiều
+ Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp khiến tự nhiên phải ganh
ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn
→ Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa
cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là
ghét nhau”
- Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước rồi miêu tả Thúy Kiều, thủ pháp đòn bẩy này làm
nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều

- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều (vẻ đẹp mang số phận): mặn mà,
trang trọng, sắc sảo...
- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích điển cố...
được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích.
→ Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca
trung đại (miêu tả qua những công thức, chuẩn mực có sẵn được quy ước trong nghệ
thuật)
III. Kết bài
- Đoạn thơ khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều nhờ bút pháp ước lệ tượng
trưng, thủ pháp đòn bẩy và các biện pháp tu từ
- Nguyễn Du thể hiện cảm hứng nhân văn qua việc đề cao con người, ca ngợi vẻ đẹp tài
năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.

ĐỀ THI VĂN CHUNG VÀO LỚP 10 NĂM 2019 THPT CHUYÊN CÀ MAU
Thời gian làm bài là 90 phút.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
Khi tôi còn bé, tôi hầu như hết thuốc chữa với môn Toán, ba tôi đã kiên nhẫn ngồi xuống
giảng cho tôi từ bài này đến bài kia cho đến khi tôi làm đúng. Khi nào ba cảm giác rằng tôi

/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


sắp đầu hàng, ba nói với tôi “Nếu con nghĩ con không làm được, con sẽ không bao giờ làm
được". Giờ đây khi tôi sắp bỏ cuộc, tôi lại nhớ đến bài tập toán hồi đó.
Khi tôi bắt đầu đi làm, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công việc, đồng nghiệp của tôi hay nói
những lời khiến tôi khó chịu, khi ấy, tôi lại nhớ đến lời ba tôi từng khuyên: “Đừng bao giờ để
cho ai nói rằng con không đủ giỏi”. Bất cứ khi nào tôi cảm thấy kiệt sức, tôi luôn nhớ đến
những lời này, nó giúp tôi lên tinh thần, thậm chí khi xung quanh mọi thứ đang hỗn loạn và

người khác sắp từ bỏ.
Ba tôi đã dạy tôi rằng “Con sẽ không trở thành con của ngày hôm nay nếu chỉ nghỉ ngơi và
không làm việc. Con phải làm việc thật siêng năng để đạt được một chỗ đứng trong cuộc
sống”.
(Trích Quà tặng cuộc sống - Nhã Nam biên soạn, NXB Thanh niên, 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy đặt nhan đề thích hợp cho văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Em hiểu thế nào về lời dạy của người cha: “Đừng bao giờ để cho ai nói rằng con không
đủ giỏi"? (1,0 điểm)
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của người cha: “Nếu con nghĩ con không làm được,
con sẽ không bao giờ làm được"? Lí giải rõ vì sao. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Người cha trong văn bản trên đã tặng cho con mình một món quà vô giá.
Theo em đó là món quà gi? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về món quà ấy.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - SGK Ngữ văn 9, NXB
Giáo dục 2008)


ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN CHUNG 2019
THPT CHUYÊN CÀ MAU
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: tự sự.
Câu 2. Đặt nhan đề thích hợp cho văn bản:
Câu 3. Ý nghĩa lời dạy của người cha: “Đừng bao giờ để cho ai nói rằng con không đủ
giỏi":
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


Câu 4. Em đồng tình với quan điểm của người cha: “Nếu con nghĩ con không làm được,
con sẽ không bao giờ làm được". Vì:
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Câu 2.
Bài văn mẫu: Phân tích cảm nhận về hai khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn thi: Ngữ văn (Chung)
Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198



Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy - SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXBGDVN, 2016).
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2. Nhận xét sự độc đáo về cách sắp xếp các dòng thơ trong đoạn thơ.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong dòng thơ ánh trăng im
phăng phắc.
Câu 4. Từ việc đọc hiểu đoạn thơ, trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ
trẻ hôm nay đối với truyền thông lịch sử dân tộc bằng một đoạn văn (khoảng 7 đến 10
câu) theo hình thức lập luận diễn dịch.
PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò
của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định trong đoạn trích
truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9 tập II, NXBGDVN,
2018).
------ HẾT ------ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 VĂN CHUNG
CHUYÊN HÀ NAM 2019
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Thể thơ của đoạn thơ trên: năm chữ
Câu 2. Sự độc đáo về cách sắp xếp các dòng thơ trong đoạn thơ:
- Hình thức đoạn thơ:
+ Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn, các chữ tiếp theo viết chữ thường.
+ Không có dấu câu khi kết thúc một câu thơ, chỉ có dấu câu khi kết thúc khổ thơ.
- Hình thức đoạn thơ như vậy giúp cho cảm xúc được liền mạch, không bị ngắt quãng

bên cạnh đó còn tạo nên tính đặc sắc cho kết cấu tác phẩm.
Câu 3. biện pháp tu từ trong dòng thơ "ánh trăng im phăng phắc."
Biện pháp tu từ: Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc
- Tác dụng:
+ Tăng sức hấp dẫn, hiệu quả diễn đạt của đoạn thơ.
+ Cái im lặng của ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc -> cái im lặng
chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.
Câu 4. Gợi ý
1. Giới thiệu vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với truyền thống lịch sử dân tộc.
2. Bàn luận vấn đề
- Mỗi cá nhân đều có vai trò trách nhiệm đối với những truyền thống lịch sử vẻ vang
của dân tộc.
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


- Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu nước, cần cù chịu
khó, sống chan hòa, thân ái; luôn biết trân trọng và nhớ ơn những người đã giúp đỡ
mình
- Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại để không bị
thụt lùi so với các quốc gia khác.
- Có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, không ngại khó khăn gian khổ.
- Yêu nước, yêu quê hương, có lý tưởng sống đẹp để xây dựng đất nước giàu mạnh.
3. Liên hệ bản thân em
PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con
người
2. Bàn luận vấn đề
- Quê hương là vùng đất, là nơi mà chúng ta được sinh ra, lớn lên.

=> Quê hương không chỉ có ý nghĩa về mặt vị trí địa lý mà nó còn mang giá trị tinh
thần, có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm hồn mỗi con người.
- Vai trò của quê hương đối với con người:
+ Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên bởi vậy nó là một phần không thể thiếu trong đời
sống tinh thần mỗi con người.
+ Quê hương còn là mục đích để ta không ngừng vươn lên, phấn đấu để khẳng định tên
tuổi
nơi
mình được sinh ra.
+ Quê hương như vòng tay êm ấm của mẹ, là nơi ta trở về sau những bộn bề của cuộc
sống, tiếp cho ta năng lượng, sức mạnh để tiếp tục phấn đấu.
- Trách nhiệm với quê hương là của tất cả mọi người:
+ Yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương.
+ Có lý tưởng sống đẹp, không ngừng phấn đấu để xây dựng quê hương giàu mạnh.
- Liên hệ chính bản thân.
Câu 2. (5,0 điểm)
Tham khảo 2 bài văn mẫu sau:
Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2019
Đề chính thức
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm: 02 trang
A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
Câu 1
1) Trắc nghiệm
/>

tài nguyên giáo dục 0946095198


Chọn một trong bốn phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:
a) Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là của tác giả nào?
A. Nam Cao
B. Nguyễn Thành Long
C. Tô Hoài
D. Ngô Tất Tố
b) Tác phẩm nào sau đây có cùng thể thơ với bài thơ “Sang thu”?
A. Ánh trăng
B. Con cò
C. Đồng chí
D. Bếp lửa
c) Bài thơ nào sau đây kết thúc bằng hình ảnh “cây tre”?
A. Ông đồ
B. Viếng lăng Bác
C. Nhớ rừng
D. Nói với con
d) Từ nào sau đây không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại?
A. Rủng rỉnh
B. Rung rinh
C. Lắc lư
D. Đung đưa
2) Tiếng Việt
Cho khổ thơ sau:
Tôi nhìn lại, như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ!
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những giấc mơ...

(Tố Hữu, Vui thế hôm nay)
a) Nêu ngắn gọn chủ đề của khổ thơ trên.
b) Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ
thuật của từng biện pháp tu từ đó.
Câu II
Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và luôn song hành trong cuộc đời mỗi
con người.
Coi câu đã cho là câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu, bày
tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Trong đó, có sử dụng một phép nối để liên kết câu
(Gạch chân dưới phương tiện liên kết mà em đã sử dụng).
B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu III a hoặc III b để làm bài)
Câu III a Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh
Hải:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
(...)

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc...
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.55, 56)
Câu III b
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu
tháng chiến chống thực dân Pháp đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở
nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
Em hãy phân tích hình tượng ông Hai để làm sáng tỏ nhận định trên.
Dưới đây là đáp án đề thi văn vào 10 THPT chuyên Lê Hồng Phong năm 2019 của Đọc
Tài Liệu. Mời các em cùng tham khảo:
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN VĂN CHUYÊN KHTN 2019
Câu I:
1) Trắc nghiệm
a. Phương án: B. Nguyễn Thành Long
b. Phương án: A. Ánh trăng
c. Phương án: B. Viếng lăng Bác
d. Phương án: A. Rủng rỉnh
2) Tiếng Việt
a.
- Chủ đề của khổ thơ này là: Vẻ đẹp của tổ quốc
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng là:
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198



+ Liệt kê: xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển, xanh trời.
+ So sánh: như đôi mắt trẻ thơ
+ Ẩn dụ: Xanh của những giấc mơ
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh và thông qua đó giúp người đọc dễ
dàng hình dung được vẻ đẹp muôn màu của quê hương.
+ Nhấn mạnh, khẳng định quê hương ta có biết bao nhiêu vẻ đẹp, vô cùng trù phú, giàu
có.
+ Hình ảnh ẩn dụ “xanh của những giấc mơ” thể hiện mơ ước, khát khao của tác giả về
một tương lai tươi sáng của đất nước.
=> Qua bốn câu thơ thể hiện niềm tự hào sâu sắc của Tố Hữu với quê hương đất nước.
Câu II
*Giải thích vấn đề
- Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người
mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Người bạn có thể luôn ở bên
cạnh động viên, nhắc nhở, giúp đỡ những lúc mình sai, gặp khó khăn trong cuộc sống.
- Có nhiều mức độ tình bạn khác nhau: bạn tâm giao, bạn nối khố, bạn vong niên, bạn
đường,...
=>Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và luôn song hành trong cuộc đời mỗi
con người.
*Bàn luận vấn đề:
- Vai trò của tình bạn trong cuộc sống:
+ Mỗi người không thể sống một cách đơn lẻ mà cần có những người bạn để chia sẻ,
học hỏi, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Bạn bè tốt có thể giúp ta hạn chế những sai lầm mà đôi khi ta chưa nhìn nhận thấy.
+ Có một hay nhiều tình bạn đẹp cũng giúp ta sống thoải mái và tự tin hơn, có động lực
để vượt qua những khó khăn trong cuộc
+ Đưa ra dẫn chứng tình bạn đẹp mà em biết.

- Để có tình bạn đẹp ta cần phải:
+ Biết tôn trọng và lắng nghe người bạn của mình, biết thông cảm cho nhau và luôn tôn
trọng tình bạn giữa hai bên.
+ Phải sống một cách chân thành, không mưu cầu danh lợi.
- Phê phán những người không chân thành trong quan hệ bạn bè, lợi dụng bạn bè để có
lợi ích cho riêng mình.
*Liên hệ bản thân em
B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu III a hoặc III b để làm bài)
Câu III a
Dàn ý tham khảo
Mở bài
Giới thiệu Tác giả:
- Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với 2 cuộc kháng chiến của
dân tộc.
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


- Thanh Hải để lại một số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng
nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm
thắm.
Tác phẩm:
- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy
tuần lễ sau ông qua đời.
- Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự
gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.
Thân bài
*Hai khổ thơ đầu
Ở khổ thơ 1:
- 6 câu thơ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ tác giả Thanh Hải đã vẽ nên một bức

tranh xuân xứ Huế tươi đẹp, tràn đầy sức sống.
- Màu sắc, đường nét trong tranh tươi tắn, hài hòa: “Mọc giữa dòng sông xanh / Một
bông hoa tím biếc"
+ Một màu tím biếc nổi bật trên sắc xanh hiền hòa của dòng sông.
+ Động từ “mọc” đảo lên trước có tác dụng nhấn mạnh một sức sống mạnh mẽ ẩn chứa
bông hoa bé nhỏ đang trỗi dậy khoe sắc tỏa hương.
+ Không gian rộng mở, phóng khoáng từ dòng sông đến bầu trời.
=> Cách tạo hình và phối màu ấn tượng khiến cảnh hiện lên trong trẻo và rất đỗi thân
thương, gần gũi.
- Bức tranh xuân thêm sống động khi xuất hiện âm thanh tiếng chim chiền chiện.
+ Từ cảm thán “Ơi” bộc lộ nỗi xúc động, niềm vui ngây ngất của nhà thơ khi lắng nghe
tiếng chim chiến chiện vang lên giữa không gian mùa xuân.
+ “Đưa tay... hứng” - một cử chỉ bình dị nhưng ẩn chứa sự trân trọng, niềm say sưa ngây
ngất của nhà thơ khi muốn hứng lấy giọt long lanh tuyệt diệu của đất trời.
+ “Giọt long lanh” là sự liên tưởng đầy chất thơ thể hiện sự sáng tạo của Thanh Hải.
+ Có thể “giọt long lanh” là giọt sương sớm mai còn đọng trên cành non cỏ biếc hay là
giọt mưa xuân tiếp thêm nhựa sống cho cây cối tốt tươi.
+ Cũng có thể đó là giọt âm thanh, là tiếng hót kì diệu của chú chim trong cảm nhận rất
riêng của tác giả. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho tiếng hót kì diệu của chú
chim thành một thể lỏng, giọt âm thanh có hình khối, màu sắc long lanh, đẹp đẽ trong
cảm nhận rất riêng của nhà thơ. Giọt âm thanh ấy thả mình giữa không gian mùa xuân,
thổi bừng sức sống cho cảnh vật.
+ Rất độc đáo, nhà thơ đã đón nhận thanh âm ấy bằng nhiều giác quan khác nhau.
Nhưng dù hiểu theo cách nào ta cũng cảm nhận được ở đó là niềm say sưa, ngây ngất
của tác giả trước không gian căng tràn nhựa sống của mùa xuân. Hình ảnh thơ trong
sáng, lời thơ giàu tính nhạc khiến sáu câu thơ như tiếng reo vui đón chào mùa xuân đẹp
đẽ!
Ở khổ thơ thứ 2:
- Trong khổ thơ thứ hai và ba của bài Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải đã nêu
những cảm nhận sâu sắc về mùa xuân của đất nước, của cách mạng.

/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


- Mùa xuân tưng bừng, phơi phới với hai nhiệm vụ chính: bảo vệ đất nước và lao động
sản xuất xây dựng đất nước: “Mùa xuân người cầm súng...Mùa xuân người ra đồng”
- Điệp ngữ “mùa xuân” đã góp phần nhấn mạnh không gian xuân phơi phới đang lan tỏa
khắp nơi noi.
- Từ “lộc” cũng được điệp lại nhiều lần. Đây là chồi non lộc biếc căng tràn sức sống của
vườn ruộng, núi rừng và nó còn tượng trưng cho sự may mắn đầy hứa hẹn.
+ Mùa xuân của đất trời đã theo người cầm súng ra trận: “Lộc giắt đầy trên lưng”. Hình
ảnh thơ rất đẹp về những anh lính mang trên lưng cành lá ngụy trang, mang theo cả sức
sống bất diệt, tinh thần bất khuất của cả dân tộc vào chiến trường.
+ Mùa xuân của quê hương theo người sản xuất ra đồng: “Lộc trải dài nương mạ”. Bức
tranh màu xanh lá mạ hứa hẹn một mùa màng bội thu. Ta cảm nhận được màu xanh của
sự sống đã thực sự nảy nở, hồi sinh trên mảnh đất quê hương.
=> Dù họ là những người lính cầm súng hay những người nông dân cầm cuốc, cầm cày
thì tất cả đều đang đồng lòng mang sức sống tươi đẹp đến cho mùa xuân của đất nước.
- Điệp ngữ “Tất cả như nhấn mạnh sự đồng lòng, nhất trí của cả dân tộc. Cùng với đó,
từ tượng hình, tượng thanh “hối hả”, “xôn xao” khiến cho nhạc thơ vang lên nhịp điệu
sôi động, khẩn trường trong một không khí phơi phới lạc quan, tin tưởng.
*Hai khổ thơ cuối
- Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước mà tác giả liên tưởng đến mùa xuân trong
mỗi con người, mỗi cuộc đời. Một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên
nhiên đất nước.
- Điệp ngữ “ta làm” kết hợp với cụm từ “ta nhập” và gắn với những hình ảnh rất cụ thể
“con chim”, “đóa hoa”, “nốt trầm”:
- Ước nguyện cống hiến, đóng góp rất chân thành, giản dị, tự nhiên. Làm con chim góp
một tiếng hót trong bản hòa ca của muôn loài, và cũng như bông hoa khoe góp sắc
hương trong một vườn hoa để đất nước tươi đẹp hơn. Và đây nữa, một nốt trầm khiêm

nhường trong bản hòa âm cho giai điệu cuộc đời thêm phong phú.
- Phải chăng, việc lựa chọn đại từ xưng hô “ta” đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác? Có
lẽ, đó cũng là ước nguyện của rất nhiều người ước nguyện mong muốn được đóng góp
chút công sức nhỏ bé của mình cho cuộc đời tươi đẹp này.
- Nhà thơ Thanh Hải sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thật khéo trong hình ảnh: “Một
mùa xuân nho nhỏ/Lặng lẽ dâng cho đời” .
+ Mùa xuân là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian, là mùa đẹp nhất trong năm, là
lúc cây cối đâm chồi nảy lộc, muộn họa khoe sắc tỏa hương, vạn vật thêm sức sống
mới. Hình ảnh mùa xuân -> đây là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất
của thiên nhiên, đất trời và của con người.
+ Từ “Mùa xuân” kết hợp với từ “nho nhỏ”, “lặng lẽ” thể hiện sự khiêm nhường, mong
muốn đóng góp những gì tinh túy tốt đẹp nhất của cuộc đời mình cho đất nước, giống
như góp một “mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của đất nước. Đó là lẽ sống đẹp,
cao cả, bởi lẽ "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình" (Tố Hữu).
+ Ta cảm nhận được trong từng lời thơ là khát vọng hòa nhập, cống hiến chân thành
khiêm tốn nhưng vô cùng mãnh liệt, bất chấp thời gian, tuổi tác: “Dù là tuổi hai
mươi /Dù là khi tóc bạc”. Cách nói hoán dụ “tuổi hai mươi” để chỉ tuổi trẻ mạnh mẽ,
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


đầy sức sống, “tóc bạc” là khi tuổi đã về già. Bài thơ viết một tháng trước khi tác giả trở
về cát bụi nhưng không gợn chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng cho
bản thân mà chỉ lặng lẽ một khát vọng dâng hiến.
+ Điệp ngữ “dù là” được nhắc lại hai lần nhằm khẳng định sự cống hiến chân thành, vô
điều kiện. Đó là ước nguyện cống hiến thật đáng quý, đáng khâm phục!
2.3 Nhận xét chung
- Mở đầu bài thơ Thanh Hải vẽ lên khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân và sự hối hả, rộn
rã của con người trong công cuộc dựng xây và bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ cuối là nguyện
ước chân thành, tha thiết của ông được cống hiến một phần nhỏ bé cho cuộc đời.

- Hai khổ thơ đầu và hai khổ thơ sau có sự chuyển biến rõ nét, được thể hiện qua sự thay
đổi đại từ nhân xưng: chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này không phải ngẫu
nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển
biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ.
- Trong phần mở đầu, khi bày tỏ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, tác giả viết: “Tôi
đưa tay tôi hứng”. Đại từ tối thể hiện cái tôi rất riêng của nhà thơ và sự nâng niu trân
trọng vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân.
Nếu thay bằng chữ “ta” sẽ không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy, thậm chí có vẻ áp
đặt phố trường.
- Trong phần sau, khi bày tỏ tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến
những giá trị tinh túy của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc
thái trang trọng, thiêng liêng của lời lời nguyện ước. Hơn nữa, tâm nguyện ấy không chỉ
của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó nhất thiết
phải hóa thành cái “ta”. Nhưng cái “ta” không hề chung chung vô hình mà vẫn nhận ra
một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tội” Thanh Hải.
=> Cả hai phần thơ đã thể hiện một Thanh Hải yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, sâu
nặng.
3. Kết bài
Nội dung: Bài thơ thành công tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tươi sáng, tràn đầy
sức sống. Qua đó ngợi ca sự hồi sinh của đất nước trên chặng đường mới và bày tỏ lẽ
sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương.
Nghệ thuật:
+ Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.
+ Cảm xúc chân thành, tha thiết.
Tham khảo: Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Câu III.b
1. Mở bài:
*Giới thiệu vấn đề Tác giả:
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thành danh từ trước cách mạng tháng

Tám. Ông để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn được xếp vào hàng những
cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
*Đề tài: nông thôn:
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


+ Khai thác chất thơ bình dị của cuộc sống thôn quê với những thú vui đồng ruộng.
+ Khám phá vẻ đẹp thuần phác, đôn hậu tiềm ẩn trong tâm hồn người nông dân.
- Có lối viết tự nhiên, giản dị, cách miêu tả chân thực. Đặc biệt ông có biệt tài phân tích
tâm lí nhân vật.
*Tác phẩm: Làng được viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu
trên tạp chí Văn nghệ 1948. Là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim
Lân.
*Đưa ra vấn đề
- “Tình yêu làng và lòng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu
kháng chiến chống thực dân Pháp đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở
nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân”
2. Thân bài: Phân tích hình tượng nhân vật ông Hai theo các luận điểm sau:
a. Ông Hai là người nông dân có tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê:
Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình.
- Khoe làng:
+ Trước cách mạng: Ông khoe con đường làng đi chẳng lấm chân, khoe cái sinh phần
của một vị quan lớn trong làng.
+ Sau cách mạng: Ông khoe về một áng Chợ Dầu cách mạng, làng Chợ Dầu chiến đấu.
- Nhớ làng: Ở nơi tản cư
+ Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu.
+ Thói quen sang bác Thứ để kể chuyện làng -> kể để nguội đi nỗi nhớ làng.
+ Tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm
bí mật...)

b. Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
* Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:
- Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người
tản cư bàn về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?”
-> Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình.
- Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn:
+ Cổ nghẹn đắng.
+ Da mặt tê rần rần.
+ Giọng lạc hẳn đi.
+ Lặng đi như không thở được…
-> Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình. Có
* Tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi của ông Hai sau khi nghe tin làng theo
giặc:
- Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng
xóm khoe làng như thường lệ.
- Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:
+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;
+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.
+ Cho tương lai cả gia đình.
- Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


+ Không dám bước chân ra khỏi nhà.
+ Không dám nói chuyện với vợ.
+ Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang.
+ Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.
* Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:
- Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng

xóm khoe làng như thường lệ.
- Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:
+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;
+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.
+ Cho tượng lại cả gia đình.
- Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:
+ Không dám bước chân ra khỏi nhà.
+ Không dám nói chuyện với vợ.
+ Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang.
+ Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.
*Nội tâm ông Hai giằng xé dữ dội:
- Vì: Ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy.
- Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với
đứa con nhỏ
+ Ông khẳng định: “nhà ta ở làng Chợ Dầu” -> ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê
hương, là gốc gác, không được phép quên -> là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và
của hàng triệu người Việt Nam.
+ Ông lựa chọn “...làng theo Tây thì phải thù” -> tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ
kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào,
đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.
=> Kin Lân tài tình miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo
giặc, qua đó phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng.
Cùng với tình yêu làng tha thiết họ còn tràn đầy tình yêu đất nước và nhiệt tình cách
mạng.
c. Khi ông Hai khi nghe tin làng theo giặc được cải chính:
- Tin cải chính đến cùng tin làng bị đốt, nhà ông Hai cũng bị đốt sạch -> đây là một mất
mát lớn đối với người dân.
- Vậy mà, ông vô cùng sung sướng, hạnh phúc:
+ Chạy khắp nơi để khoe chuyện Tây đốt làng, đốt nhà mình, khoe cái tin làng theo giặc
là sai.

+ Phấn khởi mua quà về chia cho các con.
+ Định nuôi lợn để ăn mừng.
+ Ông như được hồi sinh: lại nhanh nhẹn, sôi nổi, thích nói chuyện với mọi người xung
quanh.
-> Cội nguồn của sự thay đổi tâm trạng của ông vẫn là tình yêu làng, yêu nước. Tin cải
chính đã trả lại cho ông niềm tự hào về làng Chợ Dầu và niềm tự tin vào bản thân mình.
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


Hai tình cảm lớn lại hòa nhập làm một trong tâm hồn người nông dân chất phác và trong
danh dự này.
Để hiểu hơn tâm trạng nhân vật ông Hai, em hãy xem bài văn mẫu sai: Phân tích tâm
trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
3. Kết bài
- Nội dung: Kim Lân đã miêu tả chân thực, sắc sảo diễn biến tâm trạng ông Hai. Qua
đó, nhà văn đã khám phá những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người nông dân Việt
Nam: Hình ảnh người nông dân chất phác với tình yêu quê hương, lòng nhiệt thành ủng
hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiền.
- Nghệ thuật: Bằng giọng văn giản dị, tự nhiên, các thể hiện tâm lí nhân vật sắc sảo kết
hợp cùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm hay những lời đối thoạt sâu sắc đã đem tới hình
ảnh người nông dân chân thực và gợi tả tâm lí độc đáo.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN 2019
Môn thi: Ngữ văn (dùng cho mọi thi sinh thi vào Trường Chuyên)
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1.
"Tôi qua A Sao vào cuối mùa xuân. Miền Tây xa xôi đang trải qua những tháng ngày
tương đối yên tĩnh sau khi căn cứ địch bị quét khỏi thung lũng. Trong lúc A Pách lúi húi
nhóm bếp để làm thêm thức ăn, tôi ngồi tựa nửa người trên võng, hai tay vòng dưới gáy,
yên lặng ngắm vẻ đẹp của rừng từng trải rộng chung quanh. Rừng thoáng, nhẹ nhõm,
mặt đất sạch quang như có người quét tước, những đám rêu xanh lục trải rộng mịn như
nhung, trên đó hơi ẩm kết những hạt cườm tấm mưa bụi mát rượi. Không có gió nhưng
rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát
của sơn nhân vắng lại từ núi cao. Tâm hồn tôi tự buông thả trong một trạng thái nghỉ
ngơi hoàn toàn. Tôi nhắm mắt để nhìn thấy tỏa ra cái vừng sáng dịu dàng của giấc mơ
nhẹ, nghe trong tiếng hát kia của loại tùng bách một điều gì đấy thật xa xôi, như là
thuộc về muôn đời. Con chim gõ kiến ấn sĩ vẫn gõ đều nhịp thời gian, tiếng trầm và
đục, trên một cây tùng nào đó."
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đời rừng trong Ai đã đặt tên cho dòng sông, NXB Kim
Đồng, 1999, tr. 30-31).
a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có
gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc
khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao.”
Câu 2.
“...Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất."
(Trích Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, dẫn theo SGK Ngữ văn 6, Tập hai, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2017, tr.138)
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp trình
bày suy nghĩ của em về những điều câu văn trên gợi ra.
Câu 3.

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
[....]
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
(Bằng Việt, Bếp lửa, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, tr. 144
145)
Cảm nhận của em về ba khổ thơ trên.
--- Hết --

/>
tài nguyên giáo dục 0946095198



ĐÁP ÁN ĐỀ VĂN VÀO 10 CHUYÊN SƯ PHẠM HÀ NỘI 2019
Câu 1.
a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu
tả, biểu cảm
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ
hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại
từ núi cao.”
+ Nhân hóa "rừng vẫn reo" nhằm khiến cho câu văn trở nên sinh động hơn, làm cho khu
rừng có hồn như một cơ thể sống.
+ So sánh: âm thanh của rừng tùng như mạch suối ngầm..., như điệu nhạc khèn ... giúp
câu văn trở nên đầy sức sống và vang vẳng âm thanh của thiên nhiên của đất trời, tăng
sức gợi hình gợi cảm cho đoạn văn cũng như thể hiện tâm hồn tinh tế của tác giả,
Câu 2.
Câu văn gợi ra suy nghĩ gì trong em?
Gợi ý:
Mở đoạn:
Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất. Đất là mẹ nên những
người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất
là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có
thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
Thân đoạn: Nêu suy nghĩ về câu nói trên:
- Đất là “Mẹ” bao dung, ban cho “những đứa con” của đất là chúng ta cái “tổ sống”: nơi
để trú ngụ, để trồng trọt, chăn nuôi tạo nên mùa màng hoa trái, cảnh quan thiên nhiên để
con người thưởng ngoạn…
- “Những đứa con” của đất khi đó chỉ biết dựa vào bà mẹ thiên nhiên của mình để sinh
tồn, chưa biết làm đầy “tổ sống” mà Mẹ ban cho. Con người chỉ biết khai thác, chưa có
ý thức bồi đắp môi trường sống…
- Đánh giá vấn đề:

+ Nêu luận điểm (đồng tình với ý kiến của thủ lĩnh Xi- át-tơn): Điều gì con người làm
cho đất đai, cho “tổ sống”, tức là làm cho chính mình.
+ Đất là tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng nó cũng có giới hạn. Nếu khai thác
đến cạn kiệt, con người sẽ phải trả giá khốc liệt: khai thác gồ bừa bãi dẫn đến lũ lụt,
khai thác đất đai dẫn đến nguy cơ động đất, sóng thần; nhà máy và khí thải làm ô nhiễm
không khí…
+ Ngược lại nếu con người biết ơn bà mẹ thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường thì
sẽ nhận lại bấy nhiêu điều tốt đẹp, mưa thuận gió hòa, đất đai bình yên, mùa màng hoa
trái, vạn vật sinh sôi…
- Phê phán: Trong thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức chỉ thấy cái lợi trước mắt mà vắt kiệt
môi trường tự nhiên: “lâm tặc” khai thác gỗ bừa bãi, “cát tặc” nạo vét lòng sông tùy
tiện, lấp sông để xây dựng đô thị…
- Chúng ta cần làm gì? Mỗi người trong chúng ta cùng hành động, chung tay bảo vệ môi
trường sống của mình: tiết kiệm điện năng, hưởng ứng Giờ Trái đất…
Kết đoạn:
/>
tài nguyên giáo dục 0946095198


×