Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Mơ Ảo Hành Động Thật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 17 trang )

Mơ Ảo,

HÀNH ĐỘNG THẬT

“Nói về ước mơ, ai cũng nói trôi chảy.
Đặt ra mục tiêu, ai cũng hoạch định cụ thể, rõ ràng.
Nhưng kiên định làm việc đến cùng, thì không phải ai cũng làm được.
Điều đó rất dễ hiểu, có kiên định thì mới có kết quả, có thành tựu, có một cuộc đời
rực rỡ như mơ được. Nhưng ngặt một nỗi, những điều ta hiểu lại là những điều ta
thường không làm.”


Mỗi khi thấy một người có vóc dáng đẹp, nghe một người trò chuyện tiếng
anh lưu loát, hoặc học hỏi kinh nghiệm làm việc từ một người thành công, hầu
hết chúng ta đều liên tưởng đến hình ảnh bản thân, hình dung ra một kết quả
tuyệt vời như những gì được nghe, thấy và học hỏi. Và rồi sau đó, ta có cảm
giác muốn bắt tay vào công việc ngay lập tức.
Ấy vậy mà, khi công việc thực tế được tiến hành thì lại không có nhiều người
đạt được thành công như ý. Lúc này họ mới nhận ra suy nghĩ đến nhanh hơn
hành động, nói thì dễ hơn làm và bắt đầu một công việc dễ hơn duy trì chúng
đến cùng. Thật vậy, trong thời gian đầu làm việc, ta luôn phấn khởi, hào hứng
và đầy nhiệt huyết nhưng cảm xúc đó không bao giờ tồn tại mãi mãi mà luôn
trồi lên tụt xuống, không vận hành theo bất kỳ quy luật nào.
Tất nhiên một công việc tốt sẽ bắt nguồn từ đam mê, nhiệt huyết. Nhưng để một
công việc có kết quả, ta còn phải kiên trì, quyết tâm và tự kỷ luật. Theo nhà xã
hội – kinh tế học Randall Bell cho biết, những người nghiêm khắc quản lý thời
gian, viết ra danh sách công việc phải làm và nghiêm khắc kỷ luật để đạt hiệu
suất làm việc cao nhất có thể, họ đều có xu hướng trở thành triệu phú nhiều hơn
gấp ba lần so với những người quản lý thời gian lỏng lẻo, không biết cách tự kỷ
luật. Tóm lại, nếu muốn biến một giấc mơ ảo trong suy nghĩ trở thành hiện thực,
ta nhất thiết phải có những hành động thật – làm việc có kỷ luật.



“Suy nghĩ đến nhanh hơn hành động, nói thì dễ hơn làm
và bắt đầu một công việc dễ hơn duy trì đến cùng”






Còn nếu không, giấc mơ chỉ là giấc mơ vì mắc
phải những điều này trong công việc


MỌI VIỆC ĐỀU LÀM THEO CẢM TÍNH, KHÔNG DỨT ĐIỂM.
Nếu ta không có tính tự kỷ luật, dù có được làm việc yêu thích hay không, thì
công việc đó cũng sẽ bị bỏ lửng vì mệt, vì chán, vì không còn cảm hứng. Đơn
giản vì trong những lúc cảm xúc tiêu cực kéo đến, cơ chế cân bằng cảm xúc của
não bộ sẽ kích thích ta tìm đến các hoạt động giải trí nhằm điều hoà lại cảm
xúc, thay vì theo đuổi mục tiêu công việc, mỗi khi ta gặp phải vấn đề khó khăn.
Bên cạnh đó, sức hút khủng khiếp của mạng xã hội như Youtube, Facebook sẽ
kích thích ham muốn giải trí. Đứng giữa sự lựa chọn giải trí thoải mái hay tiếp
tục công việc khắc nghiệt, ta sẽ tự đưa ra những lời biện bạch như “Giải trí một
chút thì làm việc sẽ hiệu quả hơn” hay “ Mình vẫn còn nhiều thời gian, không
phải lo”. Nhằm hạ thấp mức độ quan trọng của công việc và tự khuyến khích
bản thân tìm đến những công cụ giải thích một cách hợp lý nhất. Rốt cuộc, ta
quên đi công việc cần theo đuổi vẫn chưa được hoàn thành.
KHÔNG THỂ CHỐNG LẠI SỨC Ì CỦA BẢN THÂN,
GÂY LÃNG PHÍ THỜI GIAN.
Ai cũng biết, thời gian qua đi thì không lấy lại được. Thế nhưng những công
việc đơn giản có thể hoàn thành trong thời gian ngắn, ta lại thường xuyên bị

hẹn lại sau, còn công việc quan trọng thì chờ có áp lực, để có hiệu suất làm
việc cao. Hoặc đôi lúc ta suy nghĩ quá nhiều nhưng không có một hành động
cụ thể nào. Cả ba điều đó gây lãng phí thời gian khủng khiếp vì ta thường cho
xu hướng dành khoảng thời gian đó cho các hoạt động giải trí. Lâu dần chúng
tạo thành một thói quen cả trong cuộc sống hằng ngày và trong công việc.
KHÔNG CHỊU NỔI ÁP LỰC LÚC KHÓ KHĂN
Tất nhiên bất kì công việc nào cũng có một mức độ khó và tạo ra áp lực riêng.
Nếu không tự kỷ luật, không ép được bản thân làm việc như kế hoạch đã dự
định, thì khi sự cố ập đến chắc chắn ta cũng không chịu nổi áp lực. Và phần lớn
những người tự kỷ luật kém sẽ quay sang than tránh ngoại cảnh, nói nhiều nhất
có thể để giảm bớt ức chế thay vì làm một việc gì khác có nghĩa hơn. Từ đó,
hình thành thêm một thói quen xấu mới, nói nhiều hơn làm.


Tuy bản thân sẽ phải
đối mặt với áp lực, cảm
xúc khó chịu nhưng đó
chỉ là thời điểm đầu
tập làm việc có kỷ luật.
Những một khi làm việc
có kỷ luật, chắc chắn
mọi thứ sẽ vận hành
suôn sẻ hơn, hoàn
thành mục tiêu không
còn quá khó khăn nữa,
vì khi đó ta đã làm việc
theo cách khác.






Cách tốt
nhất để
công việc
suôn sẻ
là phải
hết mình,
không
được dễ
dãi với
bản thân.
Muốn
đạt được
điều đó,
ta phải
tự kỷ luật
thật.


L





Rmộtángchútthêmnữa thôi!

àm việc theo suy nghĩ, lý trí chứ không để cảm xúc ép buộc hành động. Làm
việc có kỷ luật, mọi thứ sẽ được quyết định dựa trên sự thấu hiểu bản thân,

hiểu rõ hành động nào tốt cho mục tiêu và giá trị của bản thân, hành động
nào không, chứ không làm việc buông thả theo cảm xúc, mệt thì nghỉ, vui mới
làm. Người ta thường nói, nhiều khi con người cách nhau ở địa vị, tài sản, thần
thái, số mệnh cũng chỉ nhờ một câu thần chú duy nhất: “Ráng thêm một chút
nữa thôi”. Đơn giản vì sống ở đời, hoàn cảnh thế nào cũng có cái khó cái khổ
riêng, ai cũng có lúc mệt mỏi đau ốm, ai cũng có 24 tiếng một ngày. Nhưng chỉ
có những biết tự kỷ luật mới ráng thêm một chút nữa để hoàn thành công việc,
để tập thể dục, để không có bất kỳ lời than vãn nào ngăn họ làm việc được.


,

MỘT NGÀY NÀO ĐÓ

Mình sẽ trở thành
cầu thủ xuất sắc nhất

Q

uyết tâm nuôi dưỡng đam mê
nhiều hơn bất kỳ việc gì khác.
Câu chuyện về chàng cầu thủ
nổi tiếng thế Giới Cristiano Ronaldo là
tấm gương tiêu biểu nhất khi nhắc đến
tính kỷ luật. Khi được gọi vào đội tuyển,
dù cơ thể không cao to như đồng đội,
nhưng với sự quyết tâm và kỷ luật thép
của mình, Ronaldo quyết lấy sự chăm chỉ
bù đắp thể trạng, luyện tập kỷ luật để
nuôi dưỡng đam mê. Sau buổi tập chính

cùng đồng đội, khi mọi người về hết thì
anh vẫn ở lại tập thêm. Sự quyết tâm
đó tuy không được đồng đội đánh giá
cao, nhưng Ronaldo vẫn quyết tâm và
tự nhủ rằng “Một ngày nào đó, mình sẽ
trở thành cầu thủ xuất sắc nhất”. Kết quả,
toàn thế giới đã biết đến cái tên Ronaldo
như một tượng đài trong bóng đá với 5
giải thưởng quả bóng vàng thế giới.


C

an đảm đổi lấy những thứ mình muốn. Can đảm vượt qua chính mình trong những
lúc trạng thái không tốt, không thoải mái vì một lý do nào đó. Cản đảm thay
đổi bản thân, thay đổi thói quen cả trong hành động và suy nghĩ để vượt qua
những lúc khó khăn. Can đảm tách bản thân ra khỏi hướng đi chung của nhiều người,
để tự mình tiến lên và gặt hái thành công như mong muốn.
Quay ngược về năm 2017, Ánh Viên là cái tên được rất nhiều người hâm mộ thể thao
chú ý, khi cô xuất sắc phá vỡ 3 kỷ lục và dành lấy 8 HCV cho đoàn thể thao Việt Nam
tại đấu trường Sea Games. Để có được thành tích vượt trội đó, Ánh Viên phải đối mặt
với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao. Theo nghiên cứu tháng 12/2016, trường đại học
kỹ thuật Munich Đức đã khảo sát về những vận động viên ở các môn thể thao cá nhân,
họ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm lên tới 20%, trong khi toàn xã hội có tỷ lệ 7%. Nguy
cơ mắc trầm cảm cao như vậy không chỉ đến từ áp lực thành tích, hơn thua nhau từng
phần trăm giây, mà nó còn đến từ sự cô đơn thường trực.
Trước khi tham gia Sea Games, một thời gian dài Ánh Viên phải sang Mỹ sống và tập
luyện tách biệt hoàn toàn với người thân, bạn bè và gia đình ở Việt Nam, để không mất
tập trung trong bất kỳ giai đoạn luyện tập nào. Ánh Viên phải dành phần lớn thời gian,
luyện tập một mình một hồ bơi. Rồi về nhà, cũng chỉ có cô và HLV, suốt ngày chỉ luyện

thể lực chứ không nói chuyện gì hơn. Quả thật, phải có một sự can đảm kinh khủng mới
có thể chịu đựng được sự cô độc đó.


S

ắp xếp công việc và cuộc sống tốt nhất. Chúng ta sẽ vận hành cuộc sống theo
đúng chủ nghĩa “Work hard, play hard” một cách tự nhiên nhất nếu tự kỷ luật tốt.
Gần như mọi thứ sẽ được vận hành trong một khung thời gian nhất định, ép chúng
ta phải tập trung hoàn thành, điều đó thúc đẩy năng suất trong mọi hoạt động lên cao
nhất, kể cả làm việc hay ăn chơi giải trí.
Hãy nhớ rằng thành công chỉ đến với những ai tha thiết với nó. Đơn giản vì mọi thứ đều
được thử thách bằng sự nhiệt tình thể hiện qua tính kỷ luật của mỗi người. Càng kỷ luật,
ta sẽ càng có động lực tiếp tục, giúp ta đạt được mục tiêu sớm hơn và nhiều hơn cả
mong đợi, dù mục tiêu đó đời thường hay vĩ đại.


Để cho việc rèn luyện ý chí tự kỷ luật tốt nhất, hay làm
bất kỳ điều gì cũng vậy. Việc đầu tiên ta cần làm là vạch
ra một chiến lược cụ thể, làm kim chỉ nam xuyên suốt cho
cả quá trình thực hiện, để hướng mọi thứ đến cái đích ta
mong muốn. Tự kỷ luật cũng vậy, ta cần phải tự vạch ra
một chiến lược riêng, phù hợp nhất với hoàn cảnh và tính
cách cá nhân. Nhưng nếu đây là lần đầu bạn nghiêm túc
với vấn đề này, có thể vẫn chưa biết cách thì nên đọc
một chiến lược gồm các bước căn bản sau:






Tự kỷ luật mà thiếu một chiến lược tốt thì dù có
công cụ, công nghệ, công sức thì cũng thành
công cốc.


1. Bắt đầu từ những việc nhỏ, dễ thực hiện.
Nếu muốn dậy sớm hơn vào 5h sáng, ta không cần phải thay đổi thói quen thức dậy
vào 7h ngay ngày hôm sau. Mà có thể ta nên đặt báo thức vào 6h hoặc trễ hơn một
chút là 6h30, để trước tiên ta có thể thay đổi nhịp sinh học cơ thể đã quen bấy lâu nay.
Tuy nhiên, trong suy nghĩ của ta phải lưu giữ vững ý chí dậy sớm để không quên đi nhiệm
vụ, và gia hạn tối đa là 2 ngày hoặc 3 ngày để cơ thể làm quen với thói quen mới.
Những công việc khác cũng tương tự, nếu muốn mở rộng kiến thức nên ta đặt mục tiêu
sẽ đọc sách mỗi ngày. Tuy nhiên ta chưa quen với việc ngồi yên lặng trong một khoảng
thời gian dài để đọc hết 20 trang sách, thì ta nếu bắt đầu với việc đọc 5 trang mỗi
ngày. Và quan trọng là gia hạn số lượng trang phải tăng lên theo thời gian đọc.
Nhìn chung, công việc này giúp ta tập làm quen với thói quen mới, vì thói quen cũ có sức
hút rất mạnh, ta khó mà thay đổi ngay trong lần đầu tiên. Quan trọng nhất, việc bắt đầu
bằng những việc nhỏ, dễ thực hiện tạo bước đà để ta tạo với theo duy trì một công việc.
2. Liệt kê danh sách công việc, càng chi tiết càng tốt.
Công việc này nghe rất lạ lẫm với những người chưa có tính tự kỷ luật. Nhưng những
người thành công đầu ngành, những người đã có cuộc sống rực rỡ như mơ chia sẻ rằng,
để quản lý công việc và hoàn thành chúng tốt nhất, việc làm đầu tiên trong ngày của
họ là liệt kê ra danh sách những việc cần làm. Ở thao tác này, nếu sử dụng các phần
mềm miễn phí trên di động hoặc máy tính xách tay là tiện nhất. Nó báo cáo thời gian
và nhắc nhở lịch trình làm việc xuyên suốt một ngày, còn việc có thực hiện hay không
tuỳ vào bản thân.
3. Dành ra 5 phút để tự nhắc nhở bản thân.
Trong quá trình rèn luyện tính kỷ luật, ta cần ngồi nhìn lại kết quả, mục tiêu, ước mơ muốn
đạt được để niềm tin của ta không bị suy yếu. Nghe điều này có thể thấy đâu đó có một

sự mơ hồ, nhưng nó rất quan trọng, phần vì việc làm này để tự khích lệ bản thân, phần
nữa vì bản chất của con người là loài sống vì mục tiêu, luôn cần nhìn thấy một con đường,
một hướng đi cụ thể thì công việc mới suôn sẻ được.


4. Tự Thưởng.
Sau khi ép bản thân đổi mới, kỷ luật hơn trong những kế hoạch, hoàn tất công việc đúng
thời hạn. Tự thưởng chắc chắn là việc dễ làm và khiến ta thích thú hơn hẳn, nó truyền
cho ta một động lực mới, tuy nhỏ nhưng nó sẽ trở thành đòn bẩy hiệu quả để ta tiếp tục.
Quan trọng nhất, ta phải nhớ là có kết quả thì mới có thưởng, phải hết sức tỉnh táo để
bản thân không được sa đà vào phần việc này. Tránh tình trạng tự thưởng quá trớn làm
ảnh hưởng đến những công việc khác.
5. Trau dồi thêm kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực ta đang theo đuổi.
Ngoài chuyện ép buộc tay chân làm việc, đầu óc suy nghĩ để giữ vững kiên định, thì còn
phải phải tự trau dồi thêm kiến thức về lĩnh vực đang theo đuổi. Có như thế, ta mới hiểu
rõ ngọn ngành của công việc, gia tăng niềm tin vào bản thân và kỷ luật hết nấc được.






Tạo tính kỷ luật cũng như tạo một thói quen mới
cho bản thân, thời gian đầu sẽ vất vả nhưng kết
quả nhận được thì vô cùng xứng đáng.


Một khi tính kỷ luật đã trở thành một phần
trong con người, nó sẽ là vũ khí lợi hại nhất
giúp ta:

1. Tiếp tục thực hiện một ý tưởng hay một
dự án sau khi sự nhiệt tình hào hứng ban
đầu phai nhạt dần.
2. Tới phòng tập thể thao trong khi tất cả
những gì bạn muốn làm lúc này là nằm dài
trên ghế xem TV, ăn một món ưa thích.
3. Thức dậy sớm để dành thời gian rèn
luyện bản thân mà không có chút mệt mỏi,
chán nản.
4. Khả năng nói “không” tốt hơn mỗi khi
cơn thèm ăn trỗi dậy, trong thời điểm ta
cần ăn kiêng
5. Không còn lướt MXH vô ý thức, vô bổ,
vô thời hạn.
6. Viết nhật ký, đọc sách không còn là
một việc khó nuốt nữa, mà nó trở thành
một thói quen tốt tạo nên con người tốt và
quan điểm sống tích cực ngày hôm nay.
7. Không còn thói quen mua sắm thả ga,
mua vì giảm giá, mua vì thấy thích chứ
chưa cần đến.
8. Trở nên giỏi hơn trong lĩnh vực đã chọn
hoặc thành thạo một tài lẻ mà bản thân
yêu thích.
Và nhiều thành quả vĩ đại khác nữa.







Hãy lên lịch làm việc cho ngày hôm nay.
Dù tầm thường hay vĩ đại ra sao, cứ tập trung và
hoàn thành chúng tốt nhất, đúng hẹn nhất để những
việc làm đơn giản tích góp thành một kết quả vĩ đại
sau này.


T

ừ một vận động viên trượt
tuyết bị liệt cả hai chân, Janine
Shepherd đã chiến thắng số
phận một cách ngoạn mục để trở
thành phi công, diễn giả hàng đầu
thế giới, nhờ cả vào ý chí, sự kỷ luật
không khoan nhượng của mình.
Quay trở về năm 1986, khi ấy Janine
Shepherd đang là một trong những
vận động viên trượt tuyết đường
dài xuất sắc nhất thế giới. Trong lúc
luyện tập để chuẩn bị cho Thế vận
hội Mùa đông diễn ra tại Calgary
(Canada), mọi thứ bất ngờ sụp đổ
khi cô bị một chiếc xe tải đâm vào,
khi đang đạp xe tại khu vực Blue
Mountains - New South Wales.
Bị gãy xương ở cổ, ở lưng và nhiều
vị trí khác. Cô phải đối mặt với tình
trạng đa chấn thương bên trong,

mất đến 5 lít máu. Và khi đó bác sĩ
đã bảo gia đình hãy chuẩn bị tâm
lý cho tình huống xấu nhất xảy ra.
Nhưng may mắn mọi việc vẫn chưa
chấm dứt, Janine được bác sĩ phẫu
thuật cắt bỏ 2 chiếc xương sườn,
định hình lại khung xương, rồi chuyển
sang khu hồi sức 10 ngày sau đó.
Được chăm sóc trong vòng 6 tháng
tiếp theo, Janine quay trở lại cuộc
sống thường ngày trên một chiếc
xe lăn, chân không đi lại được như
trước, mọi thứ đều thay đổi. Không
tiếp tục được đam mê trượt tuyết và
không thể đi lại, Janine lúc đó như
đã chết từ sâu bên trong.

Nhưng bỗng một ngày nhìn lên trời, cô
quyết định trở thành phi công. Đơn giản vì
nghĩ nếu không đi được thì cô sẽ tập bay.
Để đạt được điều đó, cô phải học một bộ
môn mới, tập luyện và thay đổi toàn bộ
cuộc sống. Janine bắt đầu bằng những việc
nhỏ nhất, tập làm quen với việc tập thể lực
mà không có chân hỗ trợ, học thêm kiến
thức để trở thành phi công. Xô đổ mọi rào
cản suy nghĩ, Janine từ từ từng ngày, hoàn
tất mục tiêu đề ra, không xong thì cô không
cho phép mình nghỉ.
Kết quả, chỉ trong vòng 12 tháng kể từ

chuyến bay đầu tiên, cô đã lấy được bằng
phi công. 18 tháng sau đó, cô tiếp tục nhận
được giấy phép huấn luyện bay. Janine đã
trở thành người phụ nữ đầu tiên và trẻ nhất
nằm trong ban lãnh đạo của Cơ quan An
toàn hàng không dân sự Úc – một điều mà
không phải ai cũng làm được. Điều đáng
nói nhất là Janine đã theo đuổi được mục
tiêu của bản thân dù cuộc đời không ngừng
đổ trút nghịch cảnh lên cô.
Và chưa dừng lại ở đó, cô nhận thấy chính
ý chí và tính kỷ luật của mình đã giúp mình
rất nhiều trong quá trình đó, nên Janine bắt
đầu viết sách, lan toả tinh thần sống vươn
lên, sống hết mình, sống không hối tiếc từ
bản thân đến mọi người. “Đối với tôi, tai nạn
lần ấy là một món quà. Bởi không có những
thử thách ấy, tôi sẽ không thể trở thành con
người của ngày hôm nay. Sức mạnh thực
sự không liên quan gì đến sức mạnh thể
chất cả. Chúng ta đều có những năng lực
bẩm sinh kỳ diệu giúp ta chống đỡ và vượt
qua bất cứ điều gì trong cuộc đời này, nếu
luôn kỷ luật với bản thân để hoà nhập vào
cuộc sống mà ta muốn, mục tiêu ta muốn
đạt được”


Thế đấy, câu chuyện của Janine Shepherd đã một lần nữa khẳng định, ước mơ sẽ mãi
mãi là ảo ảnh nếu ta không có những hành động thật, hành động kỷ luật, hành động

trong những lúc cảm giác rồi tệ nhất. Để bản thân luôn duy trì được sự quyết tâm trong
cả tâm thức và kỹ năng. Mặt khác, cũng đừng bao giờ kỳ vọng một điều gì đó ngẫu
nhiên xảy ra vì chúng không bao giờ có thật. Chỉ khi chúng ta thay đổi và kỷ luật hơn với
chính mình thì mọi thứ mới diễn ra như ý được.
Nhà huấn luyện đại tài Tony Robins đã viết: “Một cuộc sống vượt trội không chỉ dành cho
những người ở dòng dõi hoàng gia. Cả bạn và tôi sinh ra đều mang định mệnh sống một
cuộc đời hoàn hảo. Điều đó đã khắc sâu trong từng tế bào. Nhưng trước tiên ta phải
hoàn thành tốt phần việc của mình để tất cả điều đó xảy ra, phải luôn luôn tự kỷ luật”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×