Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bao cao thuc tap tốt nghiệp Cao học thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 25 trang )

Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

CHƯƠNG I
NHIỆM VỤ MÔN HỌC
I. CĂN CỨ THỰC HIỆN:

1. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Chương trình đào tạo thạc sĩ, các môn học trong học kỳ II năm học
2009 – 2010, lớp cao học 17C1 của Phòng Đào tạo Đại học và sau đại học, Trường Đại
học thuỷ lợi Hà Nội;
- Căn cứ Quyết định số 443/QĐ-ĐHTL ngày 22/5/2009 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội về việc tham quan thực tập môn học.
2. Thành phần đoàn tham quan thực tập:
Theo sự phân công tại Quyết định số 443/QĐ-ĐHTL ngày 22/5/2009 của Hiệu
trưởng Trường Đại học Thuỷ lợi; thành phần đoàn tham quan thực tập gồm:
- Trưởng đoàn:
Tiến sĩ Lê Xuân Khâm;
- Phó đoàn:
Tiến sĩ Lê Thanh Hùng;
- Uỷ viên:
Thạc sĩ Nguyễn Văn Long;
Đoàn tham quan thực tập môn học tại Thanh Hoá gồm 02 lớp Cao học 17C1 và
17C2, chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ, Trường Đại học thuỷ lợi Hà Nội:
- Lớp CH17C1: 37 học viên, lớp trưởng Lê Khắc Lương.
- Lớp CH17C2: 67 học viên, lớp trưởng Nguyễn Tiến Thương.
Trong quá trình tham quan tại công trình, đoàn đã được đồng chí Trần Văn
Hiển, Giám sát thi công đồng thời là học viên lớp 17C2 và các cán bộ kỹ thuật của
Ban quản lý giới thiệu về quá trình thi công công trình Hồ chứa nước thuỷ lợi - thuỷ


điện Cửa Đạt.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Về chuyên môn:
- Tham quan công trình đã và đang xây dựng: Nghe báo cáo về quá trình xây
dựng, các yêu cầu cũng như các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế công trình.
Công tác quản lý vận hành các công trình đã xây dựng.
- Học tập các công nghệ mới đang được áp dụng thiết kế, giải quyết các vấn đề
kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công các công trình.
2. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: Ngày 16 và ngày 17 tháng 5 năm 2010. Lớp CH17C1 xuất phát tại
Trường Đại học thuỷ lợi lúc 5 giờ 30’ ngày 16/5/2010, đến đến công trường hồ chứa
nước Cửa Đạt lúc 10 giờ 30 và đến công trình đập Bái Thượng lúc 3 giờ 30’ cùng
ngày; đoàn về đến Hà Nội lúc 18 giờ 30’ ngày 17/5/2010.
- Địa điểm: Tham quan công trình đập Bái Thượng và công trình Hồ chứa nước
thuỷ lợi - thuỷ điện Cửa Đạt tại xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 1


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

III. NỘI DUNG THỰC TẬP

- Xuất phát tại Hà Nội đi Thanh Hóa.

- Giới thiệu về quá trình thiết kế và thi công công trình đập Cửa Đạt. Các vấn
đề kỹ thuật về đập đá đổ bê tông bản mặt;
- Các vấn đề kỹ thuật sử lý nền, xử lý chống thấm cho đập. Đánh giá hiệu quả
cắt lũ của công trình;
- Các vấn đề kỹ thuật trong công tác chặn dòng và xử lý trong quá trình thi
công;
- Giới thiệu về quá trình thiết kế và thi công công trình Bái Thượng;
- Các vấn đề về kỹ thuật trong công tác thiết kế sửa chữa công trình.

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 2


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

CHƯƠNG II
KHÁI QUÁT CHUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THANH HOÁ

1. Vị trí địa lý:
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía
Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà
Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa

ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt
xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu
Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng
trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở
thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
2. Địa hình:
Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ
rệt:
- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44%
diện tích toàn tỉnh,độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng
trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o.
- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện
tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông
Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.Đồng
bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng
Sông Hồng.
- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với
bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa
sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng
và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) ...; có
những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các
khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
3. Khí hậu:
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng
90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng
1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi
cao.
- Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây Bắc và Đông bắc, mùa Hè là Đông và
Đông Nam.

Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là
điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 3


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

4. Hệ thống sông ngòi:
Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông
Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km 2; tổng lượng nước
trung bình hàng năm 19,52 tỉ m 3. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình
phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nước ngầm ở Thanh Hoá cũng rất
phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến
chất, mac ma và phun trào.
II. KHÁI QUÁT VỀ SÔNG CHU VÀ CÁC CÔNG TRÌNH THAM QUAN

Sông Chu hay còn gọi là sông Lường (ngôn ngữ Tày, Thái gọi là Nậm Sam;
nguyên gốc gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu), là phụ lưu lớn nhất của sông
Mã. Bắt nguồn từ vùng núi Houa (2.062 m), tây bắc Sầm Nưa ở Lào, chảy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam, đổ vào bờ phải sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Ngã Ba Đầu, Ngã Ba
Bông), cách cửa sông 25,5 km. Dài 325 km, phần chảy ở Việt Nam là 160 km, qua các
huyện Quế Phong (Nghệ An); Thường Xuân, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Diện tích lưu
vực 7.580 km², phần ở Việt Nam 3.010 km²; cao trung bình 790 m, độ dốc trung bình
18,3%; mật độ sông suối 0,98 km/km². Tổng lượng nước 4,72 km³ ứng với lưu lượng
trung bình năm 148 m³/s và môđun dòng chảy năm 18,2 l/s.km². Tại Mường Hinh, lưu

lượng trung bình năm 91 m³/s ứng với môđun dòng chảy năm 17,1 l/s.km². Trên Bái
Thượng, lòng sông hẹp và nhiều thác ghềnh, đá ngầm, đá nổi, vận chuyển trên sông
chủ yếu bằng bè, mảng; từ Bái Thượng thuyền độc mộc mới qua lại được nhưng cũng
rất khó khăn vì còn nhiều đá ngầm. Tàu thuyền chỉ đi lại được ở hạ lưu khoảng 96 km
(đoạn Ngã Ba Đầu - Bản Don).
Từ năm 1921 đến 1929, Pháp đã xây dựng đập dâng nước Bái Thượng dài 160
m, cao 23,5 m, tưới cho hơn 50 nghìn ha đất ruộng hai vụ của Thanh Hoá.
Ngày 02/12/2006, dòng sông Chu đã được chặn lại, luồng nước được dẫn tới hồ
chứa nước thuỷ lợi - thuỷ điện Cửa Đạt có dung tích 1,45 tỉ m³ để có nước tưới cho 87
nghìn ha đất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hoá, đồng thời có thể phát điện với công suất
97 MW, phục vụ nước sinh hoạt cho cư dân các huyện miền xuôi và thành phố Thanh
Hoá, cấp nước cho sông Mã vào mùa kiệt.
Hồ chứa nước Cửa Đạt là một dự án lớn khai thác tổng hợp nguồn nước sông
Chu để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hoá. Công trình đầu mối xây
dựng trên sông Chu thuộc xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân với toạ độ địa lý vào
khoảng 105017’ kinh độ Đông và 19053’ vĩ độ Bắc, cách thành phố Thanh Hoá khoảng
70 km về phiá tây nam. Khu vực hưởng lợi của dự án nằm trên địa phận của 10 đơn vị
hành chính là thành phố Thanh Hoá, các huyện Ngọc Lạc, Thường Xuân, Triệu Sơn,
Thọ Xuân, Đông Sơn, Nông Cống, Yên Định, Thiệu Hoá, Quảng Xương và xã Cẩm
Vân, huyện Cẩm Thuỷ.
- Cấp quyết định đầu tư: Thủ tướng Phính phủ;
- Chủ đầu tư: Bộ Nông nghiệp và PTNT (Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý đầu
tư và xây dựng thủy lợi 3);
- Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi 1 (HEC 1).
- Nhà thầu thi công: Liên danh tổng thầu thi công gồm 4 Tổng Công ty là
Vinaconex, Xây dựng Thuỷ lợi 4, Agrimeco, Sông Đà.
Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2004 và dự kiến hoàn thành
vào tháng 9/2009.
Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1


Trang 4


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

CHƯƠNG III
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG ĐẬP CỬA ĐẠT
I. NHIỆM VỤ, QUY MÔ, THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH

1. Các căn cứ lập hồ sơ thiết kế
- Văn bản số 1359/CP-NN ngày 14/11/1998 Thủ Tướng Chính Phủ thông qua
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi - NCKT (nay là Dự án đầu tư - DAĐT).
- Quyết định số 3580 QĐ/BNN-KH ngày 24/12/1998 Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc lập Báo cáo NCKT công trình hồ Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hoá.
- Quyết định 348/QĐ-TTg ngày 10/4/2004 (thay thế quyết định số 130/QĐ-TTg
ngày 29/01/2003) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo NCKT công trình.
- Quyết định số 3475 QĐ/BNN-XD ngày 13/10/2004 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT phê duyệt TKKT khu đập chính công trình đầu mối thủy lợi Cửa Đạt.
- Các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm áp dụng:
+ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285:2002
+ Quy phạm thiết kế tầng lọc ngược công trình Thuỷ lợi QPTL C5-75
+ Tiêu chuẩn thiết kế 14 TCN 143 - 2004
+ Quy định kỹ thuật thi công 14 TCN 159 - 2006
+ Quy phạm thiết kế đập đá đổ bê tông bản mặt bê tông SL 228 - 98 của Trung
Quốc.
+ Quy phạm thi công đập đá đổ bản mặt bê tông DL/T 5128 - 2001 của Trung
Quốc

+ Quy phạm kỹ thuật chắn nước khe tiếp giáp đập đá đổ bản mặt bê tông DL /
T5115 - 2000 của Trung Quốc
Các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm... hiện hành.
2. Nhiệm vụ của dự án
- Giảm lũ bảo vệ hạ du, với lũ có tần suất P = 0,6%.
- Cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng đầu kênh Q = 7,715m3/s.
- Cấp và tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862 ha đất canh tác.
- Kết hợp phát điện với công suất lắp máy N = (88  97) MW.
- Bổ sung nước mùa kiệt đẩy mặn, cải tạo môi trường với lưu lượng Q = 30,42
m3/s.
3. Quy mô công trình
3.1. Khu đập chính Cửa Đạt
- Đập chính: Kết cấu bằng đá đắp đầm nện, chống thấm bằng bê tông bản mặt.
- Tràn xả lũ: Bê tông cốt thép, tiêu năng dốc nước + mũi phun.
- Tuy nen TN2: Phục vụ xả lũ thi công. Kết cấu bằng bê tông cốt thép.
- Nhà máy thủy điện, tuy nen lấy nước vào nhà máy thủy điện.
3.2. Khu đập phụ Dốc cáy

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 5


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

- Đập phụ Dốc Cáy: Kết cấu bằng đất đắp đầm nén
- Tuy nen lấy nước tưới: Kết cấu bê tông cốt thép.

3.3 Khu đập phụ Hón Can
- Đập phụ Hón Can: Kết cấu bằng đất đắp đầm nén
- Cống thoát lũ Suối Bọng: Kết cấu bằng BTCT
4. Cấp công trình
- Hồ chứa nước, đập chính, tràn xả lũ cấp I.
- Tuy nen TN2: khi dẫn dòng thi công cấp III, nếu kết hợp xả lũ khai thác cấp I.
5. Tần suất thiết kế tính toán
- Lũ thiết kế:
- Lũ kiểm tra:
- Lũ dẫn dòng thi công:

P = 0,1%
P = 0,01%
P = 1%, 5%

6. Các thông số kỹ thuật hồ chứa:
TT
1

Thông số kỹ thuật

Ký hiệu

Đơn vị

- Mực nước dâng bình thường

MNDBT

m


+110,00

MNC

m

+73,00

MNL0,6%

m

+117,64

- Mực nước lớn nhất thiết kế P = 0,1%

MNLN0,1%

m

+119,05

- Mực nước lớn nhất kiểm tra P = 0,01%

MNLN0,01%

m

Whi


6

3

10 m

793,70

- Dung tích chết

WC

6

3

10 m

268,69

- Dung tích phòng lũ

WPL

106m3

386,60

WTB


6

- Mực nước chết
- Mực nước lũ P = 0,6%

2

- Dung tích hữu ích

- Dung tích toàn bộ

Trị số

+121,33

3

10 m

1.450,00

7. Thông số kỹ thuật chủ yếu các hạng mục công trình:
7.1. Thông số kỹ thuật chủ yếu:
TT

Các thông số kỹ thuật

Đơn vị


Trị số

I

ĐẬP CHÍNH

1

- Cao độ đỉnh đập

m

+121,30

- Cao độ đỉnh tường chắn sóng

m

+122,50

2

- Chiều rộng mặt đập

m

10,00

3


Chiều cao đập lớn nhất

m

116,50

4

Chiều dài đập

m

930,00

5

Chiều dày BTBM

m

(0,3  0,7)

6

Chiều rộng và chiều dày bản chân

7

Chiều rộng phân đoạn của BTBM


8

Vật liệu xử lý chống thấm và gia cố nền
bản chân

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

(6,0 x 0,6)  (8,0 x 0,8)
m

12,00
Vữa XM, kết hợp dung dịch IMSTASOL (AC) và tường BTCT

Trang 6


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

II

TRÀN XẢ LŨ

1

- Lưu lượng xả lớn nhất ứng với P = 0,01%

m3/s


11.594,00

- Lưu lượng xả lớn nhất ứng với P = 0,1%

m3/s

8.200,00

- Lưu lượng xả lớn nhất ứng với P = 0,6%

m3/s

3.400,00

m

+97,00

cái x m

5 x (11x17)

2

Cao độ ngưỡng tràn

3

Số khoang x kích thước cửa


4

Kiểu cửa đóng mở bằng thép

III

TUY NEN TN2

1

Số lượng x đường kính

2

Lưu lượng xả lớn nhất ứng với P=1%

3

Van cung
cái x m

19,00

m3/s

1.230,00

Cao độ ngưỡng dẫn dòng


m

+30,00

4

Chiều dài

m

802,30

IV

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

1

Số tổ máy và công suất

MW

2 x 48,5 MW

2

Điện lượng trung bình năm

6


10 kWh

417

3

m /s

156,26

3

Lưu lượng thiết kế

4

Cột nước lớn nhất Hmax

m

84,09

5

Cột nước nhỏ nhất Hmin

m

44.17


6

Cột nước tính toán HTT

m

70.03

7

Tuy nen lấy nước vào NMTĐ

cái x m

17,50

8

Chiều dài tuy nen

m

400

VI

KHU ĐẬP PHỤ HÓN CAN

1


Cao độ đỉnh đập

122,50 m

2

Chiều cao đập

37,50 m

3

Chiều dài đập

357.0 m

VII

KHU ĐẬP PHỤ DỐC CÁY
Đập phụ Dốc Cáy

1

Cao độ đỉnh đập

m

122,30

2


Chiều cao đập

m

20,80

3

Chiều dài đập

m

220,4

ha

32 831

Tuy nen
1

Diện tích tưới

2

Lưu lượng thiết kế

m3/s


31,57

3

Đường kính tuy nen

m

3

4

Chiều dài tuy nen

m

376,6

VII
I

THỜI GIAN THI CÔNG

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

5 năm từ ngày khởi công

Trang 7



Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

7. Một số chỉ tiêu kỹ thuật đập của các bộ phận thân đập chính
7.1. Nền đập
- Nền bản chân: Đối với các đoạn đập có chiều cao lớn hơn 70.00 m bản chân
được đặt trên nền là đá phong hoá vừa đến nhẹ. Đối với các đoạn đập có chiều cao nhỏ
hơn 70.00 m bản chân được đặt trên nền là đá phong hoá mạnh.
- Nền khối đắp thân đập: Nền khối đắp thân đập hạ lưu bản chân trong phạm vi
1/3 chiều cao đập giống như nền bản chân. Nền khối đá đắp thân đập phần còn lại
được đặt trên lớp đá phong hoá mạnh.
- Xử lý nền đập:
+ Khoan neo thép bản chân với nền 28, L = 4m, khoảng cách a = 1,2x15 m
+ Dưới nền bản chân khoan phụt gia cố nền với chiều sâu từ 7 đến 10 m. Khoan
phụt chống thấm dưới nền bản chân bằng dung dịch vữa xi măng theo phương pháp
khoan phụt tuần hoàn cao áp đến chiều sâu đảm bảo q  3 Lu.
7.2. Các khối đắp thân đập
Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu đắp đập

Tên lớp
Lớp đệm IIA
Đá lớp IIIA
Đá khối IIIB
Đá khối IIIC
Đất đắp

K
T/m3

2.2
2.15
2.1
2.05
1.75


(độ)

C
kPa

K
(m/s)

n
(%)

43
43
43
42
16

0
0
0
0
30


5x10-6
1x10-5
1x10-4
1x10-4

17
20
22
23

7.3. Bản mặt
- Chiều dày bản mặt từ 30 cm (Trên đỉnh) đến 70 cm (Dưới chân)
- Kết cấu bằng bê tông cốt thép M30, mác chống thấm B10
- Bản mặt được chia thành các tấm có chiều rộng B= 12 m (78 tấm)
- Diện tích bề mặt toàn bộ của bê tông bản mặt S= 117310 m2
- Bố trí cốt thép:
+ Bố trí 1 lớp cốt thép 2 hướng đặt ở giữa với hàm lượng = 0.4 %
+ Bố trí 2 lớp cốt thép 2 hướng, hàm lượng cốt thép mỗi lớp = 0.30.4 %.
7.4. Kết cấu bản chân:
- Bản chân từ dưới cao trình +50.00 trở xuống rộng 8 m, dày 0.8 m
- Bản chân từ dưới cao trình +50.00 trở lên rộng 6 m, dày 0.6 m
- Kết cấu bản chân bằng bê tông cốt thép M25, mác chống thấm B10
- Bố trí cốt thép: Bố trí 1 lớp cốt thép 2 hướng với hàm lượng = 0.30.4 %
7.5. Hệ thống khớp nối:
- Các tấm bê tông bản mặt, bản chân, tường chắn sóng… được nối kín với nhau
bởi hệ thống khớp nối để chống thấm cho công trình bao gồm:
Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 8



Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

+ Khớp nối biên: Nối giữa bản mặt với bản chân
+ Khớp nối đứng bản mặt: Nối giữa các tấm bê tông bản mặt
+ Khớp nối ngang: Nối giữa bê tông bản mặt và tường chắn sóng.
III. KHỐI LƯỢNG

Khối lượng xây lát chính (Khu đập chính Cửa Đạt)
TT
1
2

Công việc
Đào đất đá các loại
Đắp đá các loại

Đơn vị

Cộng

m3

21.700.000

m


3

11.250.000

3

221.000

3

Bê tông các loại

m

4

Cát sỏi các loại

m3

350.000

5

Đá xây lát các loại

m3

50.000


6

Thép các loại

Tấn

150.000

7

Khớp nối các loại

m

97.500

8

Khoan phụt chống thấm

m

53.000

9

Thiết bị cơ khí

Tấn


2.200

IV. KINH PHÍ XÂY DỰNG

- Kinh phí phần công trình đầu mối thuỷ lợi:
- Kinh phí phần công trình thủy điện:

5.081 tỷ đồng
2.000 tỷ đồng

V. THI CÔNG

1. Biện pháp thi công
- Cấc tấm bê tông bản mặt được thi công bằng hệ thống ván khuôn trượt. Các
tấm bê tông bản mặt được thi công liên tục từ dưới đáy cho lên đến đỉnh đập. Tốc độ
di chuyển của ván khuôn trượt được khống chế 2-2.5 m/ h để đảm bảo khi ván khuôn
trượt qua thì bê tông đã đủ thời gian ninh kết ban đầu.
- Thi công khoan phụt chống thấm cho toàn bộ công trình áp dụng công nghệ
khoan phụt tuần hoàn áp lực cao là công nghệ mới của Trung Quốc mới được áp dụng
tại Việt Nam.
- Các khu vực mặt cong tràn xả lũ (Mũi phun, ngưỡng tràn) được thi công bằng
hệ thống ván khuôn trượt, các khu vực khác được thi công theo phương pháp lắp dựng
ván khuôn thông thường.
- Thi công tuy nen TN2 theo phương pháp ASTM của Áo.
2. Các công việc đã thực hiện được đến hết tháng 5/2009
- Đập chính: Các khối đắp thân đập đã đắp cơ bản xong, bê tông bản mặt đã thi
công cơ bản xong và hiện nay chỉ còn một số tấm đang được thi công tiếp.
- Tràn xả lũ: Bê tông tràn đã cơ bản xong, hiện đã lắp đặt được 03 cửa van cung
của tràn
- Nhà máy thuỷ điện: Hiện nay đã thi công xong phần tháp lấy nước, tuy nen,

nhà máy, đang tiến hành công tác lắp máy và căn chỉnh…
- Tiến độ bịt tuy nen TN2 và tích nước phát điện: Dự kiến nút tuy nen TN2 và
cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2009.
Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 9


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Báo cáo thực tập

Trang 10


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

CHƯƠNG IV
CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ
VÀ THI CÔNG ĐẬP CỬA ĐẠT
1. Lựa chọn thông số thiết kế
Hồ chứa nước Cửa Đạt là một hồ chứa lớn thuộc Xã Xuân Mỹ, huyện Thường
Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một hồ chứa lớn khai thác tổng hợp nguồn nước sông
Chu phục vụ cho các yêu cầu phát triển của vùng hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh hóa.

Công trình đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo Quyết định số
348/QĐ-TTg ngày 10/4/2004 với các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Giảm lũ với tần suất 0,6%, bảo đảm mực nước tại Xuân khánh không vượt
quá 13,71m (lũ lịch sử năm 1962),
- Cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng 7,715 m3/s,
- Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862 ha đất canh tác (trong đó Nam sông
Chu là 54.043 ha và Bắc sông Chu-Nam sông Mã là 32.831 ha),
- Kết hợp phát điện với công suất lắp máy N=(88  97) MW,
- Bổ sung nước mùa kiệt cho hạ du để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái với
lưu lượng Q=30,42 m3/sec.
Theo Quyết định của Chính phủ, công trình được đầu tư thành hai giai đoạn:
giai đọan 1 đầu tư công trình đầu mối, giai đoạn 2 là hệ thống kênh mương. Theo
TCVN 285:2002, công trình đầu mối là công trình cấp I, với tiêu chuẩn lũ thiết kế
0,1%, lũ kiểm tra 0,01%; dẫn dòng thi công 5%; cấp nước công nghiệp, sinh hoạt và
phát điện 90%, tưới 75%.
Khu hưởng lợi của Dự án nằm trên địa phận các huyện Ngọc Lạc, Thường
Xuân, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Đông Sơn, Nông Cống,Yên Định, Thiệu Hoá, Quảng
Xương, xã Cẩm Vân huyện Cẩm Thuỷ và thành phố Thanh Hoá với tổng diện tích tự
nhiên khoảng 365 182ha. Đây là vùng chính trị, kinh tế tập trung lớn nhất tỉnh với
thành phố tỉnh lỵ Thanh hóa, các khu công nghiệp Nghi sơn, Mục sơn...; các vùng sản
xuất lương thực lớn như vùng hệ thống tưới Nam sông Chu, hệ thống Nam sông Mã,
nơi có hệ thống đường bộ và dường sắt xuyên Việt đi qua.
Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi I (HEC1) được giao nhiệm vụ lập TKKTTDT công trình đầu mối thủy lợi.
2. Quá trình thiết kế
Theo nhiệm vụ được duyệt, công trình đầu mối hồ chứa Cửa Đạt có hai điểm
khác biệt với các công trình khác như sau:
- Hồ phải cắt được con lũ nhỏ hơn hoặc bằng con lũ có tần suất 0,6% để khống
chế mực nước hạ lưu theo yêu cầu nên phải có quy trình điều tiết lũ phù hợp. Quy
trình này đòi hỏi phải bố trí kết cấu tràn và cửa van sao cho việc điều khiển được dễ
dàng, linh hoạt và an toàn.

- Đập Bái thượng là một công trình đại thủy nông nằm cách hạ lưu đập 18 km
cấp nước cho 50 ngàn ha đất nông nghiệp và khu kinh tế ở hạ du. Việc xây dựng và
vận hành hồ phải đảm bảo vừa không được làm gián doạn việc cấp nước, vừa không
đe dọa an toàn của đập Bái thượng.
Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 11


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

Về địa hình và chất công, vị trí tuyến chọn (tuyến III) cũng có nhiều bất lợi so
với tuyến đề nghị trong BCNCKT (tuyến I). Trong BCNCKT đã tập trung nghiên cứu
tuyến I nằm ở hạ lưu tuyến III khoảng 1Km và tuyến đối chứng là tuyến III. Về mặt
điều kiện tự nhiên, tuyến I hơn hẳn về mọi mặt, đặc biệt với tuyến này, nền đập là đá,
tầng phủ mỏng có thể xây dựng đập bê tông trọng lực, việc bố trí công trình và biện
pháp dẫn dòng thi công đều đơn giản. Tuy nhiên, với tuyến I, diện tích chiếm đất tăng
đáng kể và do số dân phải di dời tăng lên gần 3 lần so với tuyến III. Công tác giải
phóng mặt bằng và di dân tái định cư sẽ rất phức tạp. Đó là lý do chính tuyến I không
được chọn.
Hai đặc điểm trên, cùng với điều kiện địa hình, địa chất khá phức tạp của vùng
tuyến III cộng với động đất cấp 8 ở khu vực này đã làm cho việc khảo sát, thiết kế và
xây dựng công trình gặp nhiều khó khăn hơn.
Công tác lập TKKT công trình đầu mối Thủy lợi (tuyến năng lượng được
nghiên cứu riêng) bắt đầu từ đầu năm 2003 và hoàn thành vào tháng 6/2004 với sự
cộng tác của một số cơ quan chuyên môn và chuyên gia trong nước (Viện Địa chất
Môi trường, Viện Vật lý Địa cầu, Trường Đại Học Thuỷ Lợi, Viện Khoa học Thuỷ

lợi...) cùng với chuyên gia Tư vấn thuộc Viện Quy hoạch, Nghiên cứu và Thiết kế
thuộc Uỷ ban sông Hoàng Hà, Trung Quốc.
Để đáp ứng yêu cầu lập TKKT, cơ quan Tư vấn đã thực hiện khối lượng công
việc điều tra tra khảo sát như sau:
Tiến hành đo đạc hàng trăm ha bình đồ địa hình, hàng chục km trắc dọc ngang
công trình,
Khoan đào trên 15.000 m khoan, đo vẽ địa chất trên 1000 ha, trên 10 nghìn
điểm đo địa vật lý, thí nghiệm gần 1 nghìn mẫu đất đá, đào 2 hầm ngang khảo sát địa
chất dài trên 150 m, làm hàng trăm thí nghiệm địa chất và địa chất thủy văn tại hiện
trường thuộc khu vực tuyến công trình và khu vực lòng hồ. Trên cơ sở đó đã đi sâu
nghiên cứu về kiến tạo, địa chấn, đặc điểm cấu tạo địa tầng khu vực, đánh giá khả
năng mất nước và ổn định hồ chứa, xác lập các bản đồ mặt vỉa đá khu vực công trình,
các mặt cắt ngang dọc địa chất công trình, đánh giá trữ lượng, chất lượng các loại vất
liệu xây dựng...
Thu thập bổ sung, chỉnh biên kéo dài tài liệu đo đạc quan trắc khí tượng thủy
văn trạm Cửa đạt và các trạm lân cận. Đã xác lập được chuỗi số liệu 31 năm dòng chảy
năm, 46 năm dòng chảy lũ tại tuyến đập. Điều tra, tính toán lũ và dĩên biến mực nước
trên các sông nhánh liên quan làm cơ sở cho bài toán thủy lực mạng lưới sông hạ du
phục vụ cho điều tiết hồ chứa.
Để phục vụ cho công tác thiết kế, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cho phép HEC1
lập Tiêu chuẩn riêng cho công trình Cửa Đạt mang ký hiệu 14 TCN 143-2004.
Trên cơ sở yêu cầu nghiệm vụ công trình đã được xác định cùng với các tài liệu
cơ bản thu thập được, HEC1 đã nghiên cứu 3 phương án tuyến công trình tại vùng tuyến
III đã được phê duyệt trong Quyết định Đầu tư là các tuyến IIIA, IIIC và IIIB (theo thứ
tự từ thượng lưu về hạ lưu). Trên 3 tuyến đó, căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất đã
đề xuất phương án kết cấu các hạng mục công trình chính liên quan để nghiên cứu tính
toán chọn được phương án tối ứu về tuyến và hình thức kết cấu công trình.
Công trình đầu mối thuỷ lợi gồm ba cụm công trình: Cụm đầu mối đập chính,
cụm đầu mối Dốc Cáy và cụm đầu mối Hón Can. Cụm công trình đầu mối đập chính
Cửa Đạt gồm có các hạng mục công trình chủ yếu: Đập chính, tràn xả lũ, tuy nen dẫn

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 12


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

dòng, cầu qua sông và các hạng mục công trình thứ yếu khác. Cụm công trình đầu mối
Dốc Cáy gồm có đập phụ, tuy nen lấy nước, kênh dẫn vào và ra. Cụm đầu mối Hón
Can có đập phụ và đường Hón Can-Cửa Đạt.
Về đập, đã xem xét các đập đá đổ bản mặt bê tông, đã đổ lõi đất, hỗn hợp đá đổ
lõi đất với đập bê tông. Về tràn xả lũ, nghiên cứu tràn xả mặt tiêu năng phun, xả mặt
tiêu năng đáy; xả mặt kết hợp xả sâu; xả mặt kết hợp tuy nen chảy có áp, không áp; kết
hợp công trình xả lũ lâu dài với công trình dẫn dòng thi công tại các vị trí tuyến bên bờ
phải và lòng sông (qua đập bê tông). Công trình dẫn dòng thi công, tùy theo phương án
kết cấu đập mà có các phương án xả bằng tuy nen hoặc tuy nen kết hợp xả qua đập đá
đổ xây dở.
Trên cơ sở các yếu tố đầu vào nêu trên, ứng với các kết cấu và qui mô công
trình xả khác nhau đã tính toán điều tiết xác định mực nước lũ cho các phương án, làm
cơ sở tính toán xác định cao trình đỉnh đập và thiết kế tràn xả lũ.
Kết quả tính toán đã lựa chọn được phương án tuyến và kết cấu công trình như
sau:
- Về tuyến công trình: chọn đập tuyến IIIB, tuyến tràn nằm bên vai phải đập
chính và tuy nen dẫn dòng nằm giữa vai phải đập chính và đập tràn, tuyến năng lượng
bố trí bên bờ phải đập tràn và khu quản lý bố trí bên bờ trái.
Quy mô và hình thức kết cấu công trình tóm tắt như sau:
- Hồ chứa: mực nước chết +73,00m, mực nước dâng bình thường +110,00m,

mực nước lũ thiết kế 0,6% 117,64m, mực nước lũ thiết kế 0,1% 119,05m và mực nước
lũ kiểm tra 0,01% 121,33m. Tổng dung tích hồ chứa 1.450 triệu m3.
- Đập chính ngăn sông tạo hồ thuộc loại đập đá đắp chống thấm bằng bản mặt
bê tông. Cao độ đỉnh đập 121,30m, cao độ tường chắn sóng 122,5m. Mặt đập rộng
10m, mái thượng lưu 1:1,4, mái hạ lưu 1:1,5. Chiều dài 966,0m, chiều cao lớn nhất
118,5m.
- Tràn xả lũ làm nhiệm vụ điều tiết lũ bảo vệ hạ du đảm bảo mực nước trên
sông Chu tại Xuân khánh không vượt quá 13,71m khi trên hồ xuất hiện con lũ nhỏ hơn
hoặc bằng lũ 0,6% và xả lũ bảo vệ công trình khi lũ đến hồ vượt quá lũ 0,6%. Lưu
lượng xả lớn nhất 11594 m3/sec, cột nước lớn nhất 24,33m (xem hình 4).
Kết cấu tràn thuộc loại tràn xả mặt dốc nước, tiêu năng bằng mũi phun. Tràn có
5 khoang khẩu độ 11m, trang bị bằng cửa cung cao 17m, bán kính 21m, điều khiển
bằng xi lanh thủy lực. Kết cấu tràn bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá phong hóa
nhẹ đến tươi. Thân tràn có độ dốc 0,20. Mặt bê tông tiếp xúc với dòng chảy tốc độ cao
được cấu tạo bằng bê tông mác cao, chống mài mòn. Trên thân dốc bố trí ba máng trộn
khí để hạn chế tốc độ dòng chảy. Nền tràn được bố trí màn chống thấm bằng biện pháp
khoan phụt vữa xi măng nối từ nền đập chính đến bờ phải tràn. Mái đá đào được bảo
vệ bằng lớp bê tông phun lưới thép, neo vào đá kết hợp khoan lỗ tiêu nước. Mái đất
bảo vệ bằng trồng cỏ và đá lát chít mạch.
- Tuy nen làm nhiệm vụ dẫn dòng thi công có đường kính 9m, cao trình đáy
+30,00m. Tháp vận hành kiểu giếng có bố trí van phẳng điều khiển bằng xi lanh thủy
lực để chặn dòng tích nước hồ. Tuy nen được đào trong đá cứng, cửa vào, cửa ra gia
cố bằng bê tông cốt thép. Phần đào trong đá cứng gia cố tạm bằng khoan néo và phun
bê tông. Chiều dài tổng cộng 822m.

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 13



Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

Ngoài ra còn có các hạng mục công trình phục vụ vận hành quản lý như cầu qua
sông Chu, đường Thường Xuân - Cửa Đạt, nhà và đường quản lý khu vực công trình
đầu mối, các thiết bị quan trắc bảo vệ...
Phương đề nghị có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Tuyến các công trình xả bố trí hợp lý về mặt thủy lực, dòng chảy từ kênh dẫn
hạ lưu tiếp cận khá thuận với dòng sông làm giảm thiểu những tác động bất lợi đến bờ
sông hạ lưu và các công trình lân cận.
- Đối với những công trình xả lũ kiểu máng phun có lưu lượng xả hàng ngàn
3
m /s như tràn Cửa Đạt, khi xả lũ sẽ tạo ra hiện tượng mưa bụi tại hố xói gây ảnh hưởng
bất lợi đến các công trình lân cận, đặc biệt với trạm thủy điện kiểu hở. Với cách bố trí
các phương án có tuyến năng lượng đặt khá xa về phía nam sẽ tránh được những ảnh
hưởng của hiện tượng mưa bụi nói trên. Ngoài ra cũng sẽ tạo điều kiện cho việc xây
dựng và vận hành hạng mục công trình này một cách độc lập hơn.
- Các hạng mục công trình bố trí tương đối tách rời tạo điều kiện cho việc bố trí
tổng mặt bằng thi công công trình được dễ dàng và thuận lợi.
- Công tác quản lý và vận hành loại đập này cũng tương đối đơn giản.
3. Đánh giá hiệu quả cắt lũ của công trình
Để xác định quy mô tối ưu của hồ chứa, đã tính toán các đặc trưng thủy văn tại
tuyến đập, tính toán điều tiết dòng chảy với ba mô hình phân bố dòng chảy năm (8687; 87-88 và 91-92) với điều kiện thỏa mãn yêu cầu dùng nước hạ du theo nhiệm vụ đã
được phê duyệt. Trên cơ sở đó, tính toán so chọn các cặp MNDBT và MNC của hồ.
Kết quả tính toán được mực nước chết và mực nước dâng bình thường tối ưu của hồ
chứa là +73 và 110, ứng với mô hình dòng chảy 91-92 là mô hình bất lợi nhất.
Việc tính toán điều tiết lũ được tiến hành trên cơ sở đảm bảo hai nhiệm vụ (1)
cắt lũ bảo vệ hạ du với các con lũ có tần suất từ 0,6% trở lên và (2) đảm bảo an toàn

cho công trình với con lũ tần suất 0,6% trở xuống.
Để đáp ứng nhiệm vụ thứ nhất, đã tiến hành tính toán bài toán điều tiết con lũ
0,6% kết hợp với bài toán thủy lực mạng lưới sông hạ lưu theo quy mô công trình xả
ứng với ba mô hình lũ khác nhau (năm 1962, 1973 và 1980) và các thông số thủy văn
thủy lực tương ứng trên mạng lưới sông Mã - Chu. Kết quả cho thấy, để duy trì mực
nước tại Xuân khánh ở cao trình +13,71m, hồ chứa cần phải có dung tích phòng lũ tối
đa 250 triệu m3 ứng với mực nước hồ là +117,64 và lưu lượng xả tối đa không vượt
quá 3.400 m3/sec.
Với con lũ thiết kế P=0,1% và lũ kiểm tra P=0,01%, bài toán điều tiết hồ phải
đáp ứng cả hai nhiệm vụ đã nêu. Do vậy việc tính toán phải tuân thủ quy trình đặc biệt
được tóm tắt như sau:
Để an toàn, bất kỳ con lũ nào ban đầu đều được điều tiết theo quy trình chống
lũ cho hạ du với tần suất 0,6%. Khi lưu lượng đến vượt quá lưu lượng đỉnh lũ thiết kế
0,6%, chứng tỏ lũ thật xảy ra đã lớn hơn lũ thiết kế bảo vệ hạ lưu, vượt khỏi tầm kiểm
soát của hồ thì phải chuyển sang chế độ điều tiết bảo vệ công trình. Để đảm bảo an
toàn cho hạ du, đặc biệt là đập Bái thượng, cần khống chế lưu lượng xả tại đập tràn
tương đương với cấp tăng lưu lượng tự nhiên trên sông khi chưa có hồ. Theo đó, tùy
lưu lượng đến mà khống chế cường suất xả lũ từ 400 m3/s/giờ đến 1.000 m3/s/giờ.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng trong bài toán điều tiết lũ cũng được cân nhắc
thận trọng, đó là mực nước trước lũ. Qua phân tích tài liệu đo đạc cho thấy, lũ sông
Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 14


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập


Chu có tính phân kỳ không rõ rệt, lũ lớn có thể xẩy ra từ tháng 7 đến tháng 11. Do vậy,
để đảm bảo an toàn về chống lũ và tích nước, đã đề nghị chọn mực nước trước lũ bằng
MNDBT (+110,0m).
4. Các vấn đề kỹ thuật về đập đá đổ bê tông bản mặt
Đập đá đổ chống thấm bằng tấm bản mặt bê tông cốt thép, gọi tắt là đập đá đổ
bản mặt bê tông (CFRD) là loại hình đập được phát triển ở nhiều nước trên thế giới
trong vài thập kỷ gần đây như Trung quốc, Brazil, Italya, Nam tư, Mỹ…
Cấu tạo mặt cắt ngang đập gồm có các khối đắp khác nhau (xem hình). Tùy
theo chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng mà có cấu tạo và yêu cầu vật liệu khác
nhau. Từ thượng lưu về hạ lưu có các khối chủ yếu như sau: bản mặt bê tông, lớp đệm,
lớp chuyển tiếp, khối đá đổ chính và các khối đá đổ thứ cấp và cuối cùng là lớp đá lớn
bảo vệ mái hạ lưu. Ngoài ra phía thượng lưu ở chân bản mặt còn có các lớp gia tải để
hỗ trợ chống thấm cho bản mặt và tăng cường ổn định mái và bản chân. Theo Tiêu
chuẩn Trung quốc, nền bản chân đập cao trên 70m có thể đặt trên đá phong hóa mạnh
đến vừa, với đập trên 70m đặt trên đá phong hóa vừa đến tươi. Khối đá đổ đặt trên mặt
lớp đá phong hóa mạnh.
Tuyến chống thấm của đập gồm tường chắn sóng, tấm bản mặt, tấm bản chân
và thiết bị chống thấm ở nền và vai đập. Các bộ phận này nối với nhau bằng hệ thống
các khớp nối mềm kín nước. Kết cấu màn chống thấm ở nền bản chân được lựa chọn
tùy thuộc vào điều kiện địa chất nền. Đoạn lòng sông và thềm bậc 1 (H70m) đặt trên
đá phong hóa vừa đến tươi dùng biện pháp khoan phụt vữa xi măng tạo màn chống
thấm. Đoạn vai đập đặt trên nền phong hóa mạnh, có nhiều đứt gãy và xen kẹp dùng
biện pháp tường chống thấm bê tông cốt thép (cutoff) nối bản chân với lớp đá phong
hóa vừa, dưới đó tiếp tục khoan phụt đến khi lượng mất nước đơn vị nhỏ hơn 3 lu.
Kết cấu đập là đập đá đổ chống thấm bằng bản mặt bê tông có những ưu điểm
nổi bật như sau:
- Loại đập này có ưu điểm là sử dụng vật liệu tại chỗ. Do chống thấm bằng bản
mặt bê tông nên hầu như không có dòng thấm đi qua, trong thân đập không có đường
bão hòa nên triệt tiêu được áp lực kẽ rỗng (một yếu tố gây mất ổn định rất khó đánh
giá) vì vậy đập có độ ổn định cao hơn. Kiểu đập này do vậy có mái dốc lớn, tiết kiệm

được vật liệu xây dựng. Điều đó không những có ý nghĩa về mặt giảm vốn xây dựng
mà với đập cao, khối lượng lớn, thời gian thi công ngắn thì còn có ý nghĩa về mặt
giảm nhẹ được cường độ thi công công trình. Khi động đất xẩy ra, do đại bộ phận đập
đều khô nên dù có bị rung lắc mạnh, trong thân đập không xuất hiện áp lực kẽ rỗng
nên đập ít bị đe dọa hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với vùng có động đất lớn
như vùng Cửa Đạt.
- Về mặt thi công, việc đắp đập ít lệ thuộc vào thời tiết và có thể tiến hành đồng
thời với việc xử lý nền và thi công bản chân nên tốc độ xây dựng sẽ nhanh hơn. Một
điểm ưu việt nữa của loại đập này là có thể xả lũ thi công qua mặt cắt đắp dở với biện
pháp bảo vệ tương đối đơn giản, sau khi xả lũ xong có thể tiếp tục đắp mà không phải
xử lý bề mặt quá phức tạp.
5. Các vấn đề kỹ thuật sử lý nền, xử lý chống thấm cho đập
Đập đá đổ là loại đập có yêu cầu về mặt nền móng, cao hơn đập đá đổ lõi giữa.
Yêu cầu về vật liệu đá đổ cũng cao hơn để hạn chế độ lún của đập, đặc biệt là phần
thượng lưu để không gây ra nứt nẻ do chuyển vị của tấm bê tông bản mặt. Ngoài ra
Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 15


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

loại đập này cũng yêu cầu phải sử dụng một số vật liệu cao cấp như phụ gia cho bê
tông cốt thép, đặc biệt là các vật liệu làm khớp nối, trong đó một số vật liệu phải nhập
ngoại. Ngoài ra, đây là loại hình đập mới, kinh nghiệm thiết kế và xây dựng của chúng
ta còn rất ít ỏi, cần phải đầu tư nghiên cứu, học hỏi... Tuy nhiên có thể khẳng định đập
CFDR có nhiều ưu điểm nổi bật hơn các loại đập truyền thống đã xây dựng ở nước ta

cả về vốn đầu tư lẫn điều kiện thi công và mức độ an toàn.
Đập chính Cửa Đạt là đập vật liệu tại chỗ cao thứ hai sau đập Hoà bình. Với
việc chọn loại đập CFRD, về mặt kỹ thuật công tác thiết kế cần giải quyết các vấn đề
mấu chốt như vấn đề xử lý nền công trình, đặc biệt là nền bản chân, xử lý các đứt gẫy;
vấn đề bố trí các khối trong thân đập, tận dụng vật liệu phế thải; giải pháp kháng chấn
đảm bảo ổn định công trình... Trong thiết kế và thi công đã đề cập đến một số giải
pháp xử lý nền bản chân đập.
Nền bản chân đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì đây là bộ phận sâu nhất của
tuyến chống thấm, vừa chịu áp lực cao, lại vừa khó sửa chữa khi có hư hỏng. Theo tiêu
chuẩn thiết kế SL/228-98 của Trung quốc được phép sử dụng cho công trình Cửa Đạt,
việc xử lý nền công trình nói chung đặc biệt là nền bản chân phải đảm bảo “Giảm nhỏ
sự biến hình của nền, tăng cường sức chịu cắt, tính chống thấm và chống xói mòn vật
liệu, cải thiện độ bằng của mặt nền...”.
Đối với đập Cửa Đạt, căn cứ vào đặc điểm địa chất tuyến bản chân và các yếu
tố kinh tế kỹ thuật khác, ở hai vai đập dự kiến đặt bản chân ở phần dưới lớp phong hoá
mạnh, còn ở lòng sông đặt trên đá phong hoá vừa đến nhẹ. Theo đó biện pháp xử lý
nền khác nhau:
(1) ở phần lòng sông, lớp đá phong hoá mạnh tương đối mỏng nên có thể áp
dụng giải pháp xử lý nền truyền thống: khoan phụt cố kết và khoan phụt chống thấm
bằng vữa xi măng. Tại khu vực lòng sông, đập chịu cột nước lớn, do vậy màng chống
thấm phải được thiết kế và thi công đảm bảo tính bền vững và khả năng chịu lực. Cần
có quy trình thi công hợp lý, thiết bị thi công đảm bảo và kiểm tra chất lượng chặt chẽ.
(2) ở hai vai, đặc biệt là vai trái, do lớp đá phong hoá vừa rất dày (có chỗ trên
40m), nếu bóc hết đại bộ phận lớp này thì khối lượng đào sẽ rất lớn. Do vậy bản chân
phải đặt trong lớp đá phong hoá mạnh. Tuỳ theo vị trí bản chân có thể đặt ở độ cao
thấp khác nhau. Trong điều kiện đá phong hoá mạnh, khả năng khoan phụt vữa thông
thường để cố kết nền và tạo màng chống thấm là rất khó khăn. Nếu dùng biện pháp
khoan phụt đặc biệt thì cần có chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, thời gian và vốn.
Trong tình hình đó, vận dụng tiêu chuẩn Trung quốc, cơ quan thiết kế đưa ra
giải pháp xử lý mà nhà thầu trong nước có thể thi công được. Đó là phương pháp làm

tường chống thấm kết hợp khoan phụt vữa xi măng tạo màn chống thấm và. Nội dung
chính của giải pháp này như sau:
- Tạo màn chống thấm: Khoan phụt vào lớp đá phong hoá vừa-nhẹ và một phần
đá phong hoá mạnh có thể phụt được, tiếp đó làm tường bê tông qua lớp đá phong hoá
mạnh còn lại. Nối tường bê tông với bản chân bằng khớp nối mềm chống thấm.
- Cố kết nền: Trường hợp nền có thể khoan phụt được thì khoan phụt néo thép
bình thường. Nếu nền không khoan phụt được thì kéo dài néo xuống đá phong hoá
vừa, khoan néo và đổ bê tông tạo thành cọc chống, néo cọc vào bản chân.
Cao độ đặt bản chân và biện pháp khoan néo sẽ được xác định khi có kết quả thí
nghiệm khoan phụt vào lớp đá phong hoá tại hiện trường và được điều chỉnh khi mở
móng bản chân đập.
Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 16


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

Với giải pháp này, việc xử lý gia cố nền là khá triệt để nhưng thi công khá
phức tạp do có nhiều biện pháp kết hợp. Đặc biệt việc thi công tường chống thấm trên
vai đập có khó khăn về mặt bằng, việc đào hào trong đá phong hoá mạnh tốc độ sẽ hạn
chế.
6. Các vấn đề về kỹ thuật đã được xử lý trong quá trình thi công
6.1. Khôi phục đập chính sau lũ 2007
Do ảnh hưởng của cơn bão số 5 từ ngày 4 đến 5/10/2007 gây ra mưa lũ lớn vượt
tần suất thiết kế nên đã làm hư hại một phần đập chính ở phần lòng sông do xói, sạt.
Căn cứ theo bình đồ thực tế hiện trạng khu vực đập chính bị hư hại sau lũ, giải pháp

xử lý được đề ra nhằm đảm bảo được các yêu cầu: Chất lượng khối đá đắp của phần
thân đập còn lại đảm bảo yêu cầu thiết kế, khối lượng và thời gian xử lý ít, hạn chế đào
bạt các khu vực đá đắp thân đập đảm bảo chất lượng (Bên vai phải đập)… Biện pháp
xử lý như sau: Toàn bộ phạm vi bị ảnh hưởng do dòng chảy lũ tác động gây xói, sạt,
xáo trộn, cuốn trôi được bóc xử lý bề mặt với chiều dày trung bình 1.50 m và phạm vi
đào bạt mái và lấy mẫu thí nghiệm để đánh giá chất lượng đá đắp thân đập thông qua
các chỉ tiêu yêu cầu của thiết kế và sau khi kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu thiết kế thì
mới được đắp tiếp.
6.2. Tiêu thoát nước hố móng thượng lưu
Do hệ thống ống thoát nước thân đập đã được lắp đặt trước đây qua mùa lũ đã
bị tắc và hư hỏng nên không đảm bảo được khả năng tiêu thoát nước từ thân đập về
thượng lưu. Với điều kiện khu vực hố móng thượng lưu đoạn bản chân tại vị trí thấp
nhất tương đối hẹp và ở sâu (Từ đáy hố móng đến đỉnh đê quai thượng lưu khoảng
40.0 m) do vậy việc bơm tiêu nước hố móng là rất khó khăn, nếu không giải quyết
được vấn được vấn đề tiêu thoát nước thì sẽ không thi công được bê tông bản mặt,
khớp nối… và sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình. Biện pháp xử lý
đã được thực hiện thành công như sau:
- Lắp đặt các giếng thu nước bằng thép đường kính D= 1000mm
- Trong mỗi giếng lắp 1 máy bơm chìm công suất 100 m3/h để bơm nước từ
trong giếng về hố móng thượng lưu.
Công trình Đầu mối thủy lợi Cửa Đạt thuộc loại công trình đặc biệt lớn, có điều
kiện địa chất phức tạp, là một trong những công trình lần đầu tiên áp dụng loại đập đá
đổ bản mặt bê tông ở Việt nam nên giai đoạn tới còn tiếp tiếp tục giải quyết nhiều vấn
đề chuyên sâu phục vụ cho thiết kế chi tiết, thi công và vận hành công trình.

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 17



Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

CHƯƠNG V: CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG BÃI THƯỢNG
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
I: Giới thiệu dự án.
1. Tên công trình, địa điểm xây dựng:
1.1. Tên công trình:
Đập dâng Bãi Thượng
1.2. Địa điểm xây dựng:
+ Tại khu vực trên sông Chu thuộc địa phận Huyện Thường Xuân – Tỉnh Thanh
Hoá. Vị trí công trình đầu mối cách Đập Cửa Đạt 17 – 19Km về phía hạ lưu và cách
Trung tâm Thành phố Thanh Hoá khoảng 40 – 45Km.
1.3. Hình thức đầu tư:
- Giai đoạn Pháp xây mới từ năm 1919 - 1926.
- Giai đoạn Trung Quốc trúng thầu cải tạo nâng cấp 1997 – 2000.
1.4. Khu hưởng lợi:
Khu hưởng lợi của dự án nằm trên địa phận của các đơn vị hành chính là:
Thành phố Thanh Hoá, các huyện: Ngọc Lặc, Thường Xuân, Triệu Sơn, Thọ Xuân,
Đông Sơn.
2. Chủ đầu tư:
- Giai đoạn 1919 đến 1026 do Pháp xây dựng.
- Giai đoạn Việt Nam làm Chủ đầu tư và Nhà tầu Trung Quốc trúng thầu.
3. Nhiệm vụ chính của Công trình:
a- Chống lũ bảo vệ hạ du Sông Chu.
b- Cấp nước cho Công nghiệp và sinh hoạt.
c- Tạo nguồn nước tưới ổn định cho sản xuất nông nghiệp.
4. Cấp công trình.

- Công trình chính: Cấp III.
5. Hạng mục chính của công trình đầu mối:
a- Đập dâng:
- Kết cấu bê tông.
b- Cống lấy nước:
- Kết cấu bê tông.
6. Thời gian thực hiện dự án:
+ Thời Pháp xây dựng từ 1919 đến 1926.
+ Thời Nhà thầu Trung Quốc trúng thầu từ 1997 đến 2000.
II: Đặc điểm vùng dự án.
1. Giới hạn vùng dự án.
Công trình Đập dâng Bãi Thượng nằm ở lưu vực sông Chu.
- Giao thông:
+ Đường vào Công trình là đường nhựa rộng 7m.
2. Các đặc trưng khí tượng.
Nhiệt độ, không khí:
+ Tmax = 420C.
+ Ttb = 23,70C.
+ Tmin = 50C.
- Độ ẩm W = 85%.
Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 18


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập


+ Bốc hơi trung bình nhiều năm Z0 = 836mm.
+ Nắng bình quân Nbq = 1678h/năm.
+ Mưa bình quân nhiều năm X0 = 1790mm.
3. Các đặc trưng thuỷ văn.
Lưu vực Sông Chu tính đến cửa sông (ngả ba Giành) 7.550Km 2, trong đó hơn
50% diện tích nằm bên đất Lào, chiều dài sông chính khoảng 325Km.
.Trên tuyến sông cáo các trạm đo Thuỷ văn.
4. Đặc điểm kinh tế - Xã hội.
Khu vực xây dựng công trình đầu mối thuộc Huyện Thường Xuân – Tỉnh
Thanh Hoá, cách biên giới Việt – Lào khoảng 40Km. Đây là vùng kinh tế còn kém
phát triển, dân cư thưa thớt, còn nhiều dân tộc chung sống, với nguồn sống chủ yếu là
làm nương, rẫy và trồng lúa, kinh tế tự cung, tự cấp, điều kiện Kinh tế - Xã hội được
Nhà nước xếp vào diện đặc biệt khó khăn.
B. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
I. Quy mô và kết cấu công trình.
1. Giai đoạn Pháp xây dựng 1919 đến 1926.
1.1. Đập dâng.
+ Kết cấu bê tông không có cốt thép, cao trình đỉnh tràn +23.50, bể tiêu năng
dài 6m.
1.2. Cống lấy nước.
+ Kết cấu bê tông không có cốt thép.
2. Giai đoạn Trung Quốc trúng thầu xây dựng 1997 đến 2000.
2.1. Đập dâng.
+ Kết cấu bê tông cốt thép mác 20Mpa, cao trình đỉnh tràn +24.30, bể tiêu năng
dài 23m.
2.2. Cống lấy nước.
+ Kết cấu bê tông cốt thép mác 20MPa, có 5 cửa cống lấy nước kích thước mỗi
cửa B = 2m, một âu thuyền B = 4m. Nối tiếp sau cống là kênh dẫn hình thang mái lát
bê tông cốt thép.


Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 19


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Được sự cho phép của Trường Đại Học thủy lợi Hà Nội, Khoa Công trình,
Phòng đào tạo Đại học và khoa sau đại học; căn cứ vào mục tiêu đào tạo thạc sỹ, đoàn
tham quan gồm các thầy, cô giáo trong bộ môn Thủy công và tập thể lớp Cao học
17C1 đã có chuyến thăm quan thực tế ở Thanh Hoá trong các ngày từ 16 và 17/5/2010
tới các công trình đập Bái Thượng và hồ chứa nước thuỷ lợi – thuỷ điện Cửa Đạt.
Mục đích giúp học viên hiểu vị trí vai trò nhiệm vụ quan trọng của công trình thủy lợi
đối với từng vùng, đồng thời tăng vốn tích lũy thực tế cho các học viên khi thiết kế và
thi công công trình, tạo điều kiện cho các học viên trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý
thức và tinh thần tập thể. Nắm bắt được tinh thần đó trên đây là báo cáo kết quả thu
được từ chuyến thăm quan này.
Sau hai ngày đi thực tế công trình, thầy cô và các học viên Đoàn tham quan
thực tập Cao học công trình thủy Khóa 17 (17C1 và 17C2) đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ mà nhà trường đề ra.
Chuyến đi rất có ý nghĩa, giúp các học viên thăm quan thực địa để có những
kinh nghiệm cho công tác thiết kế và thi công công trình thuỷ công, đồng thời gắn kết
tình cảm giữa thầy, cô giáo và học viên. Không những vậy chuyến đi còn tạo điều kiện
thuận lợi cho các Học viên có thêm mối quan hệ mới với những kỹ sư, cán bộ công
trình giao lưu trao đổi kinh nghiệm.

Qua chuyến đi này tập thể lớp CH17C1 xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
trong Bộ môn Thủy công đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2010

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 20


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

MỘT SỐ HÌNH ẢNH
TRONG CHUYẾN THAM QUAN HỌC TẬP

1.TS Lê Xuân Khâm giới thiệu công trình hồ chứa nước Cửa Đạt

2. Đồng chí Trần Văn Hiển

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 21


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp


Báo cáo thực tập

3. Toàn cảnh đập Bái Thượng trên sông Chu

4. Toàn cảnh khu vực lòng hồ Cửa Đạt

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 22


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

5. Đập chính có kết cấu bằng đá đổ

6. Lớp bê tông chống thấm thượng lưu đập

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 23


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập


7. Cửa xả lũ 5 khoang, mỗi khoang rộng 11 mét, cao 17 mét

8. Cửa van cung bằng thép, đóng mở bằng xi lanh thuỷ lực

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 24


Trường Đại học Thuỷ lợi
nghề nghiệp

Báo cáo thực tập

9. Nhà máy phát điện với công suất 97 MW

Lý Minh Dương– Lớp: CH17C1

Trang 25


×