Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bai thu hoach giao vien mam non hang 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.85 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
1/ Lý do tham gia khóa bồi dưỡng:
Thời gian gần đây, dư luân xã hội cũng đặc biệt chú ý và không khỏi băn
khăn về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non sau
khi hàng loạt vụ việc được phát hiện. Tại một số cơ sở giáo dục mầm non trong
nước xảy ra các vụ việc tai nạn thương tích, bạo hành, xâm hại, bắt cóc, ngộ độc
thực phẩm tại trường mầm non… để lại những ảnh hưởng không nhỏ về mặt thể
chất, tinh thần của trẻ, gây bức xúc trong các bậc phụ huynh.
Đối với trẻ ngoài gia đình thì cô giáo dạy mầm non có thể xem như một
“người mẹ thứ hai” để giúp trẻ có thêm tự tin, học hỏi được nhiều điều và giáo
dục những kiến thức đầu tiên cho trẻ trong môi trường trường lớp. Chính vì vậy
mà người giáo viên mần non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục ra
một thế hệ “ Mầm non” tương lai cho đất nước
Nhận thức rõ vai trò của Giáo dục Mầm non trong hệ thống giáo dục các
cấp học, trong qúa trình công tác bản thân là một giáo viên mầm non cần phải yêu
nghề, mến trẻ, phải tự tin, bình tĩnh xử lý những tình huống mà trẻ đặt ra trong
quá trình giảng dạy. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Gần gũi, quan tâm chăm sóc trẻ, nhất là những trẻ
ăn chậm, khó ăn, khó ngủ, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, không
coi thường, bỏ bê trẻ, đối xử công bằng với trẻ. Trẻ được bảo đảm an toàn về thể
chất và tinh thần và nhiệm vụ của chúng tôi là đào tạo những trẻ thơ như hiện
nay; tâm hồn trẻ như là trang giấy trắng như câu nói “ Trẻ em như búp trên cành,
biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Do vậy, tham gia khóa bồi dưỡng nâng
hạng III của giáo viên mầm non, ngoài lí do trang bị điều kiện cần cho việc nâng
hạng, tôi còn mong muốn được bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng giảng dạy ở
bậc học mầm non nhiều hơn nữa để cho trẻ được lĩnh hội những cái mới lạ mà trẻ
có thể trải nghiệm.
Do vậy, tham gia khóa bồi dưỡng với chúng tôi là một việc làm cần thiết và có ý
nghĩa.
Những băn khoăn, vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình dạy học và giáo
dục mà bản thân đang gặp phải và mong muốn giải quyết:


Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, nâng cao chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng của các trường mầm non. Đối với
một ngành học đặc thù như ở mầm non thì ngoài việc trang bị cho trẻ những
kiến thức, kỹ năng cần thiết, còn cần hình thành cho các em phát huy những
tiềm năng đang nảy nở ở trẻ.
Nhiều người nghĩ rằng làm nghề giáo viên mầm non thoải mái và tự do,
nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy; để lo cho từng bữa ăn giấc ngủ của
1


trẻ, giáo viên mầm non phải chịu rất nhiều áp lực. Ngoài việc quản lý trẻ nhỏ ra,
từ việc soạn giáo án, chăm lo, tổ chức trò chơi các cô còn phải để ý tới tâm lý của
từng bé khiến các cô luôn phải bận bịu suốt ngày, áp lực về thời gian và trách
nhiệm là vô cùng lớn đối với giáo viên mầm non.
Ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên phấn đấu cho một chế độ công
bằng và văn minh, dân chủ và giàu mạnh. Ấy thế mà trong xã hội vẫn tồn tại một
hiện tượng làm nhức nhối trái tim và lương tri của những người lương thiện. Đó
là hiện tượng bạo hành trẻ em và đó cũng là đề tài được mọi người quan tâm. Vì
lý do đó tôi chọn đề tài " Yêu cầu trường mầm non an toàn và các giải pháp đảm
bảo an toàn, phòng, chống bạo hành cho trẻ ở trường mầm non nơi chị công tác"
để tìm hiểu kỹ hơn.
1.1/ Đối tượng nghiên cứu:
Qua quá trình bồi dưỡng được học tập và nghiên cứu cùng với sự hướng
dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy chương trình bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non ở hạng III, bản thân
tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích.
Toàn khóa bồi dưỡng có nhiều chuyên đề hay, hấp dẫn và bổ ích, trong
khóa bồi dưỡng tôi tâm đắc nhất đó là đề tài số 06 " Yêu cầu trường mầm non an
toàn và các giải pháp đảm bảo an toàn, phòng, chống bạo hành cho trẻ ở trường
mầm non nơi chị công tác"

1.2/ Các nhiệm vụ được đặt ra cho bài viết thu hoạch:
+ Xác định chủ đề thu hoạch phù hợp với nhu cầu, công việc của bản thân.
+ Nghiên cứu chủ đề đã chọn: Xác lập lí thuyết, thực trạng và đề xuất giải pháp
cho thực trạng đã nêu ra.
+ Một số kiến nghị giúp công tác bồi dưỡng, quản lí lớp hiệu quả hơn.
1.3/ Dự kiến nội dung:
Nội dung chính của bài thu hoạch gồm 3 phần:
+ Phần 1: Kết quả thu hoạch khi tham gia khóa bồi dưỡng
+ Phần 2: Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng.
+ Phần 3: Một số đề xuất, kiến nghị.

2


NỘI DUNG
PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG
Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi dưỡng tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm Non hạng III được quý thầy cô của
trường Đại Học Sư Phạm Huế truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gồm những
nội dung:
Chuyên đề 1. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Chuyên đề 2. Luật Trẻ em và hệ thống quản lý giáo dục
Chuyên đề 3. Kỹ năng làm việc nhóm
Chuyên đề 4. Kỹ năng quản lý thời gian
Chuyên đề 5: Phát triển Chương trình GDMN của khối lớp
Chuyên đề 6: Xây dựng môi trường tâm lí - xã hội trong giáo dục trẻ ở trường
mầm non
Chuyên đề 7: Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non
Chuyên đề 8: Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non
Chuyên đề 9: Kỹ năng hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho

giáo viên
Chuyên đề 10: Tổ chức, huy động cộng đồng tham gia giáo dục trẻ mầm non
Chuyên đề 11: Đạo đức của GVMN trong xử lý tình huống sư phạm ở trường
mầm non
Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người giáo viên
giảng dạy trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Với 11 chuyên
đề đã giúp cho bản thân tôi nhận thức được nhiều vấn đề:
Hiếu biết về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Tổ chức thực thi quyền
lực nhà nước
Hiểu biết những vấn đề cơ bản về quyền trẻ em; Các quyền của trẻ em
trong công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em; Cách thức thực hiện Quyền trẻ
em ở Việt Nam
Nắm bắt được lợi ích của việc làm việc nhóm và lên kế hoạch thời gian cho
bản thân sau cho hợp lý. Các phương pháp và kỹ thuật làm việc nhóm hiệu quả
của GVMN.
Được trang bị những vấn đề chung về quản lý thời gian của GVMN; Các
bước quản lý thời gian: Lập thời gian biểu; Thực hiện thời gian biểu; Kiểm soát,
đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện thời gian biểu.
Hiểu được các yêu cầu đối với phát triển chương trình GDMN của khối
lớp; Nội dung và các hoạt động phát triển chương trình GDMN của khối lớp,…
Hiểu được cách đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non cũng như chọn đề
tài và viết sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non

3


Có những tri thức liên quan đến những vấn đề chung về môi trường tâm lý
- xã hội trong giáo dục trẻ mầm non; Yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường
tâm lý-xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non; Các biện pháp xây dựng môi
trường tâm lý - xã hội trong giáo dục trẻ ở trường MN,…

Nắm bắt được những xu hướng đổi mới về đánh giá trẻ mầm non; Quy
trình và kỹ thuật thiết kế công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ; Sử dụng các công
cụ đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non; Xử lý kết quả và phân tích sự phát
triển của trẻ mầm non.
Hiểu rõ những vấn đề chung về năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm
non và hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm
non; ....
Có được những kiến thức về vai trò của cộng đồng trong việc chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non; Nội dung, phương pháp huy động cộng
đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non; Hình thức tổ chức huy động
cộng đồng tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non,…
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG BẠO HÀNH
CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Khái niệm về môi trường giáo dục an toàn và bạo lực học đường
Nghị định số: 80/2017/NĐ-CP có những quy định chung về môi trường
giáo dục an toàn:
- Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được
bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.
- Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn
xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống
lành mạnh, ứng xử văn hóa.
- Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học
được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ
và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.
- Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân
thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các
hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ
sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
2.2. Một số vấn đề chung về trường học an toàn và các giải pháp đảm
bảo an toàn, phòng, chống bạo hành cho trẻ ở trường mầm non .

Trong thời gian gần đây những vụ bạo lực trẻ em liên tiếp xảy ra khiến dư
luận bàng hoàng. Đó là một phụ nữ giúp việc có hành vi bạo hành một bé
gái chưa đầy hai tháng tuổi ở phường Quang Trung, TP Phủ Lý (tỉnh Hà
4


Nam). Vụ bé trai 10 tuổi bị bố đẻ và mẹ kế bạo hành đến rạn sọ não ở Hà
Nội và một số cô giáo đánh đập trẻ nhỏ ở cơ sở mầm non Mầm Xanh
(phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh). Trường hợp tại cơ sở mầm
non Sen Vàng tại Minh Khai (Hoàng Mai-Hà Nội). Clip xuất hiện trên mạng
vào ngày 5/02 kéo dài 2 phút cho thấy trẻ bị cô giáo liên tục cầm dép đánh
vào đầu trẻ và có những lời lẽ khó nghe. Lý do trẻ bị đánh chỉ đơn giản là
cháu tè ra sàn nhà khiến cô giáo bực tức và không kiềm chế được nóng
giận. Chứng kiến vụ việc bạo hành được camera ghi lại, không chỉ các bậc
phụ huynh mà đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Trẻ em (Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội) đều lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ về tính chất, mức
độ, hậu quả mà các vụ bạo hành này gây ra đối với trẻ nhỏ.
Mấy năm gần đây, nhiều vụ bạo hành trẻ nhỏ, thậm chí có một vài trẻ em đã
bị chết oan vì sặc cháo thường xảy ra ở các cơ sở mầm non tư thục, nhóm
giữ trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập. Những vụ bạo lực này có điểm chung
là hầu hết các bảo mẫu, giáo viên có hành vi sai phạm đều chưa được đào
tạo về nghiệp vụ sư phạm mầm non, thiếu kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ
nhỏ; có người do trình độ văn hóa hạn chế, chưa có kiến thức, kỹ năng làm
mẹ cũng vào làm việc ở các cơ sở giáo dục này. Điều đáng nói hơn, phần lớn
trẻ nhỏ bị bạo hành thường là con công nhân, lao động nghèo ở các khu công
nghiệp không có điều kiện gửi con mình vào các cơ sở mầm non uy tín, chất
lượng cao.
Các vụ bạo hành trẻ em chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm theo luật định. Tuy
vậy, vấn đề cả xã hội quan tâm và các gia đình mong muốn là làm thế nào để
ngăn ngừa không cho những vụ hành hạ trẻ em tương tự xảy ra. Muốn vậy, việc

cần làm hiện nay là các địa phương phải sớm vào cuộc rà soát, kiểm tra các nhóm
giữ trẻ độc lập, các cơ sở mầm non tư thục, kiên quyết đóng cửa đối với những cơ
sở không đạt chuẩn theo điều lệ giáo dục mầm non; chủ động thanh lọc đối với
các bảo mẫu thiếu kiến thức, trình độ, kỹ năng nuôi dạy, chăm sóc trẻ nhỏ.
Trẻ em được ví như mầm non, măng non, thiên thần… Nhưng những mầm
non, măng non, thiên thần ấy có phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần hay
không thì các em không những được thụ hưởng một chế độ chăm sóc khoa học về
dinh dưỡng, giấc ngủ, vệ sinh, sức khỏe mà còn phải được bao bọc, che chở trong
tình thương yêu của cha mẹ, gia đình, giáo viên và được “thiết lập vành đai an
toàn” từ trách nhiệm của cả cộng đồng, xã hội. Hay nói cách khác, các trẻ nhỏ
phải được sống trong một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Đó
là môi trường giáo dục mà các em được bảo vệ, tôn trọng, đối xử công bằng, bình
đẳng và nhân ái; không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, không bị bạo lực. Đây
cũng là mục tiêu đặt ra khi Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP
5


ngày 17-7-2017 “Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện, phòng, chống bạo lực học đường”.
Những vụ bạo lực nổi bật, đặc biệt trong trường học, có thể khiến trẻ em
rối trí và sợ hãi vì các em có thể cảm thấy mình đang bị nguy hiểm hoặc lo lắng
cho bạn bè hay những người thân yêu có thể gặp nguy hiểm. Các em sẽ tìm người
lớn để hỏi thông tin cũng như để được hướng dẫn cách ứng phó với vấn đề này.
Phụ huynh và giáo viên có thể giúp các em cảm thấy an toàn bằng cách trò
chuyện với các em về nỗi lo sợ mà các em đang trải qua và tạo cho các em một
trạng thái an toàn và bình thường.
Trấn an trẻ rằng các em được an toàn: Nhấn mạnh rằng trường học rất an
toàn. Công nhận những cảm xúc trẻ đang có. Giải thích rằng tất cả những cảm
xúc đó là bình thường khi một thảm họa xảy ra. Hãy để trẻ nói về cảm xúc của
chúng, giúp trẻ nhìn nhận những cảm xúc ấy một cách chừng mực hơn, và giúp

trẻ biểu lộ cảm xúc một cách thích hợp.
Dành thời gian để trao đổi: Dựa vào những câu hỏi của trẻ để xác định
lượng thông tin cần cung cấp cho các em. Hãy kiên nhẫn. Hãy chú ý đến những
dấu hiệu cho biết các em có thể đang muốn bày tỏ, chẳng hạn trẻ luôn quanh quẩn
quanh bạn
Giữ những lời giải thích phù hợp với mức phát triển của trẻ: Trẻ cần thông
tin ngắn gọn, đơn giản kèm với lời trấn an rằng trường học và nhà của các em là
những nơi an toàn và những người lớn có mặt ở đó là để bảo vệ các em. Đưa ra
những ví dụ đơn giản về an toàn học đường như nhắc trẻ nhớ rằng các cổng
trường đã được khóa, các bạn chơi ngoài sân được giám sát
Quan sát trạng thái cảm xúc của trẻ: Một vài trẻ có thể không bộc lộ mối
bận tâm bằng lời nói. Những thay đổi về hành vi, giấc ngủ, hay sự ngon miệng
trong ăn uống có thể cho thấy mức độ lo lắng và bất ổn của trẻ. Ở hầu hết trẻ em,
những dấu hiệu này sẽ giảm bớt theo thời gian và khi được trấn an. Tuy nhiên, vài
em có thể có nguy cơ có những phản ứng mãnh liệt hơn. So với trẻ bình thường
khác, những em từng bị chấn thương tâm lý, trải qua mất mát, bị trầm cảm hay
các bệnh tâm lý khác, hoặc trẻ khuyết tật có thể bị nguy cơ có những phản ứng
nghiêm trọng hơn. Cần tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia sức khỏe tinh thần nếu
bạn có bất cứ mối bận tâm nào.
Hạn chế xem tivi về các sự kiện bạo lực: Hạn chế xem tivi và lưu ý đến các
ti vi đang mở đặt ở chỗ xem chung trong nhà. Những thông tin không thích hợp
với trình độ phát triển của trẻ có thể gây ra lo lắng hoặc rối trí, đặc biệt cho trẻ
nhỏ. Người lớn cần lưu tâm đến nội dung những cuộc trò chuyện của mình trước
6


mặt trẻ, thậm chí là trẻ vị thành niên, và nên giới hạn việc các em phải nghe thấy
những bình phẩm giận dữ, căm ghét, và báo thù khiến các em có thể hiểu nhầm.
Cần nhìn nhận thấu đáo rằng, không giống như những giáo viên từ bậc tiểu
học trở lên, đội ngũ giáo viên mầm non, nhất là các cô nuôi dạy trẻ thường bị áp

lực trong nghề nghiệp bởi trẻ nhỏ rất ngộ nghĩnh, hiếu động do chưa có ý thức
làm chủ bản thân. Vì vậy, để hạn chế, phòng tránh những vụ bạo hành trẻ nhỏ,
chính các cô giáo phải thường xuyên được tập huấn, giáo dục, bồi đắp kỹ năng xử
lý các tình huống với trẻ em thông qua công tác tham vấn tâm lý học đường. Vì
ngoài trình độ, kỹ năng sư phạm, khi được tham vấn, can thiệp tâm lý kịp thời,
các cô nuôi dạy trẻ sẽ giảm bớt những căng thẳng, tự mình kiểm soát được thái
độ, hành vi để ứng xử bình tĩnh, chín chắn, đúng mực, thân thiện với trẻ nhỏ.
2.3. Tiêu chuẩn về môi trường giáo dục an toàn và các giải pháp đảm
bảo an toàn, phòng, chống bạo hành cho trẻ ở trường mầm non .
Theo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn,
thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban
hành, một trường mầm non được coi là an toàn phải đáp ứng 4 tiêu chuẩn.
Thứ nhất, nhà trường có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, hàng năm
xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích của
nhà trường. Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học,
được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích.
Giáo viên, cán bộ công nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các
yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Thứ hai, môi trường xung quanh trường an toàn và có hiệu quả.
Tiêu chuẩn thứ ba là giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ
trong nhà trường (80% nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn được đánh
giá là đạt).
Trong năm không có trẻ bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện
do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường là tiêu chuẩn thứ tư của một cơ sở giáo
dục mầm non an toàn.
Cũng theo quy định, nhà trường cần xây dựng kế hoạch hoạt động phòng,
chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo độc lập, trường mẫu giáo, trường mầm non; có các biện pháp phòng, chống
tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu
nguy cơ gây tai nạn thương tích; thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và

báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích; tổ chức
đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng,
chống tai nạn thương tích vào cuối năm học.
7


2.4. Nội dung xây dựng môi trường giáo dục an toàn và các giải pháp
đảm bảo an toàn, phòng, chống bạo hành cho trẻ ở địa phương
Theo Thông tư số 13 /2010/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010
ban hành về nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương
tích ở trường mầm non như sau:
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể
trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trường mẫu giáo,
trường mầm non.
2. Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền,
giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích:
a) Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an
toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn,
áp phích, khẩu hiệu;
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn,
thương tích;
c) Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích;
d) Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung
ưu tiên các loại thương tích thường gặp do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối
nước, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc;
đ) Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non,
phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai
nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại cơ sở;

e) Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành
giáo dục về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích;
f) Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định;
g) Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn; có phương án khắc phục các
yếu tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích.
3. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
4. Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường
học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học.
Số trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo trở thành nạn nhân của bạo lực xuất hiện
ngày càng nhiều trong thời gian qua khiến dư luận phẫn nộ. Tại sao đã có nhiều
8


quyết định xử phạt, thậm chí có bảo mẫu phải ngồi tù mà nạn bạo hành trẻ mầm
non vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại? Đó là câu hỏi đã và đang đặt ra, đòi hỏi cả xã
hội phải chung tay xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
Đứng trước những vấn đề trên, ở địa phương tôi đã đề ra những nội dung
xây dựng môi trường giáo dục an toàn và các giải pháp đảm bảo an toàn, phòng,
chống bạo hành cho trẻ:
1. Tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường
mầm non để hình thành và phát triển ý thức, hành vi, thói quen tốt, phù hợp với
độ tuổi trong việc thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp mầm non, trong gia
đình và cộng đồng. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động giáo dục trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm phát triển năng lực cá
nhân. Tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể nhằm rèn luyện cho trẻ tính tự lập
học tập, có kỹ năng sống, giáo dục lòng nhân ái...
2. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hè cho cán bộ quản lý và giáo viên.
3. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ

trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
4. Thanh kiểm tra đột xuất tại các nhóm giữ trẻ tư nhân và công lập
5. Xử phạt hành chính hoặc đóng cửa đối với những cơ sở mầm non vi
phạm
Để tăng cường quản lý, giám sát chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục
mầm non cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Cụ thể, các cơ quan chức năng cần
nghiêm túc thực hiện đúng quy chế quản lý việc thành lập trường mầm non, nhóm
trẻ gia đình, lớp mẫu giáo độc lập; tiến hành rà soát đồng bộ, thường xuyên, liên
tục việc dạy và học tại các cơ sở này; đội ngũ giáo viên mầm non cần không
ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp... Đồng thời, kịp thời
phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm xảy ra.

PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA
BỒI DƯỠNG
Nghề giáo viên mầm non là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không
chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây
là nghề làm vì “tình yêu”.
Trước hết để trở thành một giáo viên mầm non, thì người giáo viên phải có
lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình
yêu của người mẹ đối với trẻ. Một ngày, trẻ có gần hai phần ba thời gian sinh hoạt
ở trường với cô (không tính giờ trẻ ngủ ở nhà). Cô cho ăn, cô dỗ ngủ, cô dạy cho
bé tất cả mọi điều cần thiết: Kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh,
về toán, về văn học, chữ viết, về thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất…
9


và không những thế, trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ,
trìu mến, bảo vệ trẻ. Tuy nhiên tình yêu của cô dành cho trẻ phải là tình yêu sáng
suốt, tình yêu có cả sự dịu dàng và cả những yêu cầu mà trẻ phải thực hiện.
Không chỉ yêu trẻ, mà giáo viên mầm non còn phải biết yêu điều mình dạy, nghĩa

là yêu chính công việc của mình. Mỗi ngày 8 tiếng, 10 tiếng, có khi là hơn thế
nữa làm việc ở trường, nào là tiếng trẻ khóc, nào là trẻ chạy va vào nhau ngã, trẻ
đánh nhau, rồi soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học,… Tất cả đè nặng lên đôi vai
người giáo viên, thử hỏi nếu không yêu trẻ và yêu nghề thì làm sao giáo viên có
thể làm hết khối lượng công việc ở trường mà vẫn dịu dàng và yêu thương với trẻ,
chưa kể còn áp lực từ phía phụ huynh và áp lực từ chính cuộc sống.
Là một giáo có thâm niên trong nghề bản thân tôi sẽ luôn nỗ lực cố gắng
học tập và bồi dưỡng để phát triển năng lực bản thân, tiếp tục phát huy vai trò và
vị trí của mình, làm tốt hơn công tác nuôn dạy trẻ. Cụ thể:
- Bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích và bạo hành cho
trẻ là rất quan trọng. Ngoài việc tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà
trường và phòng giáo dục tổ chức bản thân còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn
thiện nội dung, chương trình giáo dục nội khoá và ngoại khoá về phòng, chống tai
nạn, thương tích và bạo hành trẻ cho phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi
và tình hình thực tế ở địa phương. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về cách phòng
tránh tai nạn thương tích và bạo hành trẻ. Chú trọng việc trang bị kiến thức và
hình thành kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích và bạo hành trẻ mầm non
- Tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn
thường gặp như xặc, bỏng, gãy xương…
- Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời
báo cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ.
- Tham mưu với ban giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị phòng, tránh tai nạn, thương tích ( băng, nẹp cứu thương…) củng cố và phát
triển phòng Y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích;
phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường.
- Cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an
toàn và phòng chống bạo hành cho trẻ, để phòng tránh những tai nạn cho trẻ có
thể xảy ra tại gia đình, trên đường đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà.
Tuyệt đối không để trẻ nhỏ và người lạ đi đón trẻ.
- Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, đối xử công bằng với trẻ.

- Trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, giáo dục về mặt đạo đức giáo viên
mầm non
- Tham gia các khóa học bồi dưỡng về đảm bảo an toàn, phòng, chống bạo
hành cho trẻ mầm non

10


KẾT LUẬN
Đảm bảo an toàn cho trẻ là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng
hàng ngày đối với tất cả mọi người. Bản thân là một giáo viên mầm non, là người
mẹ hiền thứ 2 của trẻ, vì thế tôi luôn tìm tòi tạo ra một môi trường vui chơi và học
tập đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Tôi luôn xác định đây là nhiệm vụ quan
trọng phải khắc phục mọi khó khăn chuẩn bị cho trẻ về không gian, môi trường,
đồ dùng, đồ chơi đủ cho trẻ hoạt động hẳng ngày mà vẫn đảm bảo tính khoa học
của hoạt động và an toàn đối với trẻ.
Bác Hồ đã từng viết "Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn biết ngủ, biết học
hành là ngoan" Thế mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô
bạo, phũ phàng, mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Những người bạo hành con cái,
trẻ em là những người không yêu con, không yêu trẻ và có cách giáo dục thiếu
tình thương. Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như
nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng.
Các vụ tai nạn thương tích, bạo hành, xâm hại trẻ em trở thành vấn đề nhức
nhối. Điều này ảnh hưởng đến tương lai trẻ em cũng như khiến các bậc phụ
huynh lo lắng. Vì vậy, việc phòng chống tai nạn thương tích, bạo hành, xâm hại
trẻ em không phải chuyện riêng cá nhân nào mà là trách nhiệm của cả cộng đồng.
Để các em có thể sống trong niềm vui, trong tiếng cười của mọi người thân, của
xã hội. Nếu không thì những vết thương thể xác lẫn tinh thần sẽ mãi theo các em
đến suốt cuộc đời, và sẽ mãi là ác mộng đối với các em.


11


PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Nội dung kiến nghị:
1. Nội dung của các chuyên đề:
Nội dung của các chuyên đề khá phù hợp với mục tiêu của khóa bồi
dưỡng.Các chuyên đề đã cập nhật những kiến thức quan trọng, phù hợp với nhu
cầu, năng lực của đội ngũ giảng viên.
Vậy nên, cần tiếp tục trang bị các chuyên đề này cho học viên ở các kháo
bồi dưỡng tiếp theo.
2. Hình thức tổ chức lớp học:
+ Việc bố trí thứ tự của các chuyên đề: Phù hợp
+ Sĩ số học viên, địa điểm tổ chức lớp học, cách thức tổ chức, quản lý lớp:
Phù hợp
3. Phân công giảng viên tham gia giảng dạy: Phù hợp
Đối tượng kiến nghị:
1. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo
2. Đối với trường Đại học sư phạm Huế:
Cần tiếp tục duy trì hình thức bồi dưỡng nâng hạng cho đội ngũ cán bộ giảng
viên.
Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho giảng viên( kể cả giảng viên trẻ) được
tham gia các khóa bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ.
Cần tăng cường công tác kiểm tra sĩ số lớp, việc thực hiện nhiệm vụ trong
lớp học của học viên nhằm đảm bảo tính nghiêm túc của khóa bồi dưỡng.
3. Đối với giảng viên hướng dẫn các chuyên đề
Giảng viên cần chia sẻ tài liệu để học viên nghiên cứu trước khi tiến hành
bài dạy.
Áp dụng lí luận chuyên đề vào thực tiễn dạy và học tại trường đại học.
4. Đối với Ban cán sự lớp:

Cập nhật tài liệu kịp thời cho học viên thông qua đầu mối của các trường.
Phát huy tinh thần dân chủ bằng cách tập hợp ý kiến chung của cả lướp
trong các hoạt động, tạo ra tính thống nhất cao và tính hiệu quả cho các hoạt
động, đặc biệt là hoạt động học của khóa bồi dưỡng.
Vì điều kiện, thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn bài thu hoạch có
nhiều sai sót mong quý cấp lãnh đạo, quý thầy cô giáo giúp đỡ. Tôi xin chân
thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan bài thu hoạch này do tôi viết.
Người viết bài thu hoạch
Nguyễn Thị Minh Tâm
PHỤ LỤC
12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số: 13/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Nghị định số: 80/2017/NĐ-CP
3. Thông tư liên tịch Số: 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên: Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và
đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non (2017 - 2018)

MỤC LỤC
13


TT
I
1
1.1
1.2

1.3
II

TIÊU ĐỀ
Mở đầu
Lý do tham gia bồi dưỡng
Đối tượng nghiên cứu
Các nhiệm vụ đặt ra cho bài viết thu hoạch
Dự kiến nội dung
Nội dung
Phần 1: Kết quả thu hoạch khi tham gia khóa bồi dưỡng

2.1
2.2

2.3

2.4

Giải pháp đảm bảo an toàn, phòng, chống bạo hành cho trẻ ở
trường mầm non
Khái niệm về môi trường giáo dục an toàn và bạo lực học
đường
Một số vấn đề chung về trường học an toàn và các giải pháp
đảm bảo an toàn, phòng, chống bạo hành cho trẻ ở trường
mầm non
Tiêu chuẩn về môi trường giáo dục an toàn và các giải pháp
đảm bảo an toàn, phòng, chống bạo hành cho trẻ ở trường
mầm non
Nội dung môi trường giáo dục an toàn và các giải pháp đảm

bảo an toàn, phòng, chống bạo hành cho trẻ ở địa phương
Phần 2: Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khóa bồi dưỡng
Kết luận
Phần 3: Kiến nghị và đề xuất
Phụ lục. Tài liệu tham khảo
Mục lục

14

SỐ
TRANG
1
1
2
2
2
3,4

4
4,5,6,7

7
7,8,9
9,10
11
12
13
14



ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC
DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON
HẠNG III
BỒI DƯỠNG TẠI: TTGDTX – QUẢNG NAM
ĐỀ TÀI SỐ: 09
TÊN ĐỀ TÀI: YÊU CẦU TRƯỜNG MẦM NON AN TOÀN VÀ CÁC GIẢI
PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG BẠO HÀNH CHO TRẺ
Ở TRƯƠNG MẦM NON NƠI ANH/CHỊ ĐANG CÔNG TÁC.

Quảng Nam, năm 2018

Đánh giá kết quả thu hoạch
Điểm bằng số:………………….

Họ và tên: Nguyễn Thị Cẩm Nhung

Điểm bằng chữ:………………...

Ngày sinh: 20/08/1980

Cán bộ chấm1:…

Đơn vị công tác: Trường MG Vàng

…………………………….


Anh

Cán bộ chấm 2:……………

15Non - Xã Tam Ngọc - TP Tam Kỳ
Điện thoại: 01675253144

….…………………………


16


17



×