Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

sáng kiến: “ Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.29 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:

……………………………………………………………..

1. Tên sáng kiến:
“ Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thông qua công tác chủ
nhiệm”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Ở bậc Tiểu học giáo viên chủ nhiệm có một vị trí vô cùng quan trọng
trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản
để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở
Giáo viên chủ nhiệm lớp muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, trước
tiên là giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn,
bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi bản thân tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên
chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là hết sức quan trọng, là nhân tố số một quyết định
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Vì vậy công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học có ý nghĩa và vai trò to
lớn trong việc hình thành tri thức và giáo dục nhân cách cho các em. Công tác
chủ nhiệm có tốt thì mới có chất lượng giáo dục tốt, hai vấn đề này có mối liên
hệ mật thiết và tác động lẫn nhau vì mục tiêu chung. Vì vậy, qua quá trình giảng
dạy cũng như làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy có những ưu điềm và khuyết
điểm như sau:
♦ Ưu diểm:
- Giáo viên chủ nhiệm năng nỗ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo đồng thời
củng là người trực tiếp giảng dạy nên thời gian tiếp xúc với lớp chủ nhiệm rất


nhiều, tìm hiểu các em cũng dễ dàng và thuận tiện.
- Đa số các em đi học đúng độ tuổi, ngoan và lễ phép.
- Học sinh có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập.
♦ Khuyết điểm:
a) Về phía nhà trường, giáo viên:
- Một số giáo viên thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo
dục thiếu linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình.

-1-


- Các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao chưa được
chú trọng đúng mức nhằm phát huy tính hiệu quả của nó trong việc nâng cao
chất lượng học tập. ( Do điều kiện sân chơi bãi tập chưa chuẩn )
b) Về phía học sinh:
- Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học.
- Chất lượng học sinh trong lớp không đồng đều.
c) Về phía gia đình, xã hội:
Gia đình học sinh chủ yếu làm ruộng hoặc đi làm thuê nên thường gặp
khó khăn về kinh tế. Phụ huynh phải bươn chải với cuộc sống nên ít có thời gian
quan tâm đến con em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp: nhằm giúp học sinh:
+ Tạo không khí tự nhiên, hứng thú trong giờ học, mạnh dạn phát biểu ý
kiến xây dựng bài.
+ Xác định động cơ học tập đúng đắn trở nên chăm học.
+ Nâng cao chất lượng học tập của học sinh trở nên đồng đều hơn.
♦ Nội dung giải pháp:
Giải pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo
dục phù hợp cho từng đối tượng học sinh:

- Nghiên cứu đặc điểm gia đình và tâm sinh lí từng học sinh để tìm hiểu
thêm những nguyên nhân, yếu tố tích cực hoặc tiêu cực tác động đến các em để
phân loại nhóm học sinh theo đặc điểm học lực, tính cách, năng lực, hoàn cảnh,
…Từ đó có giải pháp giáo dục phù hợp. Để làm được điều đó, người giáo viên
chủ nhiệm còn phải biết phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc
điểm của từng học sinh.
Ví dụ: đều là học sinh chưa hoàn thành nhưng có em do trí tuệ chậm phát
triển, có em do hoàn cảnh, điều kiện, có em do phân tán tư tưởng không tập
trung,…Hay cùng một đối tượng học sinh chưa ngoan có em ảnh hưởng của bên
ngoài, có em do đua đòi,…để làm được điều này khi nhận lớp giáo viên chủ
nhiệm cần linh hoạt và khéo léo trong mọi tình huống.
- Nắm chắc tình hình của lớp, từng đối tượng học sinh: Học sinh gặp hoàn
cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh chưa hoàn thành môn học, học sinh
có năng khiếu…để đưa ra phương pháp dạy và giáo dục thích hợp với từng đối
tượng học sinh.
+ Đối với học sinh có năng khiếu tôi thường tăng thêm bài tập nâng cao
để các em tự học, tự làm phát triển tư duy của các em. Tránh các em có tư tưởng
kêu căng, phải có tinh thần giúp bạn cùng nhau tiến bộ, luôn khiêm tốn học hỏi.
+ Với học sinh chưa hoàn thành môn học, tôi không yêu cầu cao về kiến
thức mà mỗi ngày tôi ra bài tập vừa sức để các em có thể làm. Những học sinh
này tôi thường ra những câu hỏi dễ để các em trả lời trong các giờ học và chính
-2-


các bạn trong lớp cũng thường động viên các bạn bằng những tràng vỗ tay tán
thưởng.
+ Đối với học sinh cá biệt: Tôi quan tâm, gần gũi, nhắc nhở những hành
vi, những khuyết điểm của các em, kết hợp gia đình và nhà trường giáo dục uốn
nắn các em, tìm hiểu nguyên nhân các em chưa ngoan mà tôi giáo dục khéo léo,
nhẹ nhàng tránh xúc phạm đến nhân cách của các em.

- Tôi luôn lắng nghe những ý kiến từ giáo viên bộ môn để kịp thời giải
quyết công việc ở lớp, giáo dục các em kịp thời.
Giải pháp 2: Hướng học sinh đến những hoạt động đoàn kết, quan tâm,
giúp đỡ nhau.
Để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây dựng các tổ
học nhóm, đôi bạn cùng tiến, học sinh hoàn thành tốt môn học kèm học sinh
chưa hoàn thành môn học. Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các
buổi sinh hoạt ngoại khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát
huy tính tích cực học tập của các học sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà
vui, vui mà học giảm bớt đi sự căng thẳng.
Giải pháp 3: Tổ chức xây dựng kế hoạch từng mặt.
♦ Xây dựng đội ngũ cán sự lớp:
Để xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tốt giáo viên cần phải:
- Lựa chọn những em tích cực phân công vào các chức danh trong ban
cán sự lớp.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ cán bộ
lớp.
- Làm rõ nội dung và hướng cụ thể phương pháp hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động của ban cán sự lớp giúp các
em khắc phục khó khan, động viên kịp thời những cố gắng của các em.
♦ Xây dựng nề nếp lớp:
Trong học tập không chỉ chú trọng rèn luyện sự học tập của học sinh mà
còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm học như: kiểm tra bài đầu giờ, trật
tự nghe giảng bài, tự kiểm tra bài làm ở nhà…Vì nề nếp học góp phần quyết
định kết quả của học sinh chính vì vậy tôi xây dựng nề nếp lớp học bằng cách:
- Cho học nội quy lớp học, quy định của giáo viên, nội quy của nhà
trường.
- Tuyên dương nhắc nhở kịp thời những học sinh tiến bộ và chưa tiến bộ.
Từ đó các em biết tự giác lo cho bản thân và tự giác học tập.
Tóm lại khi kết hợp chặt chẽ các hoạt động trên thì nề nếp lớp học sẽ đi

vào khuôn khổ, từ đó giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học dễ dàng hơn.
♦ Về đạo đức:

-3-


- Đưa các em vào nề nếp, rèn các em theo 5 điều Bác Hồ dạy. Biết kính
trên nhường dưới, yêu thương giúp đỡ bạn bè, vâng lời cha mẹ, thầy cô và
người lớn tuổi, phải trung thực, thật thà, đoàn kết giúp đỡ bạn trong lúc khó
khan, biết yêu cái đẹp…
- Giáo dục các em biết chấp hành nội quy trường, lớp.
- Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong năm.
- Xây dựng tập thể đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn trong khó khăn.
- Vận động học sinh tham gia ủng hộ các hoạt động nhân đạo.
♦ Về học tập:
- Yêu cầu học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dung học tập.
Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Tự giác học tập, tư suy
nghĩ những bài tập khó. Muốn được như vậy giáo viên phải có biện pháp giáo
dục nhẹ nhàng, luôn động viên khuyến khích học sinh. Bên cạnh đó cũng có
những biện pháp kiên quyết đối với những học sinh lười học có tính ỷ lại, kịp
thời thông báo về gia đình cùng nhắc nhở, giáo dục các em.
♦ Các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Giáo dục học sinh ý thức xây dựng trường lớp “ Xanh – Sạch- Đẹp”.
- Giáo dục biết lao động tự phục vụ.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn luyện thân thể, thể dục thể thao.
- Động viên các em tham gia những hoạt động đoàn thể tổ chức (như thi
kể chuyện đạo đức Bác Hồ, Giáo dục hiểu các ngày lễ lớn trong năm, chơi trò
chơi dân gian…)
Giải pháp 4: Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Giáo viên chủ nhiệm chính là “người mẹ thứ hai” của các em. Chính vì

thế thông qua cử chỉ khi giao tiếp với các em, qua ánh mắt, nụ cười, cách chỉ
dẫn nhiệt tình và nhẹ nhàng…Điều đó tạo cảm giác thân thuộc ở các em, giúp
các em mạnh dạn khi phát biểu ý kiến xây dựng bài và bày tỏ khó khăn của
mình với giáo viên.
Giải pháp 5: Công tác phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận động, động viên phụ huynh cùng với
phụ huynh bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con học tốt, giáo dục đạo đức ở
gia đình, thu nộp đầy đủ các khoản quy định. Cùng chi hội phụ huynh của lớp
thăm hỏi học sinh đau ốm kịp thời, học sinh gặp khó khăn thường xuyên để có
hướng giúp đỡ... Thường xuyên thông tin để phụ huynh biết tình hình học tập
của con em mình từ đó có định hướng để giáo dục tốt con em.
Giải pháp 6: Nêu gương, khen thưởng kịp thời
Trong công tác chủ nhiệm người giáo viên phải giúp các em học sinh tự
phát hiện lỗi sai của mình, dùng những lời nhận xét nhẹ nhàng, phân tích giúp
các em tự sữa lỗi sai đó nhằm động viên, khích lệ các em trong quá trình học
tập. Học sinh tiểu học rất thích được khen vì vậy khi các em có những việc làm
-4-


đúng dù rất nhỏ giáo viên cũng nên cho các em một lời khen cùng với lời động
viên. Mặc khác các em bắt chước rất nhanh nên giáo viên chủ nhiệm cần nêu ra
một số tấm gương người tốt việc tốt để các em học hỏi và noi theo.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Khi vận dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy rất khả quan. Các em đã
mạnh dạn hơn trong học tập, xác định được động cơ học tập đúng đắn trở nên
chăm học và chất lượng học tập của học sinh trở nên đồng đều hơn. Giải pháp đã
vận dụng thành công ở lớp tôi chủ nhiệm. Đồng thời có thể phổ biến nhân rộng
cho tất cả các lớp trong trường và với giải pháp nêu trên tôi nghĩ có thể áp dụng
có hiệu quả ở các lớp trong huyện.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng giải pháp:
Qua áp dụng cho năm học 2016 – 2017 tôi nhận thấy việc học tập của học
sinh được nâng cao, các em không còn thụ động mà đã mạnh dạn, tích cực trong
học tập hơn rất nhiều dưới sự hướng dẫn của giáo viên, không khí lớp học sôi
nổi hơn. Từ đó chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng lên rõ rệt. Kết
quả cụ thể được thể hiện qua bảng thống kê so sánh sau:
Năm học
Năm học
Nội dung
So sánh %
2015-2016
2016-2017
Tổng số học sinh

18

17

Kết quả hoàn thành chương
trình lớp học

100%

100%

Đạt

Học sinh khen thưởng cấp
trường


10

14

Vượt

Kết quả hạnh kiểm: Năng lực
và Phẩm chất

100%

100%

Đạt

Kết quả các phong trào:
- Đạt giải hội thi cấp trường: 02 giải toán tuổi thơ, 01 giải ba giao lưu
tiếng việt.
Định Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Người mô tả

Huỳnh Công Hiển

-5-



×