Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.59 KB, 56 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG MINH HẢI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG MINH HẢI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số

: 834. 04. 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LƯU NGỌC TRỊNH


HÀ NỘI - năm 2018



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế - xã hội của các địa phương cũng như nền kinh tế của nước ta, kể từ khi
những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh khuyến
khích phát triển các làng nghề gắn kết với việc phát triển kinh tế bền vững tại
các địa phương. Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo của làng nghề truyền
thống ngoài việc cho chúng ta hiểu được bản sắc văn hóa, truyền thống của
một vùng đất, mà còn có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế cao đã cung cấp một
khối lượng lớn, thoả mãn nhu cầu đa dạng các sản phẩm của làng nghề đối
với thị trường trong và ngoài nước.
Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà nẵng, với tổng
diện tích tự nhiên là 4,1 km2, dân số khoảng 89.857 người với 4 đơn vị hành
chính. Phía đông giáp biển Đông với chiều dài 12 km bờ biển là lợi thế để
phát triển về kinh tế biển. Với vị trí địa lý thuận lợi do thiên nhiên ban tặng
như vậy cho nên nền kinh tế ở Đà Nẵng, ngày càng phát triển thịnh vượn trên
con đường hội nhập quốc tế.
Làng điêu khắc tượng đá non nước Ngũ Hành Sơn Nước được hình
thành cách đây hơn 400 năm với những sản phẩm đá mỹ nghệ tinh xảo nổi
tiếng trong và ngoài nước, thu hút lượng du khách đáng kể đến tham quan
và mua sắm hằng năm, sản phẩm được xuất khẩu đi đến nhiều nước trên
thế giới không chỉ góp phần vào việc đưa kinh tế ở Đà Nẵng đi lên mà còn là
một điểm thu hút khách du lịch lớn trên toàn Thế Giới đến với Việt Nam.
Với bề dày lịch sử hình thành lâu đời cho nên việc kế thừa và phát huy, từ
những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, đã làm nên những
sản phẩm điêu khắc đá nổi tiếng.



Tuy nhiên, làng điêu khắc đá truyền thống Non Nước, quận Ngũ Hành
Sơn cũng như nhiều làng nghề khác trên cả nước, bên cạnh những lợi ích lớn
như đã nêu trên, cũng đang đặt ra những vấn đề tồn tại, bất cập liên quan đến
xu thế phát triển và tồn tại của các làng nghề nói chung: như xây dựng quy
hoạch tổng thể cho các làng nghề truyền thống, xây dựng vùng nguyên liệu
ổn định cho các làng nghề truyền thống, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các
sản phẩm của làng nghề truyền thống, xây dựng nguồn nhân lực cho các làng
nghề truyền thống, phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc bảo vệ
môi trường sinh thái, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch để
bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững và chính
sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để làng nghề tiếp tục phát
triển,...Đây là những vấn đề được đặt ra trong quá trình hoạt động thực tiễn
của làng nghề, nó ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển bền vững của các
làng nghề truyền thống mà còn đến chiến lược, chính sách phát triển kinh tế,
xã hội, văn hoá nói chung của Đảng và Nhà nước ta.
Để làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước phát triển một cách
bền vững, thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một nhiều
hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của thành phố
Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn, đòi hỏi các cấp các ngành và
lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cần phải có những chính sách, giải pháp phù
hợp và đảm bảo việc sản xuất cho làng nghề đá non nước, trong đó chú trọng
vấn đề về môi trường sản xuất tại làng nghề, vấn đề bố trí đất cho hộ sản xuất
bị thu hồi đất vào làng nghề, vấn đề chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm...
Tất cả những điều này đòi hỏi phải nghiên cứu hoàn thiện các chính sách
phát triển làng nghề cũng như vấn đề thực thi chính sách đối với sự phát triển
của làng nghề truyền thống.
Xuất phát từ thực tiễn và tính cấp bách của vấn đề, là một cán bộ đang



công tác tại quận Ngũ Hành Sơn, được chứng kiến thực trạng sự phát triển của
làng nghề đá mỹ nghệ ở đây, học viên quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính
sách phát triển làng nghề truyền thống từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành
phố Đà nẵng” để thực hiện luận văn thạc sĩ chính sách công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển làng nghề truyền thống là vấn đề được các cấp, các ngành, các
địa phương quan tâm, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và viết bài trên các
sách báo, tạp chí, bài luận văn, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về chính
sách phát triển làng nghề truyên thống, tiêu biểu về lĩnh vực này bao gồm:
- Tác giả Bùi Văn Vượng “Làng nghề thủ công truyền thống Việt
Nam” , đây là công trình giới thiệu một cách tổng quan về các làng nghề
truyền thống ở Việt Nam.
- Tác giả Trần Minh Yến “Làng nghề truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đây là công trình nghiên cứu mang tính tổng
quan và chủ yếu tập trung nghiên cứu vị trí, tầm quan trọng của làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta
hiện nay.
- Đối với quận Ngũ Hành Sơn, có các công trình của nhóm tác giả
Phùng Văn Thành, Hồ Thị Thanh Thúy và Lưu Vạn Tâm Anh về “Nghiên
cứu xây dựng Lễ hội Thạch nghệ Tổ sư làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” (2015). Tập trung nghiên cứu và
đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức Lễ hội Thạch nghệ Tổ sư ở Làng
nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
- Đề án phát triển làng nghề đá Non nước quận Ngũ Hành Sơn của
UBND quận Ngũ Hành Sơn.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng kiến
thức, thông tin lớn về làng nghề truyền thống ở trên cả nước và ở thành phố



Đà Nẵng, đã có thêmnguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho bản thân trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đề cập đến làng nghề
truyền thống nói chung đối với các làng nghề truyền thống nông nghiệp ở
nông thôn, các vấn đề được phân tích chủ yếu về văn hoá làng nghề, chưa tập
trung phân tích các giải pháp thực hiện chính sách đối với làng nghề truyền
thống việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống còn mờ nhạt.
Đặc biệt, đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu đầy đủ, có hệ
thống về chính sách phát triển làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống tại quận Ngũ
Hành Sơn thành phố Đà Nẵng trong quá thực hiện đền bù, giải tỏa trong quá
trình đô thị hóa.Trên cơ sở đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu theo hướng
chuyên sâu, cụ thể trên phạm vi làng nghề đá truyền thống quận Ngũ Hành
Sơn nhằm nêu rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
của việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ
trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng,
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách
phát triển làng nghề truyền thống. Qua đó, phân tích, đánh giá thực trạng
chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước tại quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường công tác thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền
thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói
riêng và trên cả nước nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ
sau:


Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách

phát triển đối với làng nghề truyền thống nói chung, làng nghề truyền thống
đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Thứ hai: Khảo sát, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách tại
làng nghề điêu khắc Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng nêu ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chính sách phát triển
làng nghề Đá Mỹ nghệ Non Nước, tôn vinh các giá trị truyền thống, mang
bản sắc vùng miền, thân thiện với môi trường và văn minh trong thương mại
trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện hính sách phát
triển làng nghề truyền thống nói chung và phát triển làng nghề truyền thống
đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận,
pháp lý và thực tiễn liên quan đến việc thực hiện chính sách của Nhà nước và
của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non
Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng không đi sâu nghiên cúu các
vấn đề khác như truyền thống, văn hoá, cấu trúc, tổ chức.. của các làng nghề
này.
Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện
chính sách của Nhà nước và của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền
thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện
chính sách của Nhà nước và của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền


thống Đá Mỹ nghệ Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
trong vòng 12 năm trở lại đây (2005 - 2017).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Max - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm của Đảng, Nhà nước; dựa trên cơ sở các chính sách đã ban hành để thực
hiện đối với làng nghề truyền thống của nước ta hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của
khoa học xã hội để giải quyết các mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu
đặt ra. Cụ thể:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý
luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có
và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn
liên quan đến thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống nói
chung và làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước của quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng hiện nay (ở Chương 1).
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh: Dựa vào các
báo cáo chuyên môn của chính quyền địa phương các cấp, các báo cáo
chuyên ngành, các tài liệu liên quan...kết hợp với phương pháp quan sát thực
tế, đánh giá thực tế về hiện trạng phát triển của làng nghề truyền Thống đá
Mỹ nghệ Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng (ở Chương
II).
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh qua đó để đề xuất các quan
điểm, giải pháp nhằm nâng caohiệu quả thực hiện các chính sách liên quan
đến phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ


Hành Sơn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (ở Chương III).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn này là một trong số ít các nghiên cứu về chính sách phát
triển làng nghề truyền thống nói chung và đặ biệt đối với làng nghề truyền
thống Đá Mỹ nghệ Non Nước của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã vận dụng lý luận về đánh giá
chính sách công trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách nhằm phát
hiện các vấn đề tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách phát
triển làng nghề truyền thống làm cơ sở và định hướng cho việc đưa ra các
khuyến nghị về thực hiện chính sách nói chung và các kiến nghị, đề xuất cho
việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non
Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các phân tich, đánh giá về thực hiện chính sách phát triển làng nghề
truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng đã giúp nhìn nhận rõ hơn những kết quả, những tồn tại trong việc
hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Qua đó, đề xuất giúp cho cơ
quan quản lý, các sở, ban ngành có liên quan, các nhà hoạch định chính sách
có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức
thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non
Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đạt được các mục tiêu của
chính sách.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển
làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay.


- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với làng nghề
truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng.

- Chương 3: Quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách
phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng thời gian tới.


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống, đặc điểm và phân loại
1.1.1. Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống
Quan điểm thứ nhất, “Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền
làm nghề thủ công. Ở đây, các hộ dân trong làng không nhất thiết tất cả các
hộ dân trong làng đều sản xuất hàng thủ công. Mà người thợ thủ công nhiều
trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông, nhưng yêu cầu và đòi hỏi về
chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cao tạo nên những sản phẩm độc đáo do
những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng nghề của
mình” [40, tr.10].
Quan điểm thứ hai, “Làng nghề là một nơi quần cư đông người, sinh
hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề
không những là một làng sống chuyên nghề mà là những người cùng nghề
sống hợp quần thể để phát triển tạo ra việc làm lúc nông nhàn. Đực trưng
của các làng nghề Việt nam đó là vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản
sắc dân tộc và nó có những đặc trưng khác biệt của địa phương so với các
địa phương khác” [43, tr.32].
Quan điểm thứ ba, “Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông
thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố là làng và nghề, làng nghề đó tồn tại
trong một không gian nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh
sống bằng nghề thủ công là chủ yếu, giữa họ có những mối liên kết về
kinh tế, xã hội và văn hóa” [42, tr.21].
Quan điểm thứ tư, “Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần

được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các
nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày
lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian” [11, tr.45].


Về mặt pháp lý, tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của
Chính phủ quy đinh, theo đó có thể hiểu:
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn,
có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau.
Nghề truyền thốnglà nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính chất riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày
nay hoặc đang có nguy cơ bị mai một hoặc thất truyền.
Làng nghề truyền thống, là làng có nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công
nhận. Làng nghề truyền thống phải có đủ các tiêu chí của làng nghề, đồng
thời phải có ít nhất một nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm mang
bản sắc văn hoá dân tộc; nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ
nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Từ những cơ sở về các khái niệm trên, có thể khái niệm về làng nghề
truyền thống đó là: Một đơn vị thôn làng đã và đang làm ra một hoặc một số
loại sản phẩm tiêu dùng hay nghệ thuật bằng những phương pháp truyền
thống từ lâu đời và nguyên liệu đặc thù ở địa phương, được pháp luật công
nhận có đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống.
1.1.2. Phân loại và đặc điểm của làng nghề truyền thống ở Việt Nam
Ở nước ta nhiều nghề thủ công ra đời nhằm tận dụng lúc nông nhàn
của đại bộ phận dân cư nông nghiệp, dần phát triển thành sản xuất ra các sản
phẩm độc đáo, tiến hành trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề
nông, từ đó hình thành và phát triển nên các làng nghề và làng nghề truyến

thống.
Dù nhiều làng nghề thất truyền cùng với thời gian, theo thống kê cho
thấy ở nước ta hiện nay có khoảng 5.096 làng nghề và làng có nghề, có 1.839


làng nghề đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Chính phủ... [44, tr.29].
Được phân loại như sau:
Theo chất liệu tạo ra sản phẩm, thì các làng nghề được chia ra làm 14
nhóm, đó là: Đá mỹ nghệ; Đồ gỗ; Mây tre đan, kể cả các sản phẩm đan lát,
bện thủ công; Cói; Gốm sứ; Sơn mài, khảm trai; Thêu ren, Dệt; Cây cảnh;
Giấy thủ công; Tranh nghệ thuật , hoa các loại bằng vải, lụa, giấy; Trò chơi
dân gian; Sản phẩm kim khí; Chế biến nông sản và thực phẩm [48, tr.49].
Theo nhóm sản phẩm, thì có16 nhóm đó là: Điêu khắc, chạm khắc gỗ;
Thủ công mỹ nghệ; Mây tre đan; Gốm, sứ, pha lê; Dâu tằm; Làm giấy; Làm
trống; Chế biến thực phẩm; Thêu, dệt, lụa; Đánh bắt, chế biến hải sản; Đúc đồng,
chạm bạc; Đóng, sửa chữa tàu thuyền; Sản xuất hàng dân dụng; Hoa, cây cảnh;
Làm chiếu; Sơn mài.
Việc phân làng nghề truyền thống như trên chỉ là theo quy ước, bởi
vì cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và cụ thể về phương
pháp phân nhóm làng nghề. Mặc dù được phân nhóm, song các làng nghề
truyền thống hiện nay thường có những đặc điểm chung như sau:
- Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn
bó chặt chẽ với nông nghiệp, các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở
nông thôn sau đó các ngành nghề được tách dần nhưng không rời khỏi nông
thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong
các làng nghề đan xen lẫn nhau. người thợ thủ công trước hết và đồng thời là
người nông dân.
- Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề,
đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ
thuật thủ công là chủ yếu công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công

cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. nhiều loại sản phẩm có
công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người


thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản
xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá
được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
- Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại
chỗ. hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn
có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. cũng có
thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước... song không
nhiều.
- Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công,
nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và
sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. trước kia, do trình độ khoa học và
công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất
đều là thủ công, giản đơn. ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa họccông nghệ, việc ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn
trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản
đơn. tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy
trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. việc dạy
nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đinh từ
đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. sau hoà bình lập lại,
nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời,
làm cho phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang
tính đa dạng và phong phú hơn.
- Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn
chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. các sản
phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ
cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang
trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước... các sản phẩm đều là sự kết giao



giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Tất cả đều
mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh
thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
- Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang
tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt
là các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng
tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm
làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm
của các làng nghề. cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị
trường trong nước và một phần cho xuất khẩu.
- Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở
quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và
doanh nghiệp tư nhân.
- Tám là, về phát triển du lịch: Các làng nghề truyền thống có sức hấp
dẫn mới, lạ thu hút du khách đực biệt là du khách quốc tế. Do vậy phát triển
du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát
triển kinh tế xã hội ở địa phương theo hướng tích cực và bền vững.
- Chín là, các cơ sở sản xuất ở làng nghề là có vốn đầu tư không lớn,
nhưng giá trị làm ra không nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh. Kết cấu hạ tầng
làng nghề không đòi hỏi cao như các ngành công nghiệp hiện đại, các khu
công nghiệptập trung. Những nơi không thuận lợi trong việc phát triển công
nghiệp quy mô lớn thì có thể phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Việc
quản lý cơ sở làng nghề không phức tạp, phù hợp trình độ của chủ hộ, chủ
doanh nghiệp xuất thân là nông dân.
*****1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của làng nghề truyền thống đá mỹ
nghệ
Trên cơ sở các khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống nêu



trên, có thể khái quát về khái niệm làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ, như
sau:
Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ là một đơn vị thôn làng đã và
đang làm ra một hoặc một số loại sản phẩm bằng các loại đá quý có giá trị
sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, sử dụng những phương pháp điêu khắc,
chế tác đá truyền thống được các nghệ nhân của làng nghề truyền dạy qua
nhiều đời.
Do những đặc điểm chung của làng nghề truyền thống, có thể rút ra
những đặc điểm riêng của làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, như sau:
- Làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành
Sơn chỉ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu
bằng đá, có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và chứa giá trị nghệ thuật cao.
- Những tạo sản phẩm của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ chủ yếu
sử dụng những kinh nghiệm và phương pháp cổ truyền được các nghệ nhân
đúc kết kinh nghiệm.
1.2 Quan điểm về phát triển và vai trò làng nghề truyền thống
1.2.1 Quan điểm về phát triển ngành nghề truyền thống
Các ngành nghề nông thôn là tiền đề cho phát triển mạnh công nghiệp
nông thôn, tiểu thủ công nghiệp cần vốn đầu tư ít, thu lãi nhanh, có sức sống
linh hoạt mềm dẻo, có khả năng chuyển hướng sản xuất khi thị trường biến
động.
Phát triển làng nghề phải gắn với công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Các
ngành nghề truyền thống ở nước ta rất đa dạng, được phân bố rộng khắp các
vùng trong nông thôn, trong giai đoạn đất nước bước vào công nghiệp hoá –
hiện đại hoá đòi hỏi các ngành phải từng bước đổi mới trang thiết bị áp dụng
những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, dịch vụ.



Phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống phải lấy hiệu quả
kinh tế xã hội làm thước đo. Trước hết nhằm khôi phục lại sản xuất những
ngành nghề đã bị mai một, phát triển mạnh những ngành nghề đang còn tồn
tại, duy trì và tăng số lượng các ngành nghề tăng số hộ, số lao động trên cơ
sở đó tăng sản lượng, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu,
về mặt xã hội thì phát triển ngành nghề nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm việc
mới, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp trầm trọng ở nông thôn, tạo
điều kiện cho các hộ gia đình và người lao động tăng thu nhập ổn định và cải
thiện đời sống…
Đi đôi với nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế của các
làng nghề là quá trình không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ lao
động thông qua công tác đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho người lao động, bồi
dưỡng kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế, kiến thức thị trường cho đội
ngũ những người quản lý. Chú trọng nâng cao trình độ dân trí văn hoá cho
lao động và dân cư trong các làng nghề đặc biệt là lớp trẻ, của các hộ gia
đình ngành nghề - đó là lực lượng nòng cốt để duy trì và phát triển các ngành
nghề trong tương lai.
Phát triển các làng nghề nói chung và các làng nghề truyền thống nói
riêng phải đi đôi với chủ trương xây dựng và phát triển nông thôn mới, bảo
tồn và giữ gìn các phong tục tập quán dân gian của dân tộc gắn với việc bảo
vệ môi trường sinh thái. Mỗi ngành nghề, làng nghề đều có những nét riêng
và đặc trưng riêng cần được giữ gìn bảo tồn. Cùng với phát triển kinh tế, chú
ý đến các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường bảo vệ sức khoẻ, đời sống
nhân dân.
1.2.2Vai trò của làng nghề truyền thống
Việt Nam là một đất nước xuất phát từ một nền văn minh lúa nước, với
sự sáng tạo của người nông dân qua bao thế hệ đã sản sinh ra nhiều ngành,


nghề thủ công truyền thống, các ngành nghề truyền thống đã tồn tại, trải qua

nhiều thăng trầm và phát triển của lịch sử dân tộc cho đến ngày nay. Những
ngành, nghề thủ công truyền thống đã tồn tại và phát triển góp phần gìn giữ
nét đẹp văn hóa của cha ông chúng ta để lại và tạo điều kiện cho xã hội phát
triển. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn mới,
làng nghề truyền thống đóng vai trò rất quan trọng.
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở
nông
thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo: Người nông dân tham gia sản xuất nông
nghiệp thường theo mùa vụ nên thường xuyên có những thời gian nhàn rỗi
dẫn đến dư thừa sức lao động. Trong lúc nhàn rỗi, người nông dân có thể
tham gia vào sản xuất các sản phẩm truyền thống. Không những sức lao động
sẽ được sử dụng triệt để mà việc sản xuất còn tăng thu nhập cho các hộ gia
đình, đảm bảo cuộc sống. Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống không kén
chọn nên có thể sử dụng lao động với độ tuổi rất phong phú. Có thể là người
già, trẻ em và cả người khuyết tật. Chính vì thế, làng nghề truyền thống đã,
đang và sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người, giảm bớt gánh
nặng cho nhà nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý
hơn và khai thác vốn kỹ thuật của dân: Theo đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, việc phát triển làng nghề sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu
là sản phẩm của ngành nông nghiệp hoặc công cụ sản xuất nông - lâm nghiệp làm tăng khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật, hỗ trợ cho nông nghiệp,
công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển. Các vùng
nông thôn chủ yếu là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chiếm hơn một nửa. Chính
vì thế, nếu làng nghề phát triển sẽ trở thành trung tâm kinh tế cho địa
phương, thúc đẩy quá trình nông thôn mới, động viện người dân không tha


phương, giảm bớt làn sóng nhập cư về thành phố gây ra nhiều vấn đề.
Chính vì thế, trong chương trình xây dựng nông thôn mới phải có
những biện pháp giải cứu cho làng nghề, trước hết tháo gỡ khó khăn về kinh

tế, về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu
lao động, nhất là nhiều người mất việc làm ở thành phố, khu công nghiệp trở
về làng.
Quá trình sản xuất các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một cách
triệt để các yếu tố về vốn, lao động, kỹ thuật của từng hộ gia đình. Tất cả mọi
thành viên trong gia đình đều có thể tham gia sản xuất các mặt hàng truyền
thống. Nhờ đó mà những ngành nghề ông cha để lại không bị mai một,
ngược lại ngày càng phát triển đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
-Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Do hầu hết các làng nghề
và làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ sự sáng tạo trong
quá trình lao động của người nông dân và các nghệ nhân dân gian nên trong
sản phẩm làng nghề từ kiểu dáng, mẫu mã đều mang đậm nét về bản sắc văn
hoá của từng địaphương. Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống
gắn với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống có
tính nghệ thuật cao, trongđó thể hiện những sắc thái riêng của mỗi làng nghề.
Bảo tồn và phát triển cáclàngnghề truyền thống chính là sự kế thừa và phát
huy đội ngũ nghệ nhân có bàn taykhéo léo cùng những bí quyết nghề quý giá
và thông qua đó bảo tồn những nét độcđáo của bản sắc dân tộc Việt Nam nói
chung và của làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ
Hành Sơn nói riêng trong cộngđồng quốc tế. Ngoài việc tạo sản phẩm, liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ hànghoá, nhiều làng nghề đã hình thành việc
liên kết có tính cộng đồng theo từngnhóm làng nghề, duy trì các truyền
thống, lễ hội theo nhóm ngành nghề. Thông qua việc tạo ra các sản phẩm của
làng nghề, cộngđồng dân cư trở nên gắn bó hơn trong cuộc sống, góp phần


hạn chế và đẩy lùi những tiêu cực của văn hoá ngoại lai, không lành mạnh.
Với vai trò quan trọng của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội,
việc định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề làng nghề truyền thống Đá
Mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng trong xu thế

hộinhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết hiện nay. Để bảo tồn và phát
triển cáclàng nghề, cần khôi phục sản xuất tại những làng nghề đã và đang bị
mai mộtnhưng trên thị trường có nhu cầu; chú trọng một số nghề truyền
thống, làng nghềtruyền thống có từ lâu đời, mang đậm bản sắc văn hoá dân
tộc. Bên cạnh đó, cầncó hướng chuyển đổi đối với một số ngành nghề, làng
nghề khó khăn về thị trườngthông qua sự hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề,
tổ chức sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề ngày
được phục hồi và phát triển, đảm bảoổn định và cải thiện đời sống của người
lao động ở nông thôn.
- Góp phần tạo ra một sản phẩm du lịch:
Trong xu thế hội nhập, các làng nghề Việt Nam không thể chỉ “cố thủ”
trong lũy tre làng mặc dù bản chất các làng nghề sinh ra trước hết nhằm phục
vụ cho cộng đồng nhỏ trong làng xã.... Bên cạnh việc xuất khẩu sản phẩm
của làng nghề ra nước ngoài, các làng nghề còn có khả năng “xuất khẩu tại
chỗ” thông qua các hoạt động phục vụ du lịch, các sản phẩm thủ công sẽ tăng
thêm giá trị nếu đi kèm theo những câu chuyện xung quanh nó để du khách
hiểu thêm quá trình hình thành nên một sản phẩm và sự khác biệt của sản
phẩm đó. Hoạt động du lịch làng nghề cũng là một hình thức quảng bá sản
phẩm thủ công hiệu quả khi lượng khách đến các làng nghề ngày một nhiều
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống
1.3.1 Nhân tố về thể chế và chính sách của Nhà nước: Nhân tố về thể
chế, chính sách và sự quản lý của Nhà nước có vài trò thức đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của các làng nghề. Để phát triển làng nghề các doanh


nghiệp và hộ gia đình không thể thực hiện có hiệu quả mà cần có sự hỗ trợ
của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ cho các làng
nghề. Vai trò của chính sách đối với sự phát triển của làng nghề được thể
hiện như: Định hướng và điều tiết hoạt động của các làng nghề; kích thích sự
phát triển của các làng nghề phát, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận

lợi...
1.3.2 Nhân tố vốn: Vốn có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp vào
quá trình sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay, thì việc đòi hỏi đầu tư thiết bị, mở rộng quy mô và áp
dụng các tiến bộ khoa học - kỷ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm trong và ngoài nước.
1.3.3 Nhân tố kết cấu hạ tầng: Hệ thống cung cấp điện, nước tốt giá rẽ
thì tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất làng nghề truyền thống
giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống dịch
vụ thông tin tốt giúp cho làng nghề nắm bắt kịp thời những thông tin về giá
cả, nhu cầu và mẫu mã sản phẩm, thị hiếu thị trường...để điều chỉnh sản xuất
kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hệ thống giao thông thuận lợi
và hoàn thiện sữ tạo điều kiện cho việc vận chuyển và giao lưu sản phẩm
được dẽ dàng và nhanh chóng...
1.3.4 Nhân tố về thị trường: Hầu hết các sản phẩm của làng nghề, làng
nghề truyền thống của nước ta hiện nay đều chưa có thương hiệu, thiếu các
chuẩn quy định về quy cách, chất lượng, kỹ thuật nên chưa tạo ra được lợi
thế về độc quyền sản phẩm trong việc tham gia thị trường quốc tế.
1.3.5 Nhân tố về nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu gắn liền với
sản phẩm và chất lượng của sản phẩm nó tác động đến giá thành và lợi
nhuận của hộ sản xuất và các doanh nghiệp. Mặc dù, thông thường nguồn


nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các sản phẩm truyền thống chủ yếu khai thác
tại địa phương, thị trường nguồn nguyên liệu tập trung vào một số doanh
nghiệp lớn thao túng thị trường và quyết định giá cả hoặc có sự thỏa thuận
giữa các bên. Do vậy ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các cơ sở sản
xuất.
1.3.6 Nhân tố về môi trường: Môi trường tác động không nhỏ đến sự

tồn tại và phát triển bề vững đối với các làng nghề nói chung. Các chất thảy
độc hại của làng nghề không những gay ô nhiễm môi trường nước, đất mà
còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống ảnh hưởng đến sức khỏe của
cộng đồng dân cư.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã đi sâu nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện
chính sách công, phát triển làng nghề truyền thống và chính sách phát triển
đối với làng nghề truyền thống; làm rõ các khái niệm có liên quan.
Luận văn đã tập trung đề cập đến vấn đề về vai trò, đặc điểm của làng
nghề, làng nghề truyền thống qua đó nêu những vai trò, tác động ảnh hưởng
của làng nghề đến quá trình phát triển đối với kinh tế - xã hội và các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚCTRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Tổng quan tình hình làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ trên
địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng 05 làng nghề truyền thống đã được công nhận là
làng nghề truyền thống, trong đó làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ thì chỉ có
duy nhất một làng nghề đó là làng nghề truyền thống Đá mỹ nghệ Non Nước,
thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống
đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Quận Ngũ Hành Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 40.1 km2, dân số
89.857 người (theo Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2016), với 4 đơn vị

hành chính gồm: phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ, phường Hòa Hải và
phường Hòa Quý. Nằm về phía nam của thành phố, với chiều dài 12 km bờ
biển là lợi thế để phát triển về kinh tế du lịc và các dịch vụ khác về biển, phía
Tây giáp quận Cẩm Lệ, Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam
giáp huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là một quận được xác định có tiềm
năng phát triển mạnh về kinh tế Du lịch - Thương mại và Dịch vụ, do có
quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và Làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ
Non Nước là một trong những điểm đến để du khách quốc tế và khách trong
nước đến tham quan các công trình danh thắng tại quận Ngũ Hành Sơn.
Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước nằm trên địa bàn
phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng,
nằm xen lẫn trong Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn - là di tích lịch sử
cấp quốc gia với quần thể 05 hòn núi: Kim Sơn, Hỏa Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn


và Thổ Sơn cùng nhiều hang động, chùa chiền, đình, miếu… gọi chung là núi
Ngũ Hành Sơn.
Cách đây hơn 400 năm, Làng đá Mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn
được sơ khai hình thành của những người thợ đá đầu tiên từ Thanh Hóa đến
mở đất, khai thôn, lập ấp sinh sống lấy tên gọi là làng Quán Khái. Trong quá
trình mưu sinh, họ chủ yếu khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ từ núi Non
Nước để đục đẽo thành vật dụng thô sơ phục vụ cho cuộc sống hằng ngày,
gồm những hòn chì đá dùng để buộc neo tàu thuyền, các loại cối giã gạo, cối
xay bột, cối giã thuốc,…do tay nghề của các thợ điêu khắc đá bây giờ ngày
càng có tiếng, thì các sản phẩm điêu khắc về bia mộ, đặc biệt là những chế
tác Rồng, Phượng, Rùa...phục vụ cho trang trí tại các chùa chiền, miếu mạo,
lăng tẩm và cung đình. Tuy nhiên nghề đá lúc bấy giờ chỉ phát triển và duy trì
ở mức độ phổ biến trong phạm vi gia đình, có tính truyền thống cha truyền con
nối, người nọ chỉ cho người kia trong phạm vi gia tộc. Với tốc độ phát triển
của xã hội, dân cư khu vực làng nghề nhận thấy nghề này ngày có thể mang lại

nguồn thu ngày càng khá góp phần tăng thu nhập,cải thiện cơ bản kinh tế, đời
sống của hộ gia đình làng nghề. Chẳng bao lâu sau, nghề đục đẽo đá này phát
triển nhanh, những sản phẩm điêu khắc đá được truyền nghề và phát triển qua
nhiều đời, dần đi vào đời sống tinh thần, phản ánh nền văn hoá truyền thống
của một vùng dân cư, từ đó đã hình thành nên làng nghề điêu khắc đá mỹ
nghệ ngày nay.
Thời kỳ mới phát triển của làng nghề, để tạo ra các sản phẩm điêu
khắc người thợ lúc bây giờ chủ yếu là khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất tại chỗ từ các tảng đá cẩm thạch tại các chân núi Non Nước. Sau
này, để bảo vệ bảo tồn các khu danh thắng thiên nhiên, từ những năm 1990
chính quyền thành phố Đà Nẵng ban hành lệnh cấm khai thác đá cẩm thạch
từ núi Non Nước, khi nguồn đá tại chỗ không còn thì nguồn nguyên liệu đá


×