Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.55 KB, 68 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số:
834 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN

HÀ NỘI, năm 2018
1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố Đà Đẵng và
được đánh giá là quận có tiềm năng du lịch to lớn, thể hiện qua những điều kiện
thuận lợi do hệ thống sản phẩm du lịch phong phú như các di tích lịch sử cách
mạng, di tích văn hóa, hệ thống chùa chiền và là điểm giữa của ba di sản văn hóa
thế giới: Huế - Mỹ Sơn - Hội An. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ
Hành Sơn cũng đang được đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc


gia, sản phẩm làm ra tại Làng nghề không chỉ là sản phẩm đặt trưng của quận Ngũ
Hành Sơn mà là quà tặng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Đó chưa kể đến điều
kiện tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn đang sở hữu là một di sản thiên nhiên mà chẳng
nơi nào có được: Khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn hung vĩ “núi trong long
thành phố” và một bờ biển dài, nước xanh cát trắng đươc công nhận là môt trong 6
bãi biển đẹp nhất hành tinh. Điều đặc biệt nhất là quận Ngũ Hành Sơn còn là nơi tổ
chức những lễ hội truyền thống như: Lễ hội Quán thế Âm 19/2 Âm Lịch, Lễ hội
Thạch Nghệ Tổ Sư, Lễ hội Vu lang báo hiếu 15/7 Âm Lịch và các cuộc thi điêu
khắc đá mỹ nghệ tại làng nghề (ba năm/một lần).
Với nhiều tiềm năng và lợi thế lớn như vậy, tuy nhiên trong nhũng năm qua
ngành du lịch quận Ngũ Hành Sơn vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, còn đơn điệu.
Trong khi Thành phố Đà Nẵng ngày càng thu hút được rất đông du khách đến thăm
quan, mua sắm, nghĩ dưỡng nhưng đô thu hút khách đối với quận Ngũ Hành Sơn
vẫn còn nhiều hạn chế, do đó cần phải có cách nhìn nhận mới hơn về phát triển du
lịch trên địa bàn quận.
Hiện nay ngành du lịch đánh giá sự phát triển bền vững được quan tâm, do
đó hàng loạt các chính sách được ban hành ở từng lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi
trường và đã ký cam kết với quốc tế.
Để xây dựng quận Ngũ Hành Sơn trở thành khu đô thị phía Đông Nam của
Thành phố và là đô thị du lịch, dịch vụ kiểu mẫu và là trung tâm dịch vụ nghỉ
dưỡng, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, phát triển kinh tế tri thức công nghệ

1


cao, phát huy thế mạnh phát triển Làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống, Nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020 đã
xác định góp phần cùng thành phố Đà Nẵng xây dựng thương hiệu “Thành phố
đáng sống”, thành phố du lịch, thành phố thông minh.
Sự phát triển du lịch đã giúp diện mạo quận phát triển, chất lượng cuộc sống

của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách để phát triển du
lịch ở quận Ngũ Hành Sơn vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức lớn.
Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, tôi chọn đề
tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành
Sơn, Thành phố Đà Nẵng” cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu được công bố trên các sách báo, tạp chí,
luận văn, đề tài khoa học về phát triển và chính sách phát triển du lịch bền vững,
như:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2010) “Các giải pháp phát triển bền
vững du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng” do TS Nguyễn
Thị Mỹ Thanh làm chủ nhiệm đề tài [26]. Đề tài đã nhận diện những tác động tiêu
cực đến môi trường ở các điểm du lịch sinh thái và các tác nhân gây ra trên địa bàn.
Nguyễn Đức Tuy (2014), “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây
Nguyên”, Luận án Tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội [25]. Luận án đã có một số
đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn: Luận án đã đưa ra định nghĩa phát triển du
lịch bền vững, trên 4 trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Nhận định mức
độ phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên; đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững, đề xuất các cơ chế chính
sách đặc thù để du lịch bền vững Tây Nguyên phát triền mạnh.
Ở Thành phố Đà Nẵng, có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch,
như :
Hồ Kỳ Minh (2011), “Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ [23]. Đề tài tập trung vào các nội
dung như : phát triển du lịch theo hướng bền vững ; đánh giá tiềm năng và thực

2


trạng phát triển du lịch Đà Nẵng những năm qua ; phân tích cạnh trang về du lịch

Đà Nẵng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ; Phân tích và dự báo nguồn
khách du lịch đến Đà Nẵng ; xác lập quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du
lịch theo hướng bền vững ; Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững thành
phố Đà Nẵng ; Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 về kinh tế, văn hóa-xã hội và tài
nguyên-môi trường, cùng các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
Nguyễn Xuân Vinh (2010) “Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành
phố Đà Nẵng” ; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
Nguyễn Thị Thu Hiệp (2012) “Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu
du lịch bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” ; luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà
Nẵng.
Nguyễn Thị Ái Vân (2015) “Phát triển bền vững thương hiệu du lịch Đà
Nẵng” ; tạp chí phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, số 63/2015.
Tuy có nhiều nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, của nhiều tác giả và cơ
quan nghiên cứu nhưng cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu về thực hiện chính
sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
+ Mục đích: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, luận văn
đánh giá, phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Quận Ngũ
Hành Sơn. Trong đó, nêu bật những nguyên nhân của mặt tích cực và hạn chế, yếu
kém của nó; từ đó đề xuất phương hướng phát triển, giải pháp nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
+ Để thực hiện mục đích đó, yêu cầu của luận văn là:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển du lịch
bền vững.
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trên
địa bàn quận Ngũ Hành Sơn hiện nay

3



- Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trên địa bàn
quận Ngũ Hành Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu là thực hiện chính sách phát triển du lịch bền
vững ở cấp địa phương (quận).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: từ năm 2011 đến 2017
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công, trong đó chú ý
nhiều đến tiếp cận thực hiện chính sách có sự tham dự, tham gia của các chủ thể
chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên
cứu lý thuyết và thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin: Là thu thập thông tin từ các tài liệu của các
tổ chức và học giả trong và ngoài nước có liên qua; phân tích, tổng hợp, thu thập các
văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương
và địa phương; các công trình nghiên cứu, báo cáo, tài liệu thống kê của các ban ngnhf
đoàn thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách phát triển du lịch bền vững ở
nước ta nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm quan sát và thu thập thông tin ở các các
địa phương về chính sách phát triển du lịch bền vững, gồm theo dõi tại các điểm kết
hợp với gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh thực tế.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Là được dùng khá phổ biến trong nghiên
cứu xã hội học, đó là đối thoại trực tiếp với đối tượng nhằm thu thập thông tin và
kiểm tra các giả định liên quan đến thực hiện chính sách du lịch.
- Phương pháp thống kê: Là thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán

nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Phương

4


pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về thực trạng và đánh giá
thực trạng thực hiện chính sách ở quận Ngũ Hành Sơn (chương 2).
- Phương pháp phân tích chính sách: Là đánh giá tính toàn vẹn, thống
nhất, khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục
tiêu và thực tế. Phương pháp này được sử dụng để phân tích những vấn đề thực tế
thực hiện chính sách (chương 2) và đề xuất giải pháp (chương 3).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và vận dụng các
kiến thức cơ bản về thực hiện chính sách công vào thực tiễn phát triển du lịch theo
hướng bền vững ở một địa bàn cụ thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp những căn cứ thực tiễn làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về
thực hiện chính sách công từ thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở một địa bàn cụ
thể (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp tăng cường thực hiện chinh sách phát triển du lịch bền vững.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện
chính sách phát triển du lịch bền vững.
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Chương 3: Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du
lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁTTRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

5


1.1. Các khái niệm
1.1.1. Chính sách và chính sách công
Chính sách là một thành tố, công cụ của quản lý. Chính sách công là thành tố
của quản lý nhà nước, theo Vũ Cao Đàm (1996) có thể được hiểu “là một tập hợp
biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa
ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ
hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu
tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”.
B. Guy Peter (1990) cho rằng: “ Chính sách công là những hoạt động của
nhà nước có ảnh hưởng một cách gián tiếp hay trực tiếp đến cuộc sống của mọi
công dân”.
Theo PGS.TS Đỗ Phú Hải trong giáo trình Những vấn đề cơ bản của chính
sách công, Học viện KHXH (2012) thì “chính sách công là một tập hợp các quyết
định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ
thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã
xác định” [15] .
Chính sách công là kết quả của việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của
Đảng cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết định chính trị với mục
tiêu, giải pháp, công cụ nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội và
phục vụ người dân.
Khái niệm chính sách công được hiểu là chính sách do Nhà nước ban hành và

được định nghĩa ở nước ta tại Điều 2, Nghị định của Chính phủ số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14/5/2016 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, theo đó chính sách công là “định hướng, giải pháp của
Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.
1.1.2. Du lịch và phát triển du lịch bền vững
Ngày nay du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ
biến của con người. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và
bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan

6


niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.
Tại Hội nghị LHQ về du lịch tại Rome-Italia (1963), các chuyên gia đưa ra
định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình.
Theo tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao
gồm tất cả các hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan,
khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian lien tục
nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các
du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Theo Điều 3, Luật du lịch Việt Nam (2017): "Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải
trí…”[19].
Như vậy, Du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, nhiều thành phần tham gia,
tạo thành một tổng thể phức tạp.
Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu được chi phí và nâng cao tối đa các lợi

ích của du lịch giảm thiểu tác động đến môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa
phương, nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái của các điểm du lịch.
Theo Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO) cho rằng
phát triển du lịch bền vững cần quan tâm đảm bảo được 3 mục tiêu như sau:
- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: Tạo sự tăng trưởng, phát triển
kinh tế ổn định lâu dài nhất là về du lịch.
- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Việc khai thác, sử dụng
tài nguyên du lịch hợp lý cho phát triển đảm bảo lâu dài và có tính kế thừa cho các
thế hệ sau. Bên cạnh các tác động trong quá trình phát triển du lịch đến môi trường
sẽ được tôn tạo bảo vệ tài nguyên môi trường một cách ổn định nhất.
- Đảm bảo sự bền vững về xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những đóng
góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển Luật Du

7


lịch (2017) của Việt Nam định nghĩa "Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du
lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài
hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai" (Điều 3) [19].
Để đảm bảo đạt được phát triển du lịch bền vững cần thực hiện những nguyên
tắc là:
+ Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.
+ Hạn chế hết mức các xả thải ra môi trường nhằm hạn chế chi phí tôn tạo môi
trường để ngày càng nâng cao chất lượng du lịch.
+ Phát triển du lịch phải bảo tồn tính đa dạng của môi trường du lịch; quy
hoạch chi tiết phát triển của từng địa phương, vùng, miền, quốc gia
+ Phát triển du lịch tạo điều kiện cho kinh tế của các địa phương phát triển
nhưng phải đảm bảo ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân cư
+ Thường xuyên tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư tại địa phương và các cơ

quan đảm bảo các vấn đề hoạt động du lịch.
+ Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu
cho hoạt động du lịch, qua đó quảng báo du lịch của địa phương đến với khách
trong nước và quốc tê, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng du lịch.
+ Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nhằm giải
quyết các vấn đề đảm bảo lợi ích cho các chủ thể liên quan. Hiện nay, việc thực
hiện chính sách phát triển du lịch bền vững vẫn còn mới mẻ ở nước ta. Do đó chúng
ta rất cần một chính sách phát triển du lịch bền vững phù hợp, phải lồng ghép nội
dung tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của du khách và người dân trong việc
tham gia vào công cuộc phát triển du lịch bền vững.
Thông qua việc so sánh, một bản danh mục các yếu tố đánh giá sự phát triển
bền vững và không bền vững trong phát triển du lịch được hình thành (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. So sánh phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch không bền vững
Các yếu tố đánh giá
Tốc độ phát triển

Du lịch bền vững
Chậm

8

Du lịch
không bền vững
Nhanh


Các yếu tố đánh giá

Du lịch
không bền vững


Du lịch bền vững

Mức độ kiểm soát



Không

Quy mô

phù hợp

Không phù hợp

Mục tiêu

Dài hạn

Ngắn hạn

Phương pháp tiếp cận

Theo chất lượng

Theo số lượng

Phương thức

Tìm kiếm sự cân bằng


Tìm kiếm sự tối đa

Đối tượng tham gia kiểm soát

Địa phương

Trung ương

Chiến lược

Quy hoạch trước,
triển khai sau

Kế hoạch

Theo quan điểm

Theo dự án

Mức độ quan tâm

Toàn bộ

Vùng trọng điểm

Áp lực và lợi ích

Phân tán


Tập trung

Quản lý

Quanh năm, cân bằng

Thời vụ, cao điểm

Nhân lực sử dụng

Địa phương

Bên ngoài

Quy hoạch kiến trúc

Bản địa

Theo thị hiếu của du
khách

Maketing

Tập trung, theo đôi
tượng

Tràn lan

Sử dụng nguồn lực


Vừa phải, tiết kiệm

Lãng phí

Tái sinh nguồn lực



Không

Hàng hóa

Sản xuất tại địa
phương

Nhập khẩu

Nguồn nhân lực

Có chất lượng

Kém chất lượng

Du khách

Số lượng ít

Số lượng nhiều

Học tiếng địa phương




Không

Du lịch tình dục

Không



Thái độ du khách

Thông cảm và lịch
thiệp

Không ý tứ

Sự trung thành của du khách

Trở lại tham quan

Không có kế hoạch,
triển khai tùy tiện

Không trở lại tham
quan
Nguồn: Machado (2003)

Như vậy, du lịch bền vững có thể hiểu là du lịch giảm thiểu các chi phí và


9


nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa
phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi
mà nó phụ thuộc vào.
Gần đây, cùng với du lịch bền vững người ta thường nói nhiều về du lịch sinh
thái. Du lịch sinh thái, về bản chất, cũng là du lịch bền vững nhưng được nhấn
mạnh nhiều hơn tới khía cạnh bảo vệ thiên nhiên và môi trường như là nền tảng cơ
bản cho phát triển du lịch bền vững. Luật Du lịch (2017) của nước ta định nghĩa
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá
địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi
trường” (Điều 3) [19].
1.1.3. Chính sách phát triển du lịch bền vững và thực hiện chính sách phát
triển du lịch bền vững
Chính sách phát triển du lịch bền vững được Nhà nước ra quyết định được
cụ thể hóa bằng đường lối, chủ trường của Đảng gắn với các mục tiêu và giải pháp
để giải quyết các vấn đề phát triển du lịch bền vững ở các địa phương trong nước.
Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững là việc đưa chính sách này
vào thực hiện trong cuộc sống với kết quả, hiệu quả cụ thể. Kết quả được thể hiện
quan hoạt động phát triển du lịch đáp ứng được về kinh tế - xã hội và môi trường.
Ở nước ta, chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững
được thể hiện trong Luật Du lịch Việt Nam (2017) tại Điều 5 với các nguyên tắc
phát triển du lịch theo hướng bền vững là (Điều 4) [21]:
- Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng
tâm, trọng điểm.
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc,
tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết
vùng.

- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của

10


khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
- Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử
bình đẳng đối với khách du lịch.
1.2. Các bên liên quan và các yếu tố tác động, ảnh hưởng trong thực
hiện chính sách phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Các bên liên quan
Phát triển du lịch bền vững là phát triển đồng thời về kinh tế, xã hội và môi
trường. Để đạt được mục tiêu này thì vai trò của các bên liên quan đến phát triển du
lịch bền vững là quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình phát triển đó là:
- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Các cơ quan này có vai trò trong việc
hoạch định, xây dựng chính sách. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách,
phân bổ nguồn lực, tuyên truyền quảng bá du lịch, đảm bảo công tác an ninh tạo sự
an toàn cho du khách, đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành du lịch và du khách.
- Doanh nghiệp du lịch: Doanh nghiệp du lịch là chủ thể quan trọng có ảnh
hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững.
Đội ngũ nhân viên làm trong ngành du lịch là người trực tiếp thực thi các hoạt
động du lịch, vì vậy, trình độ và khả năng ý thức của họ ảnh hưởng trực tiếp đến
phát triển du lịch bền vững.
- Du khách: Là người tham gia trong việc đưa du lịch bền vững vào thực tiễn.
ảnh hưởng của du khách đối với sự phát triển bền vững du lịch thể hiện thông qua ý
thức, thái độ, trình độ và khả năng cảm nhận của du khách đối với nơi tham gia du
lịch.

- Cộng đồng dân cư địa phương: Những hiểu biết về du lịch, nhận thức của
cộng đồng dân cư, người dân, sự tham gia giám sát vào quá trình phát triển du lịch
của địa phương ra sao là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch
bền vững của một địa phương.
- Các tổ chức xã hội: Tham gia tích cực vào sự kiện du lịch ở tầm khu vực và
quốc gia.
- Hiệp hội du lịch: Tuyên truyền, phổ biến về nội dung chính sách phát triển
du lịch đến hội viên và cộng đồng doanh nghiệp. Chủ động hình thành tổ chức phát

11


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full














×