Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

PHÂN TÍCH THIẾT kế và xây DỰNG hệ THỐNG THÔNG TIN QUẢN lý XE TAXI của một CÔNG TY TAXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----o0o-----

Đinh Sỹ Trung

Tên đề tài
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ XE TAXI CỦA MỘT CÔNG TY TAXI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Hệ thống thông tin

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----o0o-----

Đinh Sỹ Trung

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ XE TAXI CỦA MỘT CÔNG TY TAXI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Hệ thống thông tin

Cán bộ hướng dẫn: Phùng Văn Ổn



HÀ NỘI - 2018


TÓM TẮT
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của công
nghệ thông tin (CNTT), máy tính trên phạm vi toàn cầu. Chúng nhanh chóng ăn sâu và giữ
vai trò chủ đạo trong các ngành kinh tế, quân sự, giáo dục...Việc ứng dụng tin học vào các
lĩnh vực quản lý hết sức cần thiết, ngày càng được quan tâm và sử dụng hiệu quả, đem lại lợi
ích to lớn về mọi mặt. Sự lớn mạnh của máy vi tính đã giúp đỡ con người rất nhiều trong công
việc, đặc biệt là trong công tác quản lý, nghiên cứu khoa học,... Với sự phát triển không
ngừng của CNTT và kỹ thuật lập trình, các công ty lớn, các doanh nghiệp bán sỉ và lẻ,... đều
tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hệ thống CNTT của mình nhằm tin học hóa các
hoạt động công tác của đơn vị, mức độ hoàn thiện tùy thuộc vào quá trình phân tích và thiết
kế hệ thống.
Hiện nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thương Mại Thiên Phong được thành
lập với thương hiệu THÀNH CÔNG TAXI đang quản lý xe taxi của mình bằng một phần
mềm cũ có nhiều thiếu xót. Chính vì vậy việc kiểm soát tài xế đang còn nhiều hạn chế hoặc dễ
mất mát dữ liệu dẫn đến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác. Để có thể
nâng cao hiệu quả của quản lý thì viêc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý là điều cần
thiết. Do vậy, đô án đã quyết định lập kế hoạch và phân tích để tạo nên đề tài “Phân tích thiết
kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lý xe taxi của một công ty taxi” nhằm đáp ứng yêu cầu
của người quản lý cũng như là việc quản lý hệ thống một cách thuận tiện và dễ dàng.
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên TS.Phùng Văn Ổn. Đồ án đã
hoàn thành đề tài “Phân tích thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lý xe taxi của một
công ty taxi”. Nhưng do chương trình còn được phát triển trong quá trình nghiên cứu nên đô
án không tránh khỏi những sai sót trong việc thực hiện dự án. Rất mong nhận được sự ủng hộ
và đóng góp ý kiến của thầy cô cũng như các bạn để đô án có thể hoàn thiện dự án một cách
tốt hơn.
Từ khóa: Giữ vai trò chủ đạo, đem lại lợi ích to lớn, phân tích và thiết kế.



LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành đồ án này thực sự em không thể chỉ dựa vào kiến thức hạn hẹp của bản
thân em, vì vậy em đã tham khảo tài liệu, các công trình nghiên cứu của những người đi
trước. Thực sự em rất cảm ơn các tác giả đi trước đã cung cấp cho em những kiến thức để em
hoàn thành tốt đô án của mình. Em cam đoan tất cả những kiến thức. Em tham khảo đều đã
được chỉ rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Hà Nội , ngày … tháng … năm 2018

Đinh Sỹ Trung


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời tri ân và biết ơn sâu sắc đến Thầy Phùng Văn Ổn,
người hướng dẫn đồ án tốt nghiệp đã tận tình chỉ bảo, động viên, khích lệ em trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn các thầy cô Khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công
nghệ Giao Thông Vận Tải, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Hệ thống thông tin đã
nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Cuối cùng em xin trân thành cám ơn những người thân trong gia đình em cùng
toàn thể bạn bè luôn giúp đỡ động viên em những lúc gặp phải khó khăn trong quá
trình làm đồ án.

Em xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
TÓM TẮT......................................................................................................................

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................................
DANH LỤC BẢNG.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................1
1.3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI.................................................................................1
1.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................................................1
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG......................................................................3
2. 1 GIỚI THIỆU...............................................................................................................3
2. 2 CƠ CẤU TỔ CHỨC...................................................................................................6
HÌNH 2.3 :CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY THÀNH CÔNG TAXI..............................6
2.2.1. Phòng Kế Toán....................................................................................................7
2.2.2. Phòng Nhân Sự...................................................................................................7
2.2.3. Phòng Kinh Doanh..............................................................................................7
2.2.4. Phòng Điều Hành................................................................................................7
2.2.5. Phòng Giám Sát..................................................................................................7
2.2.6. Phòng Sửa Chữa.................................................................................................8
2. 3 PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ.............................................................................................8
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÔNG CỤ SỬ DỤNG.............................12
3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................................12
3.2. CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG..........................................................................................14
3.2.1. Hệ quản trị CSDL MySQL...............................................................................14
3.2.2. Ngôn ngữ PHP..................................................................................................16
3.2.3. Framework Laravel...........................................................................................20
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG PHẦN MỀM.....................23
4.1. XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ USE CASE............................................................................23
4.1.1. Xác định các Actor...........................................................................................23

4.1.2. Mô tả ca sử dụng..............................................................................................23
4.1.3. Xác định Use Case............................................................................................24
4.1.4. Bản vẽ Use Case hệ thống................................................................................26
4.2. BIỂU ĐỒ TUẦN TỰ................................................................................................32
4.3. BIỂU ĐỒ LỚP........................................................................................................35
4.3.1. Tìm các Class dự kiến.......................................................................................35
4.3.2. Xác định thuộc tính và quan hệ cho các Class..................................................35
4.3.3. Xác định phương thức cho các Class................................................................37
4.4. DATABASE............................................................................................................39
4.5. THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM...................................................41
4.5.1. Giao diện đăng nhập.........................................................................................41
4.5.2. Giao diện quản lý xe.........................................................................................41
4.5.3. Giao diện quản lý lộ trình.................................................................................45


4.5.4. Giao diện quản lý nhập nhiên liệu....................................................................46
4.5.5. Giao diện admin................................................................................................47
KẾT LUẬN................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................50


DANH LỤC HÌNH ẢNH

MỤC LỤC
HÌNH 2.1: LOGO CÔNG TY THÀNH CÔNG TAXI.............................................................3
HÌNH 2.2:MÔ TẢ CÁC CHI NHÁNH CỦA THÀNH CÔNG TAXI TRÊN TOÀN QUỐC..............4
HÌNH 2.3 :CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY THÀNH CÔNG TAXI..............................6
HÌNH 2.4: QUY TRIN
̀ H ĐIÊU
̀ XE.......................................................................................9

HÌNH 2.5: QUY TRÌNH TIẾP NHIÊN LIỆU.........................................................................10
HÌNH 2.6: PHIẾU TIẾP NHIÊN LIỆU................................................................................10
HÌNH 2.7: QUY TRÌNH GỌI XE........................................................................................11
HÌNH 3.1: IED NETBEANS...........................................................................................18
HÌNH 3.2: IDE SUBLIME...............................................................................................18
HÌNH 3.3: IDE CODELOBSTER......................................................................................18
HÌNH 3.4: IED PHPSTORM...........................................................................................19
HÌNH 3.5: IDE NOTEPAD++.........................................................................................19
HÌNH 3.6: IDE DREAMWEAVER....................................................................................19
HÌNH 3.7: MÔ HÌNH MVC............................................................................................21
HÌNH 4.1: BẢN VẼ USE CASE TỔNG QUÁT CỦA HỆ THỐNG...........................................26
HÌNH 4.2: USE CASE CỦA ACTOR “NHÂN VIÊN QUẢN LÝ NHIÊN LIỆU”........................27
HÌNH 4.3: USE CASE CỦA ACTOR “NHÂN VIÊN QUẢN LÝ XE”......................................28
HÌNH 4.4: USE CASE CỦA ACTOR “NHÂN VIÊN TRỰC BAN”.........................................29
HÌNH 4.5: USE CASE CỦA ACTOR “ADMIN”.................................................................30
HÌNH 4.6: BẢN VẼ USE CASE CỦA HỆ THỐNG...............................................................31
HÌNH 4.7: CHỨC NĂNG ĐĂNG NHẬP.............................................................................32
HÌNH 4.8: CHỨC NĂNG LẤY THÔNG TIN TÀI XẾ, XE......................................................32
HÌNH 4.9: CHỨC NĂNG LẤY THÔNG TIN TIẾP NHIÊN LIỆU VÀ CHỨC NĂNG LẤY THÔNG
TIN LỘ TRÌNH................................................................................................................33
HÌNH 4.10: NHẬP THÔNG TIN LỘ TRÌNH.......................................................................33
HÌNH 4.11: NHẬP THÔNG TIN VỀ TÀI XẾ VÀ XE............................................................34
HÌNH 4.12: NHẬP THÔNG TIN VỀ TAXI ĐÃ NHẬP NHIÊN LIỆU........................................34
HÌNH 4.13: BIỂU ĐỒ LỚP CỦA HỆ THỐNG.....................................................................38
HÌNH 4.14: SCHEMA DATABASE CỦA TRANG WEB........................................................39
BAN
̉ G 4.1: BAN
̉ G CÂU
́ TRUC
́ DỮ LIÊU

̣ ...........................................................................39
HÌNH 4.15: GIAO DIỆN ĐĂNG NHẬP..............................................................................41
HÌNH 4.16: GIAO DIỆN QUẢN LÝ XE ĐÃ PHÂN..............................................................41
HÌNH 4.17: THỐNG KÊ XE.............................................................................................42
HÌNH 4.18: THỐNG KÊ TÀI XẾ......................................................................................42
HÌNH 4.19 THÊM TÀI XẾ...............................................................................................43
HÌNH 4.20: THÊM XE MỚI.............................................................................................43
HÌNH 4.21: TRANG CHI TIẾT.........................................................................................44
HÌNH 4.22: THỐNG KÊ XE THEO THÁNG NĂM...............................................................44
HÌNH 4.23: THỐNG KÊ LỘ TRÌNH..................................................................................45
HÌNH 4.24: THÊM LỘ TRÌNH MỚI..................................................................................45


HÌNH 4.25: THỐNG KÊ LỘ TRÌNH..................................................................................46
HÌNH 4.26: QUẢN LÝ NHẬP NHIÊN LIỆU.......................................................................46
HÌNH 4.27: THỐNG KÊ ĐỔ NHIÊN LIỆU.........................................................................47
HÌNH 4.28: QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG..............................................................................47
Hình 4.29: Thêm người dùng.......................................................................................48


DANH LỤC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng cấu trúc dữ liệu……………………………………………………………39


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay thì tin học đã đi vào đời sống

của con người trong mọi lĩnh vực, giúp chúng ta làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian
cũng như nâng cao chất lượng quản lý. Việc quản lý hệ thống bằng các phần mềm sẽ
giúp con người dễ dàng quản lý nhưng hiệu quả, chính xác lại gấp nhiều lần so với
thông thường.
Hiện nay, Công ty TNHH Thương Mại Thiên Phong được thành lập với thương
hiệu THÀNH CÔNG TAXI đang quản lý xe taxi của mình bằng một phần mềm cũ có
nhiều thiếu xót. Chính vì vậy việc kiểm soát tài xế đang còn nhiều hạn chế hoặc dễ
mất mát dữ liệu dẫn đến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác. Để
có thể nâng cao hiệu quả của quản lý thì viêc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý
là điều cần thiết. Do vậy, đồ án chọn công ty Thành Công Taxi làm đơn vị khảo sát và
ứng dụng.
Chính vì vậy đồ án đã chọn đề tài “Phân tích thiết kế và xây dựng hệ thống thông
tin quản lý xe taxi của một công ty taxi” với mục đích nghiên cứu và xây dựng ra một
hệ thống quản lý có thể quản lý được số lượng xe taxi, thông tin chi tiết của việc hoạt
động hằng ngày của nó với quy mô lớn và hạn chế sai sót xảy ra, giúp cho công ty
quản lý cũng như biết cách điều hành một cách hợp lý và hiệu quả.

1.2. Mục tiêu của đề tài
-

Xây dựng hệ thống quản lý xe taxi

-

Triển khai và cài đặt chương trình trong thực tế.

1.3. Giới hạn và Phạm vi đề tài
Trong phạm vi đề tài này sẽ nghiên cứu các vấn đề:
-


Nghiên cứu về công tác quản lý xe taxi.

-

Ứng dụng được xây dựng sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu
được xây dựng bằng MySQL.

1.4. Kết quả đạt được
Hệ thống thông tin quản lý xe taxi của Công ty Thành Công Taxi với các chức
năng chính sau:


Cập nhật dữ liệu cho hệ thống



Tìm kiếm thông tin về xe, tình trạng xe, lịch sử sửa chữa…
 Xem tất cả thông tin của xe taxi
 Tìm kiếm xe theo biển số, theo mã, theo tình trạng sử dụng xe...



Thống kê.
 Thống kê được các tình trạng xe theo tháng, quý, năm ..


 Thống kê số lượng xe từng thời điểm và tình trạng của nó.
 Thống kê theo tên tài xế, mã xe, mã tài xế...

1.5.


Cầu trúc của đồ án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các nội dụng chính nằm trong 4 chương sau :

Chương 1: Tổng quan về bài toán

Chương 2: Khảo sát hệ thống

Chương 3: Cơ sở lý thuyết và công cụ sử dụng

Chương 4: Phân tích thiết kế xây dựng phần mềm


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
2. 1 Giới thiệu

Hình 2.1: Logo Công Ty Thành Công Taxi

Công ty TNHH Thương Mại Thiên Phong được thành lập với thương hiệu Thành
Công Taxi được mọi người biết đến không còn đơn thuần là tên của một công ty, mà
nó đã là tên của một thương hiệu nổi tiếng trên đất nước Việt Nam.[5]

Trải qua gần 11 năm hoạt động, với tiêu chí “Lấy Con người làm trung tâm - Lấy
chữ Tín làm kim chỉ nam - Lấy Sáng tạo làm sức sống”, Công ty Thành Công Taxi đã
gặt hái được nhiều thành công với mạng lưới thông tin phủ sóng thành công trên 5 tỉnh
thành miền bắc là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam, Huế, giải quyết công
việc cho hàng nghìn người dân lao động. Chính vì lý do này nên việc quản lý phải
được áp dụng những mô hình ứng dụng tiên tiến nhất.
Địa chỉ công ty và liên hệ :
-


Địa chỉ: Số 1 Long Biên, P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, Hà Nội.

-

Tel: (+84 24) 62 615 618.

-

Fax: (+84 24) 62 613 453.

-

Email:

Lịch sử hình thành và phát triển :
-

10/10/2007 : Chính thức đi vào hoạt động với 16 xe đầu tiên.

-

Năm 2010 : Đưa vào sử dụng P. Điều hành mới với công suất đáp ứng
600 xe.

-

Năm 2011: Trang bị hệ thống tính cước tự động trên 100% xe.

-


Năm 2012: Thành lập Thành Công Taxi Hà Nam và ra mắt dòng xe
Hyundai Avante.

-

Năm 2013: Đưa vào sử dụng P.Điều hành mới với công suất 1.500 xe.


-

Năm 2014: Thành lập Thành Công Taxi Vĩnh Phúc và lắp đặt POS trên
100% xe.

-

Năm 2015: Thành lập Thành Công Taxi Huế, ra mắt dịch vụ Taxi cho
người khuyết tật.

-

Năm 2016 : Thành lập Taxi Thành Công Quảng Ninh, ra mắt thẻ TCC thanh toán không dùng tiền mặt, ra mắt ứng dụng đặt xe Thành Công
App, ra mắt dịch vụ xe sang Thành Công Car.

-

Năm 2017: Gần 2.000 xe với 2 dòng xe: loại hình taxi có mào truyền
thống (Thành Công Taxi) và loại hình xe riêng không mào (Thành
Công Car).


Mạng lưới hoạt động : Không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn
quốc nhằm tăng cường khả năng phục vụ cộng đồng. Hiện nay, Thành công Taxi đã
phủ sóng thành công 5 tỉnh thành tại miền Bắc là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh,
Hà Nam, Huế.

Hình 2.2:Mô tả các chi nhánh của Thành Công Taxi trên toàn quốc


Tầm nhìn : Với khát vọng vươn lên cùng chiến lược đầu tư và phát triển bền
vững, lấy Con người làm trung tâm, lấy chữ Tín làm niềm tin, Thành Công Taxi
hướng đến trở thành hãng dịch vụ vận tải hàng đầu Việt Nam, góp phần tạo ra một
cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt và nâng tầm vị thế của người Việt trên trường
quốc tế.
Sứ mệnh :
-

Đối với khách hàng: Đặt chữ tín và niềm tin của khách hàng lên cao nhất,
luôn luôn đổi mới – sáng tạo để cung cấp dịch vụ taxi tốt nhất với nhiều
tiện ích cho khách hàng. Với tư thế luôn đón đầu xu thế, với tinh thần luôn
sáng tạo và đổi mới, Thành Công Taxi tự tin trở thành một người bạn luôn
đồng hành trên mọi nẻo đường.

-

Đối với đối tác: Cùng hợp tác, cùng phát triển.

-

Đối với nhân viên: Xây dựng môô̂i trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động, sáng tạo và nhân văn song song với tạo điều kiện ổn định cuộc sống

và cơ hội phát triển cho tất cả nhân viên.

-

Đối với xã hội: Góp phần xây dựng hình ảnh của một đất nước Việt Nam
tốt đẹp hơn, tôn vinh tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân
tộc bằng những hành động thiết thực hướng về cộng đồng.

Giá trị cốt lõi :
“Lấy Con người làm trung tâm - Lấy chữ Tín làm kim chỉ nam - Lấy Sáng tạo
làm sức sống”.
Thành Công Taxi lấy con người làm nền tảng để phát triển, coi trọng giá trị
người lao động như là tài sản quý giá nhất, xây dựng các mối quan hệ với tinh thần
nhân văn, công bằng và nêu cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể. Thành Công Taxi
coi trọng sự sáng tạo là sức sống, sự đổi mới làm phương châm hành động, đề cao
cầu thị và cầu tiến, hướng đến dịch vụ hoàn hảo nhất, nhiều tiện ích nhất cho thị
trường.


2. 2 Cơ cấu tổ chức

Hội Đồng
Quản trị

Tổng Giám Đốc

Giám Đốc
Tài Chính

Giám Đốc

Điều Hành

Phòng
Nhân
Sự

Phòng
Giám
Sát

Phòng
Kinh
Doanh

Xưởng
Sửa
Chữa

Phòng
Điều
Hành

Hình 2.3 :Cơ cấu tổ chức bộ máy Công Ty Thành Công Taxi

Phòng
Kế
Toán


2.2.1. Phòng Kế Toán

-

Quản lý toàn bộ nguồn thu – chi tài chính theo đúng pháp luận hiện hành.

-

Quản lý các quỹ tiền mặt, tiền gửi.

-

Quản lý cơ sở vật chất bằng nghiệp vụ tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính
ngắn hạn và dài hạn.

-

Hướng dẫn kiểm tra hoạt động tài chính tại các đơn vị trực thuộc.

-

Kiểm tra việc mua sắm, sửa chữa, xây dựng.

-

Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động tài chính hàng năm của Công Ty.

-

Tham mưu và giúp Giám Đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ
chức thực hiện các công tác tài chính kế toán.


2.2.2. Phòng Nhân Sự
-

Quản lý công tác tuyển dụng công ty theo thủ tục tuyển dụng.

-

Chuyển bảng đánh giá ứng viên cho phòng kế toán tính lương.

-

Quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ nhân viên toàn công ty.

-

Quản lý việc đào tạo của công ty.

-

Đề xuất các phương án thưởng lễ, tết, trợ cấp..cho người lao động.

2.2.3. Phòng Kinh Doanh
-

Thực hiện chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm của từng phòng ban để
trình Tổng Giám Đốc phê duyệt.

-

Lập báo cáo thống kê, phân tích, đánh giá, nhận xét tình hình kinh doanh của

công ty.

-

Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Phòng: Đánh giá
hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng
cao hoạt động của công ty.

2.2.4. Phòng Điều Hành
-

Lập kế hoạch và định hướng chiến lược chung cho công ty.

-

Đưa ra mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược cho công ty.

-

Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, hướng phát triển và tăng trưởng của công ty.

-

Lập kế hoạch kinh doanh marketing.

-

Đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban.

2.2.5. Phòng Giám Sát

-

Phân chia, giám sát công việc cho từng phòng ban.

-

Huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên.


-

Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của nhân viên.

-

Kiểm soát và theo dõi tình trạng hoạt động của Taxi.

2.2.6. Phòng Sửa Chữa
-

Thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, bảo trì nhằm đảm bảo độ an toàn, chất
lượng mà xe Taxi đem lại.

-

Quản lý, sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động
sản xuất, bảo trì.

2. 3 Phân tích nghiệp vụ
Công Ty Thành Công Taxi phục vụ chuyên chở khách hàng trong phạm vi thành

phố. Việc thực hiện quản lý xe hoàn toàn được thực hiện bởi phòng điều hành.
Mỗi xe taxi được gán một mã số để phân biệt, cùng các thông tin như biển số,
model, số chỗ ngồi, hãng sản xuất và định mức tiêu thụ nhiên liệu. Mỗi xe taxi do một
tài xế phụ trách. Mỗi tài xế có một mã số phân biệt, tên, địa chỉ….Các tài xế sẽ liên lạc
với công ty qua bộ đàm trên xe.
Công ty tổ chức các đội xe theo từng khư vực có mã số, tên và có một địa điểm
cho taxi đậu khi không có khách. Mỗi xe sẽ trực thuộc một khu vực. Để phục vụ cho
việc tiếp nhiên liệu, mỗi khu vực sẽ có một địa điểm cho các taxi đổ xăng, nhớt...Tại
đây, tài xế sẽ phải ký nhận vào phiếu tiếp nhiên liệu gồm các chi tiết ngày, biển số xe,
số lít xăng, số lượng nhớt.
Để dễ dàng theo dõi lộ trình và thời gian, công ty lập danh sách các lộ trình bao
gồm: Khu vực đi, khu vực đến, số km và thời gian chạy trung bình.
Hoạt động chuyên chở khách: Khi khách có nhu cầu dùng taxi sẽ gọi điện cho
văn phòng công ty. Tại đây, nhân viên trực ban sẽ xác định địa điểm thuộc khu vực
nào, nếu trong khu vực đó còn xe sẽ điều xe đó đi đón khách, nếu không thì tìm xe
khác trong các khu vực lân cận.
Sau đó, trực ban sẽ ghi phiếu điều xe gồm các chi tiết như: Từ khu vực, Đến khu
vực, Ngày giờ để đối chiếu với tài xế cuối tháng, các thông tin khác như số km và tiền
thu được sẽ được tài xé báo lại sau khi thu tiền khách.
Mỗi tài xế sau khi đưa khách đến nơi khách yêu cầu, căn cứ vào máy tính tiền tự
động trên xe theo số km mà sẽ thu tiền và ghi và sổ lộ trình của xe mình các chi tiết
như trên phiếu điều xe.




Các quy trình nghiệp vụ

Quy trình điều xe


NO
Start

Nhập thông tin
khu vực để tìm
kiếm xe

Đúng thông
tin
YES
Ghi phiếu
điều xe

Điều xe

End
Hình 2.4: Quy trình điều xe


Quy trình tiếp nhiên liệu

Start

Nhập thông tin
khu vực để tìm
kiếm địa điểm tiếp
nhiên liệu

NO
Đủ thông

tin
YES
Ghi phiếu
tiếp nhận
nhiên liệu

Tiếp nhiên
liệu

End
Hình 2.5: Quy trình tiếp nhiên liệu

Hình 2.6: Phiếu tiếp nhiên liệu


Quy trình gọi xe

NO
Start

Khách hàng nhập
thông tin tìm kiếm
khu vực có hỗ trợ
taxi của công ty

Nghe
máy
YES

NO


Xác nhận

YES
Yêu cầu
Taxi

End

Hình 2.7: Quy trình gọi xe

Gọi để hỏi
chi tiết
thông tin


CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÔNG CỤ SỬ DỤNG
3.1 Cơ sở lý thuyết
Trong công nghệ phần mềm để sản xuất được một sản phẩm phần mềm người ta
chia quá trình phát triển sản phẩm ra nhiều giai đoạn như thu thập và phân tích yêu
cầu, phân tích và thiết kế hệ thống, phát triển (coding), kiểm thử, triển khai và bảo trì.
Trong đó, giai đoạn phân tích, thiết kế bao giờ cũng là giai đoạn khó khăn và phức tạp
nhất. Giai đoạn này giúp chúng ta hiểu rõ yêu cầu đặt ra, xác định giải pháp, mô tả chi
tiết giải pháp. Nó trả lời 2 câu hỏi What (phần mềm này làm cái gì?) và How (làm nó
như thế nào?).
Để phân tích và thiết kế một phần mềm thì có nhiều cách làm, một trong những
cách làm đó là xem hệ thống gồm những đối tượng sống trong đó và tương tác với
nhau. Việc mô tả được tất cả các đối tượng và sự tương tác của chúng sẽ giúp chúng ta
hiểu rõ hệ thống và cài đặt được nó. Phương thức này gọi là Phân tích thiết kế hướng
đối tượng (OOAD)

a)

Lịch sử ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng[3]

Lập trình hướng đối tượng (OOP) đã được phát triển như là phương pháp lập
trình chủ đạo từ giữa thập niên 1980; nguyên do đáng kể là việc ảnh hưởng của C++,
một ngôn ngữ mở rộng của C. Địa vị thống trị của OOP đã được củng cố vững chắc
bởi sự phổ biến của các GUI dành cho ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng ngày càng
tiện lợi. Một ví dụ về quan hệ gần gũi của thư viện GUI động và ngôn ngữ OOP là
phần mềm Cocoa, nó là khung cơ sở của Mac OS X được viết bằng Objective C
(Objective C là một loại ngôn ngữ hướng đối tượng mở rộng của C với việc thông báo
động). Công cụ cho OOP cũng được nâng cao phần "lập trình điều khiển theo sự kiện"
(mặc dù khái niệm này không chỉ dành cho OOP).
Các chức năng của hướng đối tượng cũng đã đang được thêm vào nhiều ngôn
ngữ trong suốt thời gian đó kể cả Ada, BASIC, Lisp, Fortran, Pascal và nhiều nữa.
Việc cộng thêm các chức năng đó cho các ngôn ngữ mà được trước đó không chủ định
thiết kế cho chúng ngay từ đầu cũng thường dẫn tới nhiều khó khăn trong khả năng
tương thích (với mã nguồn viết cho các phiên bản cũ) và khả năng bảo trì mã. Điển
hình của trường hợp này là Pascal và Visual Basic. Các ngôn ngữ thuần túy hướng đối
tượng, ở phía khác, lại thiếu các đặc tính mà nhiều người lập trình phụ thuộc vào. Để
bắc cầu cho khoảng trống này, nhiều nỗ lực đã được xúc tiến để tạo ra các ngôn ngữ
đặt cơ sở trên các phương pháp hướng đối tượng nhưng lại cho phép dùng nhiều đặc
tính lập trình cấu trúc theo những phương cách "an toàn". Ngôn ngữ Eiffel của
Bertrand Meyer đã sớm thành công với các mục tiêu này.
Trong thập niên đã qua, Java được dùng rộng rãi một phần là do sự tương tự với
C và C++, nhưng có lẽ do phần khác quan trọng hơn là việc lắp đặt sử dụng máy ảo
mà chủ ý là thực thi cùng một mã nguồn cho nhiều nền tảng khác nhau. .NET của
Microsoft cũng mở đầu với các chủ ý tương tự và cộng thêm việc hỗ trợ nhiều ngôn
ngữ hay các sự biến thể của các ngôn ngữ cũ (như trường hợp C# và Visual Basic).



Gần đây, một số ngôn ngữ xuất hiện với chức năng chính là định hướng đối
tượng nhưng lại tương thích được với phương pháp thủ tục như là Python và Ruby.
Bên cạnh Java, C#và Visual Basic.NET là hai ngôn ngữ OOP quan trọng hiện tại thiết
kế bởi Microsoft.
Giống như lập trình thủ tục đã dẫn tới việc tinh lọc các kỹ thuật như là lập trình
cấu trúc, phần mềm hướng đối tượng hiện đại thiết kế các phương pháp bao gồm các
sự tinh lọc. Chẳng hạn như là việc ứng dụng các dạng thức thiết kế, thiết kế bởi hợp
đồng và các ngôn ngữ mô hình trong đó có UML.
b) Đặc trưng cơ bản
- Tính bao bọc (encapsulation): quan niệm mối quan hệ giữa đối tượng nhận và
đối tượng cung cấp thông qua khái niệm hộp đen. Nghĩa là đối tượng nhận chỉ truy
xuất đối tượng cung cấp qua giao diện được định nghĩa bởi đối tượng cung cấp, phân
tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng UML, đối tượng nhận không được truy cập đến
các đặc trưng được xem là “nội bộ” của đối tượng cung cấp.
- Tính phân loại (classification): gom nhóm các đối tượng có cùng cấu trúc và
hành vi vào một lớp (class).
- Tính kết hợp (aggregation): kết hợp các đối tượng và các đối tượng cấu thành nó
để mô tả cấu trúc cục bộ của đối tượng (ví dụ: toà nhà <-> phòng, xe <-> sườn xe,
bánh xe,... ) , hoặc sự liên kết phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tượng.
- Tính thừa kế (heritage): phân loại tổng quát hoá và chuyên biệt hoá các đối tượng,
và cho phép chia sẽ các đặc trưng của một đối tượng.
 Phân loại
Phương pháp lập trình hướng đối tượng được chia thành 2 hướng như sau:
- Hướng lập trình: từ lập trình đơn thể chuyển sang lập trình hướng đối tượng với
lý thuyết cơ bản dựa trên việc trừu tượng hóa kiểu dữ liệu.
- Hướng hệ quản trị CSDL: phát triển thành CSDL hướng đối tượng
Có 2 cách tiếp cận riêng biệt:
- Phương pháp kỹ thuật: hướng công nghệ phần mềm như OOD, HOOD, BON,
BOOCH, MECANO, OODA,...

- Phương pháp toàn cục: hướng về HTTT như OOA, OOSA, OOAD, OMT,
OOM,...
 Ưu điểm
- Cấu trúc hoá được các cấu trúc phức tạp và sử dụng được cấu trúc đệ qui: các
phương pháp đối tượng đều sử dụng các mô hình bao gồm nhiều khái niệm để biểu
diễn nhiều ngữ nghĩa khác nhau của hệ thống. Ví dụ: trong mô hình lớp của OMT có
khái niệm mối kết hợp thành phần cho phép mô tả một đối tượng là một thành phần
của đối tượng khác, trong khi nếu dùng mô hình ER truyền thống không có khái niệm
này do đó không thể biểu diễn được quan hệ thành phần.


- Xác định được đối tượng của hệ thống qua định danh đối tượng
- Tính thừa kế được đưa ra tạo tiền đề cho việc tái sử dụng
c) Các khái niệm cơ bản của phân tích thiết kế hướng đối tượng


Đối tượng

Đối tượng là thành phần trọng tâm của cách tiếp cận hướng đối tượng. Một đối
tượng là một đại diện của bất kỳ sự vật nào cần được mô hình trong hệ thống và đóng
một vai trò xác định trong lãnh vực ứng dụng.
- Là một biểu diễn từ thế giới thực sang thể hiện của tin học (ví dụ : một chiếc xe ô
tô trong thế giới thực được biểu diễn trong tin học dùng một khái niệm đối tượng xe ô
tô).
- Là một sự trừu tượng hoá, một khái niệm có ý nghĩa trong lãnh vực ứng dụng.
- Diễn đạt một thực thể vật lý, hoặc một thực thể quan niệm, hoặc một thực thể
phần mềm.
- Đối tượng có thể là một thực thể hữu hình trực quan (ví dụ : một con người, một
vị trí, một sự vật,...) hoặc một khái niệm, một sự kiện (ví dụ : phòng ban, bộ phận, kết
hôn, đăng ký, ...).



Class

Lớp là khái niệm dùng để mô tả một tập hợp các đối tượng có cùng một cấu trúc,
cùng hành vi và có cùng những mối quan hệ với các đối tượng khác:





Lớp = các thuộc tính + các phương thức



Lớp là một bước trừu tượng hóa



Tìm kiếm các điểm giống, bỏ qua các điểm khác nhau của đối tượng



Trừu tượng hóa làm giảm độ phức tạp.
Gói (package)

Là một cách tổ chức các thành phần, phần tử trong hệ thống thành các nhóm.
Nhiều gói có thể được kết hợp với nhau để trở thành một hệ thống con (subsystem).



Kế thừa

Trong phương pháp hướng đối tượng, một lớp có thể có sử dụng lại các thuộc tính
và phương thức của một hoặc nhiều lớp khác. Kiểu quan hệ này gọi là quan hệ kế
thừa, được xây dựng dựa trên mối quan hệ kế thừa trong bài toán thực tế.

3.2. Công nghệ sử dụng
3.2.1. Hệ quản trị CSDL MySQL
Hệ thống sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.

3.2.1.1. Khái niệm


×