Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài thu hoạch thực tế về đường lối chính sách của đảng và nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.52 KB, 13 trang )

Đặt vấn đề:
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Nghiên cứu thực tế là một phần học trong chương trình đào tạo Trung cấp
LLCT - HC được nhà trường tổ chức. Giúp học viên rèn luyện khả năng vận
dụng lý luận vào thực tiễn để đánh giá, phân tích một vấn đề cụ thể ở cơ sở, góp
phần thực hiện phương châm, nguyên lý: Lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi
với hành, nhà trường gắn với địa phương, cơ sở.
Nội dung đi nghiên cứu thực tế phù hợp và thiết thực, sát với mục tiêu,
chương trình đào tạo của Học viên cũng như của nhà trường. Để phục vụ cho
việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, học hỏi kinh nghiệm về tổ chức
thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
tại địa phương, gắn với nhiệm vụ công tác.
Thực hiện Quyết định số: 277/QĐ-TCT ngày 03/5/2019 của Trường Chính
trị tỉnh Bắc Giang về việc tổ chức cho lớp Trung cấp lý luận chính trị - Hành
chính huyện Lục Ngạn đi nghiên cứu thực tế thời gian từ ngày 27/5 đến ngày
01/6/2017, địa điểm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế và Đà Nẵng. Tới nay đoàn nghiên cứu thực tế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ,
kế hoạch đề ra. Đây là nội dung học tập quan trọng của khóa học; giúp cho học
viên nâng cao kiến thức thực tế, liên hệ trong công tác, giúp học viên nâng cao
nhận thức, hành động - củng cố lý thuyết trong khóa học.
Là học viên của lớp Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính của Trường,
tôi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời xây dựng báo cáo kết quả
chuyến nghiên cứu thực tế. Lần đầu tiên được thực hiện nội dung học tập mới,
thực hiện việc nghiên cứu thực tế theo Quy định số 1855/QĐ - HVCTQG ngày
21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh và Hướng
dẫn của Trường Chính trị về đi nghiên cứu thực tế đối với học viên các lớp đào
tạo Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính, chắc chắn bản thu hoạch này còn
nhiều hạn chế. Kính mong được sự đóng góp, giúp đỡ của nhà trường.
Xin trân trọng cảm ơn!



PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Sự gắn kết giữa nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn luôn là một đòi
hỏi cấp bách và là một phương thức để mang đến thành công cho hoạt động của
mỗi cá nhân, của tổ chức và của một chính đảng. Nhận thức đúng và giải quyết
hợp lý mối quan hệ biện chứng tác động qua lại của lý luận và thực tiễn, dùng lý
luận làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phát triển lý
luận, thực tiễn phải là cơ sở, động lực của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý .
luôn là chìa khóa để để giải quyết mọi vướng mắc trên con đường đi đến mục
tiêu đã định. Ngược lại, nhận thức không đúng và giải quyết không tốt mối quan hệ
giữa lý luận và thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, kinh viện và chủ nghĩa
kinh nghiệm hoặc chủ quan duy ý chí, tất nhiên sẽ dẫn đến những thất bại mà đối
với một chính đảng, sự thất bại đó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa phương pháp
luận của vấn đề này. Sự vận dụng của Đảng ta là sự gắn kết giữa nhận thức lý
luận và hoạt động thực tiễn luôn là một đòi hỏi cấp bách và là một phương thức
để mang đến thành công cho hoạt động của mỗi cá nhân, của tổ chức và của một
chính đảng. Nhận thức đúng và giải quyết hợp lý mối quan hệ biện chứng tác
động qua lại của lý luận và thực tiễn, dùng lý luận làm kim chỉ nam cho hoạt
động thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, thực tiễn phải là cơ sở,
động lực của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý ... luôn là chìa khóa để để giải
quyết mọi vướng mắc trên con đường đi đến mục tiêu đã định.
Xuất phát từ thực tế ở Việt Nam Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp
hóa có đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cụ thể là đã đề ra những chỉ tiêu kế hoạch
về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, coi trọng đúng mức việc khôi phục và
sắp xếp lại nền kinh tế, đẩy mạnh về xây dựng công nghiệp nặng và những công
trình quy mô lớn. Tập trung sức giải quyết căn bản vấn đề lương thực, thực
phẩm, phát triển hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đại hội VI đã cụ thể hóa một
bước đường lối kinh tế trong chặng đường trước mắt, đề ra những mục tiêu tổng

quát, các chính sách lớn về kinh tế, xã hội. Chỉ đạo thực hiện, quán triệt đầy đủ
các quy luật khách quan, kiên quyết khắc phục tư tưởng nóng vội chủ quan và
bảo thủ thể hiện chủ yếu trong các chủ trương về cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội
chủ nghĩa và cơ chế quản lý kinh tế. Đã thật sự coi trọng phát triển nông nghiệp,
về tổ chức, đầu tư, chính sách đối với công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, kể
2


cả tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp. Đẩy mạnh về xây dựng cơ bản, xây dựng
các công trình quy mô lớn thật cấp bách, có hiệu quả. Trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa, đi đôi với việc ra sức xây dựng những cơ sở và lực lượng kinh tế
mới, phải rất coi trọng cải tạo và sử dụng tốt các cơ sở và lực lượng kinh tế sẵn
có bằng những hình thức và bước đi thích hợp. Chúng ta đã xác định rõ ràng,
nhất quán những quan điểm, chủ trương chính sách chỉ đạo công cuộc cải tạo xã
hội chủ nghĩa, khắc phục những biều hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành
phần kinh tế tư bản tư nhân, nhanh chóng phát triển các thành phần kinh tế.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm tình hình chung nơi nghiên cứu thực tế:
Thị xã Cửa Lò, Nghệ An
Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở phía đông của tỉnh Nghệ
An, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp Nghi Lộc, phía nam giáp thành phố
Vinh và huyện Nghi Xuân, phía bắc giáp Diễn Châu. Thị xã Cửa Lò được thành
lập ngày 29 tháng 8 năm 1994 trên cơ sở tách thị trấn Cửa Lò và 4 xã: Nghi Thu,
Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải; 50 hécta diện tích tự nhiên và 2.291 nhân
khẩu của xã Nghi Quang thuộc huyện Nghi Lộc.
Cửa Lò nổi tiếng với bãi biển, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất. Từ ngày
12/3/2009 Bộ Xây dựng đã có quyết định công nhận Cửa Lò là đô thị loại 3.
Kinh tế Cửa Lò phát triển chủ yếu là du lịch và dịch vụ. Lượng khách du lịch
đến với Cửa Lò năm 2010 đạt 1 triệu 850 nghìn lượt khách (trong đó khách quốc

tế đạt 3 nghìn lượt). Doanh thu từ hoạt động du lịch, khách sạn năm 2010 đạt
725 tỷ đồng. Năm 2011 với việc khai thác du lịch đảo Ngư, Cửa Lò hy vọng thu
hút trên 2 triệu lượt khách.
Cảng Cửa Lò là cảng biển loại I Quốc gia, là đầu mối giao thông vận tải
của khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ, trung chuyển hàng hóa đi sang phía Bắc
Thái Lan. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2011 đạt khoảng 2 triệu tấn.
Cảng hiện có 4 cầu cảng đang khai thác. Các cầu cảng 5 và 6 đang được xây
dựng để nâng công suất lên 5-6 triệu tấn/năm.
Cảng nước sâu Cửa Lò: Nhằm nâng cao năng lực của Cụm cảng Cửa Lò,
Cảng nước sâu Cửa Lò đã được khởi công xây dựng ngày 7/12/2010 tại xã Nghi
Thiết cách cảng Cửa Lò 5 km về phía Bắc. Cảng có tổng vốn đầu tư 490,7 triệu
USD với 12 bến cỡ tàu 30.000 – 50.000 DWT và 100.000 DWT cập bến thuận
tiện. Chiều dài tuyến bến 3.260m, chiều dài tuyến luồng 6 km, đê chắn sóng dài
2.550m, tường bến dài 1.510m. Cảng này có công suất 17 triệu tấn/năm.
Khu công nghiệp Cửa Lò có diện tích là 40,55 ha nằm trên Quốc lộ 46 nối
Vinh và cảng Cửa Lò và đường Sào Nam, nằm cách cảng Cửa Lò 3 km và Sân
bay Vinh 7 km. Hiện nay đã có một số nhà máy đã đi vào hoạt động như nhà
máy sữa Vinamilk, nhà máy bánh kẹo Tràng An 2...
3


Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với việc 10 nữ thanh niên xung
phong trong chiến tranh Việt Nam bị bom của Không lực Hoa Kỳ giết chết
Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm
trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là
giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Đồng
Lộc, huyện Can Lộc.
Đây là một trong những điểm giao thông quan trọng trong chiến tranh, cho
nên quân đội Hoa Kỳ đã tập trung nhiều máy bay thả bom nhằm cắt đứt đường

tiếp tế của người dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao
điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4, Đại đội 552
(được chốt chặn đoạn từ Cầu Tối trở vào Truông Kén khoảng 2 km, đặc biệt là
300 mét từ Cầu Tối đến Trường Thành) gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24.
Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ.
16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi
xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã chết khi tuổi
đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình.
Thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
Đồng Hới, tên cổ là Động Hải[4], là thành phố trực thuộc tỉnh của Quảng
Bình ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Thành phố này nằm giữa quốc lộ
1A và đường Hồ Chí Minh và bên tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ
Chí Minh với ga Đồng Hới là một trong những ga chính, có sông Nhật Lệ chảy
qua.
Thành phố Đồng Hới là nơi nghỉ ngơi của du khách đến tham quan di sản thế
giới: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tắm biển tai Bãi biển Nhật Lệ, Đá
Nhảy và suối nước khoáng Bang, khu nghỉ mát SunSpa Resort tại thôn Mỹ Cảnh
xã Bảo Ninh.
Khu di tích Thành cổ Quảng Trị
Thành cổ Quảng Trị còn nổi tiếng là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm
giữa lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam với Quân lực Việt Nam
Cộng hòa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực của quân đội Mỹ. Đây là một trận
đánh hao tổn về sức người và của cho cả hai bên. Hiện nay tại bảo tàng Thành
cổ Quảng Trị vẫn còn có nhưng di vật, và những bức thư bộ đội gửi vĩnh biệt gia
đình trong thời gian xảy ra trận đánh này.
Thành cổ Quảng Trị được xếp vào danh mục những Di tích quốc gia đặc biệt và
là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan Việt Nam và khách du lịch quốc tế.
Thừa Thiên Huế
Kinh đô Huế là thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất từ năm 1802, sau

khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế mở đầu cho nhà Nguyễn, vương
triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là thủ
4


đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo
Đại thoái vị.
Chức năng chính của Kinh thành dùng để phòng vệ, phục vụ sinh hoạt của
triều đình và nhà vua. Dù chịu sự tàn phá dữ dội của bom đạn, mà đặc biệt là
năm Mậu thân (1968), nhưng cụm công trình này vẫn tồn tại với đầy đủ diện
mạo của nó.
Đà Nẵng
được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam, có vị trí quan trọng
về mặt chiến lược đối với các tỉnh miền trung; là nơi có nhiều tiềm năng, thế
mạnh, đặc biệt là về du lịch - dịch vụ. Nhân dân các dân tộc thành luôn cần cù,
đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh
tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường
bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà Nẵng hiện nay có tám
quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km². Theo kết quả điều tra năm 2009
thì dân số thành phố là 887.435 người. Năm 2013, dân số thành phố là 992.800
người. Dân số Đà Nẵng đạt 1.029.000 người. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
trên địa bàn năm 2012 là 46.368,6 tỷ đồng. Trong ba năm liền từ 2008-2010, Đà
Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu cả nước. Tuy nhiên năm
2012, PCI của Đà Nẵng tụt xuống thứ 12/63 tỉnh, thành phố. Năm 2013, Đà
Nẵng đã trở lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng. Năm 2014 và 2015, Đà Nẵng tiếp
tục giữ vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng, năm thứ ba liên tiếp trụ vững ngôi
đầu bảng và lần thứ sáu thành phố này dẫn đầu cả nước kể từ khi chỉ số này
được công bố 10 năm trước kể từ năm 2006. Trong những năm gần đây, Đà
Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao

an sinh xã hội và được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam.
Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung
tâm du lịch lớn của cả nước. Phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao
với đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Phía tây là
khu du lịch Bà Nà nằm ở độ cao trên 1000m với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ
lục thế giới (dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp
nặng nhất) cùng khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông
Nam Á và khu làng Pháp lớn nhất Việt Nam. Phía đông bắc là bán đảo Sơn Trà
với 400 ha rừng nguyên sinh gồm nhiều động thực vật phong phú.
Đà Nẵng đã xây dựng các sự kiện du lịch lớn, trong đó Cuộc thi Trình diễn
Pháo hoa Quốc tế được tổ chức liên tục từ năm 2008. Vào tháng 5 năm 2012, Đà
Nẵng lần đầu triển khai Cuộc thi dù bay Quốc tế.
5


Ước tính tổng lượng khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng năm 2016 đón
5,51 triệu lượt khách, tăng 17,7% so với năm 2015, ước đạt 107,2% kế hoạch.
Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,66 triệu lượt (tăng 31,6% so với năm 2015),
ước đạt 126,2% so với kế hoạch; khách nội địa ước đạt 3,84 triệu lượt (tăng
12,5% so với năm 2015), ước đạt 100,6% so với kế hoạch. Tổng thu từ du lịch
ước đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2015, đạt 107,1% kế hoạch
2. Liên hệ tại địa phương:
Kinh tế tập trung vào ngành nông nghiệp với thế mạnh là trồng trọt cây ăn
quả, điển hình là vải thiều, nhãn, hồng, na... Có nhà máy chế biến hoa quả trên
địa bàn đã xuất khẩu rau quả tươi và đóng hộp sang các nước.
Huyện cũng có tiềm năng du lịch sinh thái: miệt vườn, khu sinh thái hồ Cấm
Sơn, Khuôn Thần... Ngoài ra, có danh lam thắng cảnh như đền Hả, chùa Khánh
Vân, chùa Am Vãi (Khả Lã, xã Tân Lập).
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của vải thiều và sự yếu kém
của tư thương Việt Nam, thì giao thương biên mậu đã thực sự tiến vào tận địa

bàn Lục Ngạn. Vào những ngày mùa vải (khoảng tháng 6) ta có thể bắt gặp tư
thương Trung Quốc ở bất cứ đâu dọc trên 40 Km quốc lộ 31 trên địa bàn huyện
Lục Ngạn. Không dưới 50% vải thiều tươi ở Lục Ngạn được xuất sang Trung
Quốc, lượng vải thiều sấy khô thì gần như toàn bộ được xuất sang Trung Quốc
qua cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Thị trấn Chũ là trung tâm huyện lỵ của Lục Ngạn, đang được mở rộng,
xây dựng những công trình lớn như bệnh viện khu vực, công viện cây xanh, khu
dân cư, cụm công nghiệp... nhằm đưa Chũ lên thành thị xã.
Dân số huyện xấp xỉ 200.000 người. Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo.
Người Kinh chiếm 53%, còn lại là các dân tộc khác như Sán Dìu, Nùng, Cao
Lan, Hoa.
Do có sự liên hệ của bộ phận người Hoa về nước (những năm chiến tranh
biên giới) nên ngày nay, nhiều bộ phận người Việt (phần lớn là người dân tộc
thiểu số ở Lục Ngạn đã tổ chức thành những đường dây đưa lao động sang
Trung Quốc để làm trong các công xưởng ở Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc
Kiến... Những thành phố có nhiều người Việt làm là Quảng Châu, Đông Quản,
Sán Đầu, Huệ Châu... Đi đôi cùng tình trạng này là những tệ nạn đặc trưng của
người Việt là đánh nhau, cờ bạc, trấn lột... Ngoài ra nhiều người đi Quảng Tây
để chặt mía, trồng sắn... theo kiểu mùa vụ.
Ngày nay, do có nhiều khu công nghiệp ở các tỉnh miền xuôi nên thanh niên
Lục Ngạn phần đông đi học hoặc đi làm trong các khu công nghiệp, khu chế
6


xuất, tệ nạn đánh nhau theo kiểu thanh niên làng đã giảm đáng kể, nhưng do có
tiền nhiều nên tỷ lệ đánh bạc gia tăng đáng kể trong những dịp nghỉ lễ tết
Lục Ngạn là huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự
nhiên 101,728km2 với 30 xã, thị trấn, trong đó có 12 xã vùng cao, 18 xã, thị trấn
miền núi. Dân số toàn huyện năm 2012 là 215.000 người, trong đó đồng bào dân
tộc thiểu số chiếm hơn 49%, với 08 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí,

Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan) sinh sống đan xen ở 394 thôn bản, khu phố, tạo
nên sự giao thoa văn hoá đặc sắc mà ít nơi nào có được. Những giá trị văn hoá
phi vật thể của các dân tộc vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn như: trang
phục, phong tục, các làn điệu dân ca Sloong hao, Sli, lượn, hát đối…. Là vùng
đất được hình thành và phát triển từ rất sớm, vào năm 1975, ngành khảo cổ đã
phát hiện được ở Lục Ngạn di chỉ đồ đá cũ phân bố trên gò Non Trúc, giáp suối
Nghè Mưa, đã tìm thấy 27 di vật bằng đá cuội gồm các công cụ có biên lưỡi
theo chiều dọc, công cụ có biên lưỡi theo chiều ngang, công cụ có biên lưỡi vát
chữ V, công cụ có biên lưỡi theo hình vòng cung cùng một số mảnh tước, thạch
đá thuộc thời đại đồ đá cũ. Điều đó chứng tỏ con người đã đến sinh sống trên
mảnh đất này từ rất sớm, nơi đây hội tụ những giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng,
tiêu biểu của văn hóa cộng đồng các dân tộc tỉnh Bắc Giang.
Các lễ hội dân gian tiêu biểu của huyện Lục Ngạn Trong các làng người
Kinh của Lục Ngạn, mỗi làng đều có một ngôi đình và một ngôi chùa. Đình là
nơi nhân dân thôn xã thờ thành hoàng làng, những người có nhiều công lao với
dân với nước trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn độc lập dân tộc và
những người có công lập làng, lập bản.
Ngày hội Văn hóa- Thể thao huyện Lục Ngạn Ngày hội được diễn ra
trong 2 ngày 17,18 tháng 2 âm lịch hàng năm. Việc tổ chức ngày hội nhằm giữ
gìn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của huyện. Ngày hội gồm các
nội dung: Phần thi hát đối đáp: Đây là phần thi dành cho các cặp hát dân tộc
như: hát Then, hát Sloong hao, hát Sình ca, hát Soóng cộ...Ban giám khảo sẽ lựa
chọn ra các cặp hát hay để trao giải A, B, C.
Công nghiệp- TTCN phát triển nhanh; các cụm công nghiệp, trung tâm
thương mại, dịch vụ của huyện được quy hoạch và xây dựng, đi vào hoạt động,
tiêu biểu như Xí nghiệp may Đáp Cầu và một số dự án lớn đang được triển khai
xây dựng đã và sẽ góp phần giải quyết nhiều việc làm ổn định và nâng cao thu
nhập cho nhân dân trong và ngoài huyện.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không ngừng được đầu tư xây
dựng, nâng cấp, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn, đô thị ngày càng đổi mới;

100% số xã có đường giao thông đi lại thông suốt, tỷ lệ cứng hóa đường GTNT
7


đạt gần 50%, mở ra nhiều cơ hội mới trong phát triển kinh tế, văn hóa; 100% hộ
dân được sử dụng lưới điện quốc gia.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều khởi sắc, tỷ lệ trường học đạt chuẩn
quốc gia trên 80%; tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt gần 95%; huyện đạt
chuẩn phổ cập giáo dục TH; chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi,
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3 được nâng lên.
Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên;
bệnh viện đa khoa huyện Lục Ngạn được công nhận là Bệnh viện đa khoa hạng
2; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 86,5%- vượt 3,5% chỉ tiêu tỉnh giao năm
2017.
Các di tích lịch sử văn hóa và du lịch được quan tâm đầu tư, ngày càng trở
nên hấp dẫn, hằng năm đã thu hút hàng 100 nghìn lượt du khách đến tham quan
Khu du lịch sinh thái Hồ Cấm Sơn, Hồ khuôn thần,… Các chính sách an sinh xã
hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; đời sống nhân dân ổn định và từng bước
được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 giảm nhiều; an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả
tích cực. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội luôn được quan tâm kiện toàn. Năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng được tăng cường, từng bước
phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của chính quyền ngày
càng hiệu quả. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
được phát huy. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích
cực tham gia các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm
nghèo, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Phấn khởi và tự hào về những thành tựu đã đạt được trong những năm qua,
song chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận và thấy rằng, những kết quả đạt được
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Hiệu quả, sức cạnh tranh của
nền kinh tế, một số chỉ số phát triển chủ yếu chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế còn chậm. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân
tộc, miền núi còn khó khăn. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể ở
một số nơi còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ mới.
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết, quyết tâm thực
hiện tốt một số nhiệm vụ sau: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng
định hướng, phát triển nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và sức cạnh tranh;
tăng giá trị sản phẩm và phát triển thương hiệu, ứng dụng khoa học và công
nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; tiếp tục
8


đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thực hiện cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; huy
động, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và phát
triển đô thị. Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề đáp
ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế. Mở rộng, nâng cấp mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở, đáp
ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân; tiếp tục chăm lo, phát triển và
nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch; đổi mới
và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa; đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; thực
hiện tốt chính sách người có công với cách mạng, chính sách xã hội, quan tâm
giải quyết những vấn đề nhân dân và xã hội quan tâm, bảo đảm an sinh xã hội;
thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững; kết hợp chặt
chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh,
giữ vững An ninh chính trị, trật tự ATXH; thường xuyên quan tâm chăm lo công

tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh,
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; đẩy
mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền, xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức chuẩn hóa, chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt,
tinh thần trách nhiệm cao. Chú trọng xây dựng và đổi mới hoạt động của MTTQ
và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và cả
hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHI
1. Giải pháp:
Từ việc nghiên cứu thực tế trên đây, liên hệ thực tế vào huyện Lục Ngạn và
tỉnh Bắc Giang về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xin đề nghị thực hiện đồng
bộ các giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng như sau:
1. Tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Triển khai quyết liệt việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đẩy mạnh giáo dục lý luận chính
trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; chăm lo xây dựng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý từ khâu quy hoạch, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ,
trong đó chú trọng cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu. Quan tâm nâng
cao chất lượng tổ chức đảng ở cơ sở, công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên.
Tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đẩy mạnh kiểm tra và xử

9


lý kiên quyết những cán bộ, đảng viên suy thoái, tham nhũng và tiêu cực. Tập
trung lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh.
2. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Đổi mới,
nâng cao chất lượng quyết định và ban hành chính sách, vai trò giám sát của hội
đồng nhân dân các cấp. Xây dựng bộ máy hành chính nhà nước trong tỉnh thật

sự tinh gọn, năng động, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đẩy
mạnh công tác cải cách hành chính, tập trung vào nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức, viên chức, công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng công
khai, minh bạch, hiệu quả.
3. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Triển khai các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư. Mạnh dạn, sáng tạo, quyết
liệt trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách địa phương cho sát với yêu cầu
của tình hình thực tiễn, tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho đầu tư, kinh
doanh, phát triển sản xuất. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
cho phát triển.
4. Tăng cường xây dựng và quản lý các quy hoạch, nhất là các quy hoạch
chủ lực, quy hoạch quan trọng về kinh tế - xã hội; trên cơ sở quy hoạch, lựa
chọn các lĩnh vực, địa bàn, dự án để tập trung đầu tư, tạo sự đột phá đi lên. Tiến
hành rà soát lại quy hoạch các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu để điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp. Coi trọng công tác công khai quy hoạch, hoạt động giám
sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch.
5. Khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, các loại thị
trường; đẩy mạnh, đổi mới tích cực hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước,
các mô hình kinh tế hợp tác, các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất
kinh doanh, các mô hình kinh tế cá nhân, hộ gia đình. Khuyến khích phát triển
các loại hình kinh tế tư nhân; xây dựng đội ngũ doanh nhân phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Quan tâm hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo lao động;
hỗ trợ tiếp cận vốn, đất đai, thị trường cho các thành phần kinh tế.
6. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật,
công nghệ trên các lĩnh vực; khuyến khích liên kết các cơ sở sản xuất với các
viện nghiên cứu, các trường đại học. Hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong đổi mới
công nghệ, trong bảo hộ sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, xây dựng và quảng
bá thương hiệu. Tăng nguồn vốn đầu tư cho khoa học - công nghệ. Có cơ chế
khuyến khích các tổ chức và cá nhân có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có
các đề tài, dự án mang tính nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ mới.

7. Coi trọng công tác lập quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch sử dụng đất;
sử dụng tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Khai thác, sử dụng hợp
10


lý, hiệu quả tài nguyên, khoáng sản. Bảo vệ, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
nước. Tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa
bàn tỉnh.
8. Chú trọng công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực. Củng cố,
nâng cấp các cơ sở dạy nghề; nâng cao chất lượng đào tạo nghề, ý thức, tác
phong công nghiệp, kỷ luật cho người lao động; tăng cường đào tạo nghề cho
thanh niên, nông dân. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề; tăng cường phối
hợp giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp; gắn đào tạo nghề với giải
quyết việc làm, đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm cho người lao động. Xây
dựng và thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng nguồn nhân lực có trình
độ cao.
9. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội và giải quyết tốt các vấn
đề xã hội bức xúc. Thực thi nghiêm các chính sách, chế độ đối với người có
công, người nghèo, đồng bào miền núi, công nhân trong khu công nghiệp. Thực
hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, các chương trình, dự án đầu tư cho
miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
10. Chú trọng đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội; củng cố vững chắc công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững
chắc. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng,
an ninh.
11. Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân, mở rộng công tác thu hút và tập hợp nhân dân vào trong tổ
chức. Tăng cường vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham
gia vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Phát huy vai trò giám

sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, mở
rộng dân chủ để nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
2. Kiến nghị:
Từ kết quả nghiên cứu trên đây, xin đề nghị nhà trường thường xuyên tổ
chức cho học viên được đi nghiên cứu thực tế trong tỉnh, trong huyện. Đến với
các mô hình làm kinh tế công, nâng nghiệp giỏi, quản lý sản xuất, kinh doanh
giỏi. Nơi điển hình về kinh tế phát triển, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng, xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Đề nghị tỉnh, huyện tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều
hành. Thu hút đầu tư, dự án, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, của
nhân dân các dân tộc trong tỉnh, để xây dựng Bắc Giang nói chung, Lục Ngạn
nói riêng sớm trở thành quê hương giàu đẹp, văn minh.
11


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Chuyến đi nghiên cứu thực tế của học viên lớp Trung cấp lý luận - Hành
chính (khóa VII Lục Ngạn) của Trường đã thành công tốt đẹp. Giúp mỗi học
viên nâng cao tư duy, kiến thức thực tế, kiến thức thu hoạch được chắc chắn sẽ
được vận dụng vào công tác, cuộc sống.
Những cơ sở lý luận, thực tế, giải pháp, kiến nghị trên chắc chắn là tài liệu
góp phần nâng cao chất lượng học tâp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cơ sở lý luận, thực tiễn… Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh –
2015. NXBCTQG.
- Tình hình kinh tế, xã hội: Thành phố Đà Nẵng
- Tình hình kinh tế, xã hội Thị xã Cửa Lò,Thừa Thiên Huế
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII.
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lục Ngạn (2015 - 2020).

- Các giáo trình, tập bài giảng của Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang.

MỤC LỤC
STT
1
2

Nội dung
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
12

Trang
2
2


3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm tình hình chung nơi nghiên cứu thực tế
2. Liên hệ tại địa phương
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHI
1. Giải pháp:
2. Kiến nghị:
PHẦN 3: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

13

3
3
4
4
7
10
10
12
13
13



×