Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nghiên cứu chuỗi cung ứng Điện Máy Xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.37 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
GVHD: Lê Thị Minh Hằng

CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG –
SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY XANH
Thành viên:

Đà Nẵng, tháng 03 năm 2018

1


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1. Thông tin chung:
Tên công ty
Địa chỉ
Website
Thời gian hoạt động
Tổng đài tư vấn
Quản lí siêu thị

2


Siêu thị Điện máy XANH nằm trên mặt tiền đường lớn Số 68 Bạch Đằng, TT.


Núi Đèo, H. Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng khai trương vào 21/05/2016 là siêu thị
thứ 98 trong chuỗi hệ thống siêu thị Điện máy XANH. (Điện máy Xanh có 678
siêu thị trên khắp 63 tỉnh thành lớn).
1.1. Nhân lực:
Đội ngũ nhân viên hơn 30 bạn hiện đang phục vụ rộng khắp các nhu cầu
mua sắm, xem và trải nghiệm sản phẩm điện máy của khách hàng.
1.2. Các giá trị phục vụ cho khách hàng tại siêu thị:
-

Bãi giữ xe miễn phí rộng rãi, thoáng mát diện tích 300m2, nhân viên giữ xe

-

chu đáo dắt xe cho khách hàng.
Hàng hóa đa dạng từ nhóm hàng tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, đồ gia

-

dụng đến nhóm hàng điện thoại, laptop, máy tính bảng, phụ kiện.
Có quầy trải nghiệm sản phẩm công nghệ mới nhất.
Có quầy tư vấn mua trả góp sản phẩm.
Nhân viên tư vấn sản phẩm nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm.
Giá cả cạnh tranh trong khu vực, luôn luôn có khuyến mãi tất cả các nhóm

hàng.
- Giao hàng miễn phí phạm vi 50km.
- Chính sách bảo hành đổi trả hấp dẫn, đơn giản.
Với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm, siêu thị Điện máy XANH Số 68
Bạch Đằng, TT. Núi Đèo, H. Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng mong muốn
mang lại sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, giá cả tốt nhất và dịch

vụ khách hàng hoàn hảo.
1.3. Các dịch vụ tiện ích tại siêu thị Điện máy Xanh:
-

Thu hộ tiền điện
Thu tiền nước
Thu tiền internet
Bán thẻ cào, thẻ game:

3




Khi tham quan, mua sắm và trải nghiệm tại hệ thống siêu thị Điện máy
XANH, Quý Khách Hàng có thể mua thẻ cào, thẻ game, thẻ megacard và
nạp tiền trực tiếp vào điện thoại cho tất cả các nhà mạng di động với mức giá

ưu đãi.
• Ngoài ra, Quý Khách Hàng còn có thể thanh toán cước Mobifone,
Vinaphone, Viettel, Internet FPT, đóng tiền góp Home Credit (PPF),
VPBank, ACS trên toàn quốc và thanh toán tiền điện, nước, Internet VNPT,
Điện thoại bàn cố định VNPT cho khu vực TPHCM từ 08:00 đến 22:00 tất
cả các ngày trong tuần.
1.4. Các mặt hàng đang kinh doanh tại Điện máy Xanh:
- Tivi
- Tủ lạnh
- Gia dụng
- Phụ kiện
- Dàn âm thanh

- Hàng đã sử dụng
- Máy giặt
- Máy lạnh
- Điện thoại
- Máy tính bảng
- Laptop
- Sim
Tổng
côngsố,
ty thẻ cào
- Đầu DVD, KARAOKE.

II. MÔ TẢ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Sơ đồ chuỗi:

Kho trung tâm

Dong vât chât
Khách hàng
Dong thông tin

Nhà cung câp

Dong vốn
4

Kho Siêu thi


2. Mô tả chi tiết 3 dòng dịch chuyển:

2.1. Dòng vật chất:
Dòng vật chất (tủ lạnh) đi từ các nhà cung cấp (Samsung, Sony, LG) đến kho
trung tâm và kho siêu thị, sau đó từ kho trung tâm hoặc kho siêu thị sẽ đến thẳng
khách hàng.
Tuy nhiên hàng hóa sẽ được vận chuyển về kho trung tâm nhiều hơn và có xe
nội bộ vận chuyển hàng đến các kho siêu thị cố định theo ngày. Trong công ty có 1
bộ phận chịu trách nhiệm xác định số lượng cần chia, sau đó tổng hợp và gửi thông
tin đến kho trung tâm về địa chỉ kho cần nhập hàng.
Đối với việc nhập kho, công ty hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng hàng hóa
(tủ lạnh) từ phía nhà cung cấp, vì đối với công ty, sản phẩm của nhà cung cấp là
sản phẩm khó có thể thay thế bởi sản phẩm của nhà cung cấp khác và mức độ gắn
kết giữa công ty và các nhà cung cấp khá cao.
Đối với lịch nhập hàng, công ty sẽ căn cứ vào doanh số bán để ước định thời
gian nhập hàng (trung bình tầm 3-4 ngày sẽ nhập 1 lần).
Hàng hóa ở kho siêu thị sẽ được phục vụ cho khách đến mua hàng trực tiếp tại
siêu thị. Đối với khách hàng mua trực tuyến và có nhu cầu giao hàng tận nhà, thì
hàng hóa từ kho trung tâm hoặc kho siêu thị gần nhất sẽ được vận chuyển và giao
đến tận nhà khách hàng.
Đối với các sản phẩm bị lỗi cần đổi trả thì nhân viên nhà cung cấp sẽ đến nhà
khách hàng kiểm tra và đổi hàng cho khách hàng.
5


2.2. Dòng thông tin
Thông tin trao đổi giữa nhà cung cấp với tổng công ty:

a.

Nhà cung cấp (SamSung, Sony,LG) trao đổi với công ty các thông tin về đơn
hàng, giá cả, sản lượng bán và hoạch định giá cả với nhau, thông tin về các chương

trình khuyến mãi, dự báo nhu cầu tiêu dùng, thông tin về các đối thủ cạnh tranh và
nhận diện các thị trường mới.
Doanh nghiệp và công ty trao đổi thông tin với nhau qua nhiều kênh như: điện
thoại, fax, hệ thống thông tin nội bộ hoặc gặp mặt trực tiếp.
Thông tin trao đổi giữa nhà cung cấp với kho trung tâm:

b.

Kho trung tâm trao đổi thông tin về kế hoạch giao hàng với nhau như lịch sử
giao hàng, số lượng hàng hóa, thời gian ước tính, phương tiện vận chuyển, quản lý
tồn kho và các chi phí tồn kho trên chuỗi cung ứng.
Cụ thể, nhà cung cấp và kho trung tâm luôn cập nhật thông tin về phân loại
hàng hóa với nhau hằng ngày để kiểm soát số lượng hàng sản xuất và cung ứng kịp
thời.
Thông tin trao đổi giữa nhà cung cấp với kho siêu thị:

c.

Thông tin về số lượng hàng hóa từ kho siêu thị được chuyển đến nhà cung cấp
để chia hàng về kho hợp lý.
Khi khách hàng mua phải sản phẩm bị lỗi và trả hàng, siêu thị sẽ gửi thông tin
cho nhà cung cấp giải quyết cho khách hàng.
Thông tin trao đổi giữa tổng công ty với kho trung tâm:

d.

Thông tin về lượng hàng hóa trong kho, thông tin về quá trình lưu kho, chi phí
tồn kho và chi phí bảo quản hàng hóa
Thông tin trao đổi giữa tổng công ty với kho siêu thị:


e.

Công ty kiểm soát thông tin bán hàng để lấy doanh thu, và các thông tin về
phản hồi khách hàng để cải thiện dịch vụ, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu khách
hàng.
6


f.

Thông tin trao đổi giữa kho trung tâm với kho siêu thị:
Siêu thi và kho trung tâm liên kết thông tin với nhau về lượng hàng tồn kho và

doanh thu hàng hóa bán đi, thông tin về phân loại hàng được cập nhật hàng ngày.
Cụ thể, nếu thông tin số lượng sản phẩm trong kho siêu thị còn tồn quá nhiều hay
quá ít thì kho trung tâm phải dựa vào thông tin đó để điều tiết lại việc nhập hàng
cho hợp lý.
g.

Thông tin trao đổi giữa kho siêu thị với khách hàng:
Siêu thị cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng

cùng với những lời khuyên, quảng cáo bán hàng để khách hàng tìm được sản phẩm
phù hợp và khách hàng đưa ra các yêu cầu mua sắm của mình.
Sau khi đơn hàng được làm xong, nhân viên kinh doanh sẽ liên lạc với khách
hàng để sắp xếp giao hàng.
Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ chịu trách nhiệm lấy thông tin về ý kiến của
khách hàng để đưa về tổng công ty đánh giá hoạt động.
2.3. Dòng vốn
Dòng vốn đi từ khách hàng về các kho siêu thị. Sau đó,dòng vốn sẽ tiếp tục di

chuyển trực tiếp về tổng công ty , tiếp theo sẽ được dịch chuyển sang các nhà cung
cấp.
Ngoài ra, dòng vốn còn đi từ kho trung tâm về các kho siêu thị.
Cụ thể hơn, ở giai đoạn khách hàng thanh toán tiền cho đơn hàng đã đặt mua,
khách hàng sẽ tiến hành cọc 30-50% số tiền đơn hàng, khi đã nhận được hàng,
khách hàng sẽ thanh toán phần còn lại. Khách hàng có thể thanh toán cho cửa hàng
bằng nhiều hình thức khác nhau như thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc
sử dụng thẻ tín dụng,.... sau đó tiền hàng sẽ được chuyển về tổng công ty và nơi đó
có nhiệm vụ chi trả cho các nhà cung cấp khác nhau.

7


Dòng vốn đi từ kho trung tâm về các kho siêu thị: khi khách hàng đặt mua
hàng trực tiếp từ kho trung tâm và thanh toán cho kho trung tâm thì số tiền này sẽ
được chuyển lại về cho kho siêu thị và tiếp tục chu trình như trên.
III.

MÔ TẢ TÌNH HÌNH HỢP TÁC GIỮA CÔNG TY VÀ NHÀ

CUNG CẤP
1. Mức độ trao đổi thông tin
Công ty và các nhà cung cấp thường xuyên liên lạc và trao đổi thông tin với
nhau một cách chính xác, và đáng tin cậy, đặc biệt khi có thông tin mới. Các thông
tin được trao đổi một cách đầy đủ bao gồm sản lượng bán, hoạch định sản xuất, kế
hoạch giao hàng (lịch giao hàng, phương tiện vận chuyển, số lượng hàng hóa và
thời gian ước tính), giá cả, …
Công ty và các nhà cung cấp đã hợp tác với nhau trong khoảng 10 năm và có
cam kết hợp tác dài hạn bằng văn bản, nên có rất ít nhà cung cấp tiềm năng khác có
thể thay thế nhà cung cấp hiện tại (ít hơn 3). Vì vậy, công ty cần có kế hoạch quản

lí hàng tồn kho một cách hợp lý, để tránh tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho vào
mùa cao điểm.
Bên cạnh những thông tin chung về mặt hàng, nhà cung cấp hàng hóa cũng
trao đổi với công ty các thông tin khác về chính sách khuyến mãi, các phản hồi của
khách hàng, nhu cầu thị trường,…
Hình thức trao đổi thông tin: gặp mặt trực tiếp, điện thoại, fax và hệ thống
thông tin nội bộ.
2. Mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác trên chuỗi
Công ty và các nhà cung cấp duy trì mối quan hệ tốt, thống nhất mục tiêu
chung trên toàn chuỗi cung ứng như đáp ứng được chất lượng và số lượng hàng
mua và bán, cũng như thống nhất về tầm quan trọng về việc hợp tác, cải tiến trên
8


chuỗi cung ứng. Vì đáp ứng được mục tiêu chung của chuỗi cung ứng mang tính
chất hai bên cùng có lợi làm tăng doanh thu, lợi nhuận cũng như uy tín cho cả hai
bên.
Nhà cung cấp phối hợp với công ty trong việc đảm bào yêu cầu về chất lượng,
nếu có bất cứ sự cố xảy ra do lỗi kĩ thuật của sản phẩm, nhà cung cấp sẽ tiến hành
đổi trả sản phẩm hoặc chịu phí sửa chữa, bảo hành.
3. Phương thức hợp tác, làm việc
Công ty và các nhà cung cấp có phương thức hợp tác chặt chẽ trong các vấn
đề về dự báo nhu cầu, tìm kiếm giải pháp khi gặp vấn đề, giải quyết xung đột, đặc
biệt trong các sự kiệnt truyền thông và khuyến mãi, công ty cùng nhà cung cấp lập
kế hoạch chương trình, hợp tác thực thi và chạy chương trình.
Đối với việc quản lí tồn kho, công ty không hợp tác với nhà cung cấp mà quản
lí riêng, bởi vì công ty và nhà cung cấp là hai chủ thể độc lập, với kho khác nhau
và chính sách quản lí tồn kho khác nhau.
Đối với việc phát triển sản phẩm mới, công ty không hợp tác với nhà cung cấp
vì hàng hóa công ty nhập từ nhà cung cấp là thành phẩm, không phải nguyên vật

liệu cũng như đây không phải lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Việc định giá chủ yếu do công ty tự quyết định vì công ty là chủ thể tiếp cận
trực tiếp với khách hàng và nắm rõ nhu cầu khách hàng về giá cả.
4. Chia sẻ chi phí và lợi ích
Siêu thị Điện máy XANH cùng chia sẻ với nhà cung cấp chi phí tồn kho, rủi
ro trên toàn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, đối với việc chia sẻ chi phí trên chuỗi cung
ứng, công ty chỉ chia sẻ chi phí truyền thông, khuyến mãi, chi phí phát triển thị
trường.
Đối với việc chia sẻ lợi ích trên chuỗi, công ty và nhà cung cấp chỉ chia sẻ
theo điều khoản hợp đồng chứ không chia sẻ toàn bộ. Vì công ty và nhà cung cấp
9


có hợp đồng cam kết lâu dài với nhau nên mức độ chia sẻ lợi ích ở mức tương đối
và chủ yếu dựa trên hợp đồng.
5. Chia sẻ nguồn lực và tài nguyên
Doanh nghiệp và nhà cung cấp chia sẻ với nhau cả nguồn lực tài chính như
vốn và phi tài chính như thời gian, tiền bạc và hoạt động đào tạo.
Về việc chia sẻ tài nguyên giữa công ty và nhà cung cấp không xảy ra.
IV.ĐÁNH GIÁ
1. Quan hệ giữa các chủ thể trong chuỗi
Mối quan hệ giữa các nhà cung cấp (Samsung, Sony, LG) với công ty là tốt.
Do đó, việc dịch chuyển dòng vật chất, dòng thông tin và dòng vốn diễn ra thuận
lợi.
-

Dòng vật chất:
Do công ty có bố trí nhân sự cố định để quản lí sự hợp tác giữa hai bên (S2)

cũng như thường xuyên liên lạc, trao đổi với nhau hàng ngày (O1), nên việc giải

quyết các vấn đề diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Thêm vào đó, nhà cung cấp và
công ty còn chia sẻ với nhau chi phí tồn kho, giúp cho việc lưu kho hiệu quả hơn.
Nhà cung cấp cũng tham gia vào việc bảo hành bảo trì sản phẩm với công ty.
Nếu có vấn đề xảy ra về mặt lỗi kĩ thuật thì theo như đã cam kết và thống nhất với
nhau cùng giải quyết vấn đề, thì nhà cung cấp sẽ phải giải quyết các vấn đề về sửa
chữa, bảo hành.
-

Dòng thông tin:
Dòng thông tin giữa nhà cung với công ty được trao đổi một cách đáng tin cậy

(At4). Công ty được thông báo ngay lập tức khi có thông tin mới (At1), thường
xuyên (O1), và chính xác về sản lượng bán, hoạch định sản xuất (Ac1) cũng như
khi có sự thay đổi về giá cả hàng hóa (Ac6). Bên cạnh đó, nhà cung cấp và công ty
10


còn trao đổi với nhau về dự báo nhu cầu thị trường (Ac5, P2) để công ty chủ động
tồn kho hàng với số lượng lớn vào mùa cao điểm, trao đổi đầy đủ về phản hồi của
khách hàng để công ty có những chính sách phù hợp trong lĩnh vực chăm sóc
khách hàng.
-

Dòng vốn:
Việc thanh toán của công ty đối với nhà cung cấp sẽ được thực hiện theo hợp

đồng cam kết giữa hai bên nhằm duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài (C4).
2. Ưu, nhược điểm
Đặc điểm của chuỗi cung ứng: tập trung vào khả năng đáp ứng sản phẩm
nhanh chóng.


-

2.1. Ưu điểm
Xây dựng được mối quan hệ rất tốt với nhà cung cấp nhờ đó giữ cho mình
nhiều lợi thế cạnh tranh về chất lượng và số lượng đầu vào, các dịch vụ hỗ

-

trợ và điều kiện thanh toán linh hoạt.
Nhà cung cấp và doanh nghiệp có mức độ gắn kết cao, chia sẻ với nhau
nhiều thông tin về sản lượng bán, hoạch định sản xuất, kế hoạch giao hàng,
phản hồi của khách hàng, khuyến mãi, dự báo nhu cầu giúp cho hoạt động

-

kinh doanh hiệu quả hơn
Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm có cả đối tác cung cấp chịu trách nhiệm,

-

giảm thiểu được chi phí bảo hành, hàng hư hỏng.
Sử dụng hệ thống quản trị bằng công nghệ trong việc quản lý thông tin liên
quan đến cơ sở hạ tầng, tồn kho, vận tải, chi phí, giá, khách hàng làm tăng
khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, đo lường và đáp ứng nhu cầu tương

-

lai.
Sản phẩm đầu vào không qua trung gian.

Việc vận chuyển và giao hàng nhanh chóng nhờ hệ thống siêu thị rộng lớn
phủ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển
của hàng hóa, tối ưu việc đi giao hàng đúng thời hạn, giảm chi phí vận hành
11


phục vụ kế hoạch bán hàng online, giao hàng tận nhà. Việc vận chuyển sản
phẩm từ nhà cung cấp đến kho trung tâm đến siêu thị thì thuê ngoài khoảng
70% khối lượng công việc vận chuyển vì sẽ rẻ hơn so với tự xây dựng đội xe
vận tải và thuê người giao hàng toàn thời gian.

-

2.2. Nhược điểm
Cơ sơ tồn kho nhiều, nằm gần vị trí của khách hàng làm tăng sự đáp ứng
nhanh chóng, linh hoạt và làm tăng chi phí. Dự trữ tồn kho lớn sẽ đáp ứng

-

nhanh chóng cho khách hàng nhưng lại giảm hiệu quả chi phí.
Sự khác biệt giữa giá bán và giá thành là cao. Giá sản phẩm thường cao hơn
mặt bằng chung vì hệ thống siêu thị quá lớn, tốc độ mở cửa hàng nhanh, dẫn
đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng cao trong khi các cửa hàng mới
cần có thời gian để có được mức doanh thu ổn định.

12




×