Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích chiến lực CÔNG TY TNHH CANON giai đoạn 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.78 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CÔNG TY TNHH CANON
Môn: Quản trị chiến lược
BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

GVHD: Thầy Lê Thế Giới
Nhóm


MỤC LỤC
I.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN CANON.........................................3

II.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CHIẾN LƯỢC.........4

III.

VIỄN CẢNH, SỨ MỆNH VÀ CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC...............15

1.

Viễn cảnh:................................................................................................15

2.

Sứ mệnh :.................................................................................................16



3.

Mục tiêu chiến lược trong 3 năm từ năm 2015-2017...............................18


I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN CANON
Canon là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, một công ty trong lĩnh vực
sản xuất các sản phẩm về hình ảnh và quang học, bao gồm máy ảnh, máy quay,
máy photocopy và máy in. Trụ sở chính của tập đoàn đặt ở Ota, Tokyo. Trụ sở ở
Bắc Mỹ nằm ở Lake Success, New York, Hoa Kỳ.
Công ty tiền thân của Canon được thành lập vào năm 1933 bởi Goro Yoshida
và 3 người khác với tên là Precision Optical Instruments Laboratory (phòng thí
nghiệm các dụng cụ quang học chính xác). Và đến năm 1934 đánh dấu bước khởi
đầu của Canon khi họ đã cho ra chiếc máy ảnh đầu tiên có độ phóng to thu nhỏ
35mm và đặt tên là Kwanon theo tên vị nữ bồ tát từ bi trong đạo Phật.
Khoảng 73% doanh thu của công ty được tạo ra bên ngoài Nhật, doanh thu từ
Mỹ và châu Âu chiếm tới 30%.
Canon sản xuất phần lớn sản phẩm của mình tại Nhật và ngoài ra còn duy trì
nhà máy sản xuất tại Mỹ, Đức, Pháp, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan
và Việt Nam, ngoài ra còn phải kể đến liên doanh tại Hàn Quốc.
Hiện nay ở Việt Nam đã có 4 nhà máy sản xuất đi vào hoạt động gồm: nhà
máy Thăng Long (năm 2001 tại Hà Nội), nhà máy Quế Võ ( năm 2005 tại Bắc
Ninh), nhà máy Tiên Sơn (năm 2006 tại Bắc Ninh), Phố Nối (năm 2008 tại Hưng
Yên). Các công ty, nhà máy của Canon tại Việt Nam đều được thành lập dưới dạng
100% đầu tư trực tiếp từ vốn nước ngoài.
Hiện nay Canon trở thành một trong những thương hiệu lâu đời và nổi tiếng
trên toàn thế giới. Người đừng đầu tập đoàn Canon là chủ tịch Mr.Fujio Mitarai có
trụ sở chính là Canon Inc đặt tại Tokyo, Nhật bản với vốn đầu tư là 1.5 tỉ đô la và
sở hữu 254 công ty và nhà máy trên toàn cầu.

- Các dòng sản phẩm chính của Canon


Máy ảnh DSLR



Máy ảnh số



Máy ảnh ống kính rời không gương lật



Máy quay kỹ thuật số



Máy fax



Máy in



Máy in laser




Máy in phun



Máy chiếu




Máy quét



Máy camera theo dõi qua Internet



Máy tính

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CHIẾN LƯỢC
 Giai đoạn 1933-1949: Từ sao chép đến sáng tạo.
Thương hiệu Canon được đăng ký bản quyền năm 1935 nhưng tiền thân của
nó có từ năm 1933. Khi ấy, anh chàng Goro Yoshida mới hơn 30 tuổi quyết tâm
chế tạo ra loại máy chụp ảnh nhỏ nhẹ và dễ sử dụng giống như loại máy ảnh nhỏ
đang rất được ưa chuộng của các hãng như Leica, Contax hay Rolleiflex. Ý tưởng
là như vậy và điều khác biệt duy nhất mà Goro Yoshida muốn đạt được là bán với
giá rẻ.
Năm 1937, Yoshida thành lập công ty "Precision Optical Industrie Co. Ltd.".
Sao chép ý tưởng, không cần phải bỏ công nghiên cứu nhiều và chỉ với một

vài cải tiến nhỏ, không lâu sau đó, Yoshida cho ra sản phẩm đầu tiên và đặt tên là
Kwanon. Sản phẩm đầu tiên của Yoshida được khách hàng hoan nghênh đến mức
bất ngờ cả ở trong lẫn ngoài nước Nhật. Vì thế, Yoshida cần một cái tên thể hiện
"tính quốc tế" chứ không phải nghe qua biết ngay là tiếng Nhật.
Năm 1940, công ty Precision Optical Industry Company đóng góp quan
trọng cho công nghệ dùng trong y tế của Nhật khi phát triển được máy chụp X
quang gián tiếp, máy đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh viêm phổi tại
Nhật khi đó. Khi Nhật chiến tranh với Mỹ, kinh tế Nhật đã dành hoàn toàn để hỗ
trợ cho quân sự.
Đã rất khó khăn Canon mới tồn tại qua được Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Công ty đã không thể sản xuất được dòng sản phẩm máy ảnh chủ chốt của hãng,
Takeshi Mitarai đã phải rất khó khăn để duy trì được công ty trong thời kỳ kinh tế
Nhật khốn khó sau khi Nhật đầu hàng đồng minh năm 1945.
Với số linh kiện và nguồn tiền ít ỏi còn lại, Mitarai cố gắng duy trì dây
chuyền sản xuất và tình hình tài chính của công ty. Ông còn dạy cho người lao
động của mình tầm quan trọng của việc sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao,
tuy nhiên việc lớn nhất mà ông làm được ở thời điểm này chính là thuyết phục
được quân đội đồng minh đưa sản phẩm máy ảnh Precision Optical lên tàu của họ.
Thỏa thuận này đặt nền móng để sau này Canon trở thành nhà xuất khẩu thành
công, quân lính Mỹ mang máy ảnh về Mỹ và như vậy người nước này biết đến sản
phẩm của Canon.


Năm 1947, công ty Precision Optical đổi tên công ty thành Canon Camera
Company.
Kết luận: Sản phẩm ban đầu của Canon là máy ảnh và hoàn toàn không phải
phát minh của Canon. Nhưng sự sao chép ý tưởng ấy lại đặt nền móng vững chắc
đầu tiên cho toàn bộ quá trình phát triển thương hiệu từ đó về sau. Bài học thành
công đầu tiên của thương hiệu này có lẽ là sự chuyển hướng kịp thời từ sao chép
sang sáng tạo. Nếu sao chép ý tưởng chỉ đủ cho sự gây dựng ban đầu và khai phá

được một khe hở trên thị trường thì sáng tạo để rồi đi tiên phong mới có thể mở ra
được thị trường mới trong bối cảnh thời thế luôn biến động và cuộc cạnh tranh
trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước càng ngày càng thêm quyết liệt và
không khoan nhượng. Định hướng này đã được Canon đưa ra ngay từ đầu thập kỷ
40 của thế kỷ trước, bắt đầu bằng chế tạo những máy chụp X-quang đầu tiên và
hàng loạt sản phẩm khác. Đầu thập kỷ 60, Canon là một trong những hãng đầu tiên
trên thế giới kết hợp công nghệ điện, vật lý và hóa học vào những sản phẩm công
nghệ quang học và chính xác của mình.
 Giai đoạn 1950 – 1959: Bước ra thế giới
Năm 1950, vị chủ tịch đầu tiên của Canon, ông Takeshi Mitarai, lần đầu tới
Mỹ để tham dự một hội chợ thương mại quốc tế. Được trực tiếp thăm quan những
nhà máy hiện đại và trải nghiệm chất lượng cuộc sống cao, khi trở về, ông đã xây
dựng một nhà máy chịu lửa bằng bê tông cốt thép tại khu Shimomaruko của
Tokyo, một việc làm ông cho là thiết yếu để Canon có được thành công khi làm
việc với thế giới.
Năm 1950, chủ tịch Mitarai đã nuôi dưỡng lòng tôn trọng của ông với loài
người bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của Sanji, hay tinh thần "ba tự",
nguyên tắc dẫn đường cho các nhân viên của Canon.
Bước đột phá giúp thương hiệu Canon bước ra thị trường quốc tế cũng diễn
ra vào thập niên 1950, khi đó phóng viên ảnh đưa tin về Chiến tranh Liên Triều
phát hiện ra rằng thấu kính của Nhật cũng tốt như thấu kính của Đức. Thị trường
xuất khẩu bắt đầu mở ra và trong suốt thập kỷ sau đó công việc kinh doanh của
Canon lên như “diều gặp gió”.
Năm 1955, Canon lập một cột mốc trên thị trường thế giới bằng việc mở cửa
văn phòng tại Mỹ ở thành phố New York, và 2 năm sau đó mở chi nhánh tại châu
Âu trụ sở ở Geneva – Thụy Sỹ.
Năm 1955, Canon bổ sung dòng máy ảnh 8mm vào chuỗi dây chuyền sản
xuất và vào năm 1959 trở thành công ty đầu tiên trên thế giới sản xuất sản phẩm
máy ảnh 8mm với thấu kính bên trong.



Kết luận: Canon đã thành công trong việc tạo ra chiếc máy ảnh tốt ngang
bằng với chiếc máy tốt nhất thế giới; tạo nền tảng phát triển trong các giai đoạn
tiếp theo dựa trên việc xây dựng tinh thần “Ba tự” - nguyên tắc dẫn đường cho
Canon.
 Giai đoạn 1960 – 1969: Đa dạng hóa công việc kinh doanh
Đến đầu thập niên 1960, Canon đã trở thành hãng sản xuất máy ảnh tầm
trung hàng đầu, trong khi đó Nikon đứng đầu tại thị trường cao cấp. Trong khoảng
thời gian từ năm 1959 đến năm 1963, Canon tăng trưởng gấp 3 lần về quy mô.
Năm 1964, Canon mở rộng công việc kinh doanh, thâm nhập thị trướng máy
móc thiết bị văn phòng bẳng việc chính thức công bố máy tính điện tử Canola 130,
máy tính đầu tiên trên thế giới sử dụng bàn phím chuẩn 10 phím.
Năm 1967, Canon đề ra khẩu hiệu quản lý "Camera trong tay phải, máy văn
phòng trong tay trái", hình tượng hóa định hướng kinh doanh của công ty và định
hướng phát triển cho thương hiệu. Ở thời điểm đó, Xerox đang thống trị thị trường
máy in với quy trình riêng.
Sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh của Canon đủ để công ty này bỏ
đi chữ Camera trong tên gọi của mình.
Năm 1969, công ty đã thay đổi tên gọi của mình từ Công ty Máy ảnh Canon
(Canon Camera Co., Inc.) sang Liên Hiệp Canon (Canon Inc.)
Canon cho ra đời chiếc máy sao chụp tài liệu đầu tiên năm 1970 và không bỏ
lỡ những cơ hội mới đến cùng với sự bắt đầu của kỷ nguyên máy tính với các sản
phẩm như máy in laser, máy in phun, máy photocopy đa năng...
Năm 1970, Canon và Texas giới thiệu máy tính Pocketronic, máy tính điện
tử cầm tay đầu tiên trên thế giới.
Sau khi gia nhập thị trường máy in vào năm 1965 với sản phẩm máy in
Canofax 1000, Canon trở thành công ty đi đầu về sáng tạo trong lĩnh vực khi đưa
ra máy in bằng giấy thường vào năm 1968. Kế hoạch của hãng trong việc tiếp tục
đa dạng hóa được thực hiện bằng việc bước từ một lĩnh vực đầy thách thức này
sang một lĩnh vực khác cũng không kém phần thách thức.

Kết luận: Kể từ khi thành lập, Canon đã nỗ lực hết mình trong công việc để
vào năm 1941 công ty thể hiện sự tự đa dạng hóa với việc giới thiệu chiếc máy
chụp X quang gián tiếp đầu tiên của Nhật Bản cùng nhiều sản phẩm khác. Trong
thập niên 60, công ty tiến thêm những bước dài trong việc đa dạng hóa bằng việc


bổ sung các công nghệ điện, vật lý và hóa học vào các công nghệ quang và công
nghệ chính xác của mình.
Bằng việc liên doanh với các công ty lớn và khả năng sáng tạo không ngừng
nghỉ, Canon đã mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực máy tính cá nhân, máy in…
điều này giúp Canon đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh và từng bước thâm nhập
vào thị trường mới.
 Giai đoạn 1970 – 1975: Thời kỳ khó khăn do khủng hoảng chiến lược
Đến năm 1970, Canon đã đạt doanh thu 44,8 tỉ yên với hơn 5.000 nhân viên.
Tuy nhiên, bất chấp thành công trong lĩnh vực kỹ thuật, Canon chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi việc các chiến lược tiếp thị sản phẩm không phát huy hiệu quả tốt cuối
thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Dù cùng các công ty máy tính khác của
Nhật đổ bộ vào thị trường Mỹ, Canon đã không thể khiến thương hiệu của hãng
trở nên khác biệt so với đối thủ.
Năm 1972, hãng phát triển hệ thống in khô, sử dụng giấy thường và mực in
nhưng bản in ra khô. Tuy nhiên sức mạnh của chiến lược tiếp thị sản phẩm không
cao và công ty luôn lo sợ các đối thủ sẽ xâm phạm đến bằng sáng chế của công ty.
Sau năm 1972, thay cho việc bán hệ thống, hãng cấp phép công nghệ cho
một số công ty sản xuất máy tính khác. Những lỗi lầm này đã cản trở tăng trưởng
tài chính của Canon. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng dầu mỏ và đồng đô la, cộng
với vấn đề về linh kiện màn hình máy tính điện tử không đạt chất lượng trong năm
1974 đã khiến Canon rơi vào giai đoạn khó khăn. Và đến năm 1975, lần đầu tiên
từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai, hãng không thể trả được cổ tức cho cổ đông.
Kết luận: Khủng hoảng chiến lược đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động kinh doanh của Canon giai đoạn này. Đây là thời điểm Canon cần phải có

một chiến lược đổi mới giúp lật ngược tình thế.
 Giai đoạn 1975 – 1990: Phát triển - tiếp thị sản phẩm mới và liên tiếp
gặt hái thành công
Năm 1976, Canon giới thiệu Premier Company Plan, một chiến lược đầy
tham vọng để giúp Canon tự chuyển đổi thành một "công ty xuất sắc trên toàn
cầu". Hãng thiết lập các nhóm kinh doanh theo chiều dọc, thiết lập quy trình sản
xuất và hệ thống bán hàng theo chiều ngang. Kế hoạch này cuối cùng cũng đã giúp
Canon thoát khỏi khủng hoảng và bắt đầu một thời kì phát triển mạnh mẽ. Nhờ
vào chiến lược Premier Company, Canon đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng để
chuẩn bị sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của chủ tịch
Ryuzaburo Kaku (Nhiệm kỳ:1977-1989).


Ông Ryuzaburo Kaku, giám đốc điều hành của Canon, đã được chủ tịch
Canon chấp thuận để thay đổi hoạt động quản lý và bán hàng. Dưới sự điều hành
của Kaku, Canon điều chỉnh lại hoạt động sản xuất và tiếp thị sản phẩm mạnh mẽ
hơn.
Năm 1976, Canon công bố loại máy ảnh AE-1 35-millimeter với những đổi
mới vượt trội. Sản phẩm này đã thành công đến nỗi mà chuyên gia ngành ảnh đã
coi dòng máy trên như “chiếc Chevrolet của thị trường 35mm”.
Sự quan tâm phát triển sản phẩm mới của Kaku đã dẫn đến công nghệ máy in
laser vào năm 1975. Năm 1977, Kaku trở thành chủ tịch Canon khi chủ tịch
Mitarai về hưu.
Năm 1982, Canon giới thiệu với thị trường máy photocopy cá nhân đầu tiên,
với loại máy này, người dùng có thể tự lắp đặt và thay thế linh kiện. Sản phẩm này
đi kèm với chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm hoành tráng.
Trong chưa đầy 1 thập kỷ, doanh số của Canon tăng trưởng cực kỳ ấn tượng.
Đầu thập niên 1980 khi Canon vượt Nikon về doanh số bán máy ảnh, cựu
chủ tịch Nikon nói: “Chúng tôi vẫn sản xuất ra những loại máy ảnh tốt nhất,
Canon chỉ tiếp thị tốt hơn chúng tôi.”

Trong suốt các năm của thập kỷ 1980, Canon liên tiếp tung ra sản phẩm mới
và chiến thắng đối thủ trên các thị trường mới.
Năm 1982, Canon tung ra máy đánh chữ điện tử và cạnh tranh trực tiếp với
IBM. Trong 1 năm, Canon giành 11% thị phần còn thị phần của IBM giảm từ 26%
xuống 17%.
Năm 1983, Canon khiến Xerox choáng váng với sản phẩm máy in laser cùng
chất lượng nhưng giá chỉ bằng 1/3. Canon cũng khiến Ricoh lo lắng với sản phẩm
máy fax vào đầu thập niên 1980 và đặt nền móng cho sự cạnh tranh với IBM về
sau này trong ngành công nghiệp máy tính.
Canon cũng nghiên cứu phát triển mạch tích hợp (chip) cho máy tính cá nhân
và đến năm 1984, Canon bắt đầu tiếp thị sản phẩm máy tính Apple Macintosh tại
Nhật. Canon cũng hợp tác với Apple để phát triển phần mềm dành cho thị trường
Nhật.
Nỗ lực phát triển sản phẩm chip của Canon đã mang lại thành công khi sau
đó CEO của Apple, ông Steve Jobs chọn sản phẩm chip của Canon cho dòng máy
tính NeXT của hãng. Năm 1989, Canon giành được 16,7% trong công ty NeXT


Incorporated cùng với quyền tiếp thị độc quyền sản phẩm này tại châu Á. Năm
1985, Canon còn hợp tác với HP để cùng sản xuất máy in laser.
Từ năm 1975 đến cuối thập niên 1980, doanh thu và lợi nhuận của Canon lên
mạnh. Giai đoạn 1975 – 1985, tăng trưởng doanh thu đạt 7 lần lên 3,3 tỷ USD và
lợi nhuận tăng 20 lần lên 135 triệu USD.
Năm 1988, Chủ tịch Ryuzaburo Kaku tuyên bố triết lý kinh doanh của
Canon là Kyosei. Kyosei được định nghĩa “cùng sống và làm việc vì lợi ích chung”.
Triết lý này vẫn được công ty theo đuổi cho đến ngày nay.
Đến năm 1989, doanh thu đạt 8,18 tỷ USD còn lợi nhuận chạm mức 232
triệu USD.
Năm 1990, lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc, doanh thu tăng tới 27,9% lên
12,73 tỷ USD còn lợi nhuận tăng gấp đôi lên khoảng 452 triệu USD.

Kết luận: Thay đổi là cần thiết để đương đầu với khủng hoảng. Nhờ chiến
lược thay đổi đúng dắn và toàn diện, từ những khó khăn chồng chất vào năm 1975,
Canon đã "lột xác" để giữ vững và khẳng định vị thế của mình.
 Giai đoạn 1990 – 1992: Giai đoạn trầm lắng
Sau năm 1990, lợi nhuận và doanh thu không ngừng sụt giảm.
Năm 1992, Fuji vượt Canon đứng đầu thế giới về sản xuất máy ảnh.
Công việc kinh doanh của Canon thập niên 1990 chịu ảnh hưởng bởi suy
thoái kinh tế Nhật và việc đồng yên tăng giá. 2 yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực đến
mọi công ty Nhật thế nhưng tác động nặng nề nhất đến nhóm công ty thiên về xuất
khẩu như Canon. Canon gánh những khoản nợ trị giá hơn 840 tỉ yên, điều này cho
thấy công ty cần cải thiện cơ cấu tài chính của mình nếu vẫn mong muốn thực hiện
những dự án nghiên cứu & phát triển dài hạn cũng như đưa ra những hình thức
kinh doanh mới.
Canon lập tức ứng phó bằng cách đưa ra cam kết toàn cầu hóa, chuyển sản
xuất ra khỏi Nhật và quan trọng nhất, đến nơi nào sản phẩm được bán. Ngay cả
trong những năm tăng trưởng kém hơn này, Canon vẫn luôn đảm bảo chi phí dành
cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Kết luận: Canon đã phát triển những công nghệ chưa từng có và thận trọng
nuôi dưỡng những công nghệ này để tạo ra những cơ hội kinh doanh và các sản
phẩm không hề có đối thủ. Nhưng vào giữa những năm 1990, hệ thống phân chia
công việc đã được thực thi kể từ những năm 1970 đã bắt đầu thể hiện những dấu
hiệu rệu rã. Trong thời kỳ kinh doanh biến động và thay đổi không ngừng, Canon
cần đưa ra được giải pháp đổi mới để có thể tiếp tục phát triển.


 Giai đoạn 1993 – 2005: Thời kỳ hoàng kim dưới sự lãnh đạo của Fujio
Mitarai
Năm 1993, con trai út của nhà sáng lập Canon, ông Hajime Mitarai, thay thế
Kaku để trở thành chủ tịch Canon, tuy nhiên 2 năm sau đó ông mất do bệnh viêm
phổi.

Ông Fujio Mitarai, cháu trai của người sáng lập, đã đưa Canon lên tầm cao
mới. Ông nắm phong cách lãnh đạo kết hợp giữa nét đặc trưng nhất của Nhật và
Mỹ, phong cách mà ông học được sau 23 năm làm việc tại Canon Mỹ. 10 năm ông
làm lãnh đạo tại Mỹ, doanh thu tăng gấp 6 lần lên 2,6 tỷ USD tương đương 35%
doanh thu trên toàn thế giới. Năm 1989, ông trở lại Nhật và đảm nhiệm vị trí giám
đốc điều hành.
Khi bắt đầu làm chủ tịch Canon, ông lập tức vực dậy công ty bằng việc yêu
cầu đóng cửa một số bộ phận hoạt động không hiệu quả trong thời gian từ năm
1997 đến năm 1999.
Năm 1996: Fujio Mitarai cho khởi động chiến lược “Tập đoàn toàn cầu xuất
sắc” (Excellent Global Corporation Plan). Chuyển đổi tư duy doanh nghiệp từ tối
ưu hóa từng phần sang tối ưu hóa toàn bộ và chuyển đổi về trọng tâm từ doanh số
sang lợi nhuận, kế hoạch mới đánh dấu sự khởi đầu cho những phát minh đã mang
lại hình ảnh mới cho Canon như chúng ta biết ngày nay.
Công ty tiến hành đổi mới kinh doanh khác nhau, bao gồm lựa chọn và củng
cố lĩnh vực kinh doanh và các hoạt động cải cách trong các lĩnh vực như sản xuất
và phát triển.
Canon lại tái tập trung vào 3 mảng chính: máy photocopy, máy in và máy
ảnh. Dù tránh sa thải nhân công, chủ yếu tại Nhật, Mitarai cắt giảm chi phí bằng
cách tổ chức lại sản xuất.
Canon cũng giảm nợ bằng cách sử dụng chính nguồn tiền mặt dồi dào của
hãng để đầu tư thay cho đi vay tiền, giống như lệ thường tại các công ty Nhật. Tỷ
lệ nợ/tài sản của Canon giảm từ 34% vào năm 1995 xuống chưa đầy 11% vào năm
2001.
Cùng lúc đó, Mitarai không giảm chi tiêu vào nghiên cứu vào phát triển, đầu
tư khoảng 7,5% doanh thu hàng năm vào phát triển sản phẩm mới và cải tiến sản
phẩm cũ.
Năm 1997, Canon kỷ niệm 60 năm thành lập công ty và chiếc máy ảnh thứ
100 triệu ra đời.



Năm 2000, cổ phiếu Canon chính thức giao dịch tại thị trường chứng khoán
New York. Canon bước vào chương mới trong lịch sử hình thành và phát triển.
Canon nằm trong số ít các hãng máy ảnh đã chuyển hướng sản phẩm máy
ảnh từ dùng phim sang kỹ thuật số thành công.
Năm 2004, Canon đứng đầu thị trường máy ảnh kỹ thuật số toàn cầu, vượt
qua Sony.
Năm 2005, Canon chiếm 20% thị phần máy ảnh kỹ thuật số của thế giới.
Kỷ nguyên của Mitarai, kết quả kinh doanh của Canon ấn tượng hơn bao giờ
hết. Doanh thu ròng tăng từ 21,03 tỷ USD năm 1995 lên 31,82 tỷ USD năm 2005.
Lợi nhuận ròng tăng 7 lần từ 533 triệu USD lên 3,26 tỷ USD.
Mitarai được coi như CEO thành công nhất trong kỷ nguyên của ông.
Tầm ảnh hưởng của ông đối với giới doanh nghiệp Nhật lớn đến nỗi ông đã
được đề nghị làm chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp Nhật (Nippon Keidanren), tổ
chức đại diện hàng đầu của nhóm doanh nghiệp lớn nhất Nhật.
Nhiều năm liền, Fujio Mitarai được Business Week bình chọn vào danh sách
25 nhà quản lý hàng đầu thế giới.
Bởi phải đảm nhiệm chức vụ mới, ông Mitarai từ chức chủ tịch Canon vào
giữa năm 2006 tuy nhiên vẫn tham gia vào công việc điều hành tập đoàn.
Ông Tsuneji Uchida kế vị Fujio Mitarai và tiếp tục lãnh đạo Canon lên đứng
đầu trên thị trường máy ảnh kỹ thuật số.
Trong thời kỳ lãnh đạo mới, Canon thực hiện nhiều thay đổi để sản xuất hiệu
quả hơn trong đó bao gồm nỗ lực tự động hóa 25% nhà máy trong 3 năm.
Động thái táo bạo nhưng cũng đầy mạo hiểm của Canon chính là việc hợp
tác với Toshiba. Canon đã hy vọng liên doanh với Toshiba sẽ thâu tóm khoảng
20% thị phần màn hình phẳng vào năm 2010 tuy nhiên việc áp dụng công nghệ
mới đã bị trì hoãn đến tận năm 2007 khi đó giá màn hình phẳng tuột dốc.
Dù chưa thành công ở lĩnh vực này, Canon vẫn đảm bảo được vị thế công ty
sản xuất hàng điện tử hàng đầu, đứng đầu hoặc gần đứng đầu trong sản xuất máy
ảnh, máy photocopy và máy in.

 Giai đoạn 2006-2015: Giai đoạn phát triển đa lĩnh vực của Canon
Năm 2006, Canon Inc, giới thiệu một cấu trúc công ty mới, bổ nhiệm giám
đốc điều hành Fujio Mitarai làm chủ tịch và Tsuneji Uchida làm chủ tịch và COO.


Công ty TNHH Bán hàng Canon đổi tên thành Canon Marketing Japan Inc.
Canon mở ra Viện Quản lý Toàn cầu của Canon, một cơ sở đào tạo cho việc
đào tạo các nhà lãnh đạo toàn cầu.
Canon bắt đầu hợp tác nghiên cứu và phát triển với Đại học Kyoto về Dự án
Trung tâm công nghệ hàng đầu về hình ảnh sinh học bậc cao.
Canon Optron, Inc. cung cấp một trong những ống kính fluorite lớn nhất thế
giới để sử dụng tại một đài thiên văn thiên văn quan trọng của Hoa Kỳ.
Năm 2007,
năm 2007.

Canon hỗ trợ Năm giao lưu văn hoá và thể thao Nhật-Trung

Canon mở Phòng Tưởng niệm Takeshi Mitarai tại Trụ sở Shimomaruko.
Năm 2008, Sản xuất máy ảnh SLR đạt 50 triệu chiếc.
Sản xuất máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn đạt 100 triệu đơn vị.
Năm 2012, Công ty TNHH Canon Marketing Việt Nam được thành lập.
Canon Indústria de Manaus Ltda. được thành lập ở Braxin.
Canon đạt được thị phần toàn cầu hàng đầu trong máy ảnh số ống kính có thể
thay đổi được cho năm thứ 10 thẳng.
Năm 2015, Triển lãm Canon EXPO 2015, một cuộc trưng bày các sản phẩm
mới và các công nghệ tương lai của Canon, được tổ chức ở New York, Paris và
Tokyo.
Canon làm cho Axis AB có trụ sở tại Thụy Điển một chi nhánh hợp nhất để
tăng cường kinh doanh máy ảnh mạng của Canon.
Canon BioMedical, Inc. được thành lập bởi Canon USA.

Chương trình tái chế mực hộp mực của Canon đến năm thứ 25.
Kết luận: Những chiến lược của Canon như mở rộng thị trường sang các
nước Đông Nam Á và các lĩnh vực khác như là quang học, sinh học, hay chiến
lược sản xuất sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho ngành y. Sứ mệnh mà canon
đặt ra người dẫn đạo thị trường thì giai đoạn này canon cho ra đời sản phẩm công
nghệ cao đi đầu trong ngành điện ảnh và cũng như ngành y học. Lượng sản xuất ở
các thị trường mới lẫn như cũ đáng kinh ngạc vì vậy giá trị công ty hiển nhiên
tăng. Lợi thế cạnh tranh luôn là người tiên phong trong các lĩnh vực mà canon
hướng đến.


 Kết luận chung:
Canon đã xây dựng được văn hóa kinh
doanh và doanh nghiệp rất đặc
thù, kết hợp được truyền thống với hiện đại, duy trì được khả năng luôn tự đổi mới
chính mình và khả năng thích ứng với mọi thay đổi của thời cuộc và môi trường
kinh doanh. Những chiến lược phát triển như The Premium Company Plan (tạm
dịch: Chiến lược công ty toàn cầu xuất sắc) hay The Excellent Global Corporation
Plan (Tạm dịch: Chiến lược tập đoàn toàn cầu xuất sắc) đều thể hiện tinh thần của
cả hai triết lý đó, đều là những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển
thương hiệu và đều được coi là những đóng góp quyết định cho thành công của
thương hiệu này. Canon là bằng chứng cho thấy, trong thế giới thương hiệu mênh
mông với cuộc cạnh tranh quyết tử giữa các thương hiệu vẫn luôn tiềm ẩn cơ hội
cho thương hiệu mới hình thành, phát triển và thành đạt, ở thuở ban đầu có thể chỉ
cần sao chép, nhưng về sau không thể không sáng tạo và tìm lối đi riêng.
Cứ theo thời mà lựa bước và đi tiên phong nếu có thể được, nếu không thì ít
nhất cũng phải đồng hành chứ không để bị tụt hậu là tôn chỉ hành động của Canon
kể từ khi thành lập, nhờ đó, Canon dần trở nên nổi bật và khẳng định được vị thế
của mình giữa rừng thương hiệu của thế giới.
Canon là một cái tên rất nổi tiếng về các sản phẩm hình ảnh và và quang học.

Chúng ta chỉ biết đến Canon là một hãng máy ảnh nổi tiếng. Tuy nhiên máy ảnh
chỉ là một phần không lớn của thương hiệu Canon. Hãng có kinh doanh trên rất
nhiều lĩnh vực, bao gồm máy ảnh, máy quay phim, máy photocopy, máy in và có
cả thiết bị y tế. Từ khi thành lập cho đến năm 2015, Canon đã cho ra đời nhiều sản
phẩm tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh với sản phẩm đầu tiên ra mắt là Hansa
Canon, tiếp theo đó là hàng loạt cải tiến phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng.
Không dừng lại ở việc sản xuất máy ảnh ,Canon còn cho ra đời những sản
phẩm phục vụ cho việc sao chép như là máy in và máy photocopy. Bằng việc liên
doanh với các công ty lớn và khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ, Canon đã mở
rộng kinh doanh sang lĩnh vực máy tính cá nhân, thị trường màn hình phẳng điều
này giúp Canon đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh và từng bước thâm nhập vào thị
trường mới.
Tuy chưa thành công trong việc thâu tóm thị trường màn hình phẳng, Canon
vẫn đảm bảo được vị thế công ty sản xuất hàng điện tử hàng đầu, đứng đầu hoặc
gần đứng đầu trong sản xuất máy ảnh, máy photocopy và máy in.
- Trong quá trình phát triển thương hiệu, Canon đề ra và vận dụng hai triết lý
phát triển chính và chúng đều độc đáo đến mức độc nhất vô nhị. Thứ nhất là triết
lý "Three Selfs", tạm dịch là "ba việc tự phải làm" áp dụng cho tất cả mọi thành
viên của hãng, từ lãnh đạo cấp cao đến lao công bình thường. Đó là “tự phấn đấu”,
“tự quản lí” và “tự ý thức”. Triết lý này được coi là những nguyên tắc chỉ đạo quan


trọng và quyết định nhất đối với Canon. Triết lý thứ hai là "Cùng sống và làm việc
vì cái tốt đẹp chung". Đằng sau triết lý này là mục đích gắn bó cộng sự với công
ty, tạo sự hài hòa giữa việc làm của cộng sự với số phận của công ty. Những chiến
lược phát triển như The Premium Company Plan (tạm dịch: Chiến lược công ty
đẳng cấp) hay The Excellent Global Corporation Plan (Tạm dịch: Chiến lược tập
đoàn toàn cầu xuất sắc) đều thể hiện tinh thần của cả hai triết lý trên.
Với những nền tảng đó Canon đã xây dựng được văn hóa kinh doanh và

doanh nghiệp rất đặc thù, kết hợp được truyền thống với hiện đại, duy trì được khả
năng luôn tự đổi mới chính mình và khả năng thích ứng với mọi thay đổi của thời
cuộc và môi trường kinh doanh.
Tất cả các triết lí, các niềm tin, chiến lược đã đề ra cùng với sự cống hiến
không mệt mỏi, cần cù, ngày càng thay đổi theo hướng tiến bộ, tạo ra nhiều sản
phẩm hàng đầu, khẳng định vị thế của Canon đều hướng đến mục tiêu “Trở thành
một công ty toàn cầu thực sự tuyệt vời”
- Trong thời kì mà công nghệ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc sống của con
người Canon không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất cùng sản phẩm
mà còn phải cạnh tranh với smartphone thì việc nghiên cứu để tạo sự khác biệt là
điều cấp bách và vô cùng quan trọng.
Với các kỹ năng thiết yếu, quan trọng như: Công nghệ quang học điện tử, kỹ
năng cơ khí chính xác, kỹ năng sao chụp hình ảnh cùng với đó năng lực cốt lõi
nhất của Canon chính là kỹ năng sao chụp hình ảnh, đây là một kỹ năng đáp ứng
đủ các tiêu chí: đáng giá, hiếm, khó kiếm và không thể thay thế. Bên cạnh những
yếu tố, tiềm năng vốn có thì việc tạo điểm khác biệt cũng là một trong những
chiến lược phát triển của Canon. Tự sản xuất những phần trọng yếu của sản phẩm,
đảm bảo sản phẩm luôn độc đáo và vượt trội, đầu tư cho R&D, gây khác biệt dựa
trên nền tảng công nghệ cao là một trong những cách thức gây khác biệt của công
ty này.
- Với hệ thống nhà máy Canon rộng khắp thế giới là một lợi thế tạo điều kiện
để Canon quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình khắp toàn cầu. Có 9 trung tâm
R&D, nằm ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, phát
triển các lĩnh vực kinh doanh ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Đồng thời, Canon
có nền tảng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại, tài chính dồi dào,
giá trị thương hiệu đã được hình thành trong tâm trí khách hàng, nguồn nhân lực
chất lượng cao, các kỹ năng, năng lực cốt lõi. Chính nhờ những lợi thế đó mà
Canon dần trở nên nổi bật và khẳng định vị thế của mình trong thị trường các
thương hiệu nổi tiếng của thế giới.
- Sau hơn 80 năm thành lập và phát triển Canon đã đạt được một số thành tựu

nhất định.
Năm 2004, Canon đứng đầu thị trường máy ảnh kỹ thuật số toàn cầu, vượt
qua Sony.
Năm 2005, Canon chiếm 20% thị phần máy ảnh kỹ thuật số của thế giới.
Năm 2012, hãng xếp hạng thương hiệu Interbrand xếp Canon ở vị trí thứ 30
với giá trị thương hiệu 12, 029 tỷ USD trong số 100 thương hiệu giá trị nhất thế


giới. So với những "ông bạn đồng hương", Canon chỉ đứng sau Toyota (vị trí 10)
và Honda (vị trí 21), đứng trên Sony (vị trí 40), Nintendo (vị trí 56), Panasonic (vị
trí 65) và Nissan (vị trí 73) trong bảng xếp hạng này.
Năm 2014, doanh thu của Canon đạt hơn 3,7 nghìn tỷ Yên, tương đương hơn
30 tỷ USD
Vào năm 2015, Canon còn giới thiệu ống kính EF11-24mm f/4L USM tại
Nhật Bản; đây là ống kính đầu tiên trên thế giới có thể zoom góc siêu rộng, đạt
được tiêu cự 11 mm.
Từ năm 2003 đến năm 2015, liên tiếp 12 năm Canon liên tục đứng trên vị trí
cao nhất của làng sản xuất máy ảnh chuyên nghiệp.

III.

VIỄN CẢNH, SỨ MỆNH VÀ CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1. Viễn cảnh:
 Nguyên văn :
“ Canon's corporate philosophy is Kyosei. It conveys our dedication to
seeing all people, regardless of culture, customs, language or race,
harmoniously living and working together in happiness into the future.
Unfortunately, current factors related to economies, resources and the
environment make realizing kyosei difficult.

Canon strives to eliminate these factors through corporate activities rooted
in kyosei. Truly global companies must foster good relations with
customers and communities, as well as with governments, regions and the
environment as part of their fulfillment of social responsibilities.
For this reason, Canon's goal is to contribute to global prosperity and the
well-being of mankind as we continue our efforts to bring the world closer
to achieving kyosei”.
 Tạm dịch :
“Triết lý của Canon là Kyosei . Nó truyền tải sự cống hiến của chúng ta đến
mọi người, bất kể văn hoá, phong tục, ngôn ngữ hay chủng tộc, sống hòa
thuận và làm việc cùng nhau vì hạnh phúc trong tương lai. Thật không may,
các yếu tố hiện tại liên quan đến nền kinh tế, tài nguyên và môi trường làm
cho việc nhận ra kyosei trở nên khó khăn.
Canon cố gắng để loại bỏ những yếu tố này thông qua các hoạt động của
công ty bắt nguồn từ Kyosei . Các công ty toàn cầu thực sự cần phải tạo
mối quan hệ tốt với khách hàng và cộng đồng, cũng như với chính phủ, khu
vực và môi trường như một phần trong việc hoàn thành trách nhiệm xã hội.
Vì lý do này, mục tiêu của Canon là góp phần vào sự thịnh vượng toàn cầu
và phúc lợi của nhân loại khi chúng tôi tiếp tục nỗ lực của mình để đưa thế
giới lại gần hơn để đạt được kyosei”.


-

Năm 1988, một năm sau lễ kỷ niệm chặng đường 50 năm phát triển của
mình, Canon tuyên bố bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển mới với
cuộc cách mạng mang tên “Kyosei”, triết lý này được Chủ tịch Ryuzaburo
Kaku tuyên bố năm 1988. Kyosei được định nghĩa:
“Living and working together for the common good”
Tạm dịch:

“Cùng sống và làm việc vì lợi ích chung”

-

-

-

Đây là giai đoạn được xem là bước ngoặt lịch sử của Canon trong chiến
lược phát triển toàn cầu. Trong phạm vi hẹp, đó là sự thống nhất giữa tập
thể công nhân và lãnh đạo công ty để đạt được mục tiêu đề ra, nhờ đó, mọi
người đều được hưởng lợi ích từ thành quả lao động do chính mình tạo nên
một cách công bằng. Với một ý nghĩa rộng hơn, Canon kyosei còn thể hiện
tinh thần “Tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, tôn giáo hay văn hóa, sống
hòa thuận và làm việc cùng nhau vì hạnh phúc trong tương lai.”
Trên thực tế, thế giới của chúng ta đang mất cân đối trong nhiều lĩnh vực
như thương mại, thu nhập và môi trường. Giải quyết sự mất cân đối này là
một nhiệm vụ liên tục mà Canon đang nỗ lực thực hiện bằng cách tích cực
theo đuổi triết lý “kyosei” . Là một công ty toàn cầu, Canon nuôi dưỡng
những mối quan hệ tốt không chỉ với khách hàng mà còn với các cộng đồng
tại nơi mà chúng tôi hoạt động và cả môi trường tự nhiên. Thông qua các
hoạt động của công ty dựa trên kyosei, trên toàn cầu và tại địa phương,
Canon cố gắng giải quyết sự mất cân đối trên thế giới. Giống như định
hướng ngay từ đầu là Canon của Nhật Bản, nhưng có phạm vi hoạt động
trên khắp thế giới.
Canon tự hào về truyền thống lâu dài và bền vững của mình trong việc giữ
gìn và bảo vệ tài nguyên quý báu nhất của chúng ta - thế giới mà chúng ta
chia sẻ. Họ làm việc để cam kết hài hòa với môi trường và lợi ích kinh tế
trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Canon. Canon tin rằng sự cân
bằng này là cần thiết để duy trì sự thịnh vượng cho các thế hệ tương lai.


2. Sứ mệnh :

 Nguyên văn:
“We're exploring new ways to innovate and grow our business so we can
continue to be a market leader and global player in consumer imaging,
business services, professional printing and specialised imaging. There's
much more to our business than cameras, and he scope of our services
takes us into exciting territory.
We are naturally curious about our customers’ needs and they are at the
heart of everything we do.


We don't just want our customers to think Canon is good – we want to be
great”.
 Tạm dịch:
“Chúng tôi đang khám phá những cách thức khác để đổi mới và phát triển
doanh nghiệp của chúng tôi để có thể tiếp tục là một nhà dẫn đạo thị trường
và đối tác toàn cầu trong lĩnh vực hình ảnh, dịch vụ kinh doanh, in ấn
chuyên nghiệp và chụp ảnh chuyên nghiệp. Chúng tôi không chỉ kinh
doanh máy ảnh, và phạm vi dịch vụ được mở rộng sẽ đưa chúng tôi đến với
những thị trường đầy hấp dẫn.
Chúng tôi rất quan tâm về những nhu cầu của khách hàng và họ đứng ở vị
trí trung tâm trong tất cả mọi thứ chúng tôi làm.
Chúng tôi không chỉ muốn khách hàng nghĩ rằng Canon là tốt - chúng tôi
muốn trở nên tuyệt vời ”.
 Ý nghĩa đối với quản trị chiến lược của Canon :
- Phấn đấu với vị trí số 1: Cung cấp sản phẩm sáng tạo, hấp dẫn và các giải
pháp và dịch vụ sinh lời
- Công nghệ toàn cầu:

a. Tăng cường R & D cho đơn vị hình ảnh y học và đơn vị sản xuất
tự động
b. Hướng tới việc hệ thống quản lý trụ sở Ba khu vực thông qua các
trung tâm đổi mới mới ở Mỹ và châu Âu.
- Sản xuất xuất sắc nhất: làm cho sản phẩm với chất lượng cao và hợp lý
chi phí cũng như chắc chắn sản xuất dụng cụ, vật liệu, công nghệ, và các
hệ thống sản xuất tự động trong nhà
- Giá trị cao nhất:
a. Thiết lập "cơ cấu bán hàng hiệu quả" ở các nước đang phát triển
trên khắp Châu Á, Mỹ Latinh và Châu Phi
b. Mở rộng mạng lưới văn phòng kinh doanh
- Tổ chức Bền vững:
a. Giảm tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm thông
qua tiết kiệm năng lượng và tài nguyên
b. Làm phong phú lối sống và bảo vệ môi trường bằng cách tiến bộ
về mặt môi trường
- Đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai: Củng cố và truyền bá văn hoá doanh
nghiệp của Canon thông qua các chương trình đào tạo quốc tế nhằm phát
triển nguồn nhân lực toàn cầu.
3. Mục tiêu chiến lược trong 3 năm từ năm 2015-2017
(Được công bố vào 28/1/2015)
- Xây dựng thương hiệu Canon trở thành nhà dẫn đầu thị trường không thể bị
thách thức trong mỗi lĩnh vực kinh doanh của công ty ở Nhật Bản.




Nâng cao năng suất và giá trị gia tăng trong các lĩnh vực kinh doanh hiện
có.
Tối đa hóa sức mạnh tổng hợp nhóm.

Củng cố và mở rộng những doanh nghiệp ưu thế mới của Canon.
Tập trung mọi nỗ lực của nhóm để mở rộng các lĩnh vực độc lập.
Tạo ra các doanh nghiệp và sản xuất các sản phẩm mới với tốc độ cao.
Thúc đẩy khái niệm “Beyond Japan” trong mọi lĩnh vực kinh doanh.
Chiếm lĩnh vị trí đầu của thị trường Mirrorless vào năm 2017.
Trong năm 2017, doanh thu được nhắm tới tổng số 741.0 tỷ yên, với mức
tăng trưởng trung bình 4,0% trong kỳ. Điều này sẽ tăng gấp đôi dự báo tăng
trưởng cho GDP danh nghĩa của Nhật Bản khoảng 2%. Đối với mục tiêu lợi
nhuận, Canon sẽ đạt được lợi nhuận thông qua tăng doanh thu, cũng như cải
thiện thu nhập như bằng cách tăng cường giá trị gia tăng có trong các doanh
nghiệp hiện tại; nâng cao lợi nhuận, theo tỷ lệ phần trăm doanh thu, kinh
doanh dịch vụ có lợi nhuận; tăng năng suất thông qua việc sử dụng CNTT và
đổi mới quy trình làm việc; và cắt giảm chi phí. Đối với mức mục tiêu thu
nhập, lợi nhuận dự kiến sẽ vượt quá mức kỷ lục trong năm 2007 trước vụ bê
bối Lehman, về mặt lợi nhuận hoạt động như là một tỷ lệ doanh thu năm
2016 và lợi nhuận hoạt động thực tế năm 2017. Canon sẽ đạt mục tiêu ROE
là 8% vào năm 2017, so với 6.1% vào năm 2014.



×