Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Cách làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 10 trường THPT hàm rồng thành phố thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.3 KB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
------oOo------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁCH LÀM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Ngữ văn

1
THANH HÓA, 2019


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………..
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………

Trang
1
1
2
2



1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………...

2

2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề……………………………………………...
2.2. Thực trạng của vấn đề……………………………………………..
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên trang bị những kiến thức cơ bản cho học
sinh làm tốt kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật………………….
2.3.2. Giải pháp 2: Rèn luyện kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về chi
tiết nghệ thuật qua các đề bài cụ thể……………………………………
2.3.3. Kết quả thực nghiệm việc triển khai chuyên đề: “Cách làm kiểu
bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh
lớp 10 trường THPT Hàm Rồng Thành phố Thanh Hóa”…………….
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận……………………………………………………………….
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………….

2
3
3
4
4
7
19

19
20



1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Sứ mệnh của nhà trường, của thầy là phải thông qua giáo dục mà đánh thức
tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển nội lực của các em. Sứ mệnh
đó thật cao quý và quan trọng. Trong quá trình lao động vất vả, gian lao của mình,
người giáo viên luôn phải nỗ lực bồi đắp những tri thức, kĩ năng, rèn luyện đạo
đức cho học sinh. Là người nuôi dưỡng những ước mơ cho các em bằng cả tâm
huyết, sức lực, tinh thần yêu nghề, mến trẻ để các em có đủ sức, đủ đức, đủ tài
tung cánh đến những chân trời mới, xây dựng cuộc sống cho bản thân, cho quê
hương, đất nước. Đó mới chính là mục đích mà người thầy cần đạt đến.
Trong bối cảnh yêu cầu của xã hội ngày càng cao về năng lực của nguồn lao
động, buộc mỗi người thầy phải luôn trăn trở, luôn đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới kiểm tra đánh giá để phát triển tối đa năng lực học sinh.
Mỗi giai đoạn đổi mới của Giáo dục, môn Ngữ văn luôn là một môn học có
ý nghĩa xã hội rất quan trọng, có vai trò và sứ mệnh riêng nhưng đều nhằm mục
đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vị trí của môn Văn trong nhà trường là
giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng: môn Văn là một nghệ thuật của cuộc sống, là quà
tặng tinh thần, bồi đắp những tâm hồn ngày càng phong phú, giàu có. Vì thế, môn
Ngữ văn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường
trung học phổ thông nói riêng.
Thực tế, trong những năm gần đây, các kì thi học sinh giỏi cũng như thi đại
học bộ môn Ngữ văn thường xuất hiện những dạng câu hỏi “nhỏ” đề cập đến một
hoặc một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm văn tự sự. Chỉ là một tiểu
tiết của tác phẩm song nhiều chi tiết nghệ thuật luôn có khả năng hàm chứa trong
nó những nội dung tư tưởng và cả giá trị nghệ thuật lớn lao. Mỗi chi tiết nghệ thuật
như một viên gạch nhỏ góp xây nên tòa thành vĩ đại, lộng lẫy của ngôn từ - những
tác phẩm văn học. Phân tích, cảm nhận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự,

vì thế, đã trở thành một việc làm cần thiết, thậm chí là một thử thách với nhiều giáo
viên và học sinh. Từ chi tiết, người viết, người nói có thể chứng minh khả năng
phát hiện, cảm thụ văn chương, bộc lộ tư duy sáng tạo. Khi con đường dạy, học văn
đang có nguy cơ đứng trước lối mòn, sự khuôn sáo thì việc đào sâu vào những chi
tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự là một hướng đi mới mẻ, ở đó mỗi khám phá
lại giúp ta mở thêm ra thế giới văn chương đa hình, muôn sắc.
4


Qua khảo sát hoạt động làm bài nghị luận văn học dạng đề nghị luận về chi tiết
trong tác phẩm tự sự ở khối lớp 10 trường THPT Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa,
tôi nhận thấy học sinh còn bỡ ngỡ, nhiều hạn chế cần khắc phục, bản thân các em
học sinh cũng còn lúng túng khi làm kiểu bài này. Việc rèn luyện kĩ năng làm bài
nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự là điều rất cần thiết đối với
giáo viên đang trực tiếp giảng dạy để các em cảm thụ văn bản, sáng tạo văn bản đạt
kết quả cao nhất.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết
với nghề dạy văn, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên,với những gì
bản thân đã làm trong năm học vừa qua, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Cách làm
kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 10
trường THPT Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa "
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em cách làm bài, chúng tôi
muốn nâng cao chất lượng làm bài dạng cảm nhận chi tiết nghệ thuật trong tác
phẩm tự sự của học sinh lớp 10 nói riêng và học sinh THPT nói chung. Theo chúng
tôi thiên chức của người giáo viên dạy văn giúp các em đồng sáng tạo cùng tác giả.
Muốn vậy ngoài trang bị kiến thức cần dạy cho các em phương pháp, kĩ năng làm
bài vì thế mục đích chính của đề tài này là:
- Giúp học sinh nắm được phương pháp, cách thức làm dạng đề này đạt kết
quả cao.

- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy tác
phẩm tự sự, các tiết ôn tập, ôn thi cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi hướng tới kiểu bài Nghị luận văn
học về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự chương trình Ngữ văn 10. Đối tượng
thực nghiệm là học sinh lớp 10 ở trường THPT Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa,
mục đích bước đầu trang bị cho các em kiến thức lí luận, kĩ năng về kiểu bài, giúp
các em làm tốt kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp rút kinh nghiệm: Là phương pháp đúc rút từ kinh nghiệm của
bản thân trong việc chấm chữa bài làm văn cho học sinh để tìm ra biện pháp, cách
thức tối ưu.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực tế trong việc chấm, chữa bài làm văn
của học sinh của đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn.
5


- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp.
- Tham khảo tài liệu, sách báo và các phương tiện thông tin mạng.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Như trên đã nói, môn Ngữ văn là môn học có vai trò rất quan trọng trong nhà
trường. Đây là một môn học cơ bản góp phần nâng cao nhận thức, tư duy, kĩ năng
của học sinh trong quá trình giao tiếp. Là môn học giúp các em bồi đắp những tình
cảm nhân văn, hoàn thiện nhân cách và khơi dậy khả năng sáng tạo. Tác phẩm tự
sự có một thời lượng lớn trong chương trình học của lớp 10 cả ở kì 1 và kì 2. Vì
vậy từ kiến thức tác phẩm đã học, rèn luyện cho các em kĩ năng làm văn, khơi gợi
sự sáng tạo là rất cần thiết.

Trong kết cấu đề kiểm tra thường xuyên, đề thi minh họa môn Ngữ văn ở kì
thi THPTQG năm 2019, bên cạnh phần đề Đọc hiểu văn bản chiếm một vị trí quan
trọng với tỉ lệ 3/10 điểm, phần đề nghị luận xã hội 2/10 điểm, phần đề nghị luận
văn học chiếm tới 5/10 điểm. Theo định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo, đề thi
minh họa trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ có dạng đề nghị luận về chi tiết
nghệ thuật. Phần nghị luận văn học là phần rất quan trọng trong kì thi THPTQG.
Đề nghị luận văn học với xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá việc ghi nhớ kiến
thức từ chi tiết nghệ thuật. Do đó buộc học sinh phải nhất là phải biết cách nhận
xét, đánh giá sắc sảo các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Vì vậy giáo viên cần
hướng dẫn cụ thể, cẩn thận cho học sinh, nhất là các em học sinh lớp 10 mới bước
vào ngưỡng cửa cấp 3, đang tiếp cận với nội dung chương trình mới, học hướng tới
thi cử làm bài đạt kết quả cao nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Thực tế học sinh lớp 10 nói riêng và học sinh lớp 11,12 trường THPT Hàm
Rồng thành phố Thanh Hóa nói chung đã quen với những bài thi chủ yếu là các
dạng câu hỏi nghị luận văn học như: Cảm nhận một đoạn thơ, bài thơ, cảm nhận về
một tác phẩm hoặc một đoạn trích văn xuôi, bàn luận về một ý kiến bàn về văn học
trong các chương trình Ngữ văn ba khối lớp... Khi Bộ giáo dục và đào tạo quyết
định đổi mới cách ra đề với dạng đề mới về chi tiết nghệ thuật các em còn nhiều bỡ
ngỡ, lúng túng khi làm bài.
Mặt khác kiến thức trong phần nghị luận văn học tương đối rộng có cả tác
phẩm tự sự dân gian và trung đại và văn học nước ngoài. Nếu giáo viên không
hướng dẫn, giúp các em chi tiết hóa và hệ thống hóa lại những kiến thức thì các em
sẽ khó có thể huy động các kiến thức và kĩ năng cần thiết để làm kiểu bài nghị luận
này. Qua bài kiểm tra định kì, thi khảo sát chất lượng của trường tổ chức, phần nghị
luận văn học dạng đề cảm thụ về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự học sinh
rất ít em đạt điểm tối đa, thậm chí nhiều em điểm rất thấp vì kĩ năng làm bài còn
nhiều hạn chế.
6



Từ thực trạng đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Dưới đây là kết quả khảo
sát đối với các đơn vị lớp: 10A1, 10A2, 10A9, 10A11, trường THPT Hàm Rồng
(người viết SKKN trực tiếp giảng dạy) khi làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm tự sự.
Lớp

Chưa áp dụng các biện pháp (theo số liệu khảo sát
đầu tháng 11 năm 2017)
Giỏi
SL

Khá

%

SL

%

Tb
SL

%

Yếu
SL %

10 A1 (41HS)


1

2,4

13

31,7

23

56,0

4

9,9

10 A2 (46HS)

0

0

14

30,4

20

43,4


12

26,2

10A9 (46HS)

4

8,6

15

32,6

24

52,1

3

6,7

10A11 (42HS)

2

4,7

7


16,6

26

61,9

7

16,8

Từ kết quả khảo sát thể hiện qua bảng tổng hợp trên, bản thân với mong
muốn ngày càng nâng cao kĩ năng và chất lượng làm bài cho học sinh, chúng tôi
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Để giúp các em nắm vững được cách làm bài nghị luận văn học về chi tiết
nghệ thuật, giáo viên cần huy động những kiến thức cơ bản nào để làm bài, phương
pháp làm bài như thế nào và hướng dẫn các em luyện tập kĩ năng nghị luận về chi
tiết nghệ thuật thông qua một số đề bài cụ thể để các em dần hình thành kĩ năng,
phương pháp làm kiểu bài thi này.
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh làm
tốt kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật
2.3.1.1. Khái niệm về chi tiết nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
đồng chủ biên), chi tiết nghệ thuật là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn
về cảm xúc và tư tưởng”. Một tácphẩm tự sự có thể bao gồm một đến một chuỗi
các sự việc và mỗi sự việc như thế lại được xây dựng bởi nhiều chi tiết. “Chi tiết có
thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một
hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung… Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện
rõ nét sự việc tiêu biểu”. (SGKNgữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục 2006)
2.3.1.2. Phân loại chi tiết nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nếu căn cứ vào vị trí, vai trò của chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm, có thể phân loại chi tiết thành hai nhóm:
7


- Nhóm chi tiết thuộc về nghệ thuật (những chi tiết chỉ đóng vai trò vật liệuxây
dựng làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí)
- Nhóm chi tiết có tính nghệ thuật (những chi tiết tập trung thể hiện cho cấu tứ của
tác giả, có giá trị thẩm mĩ đa dạng, thường được tô đậm, nhấn mạnh trong
tácphẩm).
Trong đó, nhóm chi tiết thứ hai thường được quan tâm bởi giá trị nghệ thuật
độc đáo. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi chỉ hướng tới nhóm
đối tượng thứ hai – những chi tiết có tính nghệ thuật (gọi chung là chi tiết nghệ
thuật). Ngoài ra, nếu căn cứ vào mối liên hệ giữa chi tiết với các yếu tố khác của
tác phẩm, có thể tạm chia chi tiết nghệ thuật thành các nhóm:
- Nhóm chi tiết thuộc về hoàn cảnh
- Nhóm chi tiết thuộc về nhân vật
- Nhóm chi tiết thuộc về cốt truyện
2.3.1.3. Đặc điểm, vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự
Gắn với đặc điểm sự kiện và nhân vật, hệ thống chi tiết nghệ thuật của tác phẩm
tự sự cũng phong phú, đa dạng hơn hai loại kịch và trữ tình. Chi tiết nghệ thuật
trong tác phẩm tự sự thường mang tính trần thuật, thể hiện rõ chất văn xuôi của đời
sống. Ngay từ định nghĩa, có thể thấy những đặc trưng của chi tiết nghệ thuật: dung
lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn. Chi tiết nghệ thuật có khả năng nói nhiều hơn bản
thân nó.
Chi tiết nghệ thuật vừa làm cho sự vật, hiện tượng hiện lên rõ nét, vừa soi tỏ ý
nghĩa của chúng, tạo chiều sâu tính đa nghĩa cho tác phẩm. Sức nén mạnh mẽ tạo
khả năng bùng nổ cho chi tiết, gây bất ngờ cho bạn đọc bởi những phát hiện, vỡ lẽ.
Cao hơn, chi tiết nghệ thuật có khả năng “thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ
nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong

tác phẩm” .
Chi tiết nghệ thuật gắn bó, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan niệm nghệ thuật
của nhà văn, nên đồng thời người đọc có thể đi từ chi tiết nghệ thuật để tìm hiểu
quan niệm của nhà văn về thế giới, con người… “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn
lớn” (M. Gor-ki), “Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm” (Pautopxki), từ chi
tiết nghệ thuật có thể đánh giá tài năng, bản lĩnh của người cầm bút mà cụ thể chính
là khả năng phát hiện, lựa chọn, sử dụng chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Mỗi chi
tiết nghệ thuật là một sáng tạo riêng của nhà văn nhưng đồng thời cũng kết tinh từ
những gì thu lượm được trong đời sống sâu và rộng của người viết để tạo nên giá
trị cho tác phẩm.
2.3.1.4. Mục đích của kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật
- Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh cảm thụ được nội
dung tư tưởng và nghệ thuật sáng tạo chi tiết nghệ thuật của nhà văn. Từ đó thấy
được vai trò to lớn của chi tiết trong tác phẩm tự sự. Tấm lòng và tài năng của nhà
văn.
8


- Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải
nguyên nhân của sự khác nhau giữa các chi tiết văn học - một năng lực rất cần thiết
góp phần cho học sinh có cái nhìn vừa thấy điểm, vừa thấy diện – vừa thấy cây và
thấy cả rừng. Nhìn nhận và đánh giá khoa học về sự kế thừa và sáng tạo trong lao
động nghệ thuật của các nghệ sĩ, tránh đi khuynh hướng nhìn nhận phiến diện, hời
hợt trong các bài văn của học sinh hiện nay. Giáo viên sẽ từ chuẩn kiến thức, chuẩn
kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ để xác định những mục đích vấn
đề này.
- Kiểu bài cảm thụ chi tiết nghệ thuật là “phép thử” rất hiệu quả để tìm ra
những học sinh giỏi có chất văn, có tư chất trí tuệ trong “cuộc chơi” với nghệ thuật
ngôn từ.
2.3.1.5. Cách làm bài dạng đề nghị luận về chi tiết nghệ thuật

a. Dạng đề yêu cầu phân tích, cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật trong một
tác phẩm.
Khi làm bài văn phân tích, cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật trong một tác
phẩm cần đảm bảo các nội dung chính sau:
I. Mở bài
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về chi tiết
II. Thân bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chi tiết nghệ thuật (nêu xuất xứ, vị trí của chi tiết
trong tác phẩm, tái hiện chi tiết và có thể nói qua tác động của chi tiết đó đối với
diễn biến của truyện.)
- Phân tích giá trị nội dung của chi tiết (ý nghĩa tư tưởng)trong quan hệ với diễn
biến của truyện, trong quan hệ giữa các nhân vật, trong quan hệ với chính bản thân
nhân vật (số phận và tính cách)
- Phân tích giá trị nghệ thuật của chi tiết, các chi tiết (nghệ thuật xây dựng hình
tượng, nghệ thuật điển hình hóa, nghệ thuật kết cấu…)
- Cuối cùng, đánh giá chung về chi tiết, các chi tiết (góp phần thể hiện chủ đề tư
tưởng của tác phẩm như thế nào, làm bật lên giá trị hiện thực, nhân đạo, tầm tư
tưởng của tác giả, thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn ra sao v.v…)
III. Kết bài
- Đánh giá chung về chi tiết nghệ thuật
b. Dạng đề yêu cầu phân tích, cảm nhận về hai chi tiết nghệ thuật ở trong một
tác phẩm hoặc ở hai tác phẩm tự sự.
9


Khi làm bài văn phân tích, cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật cần đảm bảo các
nội dung chính sau:
* Dạng đề cảm thụ hai chi tiết trong hai tác phẩm
I. Mở bài

- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về hai chi tiết nghệ thuật
II. Thân bài
- Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm, vị trí của hai chi tiết trong sự đối sánh
- Làm rõ chi tiết thứ nhất về nội dung và nghệ thuật (bước này vận dụng kết
hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
- Làm rõ chi tiết thứ 2 về nội dung và nghệ thuật (bước này vận kết hợp nhiều
thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết trên cả hai bình diện nội
dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
- Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện về đặc
trưng thể loại, phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học (bước
này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
III. Kết bài
- Đánh giá chung về hai chi tiết
* Dạng đề phân tích một chi tiết và liên hệ với chi tiết của tác phẩm thứ hai
I. Mở bài
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về chi tiết nghệ thuật yêu cầu cảm nhận
II. Thân bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí của chi tiết cảm nhận
- Phân tích nội dung, nghệ thuật của chi tiết
- Liên hệ với chi tiết trong tác phẩm thứ hai (Ở trường hợp liên hệ với chi tiết
của tác phẩm khác thì chi tiết liên hệ khái quát rõ nội dung cần liên hệ và không
cần phân tích kĩ chi tiết liên hệ như chi tiết thứ nhất)
- Đánh giá điểm giống và khác nhau của hai chi tiết. Có sự lí giải về giống
hoặc khác nhau trong sáng tạo chi tiết và sự đóng góp của hai tác giả.
III. Kết bài
- Đánh giá chung về hai chi tiết

10


2.3.2. Giải pháp 2: Rèn luyện kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về chi tiết
nghệ thuật qua các đề bài cụ thể
Sau đây người viết vận dụng một số đề cụ thể để hướng dẫn học sinh phương
pháp, kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong chương trình Ngữ
văn 10.
* Dạng 1: Cảm nhận về một chi tiết trong tác phẩm
Đề 1
Cảm nhận về chi tiết miêu tả ông Bụt hiện lên giúp cô Tấm trong truyện cổ
tích Tấm Cám.(Sách giáo khoaNgữ văn 10,Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam,
2006).
Đáp án đề nghị
I. Mở bài
- Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám
- Giới thiệu chi tiết ông Bụt trong tác phẩm
II. Thân bài
1. Giới thiệu về truyện cổ tích và chi tiết thần kì
- Truyện cổ tích thần kỳ là tập hợp những câu chuyện cổ tích được người dân
Việt Nam sáng tạo và lưu truyền từ hàng trăm năm nay. Trong đó, có nhiều truyện
đã trở nên quen thuộc được bạn đọc yêu thích.
- Chi tiết thần kì là những chi tiết, nhân vật, sự việc giúp các nhân vật của
tuyến thiện vượt qua khó khăn, trừng phạt các nhân vật trong tuyến ác, giải quyết
xung đột của truyện.
2. Cảm nhận chi tiết
- Tái hiện chi tiết trong tác phẩm
+ Trong truyện, ông Bụt luôn xuất hiện mỗi khi Tấm gặp khó khăn. Luôn giúp
đỡ Tấm khi Tấm bị mẹ con Cám bắt nạt và hành hạ.
+ Những thời điểm ông Bụt hiện lên giúp Tấm: Tấm mất yếm đỏ Bụt cho cá

bống, Tấm mất cá bống Bụt giúp Tấm tìm xương chôn xuống bốn chân giường,
Tấm không được đi trẩy hội Bụt cho đàn chim sẻ giúp nàng nhặt thóc riêng, gạo
riêng; giúp Tấm có trang phục, phương tiện để đến lễ hội và được làm vợ vua.
- Vai trò và ý nghĩa
+ Chi tiết thần kì trợ giúp cho người lương thiện, thấp cổ bé họng đến với hạnh
phúc. Nhờ các chi tiết hư cấu mà những nhân vật bất hạnh luôn tìm được hạnh
phúc cho riêng mình, họ trở nên mạnh mẽ hơn, quyết tâm giành lại những gì mình
muốn. Dựa trên khả năng của mình, họ dám đương đầu đấu tranh với cái ác.
+ Chi tiết thần kì thể hiện ước mơ của nhân dân ta về cuộc sống hạnh phúc,
ấm no và công bằng xã hội: Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, xinh đẹp sẽ có được
hạnh phúc.
+ Sự can thiệp của lực lượng thần kì vào câu chuyện góp phần tạo sự xung đột,
11


giải quyết xung đột trong truyện cổ tích.
+ Nhờ các chi tiết thần kì làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
3. Đánh giá
- Ông Bụt hiền lành, tốt bụng – chi tiết thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp
những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận. Từ số phận nghèo khổ, bất hạnh, chịu
sự hành hạ của mẹ con Cám, cô Tấm trở thành hoàng hậu nhờ ông Bụt giúp đỡ.
- Nhân dân sáng tạo ra chi tiết kì ảo nhằm làm cho câu chuyện hấp dẫn thể
hiện ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng. Chi tiết thể hiện
trí tưởng tượng độc đáo và ý nghĩa nhân văn của truyện cổ tích.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của chi tiết.

Đề số 2
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết ngọc trai – giếng nước trong Truyện An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. (Sách giáo khoaNgữ văn 10, Tập 1,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2006).
Đáp án đề nghị
I. Mở bài
- Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Dẫn dắt vào chi tiết ngọc trai giếng nước. Đây là chi tiết kì ảo đặc sắc mang
giá trị thẩm mĩ.
II. Thân bài
1. Vị trí của chi tiết: Nằm ở cuối truyện
2. Tái hiện chi tiết
- Ngọc trai – sự hóa thân của Mị Châu:
+ Trước khi bị cha chém đầu nàng đã khấn “Thiếp là phận gái, nếu có lòng
phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu
mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Sau
khi nàng chết máu chảy xuống biển, trai sò ăn được đều biến thành hạt châu.
+ Giếng nước – tấm gương phản chiếu những lỗi lầm của Trọng Thủy
Sau khi Mị Châu chết, Trọng Thủy vô cùng thương xót, khi đi tắm nhìn xuống
12


giếng tưởng thấy bóng dáng Mị Châu nên đã lao đầu xuống giếng mà chết. Người
đời sau mò Ngọc Trai ở biển Đông lấy nước giếng này rửa thì càng sáng.
3. Ý nghĩa của chi tiết
- Giải oan cho Mị Châu:
+ Mị Châu không chủ ý trở thành kẻ phản nghịch, chỉ vì quá nhẹ dạ cả tin,
hành động cảm tính nên bị lừa gạt.
+ Nhân dân hiểu được điều đó nên đã giải oan cho nàng.
+ Lời khấn của nàng ứng nhiệm đã chứng tỏ cho tấm lòng trong sạch của Mị
Châu.
- Hóa giải hận thù trong lòng Mị Châu: Ngọc được rửa trong nước giếng sẽ
càng sáng, là sự tha thứ của Mị Châu với Trọng Thủy.

- Sự thức tỉnh của Trọng Thủy:
+ Trọng Thủy làm rể nước Âu Lạc ban đầu với tham vọng vừa có được nước
Âu Lạc, vừa có được tình yêu, hạnh phúc với Mị Châu.
+ Cái chết của Mị Châu khiến chàng nhận ra hạnh phúc, tình yêu không thể
tồn tại cùng chiến tranh.
+ Trọng Thủy day dứt, ân hận và trả giá.
- Ca ngợi mối tình thủy chung, trong sáng của Mị Châu dành cho Trọng Thủy.
+ Mị Châu một lòng chung thủy với chồng
+Trọng Thủy cũng rất yêu vợ nhưng vì nghĩa vụ với quốc gia, vì chữ hiếu nên
đã phải lừa dối Mị Châu.
- Thái độ của nhân dân:
+ Tấm lòng bao dung, cảm thông của nhân dân với Mị Châu – Trọng Thủy,
làm giảm nhẹ nỗi đau và tội lỗi của họ.
+ Sự khoan hồng, ân xá của nhân dân đối với những kẻ tội lỗi, thể hiện giá trị
13


nhân văn cao đẹp của dân tộc.
- Bài học: Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, gia
đình với quốc gia, dân tộc. Đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân.
4. Nghệ thuật
- Là chi tiết kì ảo, hoang đường mang giá trị thẩm mĩ cao.
- Xét về phương diện tổ chức cốt truyện, chi tiết là sự kết thúc hợp lí nhất cho
Mị Châu, Trọng Thủy.
III. Kết bài
- Khái quát lại ý nghĩa của chi tiết.
- Nhấn mạnh vai trò của những chi tiết kì ảo đối với truyện truyền thuyết.

Đề số 3
Cảm nhận về chi tiết Ngô Tử Văn đốt đền trong Chuyện chức phán sự đền Tản

Viên của Nguyễn Dữ. (Sách giáo khoaNgữ văn 10, Tập 2, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2006).
Đáp án đề nghị
I.Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và vị trí tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền
Tản Viên”.
-

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn: Là nhân vật trung tâm của truyện, đại
diện tầng lớp trí thức yêu nước, dũng cảm, khảng khái, dám đứng lên chống cái
ác, trừ hại cho dân.
II. Thân bài
1. Giới thiệu khái quát Ngô Tử Văn, chi tiết đốt đền.

14


- Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
-Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu
được. Chàng đốt đền tà bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Lời giới thiệu
mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa
của nhân vật.
2. Ngô Tử Văn và hành động đốt đền
a. Nguyên nhân đốt đền:
- Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho
nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm.
- Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là
nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là
ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái
trong dân gian.

- Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian
tà thì không chịu được.
=>Tác giả ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn
b. Quá trình đốt đền
- Trước khi đốt: Tắm gội chay sạch, khấn trời.
+ Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất
thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.
+ Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính
trọng thần linh.
- Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay
không cần gì...
+ Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người
thường
+ Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để
15


diệt trừ cái ác.
- Sau khi Tử Văn đốt đền
+ Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét.
Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc. Tên tướng giặc giả làm cư
sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền.Thái độ Ngô Tử
Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên, không sợ hãi.
=> Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của
tướng giặc.
+ Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và thổ công: Thổ công kể lại sự việc mình bị hại
nhưng vẫn nhẫn nhịn, cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng
giặc.Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với
tên bách hộ họ Thôi. Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả
thần thánh cũng phải kinh sợ.

⇒ Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh
chống lại sự phi lí ở đời. Qua đó hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng
đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người
cương trực.
3. Nghệ thuật sáng tạo chi tiết
- Sáng tạo chi tiết hành động để khắc họa tính cách, phẩm chất nhân vật.
- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật sáng tạo chi tiết
- Khái quái về những bài học nhân sinh chính – tà, thiện – ác

* Dạng 2: Cảm nhận về hai chi tiết trong một tác phẩm hoặc ở hai tác phẩm
Đề số 1
16


Cảm nhận của anh/chị về chi tiết hóa thân của Mị Châutrong Truyện An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm
Cám (Sách giáo khoaNgữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006)
Đáp án đề nghị
I. Mở bài
- Giới thiệu về truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy và truyện cổ tích Tấm Cám.
- Chi tiết hóa thân của Mị Châu và cô Tấm.
II. Thân bài
1. Giới thiệu về truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy, nhân vật Mị Châu và chi tiết Mị Châu hóa thân thành ngọc trai; Truyện cổ
tích Tấm Cám, nhân vật cô Tấm và sự hóa thân của Tấm.
2.Cảm nhận hai chi tiết
a. Mị Châu hóa thân

- Vị trí của chi tiết: nằm ở cuối truyện
- Tái hiện chi tiết: Trước khi bị cha chém đầu nàng đã khấn “Thiếp là phận
gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một
lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối
nhục thù”. Sau khi nàng chết máu chảy xuống biển, trai sò ăn được đều biến
thành hạt châu.
- Ý nghĩa của chi tiết
+ Giải oan cho Mị Châu: Mị Châu không chủ ý trở thành kẻ phản nghịch, chỉ vì
quá nhẹ dạ cả tin, hành động cảm tính nên bị lừa gạt.Nhân dân hiểu được điều đó
nên đã giải oan cho nàng. Lời khấn của nàng ứng nhiệm đã chứng tỏ cho tấm lòng
trong sạch của nàng
- Thái độ của nhân dân:
+ Tấm lòng bao dung, cảm thông của nhân dân với Mị Châu – Trọng Thủy, làm
giảm nhẹ nỗi đau và tội lỗi của họ.
17


- Nghệ thuật thể hiện
- Là chi tiết kì ảo, hoang đường mang giá trị thẩm mĩ cao.
- Xét về phương diện tổ chức cốt truyện, chi tiết là sự kết thúc hợp lí nhất cho
nhân vật Mị Châu
b. Tấm hóa thân
- Vị trí của chi tiết, nội dung thể hiện của chi tiết: Nằm phần hai của truyện
Tấm Cám.
- Tái hiện chi tiết:Tấm chết, linh hồn hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan
đào, khung cửi, rồi cây thị, quả thị. Đây vốn là những vật rất gần gũi trong cuộc
sống của người lao động nơi thôn quê dân dã. Mỗi hình thức biến hóa mang một ý
nghĩa đặc sắc riêng.
- Ý nghĩa của chi tiết:
+ Lần thứ nhất: Chim vàng anh với tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại

niềm vui. Chim quấn quýt bên nhà vua, được vua sủng ái, yêu chiều như với
người. Hình ảnh chim vàng anh là sự hóa thân của một linh hồn trong sáng, hồn
hậu, đồng thời trong sự hóa thân đó có ý nghĩa cô Tấm không còn yếu đuối, bị
động như trước.
+ Lần thứ hai, Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi
xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không
phai qua bao thăng trầm của Tấm.
+ Lần thứ ba, xoan đào bị chặt đem đi làm khung cửi, lại lên tiếng vạch mặt,
tiếp tục tuyên chiến với kẻ thù quyết liệt hơn.
+ Lần thứ tư, Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã và thân thiết với
người nông dân nơi thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai
cũng thích, cũng quý. Sự hóa thân thể hiện tấm lòng thơm thảo của Tấm. Bước ra
từ quả thị trở về với cuộc sống bên bà lão hàng nước. Tấm trở lại là chính mình.
Không lam lũ nghèo hèn, không cao sang quyền qúy và rất đỗi bình dị. Qua mấy
kiếp luân hồi. Tấm vẫn vừa là cô Tấm nết na, thảo hiền, chịu thương, chịu khó
thuở nào, lại vừa như được lột xác để mang một dáng dấp mới, xinh đẹp hơn, tự
18


tin hơn và chủ động hơn trong cuộc sống của chính mình.
Như vậy mỗi lần, Tấm đều hóa thân trong những hình ảnh rất đẹp. Mỗi lần
mỗi khác nhưng tất cả những hình ảnh đó đều có một sự thống nhất chung. Hiển
hiện của một linh hồn lương thiện, trong sáng, thủy chung, một linh hồn không
cam chịu khuất phục khi ý thức được nỗi oan ức của mình. Quá trình hóa thân của
Tấmthể hiện một sức sống mãnh liệt. Cái xấu, cái ác không thể tiêu diệt cái đẹp,
cái thiện. Đó là quan niệm, đồng thời cũng là mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao
động bao đời nay trong cuộc đối mặt với cái ác, cái xấu.
- Nghệ thuật thể hiện
- Là chi tiết kì ảo hoang đường mang giá trị thẩm mĩ.
- Xét về phương diện tổ chức cốt truyện, chi tiết góp phần thúc đẩy xung đột,

đẩy xung đột đến kết thúc có hậu.
3. So sánh hai chi tiết và lí giải
- Giống nhau
+ Cùng sáng tạo chi tiết kì ảo, hoang đường để tô đậm vẻ đẹp của các nhân vật
nữ
+ Sự sáng tạo bay bổng, kì diệu của tác giả dân gian
- Khác nhau
+ Hóa thân của Mị Châu sau khi chết cho thấy tinh thần công lý nhân dân tuy
nghiêm minh và nhân hậu. Tội thì phải xử nhưng oan cũng cần được giải. Ngọc
trai - ngọc thạch hai hình ảnh ấy là hóa thân của tâm hồn thanh sạch và thân xác
tội lỗi của Mị Châu. Hai ngàn năm sau, hình ảnh ấy vẫn khảm sâu trong tâm hồn
Việt, thì thầm dạy thế hệ đời sau bài học cảnh giác.
+ Hóa thân của cô Tấm: Những lần hóa thân đã biến cái khổ đau của một cô gái
nghèo bất hạnh thành một cuộc chiến đấu dẻo dai, bền bỉ với thắng lợi to lớn. Nó
thể hiện ước mơ thiện thắng ác của nhân dân lao động. Bằng cách xây dựng một
loạt những lần hóa thân của cô Tấm, tác giả dân gian đã khẳng định sức sống
mãnh liệt, khát vọng sống hạnh phúc cháy bỏng của cô Tấm và chân lí cái thiện
chiến thắng cái ác.
- Lí giải
+ Có sự khác nhau là do đặc trưng phản ánh hiện thực của mỗi thể loại hướng
tới nội dung riêng.
+ Nghệ thuật phản ánh hiện thực của mỗi thể loại có điểm riêng.
4. Đánh giá
- Hóa thân của Mị Châu và cô Tấm đẹp với những ý nghĩa hết sức khác nhau.
19


Đa dạng trong hình ảnh hóa thân, sâu sắc trong bài học gửi gắm, dân gian đã dệt
nên hai câu chuyện về sự hoá thân đặc sắc với những sáng tạo mới mẻ không hề
trùng lặp, so với truyện dân gian Việt Nam cũng như nhiều tác phẩm có cốt truyện

tương tự trên thế giới. Có một cô Tầm dịu hiền, nết na nhưng cũng đầy quyết liệt
trong đấu tranh bảo vệ hạnh phúc. Có một Mị Châu sáng trong với mối bi tình
ngàn năm sau còn khiến hồn người rung động. Tất cả góp chung vào, làm nên sự
phong phú cho kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
- Trí tưởng tượng bay bổng, diệu kì và tấm lòng cao đẹp của nhân dân ta qua
chi tiết hóa thân.
III. Kết bài
- Đánh giá về giá trị của hai chi tiết

20


Đề số 2
Trong trích đoạn Chiến thắng MtaoMxâyn khi miêu tả Đam Săn giao chiến,
tác giả dân gian viết:
“Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa
dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa
dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng
đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi
tranh bật rễ bay tung.”
Trong cảnh ăn mừng chiến thắng tác giả lại viết: “Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi
Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước.
Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát
bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch
ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang
tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang. Bắp
đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm
tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc:
Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”…
(Trích Chiến thắng MtaoMxây, SGK Ngữ văn 10,Tập 1,tr.32,35, NXB

Giáo dục Việt Nam, 2006).
Anh/chị hãy cảm nhận về hình tượng Đăm Săn qua hai lần miêu tả trên, từ đó
nhận xét về nghệ thuật miêu tả người anh hùng.
Đáp án đề nghị
I. Mở bài
- Giới thiệu về sử thi Đăm Săn và nhân vật anh hùng Đăm Săn
-Vẻ đẹp của Đam Săn trong hai lần miêu tả: hành động, ngoại hình phi thường
của người anh hùng giàu tài năng và sức mạnh.
II. Thân bài
1. Giới thiệu về sử thi Đăm Săn và trích đoạn Chiến thắng MtaoMxây, vị trí
của hai đoạn văn.
2. Cảm nhận hình tượng Đăm Săn
a. Trong đoạn văn 1:
- Nội dung:
21


+ Trước lần này Đăm Săn đã múa khiên giao đấu với MtaoMxây vượt qua
mọi chường ngại vật đưa kẻ thù vào thế bị động.
+ Đăm Săn múa khiên lần 2, hành động mạnh mẽ và phi thường hơn lần 1, sự
ảnh hưởng ở mọi chiều kích của không gian cao, thấp;âm thanh tiếng khiên khi
múa vang xa, sự tác động dữ dội: Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi làm lay
chuyển đất trời.
+ Hành động thể hiện sức mạnh, tài năng phi thường của Đăm Săn
+ Tác giả dân gian ca ngợi người anh hùng thiện chiến vì cuộc sống hạnh
phúc gia đình và dân làng.
- Nghệ thuật: biện pháp so sánh, cường điệu, đối lập.
b. Trong đoạn văn 2:
- Vẻ đẹp ngoại hình của Đăm Săn được tô đậm trong lễ ăn mừng chiến thắng
+ Trang phục của người anh hùng đẹp nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa núi

rừng Tây Nguyên.
+ Hình thể: tràn đầy sức trai trẻ trung, cường tráng:Bắp chân chàng to bằng
cây xà ngang, Bắp đùi chàng to bằng ống bễ.
+ Khí chất, sức mạnh phi thường: dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn
không lùi bước,chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm
dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn
vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.
+ Người kể tỏ thái độ, tình cảm ngưỡng mộ, ca ngợi, tự hào với nhân vật Đăm
Săn.
- Nghệ thuật: so sánh trùng điệp, phóng đại, lặp cú pháp, đối.
3.Nhận xét về nghệ thuật miêu tả người anh hùng
- Tác giả dân gian khắc họa vẻ đẹp của Đăm Săn toàn diện ở các phương diện
phẩm chất, tài năng, sức mạnh và ngoại hình. Vẻ đẹp của chàng đại diện cho sức
mạnh, khát vọng của cộng đồng. Hình tượng Đăm Săn được lí tưởng hóa bằng
cảm hứng ngợi ca.
22


- Biện pháp nghệ thuật phóng đại, so sánh, đối lập, điệp sử dụng triệt để phát
huy hiệu quả nghệ thuật.
- Ngôn ngữ miêu tả đan xen ngôn ngữ người kể chuyện gợi hình và biểu cảm.
4. Đánh giá
- Qua hai đoạn văn làm nổi bật vẻ đẹp của tài năng, sức mạnh, phẩm chất của
người anh hùng Đăm Săn. Chàng kết tinh cho vẻ đẹp, sức mạnh, khát vọng của bộ
tộc. Tác giả dân gian thể hiện niềm tự hào về người anh hùng dũng cảm, hành
động phi thường, tài năng xuất chúng, sức mạnh vô song, ngoại hình cường tráng.
- Vai trò của chi tiết trong khắc họa hình tượng nhân vật.
- Sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ, hình ảnh, giọng văn mang đậm chất sử thi.
III. Kết bài
- Đánh giá khái quát về vẻ đẹp của Đăm Săn qua chi tiết miêu tả múa khiên và

miêu tả ngoại hình.

23


Đề số 3
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết cô Tấm hóa thân trong truyện cổ tích Tấm
Cám, từ đó liên hệ với chi tiết Ngô Tử Văn đấu tranh dưới Minh ti (Chuyện Chức
Phán Sự đền Tản Viên) để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp con người của các
tác giả.
Đáp án đề nghị
I. Mở bài
- Giới thiệu về truyện cổ tích và sự hóa thân của nhân vật cô Tấm
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và nhân vật Ngô Tử Văn gắn với chi tiết đấu
tranh dưới Minh ti.
- Hai nhà văn đều đi sâu khám phá vẻ đẹp phẩm chất giàu tinh thần đấu tranh
với cái ác của con người.
II. Thân bài
1. Hình tượng nhân vật cô Tấm và sự hóa thân của Tấm
a. Hoàn cảnh của Tấm.
- Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ. Cha lấy vợ khác sau đó cũng sớm qua đời.
Tấm ở cùng dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là Cám.
- Tấm phải làm việc suốt ngày đêm, trăn trâu cắt cỏ, mò cua bắt ốc, xay cám,
giã gạo. Là con riêng, lại là phận gái, Tấm phải chịu bao cay đắng, tủi nhục. Hoàn
cảnh của Tấm thương tâm, tội nghiệp.
- Tấm hiền lành, nết na, chịu khó là hiện thân cho cái thiện. Mẹ con Cám lười
biếng, độc ác gây ra bao nỗi bất hạnh cho Tấm, họ là hiện thân cho cái ác. Sống
với cái ác, vẻ đẹp của Tấm càng nổi bật. Quá trình chiến đấu với cái ác của Tấm
là cuộc đấu tranh để giành và giữ lấy hạnh phúc được thể hiện rõ ở chặng hai khi
Tấm trở thành hoàng hậu. Tấm hóa thân nhiều lần để đấu tranh với mẹ con Cám.

b. Sự hóa thân của Tấm
- Tấm về ăn giỗ cha: Bị mẹ con Cám lừa trèo lên cây cau rồi chặt gốc cau,Tấm
ngã lăn ra chết.
- Tấm hóa thành chim vàng anh hót cho vua nghe, chui vào tay áo vua. Tiếng
hót của chim “Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo
chồng tao” là lời báo hiệu cho sự trở về của Tấm. Mẹ con Cám giết thịt chim vàng
anh.
- Tấm hóa thành cây xoan đào tỏa bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám chặt
cây làm khung cửi.Tấm trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù “Cót ca cót két, lấy tranh
chồng chi, chị khoét mắt ra”. Mẹ con Cám sợ hãi đem đốt khung cửi.
- Tấm hóa thành quả thị, hằng ngày bước ra giúp bà hàng nước quét dọn, têm
trầu, gặp lại nhà vua và trở về cung làm hoàng hậu.
⇒ Tấm vẫn luôn ở cạnh nhà vua, thực hiện bổn phận của một người vợ.Quá trình
đấu tranh, phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt không khoan nhượng của Tấm. Tấm
không còn nhu mì, yếu đuối, chỉ biết khóc khi bị bắt nạt, biết trông cậy vào sự
24


giúp đỡ của Bụt mà đã kiên cường chống lại, đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn.
Những lần hóa thân của Tấm cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện trước
cái ác. Sau bao đau khổ, chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng Tấm đã trở về với
cuộc đời, hưởng hạnh phúc có thực và dài lâu trên trần thế. Kết thúc đó cho thấy
quan niệm về hạnh phúc và sự công bằng xã hội của nhân dân xưa.
c. Khái quát nghệ thuật
- Sáng tạo chi tiết kì ảo để làm rõ quá trình đấu tranh quyết liệt của cô Tấm
- Giải quyết xung đột, tạo sự kịch tính cho truyện cổ tích.
2. Liên hệ nhân vật Ngô Tử Văn trong chi tiết đấu tranh dưới Minh ti
a. Nguyên nhân dẫn tới Ngô Tử Văn bị bắt xuống Minh ti
- Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta chiếm lấy đền
làm nơi trú ngụ để tác oai, tác quái trong dân gian. Khi Ngô Tử Văn đốt đền hắn

kiện chàng dưới Minh ti dẫn tới cuộc xử kiện Tử Văn dưới âm phủ.
b. Tử Văn đấu tranh đến cùng đòi lại công lí
- Tử Văn không sợ hãi khi xuống Minh ti đầy âm khí tanh tưởi, lạnh lẽo.
- Tử Văn khảng khái kêu oan, tâu trình đầu đuôi rất cứng cỏi. Chàng đề nghị
đem giấy đến đền Tản viên để lấy chứng cứ. Dám nhận tội nếu nói càn.
- Tử Văn vạch mặt tên tướng giặc và cuối cùng chàng thắng kiện, tên tướng
giặc bị đày xuống ngục Cửu U. Sau này Tử Văn được phong chức phán sự đền
Tản Viên.
=> Hành động đấu tranh của Ngô Tử Văn thể hiện dũng khí, bản lĩnh cứng cỏi
của người trí thức. Tác giảca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa và sự
chiến thắng của Ngô Tử Văn trước cái ác.
3. Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp con người của các tác giả
- Hai nhân vật Tấm và Ngô Tử Văn của nhà văn là những hình tượng điển hình
cho số phận con người lao động, người trí thức vượt lên sự đè nén, hoành hành
của cái xấu, cái ác để khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của mình.
+ Tấm: Bị bóc lột, ức hiếp nhưng đã vùng dậy đấu tranh quyết liệt đề giành và
bảo vệ hạnh phúc của mình.
+ Ngô Tử Văn: Hành động dũng cảm, nghĩa khí của Ngô Tử Văn là một tấm
gương phản chiếu nhân cách cao đẹp, bản lĩnh cứng cỏi, thái độ kiên quyết chống
lại những thế lực đen tối của một kẻ sĩ.Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.
=>Tác giả dân gian, Nguyễn Dữ sáng tạo yếu tố hư cấu, kì ảo để ca ngợi vẻ đẹp
25


của nhân vật tạo sự hấp dẫn, kịch tính cho cốt truyện. Các tác giả khi viết về
người lao động, người trí thức đều hướng tới khám phá vẻ đẹp của họ. Từ đó, đề
cao, trân trọng những phẩm chất đáng quý của con người .
III. Kết bài
- Cô Tấm nghèo hèn, bị bắt nạt, bị giết, cuối cùng đã gặp lại chồng, trở về làm
hoàng hậu bên những người dân hiền lành tử tế.

- Ngô Tử Văn người trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính
nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân.
=> Xây dựng chi tiết, các tác giả thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định
sẽ thắng gian tà. Những mơ ước trên biểu hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc
quan yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹp, cái thánh thiện của nhân dân lao
động và tác giả Nguyễn Dữ.
2.3.3. Kết quả thực nghiệm việc triển khai chuyên đề: “Cách làm kiểu
bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 10 ở
trường THPT Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa "
Tôi đã vận dụng các biện pháp để làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 10 trường THPT Hàm Rồng thành phố
Thanh Hóa"trong năm học 2017-2018 đối với lớp tôi trực tiếp giảng dạy là lớp
10A1, 10A2, 10A9 và 10A11. Kết quả là học sinh đã có những tiến bộ vượt bậc khi
làm kiểu bài nghị luận văn học dạng đề nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác
phẩm tự sự.
* Kết quả khảo sát cuối tháng 2/2018
Lớp

SS

Giỏi

Khá

Trung bình

10A1

41


12 ( 29,2%)

18(43,9%)

11 (26,9%)

10A2

46

13 (28,2%)

17 (36,9%)

16 (34,9%)

10A9

46

19 ( 41,3%)

25(54,3 %)

2 (4,4 %)

10A11

42


17 ( 40,4%)

22 ( 52,3%)

3 (7,3 %)

* Kết quả khảo sát cuối tháng 4/2018
Lớp

SS

Giỏi

Khá

Trung bình

10A1

41

19 ( 46,3%)

16 (39,0 %)

6( 14,7%)

10A2

46


17 ( 36,9%)

26 ( 56,5%)

3 (6,6 %)

26


×