Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC bộ SÁCH “BÁC hồ VÀ NHỮNG BÀI HỌC về đạo đức, lối SỐNG DÀNH CHO HỌC SINH” gắn với VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ 05 CTTW CỦA bộ CHÍNH TRỊ CHO HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 14 trang )

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THCS&THPT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ DẠY HỌC BỘ SÁCH “BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC
VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG DÀNH CHO HỌC SINH” GẮN VỚI
VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ 05-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS&THPT NHƯ THANH

Giáo viên: Phạm Văn Phú
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS&THPT Như Thanh
SKKN thuộc lĩnh vực chuyên môn: GDCD

Như Thanh, tháng 3 năm 2019
1


MỤC LỤC
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU ............................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3.

Đối

tượng


nghiên

cứu ............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2
2. NỘI DUNG .....................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận……….…………………………………………………….……..3
2.2. Thực trạng của vấn đề ………………………………………………………..3
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề …………………………………..3
2.3.1. Giải pháp tích hợp……………………. ……………………………………..3
2.3.1.1. Giao nhiệm vụ cho học sinh……………………………….. …….………..3
2.3.1.2. Thảo luận nhóm.....................................................................................4
2.3.1.3. Đóng vai.......................................................................................................6
2.3.2. Giải pháp kiểm tra, đánh giá thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và
định
kỳ........................................................................................................................6
2.3.3. Giải pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá………………………………...7
2.3.3.1. Thi kể những câu chuyện trong bộ sách Bác Hồ.......................................7
2.3.3.2. Hát và ngâm thơ về Bác.........................................................................7
2.3.3.3. Nói chuyện chuyên đề về học tập và làm theo Bác……………………….8
2.3.4. Giải pháp tổ chức cho học sinh đi học tập thực tế….…………………….10
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ……………...12
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………….12
1. Kết luận ………………………………………………………………………...12
2. Kiến nghị ……………………………………………………………………….13
2


PHẦN PHỤ LỤC…………………………………………………………………14
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài

Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Công văn số
4634/BGDĐT-CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử
dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”;
Công văn số 1206/CV-NXBGDVN ngày 12/9/2016 của Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam về việc giới thiệu bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống
dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12. Trong năm học 2018-2019 dưới sự chỉ
đạo của Chi bộ, BGH, TCM, bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống
dành cho học sinh” được đưa vào lồng ghép, tích hợp vào các môn học để giảng
dạy, nhất là môn GDCD và tất cả học sinh của nhà trường đều có bộ sách này. Là
một giáo viên dạy học môn GDCD, sau một năm giảng dạy tôi nhận thấy việc triển
khai công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành
một hoạt động được duy trì thường xuyên, thiết thực, nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, góp phần tích cực thúc đẩy
động cơ phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của các em học sinh. Trong quá
trình giảng dạy tôi đã sử dụng các giải pháp dạy học tích cực, kết hợp với các hoạt
động giáo dục khác để truyền tải những câu chuyện trong bộ sách này. Qua đó, tôi
nhận thấy học sinh tham gia các bài học rất tích cực và say mê, hứng thú. Từ những
lí do trên tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống dành cho học sinh” gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ
Chính trị cho học sinh trường THCS&THPT Như Thanh. Tôi hi vọng sẽ được
chia sẻ một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là vận dụng một giải pháp để nâng cao hiệu quả việc dạy
học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”
gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Qua đó, học sinh thấy
được vẻ đẹp trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, giúp học sinh biết làm
theo tấm gương đạo đức và lối sống của Bác để vận dụng vào trong thực tiễn cuộc
sống.

1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Là bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học
sinh” gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
3


- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp giáo dục tích hợp
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận
Bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh”
có tác dụng bổ trợ cho các nội dung dạy học về đạo, lối sống mà học sinh đang
được học và hướng đến mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh phổ thông nhằm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
về đẩy mạnh việc học tập về làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bộ sách dựa trên ý tưởng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua những
câu chuyện đặc sắc từ cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì
vậy để truyền tải được hết các giá trị của bộ sách này, giáo viên cần có các giải
pháp dạy học tích cực để học sinh lĩnh hội một cách tích cực, chủ động nội dung
từng câu chuyện trong bộ sách này, thông qua việc linh hoạt tổ chức các hoạt động
như thảo luận, trò chơi, kể chuyện, diễn kịch, nói chuyện chuyên đề, ngoại khóa...
giúp học sinh đi từ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống đến thực hành và ứng
dụng các giá trị đó, gắn việc học tập với cuộc sống, với công việc, sinh hoạt, vui
chơi gần gũi, quen thuộc của mỗi học sinh ở trường, ở nhà hằng ngày.
2.2 Thực trạng của vấn đề
Bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh”
từ lớp 2 đến lớp 12, nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh cho các em học sinh theo tinh thần của Chỉ thị 05CT/TW- Bộ Chính trị . Do thời lượng của mỗi tiết học là 45 phút, nội dung kiến
thức nhiều, thời gian tích hợp trong tiết học chỉ từ 5-7 phút, vì vậy rất khó để giáo
viên truyền tải hết nội dung kiến thức trong bộ sách này, mặt khác nếu giáo viên chỉ
đơn giản cho học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trong bộ sách, sau đó học sinh về
nhà làm bài tập thì rất dễ dẫn đến việc nhàm chán, đơn điệu, học sinh sẽ không có
hứng thú học tập, không lĩnh hội hết được các giá trị của bộ sách. Áp dụng các giải
pháp trong SKKN này của tôi sẽ giúp cho việc dạy học tích hợp bộ sách này hiệu
quả, thiết thực hơn.
Bên cạch đó, việc tổ chức một số hoạt động như ngoại khoá, tổ chức cho học
sinh đi thăm lăng Bác, quê Bác, thăm khu tưởng niệm Bác Hồ tại Thanh Hoá...sẽ
giúp việc dạy học bộ sách này thiết thực hơn, góp phần tích cực vào việc tuyên
truyền và đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW- Bộ Chính trị.
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Giải pháp tích hợp
2.3.1.1 Giao nhiệm vụ cho học sinh
Để nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp bộ sách Bác Hồ và những bài học về
đạo đức, lối sống dành cho học sinh. Giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể cho HS
4


để các em chuẩn bị trước bài học ở nhà. Giao nhiệm vụ cho học sinh là khâu quan
trọng, quyết định sự thành công của việc dạy học tích hợp. Tuỳ theo nội dung từng
câu chuyện mà giáo viên có thể giao nhiệm cho cho từng lớp, từng nhóm hoặc từng
cá nhân. Bởi vì trong mỗi tiết dạy giáo viên kết hợp sử dụng các hoạt động như
thảo luận nhóm, kể chuyện, đóng vai các nhân vật trong bộ sách Bác Hồ....; cho
nên giao nhiệm vụ cho học sinh giúp giáo viên định hướng cho học sinh cách tiếp
cận mỗi câu chuyện theo nhiều hướng khác nhau, đồng thời giúp các em chủ động
về mặt kiến thức bài học, bên cạnh đó còn giúp giáo viên tổ chức linh động các
hoạt động giảng dạy, tuỳ từng hoạt động mà giáo viên có thể giao việc trước để học
sinh chuẩn ở nhà hoặc tại lớp nhằm đảm bảo các hoạt động này được diễn ra đúng

thời gian và đạt hiệu quả cao trong quá trình tích hợp.
Ví du: Để dạy học tích hợp câu chuyện “Chú nên hỏi các ông ké, bà bủ”(bài
8-sách Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 11), giáo
viên giao việc cho học sinh như sau:
- Cả lớp về đọc trước chuyện “Chú nên hỏi các ông ké, bà bủ”
- Tổ 1 và tổ 2 soạn kịch bản câu chuyện này để tiết sau các em đóng vai các
nhân vật trong câu chuyện.
- Tổ 3 và tổ 4 chọn các bạn trong tổ có giọng kể hay để kể câu chuyện này.

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

2.3.1.2 Giải pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực diễn đạt, hợp
tác, làm việc theo nhóm của học sinh. Để thực hiện tốt thảo luận nhóm cho học
sinh, giáo viên cần chuẩn bị câu hỏi, giấy A0, bút dạ, phiếu học tập, xây dựng dự án
theo chủ đề...
5


Ví dụ: giáo viên chia lớp thành 4 nhóm khác nhau. Sau khi cho học sinh đọc
mẫu chuyện “Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình” trong bài 2 sách “Bác Hồ và
những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10” GV cho các nhóm
thảo luận các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Tìm những chi tiết thể hiện lòng yêu thương, kính trọng của Bác
Hồ đối với những người thân trong gia đình:
Nhóm 2: Tâm trạng của Bác như thế nào khi không được sống gần gũi người
thân?
Nhóm 3: Tình cảm vô cùng yêu thương của gia đình, người thân của Bác Hồ
có ảnh hưởng gì đến lý tưởng, sự nghiệp của Người?
Nhóm 4: Qua câu chuyện trên có ý nghĩa gì? Và giáo dục cho chúng ta điều

gì?
GV cho các nhóm thảo luận, thời gian khoảng 3-5 phút, sau đó đại diện các
nhóm lên bảng trình bày, sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại vấn đề.

Học sinh thảo luận nhóm và đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của tổ

Những chi tiết thể hiện lòng yêu thương, kính trọng của Bác Hồ đối với
những người thân trong gia đình:
Tâm trạng của Bác khi không được sống gần gũi người thân:
Tình cảm vô cùng yêu thương của gia đình, người thân của Bác Hồ có ảnh
hưởng đến lý tưởng, sự nghiệp của Người
Ý nghĩa giáo dục của câu chuyện?
2.3.1.3 Đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp thực hành
mang tính chủ động, sáng tạo, gây sự chú ý, thu hút học sinh tham gia vào bài
giảng, từ đó phát triển tư duy, trí tuệ, kỹ năng thực hành, tạo ra bầu không khí sôi
6


nổi cho lớp học, giáo viên và học sinh trở lên thân thiện gần gũi với nhau hơn, giờ
dạy đạt hiệu quả cao.
Để giải pháp này đạt hiệu quả cao, giáo viên cần chọn những câu chuyện có
nhiều lời thoại như “Chiến lược trăm năm trồng người”, “Phan Bội Châu và
Nguyễn Ái Quốc”, “Câu chuyện Bác Hồ với thanh niên”, “Chiếc đồng hồ”, “Cách
ứng đáp mẫn tiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, cùng với việc lựa chọn những câu
chuyện có nhiều lời thoại thì cần phải có trang phục giống các nhân vật như trang
phục của Bác, anh bộ đội, Phan Bội Châu..., giúp học sinh nhập vai diễn tốt hơn và
cuốn hút học sinh tham gia vào bài giảng. Bên cạnh đó, GV đưa ra trước những
tình huống gợi mở để học sinh chuẩn bị, không cho trước kịch bản, học sinh sẽ tự

sáng tạo kịch bản, lời thoại liên quan đến nội dung kiến thức, thái độ, kỹ năng cần
đạt được của bài học để đóng vai.
2.3.2 Giải pháp kiểm tra, đánh giá thông qua các bài kiểm tra thường xuyên
và định ky
Kiểm tra đánh giá được thực hiên theo cấu trúc 70% GDCD; 30% tích hợp
bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh”. Đây là
bước quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả của việc tích hợp các câu chuyện về Bác
trong môn học, Câu hỏi tích hợp đưa vào bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ
môn GDCD theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng (vận dụng thấp, vận
dụng cao), trong câu hỏi kiểm tra, từ đó thấy được mức độ, khả năng tiếp thu và
lĩnh hội kiến thức của học sinh về nội dung, ý nghĩa của mỗi câu chuyện trong bộ
sách.
Ví dụ đề kiểm tra viết lớp 10 học kỳ 2:
Câu 1(3 điểm): Đạo đức là gì? Vai trò của đạo đức đối với cá nhân? Liên hệ
bản thân em?
Câu 2: (4 điểm): Tình yêu là gì? Thế nào là một tình yêu chân chính?
Câu 3: (3 điểm): Để trở thành một người thành thạo tiếng Pháp, Bác Hồ đã
học tiếng Pháp như thế nào? Ý nghĩa giáo dục của câu chuyện này đối với bản thân
em?
Đây là cơ sở để giáo viên đánh giá được mức độ nhận thức của học sinh và
tính hiệu quả của việc tích hợp.
2.3.3 Giải pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá
2.3.3.1 Thi kể những câu chuyện trong bộ sách Bác Hồ....
Kể những câu chuyện trong bộ sách Bác Hồ....là hoạt động có tính lan toả
mạnh mẽ cho các em học sinh, qua các câu chuyện học sinh có thể cảm nhận được
sự xúc động, sâu sắc và ý nghĩa về Bác Hồ, bằng tình cảm thiêng liêng, sự ngưỡng
mộ và lòng kính yêu của các em dành cho Bác, đem đến những thông điệp cuộc
sống, những bài học nhân văn sâu sắc.
Yêu cầu: giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước câu chuyện mà các em sẽ kể
ở tiết học tới, trong bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho

7


học sinh” như: “Chuyện về bài thơ nổi tiếng Bác Hồ căn dặn thanh niên”; “Bác
cảm hóa người khác”; truyện “Bác Hồ học ngoại ngữ”…để thành công trong hoạt
động này giáo viên cần định hướng cho lớp chọn những bạn có giọng kể hay,
truyền cảm để tham gia kể chuyện.

Hội thi kể chuyện về Bác Hồ

2.3.3.2 Hát và ngâm thơ về Bác
Bác Hồ là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.
Dù đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng
ngời của Người luôn sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam và bè bạn
quốc tế. Tổ chức các hoạt động hát và ngâm thơ về Bác sẽ giúp HS thấy được sự
trọn vẹn, cao cả, vĩ đại mà vô cùng giản dị của Bác, cảm nhận sự thiêng liêng về
Bác thông qua những ca khúc như: “Bác Hồ một tình yêu bao la”, “Lời Bác dặn
trước lúc đi xa”, “Viếng lăng Bác”; “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người”.... và những
bài thơ hay, ca ngợi về Bác như bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu; “Đêm nay Bác không
ngủ” của Minh Huệ; “Em gặp Bác Hồ” của Trần Đăng Khoa; “Người đi tìm hình
của nước” của Chế Lan Viên…

8


Học sinh hát về Bác nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

2.3.3.3 Nói chuyện chuyên đề về học tập và làm theo Bác
Việc tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về học tập và làm theo Bác là hoạt
động để các em học sinh trực tiếp được nghe thầy cô, hoặc chiếu video clip bài nói

chuyện của các học giả (VD: Các video clip nói chuyện về Bác của GS.TS Hoàng
Chí Bảo…) nói chuyện về Bác Hồ, hoạt động này truyền tải tới các em học sinh
những câu chuyện cảm động và chân thực về cuộc đời, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh - Vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa
thế giới, nhà lãnh dạo tài ba và cũng là nhà giáo dục lỗi lạc, từ đó toát lên nhân
cách lớn Hồ Chí Minh, hiện thân của đạo đức cách mạng sáng ngời, suốt đời gắn bó
máu thịt với nhân dân, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng của toàn đảng, toàn dân ta.
Qua buổi nói chuyện chuyên đề giúp CBGV và HS hiểu sâu sắc về những hy sinh,
cống hiến to lớn và tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động, đưa việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm tự giác, thường xuyên
trong lao động và học tập.

9


GS Hoàng Chí Bảo nói chuyện chuyên đề về học tập và làm theo Bác trên truyền hình
Thanh Hoá (tháng 2/2019)

2.3.3.4 Thi tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh
Tổ chức hội thi tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí
Minh giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về một nhân cách lớn, một nhà cách mạng
lỗi lạc, danh nhân văn hoá của nhân loại, một con người ưu tú của dân tộc đã dành
cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc; nhằm nâng cao nhận thức
về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, góp phần tăng cường tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, lối sống và đạo đức
cách mạng cho học sinh, giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tự hào
dân tộc về ý chí và hoài bão, tinh thần cách mạng của Bác.

10



Hội thi tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh

2.3.4 Giải pháp tổ chức cho học sinh đi học tập thực tế.
Hàng năm, Nhà trường đã kết hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức
cho học sinh có thành tích học tập tốt của nhà trường đi thăm quê Bác, thăm khu
tưởng niệm Bác Hồ tại Thanh Hoá, thăm lăng Bác. Chuyến đi là phần thưởng cho
những học sinh có những nỗ lực lớn trong học tập và rèn luyện, đồng thời là dịp để
học sinh ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của của quê hương đất nước. Học
sinh được tham quan các nhà tưởng niệm, các nhà bảo tàng và các kỷ vật gắn liền
với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, được nghe các hướng dẫn viên thuyết
minh chi tiết về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là
hoạt động trải nghiệm thực tế đem lại hiệu quả giáo dục cao, bởi học sinh được
quan sát thực tế thay việc chỉ được nghe trên lớp.

11


Học sinh trường THCS&THPT Như Thanh thăm quê Bác

Giáo viên và học sinh trường THCS&THPT Như Thanh thăm quê lăng Bác

12


Giáo viên và học sinh trường THCS&THPT Như Thanh thăm khu tưởng niệm Bác Hồ tại
Thanh Hoá

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục

Sau một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
dành cho học sinh” gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
cho học sinh trường THCS&THPT Như Thanh. Tôi thấy học sinh của tất cá các
lớp đều rất hào hứng , say mê khi được học tích hợp các câu chuyện trong bộ sách
“Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh”, thấy được sự thay
đổi một cách tích cực về ý thức học tập, về hành vi, việc làm. Học sinh ít vi phạm
đạo đức và nội quy nhà trường hơn. Sự lan toả của các câu chuyện giúp các em
sống tình cảm, chân thành và trách nhiệm với bản thân và mọi người…
3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
Với sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học
sinh” gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị cho học sinh
trường THCS&THPT Như Thanh. Tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp cho các đồng
nghiệp tham khảo để có nhiều cách tiếp cận tốt hơn trong việc vận dụng dạy học

13


tích hợp các câu chuyện về Bác Hồ nhằm giáo dục học sinh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để mai này các em trở thành một công
dân tốt, đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.2. Kiến nghị
Hàng năm Sở GD&ĐT Thanh Hoá cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề
tập huấn cho CBGV về việc mạnh việc học tập về làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo các trường học
trên toàn tỉnh tích cực đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ
Chính trị nhằm đưa việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
thành hoạt động chính trị sâu rộng gắn liền với những việc làm thiết thực theo nội

dung của Chỉ thị để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách
cho HS, góp phần tích cực thúc đẩy động cơ phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
của các em học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Như Thanh, ngày 25 tháng 3 năm 2019
Người viết SKKN
Phạm Văn Phú
Lời cam kết :
Tôi xin cam đoan SKKN này là kết quả của quá trình nghiên cứu và thực
nghiệm của cá nhân tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam kết của
mình.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

14



×