Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề cương dồn điền đỏi thửa đất nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.55 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
= = = =  = = = =

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC
DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN”
Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Mã số

: 60.85.01.03

Học viên

: NGUYỄN ĐỨC LẬP

Mã học viên

: 24130225

Lớp

: CH24QLĐĐB

Khoa



: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. CAO VIỆT HÀ
HÀ NỘI – 2016


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương có tầm cỡ chiến lược
đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm cụ thể hóa việc xây dựng
thực hiện nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chủ trương này có mục tiêu toàn diện: xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn từng bước hiện đại, xây dựng
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn công nghiệp với
phát triển dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xây
dựng xã hội nông thôn mới dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc,
bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh trật tự, tăng cường hệ thống
chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân.
Các địa phương trong cả nước đã và đang tích cực áp dụng nhiều biện
pháp, huy động tập trung mọi nguồn lực để thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới. Trong đó công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là một trong
những biện pháp đang được triển khai rộng rãi tại các địa phương. DĐĐT là
một chính sách đất đai nhằm giúp người nông dân canh tác hiệu quả hơn trên
cùng một diện tích đất nông nghiệp, tạo điều kiện tập trung ruộng đất nhằm
thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Đây là tiền đề để hình thành nên các vùng sản
xuất tập trung chuyên canh quy mô lớn phù hợp với từng địa phương, từ đó
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống của người nông
dân; thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới một cách mạnh mẽ.

Mỹ Hào trước đây là một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên, đến
nay cùng sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
kinh tế huyện Mỹ Hào đã có những chuyển đổi mạnh mẽ sang các ngành công
nghiệp, thương mại dịch vụ. Tuy nhiên với hơn 60% diện tích đất nông
nghiệp, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của
1


huyện. Chính vì thế sản xuất nông nghiệp với công tác DĐĐT luôn được quan
tâm đặc biệt. Bắt đầu từ năm 2001, cùng với các địa phương trong toàn tỉnh,
huyện Mỹ Hào đã triển khai thực hiện theo Chỉ thị số 05 ngày 10/8/2001 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về việc “Dồn điền đổi thửa đất nông
nghiệp”. Số thửa của các hộ gia đình từ 8 - 10 thửa giảm xuống còn 4 - 5
thửa. Tuy vậy trong quá trình thực hiện, toàn huyện mới chỉ tập trung dồn đổi
ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, chưa quan tâm chỉ đạo đổi ruộng đất
cho liền vùng, liền khoảnh; quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa chưa rõ; đầu tư
cho giao thông, thủy lợi nội đồng còn hạn chế. Đến năm 2013 thưc hiện Chỉ
thị sô 21 ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên,
các huyện, thành phố trong đó có Mỹ Hào tiếp tục thực hiện công tác DĐĐT
phục vụ xây dựng NTM. Huyện Mỹ Hào thực hiện DĐĐT 7/13 xã, thị trấn
trong giai đoạn 2013-2015, đến nay 7 xã cơ bản đã hoàn thành công tác Dồn
điền đổi thửa, xong công tác Dồn điền đổi thửa có ảnh hưởng đến xây dựng
nông thôn mới như thế nào thì chưa được đánh giá và tổng kết lại để đưa ra
các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện Dồn điền đổi thửa
và những kiến nghị hữu ích cho các địa phương khác thực hiện Dồn điền đổi
thửa được hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá tình hình thực hiện công tác Dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông
thôn mới tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên”.
2. Mục đích của đề tài

- Đánh giá thực trạng công tác Dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông
thôn mới.
- Đề xuất những giải pháp đẩy nhanh tiến độ, tiến đến hoàn thành công
tác DĐĐT ở huyện Mỹ Hào.

2


3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng
đất nông nghiệp của huyện Mỹ Hào.
- Tình hình quản lý sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trước và sau
khi dồn điền đổi thửa.
-Nắm được thực trạng của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng
NTM huyện Mỹ Hào.

3


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp và dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm chung:
- Đất nông nghiệp
- Dồn điền đổi thửa
1.1.2. Chính sách quản lý sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1986 tới nay
- Giai đoạn 1986-1993
- Giai đoạn 1993-2003
- Giai đoạn 2003- nay
1.2. Công tác xây dựng NTM ở Việt Nam

1.2.1.Vai trò của xây dựng nông thôn mới
1.2.2. Công tác xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
1.3. Tổng quan về dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở
Việt Nam:
1.3.1. Vấn đề ruộng đất manh mún và ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất
nông nghiệp
1.3.2. Dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới

4


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: địa bàn huyện Mỹ Hào.
- Về thời gian:đánh giá trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, hiện trạng
quản lý sử dụng đất đai
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thủy văn, địa hình, …
- Điều kiện kinh tế – xã hội: Cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, dân số, lao
động, trình độ dân trí ...
- Đánh giá chung về kiện tự nhiên - kinh tế xã hội.
- Hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai.
- Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn
huyện.
2.2.2. Thực tiễn công tác Dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên

địa bàn nghiên cứu
- Hiện trạng manh mún đất đai trong sản xuất nông nghiệp trước khi
dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới ( năm 2013).
- Kết quả của công tác dồn điền đổi thửa đến hết năm 2015.
2.2.3. Tác động của Dồn điền đổi thửa trong đáp ứng các mục tiêu của xây
dựng nông thôn mới.
- Sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng, ngành nghề chăn
nuôi của hộ nông dân.

5


- Khả năng phát huy cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, khả năng đầu tư
cho sản xuất, áp dụng các phương tiện máy móc vào đồng ruộng của các hộ
nông dân.
- Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cảnh quan môi trường.
- Ảnh hưởng của của công tác dồn điền đổi thửa đến công tác quy
hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
2.2.4. Một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn sau khi
thực hiện chính sách Dồn điền đổi thửa.
- Đưa ra những tồn tại, ưu điểm của công tác dồn điền đổi thửa dựa trên
cơ sở đánh giá về việc tổ chức thực hiện công tác dồn điền đổi thửa của cán
bộ, người dân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn sau khi
thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu tại các cơ quan nhà nước và chuyên môn liên quan
tới điều kiện tự nhiên KT-XH và công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Mỹ

Hào, tỉnh Hưng Yên.
2.3.1.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: căn cứ vào tình hình thực hiện công tác dồn
điền đổi thửa và diện tích đất nông nghiệp của các xã trên địa bàn huyện Mỹ
Hào tiến hành nghiên cứu ở 2 xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất và cơ
bản đã hoàn thành dồn điền đổi thửa là xã Hòa Phong và xã Cẩm Xá. Đây
chính là hai xã có sản lượng lúa cao nhất huyện.
- Chọn hộ nghiên cứu
Mỗi xã chọn 30 hộ ngẫu nhiên trải đều ở các thôn để điều tra theo hộ.
2.3.1.3 Phương pháp phỏng vấn hộ:
6


Tiến hánh phỏng vấn hộ theo bộ câu hỏi soạn sẵn trong phiếu điều tra
tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng dồn điền đổi thửa đến đời sống người dân và
tới sản xuất nông nghiệp.
2.3.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát, quan sát thực trạng kết quả công tác dồn điền đổi
thửa trên địa bàn huyện, chụp ảnh lưu lại để thuận tiện cho nghiên cứu sau
này.
2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được và kết quả điều tra từ đó
tiến hành lựa chọn, phân tích tổng hợp những thông tin liên quan, thống kê
và xử lý số liệu theo mục đích, nội dung nghiên cứu. Số liệu được xử lý bằng
phần mềm Excel.
2.3.3. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở những số liệu thu thập được cũng như số liệu điều tra, tiến
hành so sánh kết quả sản xuất nông hộ trước và sau dồn điền đổi thửa để sau
đó đề xuất các giải pháp phù hợp để xây dựng nông thôn mới tại địa bàn
nghiên cứu.


7


Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử
dụng đất của huyện Mỹ Hào.
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường.
- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội.
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
3.2. Thực tiễn công tác Dồn điền đổi thửa tại huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên
- Thực trạng manh mún ruộng đất trước khi thực hiện công tác Dồn điền đổi
thửa
- Kết quả công tác Dồn điền đổi thửa tại huyện Mỹ Hào
3.3. Đánh giá kết quả công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông
thôn mới tại xã Hòa Phong và xã Cẩm Xá
- Kết quả công tác Dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sản xuất
- Kết quả công tác Dồn điền đổi thửa đến phát triển nông nghiệp và nông
thôn
- Kết quả của công tác Dồn điền đổi thửa đến quy hoạch và thực hiện quy
hoạch sử dụng đất
3.4. Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn
3.5.1. Một số tồn tại
3.5.2. Giải pháp
3.5.2.1. Thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ nông nghiệp cho các hộ
gia đình
3.5.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạnh xây dựng nông nghiệp và nông thôn
3.5.2.3. Thay đổi cơ cấu cây trồng, mô hình sản xuất phù hợp
3.5.2.4. Đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông, thuỷ lợi


8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Hướng dẫn việc dồn điền, đổi thửa
trong sản xuất nông nghiệp, Hà Nội.
Chính phủ (1993), Nghị định số 64-CP ngày 27 tháng 9 năm về việc Giao

2

3

đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục
đích sản xuất nông nghiệp.
Hỏi và đáp về Luật Đất đai năm 2003, 2004, TS. Phạm Huy Đoán, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4

Quốc hội (1993), Luật đất đai, NXB Chính trị Quốc gia.

5

Quốc hội (2003), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia.

6


Quốc hội (2013), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia.
Lê Hồng Thanh (2011), “Đánh giá ảnh hưởng của công tác Dồn điền đổi

7

thửa đến sử dụng đất của hộ nông dân huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2005-2010”, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên(2013) Hướng dẫn số 04

8

ngày 01 tháng 10 năm 2013 Về việc dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp
gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2013 - 2015
Tỉnh ủy Hưng Yên (2013) Chỉ thị số 21 ngày 14 tháng 6 năm 2013 về

9

việc tiếp tục dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2013 – 2015

9


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN
STT
1
2
3

4
5
6

NỘI DUNG

2016
1 2 3 4 5 6 7 8 9

10

11

12

2017
1 2 3 4 5

Xây dựng và bảo vệ đề
cương
Bổ sung, hoàn thiện đề
cương
Nghiên cứu tài liệu, viết
tổng quan về các vấn đề
nghiên cứu
Điều tra thu thập tài liệu
số liệu
Tổng hợp, xử lý số liệu và
viết báo cáo tiến độ
Bổ sung, chỉnh sửa hoàn

thiện luận văn

7 Báo cáo tiến độ
Bổ sung, chỉnh sửa và
hoàn thiện luận văn
Trình thẩm định luận
9
văn
Chỉnh sửa và nộp luận
10
văn
8

11 Bảo vệ luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Giáo viên hướng dẫn

Học viên thực hiện đề tài

PGS.TS.CAO VIỆT HÀ
NGUYỄN ĐỨC LẬP
TIỂU BAN HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT
Trưởng Tiểu ban

10

6




×