Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH vụ CHĂM sóc sức KHỎE bà mẹ của TRẠM y tế xã tại TỈNH hòa BÌNH năm 2017 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.55 KB, 71 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN VN THNH

THựC TRạNG CUNG ứNG DịCH Vụ
CHĂM SóC SứC KHỏE Bà Mẹ CủA TRạM Y Tế Xã
TạI TỉNH HòA BìNH NĂM 2017 Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN

CNG LUN VN THC S Y T CễNG CNG


H NI 2017
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN VN THNH

THựC TRạNG CUNG ứNG DịCH Vụ
CHĂM SóC SứC KHỏE Bà Mẹ CủA TRạM Y Tế Xã
TạI TỉNH HòA BìNH NĂM 2017 Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN
Chuyờn ngnh: Y t cụng cng
Mó s: 60730302


CNG LUN VN THC S Y T CễNG CNG
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Nguyn Vn Huy


HÀ NỘI – 2017
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
BM
CSSK
CSSKBM
CSSKSS
CSTS
CTC
DCTC
KHHGĐ
PKĐK
PNCT
PVS
TB
TSM
TTB
TTYT
TYT

Bảo hiểm y tế
Bà mẹ
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ
Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chăm sóc trước sinh
Cổ tử cung
Dụng cụ tử cung
Kế hoạch hóa gia đình
Phòng khám đa khoa
Phụ nữ có thai
Phỏng vấn sâu
Trung bình
Tầng sinh môn
Trang thiết bị
Trung tâm y tế
Trạm y tế


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Dịch vụ y tế và cung ứng dịch vụ y tế.................................................................3
1.1.1. Khái niệm dịch vụ y tế.................................................................................3
1.1.2. Dịch vụ sẵn có.............................................................................................3
1.1.3. Dịch vụ sẵn sàng..........................................................................................3
1.1.4. Khái niệm cung ứng dịch vụ y tế.................................................................3
1.1.5. Mô hình cung ứng dịch vụ y tế....................................................................4
1.2. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ...................................................................................4
1.2.1. Khái niệm và nội dung chăm sóc sức khỏe bà mẹ.......................................4
1.2.2. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe bà mẹ...........................................................6
1.3. Trạm y tế xã........................................................................................................7
1.3.1. Khái niệm và tổ chức TYT xã.....................................................................7
1.3.2. Chức năng của TYT xã................................................................................7
1.3.3. Một số nhiệm vụ của TYT xã liên quan đến CSSKBM...............................7

1.4. Chuẩn quốc gia về Y tế xã..................................................................................8
1.5. Thực trạng khả năng cung ứng dịch vụ CSSKBM trên thế giới..........................9
1.6. Thực trạng khả năng cung ứng dịch vụ CSSKBM tại Việt Nam.......................10
1.7. Thực trạng khả năng cung ứng dịch vụ CSSKBM tại tỉnh Hòa Bình................11
1.8. Một số yếu tố liên quan đến khả năng cung ứng dịch vụ CSSKBM.................12
1.8.1. Về nhân lực...............................................................................................12
1.8.2. Về cơ sở vật chất, tiện nghi cơ bản............................................................12
1.8.3. Về trang thiết bị.........................................................................................13
1.8.4. Thuốc và vật phẩm thiết yếu......................................................................13
1.8.5. Về tài chính...............................................................................................14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................15
2.1.1. Nghiên cứu định lượng..............................................................................15
2.1.2. Nghiên cứu định tính.................................................................................15
2.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................15
2.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................................15


2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................16
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................16
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.........................................................................16
2.5. Biến số, chỉ số..................................................................................................18
2.6. Quy trình thu thập số liệu.................................................................................21
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu............................................................................21
2.6.2. Quy trình thu thập số liệu..........................................................................22
2.7. Cách tính số liệu...............................................................................................22
2.8. Phân tích và xử lí số liệu...................................................................................23
2.8.1. Số liệu định lượng.....................................................................................23
2.8.2. Số liệu định tính........................................................................................23
2.9. Sai số và cách khắc phục..................................................................................23

2.9.1. Sai số.........................................................................................................23
2.9.2. Khống chế sai số........................................................................................24
2.10. Hạn chế của nghiên cứu..................................................................................24
2.11. Đạo đức nghiên cứu........................................................................................24
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................25
3.1. Thực trạng cung ứng một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ của trạm y tế xã
tại tỉnh Hòa Bình.................................................................................................25
3.1.1. Thông tin chung về bà mẹ được nghiên cứu..............................................25
3.1.5. Khả năng cung ứng dịch vụ CSSKBM của TYT xã..................................29
3.1.5.1. Tính sẵn sàng về nguồn lực cho cung ứng dịch vụ CSSKBM tại TYT...29
3.1.5.2. Tính sẵn có về nguồn lực cho cung ứng dịch vụ CSSKBM tại TYT......31
3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà
mẹ của trạm y tế xã.............................................................................................33
3.2.1. Mối liên quan giữa nguồn lực của TYT với thực trạng sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe bà mẹ.........................................................................33
3.2.2. Yếu tố liên quan đến khả năng cung ứng dịch vụ của TYT xã – Kết quả
nghiên cứu định tính.................................................................................35
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.......................................................................36
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................................36
4.2. Kết quả thực hiện một số dịch vụ CSSKBM tại TYT năm 2017......................36
4.3. Sự sẵn sàng về nguồn lực của TYT trong CSSKBM........................................36
4.3.1. Sự sẵn sàng một số dịch vụ kỹ thuật sản phụ khoa....................................36


4.3.2. Sự sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán.........................36
4.3.3. Sự sẵn sàng về TTB thiết yếu sản khoa theo Chuẩn quốc gia....................36
4.3.4. Sự sẵn sàng của các TTB khử khuẩn.........................................................36
4.3.5. Sự sẵn sàng về thuốc thiết yếu sản khoa....................................................36
4.4. Sự sẵn có về nguồn lực của TYT trong CSSKBM............................................36
4.4.1. Sự sẵn có về cơ sở vật chất........................................................................36

4.4.2. Sự sẵn có về nhân lực y tế.........................................................................36
4.5. Một số yếu tố liên quan đến khả năng cung ứng của TYT xã...........................36
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..........................................................................................37
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ..................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thông tin chung về bà mẹ được nghiên cứu.......................................25

Bảng 3.2.

Tỷ lệ bà mẹ sử dụng dịch vụ khi mang thai biết dấu hiệu nguy hiểm và
cách xử lý...........................................................................................26

Bảng 3.3.

Tỷ lệ phụ nữ có thai khám sức khỏe định kỳ, khám thai và nơi khám thai. 26

Bảng 3.4.

Lý do phụ nữ có thai không khám thai tại TYT xã.............................27

Bảng 3.5.

Tỷ lệ bà mẹ sử dụng dịch vụ sau sinh biết dấu hiệu nguy hiểm và
cách xử lý...........................................................................................27


Bảng 3.6.

Thông tin chung về đối tượng CBYT được nghiên cứu.....................28

Bảng 3.7.

Kết quả thực hiện dịch vụ CSSKBM tại TYT trong năm 2017..........29

Bảng 3.8.

Tỷ lệ TYT sẵn sàng cung cấp các kỹ thuật sản phụ khoa theo khu vực....29

Bảng 3.9.

Tỷ lệ TYT sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán thai
nghén..................................................................................................30

Bảng 3.10.

Thực trạng TTB khử trùng tại TYT trong năm...................................30

Bảng 3.11.

Thực trạng TYT có đầy đủ thuốc sản khoa thiết yếu trong năm.........31

Bảng 3.12.

Thực trạng cơ cấu cán bộ y tế tại TYT trong năm..............................32


Bảng 3.13.

Kiến thức của CBYT về chăm sóc sức khỏe bà mẹ............................32

Bảng 3.14.

Mức độ tự tin của CBYT khi thực hiện 1 số dịch vụ CSSKBM của
CBYT.................................................................................................33

Bảng 3.15.

Liên quan giữa nguồn lực của TYT xã với tỷ lệ bà mẹ đến khám thai
tại TYT xã..........................................................................................33

Bảng 3.16.

Liên quan giữa nguồn lực của TYT với tỷ lệ bà mẹ đến đẻ tại TYT. .34

Bảng 3.17.

Liên quan giữa nguồn lực của TYT với tỷ lệ bà mẹ đến khám phụ
khoa tại TYT......................................................................................34

Bảng 3.18.

Liên quan giữa nguồn lực của TYT với tỷ lệ bà mẹ đến khám thai đủ
3 lần tại TYT......................................................................................35


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 1.1.

Mô hình cung ứng DVYT theo Massoud............................................4

Hình 2.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình......................................................15

Hình 2.2.

Khung lý thuyết.................................................................................16

Biểu đồ 3.1. Thực trạng TTB tại TYT theo Chuẩn quốc gia..................................30
Biểu đồ 3.2. Thực trạng các phòng dịch vụ của TYT trong năm...........................31
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ TYT đạt chuẩn Quốc gia về nhân lực theo khu vực..................32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015: Số phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ (15 - 49 tuổi) sẽ đạt cực đại khoảng 26 triệu người vào năm 2030 [1]. Đồng
nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề cấp bách nhằm đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ (CSSKBM). CSSKBM trở thành một trong
những nội dung cần được quan tâm hàng đầu trong Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày trên thế giới có khoảng 800 phụ
nữ tử vong do mang thai hoặc do biến chứng liên quan đến sinh đẻ, gần như tất cả
những ca tử vong này xảy ra ở những nơi có cơ sở vật chất thiếu thốn và hầu hết đều

có thể phòng tránh được [2]. Cũng theo WHO, khoảng 80% số ca tử vong ở bà mẹ có
thể ngăn chặn nếu họ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sản phụ thiết yếu và
chăm sóc sức khỏe cơ bản [1].
Tại Việt Nam trong thời gian qua, công tác CSSKBM đã đạt được những
thành tựu quan trọng. Các chỉ số về sức khỏe bà mẹ mà Việt Nam đã đạt được là
khá tốt so với nhiều quốc gia có thu nhập bình quân đầu người tương tự (như tỷ số
tử vong mẹ đã giảm ba lần). Tuy nhiên, còn có sự khác biệt khá lớn giữa các các
vùng địa lý, kinh tế - xã hội và giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Đáng chú ý, tốc
độ giảm tử vong mẹ trong những năm gần đây đã có xu hướng chậm lại, ước tính
mỗi năm ở Việt Nam hiện vẫn còn khoảng từ 580 đến 600 trường hợp tử vong mẹ
và khoảng 3/4 số tử vong mẹ đó xảy ra trong khi sinh hoặc ngay sau khi sinh [3].
Ngoài ra, việc khám, phát hiện, điều trị, theo dõi và tư vấn cũng chưa được quan
tâm đúng mức; sự kết nối giữa các hệ thống dịch vụ CSSKBM còn nhiều hạn chế;
kiến thức, thái độ và hành vi về CSSKBM trong cộng đồng và ngay cả trong cán bộ
y tế chưa cao,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên chủ yếu là do việc tiếp
cận dịch vụ CSSKBM của người dân, cũng như chất lượng dịch vụ, nhất là ở các
vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo còn gặp không ít khó
khăn. Phong tục, tập quán trong chăm sóc, nuôi dưỡng bà mẹ; tình trạng phụ nữ có


2

thai không được quản lý thai và đẻ tại nhà không có cán bộ y tế đỡ đẻ vẫn còn khá
phổ biến ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị, nhất là ở tuyến cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, điều trị cấp cứu
sản khoa; nguồn nhân lực về chuyên ngành sản khoa vừa thiếu về số lượng, vừa hạn
chế về năng lực chuyên môn. Vẫn còn không ít cán bộ y tế có biểu hiện chủ quan,
chưa kịp thời, chưa thực hiện nghiêm quy định chuyên môn trong chẩn đoán, tiên
lượng và xử trí cấp cứu, hồi sức sản phụ khi có tai biến xảy ra,… Kết quả nghiên
cứu thực trạng cung ứng dịch vụ của TYT xã ở một số vùng miền năm 2014 cho

thấy tỷ lệ trạm y tế xã đảm bảo tính sẵn sàng về các dịch vụ CSSKBM chỉ đạt ở
mức trung bình và thấp nhất là ở khu vực miền núi [4].
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, thuộc vùng dân tộc thiểu số với diện tích
4.662,5 km2, dân số 832.543 người [5]. Toàn tỉnh có 210 xã, phường, thị trấn trong
đó có 86 xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, 72 xã còn khó khăn nhưng đã
tạm thời ổn định, 776 thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn [6][7]. Theo Sở Y tế
tỉnh, hiện có 1.200 nhân viên y tế làm việc tại các TYT xã, trong đó có 124 bác sĩ
và 461 y sĩ [8]. Theo đánh giá chung nhiều TYT không đủ danh mục kỹ thuật, thuốc
thiết yếu theo Chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản [9]. Tuy nhiên, vẫn
chưa có một nghiên cứu cụ thể nào tại tỉnh về thực trạng cung ứng dịch vụ
CSSKBM của các TYT xã để làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách xây
dựng và thiết lập các kế hoạch can thiệp hiệu quả.
Vậy khả năng cung ứng của các TYT xã tại tỉnh Hòa Bình về vấn đề này như
thế nào? Do đó đề tài: “Thực trạng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ
của trạm y tế xã tại tỉnh Hòa Bình năm 2017 và một số yếu tố liên quan” được
thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng cung ứng một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ của
trạm y tế xã tại tỉnh Hòa Bình năm 2017.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng cung ứng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe bà mẹ của trạm y tế xã tại tỉnh Hòa Bình năm 2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch vụ y tế và cung ứng dịch vụ y tế
1.1.1. Khái niệm dịch vụ y tế
Con người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của bản thân
mà của cả gia đình. Các nhu cầu đó có khi mắc bệnh và cả khi khỏe. ó là nhu cầu về

cung ứng dịch vụ y tế.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ về
chẩn đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khoẻ. Dịch vụ
y tế bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công cộng.
Dịch vụ y tế là một loại dịch vụ đặc biệt và là một trong bốn dịch vụ xã hội cơ
bản - hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người
và được xã hội thừa nhận. DVYT là một loại hàng hóa mà người sử dụng (người
bệnh) thường không thể tự mình lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc
rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế) - trực tiếp ở đây là trạm y tế xã [10]
1.1.2. Dịch vụ sẵn có
Bao gồm cơ sở hạ tầng, nhân lực y tế và các khía cạnh của việc cung ứng dịch
vụ. Điều này có thể được thể hiện bằng các chỉ số như tỷ lệ phần trăm so với một
mục tiêu hoặc tiêu chuẩn, sau đó lấy giá trị trung bình của các điểm số khu vực. Nó
không bao gồm khía cạnh phức tạp như rào cản về địa lí, thời gian đến cơ sở y tế và
hành vi của khách hàng [11].
1.1.3. Dịch vụ sẵn sàng
Đề cập đến khả năng của cơ sở y tế trong cung cấp các dịch vụ sức khỏe
chung. Sự sẵn sàng được định nghĩa là sự sẵn có của các thành phần cần thiết để
cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như tiện nghi cơ bản, thiết bị cơ bản, phòng chống
nhiễm khuẩn, năng lực chẩn đoán và thuốc thiết yếu [11].
1.1.4. Khái niệm cung ứng dịch vụ y tế
Theo WHO, cung ứng dịch vụ y tế là các yếu tố đầu vào như tiền, nhân viên,
thiết bị và thuốc được kết hợp để cho phép cung cấp một loạt các biện pháp can
thiệp hoặc các hoạt động y tế [12].


4

1.1.5. Mô hình cung ứng dịch vụ y tế
Đầu vào


Quy trình

Đầu ra

Tài chính y tế

Quản lý các dịch vụ y tế

Đầu ra: Tiêm phòng cho

Nguồn nhân lực

Quản lý trường hợp: ví

trẻ nhỏ, hành vi lành

Trang thiết bị và kỹ

dụ

bệnh,

mạnh, tăng cường sự

thuật

phòng ngừa, chăm sóc

liên tục của dịch vụ,


Dược phẩm

giảm

người cung cấp dịch vụ

Cơ sở vật chất

bệnh…

y tế luôn tuân thủ tiêu

Các hướng dẫn lâm

Tổ chức chăm sóc sức

chuẩn về CSSK…

sàng

khỏe

Tác động: Giảm tỷ lệ

Các hướng dẫn và chính

Quy trình bảo đảm chất

mắc bệnh và tử vong


sách

lượng

như

chữa

nhẹ,

điều

trị

Hệ thống thông tin

Hình 1.1. Mô hình cung ứng DVYT theo Massoud [12]
Mô hình cung ứng dịch vụ của Massoud đã chỉ rõ cung ứng DVYT là cả một
quá trình từ các yếu tố đầu vào, quy trình thực hiện đến kết quả đạt được từ các dịch
vụ CSSK người dân.
1.2. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ
1.2.1. Khái niệm và nội dung chăm sóc sức khỏe bà mẹ
Sức khoẻ sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khỏe. Sức khỏe sinh sản
gắn với toàn bộ cuộc đời của con người, từ lúc bào thai đến khi tuổi già. Sức khoẻ
sinh sản quan tâm đến các vấn đề của bộ máy sinh sản nam nữ ở mọi lứa tuổi, đặc
biệt chú trọng đến tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh sản (15-49).
Hội nghị dân số và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Ai Cập năm 1994 đưa ra
định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh hoàn
toàn về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản,

các chức năng và quá trình của nó chứ không phải chỉ là không bệnh tật hay ốm
yếu” [13].


5

Sức khỏe bà mẹ là một phần của sức khỏe sinh sản. Nó bao gồm tình trạng sức
khỏe của người phụ nữ trong quá trình mang thai, trong khi chuyển dạ, ngay sau đẻ
và thời kỳ hậu sản [14].
Chăm sóc trong quá trình mang thai: là chăm sóc bà mẹ tính từ khi bắt đầu
có thai đến trước khi có dấu hiệu chuyển dạ. Trong thời kỳ này, bà mẹ cần được
quản lý thai và khám thai ít nhất 4 lần (một lần vào 3 tháng đầu, 1 lần vào 3 tháng
giữa và 2 lần vào 3 tháng cuối) [15], tiêm phòng vacxin uốn ván, uống bổ sung viên
sắt và acid folic. Gồm các nội dung chính:
+ Tư vấn cho phụ nữ có thai: Tư vấn cho phụ nữ có thai là quá trình giao tiếp,
trao đổi hai chiều, giúp họ xác định được những điều cần thiết về bảo vệ thai nghén, từ
đó quyết định những hành động thích hợp nhất có lợi cho sức khỏe mẹ và con [15].
+ Khám, chẩn đoán trước sinh
+ Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trước sinh
+ Quản lý thai nghén
Chăm sóc trong chuyển dạ và ngay khi đẻ: là chăm sóc người phụ nữ từ khi
có dấu hiệu chuyển dạ đến khi thai và rau thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của
người mẹ. Gồm các nội dung chính:
+ Tư vấn cho sản phụ trong đẻ và ngay sau khi đẻ
+ Các yếu tố tiên lượng của đẻ
+ Chuẩn đoán chuyển dạ
+Theo dõi chuyển dạ đẻ thường
Chăm sóc sau khi đẻ: là chăm sóc người phụ nữ từ khi thai nhi được đẻ ra cho
đến 6 tuần sau đẻ. Gồm các nội dung chính:
+ Làm rốn trẻ sơ sinh

+ Kiểm tra rau
+ Cắt khâu tầng sinh môn
+ Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ
+ Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ
+ Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh 6 tuần sau đẻ [16].


6

1.2.2. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe bà mẹ
Mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ CSSKBM nói riêng ở
Việt Nam được bao phủ rộng khắp. Các cơ sở y tế cũng như mạng lưới cung cấp
dịch vụ CSSKBM được thiết lập từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã và thôn bản.
Theo số liệu khảo sát năm 2013 của Vụ SKBMTE, ở tuyến tỉnh, ngoài các khoa sản,
ở 156 bệnh viện tuyến tỉnh và PKĐK khu vực, chưa kể hệ thống tư nhân, toàn quốc
có 11 bệnh viện chuyên khoa sản, 9 bệnh viện sản nhi. 100% huyện/thị có TTYT
/bệnh viện tuyến huyện, trong đó có các khoa sản hoặc ngoại/sản. 97,9% tổng số xã
phường có TYT. Ngoài ra còn có 595 PKĐK khu vực đang hoạt động trên toàn
quốc [17].
Nhìn chung, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế ở nước ta đang dần được đổi mới,
cải thiện; từng bước được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng cao
của nhân dân. Tuy nhiên, việc cung cấp các dịch vụ y tế, trong đó có dịch vụ
CSSKBM hiện nay ở Việt Nam còn nhiều bất cập như: mô hình tổ chức nhiều biến
động; việc tổ chức lại mô hình y tế tuyến huyện thành bệnh viện huyện, TTYT dự
phòng, phòng y tế, và việc phân công lại nhiệm vụ giám sát hoạt động của TYT đã
phần nào tạo ra sự mất ổn định, xáo trộn về nhân lực và năng lực cung cấp dịch vụ ở
tuyến y tế cơ sở (đánh giá thực trạng y tế dự phòng tuyến huyện năm 2014 của Cục
Y tế dự phòng cho thấy chỉ có 28,9% huyện áp dụng mô hình TTYT huyện thực
hiện đồng thời cả 2 chức năng dự phòng và điều trị, 71,1% số huyện áp dụng mô
hình y tế tuyến huyện có bệnh viện huyện, TTYT dự phòng và phòng y tế) [18].

Quy định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị y tế tuyến huyện hiện vẫn còn
nhiều bất cập, gây hạn chế trong việc thực thi các nhiệm vụ chuyên môn; chưa có sự
gắn kết chặt chẽ giữa các tuyến; còn tách biệt giữa phòng bệnh và khám, chữa bệnh;
tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương còn nặng nề. Chính sách tài
chính y tế còn nhiều bất cập, đặc biệt là các phương thức chi trả dịch vụ y tế. Tình
trạng lạm dụng các dịch vụ y tế (đặc biệt là lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng
thuốc…) còn khá phổ biến. Chưa xây dựng được hệ thống hiệu quả để kiểm soát và
đánh giá chất lượng dịch vụ y tế, trong cả các cơ sở công lập và tư nhân [19].


7

1.3. Trạm y tế xã
1.3.1. Khái niệm và tổ chức TYT xã
Theo nghị định số 117/2014/NĐ-CP ban hành ngày 8/12/2014 của Chính phủ
nước ta, trạm y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
TYT xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống
y tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ CSSK ban đầu, phát hiện sớm các
dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh, đỡ đẻ thông thường, cung cấp thuốc thiết yếu,
vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và tăng cường sức khỏe [20].
1.3.2. Chức năng của TYT xã
Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác
chuyên môn nghiệp vụ: cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho nhân dân trên địa bàn xã.
1.3.3. Một số nhiệm vụ của TYT xã liên quan đến CSSKBM
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật y tế nói chung: Trong đó có
triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm phòng vắcxin phòng bệnh,
quản lý thai, hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường. Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về
chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động

chuyên môn theo quy định của pháp luật.
Cung ứng thuốc thiết yếu.
Quản lý sức khỏe cộng đồng.
Truyền thông, giáo dục sức khoẻ.
Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân
tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật.
Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp
thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách. Bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cho CBYT thôn, làng, ấp, bản và nhân viên
y tế cộng đồng.


8

Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và Giám đốc TTYT huyện,
chỉ đạo thực hiện các nội dung CSSK ban đầu và tổ chức thực hiện các nội dung,
chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương [21].
1.4. Chuẩn quốc gia về Y tế xã
Theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban
hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2020. Chuẩn quốc gia về y tế xã có sự
khác nhau về tiêu chi các vùng. Trong bộ tiêu chí này các xã được chia thành vùng
1, vùng 2, vùng 3 với tiêu chí phân vùng các xã như sau:
Vùng 3
Vùng 2
Vùng 1
Xã miền núi, vùng sâu, vùng - Xã miền núi, vùng sâu, vùng - Xã đồng bằng, trung
xa, biên giới, hải đảo có xa, biên giới và hải đảo có du có khoảng cách từ
khoảng cách từ TYT đến bệnh khoảng cách từ TYT đến bệnh TYT đến bệnh viện,
viện, TTYT hoặc PKĐK khu viện, TTYT hoặc PKĐK khu TTYT hoặc PKĐK

vực gần nhất từ 5 km trở lên vực gần nhất <5 km (nếu có địa khu vực gần nhất <3
(nếu có địa hình đặc biệt khó hình đặc biệt khó khăn, <3 km). km.
khăn, từ 3 km trở lên).

- Xã đồng bằng, trung du có - Phường, thị trấn khu

- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh vực đô thị.
khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, TTYT hoặc PKĐK khu - Các xã có điều kiện
viện, TTYT hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 3 đến <15 km. địa lý, giao thông
vực gần nhất từ 15 km trở lên. - Các xã có điều kiện địa lý, thuận lợi, người dân
- Các xã có điều kiện địa lý, giao thông bình thường, người dễ dàng tiếp cận đến
giao thông khó khăn, người dân có thể có thể tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện,
dân khó tiếp cận đến TYT xã TYT xã và bệnh viện, TTYT, TTYT, PKĐK khu
và khó đến bệnh viện, TTYT PKĐK khu vực.

vực

hoặc PKĐK khu vực.
Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020 với 10 tiêu chí áp dụng
cho các xã, phường,thị trấn bao gồm: chỉ đạo, điều hành công tác CSSK nhân dân;
nhân lực y tế; cơ sở hạ tầng TYT xã; trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác; kế
hoạch – tài chính; Y học dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và


9

an toàn thực phẩm; khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền, chăm
sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình,truyền thông-giáo dục
sức khỏe.
Việc đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã được thực hiện hằng

năm. Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đầy đủ các yêu cầu:
 Đạt từ 80% tổng điểm trở lên
 Không bị điểm liệt
 Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên [22].

1.5. Thực trạng khả năng cung ứng dịch vụ CSSKBM trên thế giới
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ luôn là một vấn đề được quan tâm tại tất cả các
quốc gia trên thế giới. Tại Ấn Độ,trong năm 2008, 1 triệu trẻ sơ sinh đã chết, 68000
bà mẹ qua đời. Tổng số lượng các chuyên gia sức khỏe ở Ấn Độ là 1,9/1000 dân
(bác sĩ là 0,6; y tá và nữ hộ sinh là 1,3) [23]. Tại bang Madhya Pradesh của Ấn Độ,
tỷ lệ bà mẹ đẻ được cán bộ y tế đỡ là 49,8% và 37,5% BM được chăm sóc trong
vòng 2 tuần đầu sau sinh [24]. Năm 2003, chỉ có 32% của 9688 các trung tâm chăm
sóc sức khỏe ban đầu và 63% của 1625 trung tâm y tế cộng đồng được đánh giá là
có cơ sở hạ tầng đầy đủ. Trong năm 2007-2008 có 69,6% trung tâm chăm sóc sức
khỏe ban đầu có nguồn cung cấp thuốc thiết yếu đạt ≥ 60% [23].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng trong năm 2015, 303.000 phụ nữ
đã chết từ vấn đề có thể tránh được trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ trên toàn thế
giới. Châu Phi chiếm hơn một nửa số gánh nặng toàn cầu của các ca tử vong mẹ.
Nigeria, chỉ chiếm ít hơn 1% dân số thế giới nhưng chiếm 19% của toàn cầu về tử
vong mẹ và có tỉ lệ tử vong mẹ ước tính 814 ca trên 100.000 trẻ đẻ sống năm 2015.
Kết quả nghiên cứu về sự sẵn sàng phục vụ của cơ sở y tế với các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe trong năm bang của Nigeria cho thấy khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc
thai sản ở Nigeria tương đối thấp, chỉ có 36% số ca sinh tại cơ sở y tế; 40,56% cơ sở
y tế được khảo sát trong năm 2009 có cung cấp dịch vụ chăm sóc trước sinh, dưới
50% cơ sở y tế có đầy đủ tiện nghi cơ bản cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc
trước sinh [25]. Tại Nairobi, chỉ 32% CSYT được điều tra có bộ hút thai chân


10


không bằng tay, 28% CSYT có magiesulfat, 40% CSYT có thuốc hạ áp và 68%
CSYT có thuốc chống co giật. Tỷ lệ CSYT thực hiện kiểm soát tử cung và bóc rau
nhân tạo lần lượt là 68% và 72% [26].
1.6. Thực trạng khả năng cung ứng dịch vụ CSSKBM tại Việt Nam
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ nhằm giảm tử vong bà mẹ và nâng cao chất lượng
chăm sóc SKSS cho người dân là mục tiêu ưu tiên không những của ngành Y tế mà
còn là của Đảng và Nhà nước. Năm 2000, Việt Nam là 1 trong 189 quốc gia thành
viên nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết đạt được tám Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015 trong đó có 1 mục tiêu về nâng cao
sức khỏe bà mẹ với nội dung: Giảm 3/4 tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990
– 2015 [27].
Ở tuyến xã thiếu thuốc và cơ sở vật chất là những rào cản chính trong việc triển
khai các dịch vụ sản khoa. Kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý CSSK bà mẹ
năm 2012 cho thấy 100% các TYT xã được nghiên cứu ở cả 2 miền Bắc và Nam đều
cung cấp dịch vụ đỡ đẻ thường, 100% các TYT xã có đủ oxytocin và kháng sinh theo
danh mục thuốc thiết yếu, 50%(4/8) TYT xã khảo sát có trữ Magie sulphat tuy nhiên
chỉ có 1 trong số 4 TYT có Magie sulphat còn hạn [28]. Nghiên cứu về khả năng đáp
ứng của TYT xã tại một số vùng miền năm 2014 cho thấy phần lớn các TYT đều có
đủ số phòng nhưng chỉ 40% TYT có phòng xét nghiệm và tiệt trùng. Số lượng TTB
sản phụ khoa, đỡ đẻ, tiệt trùng và thiết bị thông dụng cũng chỉ đáp ứng 1/3 đến 1/2 so
với quy định của Bộ Y tế, đặc biệt là có tới 61% TYT không có bình oxy. Khả năng
cung ứng dịch vụ CSSK bà mẹ còn thấp, chỉ có khoảng 1/4 số trạm y tế có 100% khả
năng cung ứng tốt dịch vụ chăm sóc trước sinh, 62% số trạm ở mức độ đạt từ 70<100% [4]. Theo nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 20% TYT có đủ số lượng bộ
đỡ đẻ, bộ hồi sức sơ sinh và bộ cắt khâu tầng sinh môn. Tỷ lệ TYT có phòng khám
thai, phòng khám phụ khoa và phòng đẻ riêng đạt 75% [26].
Mặc dù đã có sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe bà mẹ nhưng còn có sự khác biệt
khá lớn về tình trạng sức khỏe, tử vong của bà mẹ giữa các vùng miền, nhóm dân
tộc [19]. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên chủ yếu là do việc tiếp cận dịch



11

vụ chăm sóc trước, trong và sau khi sinh của người dân, cũng như chất lượng dịch
vụ, nhất là ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo còn gặp
không ít khó khăn, tình trạng phụ nữ có thai không được quản lý thai và đẻ tại nhà
không có cán bộ y tế đỡ đẻ vẫn còn khá phổ biến ở khu vực miền núi, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu chăm
sóc, điều trị cấp cứu sản khoa, nguồn nhân lực về chuyên ngành sản khoa còn rất
thiếu,các trạm y tế cũng còn có những hạn chế trong việc phân loại, phát hiện nguy
cơ, tiên lượng, theo dõi, cấp cứu và hồi sức sản khoa, sơ sinh [29]. Vì vậy để nâng
cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trước tiên cần tập trung nguồn lực nâng
cấp các trạm y tế về cả cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu và nhân lực.
1.7. Thực trạng khả năng cung ứng dịch vụ CSSKBM tại tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là tỉnh vùng dân tộc, miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội, đời
sống, y tế còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí còn hạn chế. Trong những năm gần
đây mặc dù ngành y tế Hòa Bình đã được Bộ y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư
nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ y tế tuyến cơ sở. Song việc
thiếu cán bộ y tế cả về số lượng và chất lượng vẫn đang diễn ra tại tất cả các tuyến y
tế trong tỉnh, đặc biệt là tình trạng thiếu cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên
môn cao tại tuyến cơ sở. Đến năm 2010, 60,95% TYT có bác sỹ, 100% TYTcó nữ
hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi chuyên trách về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở
tuyến xã, hầu hết được đào tạo Chuẩn Quốc gia và được giám sát hỗ trợ kỹ thuật.
Năng lực cung cấp dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản của các trạm y tế đã
được cải thiện, tỷ lệtrạm y tế có người đến đẻ đạt chuẩn về cấp cứu sản khoa thiết
yếuchiếm 63%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén 99,7%; tỷ lệ khám thai đủ 3
lần đúng lịch đạt 79,9%; tỷ lệ đẻ tại các cơ sở y tế đạt 99,4%; 100% trạm y tế có
sản phụ đẻ tại trạm, có góc hồi sức sơ sinh và thực hiện hồi sức sơ sinh ngạt sau đẻ,
100% các cơ sở y tế tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú trong giờ đầu
sau đẻ.Tuy nhiên, tỷ lệ trạm y tế có ít nhất 4 phòng kỹ thuật rất thấp (3,3%).Tỷ lệ
trạm y tế có đủ 7 loại trang thiết bị thiết yếu theo Chuẩn Quốc gia chỉ chiếm 53%;

phương tiện chẩn đoán đơn giản như thử protein niệu cũng thiếu rất nhiều [9].


12

1.8. Một số yếu tố liên quan đến khả năng cung ứng dịch vụ CSSKBM
1.8.1. Về nhân lực
Bác sỹ, y sỹ sản nhi và hộ sinh là các cán bộ chuyên trách chính cho công tác
CSSKBM, thiếu cán bộ sẽ là trở ngại cho việc cung cấp các dịch vụ cho bà mẹ tại
TYT xã. Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015,toàn quốc có 78%
TYT xã có bác sĩ làm việc, 96% TYT xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, tỷ lệ TYT
đạt chuẩn về nhân lực chiếm 55% [1]. Trong khi đó trong một nghiên cứu tại tỉnh
Gia Lai, 100% các xã không có y sỹ sản nhi và bác sỹ chuyên khoa phụ sản [10].
Tại Bến Tre, tỷ lệ TYT có nữ hộ sinh là 73,9% và có tới 86,9% TYT đạt chuẩn về
nhân lực [30]. Kết quả nghiên cứu tại 3 tỉnh phía Bắc của Nguyễn Đức Thanh cũng
cho thấy tất cả các TYT được điều tra không có bác sỹ chuyên khoa sản, tỷ lệ TYT
có y sỹ sản nhi và nữ hộ sinh chỉ đạt 17,2 % và 23,3% [31].
Kiến thức của CBYT cũng là một vấn đề đáng lo ngại tại các TYT. Theo kết quả
nghiên cứu tại Bắc Giang của Nguyễn Văn Quân cho thấy trình độ chuyên môn của
CBYT về hỏi và khám thai chỉ đạt 69,9%; tại Nghệ An là 70% [32] [20]. Kết quả
nghiên cứu tại Bắc Kạn của Phạm Hồng Hải cũng cho thấy phần lớn kiến thức của
CBYT chỉ đạt ở mức trung bình và khá (56,7% và 28,3%). Kỹ năng khám thai của
CBYT đạt tỷ lệ kém chiếm tới 28,3% [33]. Trong kết quả nghiên cứu của Lưu Thị
Hồng, tỷ lệ y sỹ sản nhi/nữ hộ sinh biết các dấu hiệu theo dõi sản phụ 1 giờ sau đẻ về
sản dịch là 91,2%; dấu hiệu sinh tồn là 86,2%; về co hồi tử cung là 83,5% [34].
1.8.2. Về cơ sở vật chất, tiện nghi cơ bản
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, nhà nước ta đã không
ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các TYT, tuy nhiên tỷ lệ các TYT đạt
Chuẩn quốc gia còn rất thấp. Tại 30 TYT xã/phường thuộc tỉnh Hà Tĩnh, chỉ có
20% TYT được điều tra có phương tiện vận chuyển cấp cứu, tỷ lệ này tại tỉnh Điện

Biên là 83,3% [35],[36]. Các TTB khử khuẩn tại TYT cũng là một vấn đề đáng lo
ngại. Nghiên cứu tại 3 tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ TYT có tủ sấy khô là 30%; nồi
luộc điện 50%; nồi hấp ướt 87,8% và hộp nhựa khử khuẩn lạnh là 72,2%. Nghiên
cứu cơ sở vật chất tạimột số vùng/miền Việt Namcho thấy cơ sở vật chất của TYT


13

xã miền núi đạt tiêu chuẩn thấp nhất chỉ 51,9%. Hầu hết các TYT đều không đủ các
phòng ban, trong đó thấp nhất là phòng xét nghiệm và tiệt trùng với tỷ lệ lần lượt là
40,8% và 42% [4]. Tại Bắc Kạn, kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Hải cũng cho
thấy sự thiếu thốn về cơ sở vật chất của các TYT, tỷ lệTYT thiếu các phòng chức
năng chiếm 76,47%; trong đó 17,7% trạm y tế không có phòng đẻ và phòng khám
sản riêng [33]. Tại Điện Biên, chỉ 51,1% các TYT có phòng riêng biệt. Xây dựng cơ
sở hạ tầng ở đây còn nhiều khó khăn về kinh phí do phụ thuộc vào ngân sách [36].
1.8.3. Về trang thiết bị
Một nghiên cứu định tính tại Ghana về các thách thức trong chăm sóc sức khỏe
bà mẹ tại các CSYT cấp cơ sở cho thấy các TTB sản khoa của họ còn thiếu khá nhiều
như máy hút chân không, găng tay phẫu thuật và hầu hết các TTB đều đã quá cũ kĩ
[37]. Tại Việt Nam, nghiên cứu tại Hà Tĩnh cũng chỉ ra sự thiếu hụt về các TTB sản
khoa tại các TYT, trung bình một TYT xã có 69,3 loại TTB chiếm 39,4% qui định
TTB tuyến xã, cao nhất là nhóm TTB sản khoa chiếm 58,8%; nhóm TTB thông
thường chiếm 47,8%; tỷ lệ TYT không sử dụng TTB nhóm xét nghiệm là 61,5%;
không sử dụng túi y tế thôn bản 53,9%; không sử dụng túi đỡ đẻ sạch 50,8% [35].
Trong một nghiên cứu khác tại tỉnh Kiên Giang, có đến 83,3% TYT không đủ 35 loại
TTB khám và điều trị sản phụ khoa, trong đó thiếu nhiều nhất là bóp bóng và bình
oxy [38]. Báo cáo nghiên cứu thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ
năm 2012 cũng cho thấy tỷ lệ TYT có bộ khám thai là 98,4% nhưng 98% trong số đó
không có đủ số lượng và chỉ 2% TYT có đủ bộ đỡ đẻ [28].
1.8.4. Thuốc và vật phẩm thiết yếu

Kết quả nghiên cứu tại một số tỉnh Tây Nguyên năm 2004 cho thấy các thuốc
thiết yếu cơ bản và số lượng dụng cụ dùng trong chăm sóc trước sinh và đỡ đẻ chỉ
đạt khoảng 50-70% theo quy định [39]. Nghiên cứu thực trạng hoạt động và khả
năng cung cấp dịch vụ của 30 TYT xã/phường tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2014, tỷ lệ
TYT có thuốc và vật phẩm phục vụ chăm sóc trước sinh đạt < 60%, trừ uốn ván là
86,7% [35]. Không trạm y tế nào đầy đủ về thuốc thiết yếu, cao nhất cũng chỉ có
thuốc an thần đạt 58,9% và thấp nhất là kháng sinh đạt 6,7%; kết quả này được chỉ
ra trong một nghiên cứu tại các TYT 3 tỉnh phía Bắc [31].


14

1.8.5. Về tài chính
Tất cả các nguồn lực của TYT xã thì đều cần tài chính hỗ trợ để duy trì hoạt
động. Tuy nhiên nguồn cung cấp tài chính hiện nay của các TYT còn thấp, chưa cân
đối trong phân bổ nguồn tài chính giữa tuyến trên và y tế cơ sở. Ngân sách nhà
nước không đủ để phân bố theo định mức và không phân bố theo nhu cầu sức khỏe
của người dân mà phân bổ theo đầu vào, chính vì vậy gần 30% TYT không được
cấp đủ mức chi thường xuyên tối thiểu theo quy đinh. Mặc dù ngoài ngân sách của
nhà nước thì các TYT còn được hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài như UNDP, GAVI,
EC, ODA và Quỹ Toàn cầu. Tuy nhiên hiện nay các dự án hầu như đã rút do Việt
Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Chính vì vậy hoạt động của các
TYT càng khó khăn hơn [1].


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu định lượng
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi
- Cán bộ TYT xã
- TYT xã
+ Nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, TTB, thuốc)
+ Tài liệu sẵn có tại TYT xã (báo cáo, sổ sách tại TYT xã)
2.1.2. Nghiên cứu định tính
- Lãnh đạo TTYT huyện và Trạm trưởng TYT
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành tại các TYT xã thuộc 3 huyện/thành phố của tỉnh Hòa
Bình: huyện Lương Sơn, huyện Mai Châu, thành phố Hòa Bình.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2017 – tháng 3/2018: Xây đựng đề cương và tiến hành nghiên
cứu thử
Tháng 10/2017: Tiến hành thu thập số liệu tại thực địa


16

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính
Nhân lực

Nhu cầu sử dụng

Cơ sở vật chất

Cung ứng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe
bà mẹ

Trang thiết bị

Đầu ra

Thuốc
Ngu
ồn
lực

Tài chính

Chính sách, xã hội

Hình 2.2. Khung lý thuyết
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.4.2.1. Cỡ mẫu
- Nghiên cứu định lượng:
+ Bà mẹ có con dưới 5 tuổi (MT1):
Sử dụng công thức cho điều tra ngang để xác định:
N=
Trong đó:
n1: Nhu cầu CSSK của bà mẹ có con dưới 5 tuổi
n2: Nhu cầu CSSK của trẻ em dưới 5 tuổi
N: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
:


Hệ số tin cậy với α= 0.05 ta có Z= 1.96

P1: Tỷ lệ % bà mẹ có con dưới 5 tuổi có nhu cầu CSSK. Vì chưa có nghiên
cứu nào trước đây về vấn đề này, do đó để tối đa cỡ mẫu lấy P1 = 50%.
P2: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổicó nhu cầu CSSK = 28,6% (lấy từ nghiên cứu
trước đây tại Bắc Kạn - 2000)


17

ε: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể. Chọn =
0.15
n1=171
n2= 426
Thay số vào công thức, lấy thêm 10% dự phòng, tính được cỡ mẫu nghiên cứu
là 450 bà mẹ.
+ 58 TYT xã và toàn bộ CBYT là Bác sỹ, Y sỹ sản nhi, hộ sinh của 58 TYT xã.
- Nghiên cứu định tính: 3 lãnh đạo TTYT huyện và 6 Trạm trưởng TYT xã.
2.4.2.2. Cách chọn mẫu
- Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu nhiều giai
đoạn, bao gồm:
+ Giai đoạn 1: Chọn huyện
Chọn mẫu có chủ đích, chọn 3 huyện của tỉnh Hòa Bình đại diện cho 3 vùng
thành thị , trung du - đồng bằng, miền núi - vùng cao. Dựa vào phân bố hành chính
và địa hình của các huyện trong tỉnh, ta chọn được 3 huyện/thành phố gồm :
 Thành phố Hòa Bình : đại diện cho khu vực thành thị, 15/15 xã, phường
thuộc vùng 1.
 Huyện Lương Sơn : đại diện huyện có địa hình gần cho khu vực trung du đồng bằng và gần Hà Nội nhất, có 8 xã vùng 2 và 12 xã, thị trấn vùng I.
 Huyện Mai Châu : đại diện cho khu vực vùng cao có 9/23 xã vùng I3 ,
11/23 xã vùng 2, 3/23 xã vùng 1.

+ Giai đoạn 2: Chọn TYT xã
Chọn mẫu toàn bộ: Chọn toàn bộ các TYT xã của Thành phố Hòa Bình (15
TYT xã, phường), huyện Lương Sơn (20 TYT xã), huyện Mai Châu (23 TYT xã).
+ Giai đoạn 3:
Chọn cán bộ y tế xã :Chọn mẫu toàn bộ (Chọn tất cả các bác sỹ, y sỹ sản nhi,
hộ sinh làm việc tại TYT xã).
Chọn bà mẹ có con dưới 5 tuổi: tổng có 58 xã, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 8 bà
mẹ đến khi đủ 450 bà mẹ


×