Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

CHUYÊN đề xử TRÍ CHẢY máu TRONG RĂNG hàm mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.51 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
KHOA: RĂNG HÀM MẶT

CHUYÊN ĐỀ
XỬ TRÍ CHẢY MÁU
TRONG RĂNG HÀM MẶT

Học viên thực hiện: Thân Văn Hưng
Lớp: CK1 – K21 TMH


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
1. Sơ lược về giải phẫu định khu vùng hàm mặt...............................................3
2. Mạch máu và thần kinh vùng hàm mặt.........................................................7
3. Chảy máu do chấn thương ............................................................................9
4. Chảy máu kéo dài sau nhổ răng...................................................................11
5. Chảy máu từ lợi...........................................................................................15
KẾT LUẬN.....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................18


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Vùng môi............................................................................................3
Hình 2: Vùng cằm...........................................................................................4
Hình 3: Vùng má.............................................................................................4
Hinh 4: Vùng vòm miệng................................................................................5
Hình 5: Vùng quanh răng................................................................................6
Hình 6: Vùng động mạch cảnh ngoài..............................................................8


Hình 7: Băng ép...............................................................................................10
Hinh 8: Băng vòng cằm đỉnh...........................................................................11
Hình 9: Cắn gạc sau nhổ răng.........................................................................13
Hình 10: Chảy máu từ lợi................................................................................15


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu trong răng hàm mặt là một cấp cứu thường gặp trong chuyên
khoa Răng Hàm Mặt, bệnh không những ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý
mà mất máu nhiều có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Nên cần được
phát hiện sớm, điều trị, sơ, cấp cứu kịp thời.
Vùng hàm mặt được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu và bạch huyết
rất phong phú, khi bị chấn thương gây chảy máu nhiều lên cần phải được cấp
cứu, xử trí nhanh, đúng kỹ thuật.
Chảy máu kéo dài sau nhổ răng, hay do chảy máu từ lợi cần phải được
xử trí sớm và tìm nguyên nhân của bệnh để điều trị triệt để.
Theo một số tài liệu thống kê ở Việt Nam và trên thế giới, tỷ lệ chấn
thương vùng hàm mặt chiếm khoảng 10% tổng số các chấn thương thường
gặp, đây cũng là nguyên nhân gây chảy máu vùng hàm mặt [2].
Nguyên nhân gây ra chảy máu trong chấn thương vùng hàm mặt chủ yếu
do tai nạn giao thông, theo viện Răng hàm mặt trung ương Hà Nội, tháng
10/2000 thì
- Tỉ lệ tai nạn giao thông chiếm 80%
- Tỉ lệ tai nạn do lao động chiếm 8%
- Tỉ lệ tai nạn do sinh hoạt chiếm 8%
- Tỉ lệ tai nạn do các nguyên nhân khác chiếm 4%
Các tình trạng chảy máu trong răng hàm mặt thường do 3 nguyên nhân
chính sau:
- Chảy máu sau chấn thương
- Chảy máu kéo dài sau nhổ răng

- Chảy máu từ lợi

1


Để hiểu rõ hơn về Chảy máu trong răng hàm mặt, tôi xây dựng chuyên
đề này với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, tổ chức học, nguyên nhân chảy
máu trong răng hàm mặt.
2. Chẩn đoán và đưa ra được các hướng xử trí chảy máu trong răng
hàm mặt.
3. Nhận thức được chảy máu trong răng hàm mặt là một cấp cứu có
thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, nên cần phải được sơ,
cấp cứu kịp thời.

2


NỘI DUNG
1. Sơ lược về giải phẫu định khu vùng hàm mặt
Mặt ở phần trước dưới sọ chia làm hai phần:
- Phần trên gồm hai vùng:
+ Vùng mũi và hốc mũi
+ Vùng hốc mắt
- Phần dưới hay phần miệng hầu. Phần này chia thành hai phần nhỏ:
+ Phần ngoài miệng gồm có vùng ngoại môi, vùng cằm, vùng má, vùng
cơ cắn.
+ Phần trong miệng có vùng chân bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lợi
răng, vùng hạch nhân, vùng sau hầu, vùng cạnh hầu và vùng sàn miệng (vùng
lưỡi, dưới lưỡi và trên móng) [1].

1.1. Vùng môi
Giới hạn ở trên nền mũi, ở dưới bởi rãnh cằm môi và hai bên là rãnh
mũi má. Vùng môi gồm môi trên và môi dưới, cấu tạo bởi các cơ môi; giữa
các bó cơ có động mạch vành môi và các nhánh của thần kinh mặt đi vào các
cơ bám da ở môi.

Hình 1: Vùng môi [1]
1.Nhánh của động mạch vành môi;

2. Động mạch vành môi;

3

3. Rãnh cằm - môi


Khi cắt ngang qua môi, ta sẽ thấy từ ngoài vào trong:
-Da và tổ chức dưới da
-Lớp cơ vòng môi, ở mặt sâu của cơ thấy động mạch vành môi
-Lớp tổ chức dưới niêm mạc và niêm mạc môi
1.2. Vùng cằm
Giới hạn phía trên bởi rãnh môi cằm, phía dưới bởi bờ dưới xương
hàm, hai bên bởi đường thẳng kéo từ mép môi xuống.

Hình 2: Vùng cằm [1]
1.Hố cằm; 2. Rãnh cằm; 3. Bờ dưới xương hàm
1.3. Vùng má
Giới hạn ở phía trên bởi bờ dưới của ổ mắt; ở dưới bở bờ dưới xương
hàm dưới; ở sau bởi bờ trước cơ cắn; ở trước bởi rãnh mũi má, mép môi và
đường thẳng từ mép môi đến bờ dưới xương hàm.

1.Bờ dưới ổ mắt; 2. Bờ dưới
xương má; 3. Động mạch mặt; 4.
Ống Sténon; 5. Bờ dưới xương
hàm dưới; 6. Bờ trước cơ cắn;
7. Bờ trước cành lên xương hàm
dưới
Hình 3: Vùng má [1]
1.4. Vùng cơ cắn:

4


Giới hạn ở trên bởi cung tiếp, ở dưới bởi bờ dưới xương hàm, ở sau bởi
bờ sau cành cao xương hàm dưới, ở trước bởi bờ trước cơ cắn. Từ nông vào
sâu vùng này ta thấy:
- Da và tổ chức dưới da có một vài mạch máu và thần kinh nông đi qua.
- Cân cơ cắn, trong lớp cân cơ có ống Stenon. Ống này đi chéo qua bờ
trước cơ cắn ở 1cm dưới cung tiếp.
- Cơ cắn và mạch máu, thần kinh của nó.
- Lớp xương: quai hàm xương hàm dưới. Khi sờ nắn, ta thấy góc trên
sau vùng cơ cắn có một lồi: lồi cầu xương hàm trên, khi nhai thấy nó cử động.
Ở góc trên trước vùng cơ cắn có gờ xương má [1].
1.5. Vùng châm bướm hàm:
Là một vùng nguy hiểm đối với nhà phẫu thuật. Có thể hình dung vùng
này như một hình tháp, nền ở trên, đỉnh quay xuống dưới.
1.6. Vùng hàm ếch (Khẩu cái):
Dưới hạn ở phía trước và hai bên bởi cung răng, phía sau bởi bờ tự do
của buồng hàm ếch. Từ hốc miệng đến hốc mũi, ta thấy hàm ếch gồm có
những lớp sau đây:


Hinh 4: Vùng vòm miệng [1]
1. Lỗ khẩu cái trước; 2. Thân kinh mũi khẩu cái; 3. Động mạch mũi khẩu cái;
4. Động mạch khẩu cái trên; 5. Thân kinh khẩu cái trước; 6. Lỗ khẩu cái sau

5


- Lớp niêm mạc hàm ếch đính với màng xương bởi tổ chức sợi trong đó
có các động mạch và thần kinh khẩu cái.
- Lớp xương, sợi và cơ gồm từ trước ra sau:
+ Xương vòm miệng tạo nên bởi mỏm khẩu cái xương hàm trên ở 2/3
trước và mảnh ngang xương khẩu cái ở 1/3 sau.
+ Cân khẩu cái và các cơ của vòm hàm ếch mềm.
1.7. Vùng quanh răng
Vùng quanh răng gồm: Lợi, dây chằng, xương ổ răng.
- Lợi: Lợi gồm lợi tự do và lợi dính. Lợi tự do gồm nhú lợi và viền lợi,
áp sát vào răng nhưng không dính vào răng tạo lên một túi ảo sâu từ 0,5 đến
1,5 ly gọi là túi lợi sinh lý, đáy túi lợi là lợi dính.
Lợi dính là phần tiếp theo của lợi tự do, gồm hai phần: Phần trên bám
vào chân răng và phần dưới bám vào xương ổ răng.

Hình5: Vùng quanh răng
- Dây chằng qoanh răng
Là những bó sợi keo có nguồn gốc trung mô, có chức năng giữ răng
trong ổ răng và vùng quanh răng, gồm các nhóm:

6


+ Nhóm ngang

+ Nhóm chéo
+ Nhóm cương răng
+ Nhóm giữa các chân răng.
- Xương ổ răng
Là một bộ phận của xương hàm, gồm lá xương thành trong huyệt ổ
răng gọi là lá cứng (lamina dura) có nhiều lỗ cho mạch máu và thần kinh từ
xương hàm đi vào dinh dưỡng cho răng và vùng quanh răng, tổ chức xương
chống đỡ xung quanh ổ răng phía ngách lợi, hàm ếch và lưỡi là tổ chức xương
đặc hay lớp vỏ. Giữa lá xương thành trong huyệt răng và vỏ là xương xốp.
Xương ở răng có quá trình tiêu và bồi đặp cân bằng sinh lý. Trong
trường hợp bệnh lý, quá trình tiêu xương nhanh và mạnh hơn quá trình bồi
đắp dẫn đến tiêu xương ổ răng và xương bị phá hủy dần.
-Xương răng
Được hình thành trong quá trình hình thành chân răng, là dạng đặc biệt
của xương, có thành phần hữu cơ và vô cơ chiếm tỷ lệ ngang nhau. Xương
răng bao phủ gà chân răng dày nhất ở vùng cuống mỏng nhất ở vùng cổ răng.
Xương răng được đắp dày thêm từ từ và đều đặn theo tuổi ngoài ra còn do các
yếu tố khác như: Kích thước của quá trình viêm, hóa chất và do chuyển hoá.
2. Mạch máu và thần kinh vùng hàm mặt
2.1. Động mạch
Mặt máu nuôi dưỡng vùng hàm mặt là động mạch cảnh ngoài. Động
mạch cảnh gốc, trong đại đa số trường hợp, khi đi đến bờ trên của sụn giáp
trạng thì tách đôi thành động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài.
Động mạch cảnh ngoài: khi tách ra từ động mạch cảnh gốc, động mạch
cảnh ngoài hơi ở phía trước và trong động mạch cảnh trong. Động mạch đi
lên trên và ra ngoài về phía góc hàm, rồi đi vào vùng tuyến mang tai. Khi đến
gần cổ lồi cầu xương hàm dưới, nó phân ra làm hai nhánh tận: Động mạch

7



thái dương nông và động mạch hàm trong. Trên đường đi nó có những nhánh
ngang sau đây:
- Động mạch giáp trạng trên
- Động mạch lưỡi
- Động mạch mặt
- Động mạch hầu lên
- Động mạch chẩm
- Động mạch tai sau
- Động mạch tuyến mang tai

Hình 6: Vùng động mạch cảnh ngoài [1]
1. Động mạch cảnh ngoài; 2. Động mạch cảnh trong; 3. Động mạch đốt sống; 4.
Động mạch giáp trạng trên; 5. Động mạch lưỡi; 6. Động mạch mặt; 7. Động mạch chẩm; 8.
Động mạch tai sau; 9. Hai nhánh tận của động mạch cảnh ngoài; 10. Động mạch thái
dương nông; 11. Động mạch hàm trong; 12. Động mạch răng dưới

Động mạch lưỡi: phát sinh từ động mạch cảnh ngoài ở gần sừng lớn
xương móng
Động mạch mặt: Phát sinh từ mặt trước động mạch cảnh ngoài
Động mạch hàm trong: là một nhánh của động mạch cảnh ngoài

8


2.2. Tĩnh mạch
Ở vùng hàm dưới, mỗi động mạch đều có tĩnh mạch kèm theo, riêng
tĩnh mạch hàm trong thường tạo thành đám rối tĩnh mạch quan trọng ở hố
chân bướm hàm.
Nói chung, tĩnh mạch ở vùng đầu, cổ, mặt đều chạy vào ba tĩnh mạch

chính:
-Tĩnh mạch cảnh ngoài do tĩnh mạch thái dương nông, tĩnh mạch hàm
trong, tĩnh mạch tai sau hợp thành.
- Tĩnh mạch cảnh trước bắt nguồn từ tĩnh mạch dưới cằm nông và
nhánh nối với tĩnh mạch mặt.
- Tĩnh mạch cảnh trong nhận máu ở mặt và phần lớn ở vùng trước cổ
tạo nên bởi hệ thống tĩnh mạch mặt, tĩnh mạch lưỡi, tĩnh mạch hầu và tĩnh
mạch giáp trạng [1].
2.3. Thân kinh vùng hàm mặt
Vùng hàm mặt được chi phối bởi hệ thống thần kinh dày đặc như dây
II, III, IV, V, VI, VII . . . trong chấn thương nếu tổn thương các dấy thần kinh
có thể gây mất cảm giác hoặc liệt mặt ở vùng tương ứng [2].
3. Chảy máu do chấn thương
3.1. Nguyên nhân.
Nguyên nhân gây ra chảy máu vùng hàm mặt chủ yếu là do tai nạn giao
thông, theo viện răng hàm mặt trung ương Hà Nội, tháng 10/2000 thì:
- Tỉ lệ tai nạn giao thông chiếm 80%
- Tỉ lệ tai nạn lao động chiếm 8%
- Tỉ lệ do tai nạn sinh hoạt chiếm 8%
- Tỉ lệ tai nạn do các nguyên nhân khác chiếm 4% [2].
3.2. Xử trí
Cần khẩn tương xác định vị trí chảy máu từ phần mềm hay phần xương
dể xử trí.

9


Cầm máu tạm thời bằng cách ép gạc lên vết thương; hoặc chẹn đường
đi của các dộng mạch; Động mạch mặt (vết thương má - môi) ấn tại điểm giao
nhau giữa bờ dưới xương hàm dưới và bờ trước cơ cắn; Động mạch thái

duong nông (vết thương thái dương trán) ấn vào vùng thái dương trước nắp
tai; Động mạch cảnh ngoài (viết thương rộng nửa mặt) ấn vào rãnh cảnh [6].

Hình 7: Băng ép [7]
Tiến hành khâu cầm máu đối với viết thương phần mềm.
Nếu chảy máu nhiều từ mũi xoang phải nhét méche mũi trước hoặc cửa
mũi sau
Nếu chảy máu nhiều từ xương phải tiến hành cố định tạm thời đường
gãy: bằng chỉ thép (buộc răng - răng) hoặc bằng vòng cằm đầu.
- Gãy xương hàm dưới: Nắn chỉnh và cố định tạm thời xương gãy nhằm
làm cho bệnh nhân giảm đau, chống choáng, bớt chảy máu và tránh các di
lệch thứ phát. Có thể dùng chỉ thép buộc luồn qua các kẽ răng của hai bên ổ
gãy hoặc băng cằm đỉnh trước khi vận chuyển bệnh nhân. Cần đặc biệt chú ý
đối với bệnh nhân gãy hai đường cành ngang 2 bên.
- Gãy xương hàm trên: Bất động tạm thời bằng băng cằm đỉnh hoặc
dùng ngáng gỗ đặt ngang qua miệng và cố đỉnh lên đỉnh đầu.

10


Thắt động mạch cảnh ngoài được áp dụng khi chảy máu ồ ạt hoặc sử dụng các
biện pháp trên không hiệu quả.

Hình 8: Băng vòng cằm đỉnh [7]
4. Chảy máu kéo dài sau nhổ răng
Sau nhổ răng, trong ổ răng sẽ còn lại lớp vỏ xương được phủ bởi các
sợi dây chằng nha chu bị đứt, viền biểu mô quanh cổ răng. Trong giờ đầu tiên,
cục máu đông sẽ hình thành, lấp kín ổ răng, đảm bảo sự cầm máu và bảo vệ
viết thương. Sau nhổ răng bệnh nhân thường có thể có một số biểu hiện sau:
- Phản ứng đau.

- Chảy máu.
- Sưng.
- Sốt: từ 38 – 39,5 độ C.
Khoang miệng là nơi nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu phong phú,
sau nhổ răng sẽ để lại một viết thương mở ở mô xương và mô mềm và vì
nhiều lý do khác nhau mà chảy máu sau nhổ răng là một tai biến hay gặp. Xử

11


trí một bệnh nhân chảy máu kéo dài sau nhổ răng thông thường không quá
phức tạp và phần lớn do nguyên nhân tại chỗ[3], [4].
4.1. Nguyên nhân chảy máu kéo dài sau nhổ răng
* Nguyên nhân tại chỗ:
- Do bênh nhân: cắn gạc không đúng vị trí, không đủ thời gian cần
thiêt, sau khi bỏ gạc không chăm sóc ổ răng đúng các. Ví du: mút chíp, sờ tay
vào huyệt ổ răng, súc miệng mạnh nhiều lần, ngậm nước muối ngay sau nhổ
răng, …[5].
- Do thủ thuật:
+ Do khi nhổ răng làm tổn thương tổ chức quanh răng: rách nát mô
mềm, vỡ xương ổ răng, vỡ lồi củ xương hàm trên, …
+ Do dị vật trong ổ răng: mảnh cao răng, mảnh vỡ của răng.
+ Do còn sót tổ chức u hạt vùng cuống răng.
- Do bệnh lý: u máu trong xương tại vùng nhổ.
- Do hết tác dụng của thuốc co mạch: chảy máu sau nhổ 1 – 2 giờ do
giãn mạch sau khi hết tác dụng co mạch của Adrenalin trong thuốc tê [6].
* Nguyên nhân toàn thân:
- Bệnh liên quan đến rối loạn thời gian máu chảy, máu đông: đang điều
trị với thuốc chống đông máu (nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch, …),
hemophilia, …

- Tăng huyết áp.
- Sốt: sốt phát ban, …
4.2. Triệu chứng
Chảy máu sảy ra ngay sau khi nhổ răng: máu vẫn tiếp tục ri rỉ chảy, khi
cắn chặt gạc thì bớt đi, nhưng khi bỏ gạc máu lại chảy, nhổ nước bọt thấy có
cục máu đông hoặc vết máu, người bệnh có cảm giác mặn và tanh trong
miệng [6].
Chảy máu cũng có thể sau vài giờ hoặc một ngày sau nhổ răng.

12


Chảy máu nhiều, kéo dài làm người bệnh no lắng, hoang mang, hoảng
hốt. Mất máu cũng có thể khiến bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt, choáng.
3.3. Xử trí.
Khám.
Cần khám kỹ để xác định nguyên nhân chảy máu. Hỏi bệnh nhân có
cắn bông kỹ trong 20 phút, có vi phạm những điều dặn dò sau mổ vì có thể
bệnh nhân mút chíp, súc miệng mạnh, vận động mạnh ngay sau nhổ răng.
Khám vết thương phải lấy hết máu cục trong miệng và ổ răng, xem
chảy máu ổ răng hay ở niêm mạc (nếu chảy ở niêm mạc chỉ cần khâu lại là đủ
), nên gây tê để khám kỹ được. Nếu cần phải chụp một phim X quang [8].
Biện pháp tại chỗ :
Nạo lại ổ răng thật kỹ, lấy sạch các tổ chức lạ, tổ chức viêm, lau khô ổ
răng và cho bệnh nhân cắn gac tẩm oxy già 10 thể tích thật chặt trong 30 phút.
Trước khi cắn gạc có thể xử lý thêm :
Đặt vào ổ răng một miếng gelatin tẩm dung dịch thrombin hoặc một
miếng oxydized cellulose rồi cắn gạc [10].

Hình 9: Cắn gạc sau nhổ răng [6]

Nếu ổ răng nhiễm khuẩn cho thêm viên penicilin 200.000 đơn vị bẻ nhỏ
cho vào ổ răng( đôi khi không cần thiết vi vết thương sẽ chậm lành).
Nếu chảy máu tiếp tục càn xử lý như trên và khâu vết thương lại,
khuyên bệnh nhân nằm đầu cao và nghỉ ngơi.

13


Đa số các trương hợp chảy máu do nguyên nhân tại chỗ xử trí như trên
đều cầm máu được trong mọi trường hợp [10].
Biện pháp toàn thân :
Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, sau khi sử trí tại chỗ, lập tức cho làm xét
nghiệm máu : như số lượng tiểu cầu, thời gian chảy mau và đông máu, thời
gian Quick.
Bình thường :
Số

lượng

tiểu

cầu

200.000-300.000/mm3

máu.

Bất

thường


<100.000/mm3
Thời gian đông máu 7-12 phút

Bất thường >15 phút

Thời gian chảy máu 2-4 phút

Bất thường > 7 phút

Thời gian Quick 12-15 phút # 75%-100% Prothrombin nếu lượng
prothrombin < 50% thì gây chảy máu
Nếu là bất thường phải chuyển ngay đến bệnh viện để chăm sóc và
truyền máu [6].
Nếu ở trong mức bình thường tức là không có bệnh về máu nhưng cũng
có ít rối loạn về cầm máu, cần hỗ trợ thêm bằng thuốc như:
Tiêm vitamin K giúp gan sản xuất thêm prothormbin tiêm bắp 50100mg hay tiêm tĩnh mạch chậm
Vitamin C : tăng sức bền mao mạch : uống hay tiêm.
Carbazochrome ( Adresnoxyl) 1.500µg, tiêm bắp ngày 1-3 ống. trẻ em
từ 1/2 đến 2 ống một ngày có tác dung cầm máu.
4.4. Dự phòng.
Cần hỏi kỹ trước khi nhổ răng, đặc biệt trẻ em có thể chưa phát hiện
bệnh về máu, tính trạng phụ nữ, hoặc các bệnh nhân có bệnh nhiễm khuẩn.
Dùng thuốc chống đông máu hay dùng nhiều acid salicilique ( Aspirine) một
thời gian trước khi nhổ răng làm máu chảy kéo dài. Nếu cần thiết nên cho
uống hay tiêm các loai thuốc hỗ trợ cầm máu trước khi nhổ vài ngày [5].

14



5. Chảy máu từ lợi
5.1. Nguyên nhân
- Do viêm lợi
- Do cơn tăng huyết áp
- Bệnh về máu
- Sốt xuất huyết
5.2. Triệu chứng
Khởi đầu bệnh nhân thấy có máu lẫn nước bọt, mức độ chảy máu
ngày càng tăng khiến cho bệnh nhân lo lắng, hốt hoảng. Càng mút chíp máu
càng chảy nhiều [2].

Hình 10: Chảy máu từ lợi [4]
5.3. Xử trí
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm máu và điều trị bệnh toàn thân nếu
có, cần xử trí tại chỗ:
- Loại bỏ nguyên nhân gây viêm: Cao răng, chất hàn, răng giả, ...
- Bơm rửa lợi bằng o xy già 5- 10 thể tích, thấm khô, chấm AST 30%
(Axit Trichlosalicylic 30%) vào vùng tổn thương. Sau 1 giờ kiểm tra lại nếu

15


còn chảy máu chấm thuốc một lần một lần nữa hoặc dùng bông tẩm một giọt
Adrenaline đặt tại chỗ [7].
5.4. Phòng bệnh.
- Nên khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra
và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.
- Bên cạnh đó có thể súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các nước
súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm vitamin C để nướu được khỏe mạnh
hơn.

- Về vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, nên chải răng ngay sau bữa
ăn (trong khoảng 1 tiếng sau). Nên lựa chọn loại bàn chải có phần lông thật
mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây
mòn răng.
- Dùng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương lợi và chải răng 2
lần/ngày.
- Ngừng hút thuốc lá
- Uống nước tráng miệng sau bữa ăn- Đồng thời, nên kết hợp sử dụng
chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng thay vì dùng tăm [4], [9].

16


KẾT LUẬN
Nắm vững được giải phẫu vùng hàm mặt là hết sức cần thiết, giúp
người thầy thuốc trong chẩn đoàn và xử trí chảy máu trong răng hàm mặt.
Chảy máu trong răng hàm mặt là cấp cứu hay gặp trong chuyên khoa
răng hàm mặt, cần phải xử trí sớm, tìm nguyên nhân của bệnh, để tránh ảnh
hưởng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Để giảm các nguyên nhân gây chảy máu trong răng hàm mặt, cần tuân
thủ các biện pháp phòng bệnh như: khám sức khỏe răng miệng định kỳ, vệ
sinh răng miệng hàng ngày đúng cách, khi tham ra giao thông cần tuân thủ
luật lệ an toàn giao thông, …

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Giải phẫu, Trường đại học y Hà Nội (2004), Bài giảng Giải phẫu

học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Bộ môn Răng Hàm Mặt, Trường đại học y dược Thái Nguyên (2010),
“Chấn thương hàm mặt”,, Giáo trình Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia, tr. 56 – 59.
3. Bộ môn Răng Hàm Mặt, Trường đại học y khoa Hà Nội, Bài giảng Răng
hàm mặt, Nhà xuất bản y học, 2005.
4. Bộ môn Răng Hàm Mặt, Trường đại học y khoa Huế, Bài giảng Răng hàm
mặt, 2000.
5. Lê Đức Lánh (2011), “Phẫu thuật miệng, gây tê nhổ răng”, tập 1, Nhà
xuất bản y học.
6. Lê Văn Sơn (2013), “Bệnh lý vả phẫu thuật hàm mặt”, Trường đại học y
Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục VIệt Nam.
TIẾNG ANH
7. Berkovitz B.K.B, Moxham B.J. (1988), The zygomatic bories, A textbook
of Head and Neck anatomy, Edition Year Book Medical Publishers, pp.
33-35.
8. Hole J.W. (1993), Facial skeleton and major skeletal muscles, Human
anatomy and physiology, Edition Wm.C. Brown, Melboume.
9. Mimi T Chao, MD; Chief Editor: Al Aly, MD, Sports-Ralated Facial
Trauma.

18


10. Fonseca RJ (2000), “Oral and Maxillo facial Surgery” – Volume 3,
Philadelphia, W.B. Saunders.

19




×