Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

THIẾT kế hệ THÔNG xử lý nước THẢI CHO KHU dân cư vạn PHÚC PHƯỜNG cải ĐAN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.43 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG

(

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI THIẾT KẾ HỆ THÔNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CHO KHU DÂN CƯ VẠN PHÚC PHƯỜNG CẢI ĐAN
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Giảng viên hướng dẫn : THS. VI THỊ MAI
HƯƠNG
Sinh viên thực hiện

: TRẦN XUÂN TƯỜNG

Lớp

: K48KTM.01

Khoá

: K48


Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG

(

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI THIẾT KẾ HỆ THÔNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CHO KHU DÂN CƯ VẠN PHÚC PHƯỜNG CẢI ĐAN
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Giảng viên hướng dẫn : THS. VI THỊ MAI
HƯƠNG
Sinh viên thực hiện

: TRẦN XUÂN TƯỜNG

Lớp

: K48KTM.01

Khoá

: K48


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới các thầy cô giáo trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp nói chung và các thầy cô

giáo khoa Xây dựng và Môi trường, bộ môn Kỹ thuật Môi trường nói riêng đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, và đã tạo điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt khóa học. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn
giảng viên hướng dẫn - Th.S. Vi Thị Mai Hương đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo,
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian làm
việc với thầy cô, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập
được tinh thần làm việc, thái độ làm việc nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất
cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Sau cùng em xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Do trình độ lý luận cũng
như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kính
chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao
đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin trân trọng cảm ơn!

GVHD: Vi Thị Mai Hương

3

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)

GVHD: Vi Thị Mai Hương

4

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC

GVHD: Vi Thị Mai Hương


5

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế, để đưa nước ta trở thành một nước văn minh, hiện đại, phát triển cả về
kinh tế, văn hóa, xã hội. Công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đẩy mạnh việc xây dựng các
khu công nghiệp, khu dân cư, mở rộng sản xuất. Các khu công nghiệp đã thu hút số
lượng lớn công nhân lao động trong khu vực và từ các khu vực xung quanh. Điều này
làm cho dân cư xung quanh các khu công nghiệp trở nên đông đúc hơn. Đây là nhân tố
chính làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn. Dân số tăng nhanh nên việc đáp
ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân tăng lên rõ rệt. Vì vậy, việc xây dựng nên các khu
đô thị, khu trung cư, khu dân cư tập trung đang là vấn đề cấp thiết của đất nước.
Cùng với sự phát triển của đô thị, Việt Nam đang đối mặt với khá nhiều thách
thức như: thiếu mảng kiến trúc xanh trong đô thị, cơ sở hạ tầng yếu kém, vấn đề xử lý
nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn… chưa được thực hiện triệt
để. Việc thu gom xử lý nước thải khó khăn điều kiện vệ sinh xuống cấp nước sạch
cung cấp không đảm bảo ảnh hưởng tới chất lượng đời sống của người dân và ô nhiễm
môi trường là không tránh khỏi. Vì vậy, sự đô thị hóa, phát triển các khu đô thị cần
phải thắt chặt các vấn đề bảo vệ môi trường, đòi hỏi phải có sự quan tâm của các cấp
chính quyền và ý thúc của người dân.
Thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên cũng đang trên đà phát triển. Với sự gia
tăng dân số của thành phố nói chung và các khu dân cư nói riêng, xử lý nước thải là
một đề tài nóng hiện nay. Dự án xây dụng khu dân cư Vạn Phúc phường Cải Đan
thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên là dự án đang trong quy hoạch mặt bằng của
thành phố Sông Công. Nước thải từ khu dân cư, khu nhà ở mang đặc tính chung của

nước thải sinh hoạt: bị ô nhiễm bởi bã cặn hữu cơ (SS), chất hữu cơ hòa tan (BOD),
các chất dầu mỡ trong sinh hoạt (thường là dầu thực vật) và các vi trùng gây bệnh.
Từ hiện trạng nêu trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là xử lý triệt để các chất ô nhiễm
để thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn xả thải, không ảnh hưởng đến môi trường sống
của người dân. Do đó, đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân
cư Vạn Phúc phường Cải Đan thành phố Thái Nguyên” được đề ra nhằm đáp ứng nhu
cầu trên.

GVHD: Vi Thị Mai Hương

6

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
Với đề tài này, để xử lý nước thải khu dân cư thì thiết kế phải phù hợp với quy
hoạch cũng như chi phí đầu tư, vận hành phù hợp, không gây ô nhiễm môi trường là
lựa chọn hàng đầu. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Vạn
Phúc thành phố Sông Công với yêu cầu là đưa ra phương án xử lý nước thải một cách
hợp lý, tính toán các công trình, khai toán giá thành, trình bày quá trình vận hành, các
sự cố và biện pháp khắc phục.
Lựa chọn nguồn tiếp nhận của nước thải sau xử lý là xả vào các nguồn nước
không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1
và B2 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước ven
bờ). Trong đồ án tốt nghiệp, em lựa chọn thiết kế hệ thống xử lý nước thải có chất
lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT). [1]

GVHD: Vi Thị Mai Hương


7

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU
DÂN CƯ VẠN PHÚC TẠI PHƯỜNG CẢI ĐAN-SÔNG CÔNG- THÁI NGUYÊN

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về quá trình Đô Thị Hóa tại Việt Nam:
1.1.1 Tình hình Đô Thị Hóa tại Việt Nam:
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô
thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó
cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian.
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là các
nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì quá trình đô
thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển
kinh tế-xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. . Quá trình đô thị hóa nhanh
còn đồng nghĩa tăng dân cư từ nông thôn ra thành phố gây ra nhiều vấn đề về nhà ở,
dịch vụ y tế,… Giao thông phát triển không tương đồng với sự gia tăng dân số nên
chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Các trung cư đô thị sẽ góp phần đáp
ứng được nhu cầu về nhà ở của người dân, tạo ra một môi trường sống văn minh hiện
đại và đảm bảo an ninh. Sự phát triển này sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của
các khu đô thị, đồng thời các điều kiện vật chất, văn hóa, tinh thần cũng được cải thiện
một phần trong mỗi người dân.
Trước thời kì đổi mới đất nước quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra chậm và
chưa phát triển mạnh. Từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới (sau năm 1986) tốc độ

phát triển đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra ngày càng nhanh. Theo các chuyên gia của
Ngân hàng Thế giới, tốc độ Đô thị hóa bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 19992009 là 3,4%/ năm. Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt khoảng
33,47%, tương ứng với 29,72 triệu người, so với năm 2012 tăng khoảng 1% (tương
đương với 1,35 triệu người). Một phần tư thế kỷ thực hiện công cuộc đổi mới đất
nước, hệ thống đô thị Việt Nam không ngừng phát triển; từ 629 đô thị (năm 1999) đã
tăng lên tới 755 đô thị (năm 2010), và tính đến tháng 11 năm 2013 cả nước đã có 770
GVHD: Vi Thị Mai Hương

8

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
đô thị. Trong đó, có 02 đô thị loại đặc biệt, 14 đô thị loại I, 11 đô thị loại II, 52 đô thị
loại III, 63 đô thị loại IV, còn lại là đô thị loại V. Về cấp quản lý hành chính đô thị, tính
đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương (0,6%), 61
thành phố trực thuộc tỉnh.
Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nâng cao đời
sống nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, quá trình Đô thị hóa cũng phát
sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất,
phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, giãn dân và nổi cộm
nhất là giải quyết vấn đề liên quan đến môi trường.
1.1.2 Vấn đề môi trường liên quan đến quá trình Đô Thị Hóa tại Việt Nam
1.1.2.1 Vấn đề môi trường nước
Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế
phát triển, cuộc sống sinh hoạt ngày càng tiện nghi hơn. Quá trình đô thị hóa diễn ra
nhanh dẫn đến dân số tại các đô thị cũng tăng nhanh, lượng nước thải phát sinh ngày
càng nhiều, gây tác động trực tiếp đến nguồn tiếp nhận nước. Theo Hội Bảo vệ thiên
nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng

số nước thải ở các đô thị. Vì vậy, việc thu gom và xử lý nước thải là rất cấp thiết. Tuy
nhiên, nước thải mới chỉ được quan tâm thu gom ở những vùng trung tâm hay đô thị
lớn, ở những vùng đô thị nhỏ hay nông thôn vẫn còn mang tính tự phát. Có ba loại
hình hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng và hệ
thống thoát nước nửa chung nửa riêng. Theo Báo cáo Đánh giá hoạt động quản lý đô
thị ở Việt Nam của Ngân hàng thế giới WB năm 2012 cho thấy, đa phần các hộ gia
đình không thực hiện đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải mà lại đầu nối vào hệ
thống thoát nước công cộng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm mùi
ở nhiều khu vực xung quanh nhà[7].
Hiện trạng thu gom nước thải được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

GVHD: Vi Thị Mai Hương

9

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.1. Hiện trạng thu gom, quản lý nước thải đô thị Việt Nam [7]
Tại hầu hết các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng
và các thành phố cấp tỉnh khác, 60% hộ gia đình đấu nối vào HTTN công cộng, còn
hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ có 10% lượng
nước thải được xử lý. Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình vào hệ thống thoát nước công cộng ở
các thị trấn nhỏ vùng sâu vùng xa, khu vực ven đô và trong các đô thị miền Trung lại
rất thấp do nền đất chủ yếu là cát cho phép nước thấm nước tốt. Khảo sát của Ngân
hàng Thế giới ở Đà Nẵng năm 2012 cho thấy khu vực miền Trung có tỷ lệ đấu nối vào
hệ thống thoát nước dưới 10%, hầu hết các bể tự hoạiđều có giếng thấm để thoát nước
hay ở các khu vực nông thôn, ven đô chủ yếu là thoát nước tự do trên bề mặt[7].

Song song với công tác thu gom, công tác xử lý nước thải cũng là một vần đề
đáng lưu ý. Có khoảng 90% lượng nước thải được thải tự do ra ngoài môi trường mà
chưa qua xử lý. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
chưa được nâng cấp, cải tạo và quản lý hiệu quả. Các công trình xử lý nước thải chính
ở Việt Nam vẫn là các công trình vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại, ngay cả khi các hộ gia
đình đã đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng. Nhiều bể tự hoại hoạt động trong
tình trạng quá tải, nước thải chưa xử lý tốt trong bể tự hoại khi xả vào hệ thống thoát
nước chung vốn đã xuống cấp có thể chứa các chất rắn và làm tắc nghẽn dòng chảy
hoặc phát sinh mùi. Ở hầu hết các khu vực đô thị cũ đều sử dụng hệ thống thoát nước
chung cho tất cả các loại nước thải và nước mưa. Các hệ thống thu gom hầu hết đã cũ
và xuống cấp dẫn đến nước xám và nước mưa chảy trực tiếp ra nguồn tiếp nhận gây ô
nhiễm. Chi phí đòi hỏi để đầu tư xây dựng, vận hành các hệ thống tiếp nhận xử lý
GVHD: Vi Thị Mai Hương

10

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
nước thải tập trung là quá lớn đối với đô thị, chưa nói đến các vùng ven đô, nông thôn.
Một số địa phương vẫn còn gặp khó khăn trong công tác quy hoạch nên chưa lựa chọn
được công nghệ xử lý phù hợp, hệ thống xử lý và thu gom nước thải chưa hoàn hiện
cũng không giúp cải thiện hiệu quả môi trường[11].
Nhà máy xử lý nước thải Đô thị đầu tiên ở Việt Nam bắt đầu hoạt động khoảng
năm 2000 và đến cuối năm 2012, Việt Nam có tổng cộng 17 nhà máy xử lý nước thải
đô thị tập trung, khá ít so với con số trên 87 triệu dân trên cả nước. Trong số đó, 12
nhà máy được xây dựng ở 3 thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 5 nhà
máy còn lại nằm rải rác ở các đô thị cấp tỉnh. Ngoài ra, hiện nay cả nước có trên 30 dự
án xử lý nước thải đô thị trong quá trình thiết kế hoặc xây dựng. Các nhà máy hiện

đang hoạt động chỉ có bốn trong số 17 nhà máy xử lý nước thải tập trung tiếp nhận
nước thải từ hệ thống thoát nước riêng, mười ba nhà máy xử lý nước thải còn lại tiếp
nhận nước từ hệ thống thoát nước chung với công suất hoạt động không đồng đều, dao
động trong khoảng 18,4% đến 128% công suất thiết kế. Do công suất hoạt động và
nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào thấp hơn thiết kế giúp hầu hết các nhà
máy xử lý nước thải dễ dàng xử lý đạt tiêu chuẩn, dù tiếp nhận nước thải từ hệ thống
thoát nước chung hay riêng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp cũng
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động nhà máy. Điều này thể hiện rõ ở các nhà
máy Bắc Giang, Bãi Cháy, Hà Khánh và một số nhà máy mới xây dựng, toàn bộ các
nhà máy đều áp dụng công nghệ bùn hoạt tính để xử lý nước thải đầu vào có nồng độ
chất ô nhiễm rất thấp do tiếp nhận từ hệ thống thoát nước chung chưa xây dựng hoàn
thiện. Nhà máy Bắc Thăng Long đã vận hành vài năm nhưng khu vực này thậm chí
chưa phát triển đô thị và chưa xây dựng mạng lưới thu gom nước thải. Ở Đà Nẵng, bốn
nhà máy xử lý nước thải ban đầu là các hồ kỵ khí lộ thiên, giải pháp này không phù
hợp vì các nhà máy này nằm trong khu dân cư với khoảng cách cách ly an toàn rất hạn
chế. Sau này, các nhà máy xử lý nước thải ở Đà Nẵng phải phủ bạt kín trước phản ứng
của cộng đồng về tình trạng ô nhiễm mùi, biện pháp này giờ đây lại gây khó khăn cho
hoạt động của các công trình, vì bạt phủ che mất cửa bảo dưỡng và thông hút bùn của
công trình. Tám trong số mười ba nhà máy tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước
chung áp dụng công nghệ bùn hoạt tính, sử dụng phương pháp bùn hoạt tính truyền
thống (CAS), Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (A2O), bể phản ứng sinh học hoạt động
theo mẻ (SBR) hay mương oxi hóa (OD). Các phương pháp này đảm bảo xử lý nước
GVHD: Vi Thị Mai Hương

11

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp

thải đạt chất lượng cao và thường được thiết kế để xử lý nước thải đầu vào có nồng độ
BOD cao hơn nhiều so với nồng độ thực tế nhà máy đang tiếp nhận. Vì vậy, tám nhà
máy xử lý nước thải có khả năng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn thải hiện hành. Nhưng
với nồng độ BOD trung bình trong nước thải sau xử lý của tám nhà máy tiếp nhận
nước từ hệ thống thoát nước chung giao động từ 3-23 mg/l, thấp hơn nhiều so với tiêu
chuẩn 50 mg/l cho loại “B”. Với nồng độ chất ô nhiễm thấp như vậy, thực tế có thể lựa
chọn công nghệ xử lý thấp hơn để xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra, nhờ đó có thể
tiết kiệm chi phí đầu tư cơ bản, đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống[7].
Hiện nay, các khu đô thị mới với hệ thống tiếp nhận- xử lý nước thải được xây
dựng hoàn chỉnh, không cần dùng bể tự hoại. Ở các khu vực đô thị hiện hữu, bể tự
hoại sẽ còn tồn tại một thời gian dài[1]. Mặc dù còn là một quốc gia nghèo nhưng Việt
Nam chưa thật sự chú ý đến những giải pháp XLNT có chi phí thấp. Khi nồng độ chất
hữu cơ trong nước thải đầu vào các công trình xử lý thấp, có thể lựa chọn áp dụng các
công nghệ xử lý chi phí thấp và cho phép nâng cấp cải tiến dần khi nồng độ các chất ô
nhiễm tăng lên. Các công trình có mức tiêu thụ năng lượng thấp, có khả năng thu hồi
tài nguyên, năng lượng từ bùn hoặc tái sử dụng nước thải sau xử lý còn chưa được chú
trọng, ưu tiên lựa chọn từ khâu quy hoạch ở Việt Nam[3].
1.1.2.2 Vấn đề môi trường không khí
Môi trường không khí tại các đô thị chịu ảnh hưởng tổng hợp từ nhiều nguồn
thải. Hiện nay chất lượng không khí đô thị chưa có nhiều cải thiện. Chỉ số chất lượng
không khí AQI vẫn duy trì ở mức tương đối cao, điển hình như ở Hà Nội số ngày có
AQI ở mức kém (AQI = 101 ÷ 200) giai đoạn từ 2010 - 2013 chiếm tới 40 - 60% tổng
số ngày quan trắc trong năm và có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến
ngưỡng xấu (AQI = 201 ÷ 300) và nguy hại (AQI>300). Nhìn chung, nồng độ bụi cao
vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất, đặc biệt là đối với môi trường không khí tại các đô thị.
Tại các điểm quan trắc cạnh đường giao thông, số ngày có giá trị AQI không đảm bảo
ngưỡng khuyến cáo an toàn với sức khỏe cộng đồng do nồng độ bụi PM10 vượt
ngưỡng QCVN 05:2013/BTNMT vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, nồng độ NOx
trong không khí cao vượt mức cho phép QCVN cũng góp phần đáng kể trong những
ngày giá trị AQI vượt ngưỡng 100.


GVHD: Vi Thị Mai Hương

12

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
Một điều đáng lưu ý là dựa trên số liệu quan trắc liên tục tự động từ một số trạm
ven đường có thể thấy nồng độ khí O3 ở Việt Nam đang có xu hướng tăng đáng kể và
rõ rệt từ năm 2013. Các thông số khác như CO, SO2 ,…vẫn duy trì ở ngưỡng cho phép
của QCVN 05:2013/BTNMT. Riêng mức độ ô nhiễm khí SO2 có xu hướng giảm so
với thời gian trước đây. Ô nhiễm bụi ở các đô thị được phản ánh thông qua các thông
số bụi lơ lửng tổng số TSP, bụi PM10 và bụi mịn (PM2,5 và PM1 ). Đáng lưu ý là các
hạt bụi mịn thường mang tính axit, có kích thước siêu nhỏ nên tồn tại rất lâu trong khí
quyển và có khả năng phát tán xa, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và các
hoạt động phát triển kinh tế xã hội là đáng kể so với các hạt bụi thô (thường trung
tính). Nhìn chung, trong thành phần bụi ở nước ta thì tỷ lệ bụi mịn (PM2,5 và PM1 )
chiếm tỷ trọng tương đối cao. Đối với Hà Nội, số liệu đo tại trạm quan trắc Nguyễn
Văn Cừ từ năm 2010 đến năm 2013 cho thấy tỷ lệ này có sự dao động theo quy luật
và ô nhiễm thường tập trung vào các tháng có nhiệt độ thấp hoặc không khí khô làm
cản trở sự phát tán của các chất ô nhiễm ở tầng mặt. Đây là trường hợp đo được ở Hà
Nội, khu vực có đặc trưng khí hậu cận nhiệt đới ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều
(tháng 5-9) và mùa đông lạnh, ít mưa (tháng 11-3).
Số liệu quan trắc giai đoạn từ năm 2008 - 2013 cho thấy có sự khác biệt đáng kể
về nồng độ bụi TSP trong môi trường không khí xung quanh ở các loại đô thị. Ô nhiễm
thường tập trung cao ở các đô thị có mật độ giao thông lớn (như Hà Nội, Tp. Hồ Chí
Minh, Biên Hoà) hoặc có các hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển mạnh (điển
hình như khai thác công nghiệp than ở Quảng Ninh) và có những thời điểm mức độ ô

nhiễm vượt ngưỡng cho phép gấp từ 2 - 6 lần QCVN 05: 2013/BTNMT Ô nhiễm bụi
biểu hiện rõ ở cạnh các trục giao thông. Số liệu quan trắc tại các điểm ven đường nằm
trong chương trình quan trắc ba vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn từ 2008-2013 có tỷ
lệ số giá trị quan trắc vượt QCVN 05:2013/BTNMT dao động từ 42% ở vùng KTTĐ
miền Trung, 44% ở vùng KTTĐ miền Nam và cao nhất ở vùng KTTĐ phía Bắc với
68%. Không chỉ nồng độ các loại bụi trong môi trường không khí duy trì ở ngưỡng
cao, số ngày đo được giá trị các loại bụi (PM10, PM2,5) vượt QCVN
05:2013/BTNMT cũng vẫn còn nhiều. Số liệu đo gần các trục giao thông cũng cho
thấy tính quy luật của nồng độ bụi PM10, PM2,5 và PM1 thường tăng cao vào các giờ
cao điểm giao thông do thời điểm này số lượng phương tiện giao thông trên đường
thường cao nhất trong ngày. Đối với các khu công trường xây dựng, ô nhiễm bụi xung
GVHD: Vi Thị Mai Hương

13

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
quanh các địa điểm xây dựng tương đối nghiêm trọng và duy trì ở ngưỡng cao với
khoảng thời gian kéo dài tương ứng với thời kỳ tiến hành các hoạt động xây dựng. Số
liệu quan trắc gần trục giao thông trong hai năm 2010 và 2011 ở Hà Nội cao hơn hẳn
các tỉnh thành còn lại và vượt QCVN 05:2013/ BTNMT trung bình năm từ 2 - 3 lần,
không chỉ vì mật độ phương tiện giao thông lớn hơn mà còn do ảnh hưởng từ hoạt
động xây dựng. Điển hình như năm 2010 là thời điểm ở Hà Nội đẩy mạnh các hoạt
động xây dựng để kịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vào cuối năm 2010. Tại
các khu dân cư, mức độ ô nhiễm bụi thấp hơn nhiều lần so với các trục giao thông và
các công trường xây dựng. Đối với các khu dân cư nằm trong các đô thị lớn chịu ảnh
hưởng của giao thông và phát triển về công nghiệp, mức độ ô nhiễm vẫn vượt nhiều
lần ngưỡng cho phép QCVN, đáng kể như các điểm đo ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải

Dương.
Đối với khu vực đô thị, nguồn gốc phát sinh các loại khí NO - NO2 - NOx chủ
yếu từ hoạt động giao thông nên xu hướng diễn biến của các thông số này tương tự
như đối với thông số bụi. Cụ thể, NO có xu hướng tăng lên vào giờ cao điểm giao
thông buổi sáng và chiều. NO2 là hợp chất chuyển hóa của NO trong môi trường
không khí, vì vậy nồng độ NO2 thường tăng mạnh sau khi NO phát tán vào môi
trường. NOx là hỗn hợp các loại khí NO và NO2 và phản ánh mức độ ô nhiễm tổng
hợp của hai loại khí trên.
O3 trong lớp không khí gần mặt đất ở các đô thị thường có quy luật tăng mạnh
nhất vào buổi trưa khi mức độ bức xạ mặt trời là cao nhất và có mặt các khí NOx ,
Hydrocacbon, VOCs trong môi trường. Kết quả quan trắc thông số O3 của trạm quan
trắc Đồng Đế (Nha Trang, giai đoạn từ tháng 1/2013 đến tháng 7/2013) và trạm quan
trắc Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội, tổng hợp số liệu năm 2012) cho thấy các giá trị O3 phù
hợp với quy luật thăng giáng tự nhiên ngày cao đêm thấp. Tuy nhiên, theo số liệu quan
trắc ở một số tỉnh thành trong những năm gần đây, nồng độ khí O3 ở lớp không khí
gần mặt đất tương đối cao, xấp xỉ ngưỡng QCVN 05:2013 trung bình 8 giờ (120
µg/m3 ) và đặc biệt có một số thời điểm O3 cao về đêm. Kết quả quan trắc năm 2013
tại trạm quan trắc Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) và trạm quan trắc Lê Duẩn (Đà Nẵng),
đều có số ngày có giá trị vượt QCVN lớn hơn so với kết quả tại trạm Đồng Đế (Nha
Trang) và hiện tượng O3 cao về đêm thể hiện rất rõ. Một số nghiên cứu diễn giải sự
GVHD: Vi Thị Mai Hương

14

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
xuất hiện nồng độ O3 cao là do chịu ảnh hưởng bởi một số nguồn gây ô nhiễm khác
ngoài bức xạ mặt trời.

Khí SO2 , CO Ở khu vực đô thị: khí SO2 thường phát thải từ đốt than và dầu
chứa lưu huỳnh (như xe buýt) còn CO phần lớn có nguồn gốc từ các động cơ ô tô xe
máy. Cả hai khí đều có tác động xấu đối với sức khỏe con người. Số liệu đo liên tục từ
trạm Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) cho thấy CO thường có giá trị cực đại tương ứng với
hai khung giờ cao điểm giao thông buổi sáng và chiều. Kết quả quan trắc liên tục khí
SO2 theo tháng tại các vị trí cạnh các trục giao thông nhìn chung còn thấp. Theo kết
quả quan trắc định kỳ, đo vào những thời điểm nhất định trong ngày giai đoạn từ 2008
– 2012 cho thấy nồng độ SO2 có xu hướng giảm ở hầu hết các tỉnh thành trong toàn
quốc. So sánh giữa các đô thị cho thấy, những tỉnh thành chịu tác động tổng hợp từ
nhiều nguồn ô nhiễm, ví dụ như đối với những tỉnh thành phát triển về giao thông và
có các ngành công nghiệp phát triển mạnh thì nồng độ khí SO2 trong môi trường
không khí xung quanh thường cao hơn. Cũng theo kết quả quan trắc thủ công giai
đoạn 2008 – 2012, có sự khác biệt về mức độ ô nhiễm khí SO2 và CO giữa các đô thị,
trong đó các đô thị lớn có xu hướng bị ô nhiễm cao hơn các đô thị vừa và nhỏ và mức
độ ô nhiễm tại các trục giao thông thường cao hơn so với khu dân cư từ 2 - 3 lần
Tiếng ồn Ở các đô thị, ô nhiễm tiếng ồn có đặc thù tập trung ở các trục giao
thông có mật độ phương tiện tham gia lưu thông cao. Ngưỡng ồn đo được ở các tuyến
phố chính tại các đô thị lớn ở Việt Nam đều vượt mức ồn cho phép QCVN
26:2010/BTNMT quy định đối với khung giờ từ 6 đến 21 giờ (70 dBA). Đối với các
đô thị vừa và nhỏ, mức ồn đo tại các tuyến đường giao thông tại hầu hết đô thị không
có sự khác biệt lớn và cũng không đảm bảo giới hạn QCVN. Đối với các điểm đo ở
khu dân cư, nhìn chung mức ồn vẫn nằm trong ngưỡng quy chuẩn cho phép QCVN
26:2010/BTNMT.
1.1.2.3 Vấn đề môi trường chất thải đô thị
* Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát
triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về KT-XH, đô thị hóa
nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát
triển không bền vững. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tăng theo và lượng chất thải
cũng tăng theo. Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, đồ tiêu dùng,

GVHD: Vi Thị Mai Hương

15

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
thực phẩm,... cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn kéo theo lượng rác thải của người
dân đô thị cũng gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.
Phát sinh CTR ở đô thị chủ yếu là CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% lượng
CTR phát sinh, tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế,... CTR ở đô
thị bao gồm: - CTR sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu tập thể,
chất thải đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu,
trường học,...
Tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh vào khoảng 8.700 - 8.900 tấn/ngày, trong
đó, CTR xây dựng (xà bần) chiếm khoảng 1.200 - 1.500 tấn/ngày và CTR sinh hoạt
trung bình từ 6.200 - 6.700 tấn/ngày. Ước tính tỷ lệ gia tăng khoảng 8 - 10%/năm. Một
số loại CTR đô thị như: rác khu thương mại, xà bần, rác công nghiệp,... trước đây ít thì
những năm gần đây mức độ tăng (khối lượng và thành phần chất thải) ngày càng cao.
Tỷ trọng nguồn phát sinh cụ thể như sau: - Rác hộ dân chiếm tỉ trọng 57,91% tổng
lượng rác. - Rác đường phố chiếm tỉ trọng 14,29% tổng lượng rác. - Rác công sở
chiếm tỉ trọng 2,8% tổng lượng rác. - Rác chợ chiếm tỉ trọng 13% tổng lượng rác. Rác thương nghiệp chiếm tỉ trọng 12% tổng lượng rác. Thành phần chủ yếu trong CTR
đô thị là chất hữu cơ (rác thực phẩm), chiếm tỷ lệ khá cao từ 60 - 75% / tổng khối
lượng chất thải. (Nguồn: Sở TN&MT Tp. HCM, 2011)
Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát
sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối
lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ
lệ này lên đến 90%). Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức
sống. Năm 2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình

cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày . Năm 2008,
theo Bộ Xây dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn nhiều so với ở nông
thôn là 0,4 kg/người/ngày. Tuy nhiên, theo Báo cáo của các địa phương năm 2010 thì
chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt đô thị trung bình trên đầu người năm 2009 của hầu hết
các địa phương đều chưa tới 1,0 kg/người/ngày. Các con số thống kê về lượng phát
sinh CTR sinh hoạt đô thị không thống nhất là một trong những thách thức cho việc
tính toán và dự báo lượng phát thải CTR đô thị ở nước ta. Kết quả điều tra tổng thể
năm 2006 - 2007 đã cho thấy, lượng CTR đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô
thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng CTR sinh
hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị tương ứng khoảng 8.000 tấn/ngày (2,92 triệu
GVHD: Vi Thị Mai Hương

16

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
tấn/năm). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, tổng lượng và chỉ số phát sinh CTR
đô thị của đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 hiện nay đã tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân
của sự gia tăng này là do Thủ đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thì
lượng CTR đô thị phát sinh đã lên đến 6.500 tấn/ngày (con số của năm 2007 là 2.600
tấn/ngày), bên cạnh đó, số đô thị loại 1 đã tăng lên 10 đô thị (trong khi năm 2007 là 4
đô thị loại 1). Trong các vùng trọng điểm, vùng Đông Nam Bộ (bao trùm cả KTTĐ
phía Nam) là nơi có lượng CTR đô thị nhiều nhất, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông
Hồng (bao trùm cả vùng KTTĐ Bắc Bộ), ít nhất là khu vực Tây Nguyên.
Lượng CTR đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp.
Đà Nẵng, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh. Còn một số đô thị nhỏ
như Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng,... tăng không nhiều do
tốc độ đô thị hóa không cao.

*Công tác thu gom CTR đô thị
Mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp quan tâm, nhưng do lượng CTR đô
thị ngày càng tăng, năng lực thu gom còn hạn chế cả về thiết bị lẫn nhân lực nên tỷ lệ
thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, do nhận thức của người dân còn chưa cao
nên lượng rác bị vứt bừa bãi ra môi trường còn nhiều, việc thu gom có phân loại tại
nguồn vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho hạ tầng cơ sở cũng như
thiết bị, nhân lực và nâng cao nhận thức. . Hình thức thu gom Việc phân loại CTR tại
nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Vì vậy ở hầu hết các đô thị nước ta, việc thu
gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu. Công tác thu gom thông thường sử dụng 2
hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được
công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ
gia đình được công nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác
chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt container
chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý.
Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn còn khoảng 15 ÷ 17% CTR đô thị bị
thải ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi
trường. Theo báo cáo của các Sở TN&MT năm 2010, một số đô thị đặc biệt, đô thị loại
1, có tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn như Hà Nội đạt khoảng 90 - 95% ở 4 quận nội
thành cũ, Tp. Hồ Chí Minh đạt 90 - 97%, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng đều đạt khoảng
90% ở khu vực nội thành, các đô thị loại 2 cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô thị
loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80%. Ở các đô thị loại 4
và 5 thì công tác thu gom được cải thiện không nhiều do nguồn lực vẫn hạn chế, thu
GVHD: Vi Thị Mai Hương

17

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp

gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu tư trang
thiết bị thu gom. Mặt khác, ý thức người dân ở các đô thị này cũng chưa cao nên có
gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom rác.
* Các biện pháp xử lý chất thải rắn hiện nay
Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được
(trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ
sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố
lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh. Ở phần lớn các bãi
chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài. Như vậy, cùng với lượng
CTR được tái chế, hiện ước tính có khoảng 60% CTR đô thị đã được xử lý bằng
phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế trong các nhà máy xử lý CTR để tạo ra
phân compost, tái chế nhựa,... Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác
không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để
khử mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt. Tuy
nhiên, vào mùa mưa, rác bị ướt không đốt được hoặc bị đốt không triệt để. Ước tính
khoảng 40 ÷ 50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không hợp vệ sinh được đốt lộ thiên.
Công nghệ đốt CTR sinh hoạt với hệ thống thiết bị đốt được thiết kế bài bản mới được
áp dụng tại Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây (Hà Nội). Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
đang có kế hoạch nhập dây chuyền công nghệ đốt chất thải có tận dụng nhiệt để phát
điện trong thời gian tới. Chất thải xây dựng chiếm khoảng 10 ÷ 15% lượng CTR đô thị
phát sinh. Về nguyên lý chất thải xây dựng có thể tận dụng để lấp chỗ trũng, rải đường
nhưng do không có sự phối kết hợp giữa các Sở GTVT. Báo cáo của Bộ TN&MT đánh
giá tình hình thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm
2011) cho thấy, trên toàn quốc còn đến 27/52 bãi chôn lấp vẫn đang triển khai xử lý ô
nhiễm triệt để; chỉ có 25/52 bãi chôn lấp không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Rất nhiều trong số các bãi chôn lấp đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để là các
điểm ô nhiễm tồn lưu. Do đó, bãi chôn lấp đã đóng cửa cần có sự quan tâm và các biện
pháp quyết liệt để xử lý, khắc phục ô nhiễm. Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu
và báo cáo của các địa phương cho thấy rất nhiều tỉnh thành phố chưa có bãi chôn lấp
hợp vệ sinh và nhà máy xử lý rác, việc xử lý và tiêu hủy rác ở đây chủ yếu là chôn lấp

và đốt ngay tại các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Các bãi rác không được quy hoạch
và phân bố nhỏ lẻ ở khắp các thành phố, thị xã và các huyện. Một số địa phương điển
GVHD: Vi Thị Mai Hương

18

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
hình như: Điện Biên, Hà Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước, Tiền
Giang, Hậu Giang,... Thời gian tới, công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam sẽ được phát
triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế,
tái sử dụng. Gần đây, có nhiều nhà đầu tư tư nhân đến Việt Nam đem theo các công
nghệ đa dạng, tuy nhiên, một số công nghệ không đáp ứng yêu cầu. Bộ Xây dựng đã
cấp giấy phép cho một số công nghệ nội địa trong lĩnh vực xử lý CTR sinh hoạt để
thúc đẩy các công nghệ phù hợp.
1.2. Hiện trạng về quá trình Đô Thị Hóa tại Thành phố Sông Công
1.2.1. Quá trình Đô Thị Hóa tại thành phố Sông Công
TX Sông Công là một đơn vị hành chính mới ra đời vào năm 1985, xuất phát
từ yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá XHCN ở nước ta. Từ những
năm 70, vùng Tây Bắc huyện Phổ Yên (dọc theo tả ngạn sông Công) vốn là đồi gò
được xây dựng thành một trung tâm công nghiệp cơ khí qui mô lớn của Tổ quốc:
KCN Gò Đầm. Nơi đây có Nhà máy Y cụ chuyên sản xuất các loại dụng cụ y tế
và một số mặt hàng xuất khẩu; Cty Phụ tùng ô tô số sản xuất các loại phụ tùng nổ
cho nhiều loại động cơ ô tô. Cty Điêzen, với thiết bị hiện đại, có khả năng mỗi năm
chế tạo được 2.000 đầu máy kéo 50 mã lực.
Sự hình thành KCN Gò Đầm đã đặt ra yêu cầu về tổ chức một đơn vị hành
chính. Để quản lí hành chính và giải quyết những công việc hành chính cho hàng
ngàn công nhân viên chức từ các nơi khác đến xây dựng nhà máy, Chính phủ cho

thành lập thị trấn Mỏ Chè, trực thuộc huyện Phổ Yên. Những năm sau đó, các nhà
máy được mở rộng, xây dựng ngày một nhiều, hệ thống các trường dạy nghề,
trường phổ thông phát triển với tốc độ nhanh chóng. Mật độ dân cư trong khu vực
tăng lên. Nhu cầu dịch vụ, phục vụ cho KCN ngày càng lớn, vượt khỏi tầm vóc của
một thị trấn. Ngày 11/4/1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết
định số 113 QĐ/HĐBT thành lập TX Sông Công, bao gồm thị trấn Mỏ Chè, xã Cải
Đan của huyện Phổ Yên, xã Tân Quang và xã Bá Xuyên của huyện Đồng Hỷ.
Là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, lúc mới thành lập TX Sông Công có 3
phường ( Mỏ Chè, Lương Châu, Thắng Lợi ) và 3 xã ( Cải Đan, Tân Quang, Bá
Xuyên). Trải qua gần hai thập kỷ phát triển, địa giới TX Sông Công có một số thay
đổi. Ngày 10/4/1999, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị
GVHD: Vi Thị Mai Hương

19

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
định số 18/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các xã,
phường thuộc TX Sông Công : Thành lập phường Phố Cò trên cơ sở 465 ha diện tích
tự nhiên và 4.898 nhân khẩu của xã Cải Đan.Thành lập xã Vinh Sơn trên cơ sở 410 ha
diện tích tự nhiên, 904 nhân khẩu của xã Bá Xuyên và 382 ha diện tích tự nhiên,
1.119 nhân khẩu của xã Cải Đan. Xã Vinh Sơn có 792 ha diện tích tự nhiên và 2.023
nhân khẩu. Thành lập phường Cải Đan trên cơ sở 533 ha diện tích tự nhiên và 1.336
nhân khẩu (phần còn lại) của xã Cải Đan. Chuyển giao xã Bình Sơn thuộc huyện
Phổ Yên về TX Sông Công quản lí. Quyết định số 05/NQ-CP ngày 13/11/2010 về
việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Tân Quang, thành lập phường Bách Quang
và xã Tân Quang. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, TX Sông Công có 10 đơn
vị hành chính gồm 6 phường: Phố Cò, Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu và

Bách Quang và 4 xã: Vinh Sơn, Tân Quang, Bình Sơn và Bá Xuyên.
Đô thị hóa ở thành phố Sông Công có nhiều mặt tích cực, song cũng còn nhiều
hạn chế.
Mặt tích cực : Quá trình đô thị hóa ngày càng nâng cao vai trò chủ đạo của khu
vực nội thị trong quá trình phát triển chung của toàn Thành phố cũng như của
toàn tỉnh, thể hiện ở việc mở rộng qui mô đô thị về dân số, diện tích, đóng góp
GDP. (Nhiều chỉ tiêu đã trở thành thế mạnh của quá trình đô thị hóa như: tỉ lệ lao
động phi nông nghiệp, tốc độ mở rộng diện tích đất nội thị, tốc dộ tăng trưởng kinh
tế, đầu mối giao thồng, tỉ lệ cấp nước sạch, số lượng các cơ sở công nghiệp, thương
mại và dịch vụ…Đô thị hóa thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu
sử dụng đất và cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tích cực, giảm khu vực nông
nghiệp và tăng ở khu vực phi nông nghiệp. Đô thị hóa góp phần tạo việc làm,
tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị, hoàn thiện dần hệ thống
cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, từ đó nang cao chất lượng cuộc sống và lối sống
văn minh đô thị. Kiến trúc cảnh quan đô thị ngày càng phát triển theo qui hoạch, về
cơ bản thể hiện nhiều nét kiến trúc cảnh quan của một đô thị công nghiệp. Quản lý đô
thị ngày càng được quan tâm hơn giúp cho quá trình đô thị hóa ngày càng mang tính
chủ động hơn trong quá trình phát triển.
Mặt hạn chế : Đô thị hóa chưa cân xứng với tiềm năng phát triển của Thành
phố và yêu cầu của một đô thị loại II, nhiều chỉ tiêu còn vay mượn so với qui
GVHD: Vi Thị Mai Hương

20

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
chuẩn của đô thị. Đô thị hóa diễn ra không đồng đều giữa các địa phương, các
phường, xã. Dân số nội thị và diện tích đất nội thị tăng đột biến vào một số năm có

quyết định hành chính thành lập các phường mới, việc chuyển đổi đất ngoại thị thành
nội thị chưa gắn liền với qui hoạch sử dụng lao động nên gây sức ép về việc làm và
tổ chức đời sống xã hội ở vùng chuyển đổi đất. Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị còn
nhiều yếu kém, nhất là giao thông và môi trường đô thị. Kiến trúc cảnh quan đô thị
còn chắp vá, chưa có qui hoạch chi tiết cho từng vùng đô thị. Chưa có qui hoạch chi
tiết phát triển và quản lí cây xanh toàn đô thị. Việc mở rộng đô thị chủ yếu vẫn là
biến nông thôn thành đô thị một cách chủ quan dẫn đến đô thị hóa thiếu bền vững
ở những nơi mới được công nhận là đô thị. Đô thị hóa ở ngoại thị vẫn mang tính tự
phát, nội thị và ngoại thị chênh lệch lớn về nhiều lĩnh vực.
1.2.2 Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại Thành phố Sông
Công
* Các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sông Công
Nước thải sinh hoạt là nước thải hình thành trong quá trình sinh hoạt của con
người. Ở thành phố Sông Công, nước thải sinh hoạt phát sinh từ 3 nguồn chính sau
đây:


Nguồn nước thải sinh hoạt đô thị (6 phường của thành phố);



Nguồn nước thải sinh hoạt nông thôn (4 xã của thành phố);



Nguồn nước thải từ các khu vệ sinh công cộng, du lịch.
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh dao động trong phạm vi rất lớn, phụ thuộc
nhiều vào điều kiện từng khu vực, quy mô khu dân cư, nguồn cấp nước sinh hoạt và
các thói quen của người dân.
Lưu vực sông Công, thành phố Sông Công là nơi có nhiều dân cư tập trung.

Mật độ dân số trung bình của thị xã là 905,93 người/km 2, cao vào loại thứ ba trong
tỉnh. Nơi có mật độ dân số lớn nhất là phường Mỏ Chè với mật độ là 3.425 người/km 2,
gấp 3,5 lần so với phường Lương Châu. Trong khi đó cơ sở hạ tầng phát triển không
theo kịp. Dân số tăng cùng với mức sống được nâng cao đã tăng lượng nước thải sinh
hoạt ra môi trường. Mặt khác, nhu cầu về nhà ở không được đáp ứng sẽ làm nảy sinh
các khu nhà tạm gây mất vệ sinh, làm nảy sinh tình trạng ô nhiễm. Hệ thống cấp nước
GVHD: Vi Thị Mai Hương

21

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
và thoát nước ở một số nơi trong thành phố còn đơn giản, chưa được xây dựng quy
mô, đồng bộ. Hiện nay, nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, khu du lịch trên địa bàn
Thành phố được đổ trực tiếp vào các suối thoát nước mưa ven các đường giao thông
nội thị, sau đó thải ra các ao, hồ, sông…
Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị xã Sông Công
Theo Quyết định 925/QĐ-BXD ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Xây Dựng về việc công nhận thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại II,
ta có tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho thị xã Sông Công về định mức dùng nước cho
mỗi đầu người tùy theo từng vùng và từng giai đoạn. Cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt thị xã Sông Công
1.

2

Đô thị loại II, loại III


2010

2020

Tiêu chuẩn nước cấp (lít/người.ngày)

120

150

Tỷ lệ phần trăm dân số được cấp nước (%)

85

99

Tiêu chuẩn nước cấp (lít/người.ngày)

60

100

Tỷ lệ phần trăm dân số được cấp nước (%)

75

90

Đô thị loại IV, loại V và khu vực nông thôn


Nguồn: Bộ Xây Dựng, TCXDVN 33:2006, Tiêu chuẩn thiết kế Cấp nước – Mạng
lưới đường ống và Công trình
Với dân số thành phố Sông Công tại thời điểm năm 2015 là 72.692 người, trong
đó dân ở thành thị có 53,38%, ở nông thôn là 47,62%. Ta có thể tính được dân số
thành thị và dân số nông thôn của thành phố Sông Công tại thời điểm năm 2015 như
sau:
Dân số thành thị thị xã Sông Công năm 2015 là 38.803 (người)
Dân số khu vực nông thôn thị xã Sông Công năm 2015 là 33.889 (người)

GVHD: Vi Thị Mai Hương

22

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
Mặt khác căn cứ theo các tính toán của WHO, tổng lượng nước thải trong sinh
hoạt sẽ được tính bằng 80% tổng lưu lượng nước cấp. Ta có thể ước tính được lưu lượng
nước thải phát sinh trên địa bàn thành phố Sông Công cụ thể theo như bảng 1.1
Bảng 2.1. Hiện trạng phát thải nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công
Thị xã Sông Công Tiêu chuẩn Tỉ lệ dân số
Tổng
Tiêu chuẩn
cấp nước
Stt
được cấp
lượng thải
Dân số
thải nước

Khu vực
nước
(lít/ng.ngđ)
(người) (lít/ng.ngđ)
1

Thành thị

38.803

120

85%

80%

3.166.325

2

Nông thôn

33.889

60

75%

80%


1.220.004

Tổng

72.692

4.386.329

Theo như bảng 1.1 ở trên, với tổng dân số thành phố Sông Công năm 2015 là
72.692 người, lượng nước thải phát sinh trên toàn thị xã Sông Công thời điểm hiện tại
là 4.386.329 lít/ ngày.đêm, tương đương với 1.601.010 m3/năm.
* Hiện trạng công tác thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn thị xã Sông Công
Hiện trạng công tác thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Sông Công
Theo báo cáo “Quy hoạch bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”
của UBND tỉnh Thái Nguyên, hiện nay phần lớn lượng nước thải sinh hoạt của các
thành phố, thị xã, thị trấn và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu mới
chỉ được xử lý qua bể tự hoại và đưa vào hệ thống thoát nước của địa phương. Hệ
thống thoát nước trên địa bàn thành phố là hệ thống thoát nước chung, nước mưa vẫn
chưa được tách riêng khỏi hệ thống thoát nước thải.
Các đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ngoại trừ thành phố Thái Nguyên đã
có dự án xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, các đô thị khác trên địa bàn tỉnh như
thành phố Sông Công và các thị trấn khác nước thải sinh hoạt đều chưa được xử lý.
Hiện nay, nước thải từ các đô thị, các khu dân cư vẫn đang được xả thải trực tiếp ra
sông suối kênh rạch trên thị xã rồi từ đó đổ vào sông Công. Điều đó khiến cho chất
lượng môi trường nước sông Công và các sông suối kênh rạch khác hiện đang và sẽ
ngày càng bị ô nhiễm.
- Ở phường Bách Quang-Thành phố Sông Công hiện nay đang áp dụng khá
thành công Công trình “Hệ thống xử lý NTSH áp dụng công nghệ lọc kỵ khí kết hợp
GVHD: Vi Thị Mai Hương


23

SVTH:Trần Xuân Tường


Đồ án tốt nghiệp
bãi lọc ngầm trồng cây tại phường Bách Quang, thị xã Sông Công” . Hệ thống xử lý
đã và đang hoạt động rất tốt và đem lại những hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường
cho địa phương. Sự thành công của dự án sẽ giúp cho công tác quản lý môi trường,
hoạch định chính sách môi trường sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Những hiệu quả của
công trình này được thể hiện cụ thể dưới đây:
+ Hiệu quả xử lý của công trình
Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, từ ngày 15 tháng 05 năm 2013 đến ngày
15 tháng 11 năm 2013, Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường đã tiến hành lấy
mẫu và phân tích chất lượng nước đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý.
Chất lượng nước thải trước khi xử lý được thể hiện qua Bảng 3.14 sau:
Bảng 1.3: Kết quả phân tích nước thải đầu vào của dự án
QCVN 14:
Ký hiệu mẫu
2008/BTNMT
TT Thông số
Đơn vị
(B)
0

V1

V2

V3


C

26,5

26,6

25,8

-

-

7,2

7,2

7,1

5-9

1

Nhiệt độ

2

pH

3


COD

mg/l

160,2

184

165

-

4

BOD5

mg/l

74,2

101,1

78,6

50

5

DO


mg/l

2,2

2,4

2,0

-

6

TSS

mg/l

245

253

235

100

7

NH4+

mg/l


20,3

18,1

19,8

10

8

PO43-

mg/l

12

10,3

11,8

10

9

Coliform

MPN/ 100ml

2,3 × 105


1,1 × 105

3,1×105

5000

Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ mới -2013
Chất lượng nước thải sau xử lý được thể hiện ở Bảng 3.15 sau:
Bảng 1.5. Kết quả phân tích nước thải đầu ra của dự án
Ký hiệu mẫu
QCVN 14:
TT Thông số
Đơn vị
2008/BTNMT
R1
R2
R3
(B)
0
1 Nhiệt độ
C
25,8
26,4
23,3
2

pH

3


COD

-

6,5

6,6

6,5

5-9

mg/l

64,5

56

46

-

GVHD: Vi Thị Mai Hương

24

SVTH:Trần Xuân Tường



Đồ án tốt nghiệp
4

BOD5

mg/l

28,3

32,0

22,8

50

5

DO

mg/l

3,3

3,8

3,9

-

6


TSS

mg/l

82

93

76

100

7

NH4+

mg/l

3,7

3,6

3,8

10

8

PO43-


mg/l

3,2

2,9

2,6

10

9

Coliform

MPN/ 100ml

1210

1520

1122

5000

Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ mới - 2013
Ghi chú: V1,V2, V3 nước thải đầu vàotrước xử lý;
R1; R2; R3 nước thải đầu ra sau xử lý;
Nhìn chung chất lượng nước thải sau xử lý các chỉ tiêu phân tích đều đạt hoặc
nằm dưới giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT cột B (Quy định giá trị tối

đa cho phép trong nước thải sinh hoạt kh i thải vào các nguồn nước không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt).
+ Hiệu quả về kinh tế - xã hội
Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam đang diễn ra rất nhanh. Dân số ở hầu hết các
trung tâm thành phố, tỉnh, huyện thị xã trên lưu vực sông Cầu đều tăng trong những
năm qua. Do sự phát triển bất cân đối giữa quá trình đô thị hóa và cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam còn thiếu thốn và thô sơ, nguồn
nước ở Việt Nam đang bị ô nhiễm hàng ngày do nước thải sinh hoạt thải ra. Vì vậy,
việc thực hiện thành công dự án sẽ góp phần rất lớn vào công tác bảo vệ môi trường
nước nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
Khi công trình đi vào hoạt động, một lượng lớn nước thải của phường Bách Quang
sẽ được xử lý, góp phần cải thiện môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, hạn chế lây lan
bệnh tật, hạn chế suy giảm chất lượng môi trường tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cộng
đồng cho người dân ở khu vực phường Bách Quang cũng như của thị xã Sông Công.
Sự thành công của dự án sẽ giúp cho công tác quản lý môi trường, hoạch định
chính sách môi trường sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn và Là địa chỉ phục vụ cho công tác
giao lưu, tham quan, học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao
nhận thức cộng đồng.
+Tác động đối với môi trường


Tác động về mặt cảnh quan: Công trình được thiết kế với hệ thống bể ngầm, trên mặt
bằng của bể được trồng các cây cảnh, các công trình nổi được thiết kế theo hướng kiến
GVHD: Vi Thị Mai Hương

25

SVTH:Trần Xuân Tường



×