Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Dao cách ly ALSTOM S2DAT, SDAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 81 trang )

DAO CÁCH LY SDAT, S2DAT, S2DA2T


1. MÔ TẢ:
1.1. TỔNG QUÁT:
Các dao cách ly ALSTOM dòng S2DA (không có dao nối đất), S2DAT
(với một dao tiếp địa) và S2DA2T (với hai dao tiếp địa) thuộc loại hai trụ, cắt ở
giữa.
Tiếp điểm chính của các dao cách ly là lưỡi tiếp xúc cái được ép bằng lò
xo. Bố trí như vậy đảm bảo đủ lực khi tiếp xúc với lưỡi đực.
Các tiếp điểm tiếp xúc với nhau bởi chuyển động trượt và các tiếp điểm
kết nối với nhau tự làm sạch và tự kẹp chặt, điều này đảm bảo trạng thái tốt nhất
trong trường hợp có ứng suất do dòng ngắn mạch.
Các thiết bị được xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn sau đây:
Ý

CEI 17-4

Mỹ

ANSI C37 30-37 NEMA SG 06;

Anh

BS 5253;

Châu Âu

IEC 129.

Các văn bản sau đây có thể tham chiếu đến nhiều kiểu thiết bị, để hiểu rõ


hơn, tham khảo các hình vẽ trong hướng dẫn này nên kết hợp chặt chẽ với việc
xem xét cẩn thận các bản vẽ lắp đặt DIN…, có liên quan đến các đặc tính theo
yêu cầu của bạn.
Các hướng dẫn liên quan đến các dao cách ly với điện áp định mức 126 và
252 kV.
2. ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN:
Tất cả các hạng mục thiết bị được vận chuyển trong hộp (thùng), phải
được xử lý cẩn thận phù hợp với các ký hiệu chuẩn bên hông của các container.
2.1. CÁC KIỂU ĐÓNG GÓI:
Đóng gói hàng lên tàu được thiết kế để bảo vệ các phần tử tránh các thiệt
hại cơ học và chống lại thời tiết trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, xử lý tại
chỗ. Nó đảm bảo rằng các sản phẩm không bị hư hỏng và tất cả các tính năng
chất lượng, đã được bảo đảm và thử nghiệm, vẫn không thay đổi.
3. NHẬN VÀ BẢO QUẢN:
3.1. NHẬN:
Ngay khi bạn nhận được thùng, kiểm tra các bên trong từng gói và đảm
bảo rằng không có thiệt hại và đảm bảo tất cả các mặt hàng ghi trong đóng gói
theo danh sách đang có.
Các mặt hàng bị hư hỏng hoặc có sự khác biệt giữa các thành phần bên
trong và danh sách đóng gói phải được báo cáo Alstom ngay lập tức.


Nếu sau khi kiểm tra các trường hợp phải di dời hoặc lưu trữ trong dài thời
gian, lưu giữ chúng như điều kiện ban đầu. Khi xử lý hoặc lấy ra khỏi thùng,
đảm bảo không làm hư hại thiết bị.
3.2. BẢO QUẢN:
3.2.1. Lưu trữ trong thời gian ngắn (dưới 3 tháng):
Đặt các gói ở nơi khô ráo và có mái che, hoặc nếu ở ngoài trời, chắc chắn
rằng khu vực được thoát nước tốt.
Trong trường hợp lưu trữ ngoài trời, những nơi cần phải có nắng và các

thùng cần được nâng lên ít nhất là 10 cm từ mặt đất tới dầm gỗ.
Nếu lưu trữ dự kiến kéo dài không quá ba tháng,, các bộ sấy chống ngưng
tụ trong các cơ cấu cơ khí không cần cấp điện..
3.2.2. Lưu trữ thời gian dài (hơn 3 tháng):
Trong trường hợp này:
Nếu thiết bị được lưu trữ trong nhà và nhà kho là khô, phải kiểm tra sự làm
việc của các cơ cấu cơ khí mỗi sáu tháng để đảm bảo không bị oxy hóa do ẩm
các cơ cấu cơ khí;
Nếu các thiết bị lưu trữ ngoài trời hoặc trong một kho ẩm (ẩm ướt), hãy
làm theo các khuyến nghị của phần 3.2.1 và cũng có thể cấp nguồn cho các bộ
sấy chống ngưng tụ của các cơ cấu cơ khí.
4. MỞ THÙNG HÀNG BỐC VÀ NÂNG CHUYỂN.
Mở thùng hàng các mục thiết bị một cách cẩn thận để tránh mất hoặc làm
hư hỏng bất kỳ phần nào.
Sứ cách điện phải được xử lý đặc biệt cẩn thận.
Mở các thùng hàng gần khu vực lắp đặt ngay trước khi lắp đặt, ở vị trí sao
cho dễ dàng móc vào thiết bị.
Móc cá thiết bị như hình B và sử dụng đầy đủ các phương tiện để nâng trụ
sao cho cân bằng.


Hình B: Nâng các phần tử của dao cách ly
5. LẮP ĐẶT VÀ HIỆU CHỈNH:
5.1. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ CÔNG ĐOẠN SƠ BỘ TRƯỚC KHI LẮP ĐẶT:
a) Để lắp đặt một cách chính xác các dao cách ly, kích thước lắp đặt của các
công trình xây dựng và thép phải tuân thủ các đặc tính cụ thể theo bản vẽ lắp đặt
DIN –… của dao cách ly đang chuẩn bị lắp đặt.
b) Nếu chỉ được bởi ALSTOM, tìm kiếm các hướng dẫn của cơ cấu cơ khí D-...
c) Vít, bu lông và đai ốc phải được siết chặt với bằng cờ lê đo lực với lực xoắn
ghi trong phụ lục "B".

d) Chuẩn bị và xử lý bề mặt tiếp xúc các phần mang điện mà dòng điện đi qua,
(ví dụ như các bề mặt tiếp xúc giữa các đầu nối và các tiếp điểm cố định) như
sau:
• Lau sạch các vết dầu mỡ khỏi bề mặt tiếp xúc bằng trichloroethylene
hoặc dung môi không mài mòn khác. Nếu bề mặt bị oxy hóa, làm sạch chúng
bằng bàn chải thép hoặc giấy nhám tốt;
• Ngay lập tức phủ một lớp CEMEX chống oxy hóa (chất ức chế);
• Lắp các bề mặt càng sớm càng tốt.


• Các bề mặt tiếp điểm trượt dẫn dòng cần phải được phủ một lớp mỏng
Vazơlin trung tính.
e) Lắp đặt các phần theo trình tự sau:
• Lắp đặt các giá đỡ cố định sứ;
• Lắp đặt sứ;
• Lắp đặt các bộ phận mang điện: Tay đòn với tiếp điểm cái di động;
• Lắp đặt các bộ phận làm việc: Tay đòn với tiếp điểm đực;
• Lắp đặt các trục làm việc theo chiều dọc của dao cách ly;
• Lắp đặt các cơ cấu làm việc của các dao cách ly;
• Lắp đặt các bộ phận truyền động ngang của dao cách ly;
• Kết nối cuối cùng và kiểm tra.
5.2. HIỆU CHỈNH:
Các dao cách ly được tổ hợp và hiệu chỉnh tại xưởng.
Nhìn chung, dao cách ly không cần bất kỳ hiệu chỉnh tại hiện trường. Tuy
nhiên, Chúng tôi cung cấp thông tin trong trường hợp hiệu chỉnh là cần thiết vì
bất cứ lý do nào.
5.3. LẮP ĐẶT DCL S2DA:
5.3.1. Bệ đỡ cố định (mô tả này áp dụng cho tất cả các dao cách ly):
- Nâng, như thể hiện trong hình B, các giá cố định (01, 02 Hình 05, 05A,
05B, 05c, 05CA; 28, 29 Hình 05D, 05E, 05F, 05G), sau khi kiểm tra các vị trí là

phù hợp với các bản vẽ lắp đặt cụ thể DIN-...,đặt chúng xuống cơ cấu bệ đỡ cố
định, với các lỗ cố định.
- Cố định chúng tạm thời.
Phương pháp nâng:
- Dùng các thước thủy, kiểm tra tất cả các đĩa quay (72, 73 Hình05, 05A,
05B, 05c, 05CA, 109, 110 Hình 05D, 05E, 05F, 05G) đỡ các sứ theo phương
nằm ngang theo hai hướng thẳng góc. Nếu cần thiết thì chêm các long đền hình
C vào bu lông, giữa các kết cấu đỡ và côn xông của bệ đỡ, cho đến khi đạt yêu
cầu.
Trước khi siết chặt chúng, kiểm tra:
• Các đế được căn thẳng hàng giữa chúng với cấu trúc đỡ;
• Các đế nằm ngang;
• Trong quá trình siết chặt không xảy ra biến dạng. Nếu cần thiết thì lặp lại
các công đoạn trên.
5.3.2. Các sứ đỡ xoay:


Xoay các đĩa quay (72, 73 Hình05, 05A, 05B, 05c, 05CA, 109, 110 Hình
05D, 05E, 05F, 05G) bằng tay và thiết lập dao cách ly ở vị trí ĐÓNG như hình.
Tháo các thanh truyền động (70-71 Hình05, 05A, 05B, 05CA, 27 vả. 05c, 107,
111 Hình 05D, 05E, 05F, 05G) của ba cực. Những thanh truyền động được lắp
đặt trên các đĩa quay, chú ý đến vị trí của nó và đánh dấu chúng.
Như thể hiện trong Hình B, nâng trụ sứ cách điện và đặt nó vào đĩa quay
sao cho các lỗ của mặt bích trên của sứ nằm ở 45 ° so với dầm dọc của giá đỡ
(Hình 2B).
Lắp đặt lại các thanh truyền động (70-71 Hình05, 05A, 05B, 05CA, 27 và
05c, 107, 111 Hình 05D, 05E, 05F, 05G) – lấy ra trước đó – vào các đĩa quay mà
không siết chặt chúng.
Thu hồi các dây cáp.
Siết chặt các thanh truyền động và sứ bằng các bu lông đặc biệt như hình

2B.
Siết chặt sứ với các bu lông còn lại.
Dùng thước thủy đặt ở vành trên của sứ đỡ, kiểm tra từng vòng cân bằng
như hình 2B.
Xoay các đĩa quay (72, 73 Hình05, 05A, 05B, 05CA, 05c, 109, 110 Hình
05D, 05E, 05F, 05G) bằng tay và đặt chúng ở vị trí CẮT (MỞ).
Dùng thước thủy, kiểm tra lại các vòng trên của sứ đã cân bằng.
Kiểm tra trong quá trình xoay, trụ sứ quay quanh trục không theo hình nón
(hình 2B).Nếu cần chèn long đền hình C đặc biệt – như hình 2B – vào giữa vòng
đệm và đĩa quay, cho đến khi hệ thống đạt yêu cầu. Khi bạn đã đạt được kết quả
cần thiết, siết chặt các bu lông. Có tính đến các long đền hình C đã thêm vào
như hình 2B, sao cho bề mặt nghiêng của giá đỡ được tạo ra cho các bu lông, để
tránh ứng suất cho các vòng của sứ đỡ.
Cuối cùng kiểm tra khoảng cách giữa các trục của các trụ sứ theo đúng
như bản vẽ lắp đặt DIN…
5.3.3. Phần chuyển động mang điện:
Chú ý: Các cánh tay, trong giai đoạn này, lắp đặt mà không có vành đẳng thế
(135 hình 6).
Cảnh báo: hai cánh tay, một đực (04,31) và một cái (05,32), tạo nên phần mang
điện của dao cahcs ly không đối xứng.
Nếu hoán đổi các cánh tay, dao cách ly không làm việc và có thể gây hư
hỏng các phần mang điện. Mỗi cánh tay phải được lắp đặt đúng tương ứng với
trụ sứ.
Khi các cực của dao cách ly ở vị trí mở, nâng cánh tay như Hình B và lắp
đặt chúng trên các trụ sứ tương ứng, và với các ốc vít, các loại đai ốc, long đền
phẳng, long đền cong, siết chặt chúng vào các vòng của trụ sứ.


5.3.4. Trục truyền động dọc, cơ cấu truyền động cơ khí và thanh truyền của
trụ dẫn hướng (Hình 7):

Trục dọc được làm bằng một ống
Với dao cách ly ở vị trí ĐÓNG và chuyển dao tiếp địa ở vị trí mở, đưa trục
truyền động (24, 34, 42 Hình 07) của cơ cấu điều khiển bằng động cơ (22,33
Hình 07) và của cơ cầu truyền động bằng tay và khớp nối (129 Hình 07) của trục
kết nối nằm dưới bệ dẫn động (01,28), trong khi vẫn giữ nó ở vị trí cao.
Đảm bảo rằng cơ cấu truyền động có cùng số sê ri với dao cách ly.
Nâng cơ cấu truyền động như hình B, và ở vị trí như trong bản vẽ lắp đặt
DIN, lắp đặt cơ cấu truyền động vào kết cấu đỡ mà không cần siết các bu lông.
Đảm bảo cơ cấu truyền động (07,12, 23, 35, 39) đang ở vị trí đóng đối với
dao cách ly và ở vị trí mớ đối với dao tiếp địa (xem các chỉ thị ở phần ống lót
nhô ra của thiết bị)
Hạ cần truyền động và đưa vào vòng kẹp (143.145) của cơ cầu truyền
động mà không siết chặt vòng kẹp, siết trục đứng vào ống nối (129) ở phía dưới
của trục với chốt (130) và hai bu lông có chốt hãm.
Sau khi kiểm tra trục truyền động đứng, siết các bu lông định vị cơ cấu
truyền động vào cấu trúc đỡ; sau đó chốt cần truyền động vào vòng kẹp (143)
bằng các bu lông (142) cho cơ cấu truyền động động cơ và vào vòng kẹp (145)
cho cơ cấu truyền động bằng tay.
Trục đứng làm bằng ống có hàn ống nối ngoài.
Với dao cách ly ở vị trí ĐÓNG và tiếp địa ở vị trí mở, đưa trục truyền
động (06, 14 Hình 07) vào ống nối của thanh truyền động (67, 76, Hình 05,
05A, 05B, 05CA) nằm dưới bệ truyền động (01), và trên ống nối (41,67,
Hình05C) đặt phía trên bệ đỡ 25 trong khi giữ nó càng cao càng tốt.
Nâng cơ cấu truyền động như trong Hình B, và ở vị trí như trong bản vẽ
lắp đặt DIN, lắp đặt cơ cấu truyền dộng vào cấu trúc đỡ mà không cần siết chặt
các bu lông.
Đảm bảo cơ cấu truyền động (07,12,23) ở vị trí đóng cho các dao cách ly
và ở vị trí mở cho các dao tiếp địa (xem vị trí của các ống nối nhô ra từ thiết bị).
Hạ thanh truyền động và đưa vào măng sông (143) của cơ cấu truyền động mà
không cần siết măng sông.

Vị trí các TRỤC TRUYỀN ĐỘNG của dao cách ly và của dao tiếp địa
(67,76 Hình 05, 05A, 05B, 05CA và 41,67 Hình05C) phù hợp với góc và kích
thước như trong hình tương ứng (05A, 05B, 05CA và 41,67 图 0,05 C).
Chú ý: nếu không có kích thước chiều cao, TRỤC TRUYỀN ĐỘNG cần được
định vị ở khoảng cách 2-3 mm từ giá đỡ.


Khoan trục truyền động dọc (06,14 Hình 07) với mũi khoan 10 mm, sử
dụng các lỗ của các thanh truyền động làm mẫu.
Chốt TRỤC TRUYỀN ĐỘNG bằng các chốt đặc biệt.
Sau khi kiểm tra các trục đứng, siết chặt các bu lông định vị trục cơ cấu
truyền động vào cơ cấu đỡ; sau đó chốt các trục truyền động vào măng sông
(143 bằng các bu lông (142)
5.3.5. Thanh truyền ngang (hình 5.3. 5):
Các thanh dùng để truyền động dao cách ly (08 Hình05, 05A, 05B, 05c;
05CA 36 hình 05D, 05E,05F, 05G)
Nới lỏng các bu lông của măng sông (09 hình 05, 05A, 05B, 05c, 05CA;.
114 Hình 05D, 05E, 05F, 05G)
Đưa thanh (08 hoặc 36) vào măng sông đã nới lỏng.
Định vị các thanh sao cho các măng sông nằm ở giữa các khớp nối.
Siết chặt các măng sông.
Các thanh dùng cho dao tiếp địa (13 và 20 Hình05A, 05B, 05c, 05CA, 43
và 37 Hình 05E, 05F, 05G)
Những thanh có các lỗ ở cuối để gắn các chốt và các bản mỏng có khe hở
để có thể điều chỉnh.
Kết nối đầu cuối của thanh nơi các bản mỏng có các khe hở được định vị,
sử dụng các bu lông đặc biệt trước khi lắp đặt.
5.3.6. Điều chỉnh các bộ phận mang điện (hình 2D, 2E và 2F):
Với tay quay đặc biệt của cơ cấu truyền động của dao cách ly, thực hiện
thao tác MỞ chậm (mở góc 90 ° ± 4) và kiểm tra các tiếp điểm đực như Hình

02C.
Tiến hành thao tác đóng chậm và kiểm tra các tiếp điểm đực nằm ở chính
giữa khi tiếp xúc với tiếp điểm cái.
Ở vị trí ĐÓNG này, kiểm tra cánh tay của tiếp điểm đực và cái nằm thẳng
hàng (khoảng sai lệch ± 2 °) và đạt được tất cả các điều kiện như hình 2C và 2D.
Trong trường hợp cần chỉnh định tâm và chỉnh thẳng hàng, sử dụng
khoảng trống ở lỗ định vị của cánh tay bằng cách chèn các long đền hình C vào
giữa giá đỡ của cánh tay và vành của sứ đỡ.
Siết chặt các bu lông và thực hiện vài thao tác bằng tay để kiểm tra.
Nếu cần thiết, lặp lại các thao tác trên.
MỞ dao bằng tay và để nó ở vị trí này.
5.3.7. Tiếp điểm hồ quang (Hình 02E):
Hình 02E thể hiện cụ thể một thiết bị đặc biệt được gọi là "thiết bị phóng
điện hồ quang tiếp xúc" được cung cấp theo yêu cầu. Thiết bị này được lắp ráp


và điều chỉnh tại xưởng và không cần bất kỳ thủ tục lắp đặt đặc biệt nào. Chỉ
nên kiểm tra, với việc đóng bằng tay của hai cánh tay:
• Tiếp điểm hồ quan cái và đực (210 và 211 hình 02E) tiếp xúc với nhau
trước các tiếp điểm đực và cái của dao cách ly;
• Khi kết thúc quá trình đóng, tiếp điểm hồ quang đực 211 nằm giữa hai
bản cách điện 212;
Nếu điều này không xảy ra, nới lỏng các ốc 213 siết tiếp điểm hồ quang
cái và để miếng gá 213 trượt dọc theo cánh tay (05,32) cho đến khi đạt các điều
kiện cần thiết.
5.3.8. Lắp đặt nắp đẳng thế (Hình 06):
Nắp đẳng thế trên cần đực.
Với hai cần ở vị trí mở:
• Chèn các ốc vít (136) M6 x 55 với vòng đệm phẳng vào nắp (135);
• Chèn đệm 35-mm (137);

• Kết nối các chi tiết vào tiếp điểm đực như hình 06;
• Siết chặt bằng bu lông, lông đền phẳng và lông đền cong.
Nắp đẳng thể trên cần cái.
Thực hiện các thủ tục tương tự mô tả ở trên cho cần đực.
5.3.9. Cần di động và các tiếp điểm cố định của dao tiếp địa:
Để tối ưu hóa vận chuyển và tránh thiệt hại cho các thiết bị, cần di động
của dao tiếp địa phải được tháo ra khỏi cơ cấu truyền động ở dưới.
Lưu ý: Khi lắp đặt xong các cần truyền động, phải kiểm tra và thực hiện
vài thao tác vận hành. Trong quá trình thao tác, đảm bảo các cần 125 và 102 và –
theo thứ tự - các cần 127 và 106 xoay đúng hướng. Nếu không , các khớp cầu sẽ
bị hỏng.
a) Các dao cách ly 123kV (Hình 08 và 09):
Vận hành bằng tay để thiết lập cơ cấu truyền động của dao cách ly đến vị
trí MỞ.
Trên ba bệ đỡ của mỗi dao cách lý, lắp đặt cần truyền động vào vị trí MỞ
(15 và 21) bằng cách chèn chúng vào các trục đỡ (146 hình 08) và siết chặt
chúng bằng các bu lông đặc biệt (147 Hình 08). Kết nối các dây dẫn nối đất dẻo
như Hình 08.
Khi nó ở vị trí MỞ, nó nằm trên cử chặn (152) như trong mặt chiếu A của
hình 8.
Không cần thiết có điều chỉnh đặc biệt nào, vì các tiếp điểm tiếp xúc rất
đơn giản. Ở vị trí đóng tiếp điểm động có vị trí như hình 09. Nếu không đạt
được vị trí đó, có thể chỉnh các cần (76 và 85 Hình 05A, 05B và 05c, 05CA) sau


khi nới lỏng đai ốc siết khớp cầu, và thay đổi vị trí của các khớp cầu dọc treo
trục của cần.
Có thể sử dụng các thanh điều chỉnh (77 và 86 Hình 05A, 05B và 05c,
05CA) để chỉnh nhỏ.
b) Dao cách ly 245kV (Hình 08A, 08B và 09A)

CẢNH BÁO: ĐỂ GIẢM MÔ ME XOẮN, LÒ XO CÂN BẲNG (165)
CỦA DAO TIẾP ĐỊA CHỈ ĐƯỢC LẮP VÀO LỖ DẪN ĐỘNG CỦA MỖI TRỤ
SỨ BA PHA.
Vận hành bằng tay thiết lập cơ cấu truyền động của dao tiếp địa đến vị trí
ĐÓNG, sao cho ống nối (174) của dao tiếp địa có thể dịch chuyển vài độ từ
phương thẳng đứng.
Nghiêng bằng tay các ống nối (174) của dao tiếp địa vào độ từ phương
thẳng đứng và cùng lúc đó lắp các cánh tay (44 và 38) của dao tiếp địa và định
vị chúng như hình 08A.
Vận hành bằng tay, thiết lập cơ cấu truyền động sang vị trí MỞ.
Để măng sông (157) trượt trên cánh tay di động của dao tiếp địa nối đất
xuống các lỗ hiệu chỉnh ở phần dưới của ống (44 và 38) của cánh tay di động
của dao tiếp địa. Để dễ dàng khớp với các lỗ, xoay chậm quanh trục của nó khi
trượt măng sông (157).
Ở vị trí này, khi dao tiếp địa ở vị trí nằm ngang, đảm bảo các tấm chống
băng (168) được định vị ở phần trên của tiếp điểm dị động (169).
Ngay sau khi các ống (44 và 38) là ở vị trí chính xác, xiết chặtcác vít (159)
và ốc vít (158) của măng sông (157).
Thanh truyền động (160) xoay một góc 1300, đầu tiền 900 (xấp xỉ), cánh
tay di động (44 và 38) quay từ vị trí nằm ngang sang vị trí thẳng đứng, khi quay
góc 400 còn lại thì cánh tay di chuyển đứng, làm tiếp điểm đực tiếp xúc với tiếp
điểm cái cố định (187 hỉnh 09A).
Đảm bảo rằng các tiếp điểm động (169) nằm ở chính giữa tiếp điểm tĩnh
(187 hỉnh 09A). Nếu không được, nới các bu lông ở giá đỡ của dao tiếp địa cho
đến khi tiếp điểm động nằm vào chính giữa, sau đó siết chặt các bu lông lại.
Kiểm ta giữa phần đỉnh của tiếp điểm động (169) và phần dưới của tiếp
điểm động (187 hình 09A) có một khe hở từ 10 đến 13mm như hình 09A.
Nếu không đúng, nới lỏng các bu lông (185 hình 09A), lúc này - nhờ các
khe giữa các bản tiếp điểm tĩnh – tiếp điểm tĩnh có thể được nâng lên hoặc hạ
xuống đến độ cao cần thiết, sau đó siết các bu lông 185 lại.

Thực hiện một số lần đóng mở bằng tay và vận hành dao tiếp địa để đảm
bảo các tiếp điểm động (169) tiếp xúc chính xác với tiếp điểm tĩnh (187) của dao
tiếp địa.


Cũng kiểm tra ở vị trí đóng các thanh truyền 160 và 161 của dao tiếp địa
đến vị trí chết, như trong hình vẽ.
Nếu điều này không đạt được, bạn có thể điều chỉnh các TRỤC TRUYỀN
ĐỘNG 125 và 102 (Hình 05E-1 và 05F-1) sau khi nới lỏng đai ốc siết khớp cầu,
và thay đổi vị trí của các khớp cầu dọc theo trục của thanh truyền.
Kiểm tra và, nếu cần thiết, điều chỉnh với các vít chặn (162 Hình 08A), vị
trí nằm ngang của cánh tay di động của dao tiếp địa (44 và 38) khi mở.
5.3.10. Liên động gữa dao cách ly vả dao tiếp địa:
Liên động giữa dao cách ly và dao tiếp địa làm việc cùng với cơ cấu truyền
động được đặt bên trong tủ truyền động.
Liên động giữa dao cách ly và dao tiếp địa – khi làm việc với các bộ phận
truyền động khác nhau – được lắp đặt trên giá đỡ cố định ở hình 05B và 05F và
nó được cấu tạo bởi:
• Thanh truyền liên động liên động (91, 122);
• Thanh (93 và 121) với chốt liên động dao cách ly;
• Thanh (92 và 123) với chốt liên động dao tiếp địa;
• Đĩa liên động dao cách ly (90 và 120);
• Đĩa liên động (89 và 124) của dao tiếp địa;
6. ĐẤU NÔI, KIỂM TRA CUỐI CÙNG VÀ CÀI ĐẶT:
6.1. ĐẤU NỐI:
Đấu nối đến hệ thống nối đất của trạm ở tất cả các điểm cần nối đất.
Đấu nối nguồn cho bộ truyền động phù hợp với sơ đồ đấu dây.
Đấu nối các dây dẫn cao thế.
Kiểm tra phụ tải (cơ khí) của dao cách ly không vượt quá mức cho phép.
6.2. Kiểm tra cuối cùng và cài đặt:

Kiểm tra không có dầu nhớt rơi ở bên dưới cơ cấu truyền động từ bộ giảm
tốc bánh răng.
Thực hiện vài thao tác bằng tay vả bằng động cơ cùng với dao tiếp địa để
kiểm tra:
- Ở vị trí đóng và mở hoàn toàn, các chỉ thị trên đĩa nằm ở vị trí chính xác
so với đánh dấu chuẩn cố định trên đĩa phía trên cơ cấu truyền động;
- Trong quá trình đóng, các tiếp điểm đực và cái ăn khớp với nhau chính
xác;


- Ở điện áp định mức, dòng điện tiêu thụ của động cơ không vượt quá giá
trị ghi trên sơ đồ đấu dây.
Đo điện trở tiếp xúc của mạch chính. Các giá trị đo giữa các tiếp xúc của
mạch chính phải như trong bảng sau:

123kV
245kV

1250A
105 μΩ
145 μΩ

16000-2000A 2500A
85 μΩ
53 μΩ
113 μΩ
71 μΩ

4000A
/

47 μΩ

7. KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG:
Các dao cách ly không yêu cầu bảo trì đặc biệt. Chúng tôi đề nghị, tuy
nhiên, để đảm bảo hoạt động chính xác của thiết bị, tiến hành kiểm tra thường
xuyên và các hoạt động bảo trì, đặc biệt là trên các bộ phận nhạy cảm hoặc bị
ảnh hưởng do ăn mòn.
Tần suất kiểm tra và các hoạt động bảo dưỡng phụ thuộc vào số lần thao
tác (1.000, 2.000 hoặc 10.000) bảo đảm.
Để bảo đảm việc bảo hành của các dao cách ly có hiệu lực, kiểm tra
thường xuyên và việc bảo dưỡng phải tuân thủ các bảng NTC-1955 / E sau.
Biểu đồ bảo trì NTC-1955 / E
Tần suất kiểm tra
Tình
trạng của
dao cách
ly
A- Dao
cách ly
Đang
làm việc

KIỂM TRA NHỎ
A1) Các phần cơ khí của thiết
bị và các bề mặt bảo vệ không
bị hư hỏng.
A2) Các vỏ bọc của dây điện
hạ áp và cáp tiếp địa không bị
hư hỏng.
A3) Cách điện không bị hư

hỏng và không có chất kết tủa
hoặc đóng cáu trên bề mặt.
A4) Cơ cấu truyền động không
bị hư hỏng.

Số lần
thao tác
đảm bảo:
1.000
Tất cả
mọi
trường
hợp
Chu kỳ
2 năm

Số lần
thao tác
đảm bảo:
2.000
Tất cả
mọi
trường
hợp
Chu kỳ
2 năm

Số lần
thao tác
đảm bảo:

10.000
Tất cả
mọi
trường
hợp
Chu kỳ
4 năm


Tùy chọn:
Kiểm tra phát nóng bằng thiết
bị kiểm nhiệt.

B – Dao
cách ly
đã được
cô lập

B1) Tiến hành kiểm tra bước 1
- 2 - 3 mô tả trong phần A
B2) Kiểm tra và làm sạch tất cả
các phần mang điện
B3) Đo điện trở tiếp xúc
B4) Kiểm tra siết chặt các bu
lông
B5) Kiểm tra sự làm việc của
điều khiển tại chỗ.
B6) Kiểm tra vận hành bằng
tay.
B7) Kiểm tra các tiếp điểm

chính tiếp xúc tốt.
B8) Kiểm tra tình trạng bề mặt
của các tiếp điểm.
KIỂM TRA CƠ CẤU DẪN
ĐỘNG
B9) Kiểm tra tất cả các phần tử
điện và cơ, cáp và tiếp địa
không bị hư hỏng.
B10) Kiểm tra bôi trơn bộ giảm
tốc
B11) Kiểm tra sự làm việc
đúng của các phần tử điện sau:
Sơn chống ngưng tụ và
điện trở sấy.
Tự động bảo vệ động cơ
Liên động điện cơ
KIỂM TRA CHÍNH:
C1) Kiểm tra tổng thể dao cách
ly từ phần như hình B

Chu kỳ
5năm
hoặc 500
chu kỳ
thao tác

Chu kỳ
5năm
hoặc
1000 chu

kỳ thao
tác

Chu kỳ
5năm
hoặc
5000
chu kỳ
thao tác

Mỗi 10
năm
hoặc
1000

Mỗi 10
Mỗi 15
năm hoặc năm
2000
hoặc
10000


C2) Kiểm tra tình trạng và sự
mài mòn của các phần tử
chính, tình trạng sứ cách điện
và các phần tử điều chỉnh cơ
khí trong quá trình lắp đặt. Nếu
phát hiện có sự sai lệch, phục
hồi lại tình trạng theo yêu cầu.

Trong trường hợp cần thay thế
các chi tiết hoặc các phần tử,
tuân theo quy trình trong
hướng dẫn lắp đặt. Trong
trường hợp có vấn đề hoặc nghi
ngờ về việc phục hồi theo đúng
yêu cầu, liên hệ ALSTOM.
KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG DỰ PHÒNG DAO CÁCH LY
BẢO ĐẢM ĐẾN 1000 THAO TÁC

KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG DỰ PHÒNG DAO CÁCH LY
BẢO ĐẢM ĐẾN 2000 THAO TÁC


KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG DỰ PHÒNG DAO CÁCH LY
BẢO ĐẢM ĐẾN 10000 THAO TÁC

8. Tháo dao cách ly và thay thế bộ phận chính:
8.1. Tháo dao cách ly:


Cảnh báo: trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động tiếp theo, đảm bảo rằng:
a) Dao cách ly ở vị trí mở;
b) Cả phía đầu dây đến và đi đều được nối đất;
c) Cơ cấu điều khiển đã được cô lập.
8.1.1, Tách mạch:
- Tháo tất cả các đầu dây cao áp tại các đầu nối.
- Tách tất cả các dây nguồn hạ áp từ cơ cấu điều khiển.
8.1.2 Tháo dỡ:
Sử dụng các dụng cụ dùng trong quá trình lắp đặt, nhưng với trình tự

ngược lại so với phần 5, tháo các phần theo trình tự như sau:
• Tháo các mũ đẳng thế (Hình 6);
• Tháo các cánh tay di động của dao tiếp địa (Hình 8 và 8A);
• Tháo các cần đực và cái (Hình 2, 2A, 2B và 2C);
• Các sứ cách điện;
• Tháo phần truyền động và trục truyền động đứng (Hình 7);
• Tháo các giá đỡ cố định (Hình 5, 5A, 5B, 5C, 5D, 5E, 5F);
• Phân loại tất cả các bu lông và đai ốc;
Khi tháo gỡ hoàn tất, lưu trữ thích hợp tất cả các thành phần.
8.2. Tháo thiết bị và thay thế bộ phận chính:
Chú ý: trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động nào tiếp theo, đảm bảo rằng:
a) Dao tiếp địa ở vị trí MỞ;
b) Dây dẫn phía đi và đến đã được nối đất;
8.2.1. Các tiếp điểm đực di động (Hình 2, 2A, 2B và 2C):
Để thay thế tiếp điểm đực di động (50 hình 02 và 58 hình 02A..), Tiến hành như
sau:
• Tháo các mũ đẳng thế (135 Hình 06.);
• Tháo các tiếp điểm đực (50 hình 02 và 58 hình 02A..) sau khi nới lỏng
các bu lông (50.1 hình 02 và 58,1 Hình 02A..) siết nó vào cần;
• Làm sạch bế mặt của tiếp điểm đực và của tiếp điểm mới và môi vào một
lớp bột chất ức chế;
• Lắp tiếp điểm mới (50 Hình 02 và 58 Hình 02A) và siết bằng các bu lông
(50.1 Hình 02 và 58.1 Hình 02A) nới lỏng trước đó.
• Lắp mũ đẳng thế vào lại (135 Hình 06).
8.2.2. Các tiếp điểm cái di động (Hình 2, 2A, 2B và 2C):


Để thay thế tiếp điểm cái di động (51 hình 02 và 59 hình 02A..), Tiến hành như
sau:
• Tháo các mũ đẳng thế (135 Hình 06.);

• Tháo các tiếp điểm cái (51 hình 02 và 59 hình 02A..) sau khi nới lỏng các
bu lông (51,1 hình 02 và 59,1 Hình 02A..) siết nó vào cần;
• Làm sạch các bề mặt của tiếp điểm mới và bôi một lớp bột ức chế;
• Lắp tiếp điểm mới vào (51 Hình 02 và 59 hình 02A.) và siết nó bằng các
bu lông (51,1 Hình 02 và 59.1 Hình 02A) nới lỏng trước đó.
• Lắp lại mũ đẳng thế (135 Hình 06).
8.2.3. Cơ cấu truyền động (Hình 7):
Trong trường hợp cơ cấu truyền động cần được thay thế, tiến hành như sau:
图 Đưa dao cách ly về trạng thái MỞ;
图 Tháo các dây dẫn mềm từ trục truyền động đứng và tháo các đấu nối
điện;
图 Không nối các trục truyền động đứng;
图 Đẩy cần lên và buộc nó vào một cuộn dây thúc đẩy trục điều hành và
buộc nó với một sợi dây thừng;
图 Treo cơ cấu truyền động vào dây cáp và nâng nhẹ nhàng để dây cáp
căng ra;
图 Tháo bốn bu lông gắn nó vào giá đỡ và các long đền cong, thẳng;
图 Kéo cơ cấu truyền động theo phương ngang và chuyển đến vị trí yêu
cầu.
Để lắp đặt cơ cấu truyền động mới, tiến hành như mô tả trong Chương 5.
8.2.4. Các dây dẫn mềm:
Trên mỗi cực của các thiết bị có:
图 2 dây dẫn mềm (Hình 2, 2A, 2B và 2C) trên các bộ phận mang điện.
图 1 dây dẫn mềm (hoặc nhiều hơn) ở dao tiếp địa (Hình 8 và 8A).
Việc thay thế là cần thiết trong trường hợp vỡ hoặc bị uốn cong bất
thường.
Để thay thế các dây dẫn mềm, nới lỏng các bu lông siết chúng vào các
phần mang điện. Vệ sinh sạch sẽ và lắp dây mềm mới vào.
8.2.5. Khớp cầu của cần điều chỉnh:
Kiểm tra các khớp cầu chuyển động trơn tru, không bị lỏng lẻo, và bề mặt

không bị gỉ sét.
Xem xét các vấn đề đó trong trường hợp thay thế.


Trước khi thay thế khớp cầu, đo cẩn thận khoảng cách giữa các trục gữa
hai đầu nối, sau đó thay thế, chỉnh độ dài của các cần đến khoảng cách như ban
đầu giữa các trục.
9. DANH MỤC CÁC CÔNG CỤ:
Các công cụ thông thường nên được trang bị đầy đủ cho việc lắp đặt và
bảo trì các dao cách ly như cờ lê vòng, cờ lê đầu mở, cờ lê đầu ống, cần siết lực
với mô men đến 200 Nm, tua vít, kìm, búa, thước thủy, quy tắc Mason, thước
dây,….
Để nâng các bộ phận, xe cẩu được trang bị đầy đủ dây cáp (cáp treo) với
các vòng sắt như hình B theo yêu cầu.
Không yêu cầu có các dụng cụ đặc biệt.
10. PHỤ TÙNG:
Gửi yêu cầu phụ tùng thay thế đến:
ALSTOM T & D S.p.A.
Qua Meucci, 22
30020 Noventa di Piave-VE(Fax 0.421-65.254 Tel.0421-309.511)
Điều kiện:
图 Số hiệu của hướng dẫn này;
图 Số hiệu của các hình và của các chi tiết trong hình;
图 Số hiệu của đơn đặt hàng, kiểu dao cách ly và số sê ri của nó.
Chú ý: Khi thay thế các bộ phận mang điện chịu dòng, các bề mặt của tiếp điểm
phải được xử lý như sau ( ví dụ bề mặt tiếp xúc giữa các mối nối và giá gắn tiếp
điểm):
图 Lau sạch bất kỳ dấu vết của dầu mỡ khỏi bề mặt tiếp xúc với
trichloroethylene hoặc các dung môi không mài mòn. Nếu bề mặt bị oxy hóa,
làm sạch chúng với một bàn chải thép hoặc giấy đá nhám tốt;

图 Bôi ngay lập tức một lớp hỗn hợp chất chống oxy hóa CEMEX (chất ức
chế);
图 Lắp các bề mặt càng sớm càng tốt.
Bề mặt tiếp điểm quét mà dòng điện chạy qua (ví dụ tiếp điểm lưỡi) phải được
phủ một lớp mỏng Va zơ lin (được phục hồi mỗi lần kiểm tra).


HÌNH 01:123 KV S2DA

Chú ý: Liên quan đến kích thước A, B, H và X, xem cụ thể bản vẽ DIN- ...
01 GIÁ DẪN ĐỘNG DƯỚI
02 GIÁ TRUYỀN ĐỘNG DƯỚI
03 SỨ
04 PHẦN MANG ĐIỆN (CẦN ĐỰC)


05 PHẦN MANG ĐIỆN (CẦN CÁI)
06 TRỤC TRUYỀN ĐỘNG ĐỨNG
07 HỘP ĐIỀU KHIỂN
08 CẦN TRUYỀN ĐỘNG NGANG


HÌNH 01A: DAO CÁCH LY 123KV S2DAT

Chú ý: liên quan đến kích thước A, B, H và X, xem cụ thể bản vẽ DIN ...
CHÚ THÍCH:
01 GIÁ DẪN ĐỘNG DƯỚI
02 GIÁ TRUYỀN ĐỘNG DƯỚI
03 SỨ
04 PHẦN MANG ĐIỆN (CẦN ĐỰC)

05 PHẦN MANG ĐIỆN (CẦN CÁI)


06 TRỤC TRUYỀN ĐỘNG ĐỨNG CỦA DCL
08 CẦN TRUYỀN ĐỘNG NGANG
12 HỘP TRUYỀN ĐỘNG
13 TRUYỀN ĐỘNG NGANG CỦA DAO TIẾP ĐỊA
14 CẦN TRUYỀN ĐỘNG ĐỨNG CỦA DTĐ
15 CÁNH TAY ĐỘNG CỦA DTĐ


HÌNH01B: 123KV S2DA2T

Chú ý: liên quan đến kích thước A, B, H và X, xem cụ thể bản vẽ DIN-...
01 GIÁ DẪN ĐỘNG DƯỚI
02 GIÁ TRUYỀN ĐỘNG DƯỚI
03 SỨ
04 PHẦN MANG ĐIỆN (CẦN ĐỰC)
05 PHẦN MANG ĐIỆN (CẦN CÁI)
08 CẦN TRUYỀN ĐỘNG NGANG


12 HỘP TRUYỀN ĐỘNG
13 TRUYỀN ĐỘNG NGANG CHO DTĐ
14 TRỤC TRUYỀN ĐỘNG ĐỨNG CỦA DTĐ BÊN PHẢI
15 CẦN DI ĐỘNG CỦA DTĐ
20 TRUYỀN ĐỘNG NGANG CỦA DTĐ BÊN TRÁI
21 CẦN DI ĐỘNG CỦA DTĐ
22 TRỤC TRUYỀN ĐỘNG CỦA DTĐ BÊN TRÁI
23 HỘP TRUYỀN ĐỘNG BẰNG TAY CỦA DTĐ BÊN TRÁI

24 TRỤC TRUYỀN ĐỘNG ĐỨNG CỦA DCL


HÌNH01C: 123KV S2DAT

Chú ý: liên quan đến kích thước A, B, H và X, xem cụ thể DIN-vẽ ...
01 GIÁ DẪN ĐỘNG DƯỚI
02 GIÁ TRUYỀN ĐỘNG DƯỚI
03 SỨ
04 PHẦN MANG ĐIỆN (CẦN ĐỰC)
05 PHẦN MANG ĐIỆN (CẦN CÁI)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×