BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y
TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN TẤN
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
KHUÔN MẶT HÀI HÒA Ở NGƯỜI VIỆT NAM
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y
TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN TẤN
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
KHUÔN MẶT HÀI HÒA Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: 62722801
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hoàng Kim Loan
HÀ NỘI - 2016
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Giá trị trung bình
SD
Độ lệch chuẩn
XHT
Xương hàm trên
XHD
Xương hàm dưới
XQ
X quang
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Tổng quan về nhân trắc học và nhân trắc học vùng mặt........................3
1.1.1. Nhân trắc học.................................................................3
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu nhân trắc học vùng mặt............................3
1.2. Một số phương pháp phân tích cấu trúc sọ-mặt thường được sử dụng. .6
1.2.1. Đo trực tiếp....................................................................6
1.2.2. Đo gián tiếp...................................................................6
1.3. Một số nghiên cứu khuôn mặt trên thế giới và ở Việt Nam gần đây......8
1.3.1. Trên thế giới...................................................................8
1.3.2. Ở Việt Nam..................................................................11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............13
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................13
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................13
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................15
2.4. Các bước tiến hành...............................................................................15
2.5. Phương tiện nghiên cứu........................................................................16
2.6. Kỹ thuật chụp phim sọ mặt từ xa nghiêng và thẳng.............................16
2.7. Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hóa...............................................................16
2.8. Các điểm mốc giải phẫu cần xác định..................................................17
2.8.1. Các điểm mốc giải phẫu, kích thước, chỉ số cần đo bằng phương
pháp đo trên ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng............................17
2.8.2. Các điểm mốc giải phẫu, kích thước cần đo trên phim sọ mặt. . .22
2.8.3. Phân tích hình dạng khuôn mặt theo Celébie và Jerolimov.......26
2.9. Xử lý số liệu.........................................................................................27
2.10. Dự kiến sai số và cách khống chế sai số............................................27
2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................28
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................29
3.1. Đặc điểm nhân trắc khuôn mặt của nhóm nghiên cứu.........................29
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu................................29
3.1.2. Các giá trị trung bình các kích thước, góc, và chỉ số...............30
3.2. Đặc điểm khuôn mặt hài hòa................................................................39
3.2.1. Các giá trị trung bình các kích thước, góc và chỉ số ở nhóm có
khuôn mặt hài hòa và nhóm có khuôn mặt không hài hòa..........39
3.2.2. Các chỉ số sọ-mặt theo Martin..........................................50
3.2.3. Phân loại hình thái khuôn mặt theo Celébie và Jerolimov.........53
3.2.4. So sánh với các tiêu chuẩn tân cổ điển................................53
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................58
4.1. Đặc điểm nhân trắc sọ-mặt của mẫu nghiên cứu..................................58
4.1.1. Tỷ lệ theo giới..............................................................58
4.1.2. Hình thái mặt...............................................................58
4.1.3. Đánh giá mô mềm.........................................................58
4.1.4. Đánh giá mô cứng.........................................................58
4.1.5. Tương quan giữa mô cứng và mô mềm...............................58
4.1.6. Sự đối xứng của khuôn mặt..............................................58
4.2. Khuôn mặt hài hòa...............................................................................58
4.2.1. Tỷ lệ khuôn mặt hài hòa..................................................58
4.2.2. Hình dạng khuôn mặt.....................................................58
4.2.3. Các chỉ số sọ-mặt..........................................................58
4.2.4. So sánh các kích thước, tỷ lệ, chỉ số giữa nhóm hài hòa và nhóm
không hài hòa trên mô mềm và mô cứng...............................58
4.2.5. Đánh giá sự đối xứng của khuôn mặt..................................58
4.2.6. So sánh với các tiêu chuẩn tân cổ điển................................58
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................59
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. ....Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng, nghiêng
chuẩn hóa...............................................................17
Bảng 2.2. ................Các kích thước nhân trắc chuẩn vùng mặt
................................................................................19
Bảng 2.3. .....................Tám chuẩn tân cổ điển thường sử dụng
................................................................................20
Bảng 2.4. ................................................Các góc trên mô mềm
................................................................................21
Bảng 3.1. .........Tỷ lệ khuôn mặt hài hòa của nhóm nghiên cứu
................................................................................29
Bảng 3.2. ............Các giá trị trung bình đo trên ảnh chuẩn hóa
................................................................................30
Bảng 3.3. .....Các giá trị trung bình (mm) đo trên phim sọ-mặt
thẳng từ xa..............................................................32
Bảng 3.4. Giá trị trung bình (mm) các kích thước sọ-mặt bên phải
và bên trái...............................................................32
Bảng 3.5. ..Mức độ khác nhau trung bình (mm) giữa bên phải
và bên trái ở nam và nữ..........................................33
Bảng 3.6. ..Các giá trị trung bình đo trên phim sọ-mặt nghiêng
................................................................................33
Bảng 3.7. .............Phân loại chỉ số mặt toàn bộ của nam và nữ
................................................................................35
Bảng 3.8. ..........................Phân loại chỉ số mũi của nam và nữ
................................................................................35
Bảng 3.9. .................Phân loại chỉ số hàm dưới của nam và nữ
................................................................................35
Bảng 3.10. ......Phân loại hình thái khuôn mặt theo Celébie và
Jerolimov.................................................................36
Bảng 3.11. .So sánh chiều cao tầng mặt trên và tầng mặt giữa
................................................................................36
Bảng 3.12. So sánh chiều cao tầng mặt giữa và tầng mặt dưới
................................................................................36
Bảng 3.13. ...So sánh chiều dài mũi (n-sn) và chiều dài tai (sasba).........................................................................37
Bảng 3.14. So sánh chiều rộng giữa hai góc mắt trong (en-en)
và chiều rộng mũi (al-al).........................................37
Bảng 3.15. So sánh chiều rộng giữa hai góc mắt trong (en-en)
và chiều rộng mắt (en-ex)......................................37
Bảng 3.16. . . .So sánh chiều rộng miệng (ch-ch) và chiều rộng
mũi (al-al)................................................................38
Bảng 3.17. . .So sánh chiều rộng mũi (al-al) và chiều rộng mặt
(zy-zy).....................................................................38
Bảng 3.18. . So sánh chiều dài mũi (n-sn) và chiều cao mặt hình
thái (n-gn)................................................................38
Bảng 3.19. . So sánh khoảng cách từ góc miệng đến cánh mũi
(ch-al) và khoảng cách từ góc miệng đến đường giữa
đồng tử (ch-pp).......................................................39
Bảng 3.20. ......Các giá trị trung bình đo trên ảnh chuẩn hóa ở
nam có khuôn mặt hài hòa và nam có khuôn mặt
không hài hòa.........................................................40
Bảng 3.21. . Các giá trị trung bình đo trên ảnh chuẩn hóa ở nữ
có khuôn mặt hài hòa và nữ có khuôn mặt không hài
hòa..........................................................................42
Bảng 3.22. . Các kích thước hai bên mặt trên phim XQ thẳng ở
nhóm nam có khuôn mặt hài hòa và nam có khuôn
mặt không hài hòa..................................................44
Bảng 3.23. . Các kích thước hai bên mặt trên phim XQ thẳng ở
nhóm nữ có khuôn mặt hài hòa và nữ có khuôn mặt
không hài hòa.........................................................44
Bảng 3.24. So sánh mức độ khác nhau giữa bên phải và bên trái
ở nhóm nam có khuôn mặt hài hòa và nam có khuôn
mặt không hài hòa...................................................45
Bảng 3.25. . .So sánh mức độ khác nhau giữa bên phải và bên
trái ở nhóm nữ có khuôn mặt hài hòa và nữ có
khuôn mặt không hài hòa.......................................45
Bảng 3.26. . Các kích thước trên phim sọ-mặt nghiêng ở nhóm
nam có khuôn mặt hài hòa và nam có khuôn mặt
không hài hòa.........................................................46
Bảng 3.27. . Các kích thước trên phim sọ-mặt nghiêng ở nhóm
nữ có khuôn mặt hài hòa và nữ có khuôn mặt không
hài hòa....................................................................48
Bảng 3.28. .....Phân loại chỉ số mặt toàn bộ của nhóm nam có
khuôn mặt hài hòa và nhóm nam có khuôn mặt
không hài hòa.........................................................50
Bảng 3.29. ........Phân loại chỉ số mặt toàn bộ của nhóm nữ có
khuôn mặt hài hòa và nhóm nữ có khuôn mặt không
hài hòa....................................................................50
Bảng 3.30. Phân loại chỉ số mũi của nhóm nam có khuôn mặt
hài hòa và nhóm nam có khuôn mặt không hài hòa
................................................................................51
Bảng 3.31. . . .Phân loại chỉ số mũi của nhóm nữ có khuôn mặt
hài hòa và nhóm nữ có khuôn mặt không hài hòa.51
Bảng 3.32. Phân loại chỉ số hàm dưới của nhóm nam có khuôn
mặt hài hòa và nhóm nam có khuôn mặt không hài
hòa..........................................................................52
Bảng 3.33. ..Phân loại chỉ số hàm dưới của nhóm nữ có khuôn
mặt hài hòa và nhóm nữ có khuôn mặt không hài
hòa..........................................................................52
Bảng 3.34. ......Phân loại hình thái khuôn mặt theo Celébie và
Jerolimov.................................................................53
Bảng 3.35. .So sánh chiều cao tầng mặt trên và tầng mặt giữa
................................................................................53
Bảng 3.36. So sánh chiều cao tầng mặt giữa và tầng mặt dưới
................................................................................54
Bảng 3.37. ...So sánh chiều dài mũi (n-sn) và chiều dài tai (sasba).........................................................................54
Bảng 3.38. So sánh chiều rộng giữa hai góc mắt trong (en-en)
và chiều rộng mũi (al-al).........................................55
Bảng 3.39. So sánh chiều rộng giữa hai góc mắt trong (en-en)
và chiều rộng mắt (en-ex)......................................55
Bảng 3.40. . . .So sánh chiều rộng miệng (ch-ch) và chiều rộng
mũi (al-al)................................................................56
Bảng 3.41. . .So sánh chiều rộng mũi (al-al) và chiều rộng mặt
(zy-zy).....................................................................56
Bảng 3.42. . So sánh chiều dài mũi (n-sn) và chiều cao mặt hình
thái (n-gn)................................................................57
Bảng 3.43. . So sánh khoảng cách từ góc miệng đến cánh mũi
(ch-al) và khoảng cách từ góc miệng đến đường giữa
đồng tử (ch-pp).......................................................57
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. ...Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ-mặt nghiêng
................................................................................23
Hình 2.2. .......................................................Đường thẩm mỹ S
................................................................................24
Hình 2.3. .......................................................Đường thẩm mỹ E
................................................................................24
Hình 2.4. ..................Các mặt phẳng tham chiếu trên mô cứng
................................................................................25
Hình 2.5. .......Phân loại hình dạng khuôn mặt theo Celébie và
Jerolimov.................................................................27
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hình thể giải phẫu cơ thể con người chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố phức tạp khác nhau. Các yếu tố như điều kiện
địa lý, phong tục tập quán tác động không nhỏ đến việc hình
thành nét đặc trưng riêng của từng dân tộc. Cơ thể con người,
đặc biệt là khuôn mặt là nét đặc trưng cho từng chủng tộc
người [1].
Để phân tích về các hình thái khuôn mặt, hiện nay có 2
phương pháp chính đó là: phân tích đo trực tiếp và phân tích
gián tiếp (bao gồm các phương pháp đo trên phim XQ kỹ
thuật số từ xa, đo trên ảnh chuẩn hóa và đo trên hình ảnh ba
chiều). Trong các phương pháp trên, phân tích gián tiếp trên
phim XQ theo kỹ thuật chụp từ xa từ lâu đã là một phương
pháp được sử dụng nhiều vì tính khách quan cao, phân tích
được cả mô mềm lẫn mô cứng. Đặc biệt với sự phát triển của
các phần mềm hỗ trợ, chúng ta có thể phân tích được nhanh
và chính xác nhiều chỉ số sọ-mặt để đưa ra chẩn đoán và
hướng điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, phương pháp
phân tích gián tiếp trên ảnh chụp chuẩn hóa cũng ngày càng
được sử dụng nhiều để phân tích hình thái khuôn mặt, với
những ưu thế về trang thiết bị kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng,
khả năng lưu giữ thông tin dễ dàng, phân tích bằng các phần
mềm hỗ trợ có độ chính xác cao, dễ thực hiện.
Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả sử dụng phim XQ từ
xa để phân tích và đưa ra các chỉ số sọ-mặt như Steiner,
Ricketts, Downs, Tweed, Mc Namara... [2], cũng như nghiên
cứu về đặc điểm hình thái khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa như
2
Broca (1862), Izard (1931), Tanner và Weiner (1949), Gavan và
cộng sự (1952), Stonner (1955), Bjerin (1957), Morees và Kean
(1958), Molhave (1958), Neger (1959), Suchner (1977).. [3].
Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều mang đậm tính bản sắc,
chỉ áp dụng cho chủng tộc nhất định, không hoàn toàn phù
hợp cho chẩn đoán và điều trị đối với người Việt Nam.
Xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng
cao, kèm theo đó là nhu cầu về thẩm mỹ của con người ngày
càng tăng lên. Hiện nay chúng ta đã có một số nghiên cứu
liên quan được tiến hành trên sọ khô, trên ảnh chụp và trên
phim XQ sọ nghiêng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và
chưa đưa ra được tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài hòa [4],
[5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12]. Vì thế hiện nay các bác
sỹ Nắn chỉnh răng, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vẫn đang áp
dụng phổ biến tiêu chuẩn của người Caucasian để điều trị cho
người Việt Nam. Việc áp dụng các chỉ số của một dân tộc này
cho một dân tộc khác là không hoàn toàn hợp lý. Vì vậy vấn
đề cấp thiết hiện nay là cần phải có các nghiên cứu về chỉ số
sọ-mặt cũng như tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài hòa ở
người Việt Nam. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài
hòa ở người Việt Nam” với các mục tiêu sau:
1.Mô tả đặc điểm nhân trắc sọ-mặt ở một nhóm người
Việt độ tuổi 18-25 bằng phương pháp đo trên ảnh
chuẩn hóa và phim sọ-mặt.
2.Xác định tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài hòa ở
nhóm nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nhân trắc học và nhân trắc học vùng
mặt
1.1.1. Nhân trắc học
Nhân trắc học là một ngành khoa học nghiên cứu về các
phương pháp đo trên cơ thể người và sử dụng toán học để
phân tích những kết quả đo được nhằm tìm hiểu quy luật về
sự phát triển hình thái giải phẫu ở người. Nhân trắc học là
công cụ đầu tiên của nhân chủng học, nó được sử dụng để
nhận dạng, với mục đích tìm hiểu sự đa dạng thể chất của con
người, để xác định tương quan giữa thể chất với các đặc điểm
phân biệt chủng tộc và tâm lý. Nhân trắc học liên quan đến
việc đo lường hệ thống các tính chất vật lý của cơ thể con
người, mô tả chủ yếu kích thước và hình dạng cơ thể. Các chỉ
số nhân trắc được đo ở trạng thái và tư thế khác nhau phỏng
theo trạng thái và tư thế hoạt động của con người nhằm thiết
lập lại trong trường hợp có tổn thương khiếm khuyết cần
chỉnh sửa để đưa lại về vị trí ban đầu [13].
Những thay đổi trong lối sống, dinh dưỡng và thành phần
dân tộc của các quần thể dẫn đến những thay đổi trong việc
phân phối các kích thước cơ thể (ví dụ như bệnh béo phì,
khuynh hướng tăng trưởng...), do đó đòi hỏi phải thường
xuyên cập nhật các bộ dữ liệu nhân trắc học.
4
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu nhân trắc học vùng mặt
Việc đo đạc cơ thể đã được thực hiện từ thời Ai Cập cổ
đại nhưng những người Hy Lạp cổ đại là mới là những người
đầu tiên thực hiện phép đo trên khuôn mặt. Mục đích của các
phép đo cũng khác nhau, một số muốn chỉ ra nhóm người ưu
việt hơn, một số muốn tạo ra vẻ đẹp hoàn mỹ trong khi mục
đích của đa số là cố gắng lượng hóa các số đo và tỷ lệ của cơ
thể [14].
Polycleitus (420-450 TCN) nghiên cứu dựa phần lớn vào
những tỷ lệ cơ bản của người Ai Cập, những tỷ lệ cơ thể lý
tưởng của ông được cho là những tiêu chuẩn đầu tiên được
định nghĩa: chiều cao mặt bằng 1/10 chiều dài cơ thể, chiều
cao toàn bộ đầu bằng 1/8 chiều dài toàn bộ cơ thể, tổng chiều
dài của đầu và cổ bằng 1/6 chiều dài cơ thể. Những tỷ lệ trên
đã trở thành một công thức chuẩn được sử dụng trong nghệ
thuật của Hy Lạp-La Mã và sau này là Tây Âu.
Trong thời kỳ nền văn minh Hy Lạp, tiêu chuẩn thẩm mỹ
mang tính chất toán học. Thời kỳ này đầu có dạng hình khối
vuông và được chia làm 4 phần bằng nhau: tầng tóc, tầng
trán, tầng mũi và tầng miệng. Theo Polycleido, chiều dọc
khuôn mặt được chia ra thành ba phần bằng nhau, chiều cao
đầu bằng 2/15 chiều dài cơ thể trong khi chiều ngang khuôn
mặt được chia thành năm phần bằng nhau.
Giữa thế kỷ XVIII, lấy cảm hứng từ nghệ thuật "cổ điển"
và văn hóa của Hy Lạp cổ đại hay La Mã cổ đại, phong cách
mới ra đời được gọi là Neoclassical (tân cổ điển). Các nghệ sĩ
5
như Leonard da Vinci, Durer, Pacioli, Alberti... đã đưa ra những
tiêu chuẩn tân cổ điển, chia khuôn mặt thành những tỷ lệ cân
đối lý tưởng.
Leonardo Da Vinci (1452-1519) cho rằng ở khuôn mặt
cân đối kích thước của miệng bằng khoảng cách từ đường
giữa 2 môi tới cằm, tỷ lệ giữa 3 tầng mặt bằng nhau, chiều
cao của tai bằng chiều cao của mũi. Dù đưa ra những tiêu
chuẩn khá nghiêm ngặt về tỷ lệ lý tưởng, song ông cũng
không phủ nhận sự phong phú vốn có của tự nhiên.
Albrecht Durer (1471-1528) chia khuôn mặt thành 3 phần
bằng nhau là phần trán, phần mũi, phần môi và cằm. Phần môi
và cằm được chia thành 4 phần bằng nhau: đường giữa 2 môi
giới hạn ¼ phía trên, rãnh cằm chia đôi khoảng cách từ lỗ mũi
tới cằm. Khoảng cách giữa 2 mắt bằng độ rộng của một mắt.
Trong thế kỷ XVIII và IXX, ngành nhân trắc học hiện đại
được phát triển, nhưng việc đo đạc đa phần diễn ra trực tiếp
trên sọ người mà ít chú ý đến mô mềm. Petrus Camper (17221789) đã nghiên cứu các góc mặt trên một số lượng lớn sọ
người và vượn. Ông nhận thấy rằng góc mặt lớn đặc trưng cho
các loài linh trưởng, trong khi người da đen và da trắng có góc
mặt nhỏ hơn. Những nhà giải phẫu học sau đó, như De
Gobineau, Broca, Topinard và Lombroso đã cho rằng có những
khác biệt về tỷ lệ sọ mặt giữa các chủng tộc người, những
khác biệt này là bằng chứng cho sự không công bằng của tự
nhiên và sự phân chia thành người cấp cao và người cấp thấp.
6
Thế kỷ XX được xem là thời kỳ của những tỷ lệ và phép
đo khách quan. Jacques Joseph (1865-1934) – cha đẻ của
ngành tạo hình mũi hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của
mũi nhìn nghiêng với thẩm mỹ khuôn mặt. Ông nghiên cứu
hướng nghiêng của sống mũi trong mối liên quan với các
đường trên mặt nghiêng hơn là với mặt phẳng Frankfort.
Ý tưởng ứng dụng “tỷ lệ vàng” để phân tích khuôn mặt,
được giới thiệu bởi Seghers cùng cộng sự, và được Ricketts
phổ biến. Tỷ lệ vàng này được cho là hấp dẫn nhất khi nhìn và
trong nhận thức của con người, kí hiệu φ (Phi) được dùng để
chỉ số 1,618. Theo Ricketts, để có được một khuôn mặt thẩm
mỹ thì một số tỷ lệ kích thước khuôn mặt phải tuân theo chỉ
số vàng như: chiều rộng mũi/chiều rộng miệng, chiều rộng
miệng/chiều rộng giữa 2 góc mắt ngoài, chiều rộng giữa 2 góc
mắt ngoài/chiều rộng mặt. Ngoài ra ông cho rằng đánh giá
một khuôn mặt cần được phân tích trong ba chiều không gian,
không có một con số tuyệt đối lý tưởng mà các mối tương
quan thường nằm trong một khoảng rộng.
1.2. Một số phương pháp phân tích cấu trúc sọ-mặt
thường được sử dụng
Hiện nay, có nhiều phương pháp nghiên cứu cấu trúc sọmặt, gồm hai cách đo chính: đo trực tiếp và đo gián tiếp (bao
gồm các phương pháp đo trên hình ảnh hai chiều và đo trên
hình ảnh ba chiều). Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược
điểm cũng như ứng dụng riêng [15], [16], [17], [18].
7
1.2.1. Đo trực tiếp
Phương pháp đo trực tiếp là phương pháp được sử dụng
đầu tiên để nghiên cứu các chỉ số nhân trắc con người nói
chung, trong đó có các chỉ số sọ-mặt. Đo trực tiếp cho biết
chính xác kích thước thật, do đó các kích thước và chỉ số
chính xác hơn. Tuy nhiên, nó có nhiều nhược điểm: độ chính
xác của kết quả đo được phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm
xác định các điểm mốc của người đo, kỹ thuật đo, mất nhiều
thời gian và nhân lực, không có khả năng lưu trữ để tiến hành
đo đạc, kiểm tra lại [16], [19].
1.2.2. Đo gián tiếp
Đo gián tiếp là phương pháp đo được tiến hành trên các
hình ảnh của đối tượng nghiên cứu được chụp lại. Các hình
ảnh này có thể là hình ảnh hai chiều hoặc hình ảnh ba chiều.
Phương pháp đo gián tiếp có nhiều ưu điểm: dễ thực hiện, tiết
kiệm được thời gian, nhân lực và đỡ phức tạp hơn nhiều so với
phương pháp đo trực tiếp trên người, ngoài ra còn có nhiều ưu
điểm về khả năng thông tin, lưu trữ và bảo quản. Cùng với sự
phát triển của công nghệ, sự ra đời của nhiều phần mềm hỗ
trợ, phương pháp đo gián tiếp cho kết quả rất nhanh và chính
xác.
Phương pháp đo gián tiếp trên hình ảnh hai chiều bao
gồm các phân tích trên ảnh chụp và trên XQ.
Ảnh chụp được ứng dụng từ lâu trong nắn chỉnh răng để
đánh giá những thay đổi trong quá trình điều trị và nó đã trở
8
thành một trong những dữ liệu không thể thiếu trong hồ sơ
bệnh án. Trước đây, việc phân tích đo đạc trên ảnh chụp vẫn
còn bị xem nhẹ dù đã được sử dụng rộng rãi, nhưng chủ yếu
là để đánh giá các đặc điểm thiên về định tính chứ không phải
đo đạc định lượng vì thiếu những quy tắc chuẩn trong việc
chụp ảnh lẫn đánh giá ảnh. Sau đó người ta đưa ra nhiều
phương pháp chụp ảnh chuẩn hóa, việc sử dụng các phương
pháp chụp ảnh chuẩn hóa làm cho phép đo ảnh chụp trở
thành công cụ khoa học và chính xác. Từ đó, các tư liệu ảnh
chụp đầu mặt được xem có giá trị để lượng giá định tính lẫn
định lượng các chỉ số khuôn mặt, đánh giá sự tăng trưởng và
phát triển, chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị và đánh giá kết
quả điều trị. Với những ưu điểm cho phép đánh giá tốt bề sự
hài hòa của khuôn mặt (đặc biệt khi so sánh với khả năng
đánh giá mô mềm trên XQ) bệnh nhân không phải phơi nhiễm
phóng xạ, nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ việc phân tích khuôn
mặt bệnh nhân qua ảnh chụp. Trước đây, phải mất thời gian
xử lý và rửa ảnh rồi mới có thể tiến hành phân tích. Ngày nay,
cùng với sự phát triển của công nghệ, máy ảnh kỹ thuật số ra
đời với nhiều tính năng ưu việt giúp có thể xem ngay hình ảnh
sau khi chụp trên máy ảnh hay nhờ kết nối với máy tính, dễ
dàng lưu trữ và bảo quản, dễ dàng sao chép mà không tốn
kém, trao đổi thông tin nhanh chóng giữa các đồng nghiệp,
thân thiện với môi trường, phân tích nhanh chóng với phần
mềm kỹ thuật số [20], [21], [22].
9
XQ là phương pháp tốt nhất để nghiên cứu những thay
đổi do phát triển, giúp đánh giá cấu trúc mô xương và mô
mềm. Hàng loạt những nghiên cứu về sọ-mặt đã được đánh
giá qua phân tích trên phim, nhằm đưa ra các tiêu chuẩn
đồng thời sử dụng để chẩn đoán và xác định phương án điều
trị trong chỉnh nha như các phân tích của Tweed, Steiner và
Ricketts... Cùng với sự ra đời của phim sọ-mặt từ xa kỹ thuật
số, việc phân tích phim trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tiện
lợi với các phần mềm phân tích phim. Bên cạnh đó, liều chiếu
xạ giảm xuống so với phim thường quy, những nguy cơ tiếp
xúc với hóa chất cũng giảm xuống do không cần phải rửa
phim. Chất lượng hình ảnh có thể được cải thiện rõ rệt bằng
cách điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và độ bão hòa của
hình ảnh. Các nhà lâm sàng cũng có thể dễ dàng và nhanh
chóng trao đổi thông tin với nhau [21].
Một nhược điểm cố hữu của các phép đo hình ảnh hai
chiều đó là sọ-mặt là một hình khối phức tạp nên có nhiều
hình ảnh chồng lên nhau không phân biệt được trên phim hai
chiều do đó khó có thể đo đạc và phân tích chính xác được.
Nhằm khắc phục hạn chế này, cùng với sự phát triển khoa học
công nghệ, các phương pháp phân tích trên hình ảnh ba chiều
lần lượt ra đời, bao gồm hệ thế hỗ trợ cắt lớp vi tính, hệ thống
quét laser hay phép đo ảnh nổi. Các phương pháp này cho
phép có được hình ảnh của đối tượng trong không gian ba
chiều, đo đạc chính xác trên các lát cắt đã được lựa chọn. Tuy
nhiên, do yêu cầu trang thiết bị phức tạp cũng như giá thành
10
cao nên ứng dụng của những phương pháp này hiện nay còn
hạn chế, chủ yếu ở những trung tâm chẩn đoán hình ảnh lớn
[15], [16], [18].
1.3. Một số nghiên cứu khuôn mặt trên thế giới và ở
Việt Nam gần đây
1.3.1. Trên thế giới
Broadbent (1894 – 1977) là người đầu tiên bắt đầu
nghiên cứu định lượng sự thay đổi các cấu trúc trên phim XQ
sọ-mặt năm 1931 [23], mục đích ban đầu là nghiên cứu
hướng phát triển của phức hợp sọ-mặt, điều này đã đưa phim
sọ-mặt từ xa trở thành một phương tiện gián tiếp không thể
thiếu trong đo nhân trắc khuôn mặt.
Năm 1953, Steiner nghiên cứu phim sọ nghiêng trên 50
người có khớp cắn bình thường, đưa ra các tiêu chuẩn bình
thường ở người châu Âu. Phương pháp phân tích của Steiner
được bổ sung thêm vào năm 1959, được công nhận là phương
pháp phân tích hiện đại nhất lúc đó, những yếu tố được phân
tích rất có ý nghĩa trên lâm sàng để chẩn đoán và điều trị nắn
chỉnh răng-hàm. Steiner cũng là người đã đưa ra đường thẩm
mỹ S để đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt. Phương pháp này vẫn
còn được áp dụng nhiều cho đến ngày nay.
Jorgensen (1991) sử dụng máy quay video-ảnh kỹ thuật
số cho phép đánh giá sự thay đổi kích thước mặt trên trẻ Tây
Bắc Âu từ 5 tuổi đến 12 tuổi.
11
Bishara (1995) dùng máy ảnh kỹ thuật số để đánh giá
tăng trưởng kích thước mặt các người trẻ Tây Bắc Âu từ 4-13
tuổi.
Berger (1999) sử dụng phim dương bản chụp thẳng để
đo đạc thay đổi của mô mềm trong thời gian dùng biện pháp
nong hàm cho thấy các kích thước trên khuôn mặt có thay đổi
trong thời gian điều trị [24].
Năm 1996, Miyajima với nghiên cứu trên nhóm 52 đối
tượng nam, nữ người Nhật, so sánh với người châu Âu thấy có
sự khác biệt các số đo nhân trắc vùng mặt như góc mũi-môi
của nhóm nam nữ Nhật nhỏ hơn mẫu người châu Âu, góc trục
mặt có hướng thẳng đứng, răng nhô. Nghiên cứu có giá trị
giống như nhiều nghiên cứu khác, khẳng định việc áp dụng
tiêu chuẩn kích thước của dân tộc này cho dân tộc khác là
không phù hợp [25].
Năm 2002, Farkas L.G., Le T.T. và cộng sự dùng các chuẩn
tỷ lệ mặt tân cổ điển để đánh giá khuôn mặt của người Mỹ gốc
Á và Âu. Chín số đo đường thẳng đã được thu thập để xác định
các khác biệt kích thước hình thái mặt trong các nhóm người
Hoa, Việt, Thái và Âu (60 người mỗi nhóm) và để đánh giá giá
trị của 6 chuẩn tân cổ điển ở những nhóm người này. Chuẩn
mặt nghiêng có ba phần bằng nhau không gặp cả ở người Âu
lẫn người Á. Ở 5 chuẩn mặt khác, tỷ lệ phù hợp của người Âu
trong phạm vi từ 16,7-36,7%, của người Á chỉ trong khoảng
1,7-26,7%. Các kích thước ngang (en-en, al-al, zy-zy) ở mặt
người Á lớn hơn người Âu một cách có ý nghĩa. Các đặc điểm
12
nổi bật của khuôn mặt người Á là khoảng gian mép mí trong
rộng hơn trong khi khe mí ngắn hơn; phần mềm mũi rộng hơn
trong bối cảnh mặt rộng, chiều rộng miệng nhỏ hơn và chiều
cao mặt dưới nhỏ hơn so với chiều cao trán [26].
Năm 2004, Choe Kyle S sử dụng phương pháp phân tích
qua ảnh nghiên cứu trên 72 người mẫu Hàn Quốc, các kích
thước khuôn mặt nhóm người mẫu nữ Hàn Quốc, được đánh
giá theo tiêu chuẩn tân cổ điển và so sánh với người da trắng
Bắc Mỹ, kết quả cho thấy tỷ lệ đạt chuẩn tân cổ điển thấp,
các so sánh với người da trắng cho thấy, chỉ có 9 trong 26 các
số đo nhân trắc có sự khác biệt có ý nghĩa [27].
Năm 2009, Farhan Zaib, Junaid Israr và Abida Ijaz nghiên
cứu phân tích mô mềm khuôn mặt nhìn nghiêng bằng phương
pháp đo trên ảnh chuẩn hóa trên 60 đối tượng có độ tuổi 1825 (30 nam và 30 nữ). Kết quả nghiên cứu trên 11 biến số cho
thấy các kích thước độ rộng mũi, góc trán mũi, góc mặt lưng
mũi và góc tổng lồi mặt ở nam giới lớn hơn so với nữ giới; góc
lồi khuôn mặt là gần như giống nhau ở cả hai giới; chỉ có góc
môi cằm và góc đầu ở nữ giới cao hơn so với ở nam giới [28].
Năm 2010, nghiên cứu của Qmar và Cộng sự trên 100
đối tượng sai khớp cắn loại II tuổi từ 15 – 19 người Pakistan với
số lượng bằng nhau ở mỗi tiểu loại sai khớp cắn loại II. Kết
quả cho thấy xương hàm trên có vị trí bình thường trong khi
xương hàm dưới lùi sau là đặc điểm ở cả 2 tiểu loại sai khớp
cắn loại II, và xương hàm dưới lùi nhiều hơn ở nhóm tiểu loại
1. Góc liên răng cửa giảm ở nhóm tiểu loại 1 trong khi góc này
13
ở nhóm tiểu loại 2 tăng nhẹ. Tỷ lệ chiều cao tầng mặt dưới ở
nhóm tiểu loại 2 giảm so với nhóm tiểu loại 1 [29].
Năm 2014, Cindi SY Leung và Cộng sự nghiên cứu 514
trẻ 12 tuổi ở miền Nam Trung Quốc trên ảnh chuẩn hóa, tiến
hành các phép đo đạc trung bình cấu trúc mô mềm và xác
định sự khác biệt về kích thước giữa 2 giới. Kết quả cho thấy
sự khác biệt lớn nhất ở góc mũi-má (nam: 64,56 0-132,800, nữ:
73,330-123,890) và góc môi cằm (nam: 93,360-158,110, nữ:
98,270-164,110). Sự khác biệt giữa 2 giới cũng được tìm thấy ở
các góc mũi dọc, góc cổ cằm, góc lồi mặt và góc tổng lồi mặt.
Góc mũi dọc lớn hơn ở nam (26,95 0±3,690) so với nữ
(25,970±3,670) và góc cổ cằm ở nam cũng lớn hơn
(97,050±7,760) so với nữ (92,580±6,640). Nữ có độ lồi khuôn
mặt lớn hơn (169,850±4,830) và tổng lồi trên khuôn mặt [30].
1.3.2. Ở Việt Nam
Năm 1972, Nguyễn Kim Nga so sánh sự khác nhau về
các chỉ số sọ mặt theo phân tích Downs, Steiner với người
thuộc chủng tộc Cáp-ca và nhận thấy rằng kích cỡ cấu trúc
mặt phía trước cũng như phía sau người Việt Nam nhỏ hơn
người thuộc chủng tộc Cáp-ca. Toàn bộ khuôn mặt người Việt
Nam lùi hơn so với với thuộc chủng tộc Cáp-ca trong đó XHT
lùi nhiều hơn so với XHD. Người Việt Nam cũng có mặt phẳng
hàm dưới dốc đi đôi với vẩu xương ổ răng và răng [31].
Năm 1999, Hồ Thị Thùy Trang nghiên cứu trên 62 sinh
viên qua các ảnh chụp, tuổi từ 18-25 có khuôn mặt hài hòa,
kết quả cho thấy tầng trên ở phần mũi bẹt, mũi và sống mũi
14
trên nhóm người Việt thấp hơn, đỉnh mũi tù hơn; phần trán
nhô ra trước hơn, đặc biệt là ở nữ. Tầng mặt dưới nhô nhiều ra
trước, hai môi trên và dưới đều nhô ra trước, môi dưới nằm
trước đường thẩm mỹ và môi trên gần chạm đường thẩm mỹ.
Môi dưới dày hơn và chiều cao của cằm ngắn hơn tương đối so
với tầng mặt dưới, cằm lùi hơn đặc biệt là ở nữ. Nhìn thẳng,
miệng nhỏ hơn khoảng cách so với hai đồng tử [32].
Năm 2010, Võ Trương Như Ngọc và Cộng sự đã nghiên
cứu đặc điểm kết cấu và chỉ số sọ mặt ở 143 sinh viên độ tuổi
18-25 bằng phương pháp đo trực tiếp, đo trên phim sọ-mặt kỹ
thuật số từ xa và đo trên ảnh chuẩn hóa. Nhìn chung các kích
thước ngang và dọc đầu mặt, sọ mặt ở nam lớn hơn ở nữ, các
tỷ lệ, các chỉ số thường không khác nhau, các góc mô mềm
nhìn nghiêng thay đổi tùy theo góc. Tỷ lệ tầng mặt trên/tầng
mặt giữa/tầng mặt dưới của nhóm nghiên cứu đều gần bằng
nhau, tần suất xuất hiện các tỷ lệ đạt được các tiêu chuẩn tân
cổ điển là không cao. Về tương quan giữa mô cứng và mô
mềm tác giả cho rằng nghiên cứu trên phim sọ-mặt từ xa là
chính xác nhất và kết luận rằng mô cứng không thể phản ánh
được đúng tình trạng mô mềm, mô mềm có quá trình thích
nghi riêng, mô cứng và mô mềm có tương quan nhưng không
chặt chẽ [33].
Năm 2012, Nguyễn Tuấn Anh nghiên cứu trên 146 học
sinh trường Trung học phổ thông Chu Văn An – Hà Nội độ tuổi
16-18 tuổi bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa cho thấy
khuôn mặt hình Oval chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là hình