Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

tiểu luận đánh giá về cán cân thương mại của việt nam. những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thức khi là thành viên của wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.62 KB, 15 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT




Đề tài 5:


Đánh giá về cán cân thương mại của Việt
Nam. Những thuận lợi, cơ hội và những
khó khăn thách thức khi là thành viên
của WTO




















Phần I – ĐÁNH GIÁ VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM.

1.1.Khái quát về cán cân thương mại

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán
cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập
khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược
lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch
đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Ngoài ra, nhập
khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại
nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ
tăng lên và ngược lại. này cũng tăng.
Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu
của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và
thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi
xuất khẩu là yếu tố tự định.
Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối
giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền
của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng
xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên
sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.

Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất
lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 sẽ giảm và các giả
i pháp kiềm
chế nhập siêu năm 2009 Thứ Ba, ngày 10/02/2009

Đánh giá 2010

1.Cán Cân Thương Mại Việt Nam Tiếp Tục Bị Thâm Thủng,

Về kinh tế, theo báo cáo mới nhất của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, thâm thủng trong cán
cân thương mại của Việt Nam lên đến 30% trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng thời kỳ hồi
năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm 2009, nhập siêu của Việt Nam là 6.45 tỷ đôla. Trong 9 tháng
đầu năm nay 2010, thâm thủng lên đến 8.5 tỷ theo thẩm định của cơ quan thống kê. Trong thời
gian này, Việt Nam xuất cảng 51.5 tỷ đô la hàng hóa nhưng phải nhập khẩu đến 60 tỷ đôla.

Theo giải thích của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ thâm thủng gia tăng là do tăng nhu cầu nhập cảng


máy móc để sản xuất đến 11.6%. Một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ của Việt Nam là dầu
khí, thế nhưng Việt Nam đã phải chi ra đến 4.9 tỷ đôla để sản xuất dầu hỏa nhưng chỉ thu vào
được 3.7 tỷ đôla tiền bán dầu thô trong 9 tháng đầu năm nay. Để thúc đẩy xuất khẩu và chống
thâm thủng mậu dịch, tháng 8 vừa qua Ngân hàng nhà nước phá giá đồng bạc Việt Nam 2.1%
nhưng kết quả không mấy khả quan trong việc kích thích kinh tế.

Cũng trong 9 tháng đầu năm nay vật giá đã tăng 8.6%. Trong một tin khác, trong bản báo cáo
cập nhật về triển vọng phát triển châu Á năm 2010 công bố hôm nay, Ngân hàng Phát triển châu
Á gọi tắt là ADB, đã đánh giá lạc quan hơn về tăng trưởng của châu Á, trong đó có Việt Nam.
Từ mức 6.5% dự báo vào tháng 4 vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được điều
chỉnh lên thành 6.7% cho năm nay và 7% cho năm 2011.


Đồng thời ADB cũng hạ mức dự báo lạm phát của Việt Nam từ 10% xuống còn 8.5% cho năm
2010 và 7.5% cho năm tới. Tuy nhiên trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không còn là nước
có tăng trưởng nhanh nhất, bị xếp sau Singapore, Lào, Thái Lan và Mã Lai. Mức dự trữ ngoại tệ
của Việt Nam, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, chỉ đạt khoảng 13.5 tỷ đô-la tính đến cuối
tháng 6, tương đương gần 10 tuần nhập cảng hàng hóa và dịch vụ, thấp hơn mức 14.1 tỷ đô-la
vào cuối năm 2009.

ADB cũng lo ngại trước tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn ở mức đáng kể, trong
lúc tỷ lệ lạm phát tiếp tục khá cao. Trong bối cảnh người dân Việt Nam vẫn tung tiền đồng ra để
mua vàng và đô-la Mỹ, giá trị đồng bạc Việt Nam tiếp tục bị giảm.

2. Nền kinh tế đang phục hồi và thể hiện rõ sự ổn định, dẫn tới việc gia tăng cả về kim
ngạch xuất khẩu (KNXK) và nhập khẩu (XK). Tuy vậy, vấn đề đặt ra là cần quan tâm thỏa
đáng và khống chế mức nhập siêu thế nào như đã đề ra trong năm kế hoạch 2010 để
hướng tới mục tiêu cân bằng cán cân thương mại.

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty May Việt Tiến. Ảnh: Hà
Thái



Xuất khẩu đã lấy lại phong độ

KNXK của cả nước tháng 4 đạt 5,7 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng 3, trong đó XK của
các doanh nghiệp (DN) trong nước đạt 2,61 tỷ USD, tăng 6,1%. So với tháng 4-2009 (là tháng
khó khăn nhất của XK Việt Nam), KNXK tháng 4 năm nay tăng 33,5%. Xét theo nhóm hàng,
nhóm hàng nông - lâm - thủy sản tăng 17,8%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản tăng 4,0%;
nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 39,7%. Tính chung, KNXK 4 tháng đạt 20,16 tỷ USD,
tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng mừng, nhóm hàng công nghi
ệp chế biến đạt 10,32 tỷ

USD, tăng 12,7% và là mức tăng cao nhất trong số các nhóm hàng. Thực tế này cho thấy, trình
độ phát triển của nền kinh tế ngày càng cải thiện, cơ cấu hàng XK dần thay đổi về chất, theo
hướng hiện đại, gia tăng tỷ trọng và hàm lượng chế biến trong hàng hóa XK, mang lại giá trị gia
tăng cao hơn tính trên từng đầu sản phẩm. Hiện đã có 6 mặt hàng có KNXK hơn 1 tỷ USD là
thủy sản, gạo, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép. Cụ thể, thủy sản đạt kim ngạch
1,28 tỷ USD, gạo: 1,12 tỷ USD, dầu thô: 1,78 tỷ USD, sản phẩm gỗ: 1 tỷ USD, dệt may: 3,04 tỷ
USD, da giày: 1,36 tỷ USD. Ngoài ra, một số mặt hàng có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
XK, như than đá đạt 485 triệu USD (tăng 27,8%); linh kiện điện tử ước đạt 0,99 tỷ USD (tăng
39,1%); máy móc, thiết b
ị phụ tùng đạt 0,9 tỷ USD (tăng 78,4%); dây và cáp điện và phương tiện
vận tải và phụ tùng hơn 2 lần. Tuy nhiên, một số mặt hàng giảm, như sắn và sản phẩm sắn giảm
52,4% về lượng và 12,9% về kim ngạch; cà phê giảm 16,1% về lượng và 22,7% về kim ngạch
(tương đương 193 triệu USD). Đáng chú ý là, giá nhiều mặt hàng XK tăng trên thị trường thế
giới đã đóng góp đáng kể vào KNXK, như giá hạt điều tăng 16,3%, chè các loại tăng 5,5%, hạt
tiêu: 28,7%, gạo: 15,2%, sắn và sản phẩm từ sắn: 83,4%, than đá: 44,9%, dầu thô: 72,1%, cao su:
96,5%. Tính chung, sự tăng giá này góp phần tăng thêm khoảng 1,45 tỷ USD trong tổng KNXK.
Tốc độ tăng trưởng KNXK tháng 4 và bốn tháng vào một số thị trường chính như châu Á tăng
lần lượt so với cùng kỳ năm ngoái là 42,4% và tăng 37,8%; EU tăng 11,3% và tăng 5,5%; Hoa
Kỳ tăng 22,3% và tăng 22,6%; Trung Quốc tăng 62,3% và tăng 54,6%. .

Cảnh báo mất cân bằng cán cân thương mại

KNNK tháng 4 ước 6,95 tỷ USD, tăng 3% so với tháng 3 và tăng 25% so với tháng 4-
2009, trong đó NK của các DN trong nước ước đạt 4 tỷ USD, tăng 10,7%; nhưng DN có vốn đầu
tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 2,95 tỷ USD, tăng 51,5%. Tính chung bốn tháng, KNNK đạt 24,8 tỷ
USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ. Trong đó NK của các DN trong nước đạt 14,56 tỷ USD, tăng
23,4%, NK của các DN có vốn ĐTNN ước đạt gần 10,25 tỷ USD, tă
ng 55,6%. Điều này cho
thấy, hoạt động sản xuất đã phục hồi và kéo theo nhu cầu NK phục vụ sản xuất của DN tăng trở
lại. Xét theo nhóm hàng, thì nhóm hàng cần thiết NK bốn tháng ước đạt 19,24 tỷ USD (tăng

31,5% so với cùng kỳ); nhóm hàng cần phải kiểm soát ước đạt 2,91 tỷ USD (tăng 58,8% so với
cùng kỳ); nhóm hàng hạn chế NK ước đạt 2,66 tỷ USD (tăng 44,5% so với cùng kỳ)

Cũng như XK, giá nhiều mặt hàng trên thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ là một trong những
nguyên nhân khiến KNNK tăng cao. Trong đó giá xăng dầu các loại tăng 55,8%, khí đốt hóa
lỏng: 50,8%, chất dẻo nguyên liệu: 45,5%, sợi các loại: 34,3%, phôi thép: 19,7%, kim loại
thường: 56% Yếu tố tăng giá của các mặt hàng này làm KNNK tăng thêm hơn 1,8 tỷ USD.

Giá trị nhập siêu bốn tháng đầu năm đạt hơn 4,6 tỷ USD, chiếm 23,1% KNXK. Đáng lưu ý là


nhập siêu từ Trung Quốc chiếm khoảng 75,4% tổng mức nhập siêu của cả nước. Bộ Công
thương đánh giá, nhìn chung mức nhập siêu vẫn đáng báo động, có thể gây mất ổn định cho nền
kinh tế. Do vậy, để khống chế được tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu cả năm dưới mức 20% như kế
hoạch, giải pháp trước mắt cần làm là kiểm tra chặt chẽ
việc NK các nhóm hàng cần kiểm soát,
nhất là nhóm hàng cần hạn chế NK. Các chuyên gia khuyến cáo, ngành chức năng phải theo dõi,
khống chế những mặt hàng có KNNK lớn, các mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh trong thời gian
gần đây, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được (như sắt, thép các loại, phân bón, một số loại
máy móc thiết bị phụ tùng ). Đồng thời, đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại nhằm tìm thị
trường mới; đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh XK, kiểm soát NK; theo dõi sát
diễn biến thị trường trong nước để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, tránh nhập hàng
xa xỉ hoặc chưa cần thiết.
3.Tình hình cán cân thanh toán năm 2010
Thông tin trên được đưa ra tại báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và dự kiến kế
hoạch phát triển 2011, được Chính phủ công bố ngày 17/10 vừa qua.

Trước đ
ó, con số này cũng đã được đề cập trong một báo cùng tên của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư trình lên Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 8, ngày 30-31/8. Về cơ bản, tình hình

xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, ODA không có sự khác biệt nhiều giữa hai báo cáo.

Các con số đáng chú ý là đầu tư nước ngoài vẫn được giữ ở mức dự báo trước, ước đạt
171,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 8,5 tỷ USD (không bao gồm phần đóng góp trong
nước), bằng 21,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng gần 28% so với năm 2009.
Trong khi đó, giải ngân vốn ODA cả năm 2010 đạt khoảng 3,5 tỷ USD (vốn vay là 3,2 tỷ USD,
viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD), trong đó 558,5 triệu USD là các khoản giải ngân
nhanh.

Tuy nhiên, nhập siêu năm 2010 được dự báo khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 19,8% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Con số này thấp hơn 500 triệu USD so với kết quả dự báo của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư trước đó. Nguyên nhân được ghi nhận là do xuất khẩu tăng thêm tương ứng, ước đạt
68 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giữ nguyên mức 81,5 tỷ USD.

Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội ngày 18/10 tỏ ra lo lắng về tình hình thâm
hụt thương mại tăng cao.

Nhập siêu tuy đạt mứ
c dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5
tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009 (năm 2009 là 12,85 tỷ USD). Nếu loại trừ đá quý, kim loại
quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn trên 23%.

“Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP. Nhập siêu kéo
dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép
giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công
có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới
đây”, Uỷ ban Kinh tế nhìn nhận.

”Theo tiêu chí của IMF, tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai 8% GDP sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ
mô của quốc gia”, báo cáo thẩm tra trích dẫn như một lưu ý về vấn đề này.





Tuy nhiên, xem xét các cấu thành trong cán cân thanh toán tại báo cáo của Chính phủ, nhiều
chỉ cân đối thể hiện góc nhìn lạc quan hơn so với đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cán cân thương mại tính theo giá FOB năm 2010 ước chỉ còn thâm hụt 8,2 tỷ USD, dịch vụ
thâm hụt 0,55 tỷ USD và thu nhập đầu tư thâm hụt 4,2 tỷ USD, chuyển tiền thặng dư 7,5 tỷ
USD. Trong khi các chỉ tiêu này tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
lần lượt là -10,1 tỷ
USD; -1,9 tỷ USD; -5,4 tỷ USD và 6,9 tỷ USD.

Kết quả là cán cân vãng lai từ mức thâm hụt 10,6 tỷ USD tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư đã được cải thiện lên mức thâm hụt 5,48 tỷ USD trong nhìn nhận của Chính phủ.

Cán cân vốn và tài chính tiếp tục cho thấy Chính phủ đánh giá lạc quan hơn khi mức thặng dư
lên tới 11,54 tỷ USD, cao hơn 1,3 tỷ USD so với con số 9,2 tỷ USD mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đưa ra trước đó.

Tuy nhiên, cán cân tổng thể vận được giữ ở mức thâm hụt khoảng 4 tỷ USD. “Đây là nguyên
nhân chủ yếu tác động đến cung cầu và tỷ giá VND/USD tăng lên”, Chính phủ tái khẳng định.

Với năm 2011, báo cáo của Chính phủ cho rằng, cán cân thanh toán quốc tế cơ bản cân đối giữa
luồng ngoại tệ vào và ra.

Dự kiến cán cân thương mại thâm hụt 9,51 tỷ USD, dịch vụ thâm hụt 1,75 tỷ USD, thu nhập
đầu tư thâm hụt 5,12 tỷ USD, chuyển tiền thặng dư 5,5 tỷ USD và do đó cán cân vãng lai thâm
hụt khoảng gần 10,9 tỷ USD. Số thâm hụt này được bù đắp bằng thặng dư trong cán cân vốn và
tài chính 11,8 tỷ USD. Cán cân tổng thể thặng dư khoảng 500 triệu USD


4. Cán cân thương mại được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đều tăng so với
cùng kỳ 2009 là điểm nổi trội trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta, nhất là từ quý
III/2010.

Số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 25/10 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong
10 tháng qua đạt 57, 776 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 10 tháng là 67,278 tỷ
USD. So với 10 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,3%; trong khi kim ngạch
nhập khẩu chỉ tăng 20,7%.







Từng bước cải thiện cán cân thương mại

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 đã từng
bước được cải thiện. Nếu như hết quý I/2010, xuất khẩu chỉ tăng 1,6% trong khi nhập khẩu tăng
tới 40,2%; hết quý II xuất khẩu tăng 17%, nhập khẩu tăng 29,1%, thì đến hết quý III tốc độ tăng
xuất khẩu đã cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu (xuất khẩu tăng 23,2%, nhập khẩu tăng 22,7%).
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, xuất khẩu đang có chuyển biến tích
cực, bình quân mỗi tháng đạt 5,78 tỷ USD, cao hơn mức bình quân kế hoạch năm (kế hoạch năm
60,5 tỷ USD với mức bình quân 5,04 tỷ USD/tháng). Những kết quả khả quan này đạt được nhờ
có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, việc triển khai tích cực nhiều giải pháp của Bộ Công
Thương nhằm đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu.
Cán cân thương mại nhờ đó đã được cải thiện đáng kể so với những tháng đầu năm.
Vụ Thị trường ngoài nước (Bộ Công Thương) đánh giá, xuất khẩu tăng trên tất cả các thị trường
v

ới mức tăng lần lượt là châu Á tăng 28,4%, châu Phi tăng 27,9%, châu Mỹ tăng 27,3%, châu Âu
tăng 13,7% và châu Đại Dương tăng 13,6%.
Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu( Bộ Công Thương) Phạm Văn Chinh phân tích, xuất khẩu 10
tháng đầu năm có nhiều điểm sáng, nếu trừ đi kim ngạch tái xuất vàng thì kim ngạch xuất khẩu
của cả nước vẫn tăng 17% - gấp gần 3 lần so với dự kiến. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã chuyển
dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng
công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế
biến tăng mạnh từ 62,8% lên 68,2%, so với cùng kỳ 2009.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng

Đến tháng 9 đã có 13 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. Dẫn đầu trong các mặt hàng
có kim ngạch xuất khẩu cao là dệt may với kết quả xuất khẩu 10 tháng là 9,166 tỷ USD cùng với
đơn hàng đã ký kết thì kim ngạch xuất khẩu nãm 2010 của ngành Dệt may sẽ ðạt 11 tỷ USD,
výợt 500 triệu USnD so với kế hoạch.







Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, giày dép xuất khẩu Việt Nam đang xếp ở vị trí
4/10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Sản phẩm đã có mặt tại 50 quốc gia, trong đó phần lớn là
các mặt hàng: giày thể thao, giày vải, giày da nam, nữ và dép các loại. Hiện ngành công nghiệp
Da giày đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cả nước (sau dệt may và dầu thô). Dự kiến, năm
2010, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành sẽ tăng khoảng 17% so với năm 2009, đạt 5,57 tỷ
USD.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 28,2 tỷ USD, chiếm 34,6% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nhóm hàng có

tốc độ tăng cao. Trong đó, có nhiều mặt hàng có sự tăng trưởng vượt trội như: hoá chất tăng hơn
2,9 lần, sắt thép các loại tă
ng hơn 2,8 lần, phương tiện vận tải tăng 76,7%, dây điện và cáp điện
tăng 67,8%, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 55,2%, sản phẩm hoá chất tăng 49,8%
Trong lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn, lũy kế 9 tháng, đã xuất khẩu được trên 969.200 tấn thủy
sản, trị giá trên 3,5 tỷ USD, tăng 10,9% về khối lượng và 15,4% về giá trị so với cùng kỳ 2009.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nhận định, với tốc độ như hiện nay, giá trị
xuất khẩu thủy sản năm 2010 của cả nước có thể đạt 4,5 tỷ USD như dự kiến.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến hết tháng 9/2010, tổng lượng gạo xuất
khẩu 9 tháng đạt 5,55 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,56 tỷ USD, tăng 11,75% về lượng và 14,35% v

giá trị.
VFA dự tính thời gian còn lại của năm 2010 sẽ xuất khẩu tổng cộng 1,2 triệu tấn gạo nữa. Như
vậy, xuất khẩu gạo cả năm 2010 của Việt Nam có thể đạt 6,5- 6,6 triệu tấn.
Theo Bộ NN&PTNT, lượng cao su xuất khẩu 10 tháng qua ước đạt trên 600.000 tấn, đạt gần 1,7
tỷ USD, tăng gần 7,7% về lượng nhưng tăng hơn 92% về giá trị so v
ới cùng kỳ 2009.





Phần II: NHỮNG KHÓ KHĂN – THUẬN LỢI,
THÁCH THỨC – CƠ HỘI KHI VIỆT NAM
GIA NHẬP TỔ CHỨC WTO.

I.KHÁI QUÁT VỀ WTO ( TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI)
I.1. Giới thiệu chung :
Trụ sở: Geneva, Thụy Sĩ
Ngày thành lập: 01-01-1995

Sáng lập bởi: Vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994)
Thành viên: 153
Người đứng đầu: Tổng Giám đốc Pascal Lamy
I.2 WTO là gì ?
-WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (Worrld Trade Organnization). Tổ chức
này được thành lập và hoạt động từ 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương
mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương
mại và thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của
Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và
đầu tư).
-WTO có 153 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên
khác những ưu đãi nhất định trong thương mại,.
I.3 Cơ cấu tổ chức:
WTO được tổ chức như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):
· Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các
nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO;
· Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ
trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ
quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại;
· Các Hội đồng Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên
quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ
hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại
diện tham gia các cơ quan này;
· Ban thư ký: Ban thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ,
Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ
nào.
I.4 Các nguyên tắc nền tảng của WTO :
Các Hiệp định trong WTO xoay quanh một số nguyên tắc chủ đạo, trong đó có những nguyên tắc

có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp:
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): Theo nguyên tắc này, mỗi nước thành viên phải dành sự đối xử
không phân biệt cho hàng hoá và dịch vụ đến từ các nước thành viên WTO khac nhau.
Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường sẽ được cạnh tranh công bằng với doanh
nghiệp xuất khẩu đến từ các nước khác.


Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi nước thành viên phải đối xử với
hàng hoá, dịch vụ đến từ các nước thành viên khác (sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ thuế liên
quan) không kém thuận lợi hơn hàng hoá, dịch vụ nội địa của mình.
Với nguyên tắc này doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường nhập khẩu về cơ bản sẽ được
cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nội địa trong nước nhập khẩu đó.
Nguyên tắc cắt giảm thuế quan và không sư dụng các biện pháp phi thuế quan: theo nguyên tắc
này, các thành viên WTO phải cam kết cắt giảm thuế quan và chỉ sử dụng hệ thống thuế quan
này để bảo vệ sản xuất trong nước - phải bãi bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (hạn ngạch,
cấp phép nhập khẩu…) trừ một số trườ
ng hợp hãn hữu được phép.
Với nguyên tắc này, việc nhập khẩu hàng hoá sẽ trở nên rõ ràng và dễ dự đoán hơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu.
Nguyên tắc minh bạch: nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên WTO phải công khai, rõ ràng, dễ
dự đoán trong các thủ tục, quy trình hay quy định liên quan đến thương mại.
Với nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết cho hoạt động kinh
doanh của mình mà không mất quá nhiều chi phí. Ngoài ra, minh bạch hoá cũng giúp doanh
nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhận biết và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
I.5 Chức năng của tổ chức:
WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
· Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và
cả những cam kết trong tương lai, nế
u có);
· Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về

tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
· Giả quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
· Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
I.6 Các quyết định trong WTO được thông qua như thế nào?
Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ
khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là
“được thông qua”.
Do đó, hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa các
thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không phải là một
thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết
định của WTO được thông qua theo các cơ chế bỏ
phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):
Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có ¾ số phiếu ủng hộ;
Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có ¾ số phiếu ủng hộ;
Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong GATT,
GATS và TRIP): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.
I.7 WTO giải quyết các tranh chấp thương mại :
WTO chỉ cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp về thương mại giữa các nước thành viên (tức là
ở cấp Chính phủ), không giải quyết các tranh chấp thương mại của các công ty, doanh nghiệp
kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế các tranh chấp thương mại liên quan đến lợi ích chung của nhiề
u doanh
nghiệp thường là khởi nguồn dẫn tới những tranh chấp ở cấp độ Chính phủ giữa các thành viên
WTO.
WTO có một Hiệp định riêng quy định một cơ chế chung giải quyết tranh chấp giữa các thành
viên liên quan đến các vấn đề của WTO - Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp. Ngoài ra,


một số Hiệp định chuyên ngành của WTO có thể có các quy định đặc thù về giải quyết tranh

chấp.

II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
2.1 Thuận lợi:
2.1.1 Về mặt lý thuyết:
9 Hội nhập thương mại quốc tế và dựa theo nguyên tắc tối hệu quốc ( MFN),nguyên tắc đối
xử quốc gia tạo nên một thị trường rộng lớn, không bị phân biệt đối xử hàng hóa, có
điều kiên cạnh tranh công bằng nên hàng hóa Việt Nam được tiêu thụ dễ dàng hơn
9 Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với vị thế của nước đang phát triển.
Đây là những yếu tố quan trọng để Việt Nam phát huy những lợi thế về tài nguyên và lao
động, thâm nhập vào thị trường quốc tế và nhập khẩu những yếu tố cần thiết phục vụ quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
9 Là thành viên của WTO các nước thành viên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp trong việc nắm bắt thông tin thị trường nhanh, dễ và kịp thời hơn cho hoạt động
kinh doanh của mình .( dựa theo nguyên tắc minh bạch)
9 Với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO, Việt Nam sẽ dễ dàng đối mặt với
các vụ kiện, tranh chấp trên thị trường hơn
9 Người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm và tăng thêm thu nhập do vị thế thành viên
WTO giúp chúng ta dễ dàng tăng cường trao đổi hàng hóa, tăng lượng FDI chảy vào Việt
Nam
2.1.2 Trên thực tế :
9 Công nghiệp: năm 2007, Chỉ mới 6 tháng đầu đầu tư cho công nghiệp đã tăng lên 14%
do đầu tư tăng nên nhập khẩu hàng hóa cũng tăng đến 30,6% ở 6 tháng đầu.Xuất khẩu cũng gia
tăng một mức nhất định điển hình là hàng dệt, quần áo tăng 25.9% và ngành xuất khẩu gỗ sau
khi bãi bỏ hạn nghạch cũng tăng vượt mức lên 23%.Đến năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp
cả năm 2009 ước đạt 696.577 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó có sự đóng
góp lớn nhất của khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể,
giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh năm 2009 đạt mức tăng trưởng 9,9%; khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,1%, trong đó dầu khí tăng 9,2%, các ngành khác tăng 8%,
còn khu vự

c kinh tế Nhà nước có mức tăng thấp 3,7%.
9 Nông nghiệp:
Một số các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như chè cà phề, điều, tiêu có điều kiện tiếp
cận với thị trường rộng hơn nữa và có cơ hội phát huy thế mạnh cạnh tranh
Gia nhập WTO các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thuận lợi trong việc xâm nhập vào thị
trường nông sản thế giới và được cạnh tranh một cách công bằng
Ví dụ : trước đây, nông sản Việt Nam khó vào được các thị trường Mỹ, Nhật, EU vì thuế cao và
bị phân biệt đối xử; khi gia nhập, chúng ta có cơ hội tiếp cận các thị trường này một cách thuận
lợi hơn. Đặc điểm của các thị trường này là khối lượng tiêu thụ thấp nhưng giá sản phẩm rất cao,
phù hợp với quy trình sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô nhỏ.
9 Tài chính:
Nhi
ều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như HSBC tạo nên sức ép cạnh tranh
đối với hệ thống ngân hàng nước nhà tạo nên sự bùng nổ thị trường chứng khoán, hoạt động tài
chính ngân hàng trong những năm gần đây.
9 Về mặt xã hội:


Việc gia nhập WTO năm 2007 chưa để lại dấu ấn đáng kể đối với tạo việc làm. Số lao
động có việc làm năm 2007 và 2008 tăng tương ứng 2,3% và 2,0%, trong khi con số này của
năm 2006 là 2,7%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm. tiền lương bình quân của người làm
công ăn lương năm 2007 tăng gần 10% so với năm 2006.
2.2 Khó khăn
2.2.1. Khó khăn về trình độ phát triển
Mặc dù đã trải qua gần 20 năm mở cửa và đổi mới, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn là
nước đang phát triển ở trình độ thấp. Gần 80% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền kinh tế
thị trường đang trong giai đoạn hình thành và còn nhiều ảnh hưởng của thời kinh tế tập trung bao
cấp. Tình trạng độc quyền vẫn tồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực, nhất là tài chính, ngân
hàng, điện, bưu chính viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất thấp; hệ thống
pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập… Tất cả các yếu tố ấy làm cho tiến

trình hoàn tất các thủ tục và đáp ứng các điều kiện tham gia WTO của ta chậm trễ. Những yêu
cầu về mở cửa thị
trường do các thành viên WTO đưa ra rất cao, trong khi Việt Nam chỉ đủ sức
đưa ra những cam kết thấp.
2.2 2.Bất lợi của người đi sau
Việc gia nhập WTO sau 148 nước, trong đó có những nước tiềm năng xuất khẩu lớn như
Thái Lan, Trung Quốc… càng làm tăng sự bất lợi của Việt Nam. Việc Trung Quốc trở thành
thành viên chính thức của WTO năm 2001 đã khiến Việt Nam khó khăn hơn trong việc cạ
nh
tranh với hàng hóa Trung Quốc vốn đang tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ. Việt Nam và
Trung Quốc vốn tương đối giống nhau về trình độ kinh tế cũng như các mặt hàng xuất khẩu.
Xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có bốn sản phẩm giống của Trung Quốc, đó là hàng dệt may,
giày dép, gốm sứ và hàng điện tử. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có mục tiêu là xuất sang các
thị trường Nhật, ASEAN, EU, Mỹ. Là thành viên của WTO, Trung Quốc được hưởng những
mức thuế ưu đãi khi xuất sang các nước này, do vậy cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay
gắt.
2.2.3.Cạnh tranh với các nước đang phát triển và phát triển
Gia nhập WTO nghĩa là tham gia một sân chơi bình đẳng. Nhiều nước đang phát triển có
cùng trình độ như Việt Nam, có các chủng loại hàng hóa, dịch vụ tương tự như chúng ta, nhưng
họ đã gia nhập WTO trước và đã được hưởng một số ưu đãi. Việt Nam sẽ là đối thủ cạnh tranh
với các nước đang phát triển khác về hàng xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU… Để
duy trì lợi thế cạnh tranh, các nước này không muốn chúng ta có những điều kiện ưu đãi hơn họ
khi chúng ta gia nhập WTO. Vì vậy, trong quá trình đàm phán đa phương và song phương, Việt
Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc
gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải
thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với các nước đã phát triển, nhất là
trong lĩnh vực nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh. Việt Nam mong muốn giữ nguyên mức
trợ cấp xuất khẩu như hiện nay và dần dần giảm xuống phù hợp với các điều khoản của WTO.
Thế nhưng, tại một số nước phát triển, nông sản vẫn tiếp tục được trợ giá và rõ ràng hàng nông

sản Việt Nam xuất sang các nước phát triển sẽ khó cạnh tranh được vớ
i hàng nông sản nội địa
vốn vẫn đang được các nước này bảo hộ.
2.2 4.Mâu thuẫn giữa năng lực thực thi và các cam kết
Để tham gia WTO, Việt Nam không những phải hoàn thiện khung luật pháp đáp ứng điều
kiện của một nước thành viên mà còn phải nghiêm túc thực hiện cam kết đó. Để đáp ứng các yêu
cầu trên, Chính phủ Việt Nam đã đề ra Chương trình xây dựng luật pháp để gia nhập WTO với


hai phần: luật phục vụ nghĩa vụ của các nước thành viên WTO (bắt buộc) như: Luật Cạnh tranh;
Luật Thương mại; Luật Đầu tư (không phân biệt đầu tư trong hay ngoài nước); Sở hữu trí tuệ,
Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi… và luật về quyền của nước thành viên (không bắt buộc) như
Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp… Việt Nam hứa sẽ tuân thủ
các cam kết
của mình ngay sau khi gia nhập WTO cho dù các cam kết này có thể mâu thuẫn với pháp luật
hiện hành. Tuy vậy, việc thực thi các cam kết là khó vì yêu cầu của các nước rất cao trong khi hệ
thống pháp luật của ta chưa hoàn chỉnh, nhiều quy định mới được thông qua, hoặc mới ban hành
nhưng chưa được áp dụng trong thực tiễn.
Theo Hiệp định về các khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) của
WTO, các nước thành viên ph
ải có hệ thống bảo vệ bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn
mác hàng hóa… rất nghiêm ngặt. Thế nhưng, ở nước ta, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, ăn
cắp bản quyền, mẫu mã… vẫn diễn ra tràn lan và chưa được giải quyết triệt để. Tình hình trên
làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh bình đẳng và đúng luật trên thị trường
thế giới.
III, NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
3.1. Cơ hội
¾ Tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của các nước thành viên, mở rộng thị trường
xuất khẩu
¾ Cơ hội cải thiện môi trường kinh doanh : phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế

trong nước, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất, công
nghệ quản lý, rút ngắn khoảng cách phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
¾ Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác : nghĩa là có
tiếng nói trong thị trường thương mại thế giới, có cơ hội đấu tranh nhằm thiết lập một trật
tự kinh tế mới công bằng và hợp lý hơn, và có thể bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp cũng
như đất nước mình.
¾ Là cơ hội để chúng ta có thể thúc đẩy quá trình cải cách của ta đồng bộ hơn hiệu quả hơn.
¾ Cơ hội cho Việt Nam có thể nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
3.2 Thách thức
3.2.1.Về sức ép cạnh tranh:
Khi gia nhập vào tổ chức WTO, các thành viên phải tiến hành tiến trình giảm thuế, cắt
giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ,…Cùng với quá trình
hội nhập, VN sẽ phả
i thực hiện mở cửa dẫn đến việc hàng loạt các mặt hàng từ các nước đổ vào
tràn ngập thị trường Việt Nam. Chính những điều đó khiến môi trường kinh doanh ở nước ta
ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp,
nhất là đối với những doanh nghiệp nhà nước đã quen với “bầu vú cao cấp” của nhà nước. Hơn
thế nữa, đây là cuộc cạnh tranh diển ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” mạnh hơn, trên bình diện
rộng hơn,sâu hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chủ động và sẵn sàng đối diện với thách thức
này bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển là chặng đường mà mọi quốc gia đều phải đi qua
trên con đường hướng tới kết quả phồn vinh. Dù có không gia nhập WTO thì thách thức này sớm
muộn cũng sẽ đến.
Đặc biệt, hai lĩnh vực chủ lực của Việt Nam là nông nghiệp và dệt may cũng phải đối đầu
với những khó khăn khi VN gia nhập WTO. Thị trường nông nghiệp của các nước phát triển vẫn
được bảo hộ cao , sự duy trì các biện pháp trợ cấp được ngụy trang khéo; thị trường dệt may vẫn
chịu sự chi phối của các hạn ngạch và thời gian xóa bỏ các hạnh ngạch là rất dài. Các nước WTO
sẽ sử dụng những quy định chặt chẽ hơn về trợ cấp xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu với hành
nông sản. điều này gây khó khăn không nhỏ cho VN bởi ta đang trợ cấp XK 4 mặt hàng: gạo,



café, thịt lợn, rau quả đóng hộp và đang mở rộng sang những mặt hàng khác. Mà hệ thống
thương mại thế giới dưới sự điều chỉnh của WTO, dường như thiên về thực hiện các thỏa thuận
dựa trên cơ sở “có đi có lại”. Điều này hạn chế rất nhiều sự phát triền kinh tế của các nước thành
viên đang phát triển khi điề
u kiện kinh tế của họ còn kém hơn nhiều so với cá nước phát triển.
Việt Nam nằm trong số những Quốc Gia chịu sức ép cạnh tranh lớn như vậy.
3.2.2. Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Một trong những hệ quả tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc tế là chuyển dịch
cơ cấu và bố trí nguồn l
ực. dưới sức ép cạnh tranh 1 ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ
phải mất đi để nhường chỗ cho 1 ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều
rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách thức hết sức to lớn. chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách
thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng
thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải
pháp an ninh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn.
3.2.3. Thách thức của việc hoàn thành thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lí liên quan đến kinh tế thương
mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO. Trước hết phải liên tục hoàn
thiện các quy định về cạnh tranh để đảm bảo 1 môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng
khi hội nhập. Sau đó phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động
và khả năng thích ứng nhanh, yếu tố quy định sự thành bại của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bố
trí nguồn lực. Cuối cùng những cam kết mở cửa thị trường của ta là cam kết theo lộ trình nên tiến
trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sẽ còn tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài.
Một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hóa. Đây là thách thức to lớn đối
với mọi nền hành chính quốc gia. Khi gia nhập WTO nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải
có sự thay đổi theo hướng công khai nhiều hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là một nền hành chính
vì quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và doanh nhân, khắc phục “sức ỳ” của tư duy và khắc
phục mọi biểu hiện trì trệ, vô trách nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành chính như vậy,
sẽ không thể tận dụng được cơ hội do WTO mang lại.
3.2.4. Thách thức về mặt xã hội

Trên thế giới sự phân phối lợi ích của tòn cầu hóa là không đồng đều. Những nước có nền
kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ích ít hơn. Ở mỗi Quốc Gia, sự phân phối lợi ích cũng
không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực
của toàn cầu hóa, nguy cơ phá sản của một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thật nghiệp sẽ tăng
lên phân hóa giàu nghèo trong XH sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và
an sinh xã hội đúng đắn phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng:”tăng cường
kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng XH ngay trong từng bước
phát triển.
Bên cạnh đó hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường,
giữ gìn trật tự XH bảo vệ an ninh QG giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân
tộc chống lại lối sống thực dụng tha hóa về mặt đạo đức.
3.2.5. Thách thức về nguồn nhân lực
Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các
nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện,
kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là một khó khăn không nhỏ, tạo
thách thức lớn đối với nguồn nhân lực nước nhà.
Để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo
dựng môi trường cạnh tranh năng động và cải cách có hiệu quả nề
n hành chính quốc gia, bên


cạnh quan tâm về mặt chủ trương cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ trung
ương tới địa phương. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần đông cán bộ của
ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở có sự tham gia của các yếu tố
nước ngoài. Nếu không có sự cân b
ằng từ bây giờ thách thức này sẽ chuyển thành khó khăn dài
hạn rất khó khắc phục. Ngoài ra , để tận dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và
tham gia có hiệu quả vào các cuộc đàm phán trong tương lai của tổ chức này, chúng ta cần phải
có một đội ngũ cán bộ thông thạo quy định và luật lệ của WTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm
phán quốc tế. Thông qua đàm phán gia nhập ta đ

ã từng bước xây dựng đội ngũ này nhưng vẫn
còn thiếu.


×