Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

TÌNH TRẠNG NHIỄM HELICOBACTER PYLORI ở GIA ĐÌNH có NGƯỜI NHIỄM HELICOBACTER PYLORI tại VIỆN NGHIÊN cứu và đào tạo TIÊU hóa GAN mật năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VINH LY

TÌNH TRẠNG NHIỄM
HELICOBACTER PYLORI Ở GIA ĐÌNH CÓ
NGƯỜI NHIỄM HELICOBACTER PYLORI TẠI
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO TIÊU HÓA
GAN MẬT NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VINH LY

TÌNH TRẠNG NHIỄM
HELICOBACTER PYLORI Ở GIA ĐÌNH CÓ
NGƯỜI NHIỄM HELICOBACTER PYLORI TẠI
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO TIÊU HÓA
GAN MẬT NĂM 2018


Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60720140

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Đào Văn Long


HÀ NỘI – 2018
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các ký hiệu:
(+): Dương tính.
(-): Âm tính.
Σ: Tổng cộng.
%: Tỷ lệ phần trăm.
Tiếng Việt:
- DD-TT
- DSR
- ĐK
- KNKQ
- LL
- LS
- NMDD
- TX
- UTDD
- VDD
Tiếng Anh:
- CagA
- CI
- CLO test

- ELiSA
- Etest
- H.pylori
- Hp
- OR
- PcR
- RAPD

>: Lớn hơn.
<: Nhỏ hơn.
≥: Bằng hoặc lớn hơn.
≤: Bằng hoặc nhỏ hơn.
: Dạ dày-tá tràng.
: Dị sán ruột.
: Đôi khi.
: Khi nhớ khi quên.
: Luôn luôn.
: Loạn sản.
: Niêm mạc dạ dày.
: Thường xuyên.
: Ung thư dạ dày.
: Viêm dạ dày.
: Cy totoxin Associated gene.
: Canfidence intereal.
: Campylobacter like crganrrism test.
: Enzym linhed immanosorbert ASSay.
: Epsilometer test.
: Helicobacter pylori.
: Helicobacter pylori.
: odds ratio.

: Polymerase chain reactium.
: Radam amplified polymorplic DNA.


- RUT
- UBT
- VagA

: Rapid usease test.
: Urea breath test.
: Vaasolating cytotoxin
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Lịch sử phát hiện Helicobacter pylori....................................................3
1.2. Dịch tễ học.................................................................................................4
1.2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm (prevalence)..................................................................................4
1.2.2. Tần suất nhiễm mới..................................................................................................5
1.2.3. Tỷ lệ tái nhiễm..........................................................................................................6
1.2.4. Cơ chế lây truyền H. pylori......................................................................................7

1.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm H. pylori..............................................8
1.3.1. Tuổi..........................................................................................................................8
1.3.2. Giới...........................................................................................................................9
1.3.3. Tình trạng kinh tế xã hội..........................................................................................9

1.4. Đặc tính sinh học của H. pylori.............................................................16
1.5. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori.....................................17

1.5.1. Các phương pháp cần nội soi tiêu hóa...................................................................17
1.5.2. Các phương pháp không cần nội soi (non - invasive methods).............................20

1.6. Tình hình nghiên cứu dịch tễ học nhiễm H. pylori ở Việt nam..........21
CHƯƠNG 2....................................................................................................24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................24
2.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu................................................................................................24
2.1.3. Cách chọn mẫu vào nhóm nghiên cứu...................................................................24
2.1.4. Các chỉ số trong nghiên cứu...................................................................................24
2.1.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu....................................................................................25
2.1.6. Phân tích và xử lý số liệu.......................................................................................26

CHƯƠNG 3....................................................................................................27
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................27
3.1. Đặc điểm chung và tỷ lệ nhiễm H. pylori của quần thể đối tượng
nghiên cứu...................................................................................................27
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư...........................................27
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới....................................................27

3.2. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở đối tượng nghiên cứu.....................................28


3.2.1. Tỷ lệ nhiễm H. pylori theo giới..............................................................................28
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm H. pylori theo nhóm tuổi....................................................................28
3.2.4. Tỷ lệ nhiễm H. pylori theo địa dư (tỉnh)................................................................29

3.3. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với các nguy cơ biến số
nghiên cứu...................................................................................................29
3.3.1. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về kinh tế xã

hội của quần thể nghiên cứu....................................................................................29
3.3.2. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về tập quán, lối
sống, vệ sinh môi trường và cá nhân của quần thể nghiên cứu...............................31

CHƯƠNG 4....................................................................................................31
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................32
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................32
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm H. pylori phân bố theo nhóm tuổi........................28
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm H. pylori giữa các tỉnh.........................................29
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với tình trạng nhiễm H. pylori
........................................................................................................29
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa học vấn với tình trạng nhiễm H. pylori....30
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa số người sống trong gia đình với tình trạng
nhiễm H. pylori..............................................................................30
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa rửa tay sau khi đi vệ sinh với tình trạng
nhiễm H. pylori..............................................................................31
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa sử dụng chung dụng cụ ăn uống (bát, đũa,
thìa) với tình trạng nhiễm H. pylori...............................................31


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu phân theo nhóm tuổi....................27
Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính............................27

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ nhiễm H. pylori phân bố theo giới...................................28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh nhiễm trùng phổ biến trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Viêm dạ dày (VDD) mạn tính chiếm tỷ lệ rất cao trong
các bệnh lý dạ dày – tá tràng (DD-TT) đến khám tại các cơ sở y tế, các
chuyên khoa tiêu hóa.
Nguyên nhân gây bệnh đã được đề cập từ lâu nhưng chỉ tới 1983
Marshall B. J. và Warren J.R [1] mới phát hiện và nuôi cấy thành công vi
khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) đã chứng minh vai trò chính của nó
trong bệnh lý DD-TT. Dần dần hầu hết các nghiên cứu đều công nhận vi
khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu của VDD mạn tính, loét DD-TT,
u MALT (Mucosal – Associated Lymphoma tissue) và ung thư dạ dày
(UTDD). Nhiễm H. pylori mạn sẽ gây VDD mạn, dẫn tới viêm teo niêm mạc,
dị sản ruột, loạn sản là những tổn thương tiền ung thư [2].
H. pylori có lẽ là vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm phổ biến nhất trên thế
giới, ở các nước công nghiệp phát triển trung bình có khoảng 20 – 30% dân số
bị nhiễm khuẩn này và tăng nhanh tới trên 50% ở tuổi 60. Ở các nước đang
phát triển những người có điều kiện kinh tế xã hội thấp thường có tỷ lệ nhiễm
cao. Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy tình hình nhiễm H. pylori ở 14
nước đang phát triển ở tuổi dưới 15 là 80% [3], [4]. Ở các nước này, nhiễm H.
pylori chủ yếu bị mắc từ tuổi nhỏ và sự khác nhau về tỷ lệ hiện nhiễm được
theo dõi qua các thế hệ nối tiếp đã phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội
và môi trường họ sống. Ở miền Bắc Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn
Văn Bàng và cs [5],[6] trên 824 trẻ tỷ lệ nhiễm H. pylori là 34%.
Nghiên cứu về vai trò của di truyền của Malaty HM và cộng sự ở Thụy
Điển cho thấy có vai trò của di truyền trong lây nhiễm H. pylori. Những nhóm các

cặp sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ nhiễm cao hơn hẳn các cặp sinh đôi khác trứng.


2

Tại Châu Á và Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng, chính
thói quen sinh hoạt và ăn uống là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lây
nhiễm HP, đặc biệt là những người sống cùng với người đã nhiễm HP. Thông
thường, khi ăn uống người Việt thường có thói quen chấm chung một bát
nước mắm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác. Khi một người
trong gia đình nhiễm HP chưa điều trị, sẽ dễ dàng lây nhiễm cho các thành
viên khác trong gia đình, từ đó làm cho HP trở nên khó điều trị dứt điểm.
Việc xác định mức độ nhiễm HP và vai trò các yếu tố nguy cơ tăng lây
nhiễm HP ở các đối tượng sống trong gia đình là rất cần thiết để xác lập
những biện pháp phòng lây nhiễm HP và tránh các hậu quả về bệnh lý đường
tiêu hóa do vi khuẩn này gây nên trong dân chúng. Nhằm đánh giá tỷ lệ nhiễm
H. pylori ở các đối tượng sống trong gia đình những người nhiễm H. pylori,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình trạng nhiễm Helicobacter pylori ở gia đình
có người nhiễm Helicobacter pylori tại Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa
gan mật năm 2018” với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các đối tượng sống trong gia đình
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm H. pylori ở các đối
tượng trên


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử phát hiện Helicobacter pylori

Trong quan niệm kinh điển, dịch dạ dày được coi là vô khuẩn do khả
năng diệt khuẩn mạnh của axit clohydric. Trước khi H. pylori chính thức được
công nhận, đã có một vài thông báo về một loại vi khuẩn tìm thấy trong dạ
dày người. Năm 1940, Freedberg AS và cs đã công bố về sự tồn tại một loại
vi khuẩn hình xoắn trên niêm mạc dạ dày bị cắt bỏ [13]. Năm 1979, tại bệnh
viện hoàng gia Perth (Australia), Robin Warren một nhà giải phẫu bệnh đã
phát hiện thấy một loại vi khuẩn hình xoắn, thường xuất hiện trong các mảnh
sinh thiết dạ dày ở lớp chất nhầy phủ lên tế bào niêm mạc dạ dày, quan sát
dưới kính hiển vi điện tử, ông thấy chúng rất giống loại vi khuẩn đã tìm được
trong các thông báo trước đó [1]. Năm 1981, Barry Marshall khi đó đang thực
hành tại Khoa Nội tiêu hoá của Bệnh viện Perth rất quan tâm đến quan sát của
Robin Warren, nhân tình cờ một bệnh nhân viêm hang vị dạ dày được điều trị
bằng Tetracycline, sau đó các triệu chứng hoàn toàn biến mất, nội soi và kiểm
tra mô bệnh học thấy sự biến mất của các tế bào viêm cùng các xoắn khuẩn.
Ông đã tìm cách phân lập vi khuẩn này. Sau nhiều lần nuôi cấy không thành
công, đến mẫu nuôi cấy thứ 35 thì được để lại trong tủ ấm 5 ngày do nghỉ Lễ
Phục Sinh, khi dĩa nuôi cấy được kiểm tra thì thấy xuất hiện một loại khuẩn
lạc thuần, đường kính 1mm, kiểm tra trên tiêu bản nhuộm Gram thấy hình vi
khuẩn cong, xoắn nhẹ phù hợp với hình thể trên tiêu bản trực tiếp từ mảnh sinh
thiết. H. pylori đã được phân lập thành công và được Marshall B.J chính thức công
bố [1]. Vi khuẩn này ban đầu được gọi là Campylobacter like organism, do chúng
có hình thái tương tự như một nhóm tác nhân gây bệnh đường ruột được biết là
các Campylobacters. Tại hội thảo quốc tế về nhiễm trùng Campylobacters


4

(Brussels, 1983), Skirrow đề nghị gọi vi khuẩn mới này là Campylobacters
pyloridis, về sau được đổi lại là Campylobacters pylori cho phù hợp với nguyên
tắc đặt tên theo ngôn ngữ Latin. Năm 1988 Goodwin và cs trong khi nghiên cứu về

siêu cấu trúc, thành phần acid béo của tế bào và trình tự chuỗi rRNA 16S của
Campylobacters pylori và Campylobacters mustelae đã nhận thấy, chúng khác
hẳn với giống Campylobacters. Trên cơ sở nghiên cứu đó, Goodwin và cs đề
nghị xếp Campylobacters pylori và Campylobacters mustelae vào một giống
mới, giống Helicobacter (Helicobacter genus). Tháng 6 năm 1989 tạp chí
quốc tế về hệ thống vi khuẩn học (The International Journal of Systematic
Bacteriology) chấp nhận tên giống vi khuẩn mới Helicobacter, từ đó
Campylobacters pylori được gọi là Helicobacter pylori [14]. Bằng việc khám phá
ra vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, Warren B.J và Marshall
J.R đã giành được giải thưởng Nobel Sinh lý học và Y học vào năm 2005.
Từ đó đến nay, có nhiều nghiên cứu lâm sàng làm sáng tỏ dần vai trò
của H. pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng.
1.2. Dịch tễ học
Trên thế giới có hơn 3,5 tỷ người nhiễm H. pylori và trên 700 triệu
người bị bệnh lý đường tiêu hóa liên quan đến nhiễm H. pylori. Cũng như đối
với các bệnh khác, nghiên cứu dịch tễ học nhiễm H. pylori có vai trò quyết
định các biện pháp cơ bản trong chiến lược y tế cộng đồng nhằm khống chế
sự lây nhiễm của vi khuẩn này [15]. Từ thời điểm được phát hiện, công bố
rộng rãi, khẳng định vai trò bệnh lý của vi khuẩn này, hàng loạt các nghiên
cứu dịch tễ học trên thế giới đã cho phép đi đến một số kết luận về phân bố
dịch tễ cũng như các bệnh liên quan đến nhiễm H. pylori [16].
1.2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm (prevalence)
Tỷ lệ nhiễm H. pylori cao ở các nước đang phát triển và thấp ở các nước
phát triển và tùy theo vào mỗi khu vực, vùng địa lý, thành thị hay nông thôn.


5

1.2.1.1. Tỷ lệ hiện nhiễm ở các nước phát triển
Tỷ lệ nhiễm ở trẻ em các nước phát triển rất thấp, các bằng chứng huyết

thanh học nhiễm H. pylori rất hiếm khi tìm thấy trước 10 tuổi (chỉ khoảng 3 –
5%) nhưng tăng đến 10% ở lứa tuổi 18 đến 30 tuổi và 50% ở những người lớn
hơn 60 tuổi. Theo Malaty HM và cs [25] tỷ lệ nhiễm 1 – 3 tuổi là 8%, 18 – 23
tuổi là 24,5%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở người lớn tăng dần theo tuổi và nói chung
nằm trong khoảng 15 – 43% đối với dân bản địa và 45 – 70% ở dân nhập cư.
1.2.1.2. Tỷ lệ hiện nhiễm tại các nước đang phát triển
Khác với hình ảnh ở các nước phát triển, đặc điểm chung về tỷ lệ
nhiễm H. pylori ở các nước đang phát triển là nhiễm rất sớm từ trước 3 tháng
tuổi, đạt 20 – 40% lúc 2 tuổi, tốc độ nhanh nhất ở tuổi 2 – 4 hoặc 4 – 6 đạt 40
– 80% tùy khu vực. Cuối giai đoạn tuổi trẻ (15 – 18 tuổi), tỷ lệ nhiễm H.
pylori ở mức rất cao từ 60 – 85%, so với 80 – 95% ở người lớn [3].
1.2.2. Tần suất nhiễm mới
- Tần suất nhiễm mới ở các nước đang phát triển
Một trong những nghiên cứu tiến cứu đầu tiên được thực hiện tại Peru,
thực hiện bằng test thở C13 trên 56 trẻ từ 6 đến 30 tháng, có 74% trẻ bị nhiễm
H. pylori, nghiên cứu về dịch tễ học chuyển đổi huyết thanh ở trẻ em Peru
thấy tần suất nhiễm mới là 24 – 31%/năm [41]. Tỷ lệ nhiễm cao được ghi
nhận trong một nghiên cứu trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ 1 đến 4 tuổi định cư tại Đức
[7]. Nghiên cứu tại Bangladesh xác định tần suất nhiễm mới lúc mới sinh đến
2 tuổi ở 258 trẻ, các tác giả quan sát thấy rằng tần suất nhiễm mới lúc 6 tháng
tuổi tăng lên 0,9% lúc 2 tuổi [42]. Một nghiên cứu ở Israel nhận thấy tỷ lệ
nhiễm mới và tái nhiễm <1% ở người lớn [43]. Nghiên cứu thuần tập của
Muhsen K và cs [44] ở trẻ em Israel lứa tuổi tiền học đường bằng thử nghiệm
huyết thanh chẩn đoán nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở lứa tuổi tiền học
đường và học đường là 49,7% và 58,9% trong thời gian 4 năm theo dõi có 14


6

trẻ nhiễm mới trong 70 trẻ không bị nhiễm trước đó (20%), tác giả suy ra tần

suất nhiễm mới là 5%/người/năm.
Nhìn chung tần suất nhiễm mới ở các nước đang phát triển nằm giữa 1
– 5%/người/năm nhưng có thể lên đến 33% như ở Pakistan.
- Tần suất nhiễm mới ở các nước phát triển: thường thấp ở trẻ em. Một
nghiên cứu tại Nhật trên 112 trẻ 6 tuổi, nhận thấy tần suất nhiễm mới là
1,1%/năm [45]. Nghiên cứu tại Newzealand tần suất nhiễm mới là 0,1%/năm
ở trẻ từ 11 đến 21 tuổi. Một nghiên cứu theo dõi dọc, một nhóm trẻ sinh ra từ
1960 trong một cộng đồng con lai tại nước Mỹ, theo dõi trẻ từ 7 – 9 tuổi đến
tuổi trưởng thành các tác giả nhận thấy tỷ lệ nhiễm mới là 1,9%/năm [16], tuy
nhiên tỷ lệ này cao gấp 4 lần ở người da đen. Mức độ nhiễm mới duy trì
khoảng 1% ở người lớn [46]. Nhìn chung tần suất nhiễm mới ở trẻ em các
nước phát triển nằm trong khoảng 1%/người/năm (0,33 đến 2,1 ở trẻ em da
trắng, 3% ở trẻ da đen).
1.2.3. Tỷ lệ tái nhiễm
Tỷ lệ tái nhiễm H. pylori sau khi điều trị diệt trừ H. pylori ở các nước
phát triển rất thấp, nhưng thường cao ở các nước đang phát triển. Hầu hết
những trường hợp tái nhiễm ở các nước phát triển thường gặp các chủng H.
pylori tương tự như trước, nhưng ở các nước đang phát triển thì thường gặp
chủng H. pylori mới [43],[47]. Nghiên cứu của Thang – Ngam và cs [48] tại
Thái Lan, trong 4 năm theo dõi bằng test thở

13

C tỷ lệ tái nhiễm chung là

13,5%. Tại Pakistan theo nghiên cứu của Javed Yakoob và cs [49] tỷ lệ tái
nhiễm là 3%. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hà và cs trên trẻ
em 3- 15 tuổi tỷ lệ tái nhiễm sau 1 năm điều trị là 25,2% [50]. Tại các nước
phát triển tỷ lệ tái nhiễm thấp khoảng 1%/người/năm (0,33 – 2,1%), tỷ lệ tự
mất cũng tương tự (tự mất 1,8% ở trẻ em, 1,5% ở người lớn), nhưng tỷ lệ

nhiễm tích lũy vẫn tăng dần, chứng tỏ ngoài hiện tượng hiệu ứng quần thể
theo thế hệ, còn có hiện tượng tái nhiễm rất thay đổi và rất thường xuyên [43].


7

Tại các nước đang phát triển, có nhiều chứng cớ chứng tỏ hiện tượng
tái nhiễm rất mạnh mẽ. Niv Y và Hazazi [43] ghi nhận tỷ lệ tái nhiễm H.
pylori ở trẻ em các nước đang phát triển là 13%, các tác giả nhận thấy rằng tỷ
lệ tái nhiễm thường gặp sau 1 năm ở trẻ được điều trị.
1.2.4. Cơ chế lây truyền H. pylori
Đường lây truyền nhiễm H. pylori vẫn chưa được xác định rõ. Tuy
nhiên con đường lây truyền phổ biến nhất được các nghiên cứu dịch tễ học
khẳng định là lây truyền từ người sang người theo đường miệng – miệng, dạ
dày- miệng và phân – miệng [64].
1.2.4.1. Lây truyền theo đường miệng – miệng
Một vài nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử như PCR
phát hiện sự có mặt của vi khuẩn trong khoang miệng [65], tiếp xúc miệng –
miệng được xem là yếu tố nguy cơ làm tăng lây nhiễm H. pylori. Sự khác biệt
về văn hóa và xã hội như tật mớm cơm hay dùng chung đũa thường gặp các
nước Châu Phi và Châu Á có thể giải thích cho sự lây truyền miệng – miệng
[66],[67]. Bằng chứng về sự lây truyền này được chứng minh qua con của các
bà mẹ Ấn Độ giáo thường xuyên lau đầu vú bằng nước bọt trước khi cho trẻ
bú và nhai mớm cơm trước khi cho trẻ ăn [68],[69]. Ngoài ra một số nghiên
cứu đã thấy rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn ở người dùng đũa ăn chung
một đĩa so với những người ăn riêng đĩa bát (64,8% và 42,3%) [70].
1.2.4.2. Lây truyền theo đường dạ dày – miệng
Chất nôn cũng được xem là một tác nhân quan trọng lan truyền lây
nhiễm H. pylori bởi vì vi khuẩn đã được phân lập bằng phương pháp nuôi cấy
từ các bệnh phẩm này. Một vài nghiên cứu tại Brazil thấy rằng có sự liên quan

giữa nhiễm H. pylori ở dạ dày và sự hiện diện của H. pylori ở khoang miệng
[68]. Một nghiên cứu gần đây nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở khoang
miệng bệnh nhân có H. pylori dương tính ở dạ dày cao hơn một cách có ý


8

nghĩa so với bệnh nhân có H. pylori trong dạ dày âm tính (45% so với 23,9%)
(OR=3,61, P<0,0001) [65]. Thêm vào đó các nghiên cứu này cũng nhận thấy
rằng tỷ lệ tiệt trừ H. pylori từ dạ dày (85,8% cao hơn so với khoang miệng
5,7%) (OR=55,59, P<0,00001), và có sự liên quan H. pylori ở khoang miệng, đây
có thể là nguồn tái nhiễm sau khi điều trị tiệt trừ H. pylori thành công [65].
1.2.4.3. Lây truyền theo đường phân – miệng
H. pylori có thể nuôi cấy dương tính từ dịch của trực tràng và hồi tràng
[71]. Al- sulami và cs ghi nhận H. pylori có trong nước uống (khoảng 2%) ở
Barsa, Irag [72]. Một nghiên cứu khác ở Pakistan, Samra và cs dùng kỹ thuật
PCR đã tìm thấy gien độc lực của H. pylori trong 40% mẫu nước uống [73].
Đường lây truyền này thường gặp các nước đang phát triển nơi mà điều kiện
vệ sinh còn hạn chế và trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy, nhiễm
trùng đường tiêu hóa [71],[72].
Ngoài ra một số tác giả còn nhận thấy lây truyền theo đường dạ dày –
dạ dày. Đây là đường truyền bệnh hiếm gặp do thầy thuốc tạo ra qua nội soi
tiêu hóa. Khi nội soi, kiềm sinh thiết bị ô nhiễm vì vậy khử trùng không sạch
có thể lây lan cho người nội soi [45]. Tỷ lệ nhiễm H. pylori do nội soi chiếm
khoảng 0,4%. Trong khi đó tỷ lệ H. pylori dương tính khi làm thủ thuật nội
soi là 60% [65].
1.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm H. pylori
1.3.1. Tuổi
Tại các nước đang phát triển, nhiễm H. pylori bắt đầu từ rất sớm từ tuổi
sơ sinh và tăng nhanh trong những năm đầu, đặc biệt ở lứa tuổi 2-4 tuổi, sau

đó có hiện tượng tự thoái lui và tái nhiễm nhiều lần và đạt đến 40-80% lúc 4-6
tuồi, và 60-80% cuối tuổi niên thiếu (15-18 tuổi). Tại Libya, tỷ lệ huyết thanh
dương tính ở trẻ em không triệu chứng tuổi từ 1-9 tuổi là 50%, và 84% ở trẻ
10-19 tuổi [74]. Tỷ lệ nhiễm H. pylori cao và gia tăng nhanh ở Ả Rập Xê Út


9

và Ấn Độ. Những trẻ em người Ấn Độ sống tại Nam Mỹ hơn 80% có tỷ lệ
huyết thanh dương tính ở 3 tuổi [75]. Tại Hàn Quốc tỷ lệ H. pylori dương tính
ở trẻ 6-8 tuổi là 1,3-1,6% năm 2003, và 4,4-7,9% ở trẻ từ 8-10 tuổi năm 2003
[76]. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở Peru, Gambia và Trung Quốc cũng khá cao [77].
Một nghiên cứu tại Ai Cập trên 200 bà mẹ có 90% bà mẹ có H. pylori dương
tính, và 15% con của họ bị nhiễm lúc 9 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm H. pylori tăng
lên 25% lúc trẻ được 18 tháng tuổi và 30% lúc 3 tuổi. Tại các nước công
nghiệp một số nghiên cứu thấy bắt đầu nhiễm H. pylori sau 10 tuổi. Ở Pháp
lúc 1 tuổi Raymond thấy tỷ lệ nhiễm là 1,8%. Me’graud và cs thấy nhiễm ở trẻ
<10 tuổi là 3,5%. Theo nghiên cứu của Mourad-Baars PE và cs [78] ở các
nước phát triển tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em từ 1,2% đến 12,2%.
1.3.2. Giới
Đại đa số nghiên cứu không thấy có sự khác nhau về giới trong nhiễm
H. pylori [16],[36],[38].
1.3.3. Tình trạng kinh tế xã hội
Nghiên cứu tại Brazil, Daltoni VC và cs [84] thấy tỷ lệ nhiễm H.
pylori gia tăng ở những trẻ học mẫu giáo, nhà không có phòng vệ sinh, điều
kiện sống nghèo nàn và sống chật chội đông đúc. Tương tự như vậy Fiahho
AM và cs [85] đã chứng minh số người trong mỗi phòng và số trẻ trong hộ
gia đình là yếu tố nguy cơ lây nhiễm H. pylori. Nghiên cứu của Malaty HM
và cs tại Houton, các tác giả nghiên cứu 13 trung tâm chăm sóc trẻ ban ngày
và chọn những trẻ em dân tộc thiểu số từ những gia đình tầng lớp thấp có điều

kiện kinh tế thấp đến trung bình, tuổi từ 2 đến 16 và không có triệu chứng về
dạ dày ruột, nhận thấy 2 trung tâm chăm sóc ban ngày đông đúc có nguy cơ
nhiễm H. pylori cao hơn những trẻ ở những trung tâm chăm sóc ban ngày ít
đông người, và ở những trẻ sống trong những gia đình trên 4 người, thì có
nguy cơ nhiễm H. pylori cao [86].


10

1.3.4. Sống chật chội đông đúc
Những nghiên cứu gần đây đánh giá mức độ sống đông đúc của trẻ ở
thời kỳ niên thiếu và trưởng thành, có một số tiêu chí đánh giá chẳng hạn như:
môi trường sống đông đúc, khoảng cách tuổi giữa các anh chị em ruột, số
lượng trẻ trong một gia đình, số lượng trẻ trong một phòng, trẻ ngủ phòng
riêng hoặc chung với bố mẹ, các yếu tố trên làm tăng lây nhiễm H. pylori.
Hiện tượng tăng lây nhiễm H. pylori còn thấy ở những nơi trẻ tập trung đông
đúc đặc biệt trong thời kỳ niên thiếu, điều này số mét vuông trong một hộ gia
đình có thể là chỉ số để đánh giá sự lây truyền H. pylori giữa các anh chị em
và các thành viên khác trong hộ gia đình. Những nghiên cứu về mặt dịch tễ
học đã cho thấy nhiễm H. pylori phổ biến nhất ở khu vực sống đông đúc, vệ
sinh nghèo nàn. Dattoli VC đã chứng minh điều này dựa trên các yếu tố nguy
cơ [84]. Cervantes DT và cs [87], xác định nhiễm H. pylori ở thời thơ ấu do
sự lan truyền giữa các anh chị em ruột sống trong những gia đình chật chội.
Tại Brazil, Daltoli VC và cs [84], nghiên cứu trên 1104 trẻ tuổi từ 4 đến 11,
nhận thấy có 28,7% trẻ có H. pylori dương tính và thấy rằng những trẻ sống
trong môi trường đông đúc có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao.
1.3.5. Tình trạng vệ sinh
Vai trò của tình trạng thiếu vệ sinh tại gia đình và trẻ em làm tăng lây
nhiễm H. pylori được nhiều nghiên cứu gần đây xác nhận. Nhiều nghiên cứu
cho thấy có sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm H. pylori và vệ sinh tại hộ gia đình,

tỷ lệ nhiễm H. pylori cao tại những hộ gia đình không dùng nhà vệ sinh dội
nước, sử dụng vệ sinh bên ngoài nhà, vòi nước bên ngoài và dùng nước ở
sông hồ [33]. Phương tiện vệ sinh nghèo nàn ở các nước đang phát triển làm
gia tăng tỷ lệ nhiễm H. pylori [64]. Những đứa trẻ dùng chung thìa lúc ăn, bà
mẹ cho trẻ ăn bằng cách nhai cơm và thức ăn sau đó mới cho trẻ ăn, những trẻ
tắm chung trong hồ bơi, và rửa tay chung trong chậu nước và cuộc sống gia
đình có phương tiện vệ sinh hạn chế làm tăng nguy cơ nhiễm H. pylori [33].


11

1.3.6. Sống chung với người mang H. pylori hoặc bị bệnh do H. pylori
Vai trò chung sống với người mang H. pylori hoặc bị viêm loét dạ dày
– tá tràng trong gia đình hoặc cơ sở chăm sóc liên quan rất chặt chẽ với sự lây
nhiễm, đã được nhiều nghiên cứu gần đây ghi nhận [88]. Nghiên cứu dọc theo
dõi 9 năm trong 46 gia đình Nhật Bản của Malaty HM và cs [45] cũng đều có
những nhận xét sống chung với người bị nhiễm H. pylori hoặc bị bệnh do H.
pylori sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm H. pylori cho trẻ. Trong một nghiên cứu
gần đây của Brenner và cs nhận thấy yếu tố nguy cơ nhiễm H. pylori cao ở
những trẻ có bố mẹ có tiền sử viêm loét dạ dày hơn những trẻ có bố mẹ không
có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng. Nghiên cứu của Kikuchi và cs ở Nhật
Bản nhận thấy sự gia tăng nguy cơ nhiễm H. pylori ở những người công nhân
phục vụ tại công cộng có bố có tiền sử loét dạ dày tá tràng. Ngược lại nghiên
cứu của Brenner và cs tại Đức thấy sự gia tăng nguy cơ nhiễm H. pylori ở
những trẻ có mẹ có tiền sử loét dạ dày tá tràng. Tại Brazil, Fialho AM và cs
[85], nhận thấy người mẹ, anh chị em trong gia đình bị nhiễm H. pylori là yếu
tố nguy cơ gây nhiễm H. pylori cho trẻ (20,26%). Con đường lây bệnh giữa
các thành viên trong gia đình được xem là đường lây chính. Weyerman M và
cs [18], tại Đức đã xác định được bố mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, lây
nhiễm H. pylori cho trẻ thời thơ ấu. Tình trạng nhiễm H. pylori giữa các anh

chị em trong gia đình thường gặp nhiều hơn ở những gia đình đông con. So
với các thành viên khác trong gia đình, tình trạng nhiễm H. pylori của người
mẹ ảnh hưởng mạnh đến con, kết hợp với yếu tố vệ sinh và những yếu tố
khác. Một nghiên cứu ở Brazil đã chứng minh rằng các bà mẹ bị nhiễm H.
pylori có khả năng lây nhiễm H. pylori cho con gấp 20 lần, đặc biệt là các bà
mẹ có Cag-A dương tính [89]. Một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ xét nghiệm H.
pylori sàng lọc cho những trẻ không triệu chứng và nhận thấy những trẻ có mẹ
H. pylori dương tính thì con bị nhiễm H. pylori cao hơn [88].


12

1.3.7. Vai trò sống tập thể
Vai trò sống tập thể sớm như nhà trẻ, mẫu giáo, các nghiên cứu gần đây
đều có xu hướng xác nhận kết quả nghiên cứu tại Thụy Điển và cho rằng nhà
trẻ, trường học và các sinh hoạt hay chung sống tập thể ở môi trường có tổ
chức không phải là yếu tố tăng lây nhiễm H. pylori [5],[9].
1.3.8. Địa dư
Đa số nghiên cứu thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở thành thị cao hơn vùng
nông thôn. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở
nông thôn cao hơn thành thị. Tuy còn phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu
nhưng như vậy chứng tỏ tỷ lệ nhiễm H. pylori phụ thuộc nhiều yếu tố, trong
đó địa dư có thể chỉ phản ánh một phần khác nhau mà không thường xuyên
của các yếu tố đó [90]. Tỷ lệ nhiễm H. pylori không chỉ khác nhau giữa các
chủng tộc nhưng cũng khác nhau giữa các vùng. Fraser AG và cs [53] nhận
thấy có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ nhiễm H. pylori giữa trẻ em người đảo
Thái Bình Dương (49%) so với trẻ em Châu Âu là 13,7%.
1.3.9. Một số yếu tố khác
Tuy một số yếu tố liên quan nêu trên có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến việc nhiễm H. pylori nhưng không bao giờ có thể giải thích được tất

cả những yếu tố khác biệt trong nghiên cứu. Ví dụ ngay các thành viên trong
một gia đình, không phải mọi người cùng nhiễm H. pylori hoặc ngay cả trong
26 đứa con của 10 bà mẹ người Bỉ có test thở (+), không phải cứ mẹ bị nhiễm
H. pylori thì đa số các con đều bị nhiễm. Như vậy chắc chắn còn những yếu tố
hoặc đồng yếu tố khác cũng có vai trò tác động đến tính lây nhiễm H. pylori
nói chung và ở trẻ em nói riêng [95]. Trong số đó, phải kể đến một số yếu tố
sau đây đã ít nhiều được nghiên cứu.
a. Nguồn nước
Có khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu vai trò ảnh hưởng trực tiếp của
nguồn nước đến nhiễm H. pylori. Tuy nhiên chỉ có nghiên cứu tại Peru là có


13

chứng cứ khoa học về vai trò nguồn nước trong việc tăng lây nhiễm H. pylori
tại Peru. Các tác giả thấy người uống nước máng dẫn từ thành phố về có tỷ lệ
nhiễm H. pylori cao gấp 3 lần người uống nước giếng đào trong gia đình [41].
Trẻ em Trung Quốc sống hay tắm ao hồ có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao [90]. Ở
Châu Phi, nước sinh hoạt được sử dụng trong gia đình từ vòi nước được lấy từ
đầm lầy, sông, hồ đều chứa kháng nguyên H. pylori cao. Nhiều nghiên cứu đã
khẳng định sự có mặt của vi khuẩn hoặc ADN của vi khuẩn trong các nguồn
nước trên [97].
b. Súc vật
Một số vùng trên thế giới có thói quen nuôi động vật trong nhà, làm
tăng khả năng lây nhiễm H. pylori ở trẻ em. Những nghiên cứu về huyết thanh
học nhận thấy tỷ lệ kháng thể kháng H. pylori cao ở 1 số người làm nghề
nghiệp như: làm ở lò mổ bò, heo, những người chăn cừu, những người làm
công tác thú y, có lẽ do những người này có nghề nghiệp tiếp xúc với động
vật bị nhiễm H. pylori [98].
Tuy người ta đã tìm thấy H. pylori trong dạ dày động vật hoang dã (khỉ)

và một số súc vật nuôi gần người (lợn, chó, mèo) nhưng những cố gắng
nghiên cứu ở Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Quốc chưa bao giờ xác định được
mối liên hệ giữa H. pylori ở người với sự có mặt của các động vật trên [99].
c. Dinh dưỡng
Nghiên cứu của Jagannath Pal và cs [100] (Ấn Độ) nhận thấy rằng tỷ lệ
nhiễm H. pylori cao liên quan đến nồng độ vitamin C thấp trong máu và trong
dịch dạ dày. Và nhận thấy rằng nồng độ vitamin C cao trong dịch dạ dày làm
bất hoạt men urease của H. pylori , do đó vai trò của vitamin C có tác dụng
chống H. pylori ở những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng và đồng thời có tác
dụng ngăn chặn sự tái nhiễm sau khi điều trị tiệt trừ nếu dùng liều vitamin C
kết hợp trong quá trình điều trị và dùng thời gian kéo dài. Nghiên cứu của


14

Miroslaw Jarosz và cs [101] về chế độ ăn và những yếu tố kinh tế xã hội liên
quan đến tái nhiễm H. pylori trên 286 người phân thành 2 nhóm: nhóm 1 có
111 người bị tái nhiễm H. pylori và nhóm 2: Có 175 người không bị tái
nhiễm, các tác giả kết luận rằng chế độ ăn giàu vitamin chủ yếu là vitamin C,
và nhiều men vi sinh chủ yếu là lactobacillus có thể làm giảm nguy cơ tái
nhiễm H. pylori. Theo nghiên cứu của Mera RM và cs [102] trên 295 đứa trẻ
lứa tuổi học đường tại Columbia, các tác giả nhận thấy nhiễm H. pylori làm
chậm sự phát triển cơ thể, sau khi điểu trị tiệt trừ H. pylori thì chiều cao và
cân nặng phát triển một cách rõ rệt so với nhóm chứng.
d. Bú mẹ
Maryam Monajemzadeh và cs [57] ở Iran nhận thấy những trẻ bú sữa
mẹ trong 6 tháng đầu làm giảm nguy cơ nhiễm H. pylori và nhận thấy con của
các bà mẹ có nồng độ IgA trong sữa cao bị nhiễm H. pylori chậm hơn con các
bà mẹ có nồng độ IgA thấp trong sữa và cho rằng IgA đặc hiệu trong sữa mẹ
có vai trò bảo vệ chống H. pylori. Malaty (2001) cũng thấy ở trẻ Houston

(Hoa kỳ) được bú mẹ có nguy cơ nhiễm H. pylori thấp hơn 3 lần so với nhóm
trẻ ăn nhân tạo. Ngược lại, theo nghiên cứu của Rothenbacher D và cs [103]
tại Đức trên 946 trẻ em lứa tuổi đi học và mẹ của trẻ bằng test thở C13, nhận
thấy trẻ bú mẹ có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những trẻ không bú mẹ. Các
tác giả đã kết luận rằng sữa mẹ không bảo vệ chống lại H. pylori ở trẻ em lứa
tuổi học đường tại những nước công nghiệp phát triển. Tại Thổ Nhĩ Kỳ,
Ertem D và cs [32] nghiên cứu trên 327 trẻ lứa tuổi vườn trẻ, nhận thấy những
trẻ không bú sữa mẹ có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những trẻ bú sữa mẹ và
giải thích cơ chế ở trẻ bú sữa mẹ làm giảm nhiễm H. pylori và nghiên cứu trên
in vitro thấy rằng sữa mẹ làm kết dính H. pylori vào những tế bào dạ dày và
ức chế sự kết dính của H. pylori với những tế bào KATO III. Tại Việt Nam
nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng và cs [27] trên thấy rằng bú sữa mẹ có vẻ


15

như có tác dụng làm chậm lây nhiễm H. Pylori ở miền xuôi, trong khi tỷ lệ
nhiễm H. Pylori tăng cao hơn ở những trẻ miền núi bú mẹ kéo dài. Điều này
cho thấy có những quan điểm trái ngược về vai trò của bú sữa mẹ với sự lây
nhiễm H. pylori ở trẻ.
e. Kháng sinh và thuốc ức chế bơm Proton (PPI)
Một số nghiên cứu ở Đức Rothenbacher D và cs [104] thấy nhóm trẻ
không nhiễm H. pylori có tiền sử dùng kháng sinh thông thường cao hơn
nhóm trẻ bị nhiễm, các tác giả cho rằng kháng sinh dùng trước đó vì những
bệnh khác có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em. Theo nghiên cứu
của Cheryl S Broussasd và cs [105] ở Mexico trên 608 trẻ có tiền sử dùng
kháng sinh điều trị các bệnh thông thường từ 1998-2005, các tác giả nhận
thấy rằng dùng kháng sinh trước đó không làm giảm tỷ lệ nhiễm H. pylori.
Nghiên cứu trên súc vật cho thấy sau khi dùng thuốc ức chế dịch vị loại
ức chế bơm proton nuôi cấy H. pylori từ phân dễ mọc hơn (Fox, Castroenterol

1993). Ngày nay, việc chống chỉ định dùng thuốc ức chế bơm proton trước
khi nội soi sinh thiết chẩn đoán H. pylori đã thành thường quy trong chuyên
khoa tiêu hóa.
f. Bệnh lý đường tiêu hóa
Một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy (làm tăng vận động đường ruột và
khả năng di chuyển của vi khuẩn qua ống tiêu hóa ra ngoài theo phân) và tình
trạng giảm độ toan dịch vị do nhiễm H. pylori hay do viêm nhiễm khác tại dạ
dày (tăng khả năng tìm thấy vi khuẩn H. pylori còn sống trong phân khi nuôi cấy)
có thể là một mối nguy cơ tăng lây nhiễm H. pylori trong môi trường [90].
g. Vấn đề sử dụng phân bắc
Brown LM và cs [90] nhận thấy sử dụng phân người để bón vườn, rẫy
làm ô nhiễm nguồn nước, làm lây truyền H. pylori được ghi nhận. Các tác giả
đã phát hiện ADN H. pylori ở nguồn nước bị nhiễm bẩn phân người ở Châu


16

Phi. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng và cs [27], nhận
thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở những trẻ sống trong những gia đình dùng phân
bắc tươi để bón vườn cao hơn những trẻ khác. Tại vùng nông thôn nước Đức
nghiên cứu của Richter và cs [106] nhận thấy những trẻ sống trong những hộ
gia đình dùng phân người để bón ruộng vườn thì có tỷ lệ nhiễm H. Pylori cao
hơn những trẻ sống trong những hộ gia đình không dùng phân người để bón
ruộng vườn.
1.4. Đặc tính sinh học của H. pylori
H. pylori là vi khuẩn Gam dương vi ái khí, dạng dấu phẩy, chữ S hoặc
C. Dưới kính hiển vi điện tử, H. pylori dài khoảng 1,5 - 5µm, có đường kính
0,3-1µm, có 1-6 lông mảnh ở 1 đầu. Trong điều kiện không thuận lợi hoặc sau
điều trị một số kháng sinh H. pylori có thể biến thành dạng cầu, và thường
nằm trong lớp chất nhầy phủ bề mặt niêm mạc dạ dày, bám trên mặt ngọn

hoặc chui sâu giữa các tế bào biểu mô dạ dày, có khi thấy H. pylori trong lòng
các khe tuyến nông trên gần bề mặt các niêm mạc [107].

Hình 1.1. Hình ảnh H. pylori với các lông roi ở đầu
(Nguồn: http:// www. medlatec. vn)


17

- Cấu trúc gien của Helicobacter pylori: Đến nay người ta đã xác định
được rằng có ít nhất 9 gien trong cụm gien đảm nhiệm việc tổng hợp urease
của H. pylori đó là các gien sau: A,B,C,D,E,F,G,H và I. Trong đó gien A,B là
gien cấu trúc còn các gien ure F,G,H là gien điều hòa [108]. Ngoài cụm gien
tổng hợp urease, trong số 1550 gien đã biết của H. pylori có một số gien quan
trọng khác có liên quan nhiều tới các bệnh VDD, loét DD-TT và UTDD đó là
CagA và VacA. CagA (cytotoxin Associated gene): CagA là một protein có
trọng lượng phân tử 120-140 Kda là biểu hiện của gien CagA, gien này được
định vị trong các chuỗi ADN của hệ gien H. pylori, vị trí của nó ở vùng tiểu
đảo sinh bệnh (PAI: pathogenicity island) [2]. VacA (Vacuolating cytotoxin
gene): Là độc tố gây rỗng tế bào do gien VacA của H. pylori sản xuất ra, có
trọng lượng phân tử 87 Kda. Gien này được sản xuất bởi khoảng 60% các
chủng H. pylori và gần 100% các chủng H. pylori ở bệnh nhân loét hành tá
tràng, người ta thấy rằng mặc dầu các chủng đều có gien VacA nhưng chỉ có
khoảng 40% sản xuất được tế bào làm tổn thương tế bào biểu mô [2].
1.5. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori
1.5.1. Các phương pháp cần nội soi tiêu hóa
Phương pháp nội soi được áp dụng từ những năm của thập kỷ 70, được
thực hiện bởi Warren và Marshall khi kiểm tra toàn bộ dạ dày và lấy mảnh
sinh thiết để phục vụ chẩn đoán phát triển sự có mặt của H. pylori. Để
có kết quả tối ưu cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản khi lấy mẫu

sinh thiết [109].
1.5.1.1. Phương pháp chẩn đoán tế bào học
Là phương pháp soi tìm vi khuẩn H. pylori trực tiếp từ mẫu sinh thiết
phết trên lam kính và nhuộm theo cách thông thường (Gram, Giemsa hoặc
Fucxin) hoặc soi kính hiển vi đối quang phân kỳ. Độ nhậy của phương pháp
này là 75-85% độ đặc hiệu giống như trong xét nghiệm mô bệnh học [110].


18

1.5.1.2. Phương pháp chẩn đoán mô bệnh học
Phương pháp mô bệnh học được coi là phương pháp chuẩn vàng nếu
không có điều kiện nuôi cấy vi khuẩn. Nhuộm HE và Giemsa được sử dụng
thường quy vì rẻ tiền, đơn giản dễ thực hiện, nhưng độ nhạy không cao (3390% tùy kinh nghiệm người đọc). Các phương pháp nhuộm Giemsa Romanowsky cải tiến và nhất là các phương pháp nhuộm bạc (Dieterle,
warthin-starry, steiner, Gienta) có độ nhạy trên 90%. Gần đây phương pháp
hóa mô miễn dịch (Immunohistochemical) dùng kháng thể đặc hiệu kháng H.
pylori có độ nhậy rất cao nhưng tốn kém nên ít sử dụng rộng rãi. Nhiều nhà
nghiên cứu đã lấy nó làm xét nghiệm quy chiếu để đánh giá độ nhậy và độ
đặc hiệu của phương pháp khác [110]. Tại Việt Nam, phương pháp nhuộm
Giemsa và Hematoxylin - Eosin (HE) thường được sử dụng để phát hiện sự
có mặt của vi khuẩn.
1.5.1.3. Phương pháp phát hiện urease của H. pylori trong mảnh sinh thiết
Nguyên lý của phương pháp này dựa trên đặc điểm sinh học của H.
pylori có hệ men urê rất phong phú nhanh chóng phân hủy urê thành
ammoniac và bicarbonate làm môi trường trở nên kiềm hóa và làm thay đổi
chỉ thị màu có trong ống nghiệm.
Urê

Urease


Ammoniac + Bicarbonate

(NH2)2CO2 + 2H2O+ H+ urease 2NH4+ + HCO-3
Nguyên lý test urease (theo Bruleydes vanes, 1997)
Độ nhạy của thử nghiệm phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn trong mẫu
bệnh phẩm, chính vì vậy nó có thể sử dụng để đánh giá sàng lọc sau điều trị
thất bại [111]. Độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 100% khi đọc kết quả sau 10 phút.
Tuy nhiên, phản ứng dương tính giả có thể xảy ra do nhiễm với vi khuẩn sinh
urease ở khoang miệng (sau 24 giờ) hoặc bệnh nhân đã dùng thuốc ức chế
bơm proton [111]. Từ 2003, tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Việt Nam


×