Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

NGHIÊN cứu một số KÍCH THƯỚC đầu mặt ở NGƯỜI VIỆT NAM 12 TUỔI để ỨNG DỤNG TRONG điều TRỊ y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HÙNG HIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KÍCH THƯỚC ĐẦU MẶT
Ở NGƯỜI VIỆT NAM 12 TUỔI ĐỂ ỨNG DỤNG
TRONG ĐIỀU TRỊ Y HỌC

ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HÙNG HIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KÍCH THƯỚC ĐẦU MẶT
Ở NGƯỜI VIỆT NAM 12 TUỔI ĐỂ ỨNG DỤNG
TRONG ĐIỀU TRỊ Y HỌC
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: 62720601
ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH


Người dự kiến hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Mai Đình Hưng
2. TS. Nguyễn Phú Thắng

HÀ NỘI - 2016


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------------BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
Họ và tên thí sinh: Nguyễn Hùng Hiệp
Cơ quan công tác: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội
Chuyên ngành dự tuyển: Răng Hàm Mặt

Mã số:62720601

1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu.
Nghiên cứu về chỉ số đầu mặt người là một nghiên cứu rất có giá trị
không chỉ với ngành răng hàm mặt mà còn cả các ngành khác như ngoại khoa,
phẫu thuật tạo hình, pháp y... thậm chí còn có giá trị ngoài ngành (ngành thiết
kế, hội họa, mỹ thuật...). Tuy vậy, sự tăng trưởng này chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố phức tạp khác nhau như ảnh hưởng của di truyền, chế độ dinh
dưỡng, bệnh lý toàn thân và tại chỗ... Hiểu rõ sự tăng trưởng bình thường
hoặc bất thường về kích thước sẽ giúp các nhà lâm sàng có thể can thiệp điều
trị thích hợp vào những thời điểm cụ thể, để đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh
nhân, nhằm đạt được một kết quả điều trị ổn định về chức năng và hài lòng về
thẩm mỹ…
Giai đoạn trẻ 12 tuổi nằm trong giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên đến
người trưởng thành, có sự tăng tiết của hormone tác động lên sự phát triển của

giới tính, có sự thay đổi lớn về tâm lý và sinh lý. Giai đoạn này rất quan trọng
trong quá trình điều trị chỉnh hình vì những thay đổi về sinh lý cũng ảnh hưởng
đến những thay đổi ở hệ thống xương mặt, răng và mô mềm: có sự gia tăng tốc
độ tăng trưởng của hệ thống hàm mặt và có sự tăng trưởng khác biệt giữa hai
xương hàm. Ở thời điểm 12 tuổi, bộ răng vĩnh viễn được hình thành tương đối
hoàn chỉnh (đây là giai đoạn cuối của bộ răng hỗn hợp), giai đoạn này trẻ
chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì. Do đó, sự tăng trưởng của trẻ trong độ tuổi


này có một vai trò quan trọng trong phát triển hình thái vùng đầu mặt,với
những thay đổi và phát triển một số đặc điểm chính của khung xương vùng
đầu mặt và gần đạt đến độ trưởng thành
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các chỉ số đầu mặt của các
chủng tộc khác nhau dựa trên ba phương pháp chính là: đo trực tiếp trên cơ
thể sống, phân tích gián tiếp qua ảnh và phân tích gián tiếp qua phim XQ sọ
mặt từ xa. Trong ba phương pháp này, phân tích qua phim sọ mặt từ xa là
phương pháp được sử dụng nhiều nhất và có tính khách quan cao, có thể phân
tích cả mô cứng và mô mềm. Đặc biệt gần đây, với sự phát triển của XQ kỹ
thuật số cũng như phần mềm đọc phim, chúng ta có thể ngay lập tức lập kế
hoạch điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước
đây thường tập trung trên người. Cáp ca và do vậy các kết quả đưa ra thường
khó áp dụng với người Việt Nam vì người ta nhận thấy mẫu tăng trưởng của
các chủng tộc và dân tộc thường có khuynh hướng khác nhau
Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào thật đầy đủ về chỉ số đầu
mặt của trẻ em ở độ tuổi 12. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm
xác định một số chỉ số quan trọng của trẻ em Việt Nam, góp phần hoàn thiện
đặc điểm nhân trắc đầu mặt người Việt Nam
3. Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo
Đại học Y Hà Nội là Trường số một của Việt Nam và Đông Dương về
đào tạo nhân lực cán bộ y tế ở trình độ đại học và sau đại học. Trường với bề

dày lịch sử cùng đội ngũcác nhà khoa học, giảng viên chuyên sâu, giàu kinh
nghiệm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh.
Vớimôi trường học tập tích cực, năng động kết hợp vớitrang thiết bị hiện đại,
nguồn tài liệu học tập phong phú, hợp tác quốc tế đa dạng đã làm cho Trường
là điểm đến lý tưởng cho các học viên sau đại học trong cả nước tập trung về
đây để học tập, nghiên cứu khoa khọc và thực hành khám chữa bệnh. Vì vậy


tôi đã chọn Đại học Y Hà Nội là nơi học tập, nghiên cứu và thực hành khám
chữa bệnh, đặc biệt trong lĩnh vực răng hàm mặt mà tôi đang làm.
4. Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong muốn
Nghiên cứu về một số chỉ số đầu mặt ở trẻ Việt Nam 12 tuổi. Đây là
nghiên cứu mô tả cắt ngang giúp mô tả các chỉ số đầu mặt ở người Việt, đồng
thời có thể đóng góp thêm tư liệu trong nghiên cứu về chỉ số nhân trắc học
của riêng người Việt Nam
Dự kiến kết quả nghiên cứu là mô được một số chỉ số quan trọng vùng
đầu mặt của trẻ em Việt Nam 12 tuổi.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các chỉ số đầu mặt,
nhưng ở Việt Nam hiện nay chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh và trên diện
rộng về chỉ số đầu mặt, nên sự hiểu biết về vấn đề này còn hạn chế nên có thể
gây ra các hậu quả về sức khỏe răng miệng cho người bệnh, ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị đúng cách và phù hợp với
người Viêt. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề này nhằm xác định một
số chỉ số đầu mặt của trẻ Việt Nam độ tuổi 12, góp phần vào các nghiên cứu
về chỉ số nhân trắc học của người Việt.
Để thực hiện luận án này: Tôi sẽ đi tới nhiều vùng, nhiều khu vực, nhiều
dân tộc... sao cho số liệu thu thập, đo đạc được có thể đại diện cho trẻ Việt
Nam lứa tuổi 12, từ đó có thể đưa ra một số đánh giá nghiên cứu có giá trị.
Chương mục dự kiến của luận án: Đặt vấn đề, chương 1 là tổng quan về
đề tài nghiên cứu, chương 2 đối tượng và phương pháp nghiên cứu, chương 3

kết quả nghiên cứu, chương 4 dự kiến bàn luận về kết quả nghiên cứu, dự
kiến kết luận kết quả nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo, kế hoạch
nghiên cứu, phiếu khám và các phụ lục cam kết tham gia nghiên cứu.


5. Kinh nghiệm (về nghiên cứu, thực tế, hoạt động xã hội và ngoại khóa khác)
Tôi đã tham gia các lớp đào tạo và tập huấn về nghiên cứu khoa học
trong chương trình học sau đại học và các lớp do Viện và Trường tổ chức. Sau
khóa học những kiến thức, sự hiểu biết về nghiên cứu khoa học đã thúc đẩy
tôi về những dự định nghiên cứu về lĩnh vực mà tôi đang giảng dạy. Trong
quá trình theo học thạc sỹ, tôi đã tiếp cận nhưng còn hạn chế về nghiên cứu vì
vậy nếu được học tiếp lên nghiên cứu sinh sẽ trang bị cho tôi những nền tảng
và kinh nghiện nghiên cứu còn thiếu.
6. Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp
Dự kiến việc làm: tiếp tục công việc giảng dạy tại Bộ môn Phẫu thuật
trong miệng – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội.
Các nghiên cứu tiếp theo sau tốt nghiệp: Nghiên cứu sâu hơn về đặc
điểm nhân trắc học của người Việt Nam qua việc nghiên cứu mở rộng các
độ tuổi.
7. Đề xuất người hướng dẫn
Chức danh khoa học, họ và tên: 1. PGS.TS. Mai Đình Hưng
2. TS. Nguyễn Phú Thắng
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Nơi công tác: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quá trình tăng trưởng của con người chia thành ba giai đoạn: từ lúc mới
sinh đến trước tuổi dậy thì, từ lúc dậy thì đến tuổi trưởng thành và sau tuổi
trưởng thành. Đồng hành với tăng trưởng chung này có sự tăng trưởng của
phức hợp hệ thống đầu mặt. Nghiên cứu về chỉ số đầu mặt người là một
nghiên cứu rất có giá trị không chỉ với ngành răng hàm mặt mà còn cả các
ngành khác như ngoại khoa, phẫu thuật tạo hình, pháp y... thậm chí còn có giá
trị ngoài ngành (ngành thiết kế, hội họa, mỹ thuật...). Tuy vậy, sự tăng trưởng
này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp khác nhau như ảnh hưởng của
di truyền, chế độ dinh dưỡng, bệnh lý toàn thân và tại chỗ... Hiểu rõ sự tăng
trưởng bình thường hoặc bất thường về kích thước sẽ giúp các nhà lâm sàng
có thể can thiệp điều trị thích hợp vào những thời điểm cụ thể, để đem lại hiệu
quả tối ưu cho bệnh nhân, nhằm đạt được một kết quả điều trị ổn định về chức
năng và hài lòng về thẩm mỹ…
Giai đoạn trẻ 12 tuổi nằm trong giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên đến
người trưởng thành, có sự tăng tiết của hormone tác động lên sự phát triển của
giới tính, có sự thay đổi lớn về tâm lý và sinh lý. Giai đoạn này rất quan trọng
trong quá trình điều trị chỉnh hình vì những thay đổi về sinh lý cũng ảnh
hưởng đến những thay đổi ở hệ thống xương mặt, răng và mô mềm: có sự gia

tăng tốc độ tăng trưởng của hệ thống hàm mặt và có sự tăng trưởng khác biệt
giữa hai xương hàm. Ở thời điểm 12 tuổi, bộ răng vĩnh viễn được hình thành
tương đối hoàn chỉnh (đây là giai đoạn cuối của bộ răng hỗn hợp), giai đoạn
này trẻ chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì. Do đó, sự tăng trưởng của trẻ trong độ
tuổi này có một vai trò quan trọng trong phát triển hình thái vùng đầu mặt, với
những thay đổi và phát triển một số đặc điểm chính của khung xương vùng
đầu mặt và gần đạt đến độ trưởng thành.


12

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các chỉ số đầu mặt của các
chủng tộc khác nhau dựa trên ba phương pháp chính là: đo trực tiếp trên cơ thể
sống, phân tích gián tiếp qua ảnh và phân tích gián tiếp qua phim XQ chụp theo
kỹ thuật từ xa. Trong ba phương pháp này, phân tích qua phim XQ chụp theo
kỹ thuật từ xa là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và có tính khách quan
cao, có thể phân tích cả mô cứng và mô mềm. Đặc biệt gần đây, với sự phát
triển của XQ kỹ thuật số cũng như phần mềm đọc phim, chúng ta có thể ngay
lập tức lập kế hoạch điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các
nghiên cứu trước đây thường tập trung trên người Cáp ca và do vậy các kết quả
đưa ra thường khó áp dụng với người Việt Nam vì người ta nhận thấy mẫu tăng
trưởng của các chủng tộc và dân tộc thường có khuynh hướng khác nhau.
Ở Việt Nam, năm 2003, Lê Nam Trà có nghiên cứu sơ lược về số đo
vòng đầu. Năm 2001, Hoàng Tử Hùng và cộng sự nghiên cứu về hình thái học
và cung răng của trẻ từ 3 đến 5,5 tuổi... Lê Nguyên Lâm (2014), Lê Võ Yến
Nhi (2009) đã ứng dụng phân tích chỉ số Richket để nghiên cứu các đặc điểm
sọ mặt của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. Nhưng hiện chưa có nghiên cứu
nào thật đầy đủ về chỉ số đầu mặt của trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 12. Nhằm
xác định một số chỉ số quan trọng của trẻ em Việt Nam ở độ tuổi này - độ tuổi
bước vào thời kỳ đỉnh tăng trưởng thứ 2, góp phần hoàn thiện đặc điểm nhân

trắc đầu mặt người Việt Nam chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên
cứu một số kích thước đầu mặt ở người Việt Nam 12 tuổi để ứng dụng
trong điều trị y học” với mục tiêu sau:
1.

Xác định các chỉ số đầu mặt ở nhóm người Việt Nam 12 tuổi dựatrên
đo trực tiếp trên cơ thể sống, phân tích gián tiếp qua ảnh và qua phim
XQ chụp theo kỹ thuật từ xa.

2.

Đánh giá mối tương quan giữa ba phương pháp đo: Đo trực tiếp, đo
trên ảnh chuẩn hóa và đo trên phim chụp từ xa


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt
1.1.1. Sự tăng trưởng của xương sọ
Khi sinh ra, xương sọ chỉ là những mảnh xương xốp được bao bọc bởi
màng xương, dần dần màng xương sẽ tạo nên khớp xương đặc ở mặt trong và
ngoài từ mô liên kết của màng xương. Sự tạo xương theo bề mặt này làm tăng
thể tích khối lượng xương sọ. Tuy nhiên, do sự gia tăng khối lượng não bên
trong nên có hiện tượng tiêu xương ở mặt trong các xương sọ đi liền với hiện
tượng đắp xương ở mặt ngoài. Hai hiện tượng này giúp khối xương sọ gia
tăng kích thước theo ba chiều trong không gian mà không có sự gia tăng đáng
kể khối lượng của nó [6].
Ngoài ra, sự gia tăng kích thước này còn do sự tạo xương từ mô liên kết

ở các đường khớp xương làm cho xương lớn lên của các theo hướng thẳng
góc với các đường khớp của chúng. Do các đường khớp này có ở cả ba chiều
trong không gian, nên sự tạo xương giúp sọ phát triển theo tất cả các hướng.
Vào tháng thứ ba của bào thai, đầu thai nhi chiếm tỷ lệ khoảng 50%
chiều dài cơ thể. Ở giai đoạn này, sọ có thể tích lớn so với mặt và chiếm
khoảng hơn phân nửa thể tích của toàn bộ đầu. Ngược lại, tứ chi và thân mình
còn kém phát triển. Lúc sinh ra, thân mình và tứ chi lại tăng trưởng nhanh hơn
đầu và mặt, nên tỷ lệ kích thước đầu so với toàn thân giảm chỉ còn 30%. Sự
tăng trưởng toàn cơ thể tiếp tục diễn ra theo hướng này, nên tỷ lệ kích thước
đầu giảm dần đến khi trưởng thành là 12%.


14

Hình 1.1. Sự tăng trưởng của cơ thể
(Nguồn:ProffitWR“Comtemporaryorthodontic”.(2007).MosbyElsevier.4thedition.[23])
1.1.2. Sự tăng trưởng của nền sọ
Các xương của nền sọ được tạo thành ban đầu dưới hình thức sụn sau
đó được biến đổi thành xương bởi cơ chế hình thành xương từ sụn. Những
vùng phát triển quan trọng ở nền sọ là các đường khớp sụn giữa xương bướm
và giữa các xương bướm và xương sàng. Về mô học các đường khớp sụn này
giống như bản sụn giữa hai xương chứa sụn đang tăng trưởng. Đường khớp
sụn này gồm có vùng tăng sản tế bào ở giữa và nhóm tế bào sụn trưởng thành
trải dài ở hai đầu, mà sau này sẽ được thay thế bởi xương [7], [24].

Hình 1.2. Đường khớp sụn
(Nguồn: Proffit WR “Comtemporary orthodontic”. (2007).
Mosby Elsevier. 4th edition. [23])



15

1.1.3. Sự tăng trưởng của xương mặt
Khối xương mặt gồm hai xương hàm trên, hai xương lệ, hai xương
mũi, xương lá mía, hai xương khẩu cái, hai xương gò má, hai xương xoăn
mũi dưới, xương hàm dưới và xương móng. Xương hàm trên phát triển sau
khi sinh bằng sự hình thành từ xương màng. Do không có sự thay thế sụn sự
tăng trưởng xương hàm trên diễn ra theo hai cách: bằng sự bồi đắp xương ở
đường khớp nối xương hàm trên với xương sọ nền sọ, bằng sự bồi đắp
xương và tiêu xương ở bề mặt. Sự tăng trưởng xương hàm trên ảnh hưởng
lớn đến tầng giữa mặt [5].
Sự tăng trưởng của xương hàm trên diễn ra theo ba chiều trong không
gian. Sự tăng tưởng theo chiều rộng là do đường khớp xương ở hai bên đường
dọc giữa của hai mấu khẩu cái xương hàm trên và hai mấu ngang của xương
khẩu cái, đường khớp giữa chân bướm và xương khẩu cái, đường khớp giữa
xương sàng, xương lệ, xương mũi. Đồng thời sự đắp xương ở thân xương hàm
ở mặt ngoài và sự tạo xương ổ do mọc răng cũng góp phần giúp xương hàm
trên tăng trưởng theo chiều rộng [23].
Sự tăng trưởng xương hàm trên theo chiều cao là sự phối hợp nhiều yếu
tố: sự phát triển của nền sọ sự tăng trưởng của vách mũi các đường khớp
xương (trán – hàm, gò má – hàm trên, chân bướm – khẩu cái), sự phát triển
xuống dưới của mấu khẩu cái xương hàm trên và mấu ngang của xương khẩu
cái, và phần lớn là do sự tăng trưởng của xương ổ răng về phía mặt nhai.
Sự tăng trưởng của xương hàm trên theo chiều trước – sau chịu ảnh
hưởng của sự di chuyển ra trước của nền sọ, chịu ảnh hưởng gián tiếp của sự
tạo xương ở các đường khớp của xương sọ – mặt (vòm miệng – chân bướm,
bướm sàng, gò má – thái dương, đường khớp giữa xương bướm), đường khớp
giữa xương hàm trên và xương gò má, xương khẩu cái (mảnh ngang).



16

Hình 1.3. Sự tăng trưởng của hàm trên
(Nguồn:Proffit.WR.“Comtemporaryorthodontic”.(2007).MosbyElsevier.4thedition..[23])
1.1.4. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới
Xương hàm dưới tăng trưởng màng và xương sụn sau khi xương đã
thành hình, tế bào sụn xuất hiện thành những vùng riêng biệt (lồi cầu, mỏm
vẹt, góc hàm). Sau khi sinh, chỉ có sụn lồi cầu còn tồn tại và hoạt động cho tới
16 tuổi, có khi đến 25 tuổi. Mặc dù sụn lồi cầu không giống bản sụn ở đầu chi
hay đường khớp sụn, sự tăng sản, sự tăng dưỡng và sự hình thành xương từ
sụn đều xảy ra ở nơi này. Tất cả những vùng khác của xương hàm dưới đều
được hình thành và tăng trưởng bằng sự bồi đắp xương/tiêu xương trực tiếp ở
bề mặt, sự tăng trưởng của xương hàm dưới ảnh hưởng đến tầng dưới của
mặt. Xương hàm dưới cũng giống như xương hàm trên cũng phát triển theo 3
chiều trong không gian [3].
Sự phát triển theo chiều rộng thì khác với xương hàm trên, xương hàm
dưới tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu nhờ sự đắp xương ở mặt ngoài. Sau
khi sinh, sự tăng trưởng của đường khớp giữa cằm không đáng kể vì sụn này
hóa xương từ tháng 4 đến tháng 12. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới theo
chiều rộng là kết quả của 2 quá trình tiêu xương ở mặt trong và bồi đắp xương
ở mặt ngoài. Khi so sánh xương hàm dưới ở người trưởng thành lớn hơn
nhiều so với trẻ sơ sinh, đó là do góc tạo bởi chỗ gặp nhau của hai nhánh


17

ngang bên phải và trái giữ cố định từ nhỏ đến khi trưởng thành. Chỉ có sự đắp
thêm xương ở bờ sau cành lên xương hàm dưới và sự tiêu xương ở bờ trước
nhưng với tốc độ chậm hơn, và do độ nghiêng của nhánh đứng theo hướng từ
trong ra ngoài làm xương hàm dưới phát triển theo chiều rộng nhiều hơn là về

phía sau (làm tăng kích thước theo chiều sâu) [7]. Sự tăng trưởng theo chiều
cao của xương hàm dưới là sự kết hợp sự phát triển của cành lên, sự phát triển
về mặt nhai của xương hàm trên và xương hàm dưới, xương ổ của hai hàm và
sự phát triển của nền sọ [27].

Hình 1.4. Xương hàm dưới
(Nguồn:Proffit.WR.“Comtemporaryorthodontic”.(2007).MosbyElsevier.4thedition.[23])
1.1.5. Sự xoay của xương hàm
Nghiên cứu về sự tăng trưởng bằng cách sử dụng implants ở xương hàm
của Bjork A. và cs [1] vào những năm 1968 đã phát hiện ra sự xoay của cả hai
xương hàm trong khi chúng dịch chuyển do sự tăng trưởng. Trước đó, hiện
tượng xoay này diễn ra ở vùng trung tâm của xương hàm, có thể bị che khuất bởi
những thay đổi ở bề mặt và sự mọc răng. Nếu implants được đặt ở những vùng
xương ổn định cách xa các mấu chức năng, vùng trung tâm của xương hàm dưới
xoay trong khi tăng trưởng theo hướng làm giảm góc mặt xương hàm dưới. Đối
với xương hàm trên không dễ dàng chia thành vùng xương trung tâm và các mấu
chức năng. Mấu xương ổ răng chắc chắn là mấu chức năng, nhưng hàm trên
không có vùng bám cơ tương đương như ở xương hàm dưới. Tuy nhiên, nếu đặt
implants trên mấu xương ổ răng hàm trên, có thể quan sát thấy vùng trung tâm
của xương hàm trên xoay nhẹ hướng ra trước hoặc ra sau.


18

Nghiên cứu của Behrents (1985) (dẫn từ nguồn [6]) cho thấy sự tăng
trưởng mặt vẫn tiếp tục diễn ra ở người trưởng thành. Chủ yếu là kích thước mặt
gia tăng những cả kích thước và hình dạng của phức hợp sọ mặt đều thay đổi
theo thời gian. Những thay đổi diễn ra theo chiều cao ở người trưởng thành nổi
bật hơn những thay đổi theo chiều trước sau, trong khi những thay đổi theo chiều
rộng thì ít xảy ra nhất và những thay đổi này được quan sát ở hệ mặt người lớn

có vẽ như tiếp tục tăng trưởng trong kỳ trưởng thành. Đặc biệt là sự giảm rõ mức
độ tăng trưởng ở nữ cuối những năm 15 - 16 tuổi và tăng trưởng lại vào những
năm 20 tuổi. Nghiên cứu cho thấy sự xoay của hai xương hàm vẫn tiếp tục diễn
ra ở người trưởng thành cùng với sự thay đổi theo chiều cao và sự mọc răng.
Thông thường, hai xương hàm ở nam đều xoay ra trước làm giảm nhẹ góc mặt
phẳng hàm dưới trong khi xương hàm ở nữ có khuynh hướng xoay ra và sau góc
mặt phẳng hàm dưới tăng. Trong cả hai giới có răng có những thay đổi để bù trừ
nên phần lớn tương quan cắn khớp được duy trì. Mô mềm thay đổi nhiều hơn:
mũi dài ra, hai môi phẳng hơn và cằm trở nên nổi bật hơn.

Hình 1.5. Tương quan tăng trưởng của nền sọ và tăng trưởng mặt
(Nguồn: Proffit .WR .“Comtemporaryorthodontic”.(2007). Mosby Elsevier.4th edition.[23)
1.1.6. Cơ chế của quá trình tăng trưởng
Các xương thành phần của sọ mặt răng sau khi đã hình thành sẽ tăng
trưởng theo các cách.


19

1.1.7. Sự tăng trưởng của sụn
Các tế bào xương phát triển từ tế bào liên kết của màng sụn. Khối lượng
xương tăng dần trong khi số lượng sụn giảm đi và sự cốt hóa diễn ra dần dần.
Tạo xương từ sụn không phải là mô sụn chuyển thẳng thành mô xương mà
sụn chết được dần thay thế bởi xương mới xâm lấn vào mẫu sụn. Các vùng ở
sọ mặt có sự tăng trưởng từ sụn là: nền sọ, vách mũi và đầu lồi cầu.
1.1.8. Sự tăng trưởng ở các đường khớp xương
Sự tạo xương từ các mô liên kết của các đường ráp xương làm cho
xương tăng trưởng theo hướng thẳng góc với các đường khớp của chúng do
đường khớp này có cả ba chiều trong không gian nên sự tạo xương giúp phức
hợp sọ mặt phát triển theo tất cả các hướng.

1.1.9. Sự đắp và tiêu xương bề mặt diễn ra dưới màng xương và các
khoảng trống nằm giữa xương
Đây là cách tăng trưởng của phần lớn các xương phẳng của vòm sọ, đặc
biệt là xương tạo nên khung mặt. Sự tạo xương bề mặt làm gia tăng thể tích
khối xương, tuy nhiên có hiện tượng tiêu xương mặt trong giúp khối xương
gia tăng kích thước ba chiều trong không gian mà không có sự gia tăng đáng
kể khối lượng của nó.
Sự tăng trưởng của các thành phần của phức hợp sọ mặt là kết quả của
các hoạt động phối hợp của nhiều các quá trình tăng trưởng và chúng tác động
theo những cách khác nhau và làm thay đổi kích thước và hình dạng của các
cấu trúc sọ mặt - răng. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó các cấu trúc sọ mặt răng tăng trưởng một cách hài hòa với nhau. Vì vậy, các tỷ lệ mặt khi đã hình
thành sẽ ít thay đổi trong quá trình tăng trưởng.
1.1.10. Nhân trắc đầu mặt và các phương pháp nghiên cứu
Nhân trắc học đã góp phần nghiên cứu sự phát triển cơ thể nói chung và
đầu mặt nói riêng của con người theo từng thời kỳ. Thông qua nghiên cứu về


20

nhân trắc, người ta có thể so sánh, đánh giá về hình thái và sự tăng trưởng
bình thường hay bất thường của mỗi người.
Vùng đầu mặt có nhiều cơ quan nhận cảm và nhạy cảm nhất của con
người; cũng là vùng chứa đựng những bộ phận quan trọng có tính chất sinh
mạng. Có ba phương pháp để nghiên cứu nhân trắc đầu mặt đó là: đo nhân
trắc trực tiếp trên người sống, đo trên phim sọ mặt từ xa và đô trên ảnh kỹ
thuật số chuyển hóa. Với các phép đo trên cung răng hiện nay phương pháp
cơ bản là lấy dấu hai hàm răng để đổ mẫu thạch cao và đo trên mẫu thạch cao.
1.2. Phim sọ mặt từ xa trong nghiên cứu đặc điểm nhân
trắc đầu mặt
1.2.1. Các điểm mốc mô cứng và góc thường được dùng để phân tích chức năng

Khi phân tích phim sọ mặt từ xa, bên cạnh phân tích yếu tố thẩm mỹ các
tác giả thường quan tâm nhiễu đến các yếu tố chức năng. Để phân tích một cách
chi tiết cụ thể hơn về mặt thẩm mỹ thì cần phân tích trên ảnh. Trên phim sọ mặt
từ xa chúng ta có thể đánh dấu 220 điểm theo Walker và Kowalski được cải tiến
bởi Schendel và cộng sự [13]. Sau đây là các điểm mốc hay được sử dụng:
Trục dọc

Hình 1.6. Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ mặt nghiêng từ xa [13]
1. Xi: Trung tâm hình học của cành cao xương hàm dưới.
2. Pm: Điểm nằm trên bờ trước cằm, giữa điểm B và Pog chỗ đường cong


21

chuyển từ lồi sang lõm.
3. Điểm N hoặc Na (Nasion): Điểm trước nhất của bờ trên của khớp trán
mũi theo mặt phẳng dọc giữa.
4. Điểm Ba (Basion): Điểm dưới nhất của bờ trước lỗ chẩm
5. Điểm DC: Điểm giữa cổ lồi cầu nơi đường nối N- Ba cắt ngang qua, đi
qua những điểm nổi bật ở mặt, mũi, cằm, gò, má, mồi.
6. Điểm CC: Điểm cắt nhau giữa trục mặt và đường N-Ba.
7. Điểm CF: Điểm cắt nhau của mặt phẳng Francfort với đường thảng
đứng tiếp tuyến với mặt sau của khe chân bướm hàm.
8. Điểm s (Sella Torcica): Điểm giữa của hố yên xương bướm.
9. Điểm Po hoặc Pr (Porion): Điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngoài.
10.Điểm Or (Orbitale): Điểm thấp nhất của bờ dưới hốc mắt.
11.Điểm ANS (Anterior nasal spine): Điểm gai mũi trước.
12.Điểm PNS (Posterior nasal spine): Điểm gai mũi sau.
13.Điểm A (Subspinale): Điểm lõm nhất ở mặt ngoài xương ổ răng hàm trên.
14.Điểm B (Submental): Điểm lõm nhất ở mặt ngoài xương ổ răng hàm dưới.

15.Điểm D: Điểm trung tâm của cằm, không tính đến bờ xương ổ răng và răng
16.Điểm E: Hình chiếu của điểm xa nhất của lồi cầu trên đường SN.
17.Điểm L: Hình chiếu của điểm Pog trên đường SN.
18.Điểm Pt: Điểm nối bờ dưới ống lỗ tròn lớn và bờ sau của khe bướm
hàm, nằm ở giữa điểm cao nhất và sau nhất của khe bướm hàm.
19.Điểm Pg hoặc Pog (Pogonion): điểm trước nhất của cằm trên mặt
phẳng dọc giữa.
20.Điểm Me (Menton): Điểm dưới nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa.
21.Điểm Gn (Gnathion): Điểm cắt nhau của đường NPog và mặt phẳng MP.
22. Điểm Go (Gonion): Điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới, là
điểm cắt nhau cùa đường tiếp tuyến với bờ sau của cành cao xương


22

hàm dưới (khổng tính đến lổi cầu) và mặt phẳng hàm dưới (MP).
23. Điểm Ar (Articulare): Giao điểm giữa bờ sau nhánh đứng xương hàm
dưới và bờ dưới của nền sọ sau (phần xương chẩm).
Một số điểm khác
24. Điểm sau nhất trên bờ trước cành lên xương hàm dưới.
25. R2: Điểm đốì diện vói R1 trên bờ sau cành lên xương hàm dưới.
26. R3: Điểm thấp nhất của khuyết xích-ma.
27. R4: Điểm đối xứng với R3 ở vùng góc hàm.
28. Điểm pré Go (Prégonion): Điểm dưới nhất của cành cao.
* Các góc sử dụng để đánh giá mối tương quan củaxương
1. Góc SNA: Đánh giá tương quan theo chiều trước sau của xương hàm trên.
2. Góc SNB: Đánh giá tương quan theo chiều trước sau của xương hàm
dưới.
3. Góc ANB: Đánh giá độ chênh lệch giữa xương hàm trên và xương hàm
dưới.

4. Góc Ar-Go-Me(GHD): Góc xương hàm dưới.
5. Góc MP/SN: Góc giữa mặt phẳng hàm dưới vói mặt phẳng nền sọ.
6. Góc Pal/ MP: Góc giữa mặt phẳng khẩu cái và mặt phẳng hàm dưới.
7. Góc FMA: Góc tạo bởi mặt phẳng FH và mặt phẳng MP.
8. Góc mặt: Góc dưới-trong tạo bòi mặt phẳng F và đường NPog (mặt
phăng mặt): đánh giá tương quan của cằm so với nền sọ.
9. Góc lồi: Góc tạo bởi đường thẳng NA và đường Apog.
10.Góc giữa mặt phẳng A-B và đường Npog.
11.Góc tạo bởi trục Y và mặt phẳng Francfort
12.Góc SN/ GoGn: Góc tạo bởi đường SN và đường GoGn (mặt phẳng
hàm dưới).
13.Góc Edmondo Muzi: Là một góc xương được xác định bằng chụp Tele


23

Profil với tổ chức mềm. Góc này được-hình thành bởi một đường thẳng
đi qua điểm nhô nhất của xương trán, qua gai mũi trước và điểm
Pogonion xương. Góc này khoảng 140° - 180°, trung bình là 162°
14.Góc mặt Camper. Xác định bởi điểm giao nhau giữa một đường thẳng
chạy từ ống tai ngoài đến gai mũi trước, và một đường thẳng chạy từ
gai mũi trước đến điểm nhô cao nhất của trán. Góc này trung bình
khảng 80°.
1.2.2. Các góc sử dụng để đánh giá mối tương quan giữa răng và xương
1. Góc I/SN: Góc giữa trục răng của trên với mặt phăng nền sọ.
2. Góc I/Pal: Góc giữa trục răng cửa trên với mặt phẳng khẩu cái.
3. Góc I/MP: Góc giữa trục răng cửa trên với mặt phẳng hàm dưới.
4. Góc I/NA: Góc nghiêng răng cửa trên với tầng giữa mặt.
5. Góc i/ NB: Góc nghiêng răng cửa dưới với tầng dưới mặt.
6. Góc occ/SN: góc giữa mặt phẳng cắn và đường SN.

7. Góc IMPA: Góc tạo bởi mặt phẳng hàm dưới và trục răng cửa dưới.
8. Góc FMIA: Góc tạo bởi mặt phẳng Francfort và trục răng cửa dưới.
9. Góc occl/FH: Đánh giá độ nghiêng của mặt phẳng cắn.
10.Góc i/MP: Góc tạo bởi trục răng cửa hàm dưới và mặt phẳng hàm dưới.
11.Góc i/occl: Góc tạo bởi trục răng cửa dưới và mặt phẳng cắn.
12.Độ lồi của răng cửa trên: Khoảng cách tính từ rìa cắn răng của trên đến
đường APog.
13.I to NA: Khoảng cách tính từ điểm trước nhất của thân răng cửa hàm
trên đến đường NA theo hướng trục giao.
14.i to NA: Khoảng cách tính từ điểm trước nhất của thân răng cửa hàm
dưới đến đường NA theo hướng trực giao.
15.Pog lo NB: Khoảng cách tính từ điểm Pog đến đường NB theo hướng
trực giao.


24

*

Các góc sử dụng đánh giá mối tương quan răng-răng
Góc I/i (góc liên răng cửa): Góc giữa trục răng cửa trên và răng cửa

dưới (đánh giá tương quan giữa răng cửa trên và răng cửa dưới)
*

Mặt phẳng tham chiếu của mô cứng:

1.

Mặt phẳng SN (Sella-Nasion): Mặt phẳng đi qua điểm s và N.


2.

Mặt phẳng FH (Francfort Horizontal): Mặt phẳng đi qua điểm Po và
Or.

3.

Mặt phẳng cắn (Occ): Mặt phẳng đi qua điểm giữa độ cắn phủ của răng
hàm lớn thứ nhát và độ cắn phủ răng cửa.

4.

Mặt phẳng PtV: Mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng Francfort và đi
qua điểm Pt

5.

Mặt phẳng nền sọ Ba-N: Mặt phẳng đi qua điểm Ba và N.

6.

Mặt phẳng khẩu cái (Pal): Mặt phẳng đi qua điểm ANS và PNS.

7.

Mặt phẳng hàm dưới (MP): Có bốn cách xác định là mặt phẳng đi qua
điểm Gn và Go; Go và Me, mặt phẳng tiếp tuyến với điểm thấp nhất
của hàm dưới song song với trục của thân xương hàm dưới; mặt phẳng
Downs phía sau tiếp tuyến với góc hàm nơi thấp nhất, phía trước tiếp

tuyến với điểm thấp nhất của cằm.

Hình 1.7. Các mặt phẳng tham chiếu trên mô cứng


25

* Các điểm mốc mô mềm và góc thường được sử dụng để phân tích
thẩm mỹ
1. Điểm Gla’ hoặc GI’ (Glabel): Điểm lồi nhất của trán, tương ứng với
bờ trên của ổ mắt theo mặt phẳng dọc giữa.
2- Điểm Tr (Tritrion): Điểm chân tóc nằm trên đường giữa của trán.
3. Điểm N’: Điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp trán mũi theo mặt
phẳng dọc giữa.
4. Điểm Pn (ftronasale): Điểm đỉnh mũi là điểm nhô nhất của mũi.
5. Điểm Cm (Colümella point): Điểm trước nhất của trụ mũi
6. Điểm Sn (Subnasale): Điểm dưới mũi, điểm chân vách ngăn dưới mũi
và môi trên, là điểm sau nhất và cao nhất của gốc mũi môi.
7. Điểm Gn’: Điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm trên mặt phẳng
dọc giữa.
8. Điểm Me’: Điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm.
9. Điểm Pg’ (Pogonion): Điểm nhô nhất của mô mêm vùng cằm.
10. Điểm Ls (Lip superius): Điểm môi trên, điểm nhô nhất của đường
viền môi trên theo mặt phẳng dọc giữa.
11. Điểm Li (Lip inferius): Điểm môi dưới, điểm nhô nhất của đường
viền môi dưới theo mặt phẳng dọc giữa.
12. Điểm Sto (Stominon): Điểm nối liền môi trên và môi dưới trên mặt
phẳng dọc giữa khi hai môi khép nhẹ và răng hờ tư thế cắn tự nhiên.
13. Điểm B’: Điểm lồi nhất của môi dưới trên mặt phẳng dọc giữa.
14. Điểm C: Điểm giao nhau giữa đường viền cổ và bờ dưới cằm.



×