Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TÌM HIỂU MỘT SỐ NÉT VỀ ĐÌNH LÀNG THỊ XÃ TỪ SƠN (TỈNH BẮC NINH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.37 KB, 27 trang )

TÌM HIỂU MỘT SỐ NÉT VỀ ĐÌNH LÀNG THỊ XÃ TỪ SƠN
(TỈNH BẮC NINH)
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Giản dị và trang nhã, mộc mạc song không kém phần tinh tế, đình làng
được ấp ủ dưới những bóng cây, không phô trương, trấn áp mà bình dị, lạc
quan. Trải khắp chiều dài mảnh đất hình chữ S, nơi đâu có cộng đồng người
kinh, nơi đau có xoám làng thì nơi đó có ngôi đình. Đình làng được xem là
trung tâm văn hóa của cả làng. “Cây đa, bến nước, sân đình” đã đi và tâm
hồn và trở thành hình ảnh quen thuộc của mỗi người dân Việt.
Đình làng là một kiến trúc độc đáo với sự sáng tạo hết sức thông minh.
Thời gian trôi đi, ngôi đình càng trở nên cổ kính và trang nghiêm. Nhiều nhà
nghiên cứu đã nhận xét “ngôi đình làng trông tựa như mọi con thuyền đang
đạu trên bến sông”.[01;02]
Đình làng, biểu hiện sức mạnh của làng xã, của triều đại, biểu thị sức
mạnh của sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống hằng ngày.
Đình làng thể hiện đặc trưng lối sông của người dân Việt Nam, là hình ảnh
tiêu biểu của làng xã Việt.
Nằm trong tổng thể đó, Bắc Ninh nói chung và Từ Sơn nói chung là miền
quê của những di sản văn hóa tiêu biểu của nền văn hóa Việt Nam. Bất cứ nơi
đâu trên mảnh đất này, từ nghìn xưa cho đến hôm nay cũng đầy ắp những quá
khứ lịch sử hào hùng và sống động của truyền thống văn hóa Việt Nam, dậm
đà bản sắc văn hiến Kinh Bắc- Bắc Ninh. Một phần phong phú, đặc sắc nhất
so với các địa phương khác trong cả nước và được phô diễn trong các lẽ hội
dân gian đó chính là hệ thống đìng làng Việt ở đây.
Đình làng là công trình kiến trúc cổ truvền bảo tồn khá trọn vẹn những đặc
điếm nghệ thuật kiến trúc trong sáng, độc đáo, tính dân tộc phong phú, đậm
đà sác thái dân gian và ít chịu ảnh hưởng ngoại lai hơn tất cả các loại hình
kiến trúc cổ Việt Nam xây dựng trong xã hội phong kiến xưa.Đình to lớn, bề
1



thế, nhưng không gây cảm giác trấn áp, kiến trúc không nặng nề, rườm rà
nhưng vẫn có vẻ oai nghiêm nhất định. Trong những ngày hội làng – thường
là ngày giỗ thành hoàng – đình làng lại trở thành trung tâm ván hóa của làng
xã, trình bày và biếu diển tất cả kho tàng văn hóa dân gian tích lũy từ đời này
qua đời khác cua địa phương.
Bên cạnh đó, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thời gian,
chiến tranh, một số công trình không còn nguyên vẹn nhưng giá trị văn hóa và
lịch sử thì cò mãi với thời gian.
Ngày nay, đình làng Việt nói chung và đình làng Từ Sơn nói riêng là
những di tích lịch sử, những di sản văn hóa vô cùng quý báu mà cha ông ta đã
để lại. Vì vậy, để góp phần tìm hiểu các di sản văn hóa nói chung, hệ thống
đình làng Từ Sơn nói riêng, em đã chọn đề tài :” Tìm hiểu một số nét về đình
làng Thị Xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nghiên cứu, tìm hiểu về đình làng Việt nói chung và đình làng Từ SơnBắc Ninh nói riêng và những vấn đề liên quan đến văn hóa đình làng là một
đề tài tương đối hấp dẫn và thu hút được nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh
vực như: sử học, kiến trúc, mỹ thuật,… quan tâm tìm hiểu . Nó được thể hiện
qua nhiều tài liệu nghiên cứu về đình làng.
Nhà nghiên cứu Trịnh Cao Tưởng có bài viết liên quan đến đình làng: “
Kiến trúc đình làng” đăng trên tạp trí khảo cổ học số 2.1989, “ Đình làng Phù
Lão trong nền cảnh đình làng Bắc Bộ” ( Luân án phó tiến sĩ khoa học lịch sử
năm 1994)
Lê Thanh Đức với cuốn “ Đình làng miền Bắc”, nhà xuất bản Mỹ
Thuật, 2001 đã trình bày những nội dung cơ bản về nguồn gốc , khái niệm,
lịch sử ra đời của đình làng. Tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự với cuốn”
Đình làng Việt Nam”, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh cũng đưa ra
những nội dung tổng thể, giúp người đọc có cái nhìn khái quát về đình làng
Việt.
2



Các công trình nghiên cứu về đình làng ở Từ Sơn( Bắc Ninh) hầu như
đều đề cập đến những ngôi đình nổi tiếng, tiêu biểu như: Đình Đình Bảng,
Đình làng Phù Lưu, Đình làng Đồng Kỵ,…
Nói tới các tác giả, các công trình nghiên cứu về đình làng ở Từ Sơn ta
phải kể đến: tác giả Lê Viết Nga với cuốn “ Các di tích lịch sử văn hóa Bắc
Ninh”, bảo tầng Bắc Ninh năm 2000 đã trình bày khái quát về hệ thống đình
làng ở tỉnh Bắc Ninh.
Tác giả Trần Đình Luyện với cuốn “ Lễ hội Bắc Ninh” xuát bản năm
2000 đã trifmh bày những lễ hội ở Bắc Ninh và hầu như những lễ hội này đề
gắn liền với đình làng nơi đây
Như vậy, có khá nhiều những công trình nghiên cứu, tìm hiểu về đình
làng Việt ở nước ta nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng nhưng chưa có một tác
giả hay tác phẩm nào nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống đình làng ở Từ Sơn(
bắc Ninh) để thấy được những điểm giống và khác nhau của hệ thống đình
làng ở đây so với hệ thống đình làng ở các huyện và các tỉnh khác. Vì vậy, em
chọn đè tài “Tìm hiểu một số nét về đình làng thị xã Từ Sơn( Tỉnh Bắc Ninh)”
để góp phần tìm hiểu về những nét nổi bật của đình làng nơi đây.
III.

Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống các đình làng Việt ở Thị Xã Từ Sơn
( Bắc Ninh) trên những nội dung: Niên đại, sự phân bố, kiến trúc, điêu khắc
của đình làng , vị trí, vai trò của đình làng đối với người dân địa phương.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ khi có đình làng Việt đến nay.
- Về không gian: Không gian văn hóa Từ Sơn( Bắc Ninh).

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu về niên đại, số lượng, sự phân bố, kiến trức, điêu
khắc của đình làng và vai trò của đình làng trong đời sống văn hóa của người
dân địa phương.
3


Rút ra những điểm khác biệt giữa đình làng Việt ở Từ Sơn với hệ thống
đình làng ở nềm Bắc nói chung và các địa phương khác trong tỉnh nói riêng.
IV.Bố cục:
Chương 1: Khái quát về thị xã Từ Sơn- Bắc Ninh.
Chương 2: Đình làng thị xã Từ Sơn- Bắc Ninh.
Chương 3: Đặc điểm của đình làng thị xã Từ Sơn( Bắc Ninh).

4


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
1. Vị trí địa lí:
Từ Sơn là một thị xã cửa ngõ phía tây của tỉnh Bắc Ninh và là cửa ngõ
phía bắc của thành phố Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định
thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008.
Từ Sơn có vị trí địa lý vô cũng thuận lợi, nằm ở vị trí cửa ngõ của tỉnh Bắc
Ninh, nằm giữa Hà Nội và thành phố Bắc Ninh và cũng là một trong hai rung

tâm của trấn Kinh Bắc xưa. Nơi đây tiếp giáp với nhiều huyện trong tỉnh và
thành phố lân cận . Phía Bắc giáp với huyện Yên Phong( Bắc Ninh), phía
Đông Bắc và Đông giáp với huyện Tiên Du( Bắc Ninh), phía Nam và Tây
Nam giáp với huyện Gia Lâm( Hà Nội), phía Tây giáp huyện Đông Anh( Hà
Nội). Đắc biệt thị xã Từ Sơn còn nằm trên đường quốc lộ số 1. Với vị trí địa
lý như vậy, thuận lợi về gia thông đường bộ,đầu mối trung chuyển hàng hóa,
giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị giữa Bắc Ninh- Hà Nội cũng như Từ Sơn
với nhiều huyện khác trong tỉnh.
2. Điều kiện tự nhiên:
Từ Sơn mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, không có tài nguyên thiên
nhiên phong phú, nơi đây có địa hình bằng phẳng,có nhiều con sông thuận lợi
chp sản xuất nông nghiệp.
Vùng quê Kinh Bắc xưa còn có những phong cảnh đẹp kì thú bởi những
đồng bằng thẳng cánh cò bay,những ngọn núi xanh ngắt, những dòng sông thơ
mộng, trữ tình.
Như vậy, có thể nói, Từ Sơn cũng là một miền que tiêu biểu cho làng quê
nơi đồng bằng Bắc Bộ: có sông, có núi, cảnh trí cân đối, hài hòa phù hợp. Đó
cũng là điều kiện thuận lợi để những văn hóa vật chất và tinh thần nơi đây
sinh sôi, nãy nở, được kết tinh trong các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc
nghệ thuật mà tiêu biểu là đình làng Việt.
3. Tình hình kinh tế:
6


Từ Sơn có một nền nông nghiệp tương đối phát triển. Nhiều sản vật nổi
tiếng, các giống cây lúa ở đây phong phú, đa dạng,… nghề nuôi cá trong ao
hồ ở đây cũng đặc iệt phát triển tiêu biểu là ở phương Tân Hồng.
Trong những thời gian nông nhàn, những người nông dân đã khéo léo tạo
ra những sản phẩm thủ công phong phú và đa dạng, tạo ra được nhiều nghề:
nghề nấu rược, nghề gỗ, nghề sơn, nghề rèn sắt,…

Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở đay cũng rất phá triển buôn bán,
Phù Lưu là một làng buôn nổi tiếng của nước ta. Hệ thống chợ phát triển như
chowh Giàu, chợ Đồng Kỵ, chợ Đình Bảng, chợ Me,…
“ Chợ Giàu một tháng sáu phiên
Ai ơi nên nhớ đừng quên chợ Giàu”
4. Dân cư, văn hóa:
Diện tích của thị xã Từ Sơn là 61,33 km².Tổng dân số Từ Sơn là 163.093
người ( năm 2016). Mật độ dân số là 2.631 người/km², là nơi có mật độ dân
số cao nhất tỉnh, gấp 2 lần mật độ dân số bình quân vùng đồng bằng sông
Hồng và là một trong những thị xã đông dân nhất Việt Nam.
Từ Sơn là một trong những nơi sinh sống của người Việt cổ. Ở đôi bừ sông
Tiêu Tương đã tìm thấy nhiều công cụ đá và công cụ sắt.
Nơi đây thuần nhất dân tộc Kinh, không có nhiều dân di cư từ nơi khác
đến mà chủ yếu là người bản địa. Cư dân nơi đây mang đầy đủ phẩm chất cho
những con người Kinh Nắc: cần kiệm, tháo vát, khéo léo.
Con người Từ Sơn( Bắc Ninh) còn nổi tiếng hiếu học và thông minh. Nơi
đây là một miền quê tri thức với số lượng danh nhân khoa bảng đứng đấu các
địa phương trong tỉn cũng như trong nước thời phong kiến. Có nhiều danh
nhân đã đi vào lịch sử: Vanh hạnh, Lý Công Uẩn, Nguyên Phi Ỷ Lan, Ngô
Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ,…
Tiểu kết chương 1
Nằm ở vị trí trung tâm cả về kinh tế, chính trị và văn hóa, từ Sơn được
coi như chiếc “chìa khóa” để mở cánh cửa giao lưu giữa Bắc Ninh và Hà
7


Nội, giữa các huyện trong tỉnh, đẩy mạnh quá trình giao lưu quan hệ giữa các
vùng miền. Cũng do điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi và điều kiện tự
nhiên cũng có những đặc trưng riêng nên từ rất sớm, người Việt cổ đã định cư
ở đây, xây dựng nên những làng quê trù phú, phát triển.

Đây cũng là nơi phát tích của triều Lý, mở ra kỳ nguyên thịnh trị của
Đại Việt. Là nơi chung đúc linh khí non sông, tạo thành một nền tảng vững
chắc và phong phú làm cho Bắc Ninh- Kinh Bắc xứng đáng là một chiếc nôi
của nền văn hiến Việt Nam.
Không chỉ điển hình cho truyền thống khoa bảng, Bắc Ninh với “ Một
giỏ ông đồ, một đồ ông cống, một đống tiến sĩ, một bị Trạng nguyên, một
thuyền bảng nhãn”[02;23] mà Từ Sơn còn tiêu biểu cho truyền thống đấu
tranh cách mạng và văn hóa.
Những con người vị tha, nhân ái, thông minh, hiếu học, những di tích
lịch sử văn hóa và cách mạng đã làm nên một quê hương Từ Sơn truyền thống
văn hến, văn vật.
Với những đặc điểm của vùng đất truyền thống văn hóa và cách mạng,
Từ Sơn trong lịch sử đã có tác động quan trọng đã có tác động quan trọng đến
đặc điểm của hệ thống đình làng Việt ở đây, nó vừa mang những điểm chung,
vừa mang những nét khác biệt so với các địa phương khác.

8


CHƯƠNG 2: ĐÌNH LÀNG THỊ XÃ TỪ SƠN( BẮC NINH)
1. Khái quát chung về đình làng thị xã Từ Sơn( Bắc Ninh)
1.1.

Số lượng:

Đình làng được coi như ”một tòa thị chính, một nhà thờ và một nhà văn
hóa công cộng của làng xã Việt Nam, là một yếu tố hữu hình của văn hóa
làng Việt Nam”[03;15]. Thật khó để xác định ngôi đình đầu tiên ra đời vào
thời gian nào, Chỉ biết rằng, thế kỉ XII, nhà Lý ra chiếu chỉ, quy định mỗi xã
trong cả nước đều phải dựng rmột ngôi đình. Quy định là như vậy nhưng thực

tế thì biến thiên theo muôn hình vạn trạng.
Riêng ở Từ Sơn( Bắc Ninh) có 10 xã khác nhau, mỗi xã lại bao gồm nhiều
làng nhưng không phải làng nào cũng có đình mà tiêu biểu là trường hợp của
xã Đình Bảng có tới 16 thôn nhưng chỉ có một ngôi đình duy nhất, đó là đình
làng Đình Bảng. Trong khi đó, ngôi đình đó lại gắn bó với làng xã cổ truyền
của người Việt, là ngôi nhà chung của làng xã. Hầu như làng nào cũng có một
“mái nhà chung”, một ngôi đình riêng, là nưi sinh hoạt của cả một cộng đồng
cùng với lũy tre, ao làng, cây đa, giếng nước, mà còn là biểu hiện của truyền
thống văn hóa của người dân. nét bản sắc văn hóa của người Việt Nam từ xưa
đến nay là thờ cúng những người có công với làng xã, với quê hương, đất
nước. Ngôi đình hôm nay còn đó như một dấu ấn, một biểu tượng sừng sững
của truyền thống văn hóa tốt đẹp đó và thấm đượm hồn quê đất Việt, của nét
văn hóa làng còn gìn giữ, vướt qua mọi thử thách của thời gian để khẳng định
sức sống của nó.
Cho tới nay, mặc dù bị những yếu tố thời gian, điều kiện tự nhiên và xã hội
tàn phá nhiều, nhưng với ý thức bảo tồn và lưu giữ những di sản văn hóa của
nhân dân địa phương nên sau quá trình trùng tu, tôn tạo qua nhiều thế kỉ thì
hiện nay, toàn huyện Từ Sơn có tất car38 ngôi đình trên tổng số 10 xã. Như
vậy, hầu như làng nào cũng thấy sự hiện diện của mái đình cổ kính, thấp
thoáng sau lũy tre làng.

9


Trong số 38 ngôi đình đó, có những ngôi đình cổ còn được bảo lưu về kiến
trúc và điêu khắc như: đình làng Đồng Kỵ( xã Đồng Quang), đình Phù
Lưu( xã Tân Hồng), đìn làng Lễ Xuyên( xã Đồng Nguyên),… có những ngôi
đình mới được xây dựng, tôn tạo trên nền của những ngôi đfinh cổ đã bị phá
hoại bởi chiến tranh để thỏa mãn nhu cầu của con người về vấn đề sinh hoạt
đời sống, tâm linh như đình Đình Bảng( xã Đình Bảng), đình làng Yên Lã( xã

Tân Hồng),…
Nhìn chung, các đình làng Viêt ở Từ Sơn đều là những di tích thuộc loại
hình nghệ thuật kiến trúc dân gian được công nhận là di ích lịch sử văn
hóa( 19/38 ngôi đình được công nhận là di tích lịch sử văn hóa), có vị trí, vai
trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của nhân dân địa phương ở Từ Sơn.
1.2.

Sự phân bố

Thông thường đình làng thường gắn bó với những xóm làng, đặc bệt là
đình làng miền bắc thấm đãm những nét thuần phác của nông thôn Việt
Nam. Ở đâu có người Việt, ở đó có đình làng Việt với lũy tre, con cò,
giếng nước, cây đa.
Trong số 38 ngôi đình trên tổng số 10 xã ở Từ Sơn thì số lượng đình
làng được phân bố như sau:
+ Xã Tam Sơn có 4 ngôi đìng ở 4 làng: Thọ Trai, Tam Sơn, Dương Sơn và
Phúc Tinh.
+ Xã Hương Mạc có 6 ngôi đình ở 6 làng: Kim Thiều, Kim Bảng, Vĩnh
Thọ, Hương Mạc, Mai Động, Đồng Hương.
+ Xã Phù Khê có 4 ngôi đình: Phù Khê Thượng, Phù Khê Đông, Tiến Bảo,
Nghĩa Lập.
+ Xã Châu Khê có 2 ngôi đình, Xã Đồng Quang có 3 ngôi đình, Xã Đình
Bảng có 1 ngôi đình, Xã Tương Giang có 4, Xã Đồng Nguyên có 4, Xã
Tân Hồng có 5, Xã Phù Chẩn có 3.
Sở dĩ có sự phân bố như vậy vì mỗi xã có số làng và sự phân bố khác
nhau. Riêng xã Đình Bảng có 16 thôn nhưng chỉ có duy nhất một ngôi
10


đình là đình Đình Bảng. Điều đó cho thấy, không phải bất cứ một ngôi

làng nào cũng có một nơi sinh hoạt mang tính cộng đồng của cả làng, đó
chính là mái đình mà có khi ở cả một xã mới có một nơi sinh hoạt chung.
1.3.

Niên đại ra đời

Đình làng xuất hiện từ bao giờ? Câu hỏi được đặt ra mỗi khi nghiên cứu về
đình làng, làng xã nhưng đến nay vẫn chưa có một câ trả lời chính xác và chắc
chắn từ một nguồn tư liệu đáng tin cậy nào. Mặc dù vậy, căn cứ vào đặc điểm
kiến trúc, truyền miệng của dân địa phương, truyền tịch, văn bia,… chúng ta
cũng có câu trả lời tương đối chính xác về thời gian ra đời của đình làng Việt
nói chung và đình làng miền Bắc nói riêng. Ngôi đình xưa nhất nước ta hiện
nay cho biết niên đại đều thuộc thế kỉ XVI: đình Lỗ Hạnh( Hiệp Hòa- Bắc
Giang) hay đình Tây Đằng được xếp vào thế kỉ XVI căn cứ vào phong cách
kiến trúc và điêu khắc. Như vậy có thể thấy đình làng xuất iện từ rất sớm ở
nước ta và ngay từ khi ra đời ngôi đình đã trở nên thân thiết, gắn bó với con
người và dường như nó gắn bó cả vào trong suy nghĩ, hàng động và cả tâm
hồn của mỗi người.
Cũng như vậy, việc xác định niên đại của đình làng Việt ở Từ Sơn( Bắc
Ninh) hiện nay cũng là một điều khó khăn và phức tạp. Bởi vì cũng như hầu
hết các địa phương khác trong tỉnh và các vùng quê khác các ngôi đình hiện
na hầu như đều không phải mà khởi thủy mà đã trải qua nhiều lần, nhiều thời
kì trùng tu và tôn tạo. Trong đó, mỗi lần trùng tu, tôn tạo là một lần lớp vỏ cổ
kính của ngôi đình được bóc tách dần và thay vào đó là những nét mới dựa
trên những yểu tố nguyên bản ban đầu, nên những nghệ thuật kiến trúc cũng
khó có thể xác định được niên đại ra đời của ngôi đình.
Những ngôi đình còn lại ở Từ Sơn cho đến nay được xác định niên đại
theo nhiều cơ sở nhưng tựu chung lại:” Hầu hết được xây dựng vào khoảng
thế kỉ XV-XVI dưới thời Lê Sơ và được trùng tu tôn tạo dưới thời Nguyễn- Thế
kỉ XIX”[04;358]


11


Để xác định niên đại của đìng làng Từ Sơn, người ta căn cứ vào nhiều
nguồn sử liệu khác nhau:
Trước hết, người ta có thể căn cứ vào đặc điểm, nghệ thuật kiến trúc. Đặc
điểm này có vị trí như một chiếc chìa khóa để giải đước “ mật mã” về thời
gian xây dựng của đình. Người ta thường chú ý đến tòa đại đình khởi thủy”
Tòa đại đình là ngôi nhà duy nhất, có mặt bằng hình chữ nhật, dài quãng 2030m, rộng 10-16m”[03;23]
Ngoài đặc điểm kiến trúc, có thể căn cứ vào một số dấu ấn nhệ thuật như
chạm khắc để xác định niên đại của chúng. Ví dụ “ Dấu ấn nghệ thuật trên kẻ
la đặc trưng của nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX”[04;352] của đình làng Đông
Phúc cho thấy thời gian xây dựng của đình: Hầu hết đình làng Việt ở Từ
Sơn( Bắc Ninh) đều được xây dựng dưới triều Lê nhưng họa tiết, hoa văn
chạm khắc hầu hể lại mang dấu ấn thời Nguyễn.
Một dấu ấn giúp ta có thể xác định niên đại của đình làng là các sắc phong
và văn bia còn lại trong đình . Đình làng Phúc Tinh( Tam Sơn) hiện bay có
đạo sắc phong thần do vua Khải Định phong vagfo năm 1924. Đình làng Tiêu
Thượng( Tương Giang) còn lưu giữ 12 đạo sắc phong trong đó có 2 đạo thời
Lê và 10 đạo thời Nguyễn….
Bên cạnh đó, để xác định niên đại của đình làng, chúng ta cũng căn cứ vào
những tài liệu địa phương mà đặc biệt là những nguồn sử liệu truyền miệng,
ví dụ: khi nghiên cứu về niên đại của đình Thọ Trai(Tam Sơn) :”Theo nhân
dân, địa phương thì xưa Thọ Trai và Dương Sơn thờ chung đình, ngôi đình bị
cháy, làng xây dựng đình riêng hiện nay” hay đình Mai Động :”nhân dân địa
phương cho biết đình Mai Động được khởi dựng vào thời Lê ở vị trí đầu làng
phía Tây, tới năm 1885, đình làng được di chuyển về vị trí hiện nay”. Qua
những câu chuyện truyền miệng đó chúng ta cũng phần nào có căn cứ để xác
định niên đại ra đời của làng. Tuy vậy, với nguồn tư liệu này chúng ta cần

phải có sự giám định tư liệu và kết hợp sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác để
đảm bảo sự chính xác, khách quan, khoa học.
12


Tóm lại, trên cơ sở của nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chúng ta có thể
bước đầu xác định được niên đại của các ngôi đình ở Từ Sơn (Bắc Ninh) một
các tương đối : hầu hết, các ngôi đình này đều được xây dựng trong khoảng
thời gian hai thế kỉ XVII-XVIII hoặc triều Nguyễn (thế kỉ XIX). Trong đó, có
bốn ngôi đình được xác định cụ thể năm khởi dựng là :
Đình Kim Bảng – xã Tam Sơn : 1776
Đình Đình Bảng – xã Đình Bảng : 1736
Đình Hồi Quan – xã Tương Giang : 1715
Đình Lễ Xuyên – Xã Đồng Nguyên : 1753
Đây đều là bốn ngôi đình đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và căn
cứ vào nhiều nguồn sử liệu khác nhau mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra niên
đại chính xác như vậy. Nhưng nguồn sử liệu quan trọng nhất là văn bia.
Ngoài ra, có hai mươi ba ngôi đình làng ở Từ Sơn được xác định niên đại
vào thế kỉ XVIII và cũng có ba ngôi đình được xây dựng dưới thời Nguyễn là
đình Phúc Tinh, đình Trịnh-Nguyễn, đình Trang Liệt
Như vậy, một điều đặc biệt về niên đại các ngôi đình ở Từ Sơn là những
ngôi đình này có thời gian ra đời khá gần nhau và hàu như tập trung ở khoảng
thế kỉ XVIII là thời kì khá nở rộ của đình làng miền Bắc nước ta và hầu như
các ngôi đình này đều giữ được dáng dấp khởi thủy của nó, vượt qua mọi
thách thức của thời gian, của điều kiện lịch sử, tự nhiên và xã hội.
2. Một số đình làng tiêu biểu
2.1.

Đình Đình Bảng


Đình Đình Bảng nay thuộc phường Đình Bảng thị xã Từ Sơn, là một trong
ba ngôi đình nổi tiếng của xứ Kinh Bắc- Bắc Ninh, được dân gian truyền
tụng, ca ngợi với câu ca:
“ Thứ nhất là Đình Đồng Khang
Thứ Nhì Đình Bảng, vẻ vang Đình Diềm”
Đình Đình Bảng được xây dựng với quy mô rất lớn chạm khắc, trang trí
tinh xảo vào thời Lê Trung Hưng( năm 1736). Trải qua năm tháng, đình đã
13


trải qua vài lần trùng tu vào thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn và gần đâu lại
được trùng tu lại với quy mô lớn.
- Kiến trúc:
Đình Đình Bảng gồm tòa đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau theo
dạng mặt bằng hình chuôi vồ, còn gọi theo dạng chữ Nho là kiểu "chữ đinh"
丁.
Toà đại đình dài 20 m, rộng 14 m, cao 8 m, phần mái rủ xuống đẹp đẽ
chiếm tới 5,5 m tổng chiều cao. Tòa có 7 gian chính và 2 gian chai với 6 hàng
cột lớn 0,65m, cột nhỏ 0,55m, các chiếc cột đều có chân đế bằng đá xanh
Nền đình chỉ có lòng giếng ở gian giữa lát gạch, chéo lá nem, các gian
khác đều có sàn ván gõ cao 0,7m vừa có tác dụng chống ẩm ướt vừa đảm bảo
độ thoáng mát.
Vẻ độc đáo của ngôi đình thể hiện ở không gian mái đình tỏa rộng, nét đồ sộ
của những đầu đao, quy thức thích nghi với khí hậu gió mùa, và trang trí điêu
khắc dày đặc.
Nóc đình cao tới 8 mét với tỷ lệ mặt đứng của phần mái lớn hơn phần thân
(mái chiếm hai phần ba chiều cao của đình) tạo nên cảm giác bề thế. Đình
lợp ngói mũi hài và có các đầu đao vươn xa nhất trong các công trình kiến
trúc gỗ cổ truyền tại Việt Nam
- Điêu khắc:

Nghệ thuật điêu khắc của đình làng Đình Bảng được ví như: ” Cả tòa
đại đình trông như một cô gái thắt lưng hoa gấm đi dự hội xuân, cài trên mái
tóc những chum hoa xinh đẹp, chạm mây bay bám trên gỗ sắn, cùng với mây
bay còn nhiều ròng chạm khối làm chốt, chum hoa ấy là các đầu bẩy, vòng
hoa ấy lầ những ván nong chạy vòng quanh đình”[05;35]
Các hình thù được chạm khắc hết sức tinh tế: hình hoa lá, tứ linh, vân
mây cách điệu với những hình tượng nghệ thuật phong phú, đa dạng. Đề tài
phổ biến là “ tứ linh”, “ tứ quý” với những tên gọi:” Vân đại hội”, “ Vũ Long
tranh châu”,…
14


Hầu hết các bức chạm khắc đều có bố cục theo chiều ngang. Điều đặc
biệt là ta không thấy những tác phẩm điêu khắc với đề taif miêu tả khung
cảnh dân gian hiện thực, lạc quan chiến đấu mà chỉ gặp các đề tài “ tứ linh, tứ
quý”…
Đình thờ thành hoàng làng là 3 vị thần: Cao Sơn Đại Vương, Thủy Bá
Đại Vương, Bạch Lệ Đại Vương và thờ lục tổ là 6 người có công lập làng vào
thế kỉ XV.
Đình làng Đình Bảng là công trình kiến trúc- điêu khắc thời LêNguyễn còn bảo tồn được đến ngày nay. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử,
ngôi đình vẫn sừng sững vẫn giữ nguyên giá trị và là niềm tự hào của văn
hiến xứ Kinh Bắc- Bắc Ninh.
2.2.

Đình Thọ Trai

Thọ Trai gọi là làng Giai xưa thuộc xã Dương Sơn, tổng tam Sơn huyện
Đông Ngàn nay thuộc xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn. Theo nhân dân địa phương
thì xưa Thọ Trai và Dương Sơn thờ chung đình, ngôi đình bị cháy, làng xây
dựng đình riêng như hiện nay.

Đình đình được xây dựng vào thời Lê và sau đó được trùng tu nhiều lần.
Trên thượng lương đình khắc dòng chữ Hán “Cảnh Thịnh vạn vạn niên tuế
thứ Canh Thân tam nguyệt”- Như vậy đình Thọ Trai được tu tạo vào năm
Canh Thân niên hiệu Cảnh Thịnh( 1800). Sau trận lụt năm 1971 dân làng đã
tiến hành tu sửa lại một lần nữa, tuy vậy dáng cũng không làm mất đi dáng
dấp cổ kính của ngôi đình này.
- Kiến Trúc:
Dấu vết còn sót lại cho thấy xưa đình có 4 tòa và hai dãy táo mạc đã bị
mất nay chỉ còn tòa Đại Đình 3 gian 2 dĩ va 2 gian. Hậu cung liên kết thành
bình đồ kiến trúc hình chữ Đinh ( J ). Nền đình còn khá nguyên vẹn 5 gian.
Đình Thọ Trai tọa lạc ngay đầu làng. Toàn bộ ngôi đình vẫn còn nguyên
vẹn những hàng mái ngói mũi hài cổ. Bộ khung đình được cấu tạo bởi 5 bộ vì
theo kiểu thức thượng con chồng, giá chiêng, hạ kẻ trường, các cấu kiện gỗ to
15


khỏe, cột cái chu vi 1,55m đặt trên các chân tảnh đá. Dấu vết trên các cột cho
thấy sàn đình xưa koong đều- ở các gian cạnh cao 0.5m, gian đầu hồi cao
0,65m.
- Điêu khắc:
Nghệ thuật trạm khắc trang trí ở đình Thọ Trai tập trung trên các bức
cồn, đầu dư, trên diềm cửa cấm và hệ thống kẻ tiền với nghệ thuật trạm nổi,
chạm bong kênh và đề tài “ tứ linh”, “ tứ quý”, mây lửa và rồng.
Hiện nay, đình còn giữ lại được 5 đạo săc phong của các vua triều
Ngyễn phong cho 2 vị thần trong đó có một văn bản khắc gỗ khá dài, phần
đầu ghi chép sự kiện Thánh Gióng trên đường đi đánh giặc đã dừng chân ở
Thọ Trai lấy thêm lương thực và chiêu mộ quân, phần cuối là những quy ước
của làng.
Hệ thống hoành phi, câu đối cổ khá phng phú ca ngợi các công lao của
các vị thành hoàng làng, ngai thờ, bài v, nồi hương gốm, sứ là những hiện vật

có giá trị nghệ thuật cao.
Đình làng Thọ Trai thờ thánh Tam Giang( Đức thánh Cả Trương Hồng).
Sau trận bão năm 1927 ngôi đền của làng bị phá, dân làng chuyển về đình thờ
Thánh Gióng.
Lễ hội chính ở làng Thọ Trai được tổ chức vào ngày 6 và 7 tháng Giêng
âm lịch hàng năm.
2.3.

Đình Hồi Quan

Hồi Quan là một làng thuộc xẫ Tương Giang ngày nay, được quàn tụ trên
một dải đất cao ráo và bằng phẳng, màu mỡ bên cạng dòng sông Tiêu Tương
xưa “Làng Hồi tựa như một chiếc thuyền rồng bơi giữa biển lúa, đầu rồng ở
khu chùa: Sùng Ân Tự, mắt rồng chính là giếng làng, còn đuôi rồng nằm ở
phía cuối làng nơi có “ Khung vàng dệt cửi” và ngôi đình làng đặt giữa lòng
thuyền đó”[06;29]

16


Đình làng Hồi Quan được xây dựng vào năm Giáp Ngọ( 1714) và khánh
thành vào tháng 5 Ất Mùi- Vĩnh Thịnh thấp nhất niên( 1715)( được ghi lại
trong bia đá phía sau tòa đại đình).
- Kiến trúc:
Nhà tiền tế cổ kính nằm ở vị trí trung tâm, nổi bật giữa những tán lá
xanh của cây cổ thụ xum xuê. Nhà tiền tế có kiến trúc khác hẳn với các ngôi
đình khác, gần như hình vuông, mặt trước 7,75m, mặt bên 9m, bốn mái xòe ra
xung quanh từ độ cao khoảng 5m, chạy dốc xuống 2,45m và gặp nhay ở các
bờ dài phía dưới làm thành các đầu đao cuộn lên, phía trên thu vào hình hộp
lồng đèn ở đình mái.

Tòa đại đình dung trên nền cao hơn tòa tiền tế 0,35m, chạy dài 26,9m
và rộng 14,45m các mái đình như chiếc thuyền lớn úp xuống, rộng và rất dốc.
Bờ nóc và bờ dài đều gắn hoa tranh và hộp rỗng. Hậu cung được gắn liền vào
tòa đại đình theo kiểu chữ đinh.
Mái ngói tựa như vây cá xòe xuống có bốn phía uốn lượn theo các đầu
đao cong vút. Bốn đao đình đều đắp đầu phượng cách điệu, đặc biệt là các
bụng lá tấu đều được chạm khắc cầu kì đường nét.
Cả bốn vì nóc của đình đều cấu trúc một kiểu chồng rường thưa, nhưng
trong bốn góc đình thì có ba góc dùng xà nách, riêng goc ngoài bên trái của
đình lại dùng kẻ. Lối kiến trúc chồng rường ấy theo kiểu “ thượng tam hạ tứ ”.
- Điêu khắc :
Ngoài các hình chạm khắc cầu kì trên các con rường, các bức phù điêu
đều mang đề tài “tứ linh“, “tứ quý “, cảnh tiên cưỡi rồng trên mây, cảnh phật
bà quan âm ngự trên tòa sen.
Các bức cốn ở trong tòa đại đình được chạm khắc một cách khéo léo,
cực kì tài nghệ. Đặc biệt các bức cốn dọc gian giữa được chạm khắc nổi cao
và chạm thủng với các đề tài phong phú.
Từ vòng ngoài của tòa đại đình, hầu hết các đầu bẩy được chạm liền
mảng với ván giong đỡ hoành. Phần lớn là đề rồng ố vs những rồng mẹ luôn
17


há mồn ngậm lấy tàu mái, luồn lách trong những tia mây lửa nét mác, chơi
đùa với rồng con, đan xen bên cạnh có những con thú bốn chân đang đùa vờn
đuổi nhau.
Xưa và nay đình Hồi Quan vẫn là nơi quy tụ đông đủ nhất của ca làng
vào các ngày tiết lệ, ngày “đại kì phước”. Song “xuân thu nhị kỉ“ có hai tiết
lệ chính là vào ngày bảy tháng hai âm lịch và ngày mười năm tháng mười
một. Đó là ngày kỉ niệm ngày sinh và ngày ra đi của đức Thánh Tam Quang.
Đình Hồi Quan đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp

quốc gia năm 1989.
3. Đình làng Từ Sơn( Bắc Ninh) trong đời sống văn hóa tinh thần của
người dân địa phương
3.1.

Đình làng Từ Sơn( Bắc Ninh) phản ánh đậm nét tín ngưỡng

truyền thống nhân dân địa phương
Cũng như nhiều làng xã khác trên đất nước Việt Nam, nhân dân nơi đây
cũng có tín ngưỡng thờ thành hoàng làng – những người có công khai phá
thành lập làng xã. thể hiện qua các vị thành hoàng được thờ ở đình.
Như chúng ta đều biết : “Thành hoàng là một biểu tượng cổ xưa có nguồn
gốc từ Trung Hoa, đại diện cho một tòa thành lớn có hào bao quanh : ở đâu
xây thành đào hào ở đó có thành hoàng. Tín ngưỡng này truyền sang Việt
Nam, được triều đình phong kiến theo”[07;38]. Tiếp thu những tín ngưỡng
đó, nhân dân lao động đồng lòng suy tôn thành hoàng làng là những vị thần
có công tạo lập làng hay phát triển đời sống kinh tế văn hóa cho làng, nước.
Việc tôn thờ thành hoàng làng là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Trong
tiềm ẩn tâm thức của người dân, đó là những vị thần luôn giúp đỡ nhân dân,
giúp họ chống lại thiên tai, lũ lụt, cướp bóc.
Các vị thần và những anh hùng dân tộc được suy tôn là thành hoàng làng
thường được thờ trong đình, có thần được thờ ở một đình, nhưng có vị thần
lại được thờ ở nhiều đình, nhiều làng khác nhau.

18


Ở Từ Sơn có tất cả ba mươi tám ngôi đình và mỗi đình thờ một hoặc một
vài vi thần theo công trạng của các vị thần đối với từng làng cụ thể như : Đức
Thánh Cao Sơn, Quý Minh Đại Vương, Đức Thánh Tam Giang, Đức Thành

Hòa, các danh tướng thời Trần, Triệu Đà, Trần Đức Huệ - ông tổ rèn sắt
3.2.

Đình làng Từ Sơn( Bắc Ninh) với lễ hội dân gian của người

dân địa phương.
Trong lịch sử nhân loại, lễ hội là hoạt động văn hóa mang tính phổ biến và
có từ lâu đời. Hoạt động lễ hội gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của
mỗi dân tộc. Tính cộng đồng, tự quản của làng xã được phát huy, tôn ti trật tự
làng được củng cố nhờ lễ hội làng.
Hằng năm, cũng như hầu hết các vùng quê khác, hội làng ở Từ Sơn( Bắc
Ninh) có ”phần lễ gọn nhẹ, trang nghiêm và phần hội náo nhiệt”[08;35].
Nhưng lễ hội thường tập trung ở phần lễ, mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự
sudng bái, ngưỡng vọng, nhớ ơn công lao các vị thần được tôn thờ. phần lễ
bao giờ cũng diễn ra trước tiên và trở thành nội dung quan trọng nhất của lễ
hội.
Lễ hội dân gian góp phần củng cố truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp cho
người dân: tưởng nhớ, biết ơn những người có công với dân, đạo lý “uống
nước nhớ nguồn”. Mặt khác lễ hội giúp hòa hợp các thành viên trong cộng
đồng làng xã, đó là mối liên kết vừa chặt chẽ, vừa mở rộng. Lễ hội ở Từ
Sơn( Bắc NInh) còn là dịp để thể hiện tài năng lao động khéo léo với những
trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê, đầu nồi niêu, kéo co, đánh đu,….thu hút
đông đảo nhân dân tham gia.
Tiểu kết chương 2
Ngôi đình là nơi sinh hoạt cộng đồng điển hình nhất của làng quê Việt, thể
hiện tính cố kết cộng đồng. Với 38 ngôi đình có nnieen đại khoảng thế kỷ
XVIII-XIX, đình làng Việt hầu như đượ xây dựng ở thế kỉ XVIII và được
trùng tu tôn tạo vào thười Nguyễn nên nó mang đạm nét nghệ thuật thời
Nguyễn.
19



Đình làng là nơi thờ tự các thành hoàng làng mà người dân tôn thờ thể
hiện một cách sống động, sâu đậm nhất trong sinh hoạt thường nhật của mọi
người dân. Vidf thế, thồ thành hoàng làng cũng trở thành biểu hiện cho truyền
thống “uống nước nhớ nguồn” của dân ta từ xua đến nay.
Không chỉ là nơi thờ thành hoàng làng, đình làng Từ Sơn( Bắc Ninh) còn
là “hội trường lớn” của làng vào dịp lễ hội. Cùng với những nét chung về hội
làng, người dân Bắc Ninh- Kinh Bắc còn mang dáng dấp đặc thù riêng đó là
làn điệu quan họ ngọt ngào, chữ tình,….

20


CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÌNH LÀNG TỪ SƠN( BẮC NINH)
1. Nghệ thuật kiến trúc
Là một vùng đất Việt cổ, Bắc Ninh – miền quê : ”địa linh nhân kiệt“ nơi
từ nghìn xưa cho đến hôm nay là nơi đầy ắp những di sản văn hóa tiêu biểu.
Trải qua những biến cố thời gian, thăng trầm của lịch sử, ngôi đình – ngôi nhà
dân gian có giá trị nghệ thuật kiến trúc cao. Những ngôi đình đều được xây
dựng phù hợp với cảnh quan khu đất, với khí hậu và phong tục tập quán địa
phương.
* Bố cục không gian mặt bằng:
Trong hoàn cảnh thiên nhiên khí hậu nói trên, không phải ngẫu nhiên
mà ông cha ta đã tạo dựng những công trình “kiến trúc mở “ thông thoáng tạo
cho con người cảm giác dịu mát gần gũi. Trong kiến trúc cổ ấy, đình là biểu
tượng tập trung nhất của làng về mọi mặt : hành chính, tôn giáo, văn hóa, tinh
thần, tình cảm và niềm tin của dân làng, là kiến trúc gỗ lớn nhất, tiêu biểu cho
nền văn hóa mang đậm truyền thống nông nghiệp lúa nước.
Kiến trúc đình ở Từ Sơn không tìm thấy đồ sộ về chiều cao, rộng, trong

không gian nhưng thể hiện sự hòa hợp âm dương, phong thủy. Đình làng ở Từ
Sơn chủ yếu được tọa lạc trên những khu đất cao ráo, địa thế trung tâm của
làng. Đình thường được dựng theo hướng Nam – Tây Nam và một số ngôi
đình ở hướng Bắc – Tây Bắc. Còn đình làng ở Tiên Du nói chung và đình
làng Thượng (Tiên Du) nói riêng nhìn về hướng Tây – Tây Nam với ba mặt
Tây, Nam, Bắc giáp cánh đồng, phía Đông giáp với nhà dân, toàn bộ công
trình được dựng trên khu đất hình chữ nhật, hai bên trước đình là chùa và hai
dãy nhà kho của hợp tác xã. Đình Ngô Khê Hạ (Ninh Bình) quay về hướng
Nam, nhìn thẳng ra lộ Tiến Yết của kinh đô Hoa Lư thế kỉ X.
Hầu hết các ngôi đình ở Từ Sơn đều mang bố cục hình chữ Đinh (J) :
đình Thọ Trai, đình Dương Sơn, đình Đồng Hương… một số ngôi đình mang

21


kiến trúc chữ Công : đình Phúc Tinh, đình Hương Mạc đình Hưng Phúc. Còn
kiến trúc ở Ninh Bình thì chủ yếu mang kiến trúc hình chữ Nhị (=).
* Kết cấu bộ khung:
Phần lớn trong kiến trúc đình làng ở Từ Sơn là bố cục cân xứng hài hòa
thường đăng đối theo trục dọc hoặc quy tụ vào một điểm. Kiến trúc đình làng
với kết cấu bộ khung, cột, kèo có kích thước tương xứng.. Trong kết cấu bộ
khung có hệ thống cột làm từ gỗ lim và nhiều loại gỗ khác có thể tham gia
chịu lực. Cột thì” đầu cán quân, chân quân cờ”[09; 59] nghệ thuật kiến trúc
kết hợp với nghệ thuật điêu khắc điêu luyện. Hệ thống cột kèo được lắp ráp
hết sức tinh tế tạo lên kết cấu chồng rường, kê những con rường lên nhau,
càng lên cao càng ngắn. Ví dụ như đình làng Tiêu Thượng:” Kiến trúc kiểu
chồng rường, con chồng xà nách gồm 6 vì 32 cột lớn nhỏ, phía trước hai gian
hồi trổ ô chữ Thọ tròn, bờ nóc đắp đôi rồng ngự”[ 01;46].
Đơn nguyên trong bộ khung bề thế là bộ vì kèo. Hai vì kèo liền nhau
tạo thành một gian và cứ thế nhân lên càng nhiều gian thì ngôi đình càng dài

trong khi chiều rộng ngôi đình giới hạn bởi kích thước tự thân của các vì kèo.
Quy mô của các đình ở Việt Nam chỉ cần một gian hay ba gian hay chai là đủ
và thông dụng, còn quy mô năm gian hai chái thì tương đối hiếm. Tuy nhiên,
ở Từ Sơn, quy mô đình năm gia hai chai lại khong phải là hiếm mà còn rất
phổ biến( Đình Thọ Trai, đình Dương Sơn, đình làng Phúc Tinh, đình làng
Vĩn Thok, đình làng Hương Mạc, đình làng Mai Động,….). Đặc biệt, đình
làng Đình Bảng có tòa Đại Đình gồm bảy gian hai chai với 6 hàng cột thể
hiện cả chiều rộng cũng như chiều sâu của không gian đình.
* Cột:
Cũng như các ngôi đình khác, cột là nơi chống đỡ sức nặng cho cả ngôi
đình. Cột có 3 loại: cột cái, cột quân và cột hiên. Điểu đặc biệt so với các ngôi
đình cả nước là cột cái ở Từ Sơn khá to với chu vi khoảng từ 0,5m đến 1,75m,
cao từ 4,7m đến 5,5m. Cột quân và cột hiên tương ứng với cột cái nhưng có
chiều cao thấp hơn và nhỏ hơn. Chân các cột hầu như được kê bằng các tảng
22


đa xanh lớn( Đình Hồi Quan vớ 48 cây cột với cột cái cao 5,3m và chu vi
1,75m, cột quân cao 3,45m, chu vi 1,6m, cột hiên cao 2,75m, chu vi 1,4m,…)
Nếu như hầu hết các ngôi đình thường có 4 hàng chân cột thì đình làng
Việt ở Từ Sơn thường có 6 đến 8 hàng chân cột khá vững chắc. Và trải qua
bao sóng gió của thời gian, chiến tranh nhưng những hệ thống cột đình ở Từ
Sơn vẫn đứng đó đỡ sức nặng cho cả ngôi đình.
* Bộ mái đình:
Phần lớn các ngôi đình ở Từ Sơn( Bắc Ninh) đều được xây dựng vào
khoảng thế kỉ XVII đến XVIII nến kết cấu bộ máu cũng mang những nét đặc
thù riêng: các ngôi đình đều mang dáng dấp của đình 4 mái xòe rộng ra tứ
phía nhằm tạo ra ấn tượng thênh thang, rộng thoáng. Giọt ranh chạy được
theo mái đình, bốn góc tiếp nhau vút lên một dáng cong cong đặc trưng.
Trong hệ thống đình làng ở Từ Sơn: ”Chiếc mái đình sà thấp xuống,

bất ngờ uốn cong vút, thanh thoát ở bốn đầu đao, dáng hình giản dị, khỏe
khoắn, một vẻ tự tin chắc nệch mà khoog cần chi tiết cầu kì”[02,72]. Từ đó có
thể thấy người nghệ sĩ dân gian xưa với bàn tay khéo léo của mình đã tạo ra
những đầu đao cong vút để giảm bớt sự thô cứng của mái đình. Mái đình
được lợp bằng ngói mĩ hài nên ca dao Việt nam có câu
“ Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu “
2. Nghệ thuật điêu khắc
“ Điêu khắc đình bao gồm toàn bộ các phần trang trí đục trạm vào gỗ, tạo
gương mặt trang trọng, ưa nhìn và hấp dẫn cho các kết cấu kiến trúc chịu lực
vốn trơ cứng, khô khan”[04;62].
Có thể nói trong các đình ở Từ Sơn, chúng ta có thể thấy nghê thuật chạm
khắc được biểu hiện phong phú, độc đáo trên tất cả casv chỗ có thể chạm khắc
từ xà ngang dến xà dọc, từ xà thượng đến kẻ, cốn, đầu dư, ván nong,…Ở các
bộ phận kết cấu công trình từ nền đất đến mái hiên đều mang dấu vết rất sinh
động, hoa lá, vân mây, tứ linh, bát bảo,…
23


Nét nổi trộ trong nghệ thuật điêu khắc đình ở Từ Sơn là ở tính bình dân, ý
tưởng, đề tài khởi xuất. Những đề tài điêu khắc là cả một bộ sưu tập về mọi
mặt đời sống của người dân nơi đây. Với đề tài điêu khắc phổ biến khác hẳn
những ngôi đình khác là đề tài “ tứ linh, tứ quý”, mà tiêu biểu ở một số đình
như: Đình Tiến Bảo:” Các bức cồn chạm hình cong rồng lớn, mặt quay ra phía
chính diện trông như mặt hổ phù, diềm ở xung quanh có những chú rồng nhỏ
uốn đuôi vào nhau tạo thành vòng tròn âm dương, hình ảnh chim phượng
chạm nổi thanh thoát”[05;106].
Bên cạnh đó, điêu khắc làng Từ Sơn còn mang dáng dấp của con người
vừa mang tính ước lệ, cách điệu, rất đỗi gần gũi:” cảnh tiên cưỡi rồng bay
lượn trong mây, cảnh phật bà quan âm ngự trên đài sen, cảnh người cưỡi ngựa

bắn cung tên… đan xem có thú 4 chân, hình người cởi trần mặc cảnh thoải
mái xếp chân, cạnh bên có bình rượu”[10;83] tất cả đều được trạm khắc tỉ mỉ,
tnh tế
Chạm khắc đình ở Từ Sơn mang nhiều nét trang trí thuần túy và mang đậm
dấu ấn điêu khắc thời Nguyễn. Đó là sự pha trộn hài hòa hai dòng nghệ thuật
Lê- nguyễn với đề tài chủ yếu là tứ linh, tứ quý. Tất cả hòa trộn với nhau
thành bức phù điêu khổng lồ gắn vào đình làng
Điêu khắc ở đình làng Từ Sơn( Bắc Ninh do hầu hết được xay dựng vào
thế kỷ XVIII nên đề tài điêu khắc cũng chịu ảnh hưởng của thời kì này. Các
buwxc chạm khắc mang tính công thức, thiên về trang trí, các đè tài có tính
quy phạm, nghiêm ngặt như tứ linh, tứ quý, hoa lá, vân mây, các mô típ cặp
đôi như: rồng- phượng, lưỡng long chầu nguyệt, tiên- rồng,…
Tiểu kết chương 3
Đình làng Từ Sơn chủ yếu được xây dựng theo hương Nam và đặt ở vị trí
trung tâm của làng. Với nghệ thuật điêu khắc tài tình của mình, những tác
phẩm điêu khắc từ nội dung đề tài đến hình thức đều tràn đầy sức sống.
Những đề tài “tứ linh, tứ quý” hơn là cảnh sinh hoạt trần tục của con người.

24


Cùng với với những đặc điểm chung của đình làng Việt ở đồng bằng Bắc
Bộ chung của đình làng Việt nói chung, đình làng Việt ở Từ Sơn( Bắc Ninh)
cũng có những đặc trưng riêng: bố cục mặt bằng, nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc.
Với hình dáng kiến trúc cũng như phong cách trang trí: phần chạm khắc,
điêu khắc mộc đã kết tinh thành một nét duyên, lafnm nên sự duyên dáng, cổ
kính, trang nghiêm, vừa gần gũi thân quen của các ngôi đình nơi đây.

25



×