Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

GIỌT RỪNG CỦA MIKHAIL PRISHVIN TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.85 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC ĐÔNG ÂU - NGA

ĐỀ TÀI: GIỌT RỪNG CỦA MIKHAIL PRISHVIN TỪ
GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Hà Nội, 2019

1


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Thành Đức Hồng Hà –
người đã tận tình hướng dẫn em thực hiện công trình nghiên cứu, đồng thời đã
giúp đỡ em suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn,
các thầy cô trong khoa Ngữ văn, các thầy cô tổ Bộ môn Văn học nước
ngoài Trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành
nhiệm vụ.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã tận tình giúp
đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Do một số điều kiện chủ quan và khách quan, khóa luận không thể tránh
khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, những ý kiến đóng góp
của thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2019
Tác giả

Tạ Thị Quỳnh Anh

MỤC LỤC
2


MỞ ĐẦU................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới thuyết khái niệm.........................9
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................11
6. Cấu trúc khóa luận...................................................................................11
CHƯƠNG 1.........................................................................................................12
ĐỐI THOẠI SINH THÁI....................................................................................12
1.1. Kẻ hủy diệt và kẻ bị hủy diệt................................................................13
1.2. “Chủ nhân” và “lai khách”...................................................................23
CHƯƠNG 2.........................................................................................................33
THỨC TỈNH SINH THÁI...................................................................................33
2.1. Sức sống bất diệt của thiên nhiên.........................................................33
2.2. Tình yêu thương của thiên nhiên..........................................................39
2.3. Thiên nhiên thanh tẩy tâm hồn con người............................................46
CHƯƠNG 3.........................................................................................................56
THẤU CẢM SINH THÁI....................................................................................56
3.1. Thiên nhiên có tiếng nói riêng..............................................................56
3.2. Thiên nhiên có cảm xúc, tư duy và sinh mệnh....................................61
3.3. Con người giao hòa với thiên nhiên....................................................67

KẾT LUẬN..........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................80

MỞ ĐẦU

3


1. Lí do chọn đề tài
Dòng văn học về đề tài thiên nhiên đã và đang được rất nhiều nhà văn
quan tâm. Từ cuối thế kỉ XIX, trong các tác phẩm văn học thiên nhiên xuất
hiện trong mối quan hệ mật thiết với con người. Dần dà thiên nhiên trở thành
đề tài chính. Đến thế kỉ XX, khi phê bình sinh thái xuất hiện và phát triển, văn
học về thiên nhiên phát triển mạnh mẽ hơn. Trong nền văn học Nga, có các
nhà văn thiên tài viết về thiên nhiên Nga với một tình yêu và niềm say mê như
A. Pushkin, L.Tolstoy, I.Turgenev, A. Chekhov, Ts. Aitmatov, K.Paustovsky
… và chúng ta không thể không nhắc tới nhà văn M. M. Prishvin. Trong cuốn
Giọt rừng, người dịch đã viết về ông như sau: “Mikhail Prishvin là một trong
những nhà văn Nga viết về thiên nhiên nổi tiếng nhất. K. Paustovsky, tác giả
Bông hồng vàng rất quen thuộc với độc giả Việt Nam đã viết về ông: “Nếu
như thiên nhiên có thể cảm thấy sự biết ơn đối với con người vì con người đã
đi sâu vào đời sống bí ẩn của thiên nhiên và ca ngợi vẻ đẹp của nó, thì trước
hết sự biết ơn đó phải dành cho Mikhail Prishvin” [23;7].
Giọt rừng là tác phẩm được ra đời “như một trải nghiệm nghiên cứu
đầy chất thơ cái thiên nhiên được hiểu trong sự hòa hợp với con người sống
trong nó và tạo ra nó” [23;9] theo như lời của chính Mikhail Prishvin. Tác
phẩm không phản ánh gay gắt những hành vi của con người dành cho thiên
nhiên, mà đưa ra một cách nhìn khác về thái độ của con người đối với thiên
nhiên. Mang theo cảm quan sinh thái để nghiên cứu tác phẩm, chúng ta được
hòa mình vào thiên nhiên, vận dụng mọi cảm thức, cảm xúc để thấm thấu các

thông điệp mà thiên nhiên mang lại. Đọc Giọt rừng chúng ta cảm nhận được
vẻ đẹp của thiên nhiên đồng thời cũng là sự vĩ đại của nó, tư tưởng sinh thái
không phải do nhà văn nói cho chúng ta mà là do thiên nhiên nói lên với mục
đích giúp con người hiểu và biết cách hòa hợp với thiên nhiên.

4


Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng văn minh hiện đại thì
càng dẫn đến sự vô cảm, ích kỉ của chính con người. Việc cho bản thân là loài
sinh vật tối cao, có quyền quyết định đối với các loài khác đã khiến con người
trở nên tàn nhẫn, ra tay tàn phá thiên nhiên, giống loài khác của tạo hóa. Phê
bình sinh thái là sự phản tỉnh, là cách nhìn tích cực mà con người dành cho
thiên nhiên. Đặt con người ở vị trí bình đẳng để cảm nhận, đánh giá thiên
nhiên mà không là sự áp đặt suy nghĩ của bản thân lên đó.
Với những lí do trên chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu Giọt rừng
của Mikhain Prishvin từ góc nhìn phê bình sinh thái và mong muốn đem lại
không chỉ một cách đọc, cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là một cách
hiểu, cách sống của con người. Chúng ta tưởng như hành động của mình là
đúng nhưng nếu chúng ta không hiểu mọi người hay vật xung quanh, rất có
thể hành động đó đang làm tổn thương họ. Chỉ khi ta đặt mình bình đẳng, suy
nghĩ xem thiên nhiên sẽ nghĩ gì, nói gì và muốn gì ta mới biết được ta nên đối
xử với thiên nhiên thế nào là tốt nhất.
2. Lịch sử vấn đề
Mikhail Mikhailovich Prishvin sinh ra trong ngôi nhà gia đình của
Krutschevo tại Oryol Governorate (nay thuộc quận Stanovlyansky, Lipetsk
Oblast). Gia đình ông là một gia đình thương gia. Trong những năm 18931897, ông học tại trường bách khoa ở Riga và đã từng bị bắt vì dính líu với
giới tính Makxist. Năm 1902, Prishvin tốt nghiệp Đại học Leipzig với bằng
đại học về nông học. Trong thế chiến I, ông làm việc như một nhà báo quân
sự. Sau chiến tranh, Prishvin tiếp tục công việc nhà báo của mình và sau đó

chuyển sang làm giáo viên ở vùng nông thôn. Năm 1905 ông bắt đầu viết bài
cho các tạp chí như Buổi sáng nước Nga. Tác phẩm đầu tay của Prosshvin

5


mang tên Sashok đã được xuất bản vào năm 1906, trong đó ông đề cập tới chủ
đề xuyên suốt trong sự nghiệp sáng tác mình – đó là thiên nhiên và con người.
“Mikhail Mikhailovich Prishvin lần lượt cho ra đời những cuốn sách tạo
nên tên tuổi của ông trong làng văn nước Nga như Ở xứ sở những con chim
không sợ hãi (В краю непуганых птиц, 1907), Bên những bức tường của
thành phố vô hình (У стен града невидимого, 1909). Năm 1925, ông viết
Những nguồn mạch Berendei (Родники Берендея) và năm 1935 tác phẩm
được bổ sung in lại với tên mới Lịch thiên nhiên (Календарь природы). Từ
năm 1927 đến 1930, nhà văn xuất bản Tuyển tập tác phẩm gồm bảy tập với
lời giới thiệu của M. Gorki. Năm 1933 là năm ra đời một trong những tác
phẩm hay nhất của Prishvin - Nhân sâm (Женьшень). Năm 1940, ông viết
trường ca bằng văn xuôi Phaselia (Фацелия) và tập tiểu phẩm trữ tình – triết
học Giọt rừng (Лесная капель), cả hai được xuất bản năm 1943. Sau thế
chiến II, những tác phẩm đáng chú ý của M. Prishvin có thể kể Kho mặt trời
(Кладовая солнца, 1945), Câu chuyện của thời đại chúng ta (Повесть
нашего времени, 1946), Rừng thông cao vút (Корабельная чаща, 1954), Đôi
mắt của đất (Глаза земли, 1957), v.v…” [23;7,8].
Giọt rừng đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, tuy nhiên chỉ xuất bản
một lần vào năm 2011 và không tái bản. Theo khảo sát của chúng tôi, tác
phẩm chưa được độc giả, các nhà nghiên cứu chú ý tới. Các công trình nghiên
cứu khoa học có nhắc đến tác phẩm này chỉ nằm trong những bài khái quát về
văn học Nga, hoặc vấn đề dịch thuật văn học Nga như “…Những tác phẩm
tiêu biểu của các cây đại thụ trong văn học Nga chưa được dịch trước đó cũng
được bổ sung như tác phẩm Bản sonate Kreutzer (2011) của Lev Tolstoy

(Trần Thị Phương Phương dịch), tiểu thuyết Giọt rừng (2011) của Prishvin
(Đoàn Tử Huyến dịch), Bông hoa đỏ (2011) của Garshin (Trần Thị Phương
Phương dịch)” [19]
6


Những bài phân tích, bình luận về tác phẩm chỉ mới dừng lại ở những
bài báo ngắn, đánh giá hoặc cảm nhận về Giọt rừng nhưng chưa đi sâu phân
tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Trên Báo Đà Nẵng, Triêu Nhan đã có bài giới thiệu về Giọt rừng mang
tên Ngàn ngàn giọt rừng. Bài viết đưa ra cảm nhận về thiên nhiên trong tác
phẩm cũng như cách mà Prishvin tiếp cận và thể hiện thiên nhiên đó. “Từ
ngòi bút của Prishvin, những giọt thiên nhiên trong trẻo rơi xuống trang giấy,
hóa thành trăm ngàn khoảnh khắc vĩnh cửu. Mùa xuân, tôi theo chân Prishvin,
gom hàng ngàn giọt rừng như nhặt những quả việt quất vào chiếc giỏ mây, để
rồi mai đây chúng sẽ hóa thành một Kho báu Mặt Trời (3) lấp lánh.” [21].
Trên trang Báo điện tử của VTV, chuyên mục Đời sống, Việt Hà cũng
đưa ra chia sẻ ngắn của mình về tác phẩm. “Giọt rừng là một tác phẩm đặc
biệt, độc đáo, là những áng văn tuyệt đẹp, đầy ma thuật của Mikhail Prishvin người mà nhà văn Nga nổi tiếng Paustovsky gọi là nghệ sỹ bậc thầy, có phong
cách không thể trộn lẫn trong nền văn học Nga vĩ đại.” [15].
Trên báo Lao động, bài viết Trong, nhẹ một “Giọt rừng”, tác giả đã đưa
đến cho độc giả một cách đọc, cách cảm nhận về tác phẩm để có thể tạo nên
sự cộng hưởng tốt nhất. “Có thể đọc các đoản văn theo trình tự và thấy thấm
dần và cảm nhận hương vị rừng Nga, theo mùa, nhưng cũng sẽ rất thú vị cho
người đọc, nếu có thể thử đọc theo lối “Không đầu không cuối” - lựa lấy một
tản văn, đọc một câu, hai ba câu nào đó trong bài, để nghe thấy “vị ngọt” của
ngôn từ và mường tượng ra cảnh sắc...” [25].
Ta cũng có thể tìm hiểu về tác phẩm qua Lời giới thiệu của dịch giả Đoàn
Tử Huyến. “Mikhail Prishvin là một trong những nhà văn Nga viết về thiên
nhiên nổi tiếng nhất. K. Paustovsky, tác giả Bông hồng vàng rất quen thuộc

với độc giả Việt Nam đã viết về ông: “Nếu như thiên nhiên có thể cảm thấy sự
biết ơn đối với con người vì con người đã đi sâu vào đời sống bí ẩn của thiên
nhiên và ca ngợi vẻ đẹp của nó, thì trước hết sự biết ơn đó phải dành cho
Mikhail Prishvin” [23; 7] .
7


Bên cạnh đó, một số dòng phân tích độc đáo dành cho tác giả Prishvin
cũng có trong lời bạt ở cuối cuốn sách. Đó là lời bình của K. Paustovsky
được trích từ Bông hồng vàng. “Trong sự nghiệp nhà văn của mình, Prishvin
là người chiến thắng. Bất giác tôi nghĩ đến những lời của ông: “… Nếu đến cả
những đầm hoang chỉ một mình chứng kiến chiến thắng của bạn thì chúng sẽ
bung nở một vẻ đẹp khác thường, - và mùa xuân sẽ mãi mãi còn với bạn, một
mùa xuân, một vinh quang giành cho chiến thắng”. Vâng, mùa xuân của văn
xuôi Prishvin sẽ còn mãi trong cuộc sống của những con người chúng ta và
trong nền văn học xô viết của chúng ta.” [23; 282].
Chúng tôi nhận thấy, những bài nghiên cứu Giọt rừng từ góc nhìn phê
bình sinh thái chưa có ở Việt Nam. Với sự hứng thú dành cho những khu rừng
ở Nga, cũng như những quan tâm đến vấn đề sinh thái, chúng tôi chọn tác
phẩm này để nghiên cứu dưới góc nhìn phê bình sinh thái. Việc nghiên cứu sẽ
góp phần giúp cho lí thuyết phê bình sinh thái được phát triển sâu rộng hơn,
đồng thời đóng góp thêm một số phương pháp trong việc giảng dạy về sinh
thái cho học sinh ở bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên lí thuyết về sinh thái, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
tập trung khảo sát một số hiện tượng trong tác phẩm từ nội dung để thấy được
thông điệp sinh thái trong tác phẩm Giọt rừng mang đến.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đây là công trình nghiên cứu về tác phẩm Giọt rừng từ góc nhìn phê

bình sinh thái. Chúng tôi chỉ ra các tính chất đối thoại, thức tỉnh, thấu cảm
sinh thái trong tác phẩm. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần giúp cho lí
thuyết phê bình sinh thái được phát triển sâu rộng hơn.

8


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới thuyết khái niệm
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các tính chất của phê bình
sinh thái: đối thoại sinh thái, thức tỉnh sinh thái, thấu cảm sinh thái qua tác
phẩm Giọt rừng của Mikhail Prishvin.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung khảo sát tác phẩm Giọt rừng, Đoàn Tử Huyến dịch,
Nhà xuất bản Lao Động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2011 để
thấy được những vấn đề sinh thái trình bày qua tác phẩm.
4.3. Giới thuyết khái niệm
Phê bình sinh thái là khái niệm manh nha từ những năm 70 của thế kỉ
XX. Năm 1974, thuật ngữ “sinh thái học văn học” (literary ecology) được học
giả người Mĩ Joseph W. Meeker đề xuất, chủ trương phê bình nên bàn đến
“quan hệ giữa nhân loại và các vật chủng khác”, “phải nhìn nhận và khám phá
một cách tỉ mỉ chân thành ảnh hưởng của văn học đối với hành vi nhân loại và
môi trường tự nhiên” [Dẫn theo 18]. Cùng năm, Karl Kroeber đã viết một bài
trên tạp chí của hội nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại, dẫn nhập khái niệm
“sinh thái học”(ecology) và “tính sinh thái” (ecological) vào phê bình văn
học. Năm 1978, trong một bài viết Văn học và sinh thái học: Một phác thảo
thử nghiệm phê bình sinh thái (Literature and Ecology: An Experiment in
Ecocriticism) trên tạp chí Bình luận Iowa, số mùa đông của William Rueckert,
lần đầu tiên thuật ngữ “phê bình sinh thái” (ecocriticism) được sử dụng, đề
xướng một cách rõ ràng “kết hợp hợp văn học và sinh thái học”. Từ đó thuật

ngữ này được sử dụng rộng rãi và được các nhà nghiên cứu định nghĩa nhiều
lần. Đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau quanh khái niệm này.

9


Năm 1990, trong công trình Những giá trị của văn học (The Value(s) of
Literature), học giả James S. Hans đưa ra định nghĩa: “Phê bình sinh thái là
nghiên cứu văn học (và các ngành nghệ thuật khác) từ bối cảnh xã hội và địa
cầu” [26;141].
Năm 1994, tại hội thảo khoa học về phê bình sinh thái ở thành phố Salt
Lake (Mỹ), Scott Slovic đã đưa ra định nghĩa và được các nhà nghiên cứu
đánh giá cao: “Phê bình sinh thái chỉ là hai phương diện nghiên cứu: vừa có
thể sử dụng bất kì một phương pháp nghệ thuật nào để nghiên cứu lối viết tự
nhiên, vừa có thể khảo sát cặn kẽ hàm nghĩa sinh thái và mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên trong bất cứ văn bản văn học nào, cho dù những văn
bản ấy thoạt nhìn có vẻ như rõ ràng miêu tả thế giới phi nhân loại.” [28;146].
Năm 1996, GS. Cheryll Glotfty nhà phê bình sinh thái đầu tiên của Mỹ
đưa ra định nghĩa về phê bình sinh thái như sau: “Phê bình sinh thái là khoa
học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên” [Dẫn theo
22].
Trong chuyên luận Tưởng tượng môi trường: Thoreau, sáng tác tự
nhiên và hình thành văn hóa Mỹ, GS. Lawrence Buell đưa ra định nghĩa: “Từ
tinh thần thực tiễn của chủ nghĩa bảo vệ môi trường, tiến hành nghiên cứu
mối quan hệ giữa văn học và môi trường” [Dẫn theo 22].
Nhà phê bình sinh thái Vương Nặc, nhà nghiên cứu người Trung Quốc,
đã đưa ra định nghĩa: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối
quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh
thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái.” [26; 157].
Sau khi tìm hiểu và phân tích các khái niệm khác nhau, chúng tôi xin

đưa ra quan điểm của mình về phê bình sinh thái như sau: Phê bình sinh thái
là khái niệm thông qua văn học, nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với tự
nhiên, từ đó nhận thức được nguy cơ sinh thái và các bài học thẩm mĩ sinh
thái trong tác phẩm. Chúng tôi sẽ nghiên cứu tư tưởng sinh thái mà tác phẩm
văn học phản ánh từ đó rút ra những bài học về sinh thái dành cho người đọc.

10


5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận, phân tích tác phẩm Giọt rừng của Mikhail Prishvin
qua bản dịch tiếng Việt để làm rõ những thông điệp sinh thái, chúng tôi thực
hiện khóa luận bằng phương pháp phê bình sinh thái kết hợp với một số
phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp liên ngành: Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm chỉ
ra khả năng ứng dụng rộng rãi của phê bình sinh thái trong các lĩnh vực khác
nhau.
Phương pháp so sánh: Chúng tôi vận dụng kĩ năng so sánh các dẫn
chứng cụ thể từ tác phẩm Giọt rừng với một số tác phẩm khác để đi đến
những tiểu kết các chương và kết luận tổng hợp có tính thuyết phục.
Phương pháp thống kê: Giúp khóa luận đạt được tính hệ thống, tránh sự
vụn vặt không cần thiết.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo khóa luận cấu tạo
gồm ba chương:
Chương 1: Đối thoại sinh thái
Chương 2: Thức tỉnh sinh thái
Chương 3: Thấu cảm sinh thái

CHƯƠNG 1


ĐỐI THOẠI SINH THÁI

11


Đối thoại trong văn học là một biện pháp nghệ thuật quan trọng để xây
dựng tác phẩm tự sự, nhất là tiểu thuyết. Đối thoại không chỉ nhìn nhận đơn
giản từ góc độ ngôn ngữ mà rộng hơn, nó phải được xem xét trong tác phẩm
văn học như một phương tiện nhằm khám phá nghệ thuật thể hiện cuộc sống
của nhà văn. Lí thuyết đối thoại này sau đó đã được mở rộng bởi M.Bakhtin.
Ông cho rằng trong tiểu thuyết đa thanh, cái quyết định tư tưởng của tác phẩm
là quan hệ đối thoại của các nhân vật. Mỗi nhân vật trong tác phẩm tồn tại
một nhà tư tưởng. Nhà phê bình sinh thái Michael McDowell chủ trương áp
dụng lí luận đối thoại của M.Bakhtin để ứng dụng trong phê bình văn học.
Ông nói : “…một dạng đối thoại giữa các quan điểm khác nhau, đưa đến giá
trị cho một loạt những quan điểm xã hội - chính trị. Bắt đầu với ý nghĩ rằng,
tất cả các thực thể trong mạng lưới rộng lớn của tự nhiên đều đáng được thừa
nhận và có một tiếng nói, phê bình văn học sinh thái có thể khám phá cách
thức tác giả miêu tả những tiếng nói của nhân loại và phi nhân loại trong bối
cảnh như thế nào”. [Dẫn theo 27]. Chính vì thế thông qua đối thoại, nhân loại
và thế giới phi nhân loại mới có thể thấu hiểu về nhau. Đối thoại cũng là hình
thức để phê bình sinh thái phản đối sự độc đoán, trung tâm hóa, đề cao tính
chất đa điểm nhìn, đa chủ thể, đa thanh trong văn học. “Qua đối thoại, chúng
ta không chỉ nghe được tiếng nói của con người mà còn nghe được tiếng nói
của tự nhiên, hiểu được tự nhiên phải chống lại, hoài nghi, khiếp sợ và chạy
trốn con người như thế nào” [26;174].

1.1. Kẻ hủy diệt và kẻ bị hủy diệt
Con người luôn có tư tưởng phân biệt giữa con người và sinh vật phi

nhân. Chúng ta luôn đặt mình ở vị trí đỉnh chóp của sự tiến hóa và đặt thành
kiến vô lí lên các sinh vật khác. Động vật, thực vật đối với con người thường

12


là thức ăn, đồ chơi, công cụ, vật thí nghiệm,…mà những thứ này không có
tiếng nói, có cảm tình còn con người là kẻ thống trị. Chính vì thế con người
có thể hủy diệt thiên nhiên mà không hề vướng bận, do dự. Con người đã
từng thống trị chính con người, có phân biệt sắc tộc, màu da,…các vấn đề này
trước đó đã được văn học đề cập và đa phần đã giải quyết được. Phê bình sinh
thái có sứ mệnh đưa ra hoài nghi, phản bác đối với sự phân biệt giữa con
người và sinh vật phi nhân, phân tích nó trên mối quan hệ đối thoại để lắng
nghe tiếng nói từ hai phía, từ đó đưa ra những tư tưởng đạo đức, nhân văn
hơn.
Trong tác phẩm, hình ảnh con người thường xuất hiện chính là người
đi săn. Đó là những người đi săn chồn quý, sóc hay ngỗng trời… Chúng tôi
gọi họ là những người đi săn mà không phải là thợ săn bởi vì họ săn bắn
không phải vì kiếm ăn mà vì đó là một thú vui. Không biết từ bao giờ, đi săn
đã là một hoạt động giải trí của con người. Kể cả người kể chuyện cũng từng
cầm súng chĩa vào những con vật. Họ truy tìm một con chồn vì nó quý, bắn
một phát súng vào con sóc chỉ vì sự tò mò, bắn ngỗng trời vì sự tự vệ của
chúng, canh giữ ở hang chồn lửng chỉ vì thích thú nhìn con vật sợ hãi.
Cùng viết về người đi săn, J. Curwood trong Vua Gấu Xám miêu tả họ
như kẻ hủy diệt. Câu chuyện xoay quanh nội dung chính là cuộc đuổi bắt của
người đi săn và con gấu. So với Prishvin, Curwood, lột tả càng chi tiết sự tàn
nhẫn của kẻ hủy diệt. Mang theo vũ khí bất li thân là khẩu súng, Langdon và
Bruce đương đầu với thiên nhiên, quyết tâm chinh phục bằng được con gấu to
lớn. “Trong cuộc sống, số phận có khi được định đoạt chỉ trong một giờ, một
phút. Và giờ đây, thậm chí chỉ trong mười giây định mệnh sau phát súng thứ

nhất, Thor đã hoàn toàn biến đổi.” [Dẫn theo 22]. Số phận của con vật chỉ
được quyết định trong vòng mấy giây, một động tác bóp cò. Để chứng minh
sức mạnh đỉnh cao của con người, trước con mồi lớn nhất từ trước tới nay, cả
13


hai con người trở thành những kẻ khát máu, sẵn sàng xả súng để đạt được
mục đích. Sự khát máu ấy không phát ra từ lí do như cần da, cần thịt hay
chống lại mối nguy hiểm… nó được kích phát từ cảm giác kích thích cực
mạnh của cuộc truy đuổi. Nhìn con vật hoảng loạn trốn chạy, con người cảm
giác như đã chinh phục, thống trị được tự nhiên. “Con người ta săn bắn, tàn
sát, rồi lại săn bắn tàn sát”, “tôi bắt đầu cảm nhận được niềm khoái lạc thực
thụ của săn bắn”, “nó ngấm vào máu chúng ta rồi,… chúng ta như thể sinh ra
là để tàn sát vậy” [Dẫn theo 22]. Lời thú nhận của hai nhân vật trong Vua Gấu
Xám khiến ta phải rùng mình trước sự tàn nhẫn của con người.
Prishvin miêu tả hành động săn bắn của con người ở một mức độ nhẹ
nhàng hơn.
“Họa sĩ Boris Ivanovich bò trong sương mù đến gần đàn thiên nga,
giương súng ngắm ở một khoảng cách gần, nhưng chợt nghĩ rằng dùng đạn ria
nhỏ bắn vào đầu sẽ tốt hơn nên mở khóa súng rút hộp đạn chì ra, bỏ đạn ria
dùng để săn vịt trời vào.” [23; 239].
Mô tả hành động đi săn của một con người, tác giả đã chỉ ra điều đặc
biệt, đây không là một thợ săn để kiếm bộ lông, thịt để bán, đây là một họa sĩ.
Đôi tay dùng để cầm bút vẽ nên những bức tranh đẹp nhất đang cầm trên tay
khẩu súng chĩa thẳng vào sinh vật mĩ lệ kia. Đầu óc dùng để suy nghĩ xem
nên sử dụng màu sắc, nét vẽ nào thích hợp hiện đang suy nghĩ nên dùng đầu
đạn nào để bắn chết con mồi. Con người đem việc đi săn như là một thứ nghệ
thuật chứng minh bản thân. Từ xa xưa, khi con người săn bắn để kiếm ăn, họ
dần dần cải tiến vũ khí của mình để có thể đảm bảo cuộc sống ấm no, đầy đủ.
Tuy nhiên xã hội càng hiện đại, những cải tiến, văn minh không chỉ còn phục

vụ nhu cầu ấm no nữa mà là nhu cầu chinh phục, thống trị thiên nhiên. Những
cuộc đi săn trở thành cuộc thi, người ta thi xem ai bắn được nhiều, bắn được

14


con vật lớn và quý hiếm. Động vật trước đây là nguồn sống của con người
nay là một thứ đồ chơi có thể hủy diệt dễ dàng.
“Súng đã lên nòng, và tôi chắc mẩm rằng dù chúng có bất ngờ bay lên
ngay thì cũng không thể thoát khỏi tay tôi mà không chịu tổn thất lớn. Tôi
châm lửa hút, hết sức thận trọng nhả khói, dùng bàn tay quạt cho khói thuốc
bay tản đi ngay khi vừa thoát ra khỏi miệng.” [23; 250].
Vật dụng đi kèm của người thợ săn chính là khẩu súng. Súng là vũ khí đại
diện cho văn minh nhân loại, là thứ công cụ tối tân và có sức hủy diệt cực lớn.
Súng thể hiện sức mạnh của con người, khẳng định vị thế tối cao của nhân
loại. Khi cầm súng trên tay con người có thể quên đi nỗi sợ tự nhiên, không
sợ con thú dữ mà dùng súng hủy diệt nó. Người đi săn khi cầm súng như một
kẻ thống trị, nắm quyền sinh sát của mọi loài vật trên tay. Cho nên ta có thể
thấy sự tự tin của nhân vật “tôi” chính là đến từ khẩu súng. Anh ta chắc mẩm
những con thiên nga sẽ không thể thoát khỏi tay mình dù nó có bay lên đi
chăng nữa? Điều này làm tôi nhớ đến nhân vật “gã thợ săn” trong tác phẩm
Làn hơi ấm của Lee Rury và Amanuele Bertossi. Gã ta sẵn sàng nã súng vào
con gấu Bắc cực to lớn mà không hề sợ hãi. Khi mất đi khẩu súng trong tay,
gã trở nên nhỏ bé, yếu ớt và có thể bị con gấu quật ngã một cách dễ dàng.
Điều này có thể thấy được, chính nền văn minh hiện đại đã thúc đẩy ham
muốn chinh phục và hủy diệt của con người.
Trong Giọt rừng, dù những cuộc đi săn không được mô tả tỉ mỉ và tàn
nhẫn như vậy, nhưng ta vẫn nhận thấy điểm tương đồng giữa tác phẩm này
với Vua Gấu Xám. Đó là tâm thế của kẻ tự cho mình cao hơn, đứng trên các
giống loài khác của con người. Những kẻ đi săn đều coi việc bắn giết như một

thú vui, một cuộc đua, đua xem ai bắn chuẩn hơn, con mồi lớn hơn hay thậm
chí vết bắn đẹp hơn,…Đi săn là một hoạt động truyền thống, thậm chí trở

15


thành môn thể thao ở Nga. Người đi săn đều trang bị vũ khí, chó săn đầy đủ
và con mồi là chiến lợi phẩm cho những cuộc vui đó.
Tác giả cũng đề cập đến câu chuyện đi săn chồn của đám trẻ. Những
đứa trẻ, từ khi còn nhỏ, đi săn đã là một trò chơi của chúng. Có thể đó chưa
hẳn là khát khao chinh phục, chế ngự thiên nhiên, nhưng người lớn đã dạy
cho chúng cách đi săn, những con vật nhỏ bé kia là con mồi. Và dần dần khi
lớn lên, con mồi lớn hơn, vũ khí có sức sát thương cao hơn và con vật bị bắn
giết nhiều hơn. Số phận của chú chồn con như thế nào sau đó chúng không
cần quan tâm. Không có ai dạy cho đám trẻ biết, chỉ là một trò chơi của chúng
đã đủ khiến chú chồn con bị chó săn xông vào hang và lôi xềnh xệch và tách
khỏi mẹ. Không có ai nói cho trẻ con, chú chồn con tuy khác loài cũng là một
con non, cũng sẽ đau khổ khi tách khỏi mẹ giống như con người.
Chúng ta luôn băn khoăn tự hỏi: có phải do người lớn hủy diệt thiên
nhiên mà trẻ nhỏ cũng bắt chước làm theo? Hay tự chúng đã quen với việc
săn bắt, bẻ cành để chơi mà khi lớn lên chúng không còn biết yêu thương tự
nhiên nữa? Chúng ta chỉ nhận ra được, con người luôn tư duy cố hữu: họ có
thể, có quyền hủy diệt thiên nhiên.
Con người luôn muốn tìm hiểu thiên nhiên, hiểu cách nó sống và chết
như thế nào. Vì lẽ đó họ có thể sẵn sàng bắt lấy con chuột, con chim chỉ để
thử nghiệm những giả thiết họ muốn.
“Chúng tôi muốn thử xem nó có thể ăn một lúc được bao nhiêu giun.
Sau đó, cũng với con chuột chù này, muốn thử xem nó có thể ăn những gì:
chúng tôi cho nó ăn tất cả mọi thứ. Cuối cùng, chúng tôi quyết định thử có
đúng là ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ giết được chuột chù như người ta vẫn nói

hay không. Và sau khi giết chết con vật sống ngầm dưới đất này bằng những
tia nắng mặt trời, chúng tôi tính sẽ tìm cách cân, đo nó một cách cẩn thận,
16


nghiên cứu nội tạng của nó, rồi đặt nó vào tổ kiến để có được một bộ khung
xương sạch sẽ. Còn thiếu cái gì mà chúng tôi không muốn! Chúng tôi còn
định tìm bắt một con chuột chũi và nhốt chúng cùng với nhau.” [23;80].
Sẽ thật tàn nhẫn biết bao nhiêu nếu dự định này thành hiện thực. Con
người có thể cho nó ăn bất cứ thứ gì chỉ để thử nghiệm, không cần quan tâm
thứ ăn vào sẽ đem đến điều gì cho con vật. Với một vài giả thiết nghe được,
con người sẵn sàng để con vật chết, sau khi chết sẽ mổ xẻ xác con vật. Và tàn
nhẫn hơn nữa, con người để những con vật tàn sát lẫn nhau. Thái độ của con
người đối với chú chuột đáng thương chẳng khác gì một con thú nhồi bông có
thể nhét vào bất cứ thứ gì, không cần thì xé bỏ, hoặc may vá linh tinh. Con
người không hề suy nghĩ con vật đó sẽ có cảm xúc gì khi phải chịu thử
nghiệm của mình. Khoa học càng ngày phát triển, con người nuôi động vật để
làm vật thí nghiệm. Khi nhìn đến thành quả khoa học, chúng ta thường không
nghĩ đến những con vật đã phải trải qua những gì để có được thành quả ấy.
Con người không học được sự biết ơn, trân trọng động vật từ điều này, mà
còn phát huy các “kĩ thuật nghiên cứu” đó vào những con vật khác ngoài đời
như một trò chơi.
Thậm chí để đếm được có bao nhiêu chiếc lá liễu hoàn diệp dính trên mỏ
chim dẽ giun con người sẵn sàng bắn nó. Mặc dù không tổn thương về thể xác
nhưng chú chim lại trở thành một thú vui, một thứ đồ chơi. Ta có thể nghĩ chú
chim đó đã hoảng sợ đến mức nào. Con người bắn rơi chú chim nhỏ, mà
không hề nghĩ đến sau khi đếm xong số lá, thỏa mãn lòng hiếu kì của mình,
chú chim kia sẽ như thế nào, bị gãy chân, hay gãy cánh,…Họ sẽ đặt chú chim
lên cành cây hay bỏ nó dưới đất mặc cho nó bị con thú khác tha mất. Người ta
không suy xét nhiều như vậy bởi vì đó không phải vấn đề con người quan

tâm.

17


Con người viết câu chuyện về vương quốc kiến lớn nhất của khu rừng,
ca ngợi vẻ đẹp của nó, trong khi chính con người châm lửa đốt cái vương
quốc ấy thành đống tro tàn. Lí do đốt tổ kiến rất giản đơn: con người cần một
chỗ nghỉ trong lúc đợi bắt con chồn quý. Bên trong tổ kiến là bấy nhiêu sinh
mệnh, chúng đã sinh sống và làm tổ ở đây từ rất lâu. Con người từ xa đến, vô
cớ đốt nhà, giết hại chúng, hành vi này có khác nào kẻ xâm lược. Con người
không ý thức được điều đó. Những con kiến nhỏ bé không đáng để con người
phải suy ngẫm về hành động của mình. Tôi bỗng nhớ tới câu “Bóp chết dễ
dàng như bóp một con kiến” - đó là câu nói mà người ta dùng khi muốn khinh
rẻ, chà đạp ai đó. Con kiến nhỏ không được coi như một sinh mệnh trong mắt
con người.
Có ai biết rằng khu rừng rậm, nhiều tầng lớp cây lại từng là một nghĩa
địa rừng, nơi có bãi đốn cây mà con người để lại. Để đánh dấu bãi đẵn gỗ,
người ta đã bẻ gãy một cây bạch dương non: “phần thân gãy của nó rủ xuống
treo lủng lẳng gần như chỉ trên một rẻo vỏ mảnh hẹp” [23; 95]. Đối với con
vật, con người không coi trọng sinh mệnh của chúng, đối với cây cối, con
người càng không nghĩ chúng có sinh mệnh. Con vật bẻ gãy cánh tay còn đổ
máu, còn kêu đau nhưng cây cối thì không. Trong mắt con người hành vi bẻ
cành, bẻ ngọn chẳng hề mang đến tổn thương nào. Chúng ta không hề biết, từ
phần thân gãy ấy, chảy ra dòng nhựa trắng trong. Đó là nước mắt của cây. Cái
cây cũng rất đau, phần thân bẻ đi đấy chính là phần ngọn cây mà rễ cây, thân
cây dồn hết sức để vươn lên, chúng đã mất rất nhiều thời gian, công sức để có
thể vươn dài. Và con người chỉ mất mấy giây để bẻ nó đi. Dòng nhựa trắng
vốn chảy đến để nuôi ngọn cây, nay hóa thành dòng lệ. Chúng cứ chảy, chảy
mãi, cho tới khi trở nên khô cứng dưới ánh mặt trời. Dòng lệ trong veo, khi

khô đọng lại, sẫm màu như giọt máu đọng. Nếu con người chịu dừng chân

18


hay ngoảnh lại nhìn cảnh tượng ấy, liệu họ có thể giơ tay bẻ cành một lần nữa
hay không?
Svetlana Alexievich đã từng nói trong Lời nguyện cầu từ Chernobyl:
“Chúng tôi còn chôn cả một khu rừng. Cây bị cưa ra thành từng khúc dài độ
một mét rưỡi, rồi bọc chúng trong giấy bóng kính trước khi ném chúng xuống
những cái hố đào sẵn. Đêm tôi không ngủ được...Tôi nhớ có nhà thơ đâu đó
đã nói rằng thú vật cũng là một thứ chủng loại người. Như vậy là tôi đã giết
chúng, thứ gọi là chủng loại người ấy, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn mà
thậm chí cũng không biết chúng được gọi là gì. Tôi đã thiêu hủy nhà cửa của
chúng, những thứ thầm kín của chúng, rồi vùi thật sâu xuống lòng đất.” [1,
54]. Tác giả bị ám ảnh bởi nỗi đau mà tự nhiên phải chịu. Hình ảnh chôn khu
rừng không khác gì đang chôn cất những con người cả. Khi chúng ta coi tự
nhiên như một chủng loại người, có những cảm xúc và nỗi đau như con
người, chúng ta sẽ nhận thức được, con người đã có những hành động sai trái,
tàn nhẫn như thế nào.
Trước đây những cây non chỉ đấu tranh sinh tồn với thời tiết khắc
nghiệt, nay chúng còn phải đấu tranh để tránh sự tàn phá của con người. Thật
xót xa biết bao nhiêu khi cây non vươn cao không phải để đón lấy tia nắng
mặt trời nhanh hơn mà là để tránh bàn tay của con người.
“Tôi biết trong rừng có một cây dã anh đã bao năm nay đấu tranh vì sự
sống của mình: nó cố gắng mọc lên thật cao để tránh khỏi bàn tay những kẻ
muốn bẻ cành của nó. Và cây dã anh đã thành công - bây giờ thân của nó
hoàn toàn trơn trụi, hệt như một cây cau, không có nhánh cành nào để con
người có thể bám vào trèo lên, và nó kết hoa ở trên đỉnh ngọn của mình. Một
cây dã anh khác không làm nổi điều đó, và nó trở nên xác xơ, trên thân của nó

giờ chỉ còn nhô ra những que cành trơ trụi.” [23;86].

19


Con người đã trở thành nỗi sợ hãi cho khu rừng, không chỉ động vật mà
còn là thực vật. Sự phát triển của chúng bị chi phối bởi bàn tay con người.
Càng đáng buồn hơn, con người hoàn toàn không ý thức được hành vi của
mình đã gây tổn thương đến loài sinh vật khác. Đối với con người chỉ là tiện
tay vịn cành hay tò mò muốn bẻ cành để xem rồi vứt đi,… Đối với cây dã anh
hành động đó khiến chúng không thể sinh tồn được trong thiên nhiên. Cây dã
anh còi cọc kia sẽ chống cự như thế nào với nắng, gió. Không có lá, cái gì sẽ
mang đến lương thực cho chúng. Chúng ta cứ cho rằng chặt phá rừng mới là
hủy diệt mà quên đi một điều, khi ta bẻ cành tức là đã bẻ đi một phần cơ thể
của cây, như con người bị bẻ mất cánh tay mà thôi.
Tại sao con người có thể tùy ý làm thương tổn thiên nhiên mà không hề
có một sự bất an nào cả? Đó là bởi con người mang theo định kiến đối với
những loài phi nhân. Định kiến phân biệt giống loài. Con người không hề có
suy nghĩ động vật, cây cối có sinh mệnh, có thân thể, có tình cảm, cảm xúc và
có quyền được sống, được tôn trọng của nó. Trong xã hội ngày nay người
với người còn không có được sự tôn trọng huống chi là loại vật. Con người sở
dĩ coi thường thiên nhiên là bởi vì chúng không nói tiếng người mà không hề
biết rằng thiên nhiên cũng có tiếng nói, chẳng qua đó không phải là ngôn ngữ
loài người mà thôi.
Thiên nhiên ở đây chính là kẻ bị hủy diệt. Khi con người hủy diệt thiên
nhiên, chúng còn chưa nhận thức được, kẻ đang tàn phá bản thân là ai. Chúng
dần nhận ra sinh vật mang tên “người” ấy qua từng ngày. Đó là sinh vật nguy
hiểm, tàn nhẫn và có sức sát thương cao hơn so với những kẻ thù trước đây.
Để sinh tồn, thiên nhiên phải trốn chạy. Lũ chuột chù không rời khỏi địa bàn
an toàn của mình. Đó là lòng đất. Chim chóc phải bay cao khi có người xuất

hiện. Cây cối phải vươn xa khỏi mặt đất.

20


Khi một sự đàn áp diễn ra quá lâu, thường sẽ dẫn đến đấu tranh. Tuy
vậy thiên nhiên không đấu tranh với con người, bởi chúng dần nhận thức
được, con người cũng chỉ là sinh vật nhỏ bé, tầm thường mà thôi, còn thiên
nhiên rộng lớn, mạnh mẽ và nhân từ hơn rất nhiều.
Trong Vua Gấu Xám, tác giả cũng đưa đến thông điệp này từ tự nhiên.
Thor, vị vua của rừng xanh, trong những cuộc đối đầu với con người, nó cũng
đã nhận thức được sự nguy hiểm của những khẩu súng, cũng phải trốn chạy.
Nhưng nó cũng nhận ra được con người thực ra cũng chỉ là kẻ hèn nhát, nhỏ
bé mà thôi. Cho nên Thor không giết con người, kẻ mà luôn truy đuổi, tìm
cách bắn chết nó. Con Gấu Xám chỉ trao lại cho kẻ thù một ánh nhìn khó tả.
Nó không giết con người vì nó không là loài sinh vật hiếu sát, không là kẻ lấy
việc giết chóc làm niềm vui. Nó vị tha hơn con người.
Thiên nhiên đã từng đau đớn, trốn chạy nhưng khi đáp lại con người,
thiên nhiên vẫn dành lòng bao dung lớn nhất có thể. Tự nhiên không hủy diệt
con người, cũng không tấn công con người. Vì thế con người thường không
hề hiểu được, bản thân đã được tha thứ như thế nào? Càng không hiểu được
chính con người đã mang những tội lỗi gì?
Giọt rừng không tập trung lột tả hành động tàn nhẫn gây thương tổn
thiên nhiên của con người. Tuy nhiên tác phẩm đã đưa ra một khía cạnh khác
của hành vi con người đó là thương tổn thiên nhiên một cách vô tình. Từ điểm
nhìn của nhân vật “tôi” chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy con người không
hề có ác ý với thiên nhiên, số ví dụ mà chúng tôi đưa ra cũng không nhiều.
Như lời tác giả ở mở đầu sách “thuở xưa khi còn là những đứa trẻ hiếu kì,
chúng tôi thường hay đập vỡ đồ chơi của mình cũng như bất cứ thứ quà tặng
nào, thậm chí cả đồng hồ, để biết được bên trong có những gì. Rồi ở trường,

người ta cũng dạy chúng tôi cách ứng xử với thiên nhiên như thế: được dẫn ra

21


ngoài cánh đồng, mỗi người hái một bông hoa rồi bứt cánh để đếm xem hoa
có bao nhiêu cánh, bao nhiêu nhuỵ, đài hoa kết cấu ra sao v.v... Nói chung, sự
thể xảy ra với bông hoa cũng hệt như với những đồ chơi thời thơ bé: hình
dạng bị dập nát, xé nhỏ - và không còn cả bông hoa cũng chẳng còn cả đồ
chơi nữa.” [23; 9]. Con người cho là những hành vi nhỏ nhặt, không ác ý của
mình không thương tổn thiên nhiên, bản thân chỉ đang khám phá, hiểu biết
thiên nhiên, mà không hiểu được rằng đó chính là hủy diệt. Chúng ta không
muốn hủy diệt nhưng thực chất lại là kẻ hủy diệt. Vậy sai lầm ở đâu? Đó là do
chúng ta chưa từng đặt mình vào cuộc đối thoại với thiên nhiên, xem thiên
nhiên ở vị thế kẻ bị hủy diệt nên chúng ta không nhìn thấy những tổn thương
đó.
Đối thoại ở đây không chỉ là đối thoại của nhân vật với thiên nhiên
trong tác phẩm mà quan trọng hơn là đối thoại giữa tác phẩm và con người –
cũng chính là người đọc – để từ đó rút ra được ý nghĩa sinh thái. Chúng ta
lắng nghe được tiếng nói của con người và tiếng nói của tự nhiên. Nghe được
tiếng nói của con người, ta nhận thức được thái độ của con người với thiên
nhiên, đó là thái độ của kẻ hủy diệt, kẻ thống trị. Chúng ta cũng lắng nghe
tiếng nói của tự nhiên, nghe được nỗi đau, lo sợ mà thiên nhiên phải chịu,
phản hồi của thiên nhiên không còn ở tình trạng mất tiếng nữa. Khi nghe được
những phản hồi này, con người mới hiểu được sai lầm của bản thân, từ đó bồi
dưỡng tình yêu thương cũng như thái độ và hành động đúng đắn, nhân văn
đối với thiên nhiên.

1.2. “Chủ nhân” và “lai khách”
Con người luôn tự cho mình là chủ nhân trên trái đất này, luôn đặt mình

ở vị thế người làm chủ và coi các sinh vật khác là khách. Bước vào khu rừng,
22


nhân vật “tôi” vẫn mặc nhiên suy nghĩ bản thân là “chủ nhân” của rừng mà
không phải là khách.
Con người coi tất cả các sinh vật xuất hiện tại nơi mình đứng là
“khách”. Trong tác phẩm, “chủ nhân” đối với sự xuất hiện của những “vị
khách” có tò mò, thích thú, có giật mình, ngạc nhiên và cũng rất thân thiện.
Prishvin đưa đến cho người đọc một cách nhìn về những “vị khách” này. Đó
là mấy chú chim chìa vôi tò mò muồn đến ngắm con người, và “chủ nhân”
của chúng ta cũng không ngại, còn tìm cách dụ chúng đến để có thể chụp ảnh
gần về chúng, cùng những chú chìa vôi chơi đùa. “chim chìa vôi vì tò mò sẽ
chạy đến tận rìa đống củi để tìm nhìn” con người, và thế là người “sẽ có nó
trên chính súc củi mà bạn đã hướng ống kính máy ảnh đón sẵn từ trước.”
[23;88].
Các “vị khách” tiếp theo lần lượt xuất hiện. Một chàng sếu, chim ó cá,
rồi đến diều hâu có cái lỗ tròn ở đuôi liệng vòng tít trên cao.
“ Một chú diều mướp, vốn rất mê trứng chim, cũng bay tới; lúc ấy cả lũ
chìa vôi liền chao chát bay lên khỏi đống củi như đàn muỗi vun vút lao vào
diều mướp. Những con quạ đang canh tổ của mình cũng nhanh chóng bay đến
nhập bọn với đàn chìa vôi. Lúc ấy bộ dạng chú diều mướp ác điểu khổng lồ
trông thật thảm hại, nó kinh hoàng vội vã lao đi, bay mất dạng.” [23;89].
Không gian yên lặng bắt đầu rộn rã bởi tiếng chao chát, tranh cãi của lũ
chim. Chúng tranh giành con mồi với nhau một cách kịch liệt khiến ta tự hỏi:
Tại sao chúng cứ tranh giành trong khi chúng không phải là chủ nhân nhỉ?
Và âm thanh khác cũng bắt đầu vang lên: tiếng “gù gù” của những chú bồ
câu rừng, tiếng chim tu hú gáy, tiếng gà lôi làu bàu liên tục, chim sẻ đầm lầy
lích, đám chuột chù rúc rích.


23


“Và khi trời trở nên ấm hơn thì lá dã anh trông giống như những con
chim nhỏ cánh xanh cũng bay về và ngụ lại như những vị khách; những cánh
sen gió tim tím bay lại, dây dầu đắng vươn thật xa, cho đến khi tất cả các tầng
rừng đều được phủ kín chồi xanh.” [23;90].
Khu rừng trống trải vào mùa đông bắt đầu được phủ xanh bởi lá dã anh,
và điểm thêm sắc màu của hoa sen gió. Sau mấy tháng nghỉ ngơi, cây cối
trong rừng đâm chồi nảy lộc. Và trong mắt “chủ nhân” của chúng ta, sự xuất
hiện của những chồi non như là những vị “khách” từ xa tới.
Những “vị khách” lần lượt xuất hiện khiến cho vùng đất nơi đống củi trở
nên ồn ào, náo nhiệt. Khung cảnh ban đầu chỉ có đống củi mục nay trở nên
ngập tràn sức sống. Con người thấy vui vì điều đó. Sự gia nhập của “khách”
khiến cho khoảnh khắc trở nên tuyệt diệu. Trong các vị “khách” có cây cối, có
chim muông, có ong bướm, cũng có thú dữ như cáo, rắn,… nhưng không
khiến con người thấy sợ hãi bất an mà lại cảm thấy bình yên.
Vị khách tiếp theo mà tác giả giật mình phát hiện là “hằng hà sa số
những con cung quăng ấu trùng của muỗi”. Những con cung quăng này, khi
lớn lên sẽ là những con côn trùng hút máu, sẽ tấn công con người. Nhân vật
“tôi” không sợ hãi hay đề phòng vị khách ấy, bởi lẽ ông biết vị khách này xuất
hiện ở đây có sứ mệnh bảo vệ vẻ nguyên sơ cho cánh rừng đầm lầy.
Và vị khách cuối cùng xuất hiện khi chủ nhân đã rời khỏi, được chủ nhân
vô cùng cảm kích đó là bầy ri đá. Chúng mổ những gì còn sót lại, dọn sạch
những dấu vết con người để lại, trả cho khu rừng sự yên tĩnh, sạch sẽ ban đầu.
Các nhân vật xuất hiện trên được đặt trong chương “Những vị khách”,
được tác giả gọi là “khách” nhưng chúng ta đặt một câu hỏi thắc mắc: Tại sao
những con vật, cây cối được gọi là “khách” lại sinh hoạt một cách tự tại, thoải
mái trên vùng đất của người khác như vậy? Chú chim chìa vôi ung dung xuất
24



hiện trước mặt ống kính của con người. Mấy chú chim khác như diều mướp,
diều hâu, ó cá, sếu,… thong dong làm việc của mình, chúng kiếm mồi, nô
đùa, đấu đá nhau như vẫn đang trải qua cuộc sống hàng ngày của chúng. Tu
hú, gà lôi, ong mật,.., vẫn tiếp tục kêu, tiếp tục làm việc. Cáo và rắn lục xuất
hiện một cách tự nhiên không hề nghĩ chúng sẽ làm “chủ nhân” nơi này sợ.
Là “khách” thế mà chúng sống tự tại, sinh hoạt như chính “chủ nhân”, ngược
lại con người, là “chủ nhân” thì luôn tò mò với tất cả mọi thứ, cảm giác bình
yên cũng là nhờ những vị “lai khách” tạo ra, thậm chí mảnh đất này cũng do
“khách” gìn giữ và bảo vệ.
Phân tích câu chuyện này, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi điểm nhìn
diễn ra. Nhân vật xưng “tôi” xuất hiện ở đầu câu chuyện, tham gia vào câu
chuyện với những hoạt động như chơi đùa, chụp ảnh với bầy chim. Nhưng
càng về sau, nhân vật này càng ít xuất hiện. Khung cảnh được quan sát dưới
điểm nhìn của một người khác, đứng ngoài cuộc theo dõi mọi thứ mà không
tham gia vào. Vai trò của nhân vật xưng tôi đã bị xóa nhòa dần đi. Xét về
không gian diễn ra câu chuyện, là một đất gần đống củi, đó là nơi nghỉ chân
của con người cũng là nơi sinh sống của vô vàn côn trùng, động vật, cây cối.
Những con vật ban đầu xuất hiện với tư thái “từ xa đên”, “bay đến”, “sà
xuống”,... dần trở thành sự xuất hiện một cách hiển nhiên như chính nó vẫn
luôn sống ở đây, là chủ nhân nơi đây chứ không phải là khách từ xa đến. Hoạt
động của những con vật cũng thay đổi từ đến để kiếm ăn thành bảo vệ, giữ
gìn khu rừng.
Từ đầu câu chuyện, con người vốn đã có mặt tại mảnh đất này, còn
thiên nhiên lại từ xa đến, nhưng cuối cùng, con người lại rời đi còn thiên
nhiên thì vẫn ở lại. Con người là chủ nhân của nơi đây khi con người có mặt,
nhưng con người vẫn phải rời đi, như tổ tiên của họ, chỉ có động vật, cây cối
sống mãi cùng khu rừng. Chúng là chủ nhân của rừng.
25



×