Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.69 KB, 3 trang )
bí ẩn Cánh đồng Chum
Những bí ẩn chưa giải đáp khiến Cánh đồng Chum trên cao nguyên Xiêng Khoảng trở thành địa danh nổi tiếng thế
giới.
Cho tới nay, không ai rõ những chiếc chum đá cổ trên Cánh đồng Chum được làm ra như thế nào, nằm ở đó từ
bao giờ và được dùng vào việc gì. Nhưng chính những bí mật chưa bao giờ được hé mở khiến Cánh đồng Chum
trên cao nguyên Xiêng Khoảng được ghi nhận như một trong những di sản văn hóa nổi tiếng nhất của Lào.
Bí ẩn lịch sử
Trải dài mấy trăm mét, men theo triền đồi, gần 400 cái chum đá cổ to, nhỏ đủ cỡ nằm rải rác trên cánh đồng
Chum. Cái lớn nhất có đường kính 2,5m và cao tới 2,57m, nặng đến hàng tấn. Cái nhỏ nhất chỉ cỡ một người ôm.
Đa phần những chiếc chum không có nắp với đủ dạng vuông tròn, không cái nào giống cái nào. Chúng nằm lẫn
lộn không theo quy luật sắp xếp nào. Cái trồi hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất. Rải rác có những
chiếc chum đã vỡ, thủng đáy, thủng sườn hoặc sứt mẻ gợi lại dấu ấn không thể xóa nhòa của thời gian.
Hình dạng của chúng cũng không nhất định. Cái thắt núm, cái miệng thẳng, cái vuông vức, cái lại như quả dưa...
Chạm tay vào những khối đá sần sùi, lên “mốc” xanh thời gian đang nằm yên lặng trên nền đất, người ta có thể
cảm giác được những bí ẩn lịch sử to lớn mà nó chứa đựng.
Giải mã ẩn số
Người địa phương kể rằng những chiếc chum đá là bình ủ rượu mà vị vua cổ đại Khun Cheung đã dùng để khao
quân sau khúc khải hoàn. Tuy thế, Soulivan Vincent, người Pháp, chủ khách sạn ở Phonesavanh, người đã sống
ở Xiêng Khoảng nhiều năm lại cho rằng, khu vực Cánh đồng Chum trước đây có thể là nơi trung chuyển hàng
hóa từ các nơi đổ về. Các chum to nhỏ có thể dùng để chứa thóc gạo, muối hoặc hàng hóa khác. Vincent lập
luận: “Xiêng Khoảng nằm đúng ngã ba miền Trung Lào, muốn tới Luông Prabang hay Viêng chăn đều phải dừng
chân nghỉ ở đây”.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học nghiêng về giả thuyết cho rằng Cánh đồng Chum là một nghĩa trang khổng lồ,
mỗi một chiếc chum là một chiếc quách dùng để an táng. Nhưng từ đâu và bằng cách nào mà những chiếc chum
khổng lồ này lại tồn tại với chỉ ở một nơi duy nhất trên thế giới là Xiêng Khoảng.
Đây vẫn còn là điều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Năm 1930, nhà khoa học Pháp Madeleine Colani đã có mặt tại
Cánh đồng Chum và trong công trình nghiên cứu Mégalithes du Haut-Laos, Colani viết: “Tuổi của 334 cái chum
này vào khoảng 2.500-3.000 năm. Đây không phải là những chum ủ rượu vì không thấy dấu vết nào có thể chứng
minh”.
Đến khi phát hiện những nồi đất đựng sọ và xương người có nắp đậy cẩn thận được chôn xung quanh những
chum này, Colani khẳng định: “Chum là vật đựng tất cả những di vật (quần áo, đồ dùng, rìu, nỏ, cung, kiếm) của