Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

T­ư học tiêng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.33 KB, 32 trang )

Tự học tiếng Anh
Một khi đã học tiếng Anh, bạn sẽ thường xuyên gặp những thuật ngữ này. Để học tốt
văn phạm tiếng Anh, chúng ta cần phải hiểu được những khái niệm cơ bản này. Nếu
bạn không thể nhớ hết một lần, hãy thường xuyên xem lại trang này để đảm bảo mình
có cơ sở vững chắc trước khi tiến xa hơn. Danh sách này chỉ để bạn làm quen khái
quát. Ở phần khác sẽ có những bài đề cập chi tiết về từng mục cụ thể.
Adjective (viết tắt: adj) = Tính từ - là từ chỉ tính chất, dùng để bổ nghĩa cho danh từ,
đại từ. Thí dụ: cao, thấp, già, trẻ, mắc, rẻ… --Adverb (viết tắt:
adv) = Trạng từ : dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc cả câu. Thí dụ: một cách
nhanh chóng, hôm qua, ngày mai Article
= Mạo từ : Đứng trước danh từ. Trong tiếng Việt không có từ loại này nên bạn cần
phải làm quen kỹ từ loại này vì chúng được dùng rất rất rất nhiều và đa số người học
tiếng Anh không phải đều biết dùng đúng, ngay cả người học lâu năm. Mạo từ có hai
loại: mạo từ xác định và mạo từ bất định.
1. Indefinite article = Mạo từ bất định: có 2 từ là A và AN
2. Definite article = Mạo từ xác định: có duy nhất 1 từ THE
3. A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm. Thí
dụ: A CAR (một chiếc xe hơi)
AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm
Thí dụ: AN APPLE (một trái táo)
Nguyên âm: là âm bắt đầu với a, e, i, o, u Phụ
âm: là âm với chữ bắt đầu khác với những âm trên đây Ngoại lệ:
Có khi một chữ có chữ cái đứng đầu là phụ âm nhưng là phụ âm câm nên chữ đó
vẫn được coi là bắt đầu với âm nguyên âm. Thí dụ: “Hour” có âm H câm đọc như
“Our” vì vậy khi dùng mạo từ bất định phải là: AN HOUR
Auxiliary verb = Trợ động từ: là những động từ gồm BE, DO, HAVE, được dùng với
một động từ chính để tạo ra những cấu trúc văn phạm như: thì, bị động cách, thể nghi
vấn, thể phủ định. BE, DO, HAVE sẽ có thể thay đổi hình thức tùy theo chủ ngữ.
Clause = Mệnh đề : là tổ hợp có đủ chủ ngữ và vị ngữ nhưng phải đi kèm một mệnh
đề khác phù hợp về nghĩa để tạo thành một câu có ý nghĩa.
Conditional clause = Mệnh đề điều kiện: là mệnh đề bắt đầu bằng từ NẾU, TRỪ KHI.


Dùng để diễn đạt một sự kiện, tình trạng trong tường lai, hiện tại hoặc quá khứ, có
thể có thật hoặc có thể không có thật.
Infinitive = Động từ nguyên mẫu . Động từ nguyên mẫu không có TO đằng trước gọi
là BARE INFINITIVE, có TO đằng trước thì có khi gọi là TO INFINITIVE. Nếu bạn có
trong tay Bảng Động Từ Bất Quy Tắc (mua ngoài nhà sách giá khoảng 5000đ), bạn sẽ
thấy có 3 cột, đó là: Động từ nguyên mẫu không có TO, dạng QUÁ KHỨ của động từ
đó, dạng QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH của động từ đó. Khi học xâu hơn, bạn sẽ hiểu về cột
thứ 2 và 3. Mới bắt đầu, bạn chỉ cần học dạng nguyên mẫu của từng động từ trước,
sau đó, chúng ta sẽ bàn về cách biến đổi động từ để đặt câu. Trong tiếng Việt, động
từ không bao giờ thay đổi hình thức của nó. Trong tiếng Anh, tùy theo chủ ngữ, tùy
theo thời gian, tùy theo cấu trúc…động từ phải thay đổi hình thức tương ứng. Tuy
nhiên, tất cả đều có quy luật hệ thống, do đó, bạn đừng quá lo, chúng ta sẽ đi từng
bước một.

Modal verb = Động từ khiếm khuyết: Gồm có tất cả là : CAN, COULD, MAY,
MIGHT, MUST, OUGHT TO, SHALL, SHOULD, WILL, WOULD. Động từ khiếm
khuyết luôn đứng trước động từ nguyên mẫu không có TO để diễn tả một dạng ý
nghĩa nhất định, như: KHẢ NĂNG, CHO PHÉP/XIN PHÉP, BỔN PHẬN, KHẢ NĂNG hoặc
TÍNH CHẮC CHẮN.
1
Noun = Danh từ: Từ chỉ tên gọi của sự vật, sự việc, tình trạng. Ta có danh từ cụ thể,
danh từ trừu tượng, danh từ số ít, danh từ số nhiều. Cách xác định danh từ đếm được
hay không trong tiếng Việt là ta hãy thêm số trước nó và xem nó nghe có đúng không.
Ví dụ: “một người”: đúng nhưng “một tiền”: sai. Vậy “người” là danh từ đếm được và
“tiền” là danh từ không đếm được. Trong tiếng Anh cũng có thể áp dụng cách này, trừ
một số ngoại lệ sau này bạn sẽ biết.
Object = Tân ngữ: Là từ đi sau động từ, bổ nghĩa cho động từ. Một câu thường có đủ
3 phần: CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + TÂN NGỮ. Thí dụ: TÔI ĂN CƠM (“Tôi”: chủ ngữ,
“ăn”: động từ và “cơm”: tân ngữ).
Active voice = Thể Chủ Động: Là cấu trúc văn phạm ta dùng thông thường, khi chủ

ngữ là tác nhân gây ra hành động. Thí dụ: Tôi cắn con chó.
Passive voice = Thể Bị Động : Là cấu trúc văn phạm khi chủ ngữ là đối tượng chịu
ảnh hướng của hành động do tác nhân khác gây ra. Thí dụ: Tôi bị chó cắn.
Preposition = Giới từ: Là từ giới thiệu thông tin về nơi chốn, thời gian, phương hướng,
kiểu cách. Thí dụ: trên, dưới, trong ngoài…Đôi khi giới từ đi sau động từ để tạo nên
một nghĩa mới và trong trường hợp như vậy, ta phải học thuộc lòng vì không có quy
tắc chung nào cả.
Pronoun = Đại từ: là từ có thể dùng để thay thế danh từ để không phải lập lại danh từ
nào đó. Tuy nhiên có 2 đại từ không thay thế ai hết, đó là hai đại từ nhân xưng I và
YOU. Đại từ có các loại: đại từ nhân xưng (tôi, anh, chị ấy, cô ấy…), đại từ sở hữu và
đại từ chỉ định. Chỉ có hai loại đại từ sau cùng không có từ loại tương ứng trong tiếng
Việt. Do đó, bạn cần để ý làm quen với chúng từ nay về sau.
Relative clause = Mệnh đề quan hệ: Là mệnh đề bắt đầu bằng WHO, WHERE,
WHICH, WHOSE, hoặc THAT. Dùng để xác định hoặc để đưa thêm thông tin. Mệnh đề
này có dạng tương ứng trong tiếng Việt nhưng không phải lúc nào cũng dùng được,
trong khi ở tiếng Anh, dạng mệnh đề này dùng thường xuyên. Thí dụ: Anh ấy là một
người đàn ông mà mọi cô gái đều muốn được lấy làm chồng. Mệnh đề “mà mọi cô gái
đều muốn được lấy làm chồng” đưa thêm thông tin về người đàn ông.
Subject = Chủ ngữ : Thường đứng ở đầu câu, có thể là danh từ, đại từ hoặc cả một
cụm từ. Chủ ngữ là trung tâm của sự chú ý trong một câu.
Tense = Thì: Là hình thức văn phạm không có trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh, một
hành động được xảy ra ở lúc nào sẽ được đặt câu với thì tương ứng. Hình thức của
động từ không chỉ thay đổi tùy theo chủ ngữ mà còn thay đổi tùy theo thời gian hành
động xảy ra. Đây là khái niệm xa lạ với tiếng Việt, do đó bạn cần chú ý. Ta có 9 thì:
<!--[if !supportLists]-->1. <!--[endif]-->Thì hiện tại đơn
<!--[if !supportLists]-->2. <!--[endif]-->Thì hiện tại tiếp diễn
<!--[if !supportLists]-->3. <!--[endif]-->Thì hiện tại hoàn thành
<!--[if !supportLists]-->4. <!--[endif]-->Thì quá khứ đơn
<!--[if !supportLists]-->5. <!--[endif]-->Thì quá khứ tiếp diễn
<!--[if !supportLists]-->6. <!--[endif]-->Thì quá khứ hoàn thành

<!--[if !supportLists]-->7. <!--[endif]-->Thì tương lai đơn
<!--[if !supportLists]-->8. <!--[endif]-->Thì tương lai tiếp diễn
<!--[if !supportLists]-->9. <!--[endif]-->Thì tương lai hoàn thành
Trong phần khác, từng thì sẽ được giải thích chi tiết.
Verb (viết tắt: V) = Động từ: Là từ chỉ hành động, hoặc tình trạng, hoặc quá trình. Có
2 loại: nội động từ và ngoại động từ
1. Transitive = Ngoại động từ: là động từ có tân ngữ đi theo sau
2. Intransitive = Nội động từ: là động từ không có tân ngữ đi theo sau
Để dễ nhớ, hãy nghĩ ngoại là bên ngoài, vậy ngoài động từ cần có một tân ngữ bên
ngoài đi kèm theo sau. Từ đó có thể suy ra ngược lại cho nội động từ.
Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng là những từ dùng để xưng hô trong giao tiếp. Ngôi thứ nhất thuộc về người nói, ngôi thứ hai
2
thuộc về người nghe, ngôi thứ ba thuộc về người hoặc con vật hoặc đồ vật mà người nói và người nghe đề cập
tới. Đại từ nhân xưng được làm chủ ngữ nên có thể gọi chúng là đại từ chủ ngữ.
NGÔI Tiếng Anh Phiên âm quốc tế
Ngôi thứ nhất số ít: TÔI I

/ai/
Ngôi thứ nhất số nhiều :CHÚNG TÔI, CHÚNG TA WE
/wi:/

Ngôi thứ hai số ít : ANH, CHỊ, BẠN, ÔNG, BÀ... YOU
/ju:/

Ngôi thứ hai số nhiều : CÁC ANH, CÁC CHỊ, CÁC BẠN... YOU
/ju:/

Ngôi thứ ba số ít: ANH ẤY HE
/hi:/


Ngôi thứ ba số ít: CHỊ ẤY SHE
/ʃi:/

Ngôi thứ ba số ít: NÓ IT /it/
Ngôi thứ ba số nhiều: HỌ, CHÚNG NÓ, TỤI NÓ... THEY /ðei/
* Lưu ý:
- Khi muốn kêu người nào đó từ xa, ĐỪNG BAO GIỜ kêu "YOU, YOU" vì như vậy là rất rất bất lịch sự.
Nếu người đó là nam, có thể kêu MR, nữ, có thể kêu MRS, hoặc MISS.
- "IT" chỉ dùng cho con vật, đồ vật, sự vật hoặc danh từ trừu tượng, không bao giờ dùng để chỉ người. Trong
tiếng Việt, ta có thể dùng "NÓ" để chỉ người thứ ba nào đó. Trong trường hợp này, trong tiếng Anh, chỉ có
thể dịch "NÓ" thành "HE' hoặc "SHE" tùy theo giới tính.
Related Items:
• BT 1 - Trắc nghiệm cơ bản
• BT 3 - Danh từ số nhiều
• CÂU HỎI ĐUÔI (TAG -QUESTIONS)
• CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 0
• CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1
• CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2
• CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 3
• Các cách diễn đạt quan hệ sở hữu
• Câu hỏi OR với động từ TO BE
• Câu hỏi WH với TO BE
• Câu hỏi YES - NO với động từ TO BE
• Cấu trúc HAVE SOMEONE DO SOMETHING
• Cấu trúc THERE IS.../THERE ARE...
• Danh sách các thuật ngữ văn phạm cơ bản
• Danh từ, cách chuyển số ít sang số nhiều
• Mạo từ bất định "A" và "AN"
• Mạo từ xác định THE

• SO SÁNH BẰNG
• SO SÁNH HƠN
• SO SÁNH NHẤT
• THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
• THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN
• THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN
• Tương lai với GOING TO
• Đại từ chỉ định THIS, THAT, THESE, THOSE
• Đại từ sở hữu
• Đại từ tân ngữ, đại từ phản thân
• ĐỘNG TỪ "TO BE" -THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI TO BE
• ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT
3

< Trước Tiếp >
CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1
Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật.
Ta sử dụng câu điều kiện loại 1để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có
thể xảy ra.
* Công thức câu điều kiện loại 1:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ
ngữ (nếu có).
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai
đơn.
- Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
- Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
- Thí dụ:
+ IF I HAVE THE MONEY, I WILL BUY THAT LCD MONITOR. = Nếu tôi cóđủ tiền, tôi sẽ mua cái màn
hình LCD đó.

+ I WILL BE SAD IF YOU LEAVE. = Anh sẽ buồn nếu em bỏ đi.
CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2
Câu điều kiện loại 2 là cấu trúc dùng để đặt ra một điều kiện không có thật trong hiện tại và nêu kết quả của
nó. Đương nhiên, kết quả xảy ra theo một điều kiện không có thật cũng chỉ là một kết quả tưởng tượng. Ta
còn có thể gọi câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện hiện tại không thật.
* Công thức câu điều kiện loại 2:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì quá khứ đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD/ COULD + Động từ
nguyên mẫu + Bổ ngữ
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 2, mệnh đề IF dùng thì quá khứ đơn, mệnh đề chính dùng động từ khiếm
khuyết WOULD hoặc COULD.
* Lưu ý:
+ Ở mệnh đề IF, nếu động từ là TO BE thì ta dùng WERE cho tất cả các chủ ngữ.
+ WOULD = sẽ (dạng quá khứ của WILL)
+ COULD = có thể (dạng quá khứ của CAN)
- Thí dụ:
+ IF I WERE YOU, I WOULD GET A DIVORCE. = Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nộp đơn ly dị.
+ IF DOGS HAD WINGS, THEY WOULD BE ABLE TO FLY. = Nếu chó có cánh, chúng sẽ biết bay.
CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 3
Câu điều kiện loại 3 còn có thể được gọi là câu điều kiện quá khứ không thật.
Cấu trúc này được dùng khi ta muốn đặt một giả thiết ngược lại với điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ.
* Công thức câu điều kiện loại 3:
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì quá khứ hoàn thành + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD/COULD HAVE
+ PP.
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 3, mệnh đề IF dùng thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề chính dùng công
thức WOULD hoặc COULD + HAVE + PP.
* Lưu ý:
- PP là dạng quá khứ hoàn thành của động từ. Ở động từ bất quy tắc, đó chính là cột thứ 3 trong bảng động từ
bất quy tắc. Ở động từ có quy tắc, đó chính là động từ nguyên mẫu thêm ED.
- Bổ ngữ có thể không có, tùyý nghĩa của câu.
- Chủ ngử 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.

- Mệnh đề IF có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính
CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 0
Cấu trúc câu điều kiện loại 0 dùng để diễn đạt những sự thật tổng quan, những dữ kiện khoa học luôn luôn
xảy ra với một điều kiện nhất định. Ta còn có thể gọi câu điều kiện loại 0 là câu điều kiện hiện tại luôn có
thật. Trong một câu điều kiện luôn có hai mệnh đề: mệnh đề NẾU và mệnh đề chính.
* Công thức câu điều kiện loại 0:
4
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn +Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ
ngữ (nếu có).
- Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 0, cả hai mệnh đề IF (NẾU) và mệnh đề chính đều sử dụng thì hiện tại
đơn.
- Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
- Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
- Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
- Thí dụ:
+ IF YOU EXPOSE PHOSPORUS TO AIR, IT BURNS. = Nếu bạn để phốt-pho ra ngoài không khí, nó sẽ
cháy.
+ PHOSPHORUS BURNS IF YOU EXPOSE IT TO AIR. = Phốt-pho sẽ cháy nếu bạn để nó ra ngoài không
khí.
+ IF YOU HEAT ICE, IT MELTS. = Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ tan ra.
CÂU HỎI ĐUÔI (TAG -QUESTIONS)
5
Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi rất thông dụng trong tiếng Anh. Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi đuôi cũng
giống như câu trả lời cho câu hỏi YES-NO, nhưng câu hỏi đuôi có sắc thái ý nghĩa riêng biệt.
Câu hỏi đuôi được thành lập sau một câu nói khẳng định hoặc phủ định, được ngăn cách bằng dấu phẩy (,) vì
vậy người đặt câu hỏi đã có thông tin về câu trả lời. Tuy nhiên, thường thì người hỏi không chắc chắn lắm về
thông tin này. Nếu người hỏi chắc chắn, tự tin rằng mình đã có thông tin về câu trả lời nhưng vẫn hỏi thì khi
chấm dứt câu hỏi đuôi, người hỏi sẽ lên giọng.
Sau đây là cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:
* Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:

- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.
- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định
* Cấu tạo của câu hỏi đuôi:
- Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phầy, có NOT hoặc
không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.
* Thí dụ:
- YOU ARE AFRAID, AREN'T YOU? (Anh đang sợ, đúng không?)
- YOU DIDN'T DO YOUR HOMEWORK, DID YOU? (Bạn đã không làm bài tập nhà, đúng không?)
* Cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:
1. Hiện tại đơn với TO BE:
- HE IS HANDSOME, ISN'T HE? = Anh ấy đẹp trai, đúng không?
- YOU ARE WORRIED, AREN'T YOU? = Bạn đang lo lắng, phải không?
- Đặc biệt với I AM..., câu hỏi đuôi phải là AREN'T I:
+ I AM RIGHT, AREN'T I?
- Với I AM NOT, câu hỏi đuôi sẽ là AM I như quy tắc.
+ I AM NOT GUILTY, AM I?
2. Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ DO hoặc DOES tùy theo chủ ngữ (xem lại bài Thì hiện tại
đơn với động từ thường nếu cần)
- THEY LIKE ME, DON'T THEY?
- SHE LOVES YOU, DOESN'T SHE?
3. Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ DID, quá khứđơn với TO BE: WAS hoặc WERE:
- YOU LIED TO ME, DIDN'T YOU?
- HE DIDN'T COME HERE, DID HE?
- HE WAS FRIENDLY, WASN'T HE?
4. Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAVE hoặc HAS
- THEY HAVE LEFT, HAVEN'T THEY?
- THE RAIN HAS STOPPED, HASN'T IT?
5. Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAD:
- HE HADN'T MET YOU BEFORE, HAD HE?
6. Thì tương lai đơn:

- IT WILL RAIN, WON'T IT?
- YOUR GIRLFRIEND WILL COME TO THE PARTY, WON'T SHE?
* Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý:
** USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ)
- Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương
ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID
- Thí dụ:
+ SHE USED TO LIVE HERE, DIDN'T SHE?
** HAD BETTER:
- HAD BETTER thường được viết ngắn gọn thành 'D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu
hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy 'D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.
- Thí dụ:
+ HE'D BETTER STAY, HADN'T HE?
** WOULD RATHER:
- WOULD RATHER thường được viết gọn là 'D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn
trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.
- Thí dụ:
6
+ YOU'D RATHER GO, WOULDN'T YOU?
Các cách diễn đạt quan hệ sở hữu
Để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta đã học tính từ sở hữu và đại từ sở hữu. Tuy nhiên, nhiều khi quan hệ sở hữu
không đơn giản chỉ là giữa các đại từ nhân xưng và danh từ mà nó còn có thể là giữa ngữ danh từ và danh từ.
7
Bài này sẽ chỉ cho bạn thêm các cách còn lại để diễn đạt quan hệ sở hữu.
Ngoài cách dùng tính từ sở hữu để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta còn có các cách sau:
* Cách thứ nhất: DÙNG OF
- OF có nghĩa là CỦA khi được dùng để diễn đạt quan hệ sở hữu. (trong tiếng Việt, có thể không cần viết
CỦA cũng có thể hiểu được, nhưng trong tiếng Anh phải có OF)
- Khi dùng OF thì danh từ "bị" sở hữu đứng đầu rồi đến OF rồi mới đến danh từ chủ sở hữu
- Ta thường dùng OF để diễn đạt quan hệ sở hữu khi danh từ "bị" sở hữu là danh từ trừu tượng

- Thí dụ:
+ THE BEGINNING OF THE MOVIE = phần đầu của bộ phim (phần đầu bộ phim)
+ THE SIZE OF THE PORTRAIT = Kích thước của tấm chân dung.
* Cách thứ hai: không cần dùng gì cả, chỉ cần sắp xếp hai danh từ cạnh nhau
- Ta dùng cách sắp xếp hai danh từ cạnh nhau để diễn đạt quan hệ sở hữu khi cả hai danh từ này đều là danh
từ cụ thể.
- Để diễn đạt quan hệ sở hữu theo cách này thì thứ tự sắp xếp danh từ rất quan trọng: DANH TỪ CHỦ SỞ
HỮU ĐỨNG TRƯỚC DANH TỪ "BỊ" SỞ HỮU.
- Thí dụ:
+ THE CAR RADIO = Máy radio của xe hơi
+ THE TREE TRUNK = Thân của cây (thân cây)
* Cách thứ ba: dùng Sở Hữu Cách với 'S
- Ta đã biết 'S có thể là viết tắt của IS hoặc HAS. Giờ đây ta cần biết thêm 'S ngay sau một danh từ có khi
không phải là dạng viết tắt của ai mà nó là một phương cách để diễn đạt quan hệ sở hữu giữa hai (ngữ) danh
từ.
- Cách dùng 'S để diễn đạt quan hệ sở hữu:
+ Thông thường, ta chọn cách dùng 'S để diễn đạt quan hệ sở hữu khi hai (ngữ) danh từ nói về người hoặc con
vật. Tuy nhiên, 'S có thể dùng cho sự vật khi nó được nhân cách hóa (ta coi nó như con người) hoặc cho các
đơn vị thời gian hoặc trong những câu thành ngữ.
+ Thí dụ:
THE BOY'S HAT = cái nón cùa thằng nhỏ
PETER'S CAR = Xe hơi của Peter
THE EARTH'S SURFACE = Bề mặt của trái đất
A DAY'S WORK = Công việc của một ngày
- Vài điều cần lưu ý:
+ Khi dùng 'S, ta phải theo thứ tự sau:
Danh từ làm chủ sở hữu'S + Danh từ bị sở hữu
+ Nếu danh từ làm chủ sở hữu là một ngữ danh từ dài cũng không sao, cứ thêm 'S ngay sau chữ cuối cùng
trong ngữ danh từ đó, ví dụ:
MY SISTER-IN-LAW'S CHILDREN = Những người con của chị dâu tôi (hoặc em dâu tôi vì sister có thể là

chị gái hoặc em gái, brother có thể là anh trai hoặc em trai)
+ Nếu bản thân danh từ làm chủ sở hữu tận cùng bằng S rồi thì ta chỉ cần thêm ' đằng sau nó thôi, khỏi thêm
S.
THE STUDENTS' BOOKS = những cuốn sách của các sinh viên/học sinh
THE SMITHS' HOUSE = Căn nhà của gia đình họ SMITH.
DICKENS' NOVELS = Những cuốn tiểu thuyết của ông DICKENS (tên ông ta có S đằng sau)
Câu hỏi OR với động từ TO BE
Đây là câu hỏi cũng bắt đầu bằng động từ TO BE nhưng không thể trả lời bằng YES hay NO.
* CÔNG THỨC CÂU HỎI OR VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:
TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ 1 + OR + Bổ ngữ 2 ?
- Lưu ý:
+ Bổ ngữ có thể là tính từ, danh từ, trạng từ, trạng ngữ
- VD:
+ ARE YOU HUNGRY OR ANGRY? = Bạn đang đói hay đang giận?
+ ARE YOU A DENTIST OR A DOCTOR? = Anh là nha sĩ hay là bác sĩ?
* CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI OR VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:
8
Chủ ngữ + TO BE + Bổ ngữ 1 hoặc Bổ ngữ 2 (người trả lời phải chọn 1 trong 2)
-VD:
+ ARE YOU HUNGRY OR ANGRY?
Trả lời: I AM ANGRY. (nếuđang giận)
I AM HUNGRY. (nếu đang đói)
+ ARE YOU A DENTIST OR A DOCTOR?
Trả lời: I AM A DENTIST. (nếu là nha sĩ)
I AM A DOCTOR. (nếu là bác sĩ)
Câu hỏi YES - NO với động từ TO BE
Bài này củng cố thêm cách áp dụng động từ TO BE để đặt một loại câu hỏi đặc thù - câu hỏi Yes -No. Câu
hỏi Yes- No với động từ TO BE bắt đầu bằng biến thể của động từ TO BE tương ứng với chủ ngữ sau nó.
Người ta gọi đây là câu hỏi Yes - No vì để trả lời câu hỏi này, ta phải bắt đầu bằng YES hoặc NO.
* CÔNG THỨC YES-NO VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:

TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
- Lưu ý:
+ TO BE phải là biến thể tương ứng với chủ ngữ đi liền sau nó (AM hay IS hay ARE)
+ Bổ ngữ có thể là tính từ, danh từ, ngữ danh từ, trạng ngữ
- VD:
+ ARE YOU TIRED? = Bạn có mệt không?
+ ARE YOU A DOCTOR? = Bạn có phải là bác sĩ không?
+ IS HE A FAMOUS SINGER? = Anh ấy có phải là một ca sĩ nổi tiếng không?
+ IS SHE HERE? = Cô ấy có ở đây không? (HERE là trạng từ)
+ IS IT ON THE TABLE? = Nó có phảiở trên bàn không?
* CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI YES-NO:
- Nếu trả lời YES thì trả lời theo công thức: YES, chủ ngữ + TO BE.
- Nếu trả lời NO, thì trả lời theo công thức: NO, chủ ngữ + TO BE + NOT
+ Bạn hãy nhớ là TO BE phải được chia đúng theo chủ ngữ.
- VD:
+ ARE YOU THIRSTY? = Bạn có khát nước không?
Trả lời YES: YES, I AM.
Trả lời NO: NO, I AM NOT.
+ IS SHE YOUR GIRLFRIEND? = Cổ là bạn gái của anh hả?
Trả lời YES: YES, SHE IS.
Trả lời NO: NO, SHE IS NOT. (viết tắt = NO, SHE ISN'T)
+ ARE THEY YOUR FRIENDS? = Họ là bạn của anh hả?
Trả lời YES: YES, THEY ARE
Trả lời NO: NO, THEY ARE NOT (viết tắt: NO, THEY AREN'T).
* Trong văn nói hàng ngày, ta thường dùng dạng viết tắt. Dạng đầy đủ thường để dành khi ta muốn nhấn
mạnh ý muốn nói.
Câu hỏi WH với TO BE
Câu hỏi WH là câu hỏi bắt đầu bằng từ có W và H. Những từ này gồm có: WHAT, WHO, WHERE, WHEN,
WHY và HOW. Trong bài này ta tạm gọi chúng là từ WH.
Học xong động từ TO BE rồi, giờ ta có thể áp dụng TO BE với những từ WH để đặt ra vô số câu hỏi.

* Nghĩa của các từ WH:
WHAT = cái gì
WHO = ai
WHERE = ởđâu
WHEN = khi nào
WHY = tại sao
HOW = như thế nào, bằng cách nào
* Công thức câu hỏi WH với động từ TO BE:
Từ WH + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
-Lưu ý:
+ TO BE phải được chia đúng biến thể (AM hay IS hay ARE) tùy theo chủ ngữ.
9
+ Bổ ngữ có thể là danh từ, tính từ, trạng từ, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian. Có thể không có
bổ ngữ.
- Ví dụ:
+ WHAT IS LOVE? = tình yêu là gì?
+ WHO AM I? = Tôi là ai?
+ WHO ARE YOU? = Bạn là ai?
+ WHERE IS MY KEY? = Chìa khóa của tôi ở đâu?
+ WHY AM I HERE? = Tại sao tôi lại ở đây?
+ HOW ARE YOU? = Bạn như thế nào? (Tức là "Bạn khỏe không?")
+ HOW IS IT MADE? = Nó được làm ra bằng cách nào?
* Trường hợp đặc biệt HOW:
- Với từ HOW, ta còn có công thức sau:
HOW + Tính từ + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ (nếu có) ?
- VD:
+ HOW TALL ARE YOU? = Bạn cao bao nhiêu?
+ HOW MUCH IS IT? Nó bao nhiêu vậy? (Hỏi giá tiền)
+ HOW FAR IS IT FROM YOUR HOUSE TO SCHOOL? Từ nhà bạn đến trường bao xa?
Cấu trúc HAVE SOMEONE DO SOMETHING

Đây là một cấu trúc đơn giản, hữu dụng và rất thường dùng để diễn đạt ý "Ai nhờ ai làm việc gì".
Bạn cần lưu ý là trong tiếng Việt, có rất nhiều việc ta nhờ người khác làm nhưng ta không nói chính xác như
vậy, thí dụ:
Ngày mai tôi đi hớt tóc. (Bạn không tự hớt tóc mà bạn nhờ thợ hớt tóc cho mình, đúng không?)
Xe anh dơ rồi, anh đi rửa xe đi! (Người nói thật sự có ý bảo bạn đi ra tiệm rửa xe, nhờ thợ rửa xe rửa giùm,
không phải bảo bạn tự rửa).
Tóm lại, với những trường hợp giống như trên, ta cần dùng cấu trúc được giới thiệu ở bài này.
* Công thức cấu trúc:
Chủ ngữ + HAVE + Đại từ tân ngữ hoặc danh từ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ .
- Lưu ý:
+ Tùy hoàn cảnh nói, HAVE phải được chia theo đúng thì. Nếu cần, bạn xem lại bài học về tất cả các thì
trong tiếng Anh.
+ Đại từ tân ngữ: bạn xem lại bài Đại từ tân ngữ nếu cần.
+ Danh từ: nếu không dùng đại từ tân ngữ, bạn có thể thay danh từ riêng chỉ tên người vào chỗ này (Peter,
Tom, John...) hoặc ngữ danh từ chỉ nghề nghiệp (my lawyer, my doctor...)
+ Động từ nguyên mẫu: là động từ chỉ hành động được nhờ làm trong câu nói này.
* Ta dùng công thức này khi ta cần nói rõ người được nhờ làm là ai.
- Thí dụ:
+ I HAD MY ASSISTANT TYPE THE REPORT. = Tôi đã nhờ trợ lý riêng đánh máy bản báo cáo.
+ I'LL HAVE MY LAWYER LOOK INTO IT. = Tôi sẽ nhờ luật sư của tôi xem xét vấn đề này.
+ MY COMPUTER BROKE DOWN. MY BROTHER IS A COMPUTER TECHNICIAN. I'LL HAVE HIM
FIX IT. = Máy vi tính tôi đã bị hư. Em trai tôi là kỹ thuật viên máy tính. Tôi sẽ nhờ nó sửa giùm.
* Công thức cấu trúc ở thể bị động:
Chủ ngữ + HAVE + Bổ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành.
- Lưu ý:
+ HAVE phải được chia đúng thì
+ Bổ ngữ là cái được làm, cái được xử lý
+ Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành là động từ nguyên mẫu thêm ED đối với động từ có quy tắc, đối với
động từ bất quy tắc, dạng quá khứ hoàn thành chính là dạng ở cột thứ ba trong bảng động từ bất quy tắc.
* Ta thường dùng cấu trúc thể bị động này hơn vì thường thì người được nhờ làm không cần được

nhắc tới người nghe cũng hiểu ( thí dụ: đi hớt tóc thì dĩ nhiên người được bạn nhờ hớt tóc phải là người thợ
hớt tóc)
- Thí dụ:
+ I HAD MY HAIR CUT YESTERDAY. = Hôm qua tôi đã đi hớt tóc. (động từ CUT ở ba dạng- nguyên mẫu,
quá khứ, quá khứ hoàn thành- đều như nhau CUT - CUT - CUT)
+ I'M GOING TO HAVE MY CAR FIXED TOMORROW. = Ngày mai tôi sẽ đem xe hơi đi sửa.
10
Cấu trúc THERE IS.../THERE ARE...
Cấu trúc này dùng để giới thiệu rằng có cái gì, ai đó, ở đâu trong hiện tại. Ở đây, ta lại cần áp dụng động từ
TO BE đã học.
* Công thức thể xác định: THERE IS + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có)
- Lưu ý:
+ Trước danh từ số ít đếm được, cần dùng A hoặc AN hoặc ONE (xem lại bài Mạo từ bất định A/AN nếu
cần)
+ Trước danh từ số ít không đếm được không thêm A/AN nhưng có thể thêm NO (không), A LITTLE (một
ít), LITTLE (ít) , MUCH (nhiều), A LOT OF (rất nhiều)
+ THERE IS có thể viết tắt là THERE'S
- VD:
+ THERE IS AN APPLE ON THE TABLE = Có 1 trái táo trên bàn.
+ THERE IS NO WATER IN THE TANK = Không có tí nước nào trong bồn.
+ THERE IS A LOT OF SUGAR IN VIETNAMESE WHITE COFFEE = Có rất nhiều đường trong cà phê
sữa kiểu Việt Nam.
THERE ARE + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có).
- Lưu ý:
+ Trước danh từ số nhiều, thường có số từ từ hai trở lên (TWO, THREE, FOUR) hoặc không có số từ mà có
MANY (nhiều), A FEW (một số), SOME (vài) A LOT OF (rất nhiều)
+ THERE ARE có thể viết tắt là THERE'RE
- VD:
+ THERE ARE TWENTY MEMBERS ONLINE NOW. = Có 20 thành viên đang trực tuyến hiện giờ.
+ THERE ARE GOOD PEOPLE AND BAD PEOPLE EVERYWHERE. = Có người tốt và người xấu ở mọi

nơi (Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu).
+ THERE ARE A LOT OF BEGGARS IN VIETNAM = Có rất nhiều người ăn xin ở Việt Nam.
* Công thức thể phủ định:
THERE IS NOT + ANY + Danh từ số ít + (nếu có).
THERE IS NOT viết tắt: THERE ISN'T
- Lưu ý:
+ Ở thể phủ định, dùng dạng viết tắt nhiều hơn.
- VD:
+ THERE IS NOT ANY FAT IN SKIM MILK. = Không có chất béo trong sữa không béo.
+ THERE ISN'T ANY MONEY IN MY WALLET = Trong bóp tiền của tôi, không có lấy 1 xu.
THERE ARE NOT + Danh từ số nhiều + (nếu có) .
THERE ARE NOT viết tắt: THERE AREN'T
- VD:
+ THERE AREN'T MANY XICH LOS IN DISTRICT 1. = Ở quận 1, không có nhiều xe xích lô.
* Công thức thể nghi vấn:
IS THERE ANY + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có) ?
- Có thể thay ANY bằng SOME (một ít)
- VD:
+ IS THERE ANY MILK IN THE FRIDGE? Trong tủ lạnh có sữa không?
+ IS THERE ANYONE HOME? = Có ai ở nhà không? (lưu ý là "anyone" giống như "anybody" viết liền
nhau, không có khoảng trống giữa any và one)
+ IS THERE A WAY TO FIX THIS COMPUTER? = Có cách sửa máy vi tính này không?
ARE THERE ANY + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có) ?
+ ARE THERE ANY EGSS IN THE KITCHEN? = Trong bếp có trứng không?
Cấu trúc HAVE SOMEONE DO SOMETHING
Đây là một cấu trúc đơn giản, hữu dụng và rất thường dùng để diễn đạt ý "Ai nhờ ai làm việc gì".
Bạn cần lưu ý là trong tiếng Việt, có rất nhiều việc ta nhờ người khác làm nhưng ta không nói chính xác như
vậy, thí dụ:
Ngày mai tôi đi hớt tóc. (Bạn không tự hớt tóc mà bạn nhờ thợ hớt tóc cho mình, đúng không?)
Xe anh dơ rồi, anh đi rửa xe đi! (Người nói thật sự có ý bảo bạn đi ra tiệm rửa xe, nhờ thợ rửa xe rửa giùm,

11
không phải bảo bạn tự rửa).
Tóm lại, với những trường hợp giống như trên, ta cần dùng cấu trúc được giới thiệu ở bài này.
* Công thức cấu trúc:
Chủ ngữ + HAVE + Đại từ tân ngữ hoặc danh từ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ .
- Lưu ý:
+ Tùy hoàn cảnh nói, HAVE phải được chia theo đúng thì. Nếu cần, bạn xem lại bài học về tất cả các thì
trong tiếng Anh.
+ Đại từ tân ngữ: bạn xem lại bài Đại từ tân ngữ nếu cần.
+ Danh từ: nếu không dùng đại từ tân ngữ, bạn có thể thay danh từ riêng chỉ tên người vào chỗ này (Peter,
Tom, John...) hoặc ngữ danh từ chỉ nghề nghiệp (my lawyer, my doctor...)
+ Động từ nguyên mẫu: là động từ chỉ hành động được nhờ làm trong câu nói này.
* Ta dùng công thức này khi ta cần nói rõ người được nhờ làm là ai.
- Thí dụ:
+ I HAD MY ASSISTANT TYPE THE REPORT. = Tôi đã nhờ trợ lý riêng đánh máy bản báo cáo.
+ I'LL HAVE MY LAWYER LOOK INTO IT. = Tôi sẽ nhờ luật sư của tôi xem xét vấn đề này.
+ MY COMPUTER BROKE DOWN. MY BROTHER IS A COMPUTER TECHNICIAN. I'LL HAVE HIM
FIX IT. = Máy vi tính tôi đã bị hư. Em trai tôi là kỹ thuật viên máy tính. Tôi sẽ nhờ nó sửa giùm.
* Công thức cấu trúc ở thể bị động:
Chủ ngữ + HAVE + Bổ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành.
- Lưu ý:
+ HAVE phải được chia đúng thì
+ Bổ ngữ là cái được làm, cái được xử lý
+ Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành là động từ nguyên mẫu thêm ED đối với động từ có quy tắc, đối với
động từ bất quy tắc, dạng quá khứ hoàn thành chính là dạng ở cột thứ ba trong bảng động từ bất quy tắc.
* Ta thường dùng cấu trúc thể bị động này hơn vì thường thì người được nhờ làm không cần được
nhắc tới người nghe cũng hiểu ( thí dụ: đi hớt tóc thì dĩ nhiên người được bạn nhờ hớt tóc phải là người thợ
hớt tóc)
- Thí dụ:
+ I HAD MY HAIR CUT YESTERDAY. = Hôm qua tôi đã đi hớt tóc. (động từ CUT ở ba dạng- nguyên mẫu,

quá khứ, quá khứ hoàn thành- đều như nhau CUT - CUT - CUT)
+ I'M GOING TO HAVE MY CAR FIXED TOMORROW. = Ngày mai tôi sẽ đem xe hơi đi sửa.
Danh sách các thuật ngữ văn phạm cơ bản
Một khi đã học tiếng Anh, bạn sẽ thường xuyên gặp những thuật ngữ này. Để học tốt
văn phạm tiếng Anh, chúng ta cần phải hiểu được những khái niệm cơ bản này. Nếu
bạn không thể nhớ hết một lần, hãy thường xuyên xem lại trang này để đảm bảo mình
có cơ sở vững chắc trước khi tiến xa hơn. Danh sách này chỉ để bạn làm quen khái
quát. Ở phần khác sẽ có những bài đề cập chi tiết về từng mục cụ thể.
Adjective (viết tắt: adj) = Tính từ - là từ chỉ tính chất, dùng để bổ nghĩa cho danh từ,
đại từ. Thí dụ: cao, thấp, già, trẻ, mắc, rẻ…
Adverb (viết tắt: adv) = Trạng từ : dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc cả câu. Thí
dụ: một cách nhanh chóng, hôm qua, ngày mai
Article = Mạo từ : Đứng trước danh từ. Trong tiếng Việt không có từ loại này nên bạn
cần phải làm quen kỹ từ loại này vì chúng được dùng rất rất rất nhiều và đa số người
học tiếng Anh không phải đều biết dùng đúng, ngay cả người học lâu năm. Mạo từ có
hai loại: mạo từ xác định và mạo từ bất định.
1. Indefinite article = Mạo từ bất định: có 2 từ là A và AN
2. Definite article = Mạo từ xác định: có duy nhất 1 từ THE

A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.
Thí dụ: A CAR (một chiếc xe hơi)
AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm
Thí dụ: AN APPLE (một trái táo)
12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×