Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG của NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG tủy SỐNG và VAI TRÒ của NHÂN VIÊN y tế TRONG hỗ TRỢ NGƯỜI BỆNH tại BỆNH VIỆN PHỤC hồi CHỨC NĂNG TỈNH sơn LA năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.34 KB, 99 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

MAI HNG NHUNG

CHấT LƯợNG CUộC SốNG CủA NGƯờI BệNH
CHấN THƯƠNG TủY SốNG Và VAI TRò CủA NHÂN
VIÊN
Y Tế TRONG Hỗ TRợ NGƯờI BệNH TạI BệNH VIệN
PHụC HồI CHứC NĂNG TỉNH SƠN LA NĂM 2018

LUN VN THC S QUN Lí BNH VIN

H NI 2019


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

MAI HNG NHUNG

CHấT LƯợNG CUộC SốNG CủA NGƯờI BệNH
CHấN THƯƠNG TủY SốNG Và VAI TRò CủA NHÂN
VIÊN
Y Tế TRONG Hỗ TRợ NGƯờI BệNH TạI BệNH VIệN


PHụC HồI CHứC NĂNG TỉNH SƠN LA NĂM 2018
Chuyờn ngnh: Qun lý bnh vin
Mó s: 60.72.07.01
LUN VN THC S QUN Lí BNH VIN

Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. o V
2. PGS.TS.Trn Th Thanh Hng


HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, Viện Đào tạo Y học dự
phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn các Thầy, Cô Bộ môn Tổ chức và Quản lý Y
tế, Bộ môn Y Đức - Y xã hội học đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
học tập cao học tại trường.
Tôi xin đặc biệt trân trọng và biết ơn PGS.TS Đỗ Đào Vũ, PGS.TS. Trần
Thị Thanh Hương đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, trang bị kiến thức và
đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Đảng Ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Phục
hồi chức năng tỉnh Sơn La, cùng tập thể Lãnh đạo, nhân viên các khoa phòng
trong Bệnh viện và các điều tra viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cha Mẹ kính yêu đã sinh thành,
nuôi dưỡng, luôn động viên, giúp con có nghị lực và ý chí vươn lên.
Xin được gửi tất cả lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình đặc
biệt là chồng và con gái luôn là chỗ dựa tinh thần để tôi phấn đấu.

Cuối cùng, xin cảm ơn anh chị em, bạn bè đồng nghiệp tại lớp Cao học
khóa 26, chuyên ngành Quản lý bệnh viện đã luôn bên cạnh động viên tôi
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019

Mai Hồng Nhung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Mai Hồng Nhung, học viên cao học khóa 26 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Quản lý bệnh viện, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Đỗ Đào Vũ và PGS TS Trần Thị Thanh Hương.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Học viên

Mai Hồng Nhung


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASIA


American Spinal Cord Injury Association

CLCS
CS
CTTS
NB
NVYT
PHCN
SCIM

Hiệp hội chấn thương tủy sống Mỹ
Chất lượng cuộc sống
Chăm sóc
Chấn thương tủy sống
Người bệnh
Nhân viên y tế
Phục hồi chức năng
Spinal Cord Independence Measure

TNGT
TNLĐ
TNLĐ
VAS

Bảng đánh giá khả năng độc lập chức năng
Tai nạn giao thông
Tai nạn lao động
Tai nạn sinh hoạt
Visual Analogue Scale
Thang đo đánh giá mức độ đau.



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. Một số định nghĩa.......................................................................................3
1.1.1. Chấn thương tủy sống.......................................................................3
1.1.2. Chất lượng cuộc sống........................................................................3
1.1.3. Nhân viên y tế...................................................................................3
1.1.4. Phục hồi chức năng...........................................................................4
1.1.5. Chăm sóc người bệnh........................................................................4
1.2. Dịch tễ học chấn thương tủy sống..............................................................4
1.2.1. Trên thế giới......................................................................................4
1.2.2. Tại Việt Nam.....................................................................................5
1.3. Vai trò của nhân viên y tế trong chăm sóc, phục hồi chức năng................5
1.3.1. Các giai đoạn chăm sóc, PHCN cho người bệnh chấn thương tủy sống.......6
1.3.2. Các phương pháp điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng cho
người bệnh chấn thương tủy sống.....................................................7
1.4. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy sống.....9
1.4.1. Phương pháp đánh giá.......................................................................9
1.4.2. Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống ở người bệnh chấn thương tủy sống. 10
1.5. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy
sống và vai trò của nhân viên y tế trong hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc
sống cho người bệnh.................................................................................13
1.5.1. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn
thương tủy sống...............................................................................13
1.5.2. Các nghiên cứu về vai trò của nhân viên y tế trong hỗ trợ cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người bệnh chấn thương tủy sống.........17
1.6. Khung lý thuyết........................................................................................20

1.7. Tóm tắt về địa điểm nghiên cứu...............................................................21
1.7.1. Tóm tắt về tỉnh Sơn La....................................................................21
1.7.2. Giới thiệu về Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La..............21


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................24
2.2.2. Xác định cỡ mẫu, cách chọn mẫu....................................................24
2.2.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................24
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................24
2.2.5. Bô công cụ thu thập số liệu.............................................................24
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................28
2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu........................................................................29
2.3.1. Nhóm biến số và chỉ số về đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu......29
2.3.2. Nhóm biến số và chỉ số của mục tiêu 1...........................................29
2.3.3. Nhóm biến số và chỉ số của mục tiêu 2...........................................30
2.4. Phân tích và xử lý số liệu.........................................................................30
2.5. Sai số và biện pháp khắc phục..................................................................31
2.5.1. Sai số có thể gặp phải......................................................................31
2.5.2. Biện pháp khắc phục.......................................................................31
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.............................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................32
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.........................................................32
3.1.1. Thông tin chung của người bệnh.....................................................32
3.1.2. Thông tin chung của nhân viên y tế................................................35
3.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy sống tại bệnh viện
phục hồi chức năng tỉnh Sơn La................................................................36
3.2.1. Chất lương cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy sống thông

qua đánh giá khả năng độc lập theo thang điểm SCIM...................36
3.2.2. Chất lương cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy sống thông
qua đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS.............................39
3.2.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy sống theo
thang điểm EORTC QLQ-C30........................................................40


3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế trong hỗ trợ người bệnh cải
thiện chất lượng cuộc sống tại bệnh viện PHCN tỉnh Sơn La.........................41
3.3.1. Kiến thức của NVYT về chăm sóc PHCN cho NB CTTS..............41
3.3.2. Thái độ của NVYT trong hỗ trợ chăm sóc, phục hồi chức năng và tư
vấn cho người bệnh chấn thương tủy sống.....................................43
3.3.3. Thực hành của NVYT trong hỗ trợ chăm sóc, phục hồi chức năng
và tư vấn cho người bệnh sau CTTS...............................................44
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................46
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu....................................................46
4.1.1. Thông tin chung người bệnh...........................................................46
4.1.2. Thông tin chung về nhân viên y tế..................................................48
4.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy sống điều trị tại
Bệnh viện Phục hồi chức năng Tỉnh Sơn La năm 2018............................49
4.2.1. Chất lượng cuộc sống thông qua đánh giá khả năng độc lập..........49
4.2.2. Chất lượng cuộc sống thông qua đánh giá mức độ đau...................51
4.2.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy sống theo
thang điểm EORTC QLQ-C30........................................................52
4.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế trong hỗ trợ cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người bệnh chấn thương tủy sống tại Bệnh viện
Phục hồi chức năng Tỉnh Sơn La năm 2018.............................................55
KẾT LUẬN.....................................................................................................59
KIẾN NGHỊ....................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm chung người bệnh chấn thương tủy sống............................32

Bảng 3.2.

Đặc điểm bệnh lý của người bệnh chấn thương tủy sống....................34

Bảng 3.3.

Một số thông tin chung của nhân viên y tế.........................................35

Bảng 3.4.

Đánh giá về chức năng hô hấp và cơ tròn...........................................36

Bảng 3.5.

Đánh giá về khả năng tự chăm sóc bản thân.......................................37

Bảng 3.6.

Đánh giá về khả năng di chuyển trong phòng và ra bồn cầu/ nhà vệ sinh......37

Bảng 3.7.


Đánh giá về khả năng di chuyển trong nhà và bên ngoài....................38

Bảng 3.8.

Chất lượng cuộc sống của NB theo thang điểm EORTC QLQ-C30. . .40

Bảng 3.9.

Kiến thức chung của NVYT về chăm sóc, PHCN cho NB CTTS.......41

Bảng 3.10. Kiến thức của nhân viên y tế về từng nội dung trong chăm sóc phục
hồi chức năng cho người bệnh CTTS.................................................42
Bảng 3.11. Thái độ của nhân viên y tế trong hỗ trợ tư vấn chăm sóc, và phục hồi
chức năng cho người bệnh chấn thương tủy sống...............................43
Bảng 3.12. Mức độ tự tin của nhân viên y tế trong thực hiện các hoạt động chăm
sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh CTTS..................................44
Bảng 3.13. Thực hành của nhân viên y tế trong chăm sóc, phục hồi chức năng và
tư vấn cho người bệnh chấn thương tủy sống.....................................45


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 3.1. Khả năng độc lập của NB CTTS theo thang điểm SCIM.........38
Biểu đồ 3.2. Mức độ đau của người bệnh chấn thương tủy sống theo thang
điểm VAS..................................................................................39
Biểu đồ 3.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy sống
theo thang đo EORTC QLQ-C30..............................................41

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu............................................................20


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chấn thương tủy sống (CTTS) tác động đến hàng nghìn người mỗi năm
ảnh hưởng tới sức khỏe và để lại nhiều biến chứng nặng nề như: mất chức
năng vận động; rối loạn cảm giác, bàng quang, đường ruột, hô hấp, tim mạch
và loét do tỳ đè... hậu quả làm cho người bệnh giảm hoặc mất khả năng độc
lập trong cuộc sống, mất cơ hội việc làm, thay đổi tâm lý sức khỏe nặng nề và
giảm chất lượng cuộc sống [1], [2].
Theo số liệu thống kê hàng năm trên thế giới, tỷ lệ CTTS ngày càng có
xu hướng gia tăng. Tại Hoa Kỳ, ước tính năm 2012 tỷ lệ CTTS khoảng 40
trường hợp trên 1 triệu dân hay khoảng 12.000 ca mắc mới mỗi năm. Tuổi
trung bình của người bệnh CTTS là 41 tuổi và 80,6% là nam giới, đang trong
độ tuổi lao động. Loại chấn thương thường gặp nhất là liệt tứ chi 56,6%, và
dưới 1% người bệnh được phục hồi thần kinh hoàn toàn khi xuất viện [3].
Một nghiên cứu tổng quan có hệ thống cho thấy, tại các nước Đông Nam Á, tỷ
lệ CTTS là 12,1-61,6 người trên 1 triệu dân, tuổi trung bình từ 26,8 đến 56,6
tuổi, nam giới có nguy cơ mắc nhiều hơn nữ giới [4]. Theo Shiyang Yuan và
cộng sự, tại Trung Quốc tỷ lệ CTTS dao động từ 23,7 - 60,6 người/ triệu dân,
nam giới gấp 3-4 lần nữ giới, nguyên nhân chủ yếu gây ra CTTS là tai nạn
giao thông [5].
Tại Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ và đại diện cho cả nước về tỷ lệ
CTTS, một số báo cáo từ số liệu của các bệnh viện lớn trên cả nước cho thấy
tỷ lệ CTTS ngày một gia tăng, đặc biệt do tai nạn giao thông, tai nạn lao động
và tai nạn sinh hoạt, độ tuổi thường gặp là 20-59 tuổi [6], [7].
Những số liệu trên cho thấy CTTS không chỉ ảnh hưởng lớn đến CLCS

của người bệnh mà còn tác động không nhỏ tới phát triển kinh tế, xã hội mỗi
quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay việc hỗ trợ, chăm sóc, phục hồi chức năng


2

nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh CTTS còn chưa được
quan tâm đúng mức.
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nhu cầu người bệnh
nói chung và người bệnh CTTS đều mong muốn có chất lượng cuộc sống tốt
hơn, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của các bệnh viện và nhân viên y tế trong
công tác chăm sóc sức khỏe. Việc tiến hành các nghiên cứu về thực trạng ảnh
hưởng của bệnh và những biện pháp hỗ trợ, can thiệp sẽ giúp các nhà quản lý,
nhân viên y tế có cơ sở cho việc hoạch định chính sách hỗ trợ người bệnh
CTTS hiệu quả hơn, góp phần xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng
cuộc sống, tăng khả năng hòa nhập cho người bệnh CTTS khi trở về sinh hoạt
tại gia đình và cộng đồng. Theo tham khảo của chúng tôi, chưa có nhiều
nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau CTTS và đặc biệt là
vai trò của nhân viên y tế trong hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống cho NB
CTTS. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Chất lượng cuộc sống của
người bệnh chấn thương tủy sống và vai trò của nhân viên y tế trong hỗ trợ
người bệnh tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Tỉnh Sơn La năm 2018” với
hai mục tiêu:
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy sống điều
trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La năm 2018.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế trong hỗ trợ cải
thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh chấn thương tủy sống tại
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La năm 2018.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số định nghĩa
1.1.1. Chấn thương tủy sống
Chấn thương tủy sống là tình trạng bệnh lý gây liệt hoặc giảm vận
động tứ chi hoặc hai chân kèm theo các rối loạn khác như: cảm giác, hô hấp,
tim mạch, bàng quang, đường ruột, loét do tì đè... do nguyên nhân chấn
thương hoặc do các bệnh lý khác của tủy sống, thường để lại nhiều di chứng
nặng nề và dẫn tới tàn tật nếu không được điều trị, chăm sóc và phục hồi
chức năng tốt [8].
1.1.2. Chất lượng cuộc sống
Theo Nhóm nghiên cứu về chất lượng cuộc sống thuộc Tổ chức Y tế
Thế giới (WHOQOL-Group - World Health Organization Quality of Life) thì
chất lượng cuộc sống là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ
trong bối cảnh văn hóa, các hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên quan đến
các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ [9].
1.1.3. Nhân viên y tế
Theo định nghĩa của WHO: nhân viên y tế là những người mà hoạt
động của họ nhằm mục đích nâng cao sức khỏe. Nhân viên y tế bao gồm
những người cung cấp dịch vụ y tế: bác sỹ, điều dưỡng, y tế công cộng, dược
sỹ, kỹ thuật viên và những người quản lý và nhân viên khác: kế toán, cấp
dưỡng, lái xe, hộ lý [10].
Theo thông tư số 28/2014/TT-BYT: nhân viên y tế là toàn bộ số lao
động hiện đang công tác trong các cơ sở y tế (kể cả công và tư, kể cả biên chế
và hợp đồng) [11].


4


Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ phỏng vấn đối tượng NVYT trực
tiếp tham gia vào công tác CS, PHCN cho người bệnh là bác sĩ, điều dưỡng
và kỹ thuật viên.
1.1.4. Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng người bệnh CTTS là dùng các biện pháp y học, xã
hội học, giáo dục học, kinh tế và kỹ thuật PHCN nhằm đảm bảo cho họ tái hội
nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình, xã
hội, có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của họ [12], [13].
1.1.5. Chăm sóc người bệnh
Chăm sóc NB trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của mỗi NB nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết,
tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị
và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho NB [14].
1.2. Dịch tễ học chấn thương tủy sống
1.2.1. Trên thế giới
Theo báo cáo thống kê trên thế giới, hàng năm tỷ lệ CTTS có xu hướng
ngày càng gia tăng. Năm 2004, Sinha D cho biết tỷ lệ CTTS ở Ấn Độ là 20.000
trường hợp/năm, trong đó 80% NB trong độ tuổi lao động [15]. Theo trung tâm
thống kê CTTS quốc gia Hoa Kỳ, ước tính năm 2012 tỷ lệ CTTS khoảng 40
trường hợp trên 1 triệu dân hay khoảng 12000 ca mắc mới mỗi năm. Độ tuổi
trung bình của NB CTTS là 41 tuổi và 80,6% là ở nam giới, loại chấn thương
thường gặp nhất là liệt tứ chi (56,6%) và dưới 1% người bệnh phục hồi thần
kinh hoàn toàn khi xuất viện [3]. Theo Pickett Gwynedd E và cộng sự, Canada
có tỷ lệ CTTS là 42,4 người/triệu dân, tập trung từ độ tuổi 15 đến 64, tai nạn
giao thông chiếm 35% [16]. Theo số liệu năm 2011, Schoenfeld và cộng sự
cho biết tỷ lệ CTTS trong quân đội Hoa Kỳ là 429 trường hợp/triệu quân nhân
[17]. Ở Bắc Mỹ, tỷ lệ chấn thương tủy sống khoảng 12.000 trường hợp



5

mới/năm, ước chừng dao động từ 300.000 đến 1.275.000 trường hợp [18].
Nghiên cứu của Krebs và Pannek [19] cho biết CTTS do tai nạn giao thông,
ngã cao luôn chiếm vị trí hàng đầu, rồi đến tai nạn thể thao, tai nạn lao động;
Akkoc [20] cho biết tai nạn giao thông chiếm 39,3%, ngã cao 36,1% và nhảy
cầu 7,9%.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam tuy chưa có nghiên cứu thống kê một cách đầy đủ và đại
diện cho cả nước về tỷ lệ CTTS nói chung. Song trong những năm gần đây, tỷ
lệ này ngày một tăng, đặc biệt tại các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, phần lớn do tai nạn giao thông, ngã cao và tai nạn lao
động. Chỉ riêng BV Chấn thương Chỉnh hình và Chợ Rẫy có khoảng 1.500 ca
mỗi năm, trong đó lứa tuổi phổ biến từ 20 – 30 [6]. Tại bệnh viện Bạch Mai,
theo khảo sát cho thấy năm 2008 có khoảng 200 NB CTTS đến điều trị tại
đơn vị tổn thương tủy sống. Số lượng NB tăng đều những năm sau đó và có
đến hơn 1000 NB đã được điều trị tại Trung tâm PHCN [7].
CTTS có nhiều nguyên nhân khác nhau, theo Cầm Bá Thức tai nạn giao
thông chiếm tỷ lệ cao nhất [21] và Đỗ Đào Vũ [22] tai nạn giao thông là
nguyên nhân gây chấn thương cột sống cổ cao nhất 44,4%, rồi đến tai nạn lao
động 33,3% và tai nạn sinh hoạt 22,2%.
1.3. Vai trò của nhân viên y tế trong chăm sóc, phục hồi chức năng
Nhiệm vụ, vai trò của nhân viên y tế trong chăm sóc, phục hồi chức
năng được quy định rõ trong thông tư số 46/2013/TT-BYT ngày 31 tháng 12
năm 2013 [12]:
+ Bác sỹ chuyên khoa PHCN có nhiệm vụ khám bệnh, chẩn đoán bệnh,
chỉ định điều trị và PHCN cho người bệnh.
+ Kỹ thuật viên vật lý trị liệu có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật vật lý
trị liệu và hoạt động trị liệu cho người bệnh.



6

+ Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu có nhiệm vụ luyện tập cho người bệnh
các hoạt động tự chăm sóc bản thân trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày,
giúp người bệnh tái hòa nhập với môi trường sống ở gia đình và cộng đồng.
+ Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu có nhiệm vụ luyện tập cho người bệnh
có rối loạn chức năng ngôn ngữ và nhận thức giao tiếp.
+ Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình có nhiệm vụ chế tạo, sản xuất, sửa
chữa dụng cụ trợ giúp, dụng cụ thay thế và hướng dẫn người bệnh, gia đình
người bệnh và cộng đồng tự làm một số dụng cụ trợ giúp phù hợp.
+ Điều dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cho NB ở mọi
giai đoạn, đặt ra kế hoạch và đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch, từ
đó xác định mức độ hồi phục của NB. Chăm sóc giúp đỡ NB phục hồi. Giáo
dục gia đình trong việc tự chăm sóc NB. Giải thích cho gia đình và cộng đồng
hiểu, cảm thông với hoàn cảnh người bệnh. Phòng ngừa biến chứng. Xác định
nhu cầu của NB cần được đáp ứng. Giúp họ phát huy khả năng còn lại để tái
hội nhập xã hội.
1.3.1. Các giai đoạn chăm sóc, PHCN cho người bệnh chấn thương tủy
sống [13]
Giai đoạn một: Là giai đoạn có tính chất cấp tính, từ lúc NB bị CTTS
đến lúc cột sống đã ổn định. Trong giai đoạn này chăm sóc cho người bệnh là
quan trọng, tốt nhất là chăm sóc tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế.
Mục tiêu:
+ Tìm nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân.
+ Phòng ngừa các thương tật thứ cấp: loét do đè ép, nhiễm trùng phổi,
nhiễm trùng tiết niệu, co rút, cứng khớp.
+ Chăm sóc đường tiết niệu.
+ Chăm sóc đường tiêu hóa.
+ Chăm sóc đường hô hấp.



7

 Giai đoạn hai: Là giai đoạn hồi phục của tủy sống, có thể phục hồi tại
viện hoặc tại nhà. Trong giai đoạn này người bệnh học cách thích nghi với cơ
thể tàn tật của mình, biết cách tự chăm sóc bản thân bằng các khả năng còn lại
nhằm ngăn ngừa các biến chứng.
Mục tiêu:
+ Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc da.
+ Phục hồi chức năng đường tiết niệu.
+ Phục hồi chức năng đường ruột.
+ Tập sức mạnh cơ và tập di chuyển.
+ Tập luyện với các dụng cụ trợ giúp.
+ Thực hiện các hoạt động trị liệu (vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, tự mặc quần áo).
 Giai đoạn ba: Tái hội nhập vào cộng đồng và xã hội.
Mục tiêu của giai đoạn này là tạo cho người bệnh một môi trường thích
nghi với gia đình và cộng đồng, giải quyết được vấn đề tâm lý của người
bệnh, làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Tạo điều kiện cho người bệnh đi lại dễ dàng: đường bằng phẳng, có cầu bắc
qua kênh rãnh, có xe lăn cho người bệnh, nhà cao tầng phải có giá đỡ ở cầu thang,
có thanh song song quanh nhà để người bệnh đi lại. Chiều cao của giường phải
thích hợp. Nhà bếp, nhà vệ sinh phải bố trí phù hợp để người bệnh có thể sử dụng.
Hướng nghiệp: Tư vấn, tạo điều kiện cho người bệnh tham gia lao động
để có thêm thu nhập cho bản thân, gia đình.
Tham gia mọi sinh hoạt của gia đình và xã hội.
1.3.2. Các phương pháp điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng cho
người bệnh chấn thương tủy sống
Điều trị loét do đè ép: Các yếu tố trong điều trị bao gồm rửa vết
thương, cắt bỏ tổ chức hoại tử, băng bó, phẫu thuật, dinh dưỡng và kiểm soát

các vùng tỳ đè [7], [23].


8

Chăm sóc đường hô hấp: Rung kết hợp dẫn lưu tư thế, tập ho để giải
phóng đờm dãi ra ngoài; tập thở nhằm tăng cường khả năng hô hấp, trao đổi
khí, phòng biến chứng viêm phổi, xẹp phổi và suy hô hấp [24], [25].
Chăm sóc đường tiết niệu: Mục tiêu của chăm sóc đường tiết niệu là
đi tiểu chừng 3-4 giờ/lần, duy trì kiểm soát nước tiểu, khi đi ngủ nước tiểu
không rò rỉ ra, tránh nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Tối thiểu phải đạt
được là giảm sự ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, hướng nghiệp và học nghề
của người bệnh [26], [27], [28].
Chăm sóc đường ruột: Chăm sóc đường ruột có thể đòi hỏi phải sử
dụng hai phương pháp kích thích trực tràng: kích thích cơ học và kích thích
hóa học. Hai kích thích này có thể sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp cả hai
phương pháp [23], [26]. Tập luyện đường ruột là sự bài tiết ở đường ruột
thông qua phản xạ có điều kiện [7].
Điều trị cơn rối loạn thần kinh giao cảm phản xạ: Nhanh chóng hạ
huyết áp bằng cách dựng người bệnh ngồi thả hai chân xuống giường, nếu
huyết áp không hạ mới chuyển sang dùng thuốc hạ áp. Tìm nguyên nhân gây
cơn rối loạn phản xạ thực vật để loại bỏ. Khi tình trạng NB đã ổn định nhanh
chóng trao đổi với người nhà NB về nguyên nhân gây ra và các vấn đề cần
phòng ngừa như điều chỉnh kế hoạch điều trị, thảo luận về rối loạn phản xạ
thực vật, hướng dẫn cách phòng [29].
Điều trị đau do nguyên nhân thần kinh: Đau là một cảm giác khó
chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào. Đau còn là kinh
nghiệm được lượng giá bởi nhận thức chủ quan tùy theo từng người, từng
cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh và phải tìm ra nguyên nhân để
điều trị [30]. Việc điều trị đúng tình trạng đau còn phụ thuộc vào nhận thức

thực tế và sự tôn trọng phức hợp thể chất và tâm thần ảnh hưởng đến tác động
của đau đối với cuộc sống của người bệnh [26].


9

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu: Tập vận động sớm, sử dụng các
dụng cụ tạo áp lực và các thuốc chống đông dự phòng cho những người bệnh
có nguy cơ cao. Khi có huyết khối tĩnh mạch sâu cần điều trị theo bác sỹ
chuyên khoa tim mạch [31].
Điều trị co cứng: Co cứng ở NB cũng có những lợi ích đáng kể như
giảm được tình trạng loãng xương và hạ huyết áp tư thế, tuy nhiên cũng có
những bất lợi như khi co rút gây tư thế xấu hoặc khó khăn khi vệ sinh cá
nhân. Việc điều trị co cứng có thể bằng các phương pháp vật lý trị liệu, các
thuốc giãn cơ và tiêm phong bế điểm vận động bằng phenol hoặc Botulinum
toxin nhóm A [26], [29].
Tập mạnh cơ, di chuyển bằng dụng cụ trợ giúp và hoạt động trị
liệu: Việc sử dụng thành thạo nạng nẹp, thanh song song, khung tập đi, xe lăn
địa hình giúp người bệnh độc lập trong sinh hoạt như ăn uống, mặc quần áo,
vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa… [24], [32], [33].
Điều trị rối loạn chức năng tình dục: Bao gồm điều trị rối loạn
cương, xuất tinh ở nam giới. Ở nữ giới cho dù khả năng mang thai thường
không bị ảnh hưởng nhưng nó cũng mang lại nhiều khó khăn cho NB, việc tự
chăm sóc phải được tăng cường, đề phòng các biến chứng nhiễm trùng đường
tiết niệu, viêm tĩnh mạch khối, đẻ non [26], [29].
Tái hội nhập vào cộng đồng và xã hội: Đây là giai đoạn quan trọng
giúp giải quyết vấn đề tâm lý cho NB, mặt khác làm giảm bớt sự phụ thuộc và
gia đình, xã hội. Hướng nghiệp cho NB để khi về với gia đình, cộng đồng họ
tìm được việc làm thích hợp để tự nuôi sống bản thân [34].
1.4. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương tủy sống

1.4.1. Phương pháp đánh giá
Đánh giá CLCS là đánh giá phản ánh tác động của một bệnh nào đó
đến cuộc sống của người bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới, CLCS liên quan


10

đến sức khỏe nói chung được coi là cấu trúc đa chiều bao gồm sức khỏe thể
lực, sức khỏe tâm thần, chức năng xã hội và toàn trạng nói chung . Nhiều bộ
công cụ khác nhau đã được xây dựng để đánh giá CLCS và được phân loại
là đánh giá theo bệnh đặc thù hoặc đánh giá chung [9], [35].
Hiện có nhiều phương pháp để đánh giá CLCS của người bệnh như:
- Người bệnh tự đánh giá;
- Đánh giá thay thế qua người thân chăm sóc;
- Quan sát và phỏng vấn trực tiếp các hành vi và hoạt động liên quan
đến chất lượng cuộc sống [36].
1.4.2. Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống ở người bệnh chấn thương
tủy sống
Có rất nhiều các bộ công cụ đánh giá CLCS ở người bệnh CTTS và có
thể rất khác nhau về các lĩnh vực đánh giá. Smith và cộng sự (2015) sử dụng
công cụ đánh giá CLCS ở NB CTTS thông qua FIQL (fecal incontinence
quality of life) để xác định mức độ của rò rỉ phân ngoài ý muốn ảnh hưởng
đến CLCS của người bệnh CTTS [37]. Bochkezanian và cộng sự (2015) đánh
giá CLCS ở người bệnh CTTS thông qua mức độ độc lập [38] Cushman
Daniel M và cộng sự (2015) đã đánh giá các khía cạnh trong CLCS của người
bệnh CTTS bao gồm hoạt động giải trí, quan hệ xã hội, hạnh phúc, công việc
có ý nghĩa, đời sống tình dục và CLCS nói chung [39]. Tulsky David S và
cộng sự (2015) đã sử dụng bộ công cụ SCI-QoL (Spinal cord injury-Quality
of Life) để đánh giá CLCS của NB CTTS thông qua tình trạng sức khỏe [40].
Các tiêu chí của bộ công cụ đánh giá CLCS cho người bệnh CTTS

được lựa chọn để phản ánh các lĩnh vực làm ảnh hưởng đến CLCS của NB.
Có nhiều công cụ đánh giá khách quan CLCS, tuy nhiên chưa có một bộ công
cụ nào đánh giá đầy đủ các khía cạnh ảnh hưởng đến CLCS của NB CTTS.
Đối với NB CTTS đang điều trị tại bệnh viện, chúng tôi tập trung đánh giá hai


11

khía cạnh chính làm ảnh hưởng nhiều nhất đến CLCS của NB là khả năng độc
lập trong sinh hoạt và mức độ đau. Tương ứng với từng khía cạnh trên chúng
tôi sử dụng các bộ công cụ phù hợp để thu thập thông tin NB thông qua các
thang điểm SCIM, VAS. Các bộ công cụ này đã được hiệp hội tổn thương tủy
sống thế giới khuyến cáo sử dụng cho đánh giá trên NB CTTS trên toàn thế
giới. Các thang điểm này đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và áp dụng rộng
rãi ở các nước và là bộ công cụ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới để
đánh giá khả năng độc lập của người bệnh CTTS như Hy Lạp [41], Tây Ban
Nha [42], Thụy Điển [43], Hoa Kỳ [44], Thổ Nhĩ Kỳ [45] được chứng minh
có độ tin cậy cao và đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu. Ở Việt Nam,
bộ công cụ SCIM đã được dịch ra phiên bản tiếng việt, được thử nghiệm,
chỉnh sửa để phù hợp với văn phong tiếng Việt cho dễ hiểu hơn và đã được sử
dụng thường quy để đánh giá khả năng độc lập của NB sau CTTS tại Trung
tâm PHCN bệnh viện Bạch Mai từ năm 2008 và đưa vào quy trình kỹ thuật
của chuyên ngành. Thang điểm đánh giá mức độ đau theo thang điểm nhìn
VAS, đã được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực chuyên khoa y học có độ
tin cậy và có tính giá trị cao [46], [47], [48], [49], [50]. Như vậy, thang công
cụ SCIM, VAS nhằm đánh giá chuyên biệt những khía cạnh lớn làm ảnh
hưởng đến CLCS của NB CTTS.
Bên cạnh đó, có những bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống được
áp dụng chung, phổ biến trên người bệnh với tính chất đánh giá tổng thể: như
sức khỏe thể chất, tinh thần, xã hội, tài chính… Ví dụ như bộ câu hỏi SF-36,

EQ-5D-5L hay EORTC QLQ-C30.
Đặc biệt EORTC QLQ-C30, hiện nay đã trở thành một công cụ tiêu
chuẩn để đo CLCS liên quan đến sức khỏe ở người bệnh dưới mọi hình thức,
bao gồm 30 câu với các thang điểm đánh giá về chức năng, triệu chứng, tác
động tài chính và tình trạng sức khỏe tổng quát [51].


12

Do vậy trong nghiên cứu này, để đánh giá chất lượng cuộc sống của
người bệnh CTTS một cách chung nhất chúng tôi lựa chọn bộ công cụ SCIM,
VAS và EORTC QLQ-C30.
* Bộ công cụ đánh giá khả năng độc lập sau chấn thương tủy sống SCIM
(Spinal Cord Independence Measure)
Thang điểm SCIM đánh giá các lĩnh vực: khả năng tự chăm sóc, chức
năng hô hấp và kiểm soát cơ tròn, khả năng di chuyển trong phòng và nhà vệ
sinh, khả năng di chuyển ở trong nhà và bên ngoài (chi tiết xin xem trong
phần phụ lục 1).
Câu trả lời dựa trên 2 mức độ của thang điểm: 1 = không tốt (0-60
điểm), 2 = tốt (61-100 điểm). Tổng điểm SCIM nằm trong khoảng từ 0 đến
100 với điểm số cao hơn tương ứng với khả năng độc lập tốt hơn.
Đây là bảng công cụ phản ánh khá toàn diện những yếu tố liên quan
đến khả năng độc lập của NB sau CTTS. Hơn nữa với cấu trúc khá đơn giản,
dễ hiểu sẽ giúp cho việc sử dụng đánh giá chính xác hơn các chức năng của
NB. Chính với những ưu điểm vậy, Hiệp hội tổn thương tủy sống đã áp dụng
và khuyến cáo sử dụng cho việc đánh giá sự độc lập của NB sau CTTS.
Thang điểm SCIM hoàn toàn đáp ứng được tính chính xác, khánh quan và đầy
đủ thông tin của nhà nghiên cứu [52].
* Bộ công cụ đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analogue Scale)
Bộ công cụ đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS là bộ công cụ

được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới để đo lường mức độ đau của NB
[53]. Bộ công cụ VAS được chứng minh có độ tin cậy cao và đã được sử dụng
trong rất nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Mức độ đau tương ứng với
thang điểm: VAS = 0 điểm: Không đau; VAS ≤ 3 điểm: Đau nhẹ; VAS từ 4- 6
điểm: Đau trung bình; VAS ≥ 7 điểm: Đau nhiều
(Chi tiết xin xem trong phần phụ lục 1).


13

* Bộ công cụ EORTC QLQ-C30:
Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống toàn cầu EORTC QLQ-C30 bao gồm 30 câu
được đánh giá theo thang điểm likert 4mức và 7 mức [51]. Cụ thể như sau:
- Đánh giá chức năng với 15 câu: thể chất, hoạt động, cảm xúc, nhận
thức, xã hội.
- Đánh giá triệu chứng với 12 câu: mệt mỏi, buồn nôn/nôn, đau, mất cảm
giác ngon miệng, táo bón, tiêu chảy, khó thở, rối loạn giấc ngủ.
- Đánh giá tác động tài chính: 1 câu.
- Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát: 2 câu.
(Chi tiết xin xem trong phần phụ lục 1).
1.5. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương
tủy sống và vai trò của nhân viên y tế trong hỗ trợ cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người bệnh
1.5.1. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn
thương tủy sống
1.5.1.1. Trên thế giới
- PH Smith và RM Decter (2015) sử dụng bộ công cụ đánh giá CLCS
của người bệnh sau CTTS (FIQL) để xác định mức độ rò rỉ phân ngoài ý
muốn ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh. Điểm CLCS (FIQL) được thể
hiện ở 4 lĩnh vực: cách sống, cách ứng phó, sự buồn chán/tự nhận thức hay sự

xấu hổ. Bộ câu hỏi được phát trước và sau phẫu thuật. Sử dụng T-test để so
sánh trước và sau phẫu thuật. Kết quả cho thấy từ 2003-2010, nghiên cứu
được thực hiện trên 17 người bệnh CTTS, bao gồm 10 NB liệt 2 chân và 7
NB liệt tứ chi có thời gian trung bình là 33 năm sau phẫu thuật. Có tới 85%
người bệnh CTTS trải qua các mức độ của táo bón nặng, việc điều trị ban đầu
của táo bón liên quan đến thần kinh ruột, rối loạn chức năng nói chung bao
gồm sự kết hợp của phương pháp điều trị đường uống, thuốc đạn và dung dịch
thụt tháo, phương pháp điều trị này có lợi ích là không xâm lấn. (FIQL) là bộ


14

công cụ đáng tin cậy và hợp lệ để đo CLCS liên quan đến không kiểm soát
phân. Hơn nữa, khi phân tích tính cho thấy mối tương quan của (FIQL) phù
hợp với bộ công cụ đánh giá CLCS toàn cầu SF-36, và nó đã được sử dụng
rộng rãi trong các nghiên cứu về CLCS ở NB CTTS [37].
- V. Bochkezanian, J Raymond, de Oliveira và cộng sự (2015) dùng kết
hợp bài tập aerobic và những bài tập tăng sức mạnh theo vòng tròn đối với
NB CTTS. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau CTTS được đánh giá
thông qua khả năng độc lập với việc sử dụng thang PEDro (Physiotherapy
Evidence Database); nghiên cứu thực nghiệm bởi hai nhà nghiên cứu khác
nhau. Kết quả: Nghiên cứu phân tích 7981 NB, trong đó 9 thử nghiệm đạt tiêu
chuẩn lựa chọn. Từ 9 thử nghiệm trên, 7 cho kết quả của việc tập aerobic, và 2
trong số đó cho thấy sự cải thiện có ý nghĩa thống kê. 5 nghiên cứu cho kết
quả tăng sức mạnh cơ, 4 trong số đó có kết quả có ý nghĩa thống kê. 2 nghiên
cứu khác xem xét chất lượng cuộc sống và 1 trong 2 nghiên cứu cho thấy sự
khác nhau có ý nghĩa giữa các nhóm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi có sự can
thiệp tập thể dục kết hợp NB sẽ có sự suy yếu về thể chất do đó nó ảnh hưởng
đến khả năng tập thể dục, dẫn đến CLCS ở những NB CTTS giảm theo [38].
- D. M. Cushman, K. Thomas, D. Mukherjee (2015) đã sử dụng bảng

câu hỏi điều tra của các bác sĩ PM&R (Physical Medicine and Rehabilitation)
và EM (Emergency Medicine). Người tham gia nghiên cứu là các bác sĩ có
chứng chỉ thuộc Hiệp hội PHCN Mỹ và giảng viên tại các trường đại học Y
khoa của Mỹ và Canada. Nghiên cứu nhằm đánh giá các khía cạnh trong
CLCS của người bệnh CTTS bao gồm hoạt động giải trí, quan hệ xã hội, hạnh
phúc, công việc có ý nghĩa, đời sống tình dục và CLCS nói chung. Kết quả
cho thấy trong tổng số 91 bác sĩ cấp cứu và 89 bác sĩ PHCN được hỏi, thì số
lượng bác sĩ PHCN nhiều hơn so với bác sĩ cấp cứu cho rằng NB sẽ có CLCS
tốt hơn không kể đến mức độ chấn thương hay khía cạnh cuộc sống nào được
nói đến (p<0.01). Bác sĩ nữ, không kể đến chuyên ngành, chọn mức thấp hơn


15

cho câu hỏi liệu người bệnh có muốn kết thúc cuộc sống nếu bị CTTS không
(p = 0.03). Cả hai nhóm bác sĩ đều có xu hướng không đồng ý với nhận định
mức độ chấn thương thấp hơn thì cho CLCS cao hơn. Thái độ của bác sĩ có
tác động đáng kể trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh [39].
- Kelly E. Ravenek và cộng sự (2012) thực hiện một nghiên cứu tổng
quan có hệ thống sử dụng dữ liệu từ PubMed và CINAHL để tìm hiểu các
nghiên cứu sử dụng công cụ đo lường CLCS và đánh giá hiệu quả của hoạt
động thể chất hay sử dụng hoạt động thể chất để xác định mối liên hệ giữa
hoạt động thể chất và CLCS. Kết quả cho thấy, trong 13 nghiên cứu có 9 công
cụ đo CLCS được sử dụng. Hai bộ công cụ đánh giá khách quan (SF-36) và
QWB (Quality of Well-being). Bảy công cụ đánh giá chủ quan: (1) tự đánh
giá CLCS PqoL (Perceived Quality of Life), (2) thang điểm thỏa mãn cuộc
sống SWLS (Satisfaction with Life Scale), (3) chỉ số CLCS của NB CTTS phiên bản III, (4) thang thỏa mãn cuộc LISAT (Life Satisfaction), (5) phản
hồi chất lượng cuộc sống, (6) hồ sơ chất lượng cuộc sống: Phiên bản cho
người khuyết tật thể chất và giác quan QOLP-PSD (Quality of Life Profile Physical and Sensory Disabilities Version) và (7) CLCS theo đánh giá chủ
quan SQOL (Subjective Quality of Life) [54].

- Nghiên cứu phân tích các công cụ cho thông tin về CLCS liên quan
đến sức khỏe HRQoL (Health-related quality-of-life), bao gồm Bản điều tra
ngắn (SF-36), Bản điều tra ngắn 36 dành cho cựu chiến binh (SF-36V), Bản
điều tra ngắn 12 (SF-12), Bản điều tra ngắn 6 dành cho người khuyết tật (SF6D), Hồ sơ ảnh hưởng của bệnh thật (SIP-68), Bảng tự đánh giá CLCS
(QWB-SA), Qualiveen và Công cụ NB tự đánh giá ảnh hưởng của co cứng
(PRISM). Trong số 22 bài báo với 8 công cụ đánh giá CLCS liên quan đến
sức khỏe của người bệnh cho thấy người bệnh CTTS có CLCS kém hơn nhiều
so với dân số nói chung, đặc biệt là về thể chất [55].


×