Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

ĐẶC điểm DỊCH tễ học lâm SÀNG hội CHỨNG VÀNG DA ứ mật ở TRẺ EM tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
.........***........

BÙI THỊ KIM OANH

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
HỘI CHỨNG VÀNG DA Ứ MẬT Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
.........***........

BÙI THỊ KIM OANH

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
HỘI CHỨNG VÀNG DA Ứ MẬT Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành: Nhi khoa


Mã số: 60720135
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Phạm Anh Hoa

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS
Nguyễn Phạm Anh Hoa là người thầy đã nhiệt tình tận tâm giảng dạy, hướng
dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, lòng yêu nghề cho tôi,
luôn luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Với tất cả tầm lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô
trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã
cho tôi nhiều chỉ dẫn quý báu để đề tài đi tới đích.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Bộ
môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Trung
ương, Khoa Gan mật bệnh viện Nhi Trung ương, Phòng Lưu trữ hồ sơ Bệnh
viện Nhi Trung ương đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu, học tập tại bệnh viện và tại trường. Cảm ơn các anh chị,
bạn bè đồng nghiệm đã đóng góp nhiều ý kiến, động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xing gửi lời cảm ơn tới bố mẹ tôi, chồng và các con đã
luôn yêu thương, động viên giúp đỡ, hy sinh, là hậu phượng vững chắc, là
động lực cho sự phấn đấu nỗ lực của tôi ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2018

Bùi Thị Kim Oanh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Thị Kim Oanh, học viên cao học khóa 25 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của TS Nguyễn Phạm Anh Hoa.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2018
Tác giả

Bùi Thị Kim Oanh


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AAT
ALC-1
ALKM
ANA
ARC
ASMA
ATP
BA
CMV

ELISA
NAPQI
NOMC
Non-BA
PCR
PFIC
TC
TPN
VDUM

Alpha 1 Antitrypsin
Kháng thể kháng nguyên bào tương tế bào gan
Kháng thể kháng tiểu thể gan thận
Kháng thể kháng nhân
Arthrogryposis Renal Dysfuntion Cholestasis
Kháng thể kháng cơ trơn
Adenosine triphosphat
Biliary atresia
Cytomegalo Virus
Enzyme - Linked ImmunoSorbent Assay
N-acetyl-p-benzoquinoneimine
Nang ống mật chủ
Non- Biliary atresia
Polymerase Chain Reaction
Progressive Familial Intrahepatic Cholestasis
Triangular cord
Total parenteral nutrition
Vàng da ứ mật



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Tổng quan về vàng da ứ mật...................................................................3
1.1.1. Các khái niệm....................................................................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................3
1.1.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam...................................................6
1.2. Dịch tễ học..............................................................................................7
1.3. Sinh bệnh học..........................................................................................7
1.4. Nguyên nhân...........................................................................................8
1.5. Biểu hiện lâm sàng..................................................................................8
1.6. Biểu hiện cận lâm sàng .........................................................................11
1.7. Chẩn đoán hình ành...............................................................................13
1.8. Một số bệnh lý gây vàng da ứ mật ở trẻ nhỏ.........................................14
1.8.1. Teo mật bẩm sinh............................................................................14
1.8.2. Bất thường cấu trúc đường mật.......................................................16
1.8.3. Các bệnh do đột biến gen và rối loạn chuyển hóa..........................17
1.8.4. Các bệnh do căn nguyên nhiễm trùng.............................................22
1.8.5. Nguyên nhân tự miễn......................................................................23
1.8.6. Nguyên nhân do ngộ độc................................................................24
1.8.7. Viêm gan sơ sinh vô căn.................................................................25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................26
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................26
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.......................................................26
2.5. Nội dung nghiên cứu.............................................................................27
2.5.1. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................27



2.5.2. Các bước tiến hành nghiên cứu.......................................................28
2.5.3. Các biến số nghiên cứu...................................................................28
2.5.4. Định nghĩa các khái niệm chẩn đoán bệnh.....................................32
2.6. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................33
2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................34
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu.................................34
3.1.1. Phân bố về giới tính........................................................................34
3.1.2. Tuổi nhập viện trung bình...............................................................35
3.1.3. Phân bố tuổi nhập viện theo nhóm tuổi...........................................35
3.1.4. Cân nặng khi sinh............................................................................37
3.2. Đặc điểm lâm sàng................................................................................38
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng lúc nhập viện..............................................38
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................40
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng.........................................................................47
3.3.1. Đánh giá tình trạng ứ mật...............................................................47
3.3.2. Đánh giá sự hủy hoại tế bào gan.....................................................48
3.3.3. Đánh giá chức năng tổng hợp của gan............................................49
3.3.4. Một số chỉ số sinh hóa khác............................................................50
3.4. Nguyên nhân gây vàng da ứ mật...........................................................50
3.5. Chẩn đoán phân biệt BA và Non-BA....................................................51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................55
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.................................................55
4.1.1. Giới tính..........................................................................................55
4.1.2. Tuổi nhập viện.................................................................................55
4.1.3. Phân bố tuổi nhập viện....................................................................57
4.1.4. Tuổi thai khi sinh.............................................................................57
4.1.5. Cân nặng khi sinh............................................................................58

4.1.6. Tình trạng dinh dưỡng lúc nhập viên..............................................59
4.2. Biểu hiện lâm sàng................................................................................59
4.2.1. Thời điểm xuất hiện vàng da...........................................................60


4.2.2. Mức độ vàng da trên lâm sàng........................................................60
4.2.3. Phân bạc màu..................................................................................61
4.2.4. Gan to..............................................................................................62
4.2.5. Lách to.............................................................................................63
4.2.6. Biến chứng xuất huyết....................................................................64
4.2.7. Biến chứng dịch cổ chướng............................................................65
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng.........................................................................65
4.3.1. Chỉ số Bilirubin trong máu..............................................................65
4.3.2. Chỉ số transaminase và một số enzyme thường gặp trong bệnh lý gan mật.....66
4.3.3. Đánh giá chức năng tổng hợp của gan............................................67
4.4. Nguyên nhân gây vàng da ứ mật...........................................................68
4.5. Giá trị của một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và siêu âm giúp
phân biệt teo mật bẩm sinh và các nguyên gây vàng da ứ mật khác.......69
4.5.1. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................70
4.5.2. Giá trị của GGT trong phân biệt teo mật bẩm sinh với các nguyên
nhân gây vàng da ứ mật khác....................................................................71
4.5.3. Giá trị của phương pháp siêu âm trong chẩn đoán teo mật.............72
KẾT LUẬN....................................................................................................74
KIẾN NGHỊ...................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:


Nguyên nhân gây vàng da ứ mật ở trẻ em tại King’s College
1970- 1990....................................................................................4

Bảng 3.1:

So sánh chỉ số Transaminase giữa các nhóm nghiên cứu...........48

Bảng 3.2:

Chỉ số cận lâm sàng đánh giá chức năng tổng hợp của gan........49

Bảng 3.3:

Các xét nghiệm sinh hoá.............................................................50

Bảng 3.4:

Giá trị của các chỉ số lâm sàng trong chẩn đoán phân biệt.........51

Bảng 3.5:

Giá trị của phương pháp siêu âm trong chẩn đoán teo mật bẩm sinh 52

Bảng 3.6:

Giá trị của cận lâm sàng trong chẩn đoán phân biệt...................52

Bảng 3.7:


Điểm cut off của GGT phân biệt BA và Non-BA.......................54

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:

Bảng màu phân.............................................................................11

Hình 1.2:

Phân loại teo mật bẩm sinh theo Kasai .......................................15


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:

Tỷ lệ nam nữ..........................................................................34

Biểu đồ 3.2:

So sánh tuổi nhập viện trung bình giữa 2 nhóm....................35

Biểu đồ 3.3:

Phân bố bệnh nhân nhập viện theo nhóm tuổi......................35

Biểu đồ 3.4:

Phân bố tuổi thai khi sinh......................................................36


Biểu đồ 3.5:

Khác biệt tuổi thai khi sinh giữa 2 nhóm..............................36

Biểu đồ 3.6:

Cân nặng khi sinh..................................................................37

Biểu đồ 3.7:

So sánh cân nặng khi sinh giữa 2 nhóm BA và Non-BA......38

Biểu đồ 3.8:

Tình trạng dinh dưỡng lúc nhập viện....................................38

Biểu đồ 3.9:

Tình trạng dinh dưỡng của 2 nhóm lúc nhập viện.................39

Biểu đồ 3.10:

Đặc điểm lâm sàng nhóm nghiên cứu...................................40

Biểu đồ 3.11:

Thời điểm xuất hiện vàng da giữa 2 nhóm............................40

Biểu đồ 3.12:


Mức độ vàng da trên lâm sàng..............................................41

Biểu đồ 3.13:

Biểu hiện phân bạc màu ở 2 nhóm nghiên cứu.....................42

Biểu đồ 3.14:

Phân loại phân bạc màu.........................................................42

Biểu đồ 3.15:

Tỷ lệ có triệu chứng gan to ở 2 nhóm nghiên cứu.................43

Biểu đồ 3.16:

So sánh mức độ gan to giữa 2 nhóm.....................................43

Biểu đồ 3.17:

Phân bố mật độ gan giữa 2 nhóm..........................................44

Biểu đồ 3.18:

Tỷ lệ có triệu chứng lách to...................................................45

Biểu đồ 3.19:

Triệu chứng xuất huyết..........................................................46


Biểu đồ 3.20:

Phân nhóm mức độ ứ mật......................................................47

Biểu đồ 3.21:

Các nguyên nhân gây vàng da ứ mật ở trẻ nhỏ.....................50

Biểu đồ 3.22:

Đường cong ROC với diện tích dưới đường cong (AUC) của
một số enzyme của gan.........................................................53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vàng da ứ mật (cholestasis - VDUM) là tình trạng vàng da đặc trưng bởi
tăng bilirubin trực tiếp trong máu, do sắc tố mật ứ đọng trong tế bào gan và
đường mật, dẫn đến Bilirubin vào máu gây ra hiện tượng vàng da. Tỷ lệ
vàng da ứ mật gặp xấp xỉ 1/2500 trẻ sinh sống [1]. Vàng da ứ mật do nhiều
nguyên nhân gây ra, bao gồm nguyên nhân do tắc nghẽn đường mật trong và
ngoài gan, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, ngộ độc và viêm gan sơ sinh vô
căn… [2],[3].
Vàng da ứ mật có thể xuất hiện sớm từ ngay sau sinh nên dễ nhầm với
vàng da sơ sinh lành tính do sữa mẹ. Vì vậy, Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật,
Dinh dưỡng Nhi khoa Bắc Mỹ 2017 khuyến cáo, tất cả các trẻ sơ sinh có vàng
da kéo dài trên 2 tuần cần được khám, sàng lọc, xét nghiệm Bilirubin toàn
phần, Bilirubin trực tiếp để phát hiện sớm vàng da ứ mật và điều trị kịp thời,
tránh bỏ sót [2].

Biểu hiện lâm sàng không có sự khác biệt rõ ràng giữa các nguyên nhân,
thậm chí chồng chéo lên nhau. Vàng da ở nhiều mức độ khác nhau kèm theo
nước tiểu sẫm màu, phân bạc hoặc nhạt màu, gan to, đôi khi có lách to và dịch
cổ chướng [3],[4].
Trong các nguyên nhân, teo mật bẩm sinh là nguyên nhân cần được xác
định sớm. Thời điểm chẩn đoán teo mật bẩm sinh có ý nghĩa quyết định đến
kết quả điều trị phẫu thuật Kasai. Chẩn đoán sớm, tiến hành phẫu thuật trước
60 ngày tuổi có tỷ lệ thành công cao và kết quả điều trị tốt về lâu dài. Tuy
nhiên, chẩn đoán phân biệt teo mật bẩm sinh với nguyên nhân gây vàng da ứ
mật khác còn gặp rất khó khăn [2].
Từ những năm 1970s, hầu hết các trường hợp vàng da ứ mật đều được
chẩn đoán là viêm gan sơ sinh vô căn (65%), chỉ có teo mật bẩm sinh là
nguyên nhân duy nhất khẳng định được chẩn đoán [5]. Nhờ sự phát triển của
các tiến bộ khoa học, nhiều kỹ thuật xét nghiệm mới như PCR, Realtime


2

PCR, giải trình tự gen, sắc ký phổ cao áp… được ứng dụng vào thực tiễn,
nhiều nguyên nhân gây vàng da ứ mật đã được xác định, đặc biệt là nhóm
bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, di truyền.
Ở Việt Nam, số các công trình nghiên cứu về vàng da ứ mật ở trẻ em còn
rất hạn chế. Cùng với xu thế chung của thế giới, sự tiến bộ của các kỹ thuật
chẩn đoán đã làm sáng tỏ nhiều nhóm nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, dẫn tới
sự thay đổi của mô hình bệnh lý gan mật ở trẻ em. Đặc điểm dịch tễ học, lâm
sàng và cận lâm sàng của nhóm trẻ vàng da ứ mật và các đặc điểm đặc trưng
theo từng nhóm bệnh sẽ là cơ sở quan trọng giúp các bác sỹ tiếp cận chính
xác để chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm
chi phí cho bệnh nhân.
Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ

học lâm sàng hội chứng vàng da ứ mật ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung
ương” với 2 mục tiêu nghiên cứu:
1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng hội chứng vàng da ứ mật
ở trẻ dưới 12 tháng tại bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vàng da ứ mật theo nhóm
nguyên nhân.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về vàng da ứ mật
1.1.1. Các khái niệm
Vàng da ứ mật (Cholestasis jaundice) là tình trạng vàng da trên lâm
sàng kèm theo tình trạng ứ mật do giảm bài tiết mật, hậu quả của quá trình
giảm sản xuất mật trong gan, giảm vận chuyển mật qua màng tế bào hoặc tắc
nghẽn cơ giới của đường mật. Xét nghiệm có tăng các chất chuyển hóa của
mật (bilirubin, acid mật, cholesterol) trong máu, trong đó tăng bilirubin trực
tiếp là đặc điểm nổi bật của vàng da ứ mật.
Tăng bilirubin trực tiếp: là khi lượng bilirubin trực tiếp chiếm trên
20% mức bilirubin toàn phần khi mức bilirubin toàn phần ≥ 5mg/dL hoặc
bilirubin trực tiếp ≥1mg/dL (17µmol/L) khi bilirubin toàn phần < 5mg/dL[2]
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ những năm 1970s của thế kỷ trước, một nghiên cứu kéo dài 10 năm ở
vùng Đông Nam nước Anh đã báo cáo tỷ lệ mắc vàng da ứ mật ở trẻ nhỏ là
1/2500 trẻ sinh ra sống [1], trong đó số ca chẩn đoán viêm gan sơ sinh vô căn
chiếm xấp xỉ 60%, tiếp đến là teo mật bẩm sinh với tỷ lệ 25%. Theo thời gian

nhiều phương pháp chẩn đoán mới ra đời giúp xác định được nhiều nhóm
nguyên nhân gây vàng da ứ mật khiến tỷ lệ viêm gan sơ sinh vô căn ngày
càng giảm [5].
Năm 1985, trong một nghiên cứu thống kê dịch tễ ở Anh, người ta đã xác
định tỷ lệ viêm gan sơ sinh là 1/4800-1/9000 trẻ sinh ra sống [1] Tại Nhật
Bản, tỷ lệ ước tính của teo mật bẩm sinh những năm 1990s là 1/9640 trẻ sinh
sống[6] Trong một nghiên cứu tiến cứu tiến hành trong 25 năm ở Atlanta,
Georgia, Mỹ tỷ lệ teo mật được tính toán là 0,73 ca/10,000 trẻ sinh sống, với
tỷ lệ cao hơn ở trẻ em Phi-Mỹ so với trẻ da trắng [7].


4

Một nghiên cứu kéo dài 20 năm từ 1970-1990 của của bệnh viện King’s
College ở Anh trên 1086 trẻ có tình trạng tăng bilirubin trực tiếp, số trẻ được
chẩn đoán teo đường mật chiếm đến 34,7%, cho thấy đây là nguyên nhân
hàng đầu gây VDUM [3].
Bảng 1.1: Nguyên nhân gây vàng da ứ mật ở trẻ em tại King’s College
1970- 1990 [3]
Chẩn đoán
Teo mật bẩm sinh
Viêm gan sơ sinh
Thiếu hụt alpha 1 antitrypsin
Viêm gan khác
Hội chứng Allagile
U nang ống mật chủ

Số ca
377
331

189
94
61
34

Tỷ lệ %
34.7
30.5
17.4
8.7
5.6
3.1

Tại Úc, nghiên cứu tiến cứu của Danks và cộng sự năm 1977 bao gồm
790.385 trẻ sinh ra ở Victoria trong khoảng thời gian nghiên cứu, xác định có
55 ca có teo mật bẩm sinh (1/14,000 trẻ sinh sống), 11 ca thiểu sản đường mật
trong gan (1/70,000) và 99 ca viêm gan sơ sinh (1/8000) [8]. Một nghiên cứu
ở Sydney trong 12 năm (1985-1996) gồm 205 trẻ vàng da ứ mật dưới 6 tháng
tuổi, nhóm không rõ nguyên nhân chiếm 25%, nhóm bệnh rối loạn chuyên
hóa, di truyền chiếm 23%, tắc nghẽn đường mật 20%, nuôi dưỡng tĩnh mạch
20%, nhiễm trùng 9%, và thiểu sản đường mật 3% [9].
Tại Châu Á, nghiên cứu của Way Seah Lee, 2010 ở Malaysia tiến hành
trên 146 trẻ vàng da ứ mật nhập viện tại bệnh viện Đại học Y Malaya, từ
9/1996 – tháng 5/2004, tìm thấy 3 nguyên nhân thường gặp nhất gây vàng da
ứ mật là viêm gan sơ sinh vô căn (63,4%), teo mật bẩm sinh (35,2%), nhiễm
cytomegalovirus bẩm sinh (13,9%). Các triệu chứng gặp nhiều nhất là vàng
da 100%, gan to (95%), lách to (52%), phân bạc màu (47%) [10].
Một nghiên cứu tại vùng Đông Nam Iran xuất bản mới đây 2018 gồm 46
trẻ ứ mật thu thập trong 6 năm từ 2011-2017, cũng nhận thấy teo mật bẩm
sinh và viêm gan sơ sinh vô căn là 2 căn nguyên phổ biến nhất gây vàng da ứ



5

mật (30,4%), nhiễm CMV chỉ chiếm 4,3%, ngoài ra còn có một số nguyên
nhân liên quan đến rối loạn chuyển hóa như galactosemia (10,9%),
tyrosinemia (4,3%), PFIC (2,2%) [11].
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trước đây về vàng da ứ mật đều cho
thấy, nhóm viêm gan sơ sinh vô căn còn chiếm tỷ lệ cao và teo mật bẩm sinh
là nguyên nhân hàng đầu xác định được chẩn đoán.
Nhằm để giúp phân biệt sớm căn nguyên teo đường mật bẩm sinh với các
nguyên nhân gây vàng da ứ mật khác. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để
tìm ra các chỉ số lâm sàng và xét nghiệm có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác
cao giúp chẩn đoán phân biệt, hạn chế tối đa những thủ thuật thăm dò xâm lấn
cho bệnh nhân. Các chỉ số lâm sàng như màu phân, gan to, mật độ gan, giá trị
của phương pháp siêu âm đánh giá tình trạng túi mật và dấu hiệu TC sign, hay
chỉ số xét nghiệm GGT được nhắc đến và nghiên cứu nhiều nhất.
Bellomo-Brandao và cộng sự năm 2010, đã tiến hành nghiên cứu trên
168 trẻ có vàng da ứ mật dưới 3 tháng tuổi, để đánh giá các chỉ số lâm sàng và
xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt ứ mật trong gan và ngoài gan và đã xác
định được một số tiêu chí phân biệt như: nhóm teo mật có giá trị bilirubin trực
tiếp, GGT tăng cao hơn các nhóm khác. Sử dụng điểm cutoff của GGT trên
203,5 UI/L hay gấp 5,8 lần bình thường, độ đặc hiệu là 81,3% và độ chính xác
là 72%. Khi sử dụng điểm cutoff trên 429,5 UI/l hay gấp 10,8 lần giá trị bình
thường, độ đặc hiệu là 91,5% và độ chính xác là 76% [12].
Một nghiên cứu Nam Châu Phi xuất bản 2016, nghiên cứu 150 trẻ dưới
12 tháng tuổi có vàng da ứ mật từ 2008 đến năm 2014, đánh giá vai trò của
phương pháp siêu âm và các đặc điểm lâm sàng, sinh hóa giúp chẩn đoán
vàng da ứ mật ở trẻ nhỏ. Nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tuổi nhập viện, lách to và chỉ số GGT, AST, tỷ số GGT/AST giữa nhóm BA

với Non-BA. Phương pháp siêu âm có độ nhạy là 69,7%; độ đặc hiệu là
98,8% và giá trị tiên đoán dương tính là 97,9% đối với nhóm BA [13].


6

Sàng lọc phát hiện sớm teo mật bẩm sinh cũng đã được nhiều quốc gia
quan tâm đến. Từ năm những năm 1990s, Nhật Bản đã tiến hành chương trình
sàng lọc teo mật bẩm sinh sử dụng thẻ màu phân [14], sau đó là Đài Loan [15]
và Thụy Điển [16]. Ở Đài Loan, sau 5 năm sử dụng chương trình sàng lọc thẻ
màu phân, tỷ lệ phẫu thuật nối gan với hỗng tràng (phẫu thuật Kasai) trước 60
ngày tuổi tăng lên rõ rệt từ 49%-66%; tỷ lệ hết vàng da lúc 3 tháng sau mổ từ
35% tăng lên 61%; tỷ lệ sống sót sau 5 năm tăng từ 27%-64% [15]. Theo
nghiên cứu của Matsui, một chương trình sàng lọc gồm 313.230 trẻ em ở
quận Tochigi Nhật Bản từ năm 1994-2011, với 85% thẻ được thu về, cho thấy
độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và giá trị tiên đoán âm tính
với teo mật là 77%; 99,9%; 13% và 99,9% tương ứng; tỷ lệ teo mật sống sau
5 năm, 10 năm, 15 năm là 88%; 77% và 49% [17]. Tuy nhiên, thành công của
chương trình sàng lọc thẻ màu phân còn nhỏ lẻ ở những nước có chương trình
thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ tại thời điểm 1 tháng sau sinh để xem xét
lại thẻ màu phân.
1.1.3.Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Có rất ít nghiên cứu về vàng da ứ mật đã được xuất bản.
Nghiên cứu của Trần Diệu Linh, tại BVSKTE từ 1992-1994, trên 57 trẻ
vàng da ứ mật dưới 4 tháng tuổi. Nguyên nhân duy nhất xác định được là teo
mật bẩm sinh chiếm 24,6%, còn lại 75,4% số ca vàng da ứ mật không tìm được
nguyên nhân [18]. Những năm 1990s, tại Việt Nam còn rất thiếu các kỹ thuật và
phương tiện giúp chẩn đoán, chủ yếu dựa chẩn đoán dựa trên lâm sàng và chẩn
đoán cuối cùng teo mật bẩm sinh bằng chụp đường mật trong mổ.
Gần đây nhất, năm 2015, một nghiên cứu của Phạm Công Luận trên 95

bệnh nhân VDUM dưới 24 tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy 3 nguyên
nhân gặp nhiều nhất gây vàng da ứ mật ở trẻ nhỏ là viêm gan sơ sinh 29,1%,
teo mật bẩm sinh 25,9%, và viêm gan CMV 19,1%. Một số nguyên nhân hiếm
gặp khác cũng được xác định như tyrosinemia, PFIC, ARC [19].


7

1.2.

Dịch tễ học: Tỷ lệ mắc VDUM xấp xỉ khoảng 1/2500 trẻ sinh sống. Ứ

mật gặp ở tất cả các nhóm tuổi khác nhau. Tuy nhiên, ở nhóm tuổi sơ sinh và
nhũ nhi dễ bị ứ mật hơn do chức năng gan chưa trưởng thành và gan dễ tổn
thương bởi các tác nhân bên ngoài. Không có sự khác nhau rõ ràng về tỷ lệ
vàng da ứ mật giữa trẻ nam và trẻ nữ.
1.3.

Sinh bệnh học
Vàng da ứ mật là hậu quả của các rối loạn trong quá trình tổng hợp, bài
tiết và lưu thông dịch mật. Mật bao gồm nhiều thành phần như acid mật,
phospholipid, cholesterol, bilirubin, các kim loại nặng và các sản phẩm
chuyển hóa. Quá trình tổng hợp và vận chuyển mật phụ thuộc vào hệ thống
các chất vận chuyển qua màng riêng biệt, đa phần là các cơ chất và enzym
phụ thuộc ATP. Đột biến các gen điều khiển sự tổng hợp các chất vận chuyển
sẽ gây hậu quả tạo ra các sản phẩm lỗi mất chức năng, dẫn tới rối loạn chuyển
hóa và rối loạn quá trình bài tiết các thành phần của mật dẫn tới ứ mật.
Ứ mật cũng có thể xảy ra ở trong tế bào gan do suy giảm quá trình tổng
hợp acid mật. Một số acid mật có thể hòa tan trong môi trường nước, trong
khi một số chỉ có thể hoà tan nếu được gắn với các cơ chất tạo phức hợp,

chính sự ứ đọng các acid mật không tan trong nước tại tế bào gan là một trong
những nguyên nhân chính gây tổn thương tế bào. Quá trình tạo mật bao gồm
nhiều khâu tổng hợp và được điều hoà bởi cơ chế phức tạp. Các acid mật
được vận chuyển vào các vi quản mật qua các protein vận chuyển, tạo ra sự
chênh lệch áp lực thẩm thấu và chênh lệch nồng độ. Bất thường protein vận
chuyển gây ra một số bệnh như ứ mật trong gan tái phát lành tính và ứ mật
trong gan tiến triển có tính chất gia đình. Bất thường trong quá trình vận
chuyển muối mật sẽ gây tích tụ và gây tổn thương màng tế bào do tính oxy
hoá cao. Một cơ chế khác của ứ mật là tắc nghẽn cơ giới dòng chảy của mật ở
hệ thống đường mật ngoài gan gây hậu quả ứ mật trong gan.


8

1.4.

Nguyên nhân: Các nguyên nhân có thể được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm nguyên nhân tắc nghẽn: Teo mật bẩm sinh, nang ống mật chủ,
sỏi ống mật chủ, hội chứng mật đặc, u…
- Nhóm nguyên nhân nhiễm trùng: vi khuẩn, virus (TORCH), virus viêm
gan A,B,C,D,E
- Nhóm nguyên nhân các bệnh liên quan đến chuyển hóa và gen
- Nhóm nguyên nhân do rối loạn tổng hợp và bài tiết mật
- Nhóm nguyên nhân ngộ độc: thuốc, TPN
- Nhóm nguyên nhân do mạch máu: Huyết khối tĩnh mạch gan (Budd
Chiari), thông động tĩnh mạch
- Nhóm nguyên nhân tự miễn: Viêm gan tự miễn, NH (Neonatal Hemochromatosis)
- Các nguyên nhân khác.

1.5.


Biểu hiện lâm sàng
Gan là một cơ quan lớn nhất trong cơ thể, đảm nhiệm vô số các chức
năng trong đó có chức năng tạo và bài tiết mật. Bài tiết mật có ý nghĩa quyết
định trong việc điều chỉnh cân bằng cholesterol, đào thải các độc tố, cũng như
tiêu hóa chất béo, các vitamin tan trong dầu và quá trình hấp thu tại ruột. Suy
giảm quá trình tổng hợp và bài tiết mật sẽ dẫn đến ứ đọng các thành phần của
mật ở trong gan, gây hậu quả hủy hoại tế bào gan. Vàng da ứ mật kéo dài có
thể dẫn tới tổn thương gan tiến triển, xơ gan và cuối cùng là suy gan. Thêm
vào đó, ở trẻ vàng da ứ mật, do mật không được bài tiết xuống ruột sẽ dẫn tới
rối loạn hấp thu chất béo và các vitamin tan trong dầu, gây chậm phát triển
thể chất, các dấu hiệu của thiếu vitamin và vi chất. Nhiều nghiên cứu gần đây
đã chỉ ra những tác dụng quan trọng của mật trong việc tái tạo gan, chuyển
hóa năng lượng, chuyển hóa đường, chức năng nội tiết, bảo toàn niêm mạc
ruột non và sự tương tác qua lại của vi khuẩn và tế bào niêm mạc ruột [20].
Vàng da trên lâm sàng sẽ rõ ràng khi mức bilirubin toàn phần trong máu
vượt quá ngưỡng 2,5-3mg/dL (41 -52 mµ/L) [21] vàng da kéo dài trên 2 tuần
là một dấu hiệu thường gặp, khoảng 2,4% - 15% số trẻ sơ sinh, tuy nhiên cần
tầm soát để tránh bỏ sót vàng da ứ mật bệnh lý.


9

- Tiền sử: Khai thác tiền sử chi tiết giúp hướng đến chẩn đoán nguyên
nhân gây bệnh [3]:
Tiền sử gia đình: bố mẹ kết hôn cận huyết thống, có các thành viên
trong gia đình có bệnh lý gan mật, vàng da kéo dài không rõ nguyên nhân, tử
vong liên quan vàng da, bệnh lý gan mật…. Tiền sử sản khoa của mẹ, tiền sử
mẹ có ứ mật trong thời gian mang thai. Tiền sử gia đình đã từng có trẻ sơ sinh
bị rối loạn đông máu, suy gan sớm sau sinh.

Tiền sử bản thân: cân nặng khi sinh thấp, đẻ non, dị tật bẩm sinh đi kèm.
- Khám toàn thân:
Khám da: Biểu hiện vàng da, vàng củng mạc mắt, xỉn màu. Các tổn
thương da do ứ mật mạn tính: vết xước da do gãi ngứa, u hạt vàng ở quanh
mắt, mặt mu của ngón tay, ngón chân, đầu gối, mông… biểu hiện của da trong
bệnh gan mạn tính: sao mạch, lòng bàn tay son.
Rối loạn đông máu: Xuất huyết, mảng bầm tím trên da, chảy máu chân
răng, chảy máu lợi.
Phát triển thể chất: nhẹ cân, cân nặng thấp so với tuổi, suy dinh dưỡng
thể còi cọc trong các bệnh lý vàng da ứ mật tiến triển bệnh gan giai đoạn cuối.
Bộ mặt bất thường: Bộ mặt Alagille (trán dô, cằm nhọn, 2 mắt xa nhau,
sống mũi cao, chóp mũi hình củ hành, bộ mặt có hình tam giác ngược), bộ mặt
Chubby trong thiếu hụt citrin, bộ mặt liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể.
- Khám bộ phận:
Gan to: hay gặp, mức độ gan to, mật độ mềm hay chắc tùy từng nhóm
nguyên nhân và thời gian tiến triển của bệnh. Gan to mềm gặp trong viêm gan
virus, giai đoạn đầu ứ mật. Gan to, mật độ chắc gặp bệnh gan tiến triển, xơ
gan, bệnh gan giai đoạn cuối.
Lách to: gặp trong các bệnh lý nhiễm trùng, các bệnh lý gan từ trong
thời kỳ bào thai: nhiễm rubella, giang mai, CMV bẩm sinh; xơ gan tăng áp lực
tĩnh mạch cửa.


10

Thần kinh: Kích thích hoặc li bì, bú kém, nôn chớ có thể gặp trong các
bệnh rối loạn chuyển hóa như galactosemia, tyrosinemia, bệnh lý não gan ở
bệnh nhân suy gan hoặc bệnh gan giai đoạn cuối.
Tim mạch: tiếng thổi bất thường đi kèm các dị tật về tim, gặp trong hội
chứng Alagille. Hay gặp hẹp đường ra thất phải, Fallot IV, thông liên nhĩ,

thông liên thất, còn ống động mạch, đảo ngược phủ tạng.
Mắt: giảm sản thần kinh thị trong suy tuyến yên toàn bộ, viêm võng mạc
trong nhiễm trùng bẩm sinh, đục thủy tinh thể khi nhiễm trùng trong tử cung
hoặc Galactosemia và khuyết tật về mắt trong hội chứng mắt mèo, vòng
Keyer Fleisher trong bệnh lý Wilson, vòng rìa giác mạc (posterior
embryotoxon), đồng tử lạc chỗ (Axenfeld-Rieger), polycoria trong hội
chứng Alagille.
Màu phân: bạc màu hoàn toàn, vàng nhạt giảm sắc tố mật trong phân.
Phân bạc màu hoàn toàn và liên tục trong bệnh lý teo mật bẩm sinh, thiểu sản
đường mật.

Hình 1.1: Bảng màu phân [22]


11

Nước tiểu sẫm màu: là dấu hiệu hay gặp trong các trường hợp có tăng
Bilirubin trực tiếp, là một chỉ điểm không đặc hiệu.
1.6.

Biểu hiện cận lâm sàng [3]
Tăng Bilirubin toàn phần, trực tiếp: tăng cao từ nhẹ đến gấp nhiều lần, là
xét nghiệm quan trọng nhất để xác định tình trạng và mức độ vàng da ứ mật.
Rối loạn chức năng tổng hợp của gan: Gây giảm tổng hợp các yếu tố
đông máu phụ thuộc gan, giảm tổng hợp protein, albumin máu. Albumin
thường giảm khi có xơ gan, suy gan. Đường máu giảm gặp trong một số bệnh
lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa, suy gan cấp.
Tăng AST, ALT (transaminase) phản ánh tình trạng tổn thương tế bào
gan, nhưng không đặc hiệu và không có giá trị tiên lượng. Men gan có thể
tăng nhẹ đến tăng gấp nhiều lần, tùy thuộc mức độ tổn thương tế bào gan.

Mức tăng cao gợi ý tình trạng ngộ đọc gan do thuốc (ví dụ quá liều
acetaminophen), thiếu oxy kéo dài hoặc tình trạng sốc và viêm gan virus.
Tăng transaminase không có giá trị tiên lượng bệnh, bệnh nhân có mức tăng
men gan rất cao có thể vẫn bình thường đặc biệt trong trường hợp ngộ độc
acetaminophen. Tuy nhiên, nó giúp theo dõi quá trình tiến triển của bệnh nhân
trên lâm sàng. Ví dụ, trẻ mắc viêm gan A transaminase sẽ giảm dần khi bệnh
thuyên giảm. Ngược lại, transaminase giảm kèm theo gan co nhỏ, trong khi
PT và APTT kéo dài, lâm sàng không cải thiện là một dấu hiệu đáng ngại. Nó
phản ánh tình trạng giảm số lượng tế bào gan do hoại tử, giảm lượng enzyme
được giải phóng vào tuần hoàn [3].
GGT (Gamma glutamyl transpeptidase) là một enzyme khá nhạy trong
tắc mật, có chức năng vận chuyển nhóm gama-glutamy từ glutathione đến các
peptid khác. Nó có mặt ở tế bào biểu mô đường mật, tế bào gan. Ngoài ra
GGT có mặt ở thận, vú, ruột, não, tụy và lách. Giá trị bình thường thay đổi
theo tuổi, giới và phương pháp chẩn đoán. GGT được coi là xét nghiệm hữu
ích giúp phân biệt một số hội chứng vàng da ứ mật có tính chất gia đình. GGT


12

thường cao hơn ở tuổi sơ sinh và tăng trong ứ mật. Một số trường hợp, GGT
thấp hoặc bình thường bao gồm PFIC typ 1, týp 2, rối loạn chyển hóa acid
mật và thiếu hụt protein tight-junction (TJP) typ 2. Các trường hợp khác như
PFIC typ 3, hội chứng Alagille, teo mật bẩm sinh thường gặp tăng GGT [2].
Tăng ALP (Phosphatase kiềm) tăng trong trường hợp có tắc nghẽn mật
nhưng không đặc hiệu vì enzyme này còn có trong cơ, xương, thận. ALP ít giá
trị hơn GGT trong việc đánh giá trẻ em có ứ mật. Giá trị bình thường thay đổi
phụ thuộc vào sự phát triển của trẻ.
Xét nghiệm sàng lọc rối loạn chuyển hóa MSMS (Tandem mass
spectrometry). Trong 2 thập kỷ gần đây, xét nghiêm Tendem mass đã được

ứng dụng để sàng lọc > 60 bệnh rối loạn chuyển hóa khác nhau, từ đó cho
phép chẩn đoán và điều trị sớm. Độ đăc hiệu và độ nhạy của phương pháp này
lên tới 99,95% và 99% tương ứng, với các rối loạn acid amin, acid hữu cơ và
các acid béo [23] Tăng tyrosin trong MSMS cùng với hiện diện
succinylacetone trong máu và nước tiểu có thể nghĩ đến tyrosinemia týp 1
phân biệt với tăng tyrosin nhất thời trong giai đoạn sơ sinh, bệnh nhân có
tysorsinemia typ 1 nồng độ tyrosine trong máu thường không cao giai đoạn sơ
sinh. Ở trẻ vàng da ứ mật do thiếu hụt citrin thường có tăng phenylalanine
(Phe) kèm theo với tăng citrulline trong máu. Phe tăng cùng với tyrosin và
methione thường thứ phát do suy gan. Nghiên cứu của Ahmed A. Raouf et al,
vàng da ứ mật ở trẻ nhỏ thường kèm theo tăng methionine, citruline,
glutamate, phenylalanine giảm valine và các acid amin chuỗi nhánh [24].
1.7.

Chẩn đoán hình ành
Siêu âm gan mật: là một biện pháp quan trọng góp phần vào chẩn đoán
nguyên nhân vàng da ứ mật, nên được làm trước khi sinh thiết gan. Siêu âm
có giá trị trong chẩn đoán u nang ống mật chủ, sỏi mật, bùn mật và đánh giá
túi mật. Trường hợp túi mật nhỏ hoặc không quan sát thấy túi mật có thể gợi ý
nhưng không chẩn đoán chắc chắn teo mật bẩm sinh và mặt khác một túi mật


13

hình dạng bình thường cũng không loại trừ được teo mật. Dấu hiệu dải xơ rốn
gan đánh giá trên siêu âm có độ đặc hiệu cao cho teo mật bẩm sinh[25].
Sinh thiết gan: Có giá trị cao trong chẩn đoán vàng da ứ mật ở trẻ nhỏ.
Tổn thương mô học điển hình trong bệnh lý tắc mật ngoài gan là hình ảnh
tăng sinh đường mật tân tạo, nút mật trong các đường mật nhỏ, phù nề và xơ
hóa khoảng cửa. Tuy nhiên khi sinh thiết gan được làm sớm (trước 6 tuần

tuổi), các tổn thương này có thể chưa thể hiện rõ và cần xác định lại ở các lần
sinh thiết sau. Sinh thiết gan là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định một số
bệnh lý như thiểu sản đường mật, xơ gan bẩm sinh, hoặc một số tổn thương
không đặc hiệu giúp định hướng chẩn đoán như thoái hoá kính dạng hạt
nhân tế bào trong các bệnh rối loạn chuyển hoá. Các mảnh nhu mô sinh
thiết có thể dùng để nhuộm hóa mô miễn dịch, đọc trên kính hiển vi điện
tử, xét nghiệm sinh hóa, sinh học phân tử thêm. Sinh thiết gan được khuyến
khích làm ở tất cả các trẻ nhỏ có vàng da ứ mật chưa rõ nguyên nhân và kết
quả nên được đánh giá bởi các nhà giải phẫu bệnh có kinh nghiệm về bệnh
lý gan mật ở trẻ nhỏ.
1.8.

Một số bệnh lý gây vàng da ứ mật ở trẻ nhỏ.
1.8.1. Teo mật bẩm sinh
Teo mật bẩm sinh là nguyên nhân gây tắc nghẽn được xác định nhiều
nhất trong 3 tháng đầu sau đẻ. Tỷ lệ teo mật (Biliary Atresia - BA) thay đổi
theo các vùng miền khác nhau: xấp xỉ 1/6000 trẻ sinh sống ở Đài Loan,
1/12,000 ở Mỹ, 1/19,000 ở Canada và 1/18,000 ở Châu Âu [2].
Teo mật được phân làm 3 thể: thể không thành hội chứng (84%) gặp phổ
biến nhất, teo mật với ít nhất 1 dị dạng mà không cùng bên (6%), teo mật
thành hội chứng với các bất thường gặp ở 1 bên cơ thể (10%). Hai nhóm sau
thường liên quan với các bất thường về tim mạch (16%) và dạ dày ruột (14%)
nhưng nhóm không kèm theo bất thường cùng bên thường gặp những dị dạng


14

vùng tiết niệu sinh dục. Những bệnh nhân có bất thường 1 bên thường có bất
thường lách [26].
Nguyên nhân gây teo mật chưa được biết, nhiều giả thuyết đặt ra bao gồm

các đột biến gen gây ra dị dạng đường mật, nhiễm virus, ngộ độc, viêm mạn
tính hoặc tổn thương đường mật qua trung gian miễn dịch. Người ta thấy rằng
tăng bilirubin trực tiếp xuất hiện sớm hơn ngay sau sinh so với nhóm chứng
(không có ứ mật), gợi ý tổn thương đường mật xảy ra từ trước hoặc sớm ngay
sau sinh (nguyên nhân do trong tử cung hoặc liên quan đến gen) [27].
Trẻ teo mật thường hoàn toàn khỏe mạnh lúc sinh, vàng da tiến triển
trong vòng 8 tuần đầu sau sinh. Các đặc điểm khác như: phân bạc màu, gan
lách to và chắc. Một phần nhỏ trẻ có liên quan đến các bất thường bẩm sinh
như đảo ngược phủ tạng, đa lách. Xét nghiệm có tăng Bilirubin trực tiếp, tăng
nhẹ hoặc trung bình men gan và tăng GGT tương xứng. Mô bệnh học có tăng
sinh đường mật, vi quản mật, thâm nhập tế bào viêm và mô xơ [28].
Siêu âm gan mật là xét nghiệm quan trọng nhất, các dấu hiệu quan trọng
bao gồm dấu hiệu dải xơ rốn gan (TC sign) ≥ 3 mm, túi mật nhỏ và co bóp
kém sau bữa ăn, hình ảnh túi mật bất thường, không quan sát thấy túi mật là
các dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán teo mật bẩm [29].
Phân loại của Kasai chia teo mật bẩm sinh thành 3 týp [30].
- Týp I: Teo ống mật chủ
- Týp IIa: Teo ống gan chung, thỉnh thoảng có một nang ở rốn gan nên
còn được gọi là teo mật có nang.
- Týp IIb: Teo ống gan chung và ống mật chủ
- Týp III: Teo ống gan phải và gan trái ở vị trí khoảng cửa, thường gặp
nhất chiếm tới 90%.


15

Hình 1.2: Phân loại teo mật bẩm sinh theo Kasai [30]
Thời điểm chẩn đoán teo mật rất quan trọng để có kết quả phẫu thuật
Kasai tốt. Nếu phẫu thuật trong vòng 60 ngày sau đẻ, xấp xỉ 70% bệnh nhân
sẽ được thiết lập lại dòng chảy mật, sau 90 ngày tỷ lệ này chỉ đạt dưới 25%

[5]. Chẩn đoán muộn teo mật vẫn còn là vấn đề toàn cầu vì nhiều lý do sự
chồng chéo với vàng da sinh lý và không áp dụng sàng lọc sơ sinh. Tuổi phẫu
thuật Kasai ở Mỹ là 61 ngày và 44% vẫn trải qua phẫu thuật sau 60 ngày tuổi
[31]. Trong nghiên cứu ở Canada, tuổi phẫu thuật trung bình là 55 ngày trong
khi ở Châu Âu chẩn đoán muộn cũng là vấn đề đáng quan tâm và tuổi phẫu
thuật trung bình được báo cáo là 57-68 ngày.
Quản lý nhóm trẻ teo mật nhập viện muộn vẫn còn đang tranh cãi. Các
báo cáo dẫn lưu mật ruột thành công ở mốc trên 90 ngày tuổi đạt từ 13-35%
[31],[32],[33]. Trong một nghiên cứu trên nhóm 743 trẻ chẩn đoán teo mật, tỷ
lệ sống sau phẫu thuật không cần ghép gan sau 2,5,10,15 năm lần lượt là
51,7%, 37,9%, 32,4% và 28,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ sống giảm khi tuổi phẫu
thuật tăng từ trên ngưỡng 45 ngày đến 90 ngày. Nghiên cứu này cho thấy tầm
quan trọng của việc phát hiện sớm ứ mật nhằm cải thiện kết quả điều trị. Sàng


×