Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

NGHIÊN cứu CHỨC NĂNG THẤT TRÁI BẰNG SIÊU âm ĐÁNH dấu mô cơ TIM TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT áp –đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 có PHÂN số TỐNG máu bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 98 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

Lấ TH THM

NGHIÊN CứU CHứC NĂNG THấT TRáI BằNG
SIÊU ÂM ĐáNH DấU MÔ CƠ TIM TRÊN BệNH NHÂN
TĂNG HUYếT áP ĐáI THáO ĐƯờNG TYPE 2
Có PHÂN Số TốNG MáU BảO TồN

LUN VN THC S Y HC

H NI 2018
B GIO DC V O TO

B Y T


TRNG I HC Y H NI

Lấ TH THM

NGHIÊN CứU CHứC NĂNG THấT TRáI BằNG
SIÊU ÂM ĐáNH DấU MÔ CƠ TIM TRÊN BệNH NHÂN
TĂNG HUYếT áP ĐáI THáO ĐƯờNG TYPE 2
Có PHÂN Số TốNG MáU BảO TồN
Chuyờn ngnh: Tim mch
Mó s: 60720140


LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Phm Th Hng Thi
2. TS. Phm Minh Tun

H NI - 2018
LI CAM N


Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học tim mạch, tôi xin chân
thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Bộ môn Tim mạch, Ban
giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Ban lãnh đạo Viện Tim mạch đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng với PGS.TS. Phạm Thị Hồng
Thi, TS. Phạm Minh Tuấn, những người thầy lớn của nhiều thế hệ bác sỹ tim
mạch. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô tôi không những học được
chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm mà còn giúp tôi biết làm như thế nào để trơ
thành một bác sĩ vừa vững vàng về chuyên môn và yêu thương bệnh nhân. Các
thầy cô là tấm gương để tôi tự động viên mình phải luôn cố gắng học tập không
ngừng nâng cao kiến thức.
Tôi xin được cám ơn tất cả các cô, chú, anh, chị bác sĩ, điều dưỡng và nhân
viên của Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt 2 năm học cao học và hoàn thành luận văn này.
Tôi muốn chân thành cảm ơn 90 bệnh nhân trong nghiên cứu và tất cả
những bệnh nhân tôi đã điều trị trong thời gian học cao học. Họ luôn là những
người thầy lớn, là động lực thúc đẩy tôi không ngừng học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ tình yêu và sự biết ơn với gia đình, bạn bè và
tập thể lớp cao học tim mạch đã luôn ơ bên động viên, chia sẻ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Lê Thị Thắm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thị Thắm, cao học khóa 25, chuyên ngành Nội Tim mạch –
Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy PGS. TS. Phạm Thị Hồng Thi và TS. Phạm Minh Tuấn
1 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác đã được công bố tại Việt Nam.
2 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được chấp nhận và xác nhận của cơ sơ
nơi tiến hành nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2018

Người thực hiện

Lê Thị Thắm


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTĐ
THA
ACC
AHA

BMI
BSA
CCS
Dd
Ds
EF
ESC
GLS - lax
GLS - 4C
GLS - 2C
GLS – avg
HDL
LDL
SD

Đái tháo đường
Tăng huyết áp
Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ
(American College of Cardiology)
Hội Tim mạch Hoa Kỳ
(American Heart Association)
Chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index)
Diện tích da cơ thể
(Body Surface Area)
Hội Tim mạch Canada
(Canadian Cardiovascular Society)
Đường kính cuối tâm trương thất trái
(Left Ventricular end diastolic diameter)
Đường kính cuối tâm thu thất tái

(Left Ventricular end systolic diameter)
Phân số tống máu
(Ejection fraction)
Hội tim mạch châu Âu
(European Society of Cardiology)
Sức căng dọc 3 buồng
Sức căng dọc 4 buồng
Sức căng dọc 2 buồng
Sức căng toàn bộ
Lipoprotein tỷ trọng cao
(High-density lipoprotein)
Lipoprotein tỷ trọng thấp
(Low-density lipoprotein)
Độ lệch chuẩn
Standard deviation)


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


10


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai bệnh ngày càng
phổ biến ơ những nước phát triển nói chung và ơ Việt nam nói riêng[1, 2]. Hai
bệnh này có thể độc lập, hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu
cho thấy THA và ĐTĐ thường song hành cùng nhau vì chúng có cùng những
yếu tố nguy cơ như: thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều
muối, đường; lười vận động. THA là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của
ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ cũng làm cho tăng huyết áp trơ nên khó điều trị hơn.
THA và ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ gây tổn thương cơ quan đích: tim, thận,
mắt, não và động mạch. Trong đó tim là cơ quan ảnh hương đầu tiên của áp
lực máu. Chức năng thất trái là một yếu tố quan trọng trong điều trị, theo dõi
và tiên lượng bệnh nhân THA – ĐTĐ [3]. Một trong các phương pháp kinh
điển vẫn được áp dụng trên lâm sàng là siêu âm tim đánh giá chức năng thất
trái dựa vào EF bằng phương pháp Simpson và Teicholz[4]. Tuy nhiên
phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhịp tim, vận động thành
tim ... nên chưa đánh giá được khách quan chức năng thất trái. Siêu âm đánh
dấu mô cơ tim đánh giá sức căng cơ tim là một kỹ thuật mới có thể lượng hóa
sự biến dạng của cơ tim trong thời kỳ tâm thu và tâm trương. Sức căng cơ tim
được cho là có ý nghĩa trong định lượng chức năng toàn bộ cũng như chức
năng vùng thất trái. Phương pháp này giúp phát hiện sớm các rối loạn chức
năng thất trái khi các phương pháp siêu âm khác vẫn còn bình thường[5]. Do
đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu
âm đánh dấu mô cơ tim trên bệnh nhân tăng huyết áp - đái tháo đường
type 2 có phân số tống máu bảo tồn” nhằm hai mục tiêu:


11


1. Đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim trên bệnh
nhân THA – ĐTĐ type 2 có phân số tống máu bảo tồn EF ≥50%.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng trục dọc trên siêu âm đánh dấu mô cơ
tim với một số thông số siêu âm tim kinh điển và yếu tố nguy cơ tim mạch.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Dịch tễ học [2, 3]
Tăng huyết áp rất thường gặp ơ người trương thành và là yếu tố hàng
đầu trong mười yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm gây tử vong ơ
các nước đã và đang phát triển. Tăng huyết áp cũng rất phổ biến ơ Việt Nam,
tỷ lệ tăng huyết áp ơ người trương thành năm 2008 ơ Việt Nam ước tính
khoảng 25,1%. Tăng huyết áp ngày càng gia tăng trong những năm gần đây,
ước tính tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp trong quần thể tăng gần 1% / năm. Mặc
dù tỷ lệ biết về tăng huyết áp, được điều trị và được kiểm soát huyết áp ngày
càng được nâng cao, ước tính có 1/3 dân số có tăng huyết áp, trong số người
có tăng huyết áp 1/3 số người được điều trị và trong số người được điều trị chỉ
có 1/3 số người kiểm soát được tăng huyết áp bằng thuốc. Tăng huyết áp
không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương nặng cơ quan đích
và gây biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, phình
tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận rồi dẫn đến tử vong.
1.1.2. Định nghĩa [3]
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mm Hg và /hoặc
huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mm Hg hoặc khi đang được điều trị bằng
một thuốc hạ áp.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr
≤ 90 mm Hg.
Tăng huyết áp tâm trương đơn độc là khi HATT ≤ 140 mmHg và HATTr
≥90 mmHg.


13

Tăng huyết áp áo choàng trắng là khi HA thường xuyên tăng tại bệnh
viện hoặc phòng khám trong khi đo huyết áp hằng ngày tại nhà hoặc HA trung
bình khi đo 24 giờ lại bình thường. Tỷ lệ tăng huyết áp áo choàng trắng 10% 30%, chiếm 1 tỷ lệ không ít ơ những người tăng huyết áp. THA áo choàng
trắng tăng theo tuổi và tỷ lệ này giảm đi <10% đối với người tăng huyết áp độ
2, độ 3 khi đo tại phòng khám.
Tăng huyết áp ẩn khó phát hiện hơn tăng huyết áp áo choàng trắng dù ít
gặp hơn, vốn là tình trạng trái ngược lại: HA đo thấy bình thường tại phòng
khám trong khi thấy cao khi đo bằng các phương pháp khác như đo HA 24
giờ hoặc đo nhiều lần tại nhà. Nhóm bệnh nhân này có tổn thương cơ quan
đích nhiều hơn và nguy cơ tim mạch tổng thể cao hơn kể cả những đối tượng
có THA.
1.1.3. Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp[3]
Chẩn đoán tăng huyết áp được thực hiện bằng phương pháp đo huyết áp
theo đúng quy trình như sau:
+ Nghỉ ngơ trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp
+ Không dùng chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia) trước đó 2 giờ.
+ Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế có tựa, cánh tay
duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra có thể đo ơ các
tư thế đứng, nằm. Đối với người cao tuổi, hoặc có đái tháo đường nên đo
huyết áp ơ tư thế đúng nhằm xác định xem có hạ huyết áp tư thế hay không.
+ Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế
điện tử (loại đo ơ cánh tay). Các thiết bị cần được kiểm tra định kỳ. Bề dài

bao đo tối thiểu bằng 80 % chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40 % chu vi
cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ơ trên nếp lằn khuỷu 2
cm. Đặt máy ơ vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 ngang với tim.


14

+ Nếu không dùng thiết bị đo tự động trước khi đo phải xác định vị trí
động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30 mmHg sau khi không
còn thấy mạch đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập
đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập.
+ Không nói chuyện khi đang đo huyết áp. Không bắt chéo chân.
+ Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ơ cả hai cánh tay, tay nào có số đo
huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
+ Nên đo huyết áp ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 1- 2 phút. Nếu con số
huyết áp đo giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại một vài lần
sau khi đã nghỉ ngơi trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của 2
lần đo cuối cùng.
+ Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động
tại nhà hoặc bằng máy đo 24 giờ.
+ Ghi lại số đo theo đơn vị mm Hg dưới dạng HA tâm thu/ HA tâm
trương, thông báo kết quả cho người đo.
• Ngoài cách đo thông thường do cán bộ y tế đo tại phòng khám, nên áp
dụng thêm 1 số phương pháp đo huyết áp khác như: tự đo/ theo dõi huyết áp
tại nhà, đo huyết áp liên tục 24 giờ.
Bảng 1.1: Các ngưỡng huyết áp áp dụng để chấn đoán tăng
huyết áp theo cách đo [6]
Đo huyết áp tại phòng khám/ bệnh
viện
Đo Holter 24 giờ

Ban ngày hoặc lúc ngủ dậy
Ban đêm ( hoặc lúc đi ngủ)
24 giờ
Đo huyết áp tại nhà (tự đo)

HATT (mmHg)
≥ 140

HATTr(mmHg)
≥ 90

≥ 135
≥ 120
≥ 130
≥ 135

≥ 85
≥ 70
≥ 80
≥ 85


15

Tự đo HA tại nhà được khuyến cáo áp dụng nhằm: cung cấp nhiều
thông tin cho các quyết định của bác sĩ và cải thiện sự gắn kết bệnh nhân vào
chế độ điều trị.

Hình 1.1. Phác đồ chẩn đoán tăng huyết áp theo các kỹ thuật đo
huyết áp [6]



16

Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch Việt Nam[6]
Phân độ
HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
HA tối ưu
<120
< 80

HA bình thường
<130
< 85
HA bình thường cao
130 - 139
85 - 89
THA độ 1
140 - 159
90 - 99
và/ hoặc
THA độ 2
160 - 179
100 - 109
THA độ 3
≥180
≥110
THA tâm thu đơn độc
≥140


< 90
Phân độ này dựa trên đo HA tại phòng khám. Nếu HATT và HATTr ở hai
độ khác nhau thì lấy mức có phân độ cao nhất
Phân độ THA theo JNC 7[7]
Theo JNC 7 (Seventh Report of the Joint National Committee on
Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure),
THA được định nghĩa khi HA > 140/90 mmHg người lớn ≥ 18 tuổi. Phân
độ này dựa trên trung bình của hai hoặc nhiều lần đo huyết áp ơ tư thế ngồi
ơ hai hoặc nhiều lần đến khám.
Bảng 1.3. Phân độ THA theo JNC7
Phân độ tăng
huyết áp
Bình thường
Tiền tăng huyết áp
THA độ 1
THA độ 2

Huyết áp tâm thu
(mmHg)
< 120

120 - 139
hoặ
c
140 - 159
≥ 160

Huyết áp tâm trương
(mmHg)

< 80
80 - 89
90 - 99
≥ 100

1.1.4. Nguyên nhân [3]
Phần lớn tăng huyết áp ơ người trương thành là không có nguyên nhân,
chỉ có khoảng 10 % là có nguyên nhân.
Tăng huyết áp thứ phát:
• Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp hoặc mạn, viêm thận
kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận.


17

• Hẹp động mạch thận
• U tủy thượng thận.
• Cường Aldosterol tiên phát (hội chứng Conn).
• Hội chứng Cushings.
• Bệnh lý tuyến giáp/ cận giáp, tuyến yên.
• Do thuốc liên quan đến thuốc kháng viêm non – steroid, thuốc tránh
thai, corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao cảm.
• Hẹp eo động mạch chủ: tăng huyết áp chi trên.
• Takayashu.
• Nhiễm độc thai nghén.
• Ngừng thơ khi ngủ.
• Yếu tố tâm thần.
1.1.5. Bệnh cơ tim tăng huyết áp
Bệnh cơ tim THA (hypertensive cardiomyopathy) là một nhóm các
biến chứng tim do THA bao gồm: phì đại thất trái, rối loạn chức năng tâm

thu và rối loạn chức năng tâm trương. Biểu hiện lâm sàng của bệnh cơ tim
THA bao gồm rối loạn nhịp tim và suy tim [8].
Biểu hiện của bệnh tim tăng huyết áp
1.1.5.1. Phì đại thất trái
Phì đại thất trái là biến chứng hay gặp nhất của THA. Lúc đầu tình
trạng này là một đáp ứng thích nghi của tim với tình trạng quá tải (tăng hậu
tải). THA dẫn đến xơ hóa mô kẽ, sau đó là phì đại thất và rối loạn chức năng
tâm trương.
Bên cạnh đó hệ renin - angiotensin - aldosterone (RAAS), nhất là
angiotensin II, cũng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình xơ hóa cơ
tim. Tần suất phì đại thành tim do THA thay đổi theo mức huyết áp, khoảng
20% đối với THA nhẹ và 100% với THA nặng và THA có biến chứng. Phì đại


18

thất trái không những chỉ do tình trạng tăng hậu tải mà còn do di truyền như
kiểu gen DD của men angiotensinconverting và kiểu đa hình của receptor B2
bradykinin. Mặt khác phì đại thất trái còn bị ảnh hương bơi giới tính, béo phì
và tuổi tác [9].
Tái cấu trúc thất trái hay đi kèm với phì đại thất trái. Tái cấu trúc thất
trái ơ bệnh tim THA được định nghĩa như sự thay đổi về kích thước, hình
học, hình dạng, thành phần và chức năng của tim do tình trạng quá tải hoặc
tổn thương tim.
Tăng huyết áp kéo dài sẽ làm gia tăng áp lực thành thất trái. Để
đáp ứng với tình trạng tăng áp lực này, thành thất trái dày lên và tăng khối
cơ tạo nên phì đại đồng tâm vì vậy giúp cho áp lực thành tim trơ nên
bình thường. Sự biến đổi hình học thất trái còn bị ảnh hương bơi các yếu tố
khác như chủng tộc, giới tính, thần kinh thể dịch, môi trường và yếu tố di
truyền. Các yếu tố này điều chỉnh đáp ứng phì đại cơ tim. Vì vậy, ơ các bệnh

nhân dù cùng có THA nhưng có sự khác biệt về đáp ứng thích nghi. Bốn
kiểu hình học thất trái bao gồm: bình thường (khối cơ thất trái và độ dày
thành tương đối bình thường), phì đại lệch tâm (khối cơ thất trái tăng, độ
dày thành tương đối bình thường), phì đại lệch tâm (tăng khối cơ và độ
dày thành tương đối), tái cấu trúc đồng tâm (khối cơ bình thường, tăng độ
dày thành tương đối) [9]. Nghiên cứu Framigham cho biết nguy cơ suy tim
thay đổi theo kiểu hình học thất trái, phì đại đồng tâm sẽ phát triển thành suy
tim phân suất tống máu bảo tồn, phì đại lệch tâm sẽ phát triển thành suy tim
phân suất tống máu giảm sau thời gian theo dõi 21 năm[10]. Riêng tái cấu
trúc đồng tâm không liên quan với nguy cơ suy tim sau khi đã điều chỉnh các
biến gây nhiễu. Bệnh nhân THA chỉ có 24% phì đại lệch tâm và 40% phì đại
đồng tâm, có nghĩa là có thể có những bệnh nhân THA phát triển thành suy
tim mà không có qua phì đại thành tim.


19

1.1.5.2. Rối loạn chức năng tâm trương
Rối loạn chức năng tâm trương (RLCNTTr) là yếu tố chính góp phần vào
bệnh tim THA và tiến triển thành suy tim sung huyết có triệu chứng. Khoảng
40% bệnh nhân THA có bất thường chức năng tâm trương (CNTTr) [11].
RLCNTTr ơ bệnh cơ tim THA biểu hiện bằng dày thành thất trái, tăng áp lực
cuối tâm trương kéo dài và gây tăng thể tích nhĩ trái. Thiếu máu cũng là yếu
tốquan trọng dẫn đến suy chức năng tâm trương ơ bệnh cơ tim THA. THA
thúc đẩy xơ vữa động mạch (cả động mạch vành và động mạch ngoại biên).
Hơn nữa tăng áp lực thành thất trái lâu ngày sẽ làm gia tăng kích thước tế bào
nhưng không tăng số lượng mạch máu. Vì vậy, mô cơ tim bị thiếu máu dẫn
đến bất thường thư giãn. Khi nghỉ ngơi bệnh nhân không có biển hiện lâm
sàng nhưng khi có thay đổi nhẹ về thể tích tuần hoàn hay tăng đề kháng mạch
máu (thể dục) thì thất trái không thích ứng kịp với tình trạng tăng thể tích máu

và cũng không tăng cung lượng tim kịp thời, dần dần dẫn đến giảm chức năng
thất trái và suy tim sung huyết.
1.1.5.3. Rối loạn chức năng tâm thu [12]
Rối loạn chức năng tâm thu (RLCNTT) xảy ra ơ 3- 6% bệnh nhân THA.
Phì đại lệch tâm là yếu tố nguy cơ quan trọng của RLCNTT. Theo sau tái cấu
trúc thất trái và phì đại thất là tình trạng giãn buồng tim và suy tim nếu không
được điều trị thích hợp. Lúc đầu khi còn bù thì không có triệu chứng lâm sàng
nhưng dần dần xuất hiện triệu chứng và có thể dẫn tử vong.
1.1.5.4. Rối loạn nhịp tim [9]
Rung nhĩ hay đi kèm với bệnh cơ tim THA, khoảng 40- 50% bệnh
nhân THA có rung nhĩ. Ngoài ra cũng có mối liên quan giữa bệnh cơ tim TH
và rối loạn nhịp thất.
1.2. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1. Định nghĩa [1]


20

ĐTĐ là tình trạng tăng glucose máu mạn tính, được đặc trưng bơi các rối
loạn chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein do thiếu insulin tương đối và
tuyệt đối, do suy giảm chức năng tế bào beta đảo tụy hoặc do phối hợp cả hai
nguyên nhân.
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
Tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2018 [13]
Chẩn đoán ĐTĐ khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
1- Glucose máu bất kỳ tăng ≥ 200mg/dL (11,1 mmol/L) kèm theo các triệu
chứng kinh điển của tăng glucose máu như khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều,
gầy sút cân.
2- Glucose máu lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8h) ≥ 126 mg/dL (7,0 mmol/L).
3- Nghiệm pháp tăng đường huyết có Glucose huyết tương tăng ≥

200mg/dL (11,1 mmol/L) sau khi uống 75g glucose 2h.
4- HbA1c ≥ 6,5%.
Chú ý: Tiêu chuẩn 1 và 2, xét nghiệm cần làm lại lần 2 để chẩn đoán xác định.
1.2.3. Phân loại ĐTĐ
Dựa theo phân loại của hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2018 [13]
A. ĐTĐ type 1
Do sự phá hủy tế bào beta của tụy, dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối.
B. ĐTĐ type 2
Do kháng insulin hoặc rối loạn tiết insulin, dẫn tới tăng sản xuất glucose ơ
gan, giảm sử dụng glucose ơ tế bào ngoại vi dẫn tới tăng glucose máu.
C. ĐTĐ thai kỳ
Là sự rối loạn dung nạp Glucose ơ bất kỳ mức độ nào với ghi nhận khơi
phát lần đầu tiên trong thời kỳ có thai, không loại trừ tình trạng rối loạn dung nạp
Glucose có thể có từ trước khi mang thai nhưng không được phát hiện.
D. ĐTĐ thứ phát
- Bệnh lý tuỵ ngoại tiết: Viêm tụy, cắt bỏ tuỵ do nhiều nguyên nhân,


21

chấn thương tụy, xơ nang tụy, sỏi tụy, ung thư tụy.
- Các bệnh lý nội tiết: Hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, cường
chức năng tuyến giáp, cường chức năng tuyến yên (bệnh to đầu chi).
- ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất: thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai…
- ĐTĐ do một số bệnh nhiễm trùng: Sơi, nhiễm khuẩn khác.
1.2.4. Điều trị
* Mục tiêu điều trị
Mục tiêu kiểm soát đường huyết theo ADA, 2018 [13].
- HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung cho cả đái tháo đường typ 1
và typ 2.

- Glucose máu (GM) lúc đói nên duy trì ơ mức 4,4 – 7,2mmol/l (80 –
130mg/dl).
- GM sau ăn 2 giờ < 10mmol/l (< 180mg/dl).
- Điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid
máu.
Mục tiêu HbA1C có thể chặt chẽ hơn (6% - 6,5%) cho một số bệnh nhân,
với người trẻ, khỏe mạnh nếu không làm tăng nguy cơ hạ glucose máu hay tác
dụng phụ của điều trị. Những bệnh nhân thích hợp là những bệnh nhân thời gian
mắc ĐTĐ ngắn, kỳ vọng sống dài, không có bệnh tim mạch nặng.
HbA1C ít chặt chẽ hơn (7,5% - 8%) với người lớn tuổi nguy cơ đi kèm
tăng tỷ lệ tử vong là những bệnh nhân có tiền sử hạ glucose máu nặng, kỳ
vọng sống ngắn, biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ nặng, nhiều bệnh
kèm theo.
* Phác đồ điều trị tăng đường huyết [1]
a. Chế độ ăn
- Thực hiện chế độ ăn hợp lí, cân đối các thành phần: nên chọn loại thực
phẩm có chỉ số tăng đường huyết thấp, nhiều chất xơ (rau 100 – 200g/bữa),
kiêng đồ ngọt.


22

b. Hoạt động thể lực
- Tối thiểu là 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết,
HA, tình trạng tim mạch trước tập. Chọn loại nào phải phù hợp với tình hình
sức khỏe và biến chứng và bệnh đi kèm của từng người bệnh.
c. Điều trị bằng insulin
• Phác đồ điều trị bằng insulin
Chỉ định:
- Là bắt buộc với đái tháo đường type 1, đái tháo đường thai kì.

- Đái tháo đường type 2 khi có:
+ Mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với
tăng ceton máu cấp nặng. Mất cân không kiểm soát được.
+ Can thiệp ngoại khoa.
+ Có thai.
+ Suy gan, thận.
+ Dị ứng với các thuốc viên hạ đường huyết.
+ Thất bại với thuốc viên hạ đường huyết .
+ Chỉ định tạm thời ngay khi có đường huyết tăng cao > 250 – 300mg/dl
(14 – 16,5mmol/l), HbA1c > 11%.
- Đái tháo đường có hôn mê toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu.
- Đái tháo đường do bệnh lí tụy: viêm tụy mạn, sau phẫu thuật cắt tụy…
- Trong một số trường hợp nhu cầu insulin của bệnh nhân tăng cao: điều
trị một số thuốc gây tăng đường huyết (corticoid).
Các phác đồ điều trị:
- Đối với đái tháo đường type 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi 1
ngày. Đối với đái tháo đường type 2 ngoài phác đồ như đái tháo đường type 1
có thể sử dụng thêm phác đồ 1 mũi insulin phối hợp (Insulatard hoặc lantus)
với thuốc viên.


23

- Đái tháo đường thai kì thường sử dụng phác đồ 1 – 4 mũi/ngày tùy theo
nồng độ đường huyết của bệnh nhân. Chỉ sử dụng loại insulin sinh tổng hợp
(Actrapid, Mixtard, Insulatard).
d. Điều trị bằng thuốc uống
Có các nhóm thuốc sau:
• Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin (sulphonylurea)
- Chỉ định: đái tháo đường type 2 thể trạng trung bình hoặc gầy. Phối

hợp với metformin, thiazolidinedion (TZD), acarbose, insulin.
- Chống chỉ định: đái tháo đường type 1, suy thận, suy gan nặng, đái
tháo đường nhiễm toan ceton, có thai hoặc dị ứng với sulfolilurea.
- Liều lượng:
+ Gliclazid từ 30 – 120mg/ngày uống trước bữa ăn 15 – 30 phút.
+ Glimepirid từ 2 – 8mg/ngày uống 1 lần trước ăn 15 – 30 phút (uống
1 lần trong ngày).
+ Glibenclamid từ 3,5 – 20mg/ngày chia đều trước mỗi bữa ăn chính
15-30 phút.
• Nhóm thuốc làm tăng nhạy cảm insulin ơ ngoại vi, giảm đề kháng
insulin: metformin, thiazolidinedione.
Biguanid: thuốc duy nhất còn sử dụng là metformin.
- Chỉ định: đái tháo đường type 2, nhất là bệnh nhân có thừa cân hoặc
béo phì.
- Chống chỉ định: đái tháo đường type 1, nhiễm toan ceton, thiếu oxy
tổ chức ngoại biên (suy tim, suy hô hấp), suy thận, rối loạn chức năng gan, có
thai, chế độ ăn ít calo (để giảm cân), ngay trước và sau phẫu thuật hoặc bệnh
nhân > 70 tuổi.
- Liều lượng: glucophage viên 500, 850, 1000mg; Meglucon viên 850mg.
Liều từ 500 – 2500mg/ngày, uống ngay sau bữa ăn.


24

Thiazolidinedion:
- Chỉ định: điều trị kết hợp với sulfonylurea hoặc metformin hoặc insulin.
- Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc và các thành phần của thuốc, có
thai và cho con bú, bệnh gan (enzym ALT lớn hơn 2,5 lần giới hạn cao của
bình thường), suy tim.
- Liều lượng: pioglitazon (Pioz viên 15mg): liều 15 – 45mg/ngày. Thuốc

uống 1 lần trong ngày, xa bữa ăn, có thể uống trước bữa ăn sáng.
• Nhóm ức chế enzyme alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose.
- Chỉ định: tăng nhẹ đường huyết sau ăn. Điều trị đơn trị liệu kết hợp
với chế độ ăn hoặc phối hợp với thuốc khác.
- Liều lượng và cách dùng:
+ Acarbose (Glucobay viên 50 và 100mg): 50 – 200mg x 3 lần/ngày.
+ Voglibose (Basen viên 0,2 và 0,3mg): 0,2 – 0,3mg x 3 lần/ngày.
+ Miglitol (Gliset viên 25, 50 và 100mg): 75 – 300mg x 3 lần/ngày.
Uống thuốc sau miếng cơm đầu tiên. Bắt đầu bằng liều thấp nhất và tăng
dần lên tùy theo đáp ứng với điều trị hoặc mức độ tác dụng phụ.
• Nhóm Glinid
- Chỉ định: tăng đường huyết sau ăn uống thuốc 1-10 phút trước bữa ăn,
thường là bữa chính.
- Liều lượng và cách dùng: meglitinid (Starlix), repaglinid (Prandin,
Novonorm viên 1 và 2mg): 0,5 -4mg/lần, uống 15 phút trước bữa ăn.
• Nhóm các thuốc tác dụng trên hệ incretin
Các thuốc đồng phân GLP-1 (glucagon – like peptide 1)
- Chỉ định: đái tháo đường type 2, tăng đường huyết sau ăn.
- Liều lượng và cách dùng: thuốc exenatid (Byeta dạng bút tiêm), tiêm
dưới da 5 hoặc 10μg, 2 lần/ngày, trước bữa ăn 60 phút.
Thuốc ức chế DPP IV:


25

- Chỉ định: đái tháo đường type 2, tăng đường huyết sau ăn.
- Liều lượng và cách dùng: thuốc sitagliptin (Januvia viên 25, 50 và
100mg). cần chỉnh liều ơ bệnh nhân suy thận.
Đồng phân amylin:
- Chỉ định: đái tháo đường type 1 và type 2.

- Liều lượng và cách dùng: thuốc pramlintid (Symlin dạng bút tiêm),
tiêm dưới da 30μg – 120μg, vào ngay trước các bữa ăn chính, cần giảm liều
Insulin khi khơi đầu điều trị phối hợp 2 thuốc này.
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI.
Các kĩ thuật siêu âm đáng giá hình thái và chức năng tim bao gồm:
• Siêu âm 2 chiều: thấy được những nhát cắt về mặt giải phẫu của tim.
• Siêu âm Doppler: Doppler xung, Doppler liên tục, Doppler màu giúp
cho khảo sát biến đổi hình thái, chức năng và huyết động của tim.
• Siêu âm Doppler mô cơ tim: Việc đánh giá sức căng cơ tim bằng
phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim giúp đánh giá được độ co giãn của
cơ tim, qua đó lượng hoá được chức năng vùng thành tim, phát hiện sớm bất
thường co bóp cơ tim.
Vì sức căng cơ tim được phân bố đều trên toàn bộ cơ tim nên việc phát
hiện một thay đổi kín đáo của sức căng cơ tim cũng giúp đánh giá rối loạn
co bóp vùng cơ tim. Cơ tim biến dạng đồng thời theo ba chiều, nhưng chỉ
có biến dạng dọc theo chùm tia siêu âm mới có thể được đánh giá bằng
hình ảnh Doppler mô[14].
1.3.1. Siêu âm tim đánh giá chức năng thất trái
1.3.1.1. Chức năng tâm thu thất trái
Phân suất tống máu (EF) là chỉ số đánh giá chức năng tâm thu (CNTT)
thất trái, được tính toán dựa trên sự thay đổi thể tích cuối tâm trương (EDV) và
thể tích cuối tâm thu (ESV), công thức: EF = [(EDV–ESV)/EDV] x 100%. Giá


×