Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

NGHIÊN cứu một số KÍCH THƯỚC sọ mặt TRÊN ẢNH CHUẨN hóa và PHIM sọ mặt NGHIÊNG từ XA ở học SINH 12 TUỔI tại TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y

TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN TẤT THÀNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KÍCH THƯỚC
SỌ MẶT TRÊN ẢNH CHUẨN HÓA VÀ
PHIM SỌ MẶT NGHIÊNG TỪ XA Ở HỌC
SINH 12 TUỔI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y

TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN TẤT THÀNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KÍCH THƯỚC
SỌ MẶT TRÊN ẢNH CHUẨN HÓA VÀ
PHIM SỌ MẶT NGHIÊNG TỪ XA Ở HỌC
SINH 12 TUỔI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt


Mã số

: 60720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trịnh Thị Thái Hà


HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã
hoàn thành và kết thúc chương trình đào tạo thạc sỹ .
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Trương Mạnh Dũng, Viện trưởng
viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội, chủ nhiệm đề tài cấp
nhà nước “Nghiên cứu nhân trắc đầu mặt của người Việt Nam để ứng dụng
trong y học” đã cho phép tôi sử dụng những số liệu trong luận văn của mình.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô, các anh chị và các bạn đồng nghiệp
trong đoàn nghiên cứu đã làm việc nghiêm túc và đầy trách nhiệm để có được
những tư liệu nghiên cứu đầy đủ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trịnh Thị Thái Hà đã
tận tâm dạy dỗ , đóng góp nhiều ý kiến quý báu, và trực tiếp hướng dẫn tôi
trong quá trình làm luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Võ Trương
Như Ngọc, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu này. Thầy là tấm gương sáng về tinh thần làm việc đầy
trách nhiệm để tôi cố gắng học tập và noi theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt cùng các thầy
cô đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện học tập cho tôij và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.



Tôi xin cảm ơn sự trợ giúp hữu ích của nhóm xây dựng phần mềm
VNCEPH, các nhóm xử lý và phân tích số liệu. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn
đến tất cả các bạn sinh viên đã tình nguyện tham gia làm đối tượng nghiên cứu
cũng như tất cả các bạn sinh viên, học viên của Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt và
Đại Học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình,
những người thân và bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ,
động viên tôi rất nhiều, là điểm tựa vững chắc cho tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 9 năm 2018
Nguyễn Tất Thành


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Tất Thành lớp cao học răng hàm mặt răng hàm mặt 25–
Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS.Trịnh Thị Thái Hà.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2018
Người viết cam đoan

Nguyễn Tất Thành



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

X

: Giá trị trung bình

SD
TCN
XHD
XHT
XQ

:
:
:
:
:

Độ lệch chuẩn
trước công nguyên
Xương hàm dưới
Xương hàm trên
X quang


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
Ề TÀI
PHỤ LỤC
ẢNH MINH HỌA


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hình thái giải phẫu cơ thể người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức
tạp khác nhau. Sinh ra và lớn lên trong các điều kiện địa lý, sinh thái, tập quán
sinh hoạt khác nhau, cơ thể của con người trong đó đặc biệt là khuôn mặt có
những nét đặc trưng khác nhau tạo nên các chủng tộc khác nhau.
Để phân tích sự khác nhau về hình thái khuôn mặt, có 2 phương pháp
chính đó là: đo trực tiếp trên cơ thể sống, đo gián tiếp.Trong phương pháp đo
gián tiếp bao gồm đo qua ảnh chuẩn hóa, đo qua phim XQ chụp theo kỹ thuật
từ xa. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm nhất định, trong đó phương
pháp phân tích gián tiếp được đánh giá là nhanh gọn, thu thập được số lượng
mẫu lớn với thời gian ngắn, chi phí thấp…
Đã có rất nhiều các nghiên cứu nhân trắc bằng phương pháp sử dụng
ảnh chụp chuẩn hóa được thực hiện trên nhiều chủng tộc người với các nước
đại diện khác nhau, các chỉ số này được sử dụng như một công cụ thiết yếu

trong chỉnh nha và phẫu thuật tạo hình hàm mặt hay phẫu thuật thẩm mỹ.
Trong lĩnh vực y học nói chung và răng hàm mặt, ngoại khoa, phẫu thuật
tạo hình hàm mặt nói riêng. Các chỉ số vùng đầu - mặt… là những thông tin
rất quan trọng giúp ích trong việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị để phục
hồi lại các chức năng cơ bản về mặt thẩm mỹ do các bệnh lý hoặc do tai nạn
giao thông, tai nạn lao động gây ra, ngoài ra còn được sử dụng trong ngành
khác như bả hộ lao động, nhận dạng hình sự, hội họa và điều khắc… Tuy
nhiên ở Việt Nam hiện nay, chúng ta vẫn chưa có các chỉ số, số đo, kích thước
vùng đầu - mặt đặc trưng cho người Việt Nam.
Sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt có thể chia thành 3 giai đoạn: từ lúc
sinh đến lúc dậy thì, từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành và giai đoạn sau
trưởng thành. Tuổi 12 tuổi được coi là giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên đến


10

trưởng thành, là giai đoạn quan trọng có thể can thiệp nắn chỉnh răng bởi vì
các răng vĩnh viễn đã thay thế hết các răng sữa, có thể thay đổi tối ưu hệ
thống răng xương và mô mềm
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu nhân trắc bằng
phương pháp sử dụng hình ảnh khuôn mặt trên ảnh và trên
phim như Chen và Zhang (2016), Leung (2014), Torsello
(2010), Zaib (2009), Farkas (2002) [1],[2],[3],[4],[5]... Tuy
nhiên, những nghiên cứu này đều mang đậm tính bản sắc, chỉ
áp dụng cho chủng tộc nhất định, ở những quốc gia nhất định.
Vì vậy các bác sĩ ở nước ta không thể áp dụng kết quả của các
công trình khoa học này vào công tác điều trị và nghiên cứu do
có sự khác biệt về chủng tộc, dân tộc cũng như quan niệm về
thẩm mỹ.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải có các nghiên cứu: “nghiên cứu


một số kích thước sọ mặt trên ảnh chuẩn hóa và một số chỉ số trên phim sọ
nghiêng từ xa ở học sinh 12 tuổi tại Bình Dương” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định các kích thước mặt và hình thái khuôn mặt trên ảnh

chuẩn hóa ở học sinh 12 tuổi tại Bình Dương
2. Xác định một số chỉ số sọ mặt trên phim sọ nghiêng kĩ thuật số từ
xa ở nhóm đối tượng trên.


11

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nhân trắc học và nhân trắc học vùng
mặt
1.1.1. Nhân trắc học
Nhân trắc học là một ngành khoa học nghiên cứu cấu
thành kích thước, tỉ lệ, mối quan hệ giữa các bộ phận trên cơ
thể. Nhân trắc học là công cụ đầu tiên của nhân chủng học,
nó được sử dụng để nhận dạng, với mục đích tìm hiểu sự đa
dạng thể chất của con người, để xác định tương quan giữa thể
chất với các đặc điểm phân biệt chủng tộc và tâm lý. Nhân
trắc học liên quan đến việc đo lường hệ thống các tính chất
vật lý của cơ thể con người, mô tả chủ yếu kích thước và hình
dạng cơ thể. Các chỉ số nhân trắc được đo ở trạng thái và tư
thế khác nhau phỏng theo trạng thái và tư thế hoạt động của
con người nhằm thiết lập lại trong trường hợp có tổn thương
khiếm khuyết cần chỉnh sửa để khôi phục lại hình thể giải
phẫu và chức năng.

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu nhân trắc học vùng mặt
Việc đo đạc cơ thể đã được thực hiện từ thời Ai Cập cổ
đại nhưng những người Hy Lạp cổ đại là mới là những người
đầu tiên thực hiện phép đo trên khuôn mặt. Mục đích của các
phép đo cũng khác nhau, một số muốn chỉ ra nhóm người ưu
việt hơn, một số muốn tạo ra vẻ đẹp hoàn mỹ trong khi mục
đích của đa số là cố gắng lượng hóa các số đo và tỉ lệ của cơ
thể [10].


12

Polycleitos (450-420 TCN) nghiên cứu dựa phần lớn vào
những tỉ lệ cơ bản của người Ai Cập, ông định nghĩa cơ thể lý
tưởng là những tiêu chuẩn: chiều cao mặt bằng 1/10 chiều dài
cơ thể, chiều cao toàn bộ đầu bằng 1/8 chiều dài toàn bộ cơ
thể, tổng chiều dài của đầu và cổ bằng 1/6 chiều dài cơ thể.
Sau này công thức được sử dụng trong nghệ thuật của Hy
Lạp-La Mã và sau này là Tây Âu.
Leonardo Da Vinci (1452-1519) cho rằng ở khuôn mặt
cân đối kích thước của miệng bằng độ dài từ đường giữa hai
môi tới cằm, tỉ lệ giữa ba tầng mặt bằng nhau, chiều cao của
tai bằng chiều cao của mũi. Dù đưa ra những tiêu chuẩn khá
nghiêm ngặt về tỉ lệ lý tưởng, song ông cũng không phủ nhận
sự phong phú vốn có của tự nhiên [10].
Albrecht Durer (1471-1528) chia khuôn mặt thành ba
phần bằng nhau là phần trán, phần mũi, phần môi và cằm.
Phần môi và cằm được chia thành bốn phần bằng nhau:
đường giữa hai môi giới hạn 1/4 phía trên, rãnh cằm chia đôi
khoảng cách từ lỗ mũi tới cằm. Khoảng cách giữa hai mắt

bằng độ rộng của một mắt [10].
Trong thế kỷ XVIII và XIX, ngành nhân trắc học hiện đại
được phát triển, nhưng các nghiên cứu về

mô mềm chưa

được quan tâm nhiều. Thế kỷ XX được xem là thời kỳ của
những tỉ lệ và phép đo khách quan.
1.1.3. Một số phương pháp phân tích cấu trúc sọ-mặt
thường được sử dụng
Hiện nay, có nhiều phương pháp nghiên cứu cấu trúc sọmặt, gồm hai phương pháp đo chính: đo trực tiếp và đo gián


13

tiếp. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm cũng như
ứng dụng riêng [11],[12],[13],[14].
1.1.3.1. Đo trực tiếp
Phương pháp đo trực tiếp là phương pháp đầu tiên được
sử dụng để nghiên cứu các chỉ số sọ mặt con người. Ưu điểm
là biết chính xác kích thước thật, do đó các chỉ số và kích
thước có chính xác cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhược điểm:
độ chính xác của kết quả đo được phụ thuộc vào người đo, kỹ
thuật đo, mất nhiều thời gian và nhân lực, không có khả năng
lưu trữ để tiến hành đo đạc, kiểm tra lại [14].
1.1.3.2. Đo gián tiếp
Đo gián tiếp là phương pháp đo được tiến hành trên các
hình ảnh của đối tượng trên ảnh và phim. Các hình ảnh này có
thể là hình ảnh hai chiều hoặc hình ảnh ba chiều. Phương
pháp đo gián tiếp có nhiều ưu điểm: dễ thực hiện, tiết kiệm

được thời gian, nhân lực và đỡ phức tạp hơn nhiều so với
phương pháp đo trực tiếp trên người, ngoài ra còn có nhiều ưu
điểm về khả năng thông tin, lưu trữ và bảo quản. Hiện nay
khoa học công nghệ phát triển mạnh, có nhiều phần mềm hỗ
trợ, phương pháp đo gián tiếp cho kết quả rất nhanh và chính
xác [12],[13],[14].
Ảnh chụp từ lâu đã được ứng dụng trong chỉnh nha,
nhằm đánh giá hình ảnh bệnh nhân trước trong và sau điều trị
qua đó thấy được sự thay đổi của điều trị can thiêp. Tuy nhiên,
việc phân tích đo đạc trên ảnh dù được sử dụng rộng rải
nhưng việc dùng ảnh để nghiên cứu phân tích còn bị xem nhẹ,
người ta cho răng trên ảnh mang tính chất định tính chứ ít


14

mang tính chất định lươngnhưng chủ yếu là để đánh giá các
đặc điểm thiên về định tính chứ không phải đo đạc định
lượng. Ngay nay việc chuẩn hóa phương pháp chụp ảnh cho
phép đo ảnh chụp trở thành công cụ khoa học và chính xác.
Từ đó, các tư liệu ảnh chụp đầu mặt có giá trị để lượng giá
định tính lẫn định lượng. Ảnh chụp có thể đánh giá sự tăng
trưởng, chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị và đánh giá kết quả
điều trị. Công nghệ ngày càng phát triển, máy ảnh kỹ thuật số
mang nhiều tính năng ưu việt giúp có thể xem ngay hình ảnh
sau khi chụp, kết nối với máy tính, dễ dàng lưu trữ và bảo
quản, dễ dàng sao chép mà không tốn kém, trao đổi thông tin
nhanh chóng giữa các đồng nghiệp, phân tích nhanh chóng
với phần mềm kỹ thuật số [15],[16],[17].
XQ là phương pháp tốt nhất trong việc đánh giá cấu trúc

xương và mô mềm vùng sọ mặt. Nhiều nghiên cứu về sọ-mặt
đã được đánh giá qua phân tích trên phim, sử dụng để chẩn
đoán và xác định phương án điều trị trong chỉnh nha như các
phân tích của Tweed, Steiner và Ricketts... Cùng với sự ra đời
của phim sọ-mặt từ xa kỹ thuật số, việc phân tích phim trở
nên dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi với các phần mềm phân
tích phim. Bên cạnh đó, liều chiếu xạ giảm xuống so với phim
thường quy, những nguy cơ tiếp xúc với hóa chất cũng giảm
xuống do không cần phải rửa phim. Chất lượng hình ảnh có
thể được cải thiện rõ rệt bằng cách điều chỉnh độ sáng, độ
tương phản và độ bão hòa của hình ảnh. Các nhà lâm sàng
cũng có thể dễ dàng và nhanh chóng trao đổi thông tin với
nhau [16].


15

Nhược điểm của phương pháp phân tích qua phim là đây
chỉ là hình ảnh hai chiều đó là sọ-mặt là một hình khối phức
tạp nên có nhiều hình ảnh chồng lên nhau không phân biệt
được trên phim hai chiều do đó khó có thể đo đạc và phân tích
chính xác được. Ngày nay để khắc phục nhược điểm trên
phương pháp phân tích trên hình ảnh ba chiều lần lượt ra đời
như cắt lớp vi tính, hệ thống quét laser hay phép đo ảnh nổi.
Các phương pháp này cho phép có được hình ảnh của đối
tượng trong không gian ba chiều, đo đạc chính xác trên các lát
cắt đã được lựa chọn. Mặc dù vậy để làm được điều này cần
kinh phí rất lớn, được thực hiện ở các trung tâm lớn , trong
thiết bị hiện đại. [11],[18].
1.2. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em 12 tuổi

1.2.1. Sự phát triển thể chất ở trẻ 12 tuổi
Stone và Church [10] chỉ rõ thời kỳ thiếu niên bắt đầu lúc 12 tuổi và tiếp
tục cho đến trưởng thành, đây là thời kỳ chuyển giao giữa đứa trẻ và người
lớn được đánh dấu bằng tuổi dậy thì thay đổi về thể chất trưởng thành giới
tính sơ cấp, sự xuất hiện của các đặc điểm giới tính thứ cấp: Đối với phái nữ,
nó thể hiện bằng xuất hiện kinh nguyệt, đối với phái nam là sự hiện diện của
tinh trùng trong nước tiểu. Con gái thường đi trước con trai trong phát triển
thể chất và quá trình trưởng thành.
- Thay đổi tâm lý:
+ Có sự nhận biết bản thân về vai trò mới của cá nhân không chỉ thay
đổi về hình dạng và cả tình cảm, có những tình cảm mới và tiềm năng mới.
+ Tìm cách thích hợp với môi trường, tự chuẩn bị mình để gia nhập vào
thế giới người lớn.
+ Có tính độc lập, thích tụ họp với nhóm bạn cùng tuổi, không thích


16

chịu sự giám sát và bó buộc của gia đình.
- Sự phát triển của thiếu niên chịu ảnh hưởng của văn hóa, của yếu tố xã hội kinh tế. Những cá nhân ở tầng lớp kinh tế thấp hơn có khuynh hướng trưởng
thành và đảm nhiệm vai trò người lớn sớm hơn [11].
1.2.2. Sự xoay của các xương hàm và hướng mọc răng
Trong quá trình phát triển, xương hàm trên và xương hàm dưới phát triển
theo mọi hướng, nhưng chủ yếu là hướng ngang [14]. Ở hàm trên, chủ yếu do
đường khớp giữa khẩu cái (ngoài ra còn do sự bồi xương ở ngoại vi, mọc răng
tạo xương ổ răng, sự phát triển của nền sọ đẩy xương hàm trên ra trước), ở
hàm dưới do tăng trưởng của cấu trúc sụn ở đường giữa (ngoài ra còn do sự
phát triển của lồi cầu đến 16 tuổi, mỏm vẹt, sự thay thế sụn cằm thuộc sụn
Meckel bởi xương, bồi xương và tiêu xương diễn ra suốt đời nhưng chậm).
Xương hàm trên: Sự phát triển xương hàm trên theo 4 hướng [15]:

- Ra trước: do sự phát triển của nền sọ và xương lá mía đẩy khối răng cửa nanh ra trước.
- Hướng ngang: trong vùng răng hàm, phụ thuộc vào đường khớp khẩu cái dọc
giữa, được hoạt hóa bởi cơ má. Khoảng cách liên răng nanh sớm bị cố định
vào khoảng 3 tuổi.
- Ra sau: chủ yếu do hiện tượng bồi đắp và tiêu xương ở lồi củ cho đến tuổi dậy
thì. Cùng với hiện tượng này, việc phát triển các răng hàm phía sau cũng giúp
cho xương hàm trên phát triển ra phía sau.
- Hướng đứng: liên quan đến sự phát triển của răng và xương ổ răng cho đến 15
tuổi.
- Hướng chính: hướng ngang do đường khớp dọc giữa.
Xương hàm dưới: Xương hàm dưới phát triển chủ yếu theo ba hướng:
- Hướng trước - sau: do hiện tượng tiêu và bồi đắp ở phía sau do tác dụng của
các cơ.
- Hướng ngang: do đường khớp cằm.


17

- Hướng đứng: sự phát triển theo hướng đứng của cành lên, lồi cầu và đẩy lùi
góc hàm ra sau làm vị trí của lỗ ống răng cửa dưới thay đổi nhiều, lúc 2-5 tuổi
nằm hơi dưới mặt phẳng cắn, 5-7 tuổi nằm ở ngang mức mặt phẳng cắn, 9-11
tuổi thì nằm hơi phía trên mặt phẳng cắn, bắt đầu từ 12 tuổi thì giống như ở
người lớn.
Đường khớp ở giữa xương hàm dưới sẽ nhanh chóng cốt hóa trong ½
cuối năm đầu tiên. Ngược lại đường khớp giữa khẩu cái của hàm trên vẫn còn
tiếp tục tăng trưởng cho đến khi sự phát triển của bộ răng và sự tăng trưởng mặt
kết thúc (thường đến 14 tuổi). Hàm trên và hàm dưới điều chỉnh tương quan với
nhau theo chiều ngang nhờ sự ăn khớp của hai cung răng khi các răng hàm sữa
đi vào ăn khớp. Như vậy, sự phát triển về chiều rộng của cung hàm trên được
xác định chủ yếu theo sự phát triển có giới hạn của hàm dưới: khả năng tăng

trưởng đường khớp giữa khẩu cái của xương hàm trên chỉ có tác dụng ở một
mức giới hạn sau khi phần sụn của xương hàm dưới đã cốt hóa [15].
Sự tăng trưởng về phía trước của xương ổ răng:
Khi mới sinh, hàm trên phát triển nhiều hơn hàm dưới, điều này làm cho
mặt trẻ có vẻ lồi hơn khi nhìn nghiêng. Trong quá trình phát triển, hàm dưới
sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, nhất là trong giai đoạn tăng trưởng nhảy
vọt bắt đầu lúc 12 tuổi và tiếp tục cho đến lúc trưởng thành, làm tăng tỷ lệ
xương hàm dưới và làm cho mức độ cong lồi của mặt khi nhìn nghiêng giảm
xuống. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xương hàm dưới phát triển về phía
trước nhiều hơn xương hàm trên [15].
Nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng mặt vẫn tiếp tục diễn
ra ở người trưởng thành chủ yếu là kích thước mặt và những
thay đổi quan sát được ở hệ xương mặt người lớn có vẻ như
tiếp tục kiểu tăng trưởng trong thời kỳ trưởng thành. Một điểm
đặc biệt là sự giảm rõ mức độ tăng trưởng ở nữ cuối những


18

năm mười mấy tuổi được tiếp theo bằng sự tăng trưởng trở lại
trong những năm 20 tuổi. Mặc dù những thay đổi do tăng
trưởng ở người trưởng thành, nếu đánh giá bằng mm/năm sẽ
rất nhỏ nhưng nếu tính tổng cộng qua hàng chục năm thì lớn
đáng kể. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự xoay của hai hàm
vẫn tiếp tục diễn ra ở người trưởng thành, cùng với những thay
đổi theo chiều cao và sự mọc răng. Thông thường, hai xương
hàm ở nam đều xoay ra trước, làm giảm nhẹ góc mặt phẳng
hàm dưới, trong khi xương hàm ở nữ có khuynh hướng xoay ra
sau, góc mặt phẳng hàm dưới tăng. Ở cả hai giới do răng có
những thay đổi bù trừ, nên phần lớn tương quan khớp cắn được

duy trì.
Nói tóm lại, với những nghiên cứu nhằm xác định các chỉ
số sọ-mặt cần phải được thực hiện trên các mẫu nghiên cứu
có độ thống nhất cao về tuổi. Nhóm tuổi từ 18-25 là nhóm
tuổi phù hợp nhất đại diện cho lứa tuổi trưởng thành [19].
1.3. Phương pháp nghiên cứu nhân trắc trên ảnh chuẩn
hóa
1.3.1. Lịch sử phương pháp nghiên cứu nhân trắc trên
ảnh chuẩn hóa
Phương pháp đo trên ảnh chụp trong nhân trắc đã đươc
sử dụng rất lâu nhưng do trang thiết bị trước đây còn đơn giản
kĩ thuật chụp chưa được chuẩn hóa nên người ta vẫn cho rằng
ảnh chụp mang tính định tính cao, ít mang tính định lượng.
Đến giữa thế kỷ XX người ta mới cho rằng nếu các ảnh chụp
được chuẩn hóa thì sẽ đưa ra những số đo chính xác hơn. Nhờ
những ưu điểm của ảnh chụp so với đo trực tiếp mà các


19

nghiên cứu trên ảnh chụp ngày càng nhiều ứng dụng và càng
được sử dụng rộng rãi.
Năm 1952, Gavan và cộng sự đã chỉ ra những hạn chế
của phép đo ảnh chụp như: nguồn sáng, khoảng cách từ máy
ảnh đến người được chụp gây ra kết quả đo trên ảnh không
chính xác như khi đo trực tiếp [20].
Năm 1955, Stoner đã sử dụng phương pháp chụp ảnh
chuẩn hóa và xác định tư thế đầu tự nhiên. Sau đó,
Fernandez-Riveiro cùng cộng sự (2003) cũng sử dụng phương
pháp trên để nghiên cứu và đưa ra một vài giá trị cho quần

thể người trưởng thành da trắng [21],[22].
Năm 1959, Neger đã tiến hành nghiên cứu mô mềm
khuôn mặt trên ảnh và sử dụng 6 tương quan góc giữa môi
trên, môi dưới và cằm, so sánh hình dạng khuôn mặt của các
nhóm khớp cắn khác nhau [26].
Sau đó, các tác giả bắt đầu đưa ra nhiều phương pháp
chụp ảnh chuẩn hóa như Claman (1990), Arnett và Bergman
(1993), Bishara (1995)... Việc sử dụng các phương pháp
chuẩn hóa làm cho phép đo ảnh chụp trở thành công cụ khoa
học chính xác và đáng tin cậy hơn. Ảnh chụp có giá trị lượng
giá cả định tính và định lượng, trở thành một tư liệu quan
trọng và đáng tin cậy trong nghiên cứu và giảng dạy [27],
[28],[29].


20

1.3.2. Các nghiên cứu nhân trắc sử dụng phương pháp phân tích trên
ảnh chuẩn hóa gần đây
1.2.2.1. Trên thế giới
Năm 1995, Bishara dùng ảnh chụp để đánh giá sự thay
đổi mô mềm sau điều trị chỉnh nha ở những bệnh nhân sai
khớp cắn loại II, tiểu loại 1 có nhổ răng và không nhổ răng.
Nhóm 91 bệnh nhân được đánh giá trên ảnh chuẩn hóa, trước
và sau điều trị, trong khoảng hai năm. Nghiên cứu cho thấy
những ưu việt khi ứng dụng phương pháp phân tích ảnh chuẩn
hóa trong nắn chỉnh răng [29].
Năm 1998, Sutter và Turley nghiên cứu trên ảnh chuẩn
hóa, so sánh nét mặt nhìn nghiêng của những người mẫu nữ da
trắng, người Mỹ gốc Phi và những người bình thường để tìm ra

sự khác biệt về thẩm mỹ giữa những cộng đồng người trên [30].
Năm 2003, Paula Fernández-Riveiro và cộng sự nghiên
cứu các góc mô mềm nhìn nghiêng trên ảnh chuẩn hóa ở tư
thế đầu tự nhiên ở 212 người da trắng độ tuổi 18-20 (50 nam
và 162 nữ). Kết quả cho thấy sự khác biệt về giới được nhận
thấy ở một số góc như góc đỉnh mũi, góc mũi-trán, góc mũi
dọc và góc lưng mũi. Các góc có giá trị thay đổi trong khoảng
rộng là góc mũi-môi và góc cằm-môi [22].
Năm 2006, Fariaby nghiên cứu trên 100 sinh viên 20 tuổi
ở Iran bằng phương pháp phân tích trên ảnh chuẩn hóa. Tác
giả đo 7 kích thước và 9 góc mô mềm. Kết quả trung bình
khoảng cách giữa hai mắt là 31±3 mm, chiều rộng mũi là
37±3 mm, chiều dài mũi là 48±4 mm, chiều rộng miệng là
50±4 mm, chiều cao hai môi là 20±2 mm, góc mũi môi là


21

98±100, góc mũi mặt là 130±90, hầu hết các kích thước ở
nam lớn hơn ở nữ [31].
Năm 2007, Zhang và cộng sự nghiên cứu so sánh mối
tương quan giữa hai phương pháp đo đạc giữa đo trên phim
XQ và trên ảnh chuẩn hóa. Nghiên cứu được tiến hành trên
326 đối tượng (168 người da trắng, 158 người da đen). Tác giả
nhận xét phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa có độ tin cậy
tương đối cao, khi hệ số tương quan nhóm đều trên 0,9. Có sự
tương quan về kết quả đo bởi hai phương pháp, tuy nhiên
không chặt chẽ, hệ số tương quan của 2 phương pháp.
Phương pháp đo trên phim XQ có những ưu điểm và áp dụng
tốt trong thực hành lâm sàng, trong khi phân tích trên ảnh

chuẩn hóa có ưu điểm khi nghiên cứu cộng đồng trên một cỡ
mẫu lớn, đặc biệt nếu nghiên cứu có chi phí thấp, không xâm
lấn [32].
Năm 2008, Siddik Malkoç và cộng sự nghiên cứu phân
tích các góc mô mềm khuôn mặt bằng phương pháp đo trên
ảnh chuẩn hóa trên 100 người Thổ Nhĩ Kỳ trưởng thành có độ
tuổi từ 19-25 (46 nam và 54 nữ) [33].
Ozdemir nghiên cứu trên 430 người Thổ Nhĩ Kỳ độ tuổi
18-24 (281 nữ và 149 nam). Các đối tượng được chụp ảnh
chuẩn hóa ở tư thế đầu tự nhiên và phân tích ảnh kỹ thuật số
sử dụng 17 kích thước dọc và 10 kích thước ngang. Cũng như
các nghiên cứu khác, các kích thước ở nam hầu hết lớn hơn ở
nữ. Độ lồi trên mặt nghiêng khác nhau giữa hai giới quan sát
được chủ yếu ở các phép đo trên vùng mặt. [34].


22

Năm 2009, Farhan Zaib, Junaid Israr và Abida Ijaz nghiên
cứu phân tích mô mềm khuôn mặt nhìn nghiêng bằng phương
pháp đo trên ảnh chuẩn hóa trên 60 đối tượng có độ tuổi 1825 (30 nam và 30 nữ). Kết quả nghiên cứu trên 11 biến số cho
thấy các kích thước độ rộng mũi, góc trán mũi, góc mặt lưng
mũi và góc tổng lồi mặt ở nam giới lớn hơn so với nữ giới; góc
lồi khuôn mặt là gần như giống nhau ở cả hai giới, chỉ có góc
môi-cằm và góc đầu ở nữ giới cao hơn so với ở nam giới [4].
Năm 2012, Jintu Fan và cộng sự nghiên cứu mối liên
quan giữa sự hấp dẫn của khuôn mặt và những tỉ lệ trên
khuôn mặt. Nghiên cứu phân tích sự liên quan giữa các tỉ lệ
trên mặt của 432 bức ảnh được đưa ra bằng máy tính và cho
điểm tính hấp dẫn của chúng, từ đó xác định các tỉ lệ tối ưu

cho một khuôn mặt phụ nữ lý tưởng và xa hơn nữa là thiết lập
một mô hình dự đoán sự hấp dẫn của khuôn mặt từ tỉ lệ của
các thành phần trên khuôn mặt. Nghiên cứu đưa ra khuôn
mặt với những tỉ lệ lý tưởng cũng như khuôn mặt theo các
chuẩn tân cổ điển và tỉ lệ vàng, nhưng có vẻ những khuôn
mặt đó cũng chưa thực sự hấp dẫn [36].
Năm 2014, Cindi SY Leung và cộng sự nghiên cứu 514 trẻ
12 tuổi ở miền Nam Trung Quốc trên ảnh chuẩn hóa, tiến hành
các phép đo đạc trung bình cấu trúc mô mềm và xác định sự
khác biệt về kích thước giữa hai giới[2].
Năm 2015, Moshkelgosha nghiên cứu các kích thước và
góc mô mềm trên 240 người Ba Tư độ tuổi 16-18 (gồm 110 nữ
và 130 nam). Kết quả cho thấy tầng mặt dưới và tầng mặt
giữa chiếm tỉ lệ tương đương nhau, trong khi tầng mặt trên


23

chiếm tỉ lệ thấp nhất. Nam giới có mũi dài hơn, dày hơn và
nhô ra trước hơn so với nữ. Môi trên và môi dưới ở nữ nhô ra
trước hơn so với ở nam. Các kích thước của cằm cho thấy sự
đặc trưng giới tính như ở nam chiều cao cằm lớn hơn, nhô ra
trước hơn và rãnh cằm môi sâu hơn. Các kích thước ở nam
đều lớn hơn ở nữ như chiều rộng miệng, chiều rộng mũi và
khoảng cách giữa hai mắt [24].
Năm 2016, Fangmei Chen và David Zhang nghiên cứu
trên ảnh chụp của 390 hoa hậu, siêu mẫu, ngôi sao điện ảnh
và 409 người bình thường để đánh giá về sự hấp dẫn trên
khuôn mặt của các người mẫu nữ và các tiêu chuẩn liên quan
[1].

Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu trước đó về khuôn mặt
trên ảnh chuẩn hóa như nghiên cứu của Paula FernándezRiveiro (2002) trên người da trắng [37], nghiên cứu của Guyot
(2003) so sánh giữa hai phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa
và phương pháp đo trực tiếp [38]...
1.2.2.2. Ở Việt Nam
Năm 1999, Hồ Thị Thùy Trang nghiên cứu trên ảnh chụp
62 sinh viên, độ tuổi 18-25 có khuôn mặt hài hòa, kết quả cho
thấy tầng trên ở phần mũi bẹt, mũi và sống mũi trên nhóm
người Việt thấp hơn, đỉnh mũi tù hơn; phần trán nhô ra trước
hơn, đặc biệt là ở nữ. Tầng mặt dưới nhô nhiều ra trước, hai
môi trên và dưới đều nhô ra trước, môi dưới nằm trước đường
thẩm mỹ và môi trên gần chạm đường thẩm mỹ. Môi dưới dày
hơn và chiều cao của cằm ngắn hơn tương đối so với tầng mặt


24

dưới, cằm lùi hơn đặc biệt là ở nữ. Nhìn thẳng, miệng nhỏ hơn
khoảng cách so với hai đồng tử [39].
Năm 2010, Võ Trương Như Ngọc và cộng sự đã nghiên cứu
đặc điểm kết cấu và chỉ số sọ-mặt ở 143 sinh viên độ tuổi 1825 bằng phương pháp đo trực tiếp, đo trên phim sọ-mặt kỹ
thuật số từ xa và đo trên ảnh chuẩn hóa. Nhìn chung các kích
thước ngang và dọc đầu mặt, sọ-mặt ở nam lớn hơn ở nữ, các
tỉ lệ, các chỉ số thường không khác nhau, các góc mô mềm
nhìn nghiêng thay đổi tùy theo góc. Tỉ lệ tầng mặt trên/tầng
mặt giữa/tầng mặt dưới của nhóm nghiên cứu đều gần bằng
nhau, tần suất xuất hiện các tỉ lệ đạt được các tiêu chuẩn tân
cổ điển là không cao. Về tương quan giữa mô cứng và mô
mềm tác giả cho rằng nghiên cứu trên phim sọ-mặt từ xa là
chính xác nhất và kết luận rằng mô cứng không thể phản ánh

được đúng tình trạng mô mềm, mô mềm có quá trình thích
nghi riêng, mô cứng và mô mềm có tương quan nhưng không
chặt chẽ. Tác giả cũng nghiên cứu về sự hài hòa của khuôn
mặt và bước đầu đưa ra tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài
hòa cho người Việt Nam [7].
Năm 2012, Nguyễn Tuấn Anh nghiên cứu trên 146 học
sinh trường Trung học phổ thông Chu Văn An – Hà Nội độ tuổi
16-18 tuổi bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa cho thấy
khuôn mặt hình oval chiếm tỉ lệ lớn nhất, tiếp theo là hình
vuông và hình tam giác, kích thước ba tầng mặt không bằng
nhau, trong đó tầng mặt trên có kích thước lớn nhất, tỉ lệ tầng
mặt giữa/tầng mặt dưới là 71,5%. So sánh giữa nam và nữ,
khuôn mặt nam lớn hơn nữ, độ lớn mắt, độ rộng mũi, góc mặt


25

và góc mũi mặt ở nam cũng lớn hơn ở nữ, trong khi đó độ cao
trán ở nữ lớn hơn ở nam, nữ ít vẩu hơn so với nam [8].
Năm 2017, Trần Tuấn Anh nghiên cứu một số đặc điểm
hình thái, chỉ số đầu-mặt ở 100 người dân tộc Kinh độ tuổi 1825 có khớp cắn bình thường và khuôn mặt hài hòa bằng cả hai
phương pháp đo trên phim XQ và trên ảnh chuẩn hóa, đồng thời
phân tích thẩm mỹ mặt theo một số tiêu chuẩn tân cổ điển
[40].
1.4. Phương pháp nghiên cứu nhân trắc phim sọ mặt
nghiêng kĩ thuật số
1.4.1. Lịch sử phương pháp nghiên cứu nhân trắc trên
phim sọ nghiêng kĩ thuật số
Sau khi được Broadbent giới thiệu vào năm 1931, phim sọ mặt chuẩn
hoá được sử dụng một cách rộng rãi trong lâm sàng và nghiên cứu. Với số

lượng ngày càng nhiều, càng chi tiết, con người không thể đủ thời gian để
khai thác hết toàn bộ một lượng thông tin khổng lồ trên phim sọ mặt, chỉ có
một phương tiện duy nhất có thể giúp chúng ta ghi nhận nhanh nhiều thông
tin, bảo quản, phân loại và phân tích thông tin vừa nhanh chóng vừa hiệu quả
đó là máy tính [8].
Năm 1951, máy tính được đưa vào sử dụng trong sinh học, đến năm
1963 bắt đầu được sử dụng trong ngành chỉnh hình răng-mặt với các cụng
trình nghiên cứu của Krogman, Walker ở Philadelphia. Sau Krogman,
Sassouni, Ricketts ở Hoa Kỳ, Danry và Charron ở Pháp đã quan tâm đến vấn
đề tạo ra ngân hàng dữ liệu. Tập đoàn Rocky Mountain Data Systems
(RMDS) đã lập ra phần mềm để phân tích phim, thiết lập chẩn đoán, dự kiến
sự phát triển và lập ra mục tiêu điều trị. Năm 1969, Ricketts và công ty
RMDS đã tung ra thị trường phần mềm đầu tiên (đến năm 1981 thì ngân hàng


×