Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

KHẢO sát TÌNH TRẠNG TRẦM cảm, LO âu và STRESS ở CHA, mẹ TRẺ tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.06 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VILAYPHONE CHITTAVONG

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TRẦM CẢM,
LO ÂU VÀ STRESS Ở CHA, MẸ TRẺ TỰ KỶ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VILAYPHONE CHITTAVONG

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TRẦM CẢM,
LO ÂU VÀ STRESS Ở CHA, MẸ TRẺ TỰ KỶ
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 60720135
LUẬN VẶN THẠC SĨ Y KHOA

Người hướng dẫn khoa học:


TS. Nguyễn Thị Thanh Mai

HÀ NỘI - 2018


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BDI :

Beck Depression Inventory

CARS :

Childhood Autism Rating Scale

CS :

Cộng sự

DASS :

Depression Anxiety Stress Scales

DSM-IV :

The Diagnostic and Stantistical Manual of Mental
Disorders – Text Revision

DSM-V :

The Diagnostic and Stantistical Manual of Mental

Disorders – Fifth Revision

GAS :

General Adaptation syndrome

ICD-10 :

International Classification of Diseases, Tenth Revision

M-CHAT :

Modifier Check – list Autism in Toddler

NVYT :

Nhân viên y tế

RLLA :

Rối loạn lo âu

RLTC :

Rối loạn trầm cảm

SAS :

Self Rating Anxiety Scale


SD :

Standard Deviation

WHO :

World Health Organization


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN..........................................................................3
1.1. Khái niệm chung về rối loạn phổ Tự kỷ.................................................3
1.1.1. Định nghĩa..........................................................................................3
1.1.2. Lịch sử phát triển của chẩn đoán và phân loại tự kỷ.......................3
1.1.3. Dịch tễ.................................................................................................4
1.1.4. Các phương pháp can thiệp và điều trị.............................................4
1.1.5. Vai trò của cha mẹ..............................................................................6
1.2. Khái niệm stress, lo âu, trầm cảm...........................................................8
1.2.1. Stress...................................................................................................8
1.2.2. Lo âu...................................................................................................9
1.2.3. Rối loạn trầm cảm............................................................................11
1.3. Lượng giá về lo âu, trầm cảm và stress................................................13
1.4. Tình hình nghiên cứu stress, lo âu và trầm cảm ở cha mẹ trẻ tự kỷ
trên thế giới và Việt Nam..............................................................................15
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......18
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................18

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................18
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................18
2.2.2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................19
2.3.1. Loại hình nghiên cứu.......................................................................19


2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................19
2.3.3. Các biến số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá..................................19
2.3.4. Công cụ nghiên cứu.........................................................................21
2.4. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu.....................................23
2.4.1. Phương pháp tiến hành thu thập số liệu.........................................23
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................25
2.5. Đạo đức nghiên cứu................................................................................25
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................26
3.1. Đặc điểm của cha/ mẹ trẻ tự kỷ.............................................................26
3.1.1. Phân bố tuổi cha/ mẹ trẻ tự kỷ.........................................................26
3.1.2. Phân bố giới tính và khu vực sống của cha mẹ trẻ tự kỷ...............27
3.1.3. Đặc điểm tình trạng hôn nhân.........................................................27
3.1.4. Đặc điểm nghề nghiệp của cha/ mẹ trẻ tự kỷ..................................28
3.1.5. Đặc điểm trình độ văn hóa...............................................................28
3.1.6. Nguồn thông tin của cha mẹ đã tìm hiểu về bệnh tự kỷ.................29
3.2. Đặc điểm của trẻ tự kỷ...........................................................................30
3.3. Tình trạng stress, trầm cảm và lo âu của cha mẹ trẻ tự kỷ................31
3.3.1. Trạng thái tâm lý của cha mẹ trẻ tự kỷ............................................31
3.3.2. Đặc điểm stress, trầm cảm, lo âu của cha mẹ trẻ tự kỷ..................32
3.3.3. Mối tương quan giữa stress, trầm cảm và lo âu của cha mẹ trẻ tự kỷ.35
3.4. Một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu ở cha mẹ trẻ tự kỷ
.........................................................................................................................35
3.4.1. Mối liên quan giữa stress, trầm cảm và lo âu ở cha mẹ trẻ tự kỷ với

một số yếu tố xã hội học.............................................................................35
3.4.2. Mối liên quan giữa stress, trầm cảm, lo âu của cha mẹ với một số
yếu tố của trẻ tự kỷ.....................................................................................38
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN............................................................................41


4.1. Đặc điểm đối tương nghiên cứu............................................................41
4.1.1. Tuổi...................................................................................................41
4.1.2. Khu vực sống và giới tính................................................................41
4.1.3. Tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp.............................................42
4.1.4. Trình độ văn hóa và nguồn thông tin..............................................43
4.2. Đặc điểm của trẻ tự kỷ...........................................................................44
4.3. Trạng thái tâm lý, stress, trầm cảm và lo âu của cha mẹ trẻ tự kỷ....46
KẾT LUẬN...................................................................................................53
KIẾN NGHỊ..................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố tuổi cha mẹ trẻ tự kỷ......................................................26
Bảng 3.2. Đặc điểm tình trạng hôn nhân của cha mẹ trẻ tự kỷ....................27
Bảng 3.3. Đặc điểm nghề nghiệp của cha/ mẹ trẻ tự kỷ...............................28
Bảng 3.4. Đặc điểm trình độ văn hóa của cha/ mẹ trẻ tự kỷ........................28
Bảng 3.5. Đặc điểm nguồn thông tin của cha mẹ tìm hiểu về bệnh tự kỷ.....29
Bảng 3.6. Đặc điểm chung của con bị tự kỷ.................................................30
Bảng 3.7. Trạng thái tâm lý của cha mẹ trẻ tự kỷ ở thời điểm mới chẩn
đoán và hiện tại............................................................................31
Bảng 3.8.


Các triệu chứng stress của cha mẹ trẻ tự kỷ khảo sát bằng DASS 21....32

Bảng 3.9. Tỷ lệ và mức độ stress ở cha/ mẹ trẻ tự kỷ xác định qua DASS...32
Bảng 3.10. Triệu chứng trầm cảm của cha mẹ khảo sát qua DASS 21...............33
Bảng 3.11. Tỷ lệ và mức độ trầm cảm ở cha/ mẹ trẻ tự kỷ xác định qua DASS. .33
Bảng 3.12. Triệu chứng lo âu của cha mẹ khảo sát bằng DASS 21...............34
Bảng 3.13. Tỷ lệ và mức độ lo âu ở cha mẹ trẻ tự kỷ xác định bằng DASS 21..34
Bảng 3.14. Mối tương quan giữa stress, trầm cảm, lo âu của cha mẹ trẻ tự kỷ. .35
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa giới tính và tình trạng stress, trầm cảm, lo âu...35
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tuổi cha mẹ và rối loạn trầm cảm, lo âu và stress. 36
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa khu vực sống với trầm cảm, lo âu và stress
của cha mẹ trẻ tự kỷ.....................................................................36
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa trình độ văn hóa của cha mẹ và trầm cảm, lo
âu và stress...................................................................................37
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nguồn cung cấp thông tin của cha mẹ và rối
loạn stress, trầm cảm và lo âu......................................................37
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa mức độ tự kỷ của con và rối loạn trầm cảm, lo
âu và stress của cha/ mẹ...............................................................38


Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tuổi hiện tại của trẻ tự kỷ và rối loạn trầm
cảm, lo âu và stress của cha mẹ ..................................................38
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tuổi chẩn đoán của trẻ tự kỷ và rối loạn trầm
cảm, lo âu và stress của cha mẹ...................................................39
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thời gian đã được chẩn đoán tự kỷ và rối
loạn trầm cảm, lo âu và stress của cha mẹ..................................39
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thể tự kỷ của trẻ tự kỷ và rối loạn trầm cảm, lo
âu và stress của cha mẹ................................................................40



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của cha/ mẹ trẻ tự kỷ....................................27
Biểu đồ 3.2. Phân bố khu vực sống của cha/ mẹ trẻ tự kỷ............................27

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................24


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn phổ tự kỷ (gọi tắt là tự kỷ) là một rối loạn phát triển thần kinh
- tâm thần, đặc trưng bởi sự phát triển bất thường về tương tác xã hội, giao
tiếp và hành vi, sở thích, mang tính thu hẹp, rập khuôn; có thể kèm theo tình
trạng khuyết tật trí tuệ và cảm xúc không bình thường. Những biểu hiện này
xuất hiện trước 3 tuổi, với mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng và diễn biến
kéo dài, tồn tại suốt đời [1], [2]. Trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ mắc tự kỷ
tăng lên một cách đáng lo ngại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo kết
quả nghiên cứu của Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật – của Mỹ,
năm 2007 khảo sát thấy xấp xỉ 6/1000 trẻ có rối loạn phổ tự kỷ [3], nhưng
đến năm 2012, tần suất này lên tới 1/68 trẻ, trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái từ
3,6 đến 5,1 lần [4].
Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển liên quan đến chức năng của
não bộ, có thể đi kèm với khuyết tật trí tuệ, ảnh hưởng rất trầm trọng đến khả
năng học tập và thích ứng xã hội của trẻ và cho đến nay y học chưa có khả
năng chữa khỏi hoàn toàn. Nếu được can thiệp sớm ngay trong những năm
đầu đời, trẻ sẽ được giảm bớt mức độ khiếm khuyết và được hỗ trợ phát triển
các kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và nhận thức nhằm tăng tối đa khả năng thích
ứng xã hội sau này. Quá trình này kéo dài và đòi hỏi sự nỗ lực, sự chuyên sâu

và kiên trì. Trước đây, mô hình can thiệp tập trung chủ yếu ở các trung tâm,
cơ sở chuyên biệt. Hiện nay, can thiệp và điều trị tự kỷ được xây dựng theo
mô hình phối hợp đa ngành mà cốt lõi là tại gia đình với sự tham gia chủ yếu
của cha mẹ. Bởi vậy, cha mẹ là người có vai trò trung tâm và quan trọng trong
quá trình can thiệp, điều trị cho trẻ tự kỷ [5]. Thực tế, chấp nhận có một đứa
con bị khuyết tật phát triển, can thiệp và chăm sóc cho một trẻ tự kỷ thực sự là
một thách thức rất lớn, một gánh nặng lớn cho mỗi gia đình yêu cầu cha mẹ
cần có một trạng thái tâm lý vững vàng, một thái độ tích cực để đi cùng con
trong suốt chặng đường khó khăn.


2

Tuy nhiên, khi các bác sỹ chẩn đoán và thông báo về kết quả trẻ bị mắc
chứng tự kỷ, thường phản ứng đầu tiên của cha mẹ sẽ rơi vào trạng thái cảm
xúc rất nặng nề như sốc, đau khổ, hoang mang... Sự thay đổi về mặt nhận
thức, thái độ, cảm xúc và hành vi của cha mẹ có nhiều mức độ khác nhau ở
những thời điểm khác nhau và có thể tồn tại dai dẳng [5], [6]. Trong nhóm trẻ
khuyết tật, căng thẳng của cha mẹ trẻ tự kỷ đã được chứng minh xuất hiện với
tỷ lệ cao hơn và có mối liên quan lớn hơn đến các vấn đề về hành vi của trẻ tự
kỷ so với chậm phát triển Baker và cộng sự (2003) [7]. Gần đây, KoushaM. và
CS (2016) nghiên cứu trên 127 các bà mẹ Iran có con bị tự kỷ, ghi nhận
72,4% có mức độ lo lắng cao và 49,6% có rối loạn trầm cảm [8]. Rất nhiều
kết quả khảo sát cho thấy cha mẹ trẻ tự kỷ cần được quan tâm hỗ trợ để thích
ứng và phát triển các cảm xúc tích cực, xây dựng chiến lược ứng phó trong
suốt quá trình đồng hành cùng con bị tự kỷ, để có thể thực hiện được tốt nhất
nhiệm vụ can thiệp, chăm sóc cho con tại gia đình.
Tại Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu về trạng thái căng thẳng, stress, trầm
cảm và lo âu của cha mẹ trẻ tự kỷ chưa được quan tâm nhiều, mặc dù đã xác
định rõ là can thiệp tự kỷ phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ và bước đầu tiên của

chiến lược can thiệp, chính là giúp cha mẹ trẻ tự kỷ cân bằng được cảm xúc của
mình. Bệnh viện Nhi Trung Ương là cơ sở chính khám và chẩn đoán tự kỷ cho
hầu hết các trẻ tự kỷ ở miền Bắc và miền Trung, đồng thời có đơn vị can thiệp
sớm cho trẻ tự kỷ nhưng vấn đề biểu hiện cảm xúc của cha mẹ như thế nào sau
chẩn đoán và những yếu tố nào liên quan đến tình trạng stress, lo âu, trầm cảm
của họ, vẫn còn là một câu hỏi cần được quan tâm trả lời.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình trạng
trầm cảm, lo âu và stress ở cha, mẹ của trẻ tự kỷ” với hai mục tiêu:
1. Mô tả biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm ở cha/mẹ của trẻ bị tự kỷ
được chẩn đoán tại bệnh viện Nhi Trung Ương.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến vấn đề strees, lo âu, trầm cảm
ở cha, mẹ trẻ tự kỷ.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm chung về rối loạn phổ Tự kỷ
1.1.1. Định nghĩa
Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của
não bộ [9], có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, dân
tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng khiếm
khuyết về mặt tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp và phi ngôn ngữ [10].
Ngoài ra có những hành vi, sở thích và hoạt động mang tính thu hẹp và lặp đi
lặp lại. Thường trẻ em có triệu chứng tự kỷ trước 3 tuổi [11]. Theo Liên hiệp
quốc (2008), tự kỷ được xác định là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt
đời [12].
1.1.2. Lịch sử phát triển của chẩn đoán và phân loại tự kỷ

Năm 1911, Eugen Blueler – nhà tâm lý học người Thụy Sỹ - là người
đầu tiên đưa ra thuật ngữ Tự kỷ (Autism). Autism có nguồn gốc từ “Autos”
trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tự thân”, trong thời điểm đó tự kỷ được xem
như một dạng của tâm thần phân liệt [13]. Năm 1943, Leo Kanner, bác sỹ tâm
thần người Mỹ đã chấp nhận thuật ngữ “tự kỷ” từ Eugene Bleuler (1911) [14].
Leo Kanner mô tả tự kỷ là thiếu quan hệ tiếp xúc về tình cảm, có những thói
quen và hành vi lặp đi lặp lại, ngôn ngữ bất thường, khó khăn trong học tập và
hành động chơi giả vờ,...các triệu chứng này có thể được phát hiện trong vòng
3 năm đầu đời

[15]. Năm 1944,Hans Asperger, bác sỹ tâm thần người

Áo(Austria) cũng được độc lập sử dụng thuật ngữ Autism để mô tả vấn đề của
nhóm trẻ trai mà ông làm việc. Đến nay, chúng ta gọi biểu hiện đó là triệu
chứng của Hội chứng Asperger [16].


4

Trên thế giới, chẩn đoán tự kỷ được dựa trên Hướng dẫn chẩn đoán và
thống kê rối loạn tâm thần - ấn bản thứ tư (DSM-IV) và Phân loại quốc tế về
bệnh tật theo Tổ chức y tế thế giới (ICD-10) [17], đưa ra các tiêu chuẩn chẩn
đoán rõ ràng, chi tiết cho rối loạn phổ tự kỷ và được phân loại trong nhóm rối
loạn phát triển lan tỏa. Năm 2012, sau một quá trình tái bản và chỉnh sửa
nhiều lần, DSM-5 ra đời và được công bố chính thức năm 2013, chính thức
xếp mã chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, bao gồm rối loạn tự kỷ điển hình và
không điển hình [18].
1.1.3. Dịch tễ
Tại Mỹ, theo báo cáo của Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật, số
liệu khảo sát năm 2002 cho biết tỷ lệ tự kỷ là 1/150 trẻ, nhưng đến năm 2012

tỷ lệ này đã lên tới 1/68 trẻ, xuất hiện ở tất cả các chủng tộc, dân tộc và các
tầng lớp xã hội [19]. Các số liệu khảo sát của châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ
lệ trung bình của tự kỷ là khoảng 1%. Tại Việt Nam, tỷ lệ tự kỷ được khảo sát
ở một số tỉnh thành là 0,45% ở Thái Nguyên (2013) [20] và 0,67% ở Thái
Bình (2012) [21]. Trẻ trai mắc tự kỷ nhiều hơn trẻ gái 4-6 lần.
1.1.4. Các phương pháp can thiệp và điều trị
1.1.4.1. Nguyên tắc can thiệp
- Can thiệp càng sớm càng tốt: Giai đoạn tuổi để can thiệp tối ưu là trước
3 tuổi [22].
- Thời gian can thiệp: cường độ can thiệp liên tục, thường xuyên và kéo
dài nhiều năm, có thay đổi phù hợp theo từng giai đoạn.
- Can thiệp toàn diện, phối hợp nhiều lĩnh vực, nhiều kỹ năng: giáo dục
hành vi, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, chơi, tâm lý, vậy lý trị liệu, kích
thích giác quan...


5

1.1.4.2. Một số các vấn đề quan tâm khi tiến hành can thiệp sớm
 Thời điểm can thiệp
Càng sớm càng tốt, ngay sau khi được chẩn đoán tự kỷ. Can thiệp sớm
thường bắt đầu ở độ tuổi 18 tháng tuổi. Tuy nhiên có nhiều trẻ có dấu hiệu
nghi ngờ tự kỷ được phát hiện sớm hơn nữa từ độ tuổi dưới 12 tháng mà chưa
được chẩn đoán xác định, cũng cần bắt đầu can thiệp ngay. Tuổi tối ưu để can
thiệp là trẻ 24 tháng đến 36 tháng tuổi [23]. Trên thực tế việc phát hiện sớm
hoặc can thiệp sớm phụ thuộc vào rất nhiều về nhận thức và thái độ của cha
mẹ của trẻ, khi trẻ có các biểu hiện bất thường về giao tiếp xã hội, ngôn ngữ
và hành vi [24].
 Thời gian và cường độ
Khó so sánh được cường độ can thiệp của các chương trình khác nhau.

Bằng chứng cho thấy thời gian can thiệp sớm cần thiết cho trẻ tự kỷ sau 1
năm can thiệp tích cực, liên tục (40 giờ trong tuần), trẻ có sự cải thiện rõ rệt.
Quá trình tác động can thiệp sớm tích cực cần kéo dài 2 – 3 năm, liên tục,
hàng ngày mới mang lại kết quả tốt nhất cho trẻ [25].
 Hình thức can thiệp
Dựa vào gia đình và nhà trường hòa nhập với các phương pháp: điều
hòa đa giác quan, dạy các kỹ năng vận động tinh và vận động thô, kỹ năng
giao tiếp bằng lời và không lời, chơi trị liệu, dạy kỹ năng tự lập trong sinh
hoạt; áp dụng các liệu pháp hành vi xuyên suốt trong quá trình dạy trẻ như
củng cố tích cực với hành vi tốt, chia nhỏ nhiệm vụ và kiểm soát kết hợp sửa
chỉnh khi trẻ có hành vi không mong muốn, thách thức chống đối… [26]
 Trị liệu tại trung tâm:


6

Giáo dục đặc biệt kết hợp tâm vận động, điều hòa cảm giác, giác quan.
Mô hình can thiệp thường gồm có hai hình thức: Trị liệu theo nhóm và trị
liệu cá nhân. Hình thức can thiệp cá nhân đang được áp dụng nhiều tại các
Trung tâm can thiệp tự kỷ. Đối với trẻ tự kỷ, phối hợp nhiều phương pháp
trẻ có cơ hội cải thiện hơn là trị liệu với phương pháp nhất định. Trị liệu cá
nhân đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện về hành vi thích ứng, tăng
cường khả năng tập trung, khả năng nhận thức của trẻ và kiểm soát hành vi
thuận lợi hơn.
 Trị liệu tại nhà:
-

Giáo dục đặc biệt tại nhà:
Trẻ tự kỷ cần chương trình học tập thích hợp với khả năng và xu hướng


của trẻ. Sau khi được đánh giá, đội đánh giá và cha mẹ cần thông nhất phương
pháp trị liệu tại gia đình. Hướng dẫn cho gia đình can thiệp tai nhà: hai lần
mỗi ngày. Mỗi lần 30 đến 45 phút theo các bài tập trong chương trình can
thiệp hành vi, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu và chơi trị liệu. Sau 1 đến 2
tháng trẻ có thể được đánh giá lại để đưa ra chương trình can thiệp mới phù
hợp với trẻ.
-

Hòa nhập cộng đồng:
Theo các nghiên cứu, hòa nhập cộng đồng là một điều cần thiết với trẻ tự

kỷ ngay cả khi trẻ thờ ơ không hào hứng với các loại thể hình này. Các trẻ nên
được đi mẫu giáo từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày, đây là hình thức tham gia nhóm giúp
trẻ hòa nhập cộng đồng, hiểu biết các quan hệ xã hội, tham gia với tư cách là
thành viên của nhóm, mặc dù mức độ tham gia của trẻ rất hạn chế [27].
1.1.5. Vai trò của cha mẹ
Khi cha mẹ nghi ngờ hoặc phát hiện con mình có những biểu hiện bất
thường cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế. Tích cực tìm hiểu về tự kỷ


7

đồng thời điều chỉnh cảm xúc bản thân. Tạo môi trường sống an toàn, ổn định
cho trẻ.
Cha mẹ hàng ngày chăm sóc và nuôi dạy trẻ tự kỷ tại gia đình. Trẻ em
mắc chứng tự kỷ có thể có một số hành vi giống như “hoang dã”, nếu không
sửa chữa có thể dẫn đến nghiêm trọng, đe dọa đến đời sống. Sớm sửa đổi một
cách nghiêm ngặt các hành vi có thể tránh được việc sử dụng thuốc và không
phải sống trong cơ sở từ thiện trong tương lai. Sửa chỉnh hành vi rất hữu ích
cho quá trình thích ứng của trẻ tự kỷ hiện tại và sau này. Cha mẹ tham gia như

một phần chương trình giáo dục, sửa chỉnh hành vi thích ứng vì cha mẹ là
người rất gần gũi và quan trọng đối với trẻ mắc chứng tự kỷ. Vì vậy sự tiến bộ
của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ.
Cha mẹ là người tham gia vào gói can thiệp:"không ai khác, Bạn chính
là chuyên gia can thiệp tốt nhất cho chính đứa con của Bạn". Đây là chương
trình can thiệp dành cho người tự kỷ được hình thành và phát triển bởi phụ
huynh, do phụ huynh, vì phụ huynh [28].
Qúa trình can thiệp đòi hỏi cha mẹ phải dành nhiều thời gian dạy trẻ,
bởi vì các hoạt động dạy trẻ chủ yếu diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của
trẻ và cộng thêm với số giờ trẻ cần được can thiệp [28]. Các chương trình can
thiệp được lựa chọn dựa trên khả năng hiện tại của trẻ, kết hợp với nhu cầu và
khả năng thực tế của gia đình để lên kế hoạch chương trình can thiệp. Các
chương trình này đặt ra mục tiêu dài hạn và được chia nhỏ thành các mục tiêu
ngắn hạn (6 tháng, 3 tháng, 1 tháng, từng tuần, từng ngày-từng buổi học) [25].
Vai trò của cha mẹ trẻ tự kỷ trong việc chăm sóc trẻ cần có cả sự thích
ứng tốt thể hiện ở mặt nhận thức, thái độ và cảm xúc của người mẹ. Điều này
sẽ đem lại cho họ sự thoải mái, vui vẻ, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn,
thử thách trong cuộc sống để có được một gia đình hạnh phúc [29].


8

Cha mẹ là người quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Điều này
có ý nghĩa với việc can thiệp sớm, các chuyên gia y tế cần phải cung cấp kiến
thức, hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc, giáo dục trẻ. Cha mẹ không chỉ là
người thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhiều hơn so với giáo viên hay chuyên
gia y tế mà còn là người hiểu trẻ nhất, chăm sóc trẻ bằng cả tình yêu thương
của mình. Ở Việt Nam, chúng ta cần xem xét thêm vai trò của ông bà, và các
thành viên khác trong gia đình, bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo
dục trẻ [26], [25].

1.2. Khái niệm stress, lo âu, trầm cảm
1.2.1. Stress
Hans Selye là người đầu tiên phát triển khái niệm stress hiện đại, theo
ông stress là mối tương quan giữa tác nhân kích thích và phản ứng của cơ thể.
Nói cách khác nó vừa chỉ tác nhân công kích, vừa chỉ phản ứng của cơ thể
(phản ứng về mặt tâm lý, sinh học và tập tính) trước các tác nhân công kích
đó nhằm giúp chủ thể thích nghi với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể
một cân bằng mới sau khi chịu đựng những tác động đó.
Phản ứng của cơ thể được biểu hiện bằng hội chứng đặc hiệu dưới dạng
những thay đổi trong các hệ thống sinh học do các nguyên nhân không đặc
hiệu gây ra. Hội chứng đặc hiệu này còn gọi là “Hội chứng S” hay “Hội
chứng thích nghi toàn bộ” (General Adaptation Syndrome – GAS), với sự
tham gia của hệ thống thần kinh trung ương (vỏ não, hồi hải mã, tổ chức
lưới), hoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên, tủy thượng thận, vỏ thượng
thận, hệ thần kinh thực vật, hệ miễn dịch.Mức độ phản ứng và cách thức phản
ứng của cơ thể tùy thuộc vào tình huống gây stress cũng như tính chất cấp
tính hay kéo dài của stress đó. Trong trường hợp stress cấp tính, chủ thể
thường biểu hiện trạng thái hưng phấn quá mức về mặt tâm lý (biểu hiện của


9

trạng thái kích động, căng thẳng, dễ cáu gắt, kéo theo sự sợ hãi, lo âu…), biểu
hiện của rối loạn thần kinh thực vật mạnh mẽ. Trong khi đó dưới tác động của
stress kéo dài hoặc lặp đi lặp lại, chủ thể thường biểu hiện trạng thái suy
nhược cơ thể cùng với trạng thái mệt mỏi về tâm lý, lo âu, trầm cảm, rối loạn
hành vi…, biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật thường không nặng nhưng có
thể tăng lên khi chủ thể hồi tưởng về các tình huống stress mà mình đã phải
trải qua [30].
1.2.2. Lo âu

1.2.2.1. Khái niệm
Lo âu là phản ứng tâm lý của con người trước những khó khăn, tình
huống, mối đe dọa của môi trường tự nhiên, xã hội. Lo âu thường diễn ra
trong một thời gian ngắn, giảm dần khi con người có đáp ứng thích nghi. Lo
âu biểu hiện ở ba mặt: mặt nhận thức (sợ chết, có mối nguy hiểm mơ hồ…);
cơ thể (biểu hiện của các rối loạn thần kinh thực vật); tâm lý (căng thẳng, kém
tập trung, mất ngủ, hành vi chống đối, rối loạn ứng xử …).
Rối loạn lo âu (RLLA) là phản ứng lo âu bệnh lý được xác định chẩn
đoán khi xuất hiện bất thường biểu hiện lo âu quá mức, mơ hồ, không liên
quan đến một chủ đề rõ ràng. RLLA thường lặp đi lặp lại với nhiều triệu
chứng cơ thể như: hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, khô miệng, vã mồ
hôi, tay chân lạnh… và kéo dài gây ảnh hưởng tới chức năng học tập, lao
động và thích nghi với cuộc sống [31].
1.2.2.2. Phân loại lo âu
Theo hệ thống phân loại rối loạn tâm thần sửa đổi lần thứ 4 của Hoa kỳ
(DSM – IV) [32], các dạng của rối loạn lo âu đươc phân loại bao gồm:
- Rối loạn lo âu không định hình (300.00)
- Rối loạn hoảng sợ:


10

+ Không bao gồm sợ khoảng trống (300.01)
+ Có bao gồm sợ khoảng trống (300.21)
- Rối loạn lo âu lan tỏa (300.02)
- Rối loạn lo âu chia ly (309.21)
- Rối loạn ám ảnh sợ xã hội (300.32)
- Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu (300.29)
1.2.2.3. Biểu hiện lâm sàng
- Về cơ thể: chủ yếu là rối loạn thần kinh thực vật

+ Tim mạch : nhịp nhanh, trống ngực, đau ngực, tăng huyết áp
+ Hô hấp: thở nhanh, hụt hơi, ngột ngạt…
+ Tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, nghẹn, khó nuốt, chán ăn…
+ Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, tê bì, tăng trương lực cơ…
+ Da : ớn lạnh, vã mồ hôi, đỏ, tái…
+ Các cơ quan khác: mất ngủ, đái rắt, đái dầm…
- Về tâm lý: rối loạn nhiều mức độ khác nhau
+ Tri giác :
 Tri giác sai thực tại: nhìn nhận sự vật hiện tượng mơ hồ, lệch lạc
về ánh sáng và âm thanh.
 Rối loạn cảm giác bản thể: tăng cảm giác, giảm cảm giác, tê bì,
nóng rát, khó chịu ngoài da hoặc trong nội tạng
+ Cảm xúc: lo sợ, căng thẳng, cáu kỉnh, cảm giác sắp chết
+ Hành vị: bồn chồn, kích động, tic, co giật, bất động
- Nhận thức: sai lệch về bản thân, đánh giá sai thực tế, đôi khi mất khả
năng tư duy.


11

1.2.3. Rối loạn trầm cảm
1.2.3.1. Khái niệm
Theo hệ thống phân loại bệnh lần thứ 10 của WHO (ICD-10) [33] và
phân loại các rối loạn tâm thần sửa chữa tái bản lần thứ 4 Hoa kỷ (DSM-IVTR) [32]. Rối loạn trầm cảm (RLTC) là một rối loạn cảm xúc bao gồm các
triệu chứng khí sắc trầm, tăng sự mệt mỏi và mất quan tâm ham thích các hoạt
động thường ngày vẫn từng gây thích thú, kèm theo một số biểu hiện phổ biến
khác, kéo dài ít nhất hai tuần.
1.2.3.2. Biểu hiện lâm sàng
 Các triệu chứng đặc trưng:
+ Khí sắc trầm: Có thể khởi phát bằng khí sắc buồn rầu, giận dữ mạnh

mẽ với những lý do rất nhỏ hoặc không đáng kể.
+ Mất sự quan tâm thích thú: Mất sự quan tâm ham thích với các hoạt
động thường ngày vẫn từng gây thích thú.
+ Giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi.
 Các triệu chứng phổ biến:
+ Giảm tập trung chú ý: Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu trong học tập,
quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng.
+ Giảm tính tự trọng và lòng tự tin.
+ Ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
+ Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan.
+ Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát.
+ Rối loạn giấc ngủ.
+ Rối loạn ăn uống.


12

 Các triệu chứng khác:
Có thể gặp trong trầm cảm nặng đó là sững sờ, hoang tưởng (nội dung
hoang tưởng thường là bị tội, không xứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn
tại), ảo giác (thường gặp ảo thanh buộc tội…).
 Các triệu chứng sinh học trong trầm cảm nặng:
Giảm 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng, khí sắc giảm về buổi sáng,
chậm chạp tâm lý vận động và thức giấc sớm, rối loạn kinh nguyệt ở nữ [34].
1.2.3.3. Mức độ của rối loạn trâm cảm: gồm 3 mức độ theo ICD-10
* Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nhẹ
- Ít nhất có 2/3 triệu chứng đặc trưng, kèm theo ít nhất có 2/7 triệu chứng
phổ biến (tổng số ít nhất là 4 triệu chứng)
- Kéo dài ít nhất 2 tuần (thời gian quyết định chẩn đoán có thể ngắn hơn
nếu triệu chứng nặng bất thường và khởi phát nhanh)

- Khó khăn trong tiến hành các công việc thường ngày và hoạt động xã
hội, nhưng không đến mức phải ngừng hoạt động hoàn toàn.
- Có thể có mặt hội chứng cơ thể hoặc không có hội chứng cơ thể
* Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm vừa
- Ít nhất có 2/3 triệu chứng đặc trưng, kèm theo ít nhất có 3/7 triệu chứng
phổ biến (tổng số ít nhất là 5 triệu chứng)
- Kéo dài ít nhất 2 tuần (thời gian quyết định chẩn đoán có thể ngắn hơn
nếu triệu chứng nặng bất thường và khởi phát nhanh)
- Có nhiều khó khăn trong tiến hành các công việc thường ngày và hoạt
động xã hội
- Có thể có mặt hội chứng cơ thể hoặc không có hội chứng cơ thể


13

* Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nặng
- Ít nhất có 3/3 triệu chứng đặc trưng, kèm theo ít nhất có 4/7 triệu chứng
phổ biến (tổng số ít nhất là 7 triệu chứng, tự sát là hành vi nguy hiểm cần
quan tâm trong các trường hợp đặc biệt trầm trọng)
- Kéo dài ít nhất 2 tuần (thời gian quyết định chẩn đoán có thể ngắn hơn
nếu triệu chứng nặng bất thường và khởi phát nhanh)
- Ít có khả năng tiến hành các công việc nghề nghiệp, gia đình, học tập
và hoạt động xã hội thường ngày.
- Hầu như luôn luôn có mặt hội chứng cơ thể
- Có thể có hoặc không có các triệu chứng loạn thần như hoang thưởng,
ảo giác, sững sờ trầm cảm .
1.3. Lượng giá về lo âu, trầm cảm và stress
Để đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng nhằm xác định chẩn đoán, các
trắc nghiệm tâm lý đã được xây dựng để định lượng, cụ thể hóa các triệu
chứng chủ quan của đối tượng, trắc nghiệm tâm lý góp phần làm giảm nhẹ các

cuộc phỏng vấn của nhà lâm sàng và các triệu chứng khó bộc lộ của người
bệnh, ngoài ra chúng còn có vai trò làm tăng thêm niềm tin của bệnh nhân đối
với thầy thuốc và bản thân chúng chính là liệu pháp tâm lý có hiệu quả.
Hiện tại, có rất nhiều thang đo tâm lý được sử dụng trong lâm sàng tâm
thần học để lượng giá một cách khách quan hơn về lo âu, trầm cảm và stress.
Thang đánh giá trầm cảm của Beck (Beck Depression Inventory – BDI).
BDI được xây dựng vào năm 1961, được chuẩn hóa vào năm 1969 và đăng ký
bản quyền vào năm 1979. Phiên bản hai của trắc nghiệm này (BDI-II) được
xây dựng theo những sửa đổi trong Phiên bản sửa đổi lần thứ tư của Sổ tay


14

Thống kê và Chẩn đoán các Rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ
(DSM-IV-TR) [35]. Thang này có 21 đề mục, mỗi đề mục gồm bốn câu lựa
chọn. Mỗi câu lựa chọn được ấn định một điểm từ 0 đến 3, chỉ báo mức độ
của triệu chứng.
Thang đánh giá lo âu của Zung (Zung Self-Rating Anxiety Scale – SAS)
thang này dược xây dựng năm 1971. Trong thang này có 20 đề mục sử dụng
để người bệnh tự trả lời [36].
Thang BDI và SAS cũng đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng ở
nhiều năm tại các cơ sở khám và điều trị bệnh tâm thần, đồng thời sử dụng
trong nhiều nghiên cứu [37], [38]
Thang đánh giá về stress, lo âu và trầm cảm của Lovibond (DASS 42 và
DASS 21) là một thang đo đánh giá được tổng hợp cả ba vấn đề sức khỏe tâm
thần phổ biến hiện nay là stress, lo âu và trầm cảm [50]. Thang đã được một
tác giả người Việt tại Úc dịch sang tiếng Việt, sau đó được một nhóm nghiên
cứu tiến hành nghiên cứu ở phụ nữ Thái bình, đánh giá về tính hiệu quả, độ
tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam.
Nguyên cứu trong 221 phụ nữ, kết quả của mỗi ba thang điểm phụ và kết

hợp của hai hoặc ba người trong số họ có thể phát hiện các rối loạn tâm thần
phổ biến về trầm cảm và lo lắng ở phụ nữ có độ nhạy 79,1% và độ đặc hiệu
77,0%, Tổng số điểm của 21 bài kiểm tra DASS21-Việt Nam dường như dễ
hiểu và nhạy cảm đối với việc phát hiện các rối loạn tâm thần thông thường ở
phụ nữ có con nhỏ trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở vùng nông thôn miền
bắc Việt Nam và do đó có thể hữu ích để sàng lọc những tình trạng này ở cá c
Cài đặt hạn chế nguồn lực . Ông đã đưa ra các ngưỡng gợi ý tương tự như tác
giả Phạm Tùng [39].


15

Nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết (2013) sử dụng thang đo DASS 21 đánh
giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của NVYT khối lâm sàng tại 02 địa
điểm: một bệnh viện công là BV đa khoa thành phố Vinh và một bệnh viện tư
nhân là BV đa khoa khu vực 115 Nghệ An. Thang đo có độ tin cậy về tính
nhất quán bên trong khá cao (Cronbach’s anpha cho 3 cấu phần stress, lo âu,
trầm cảm lần lượt là 0,72; 0,70 và 0,75). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
NVYT khối lâm sàng có biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm là tương đối cao
(trung bình lần lượt là 20,4%, 29%, 13,6%) [40]. Năm 2015 nghiên cứu mô tả
cắt ngang thực hiện trên 600 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức và sử dụng bộ câu hỏi tự điền về các yếu tố liên quan và các
mục đánh giá căng thẳng trong thang đo Căng thẳng, Lo âu Trầm cảm rút gọn
(DASS 21) để thu thập thông tin. Kết quả cho thấy tỷ lệ căng thẳng của điều
dưỡng tại bệnh viện Việt Đức là 18,5%. Các yếu tố liên quan tới căng thẳng
của điều dưỡng gồm tham gia công tác quản lý, mối quan hệ với đồng nghiệp
và mâu thuẫn với cấp trên. Cụ thể những điều dưỡng có kiêm nhiệm cả công
tác quản lý có nguy cơ bị căng thẳng cao gấp 5,2 lần (KTC 95% 1,5 – 18,1);
mối quan hệ với đồng nghiệp ở mức bình thường/ không tốt có nguy cơ căng
thẳng cao gấp 2,3 lần (KTC 95% 1,2 – 4,6); từng có mâu thuẫn với cấp trên

có nguy cơ căng thẳng cao gấp 4,3 lần (KTC 95% 1,9 – 9,4) so với nhóm so
sánh [41].
1.4. Tình hình nghiên cứu stress, lo âu và trầm cảm ở cha mẹ trẻ tự kỷ
trên thế giới và Việt Nam
Các vấn đề stress, lo âu và trầm cảm đã được tiến hành nghiên cứu rất
nhiều ở các nước trên thế giới được áp dụng các phương pháp và tiêu chuẩn
khác nhau.
Nghiên cứu của A. Jose, S. Gupta, S. Gulati và cộng sự (2017) cho biết
trong 125 bà mẹ tham gia nghiên cứu, có hơn ba phần tư (76,8%) báo cáo có


16

biểu hiện trầm cảm. Mức độ trầm cảm trong các bà mẹ có liên quan đáng kể
đến sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống của họ. Các bà mẹ có con bị tự
kỷ nặng (44,8%) có mứ c độ trầm cảm cao hơn các bà mẹ có trẻ tự kỷ mức độ
trung bình (29,6%) và mức độ nhẹ (25,6%) [42].
Một nghiên cứu khác được Davis và cộng sự tiến hành trên 54 gia đình
với 108 cha mẹ của những trẻ trong 3 tháng đầu mới được chẩn đoán tự kỷ
cho thấy: Tỷ lệ stress gặp ở 19% , trầm cảm gặp ở 25% và lo âu gặp ở 12% số
cha mẹ [43].
Một nghiên cứu mới đây của A. Rayan và M. Ahmad và cộng sự (2017)
tại Jordani tiến hành khảo sát 104 người cha / mẹ trẻ tự kỷ (31 người là cha
của trẻ). Tuổi trung bình của cha / mẹ là 36 tuổi. Kết quả cho thấy cha/mẹ
tham gia nghiên cứu có mức trầm cảm, lo âu và stress cao hơn bình thường
với tỷ lệ trầm cảm là 79,8%, lo âu là 85,6% và stress là 81,7% [44].
Cùng công bố năm 2017, M. Thullen và A. Bonsall (2017) báo cáo kết
quả trên 113 cha mẹ trẻ tự kỷ có tuổi trung bình là 39,9 ± 6,8 tuổi, 90% là mẹ
đẻ của trẻ. Tuổi trung bình của trẻ tự kỷ là 9,5 ± 2,5 tuổi, 81% là trẻ trai.
Nghiên cứu khảo sát bằng thang đo PSI-4-FS (Parenting Stress Inventory

Fourth Edition Short Form) cho thấy mức căng thẳng trung bình là 96,9 ±
23,2 điểm [45].
Al-Farsi và CS (2014), nghiên cứu trên 454 người chăm sóc trẻ mắc
chứng tự kỷ, chậm phát triển và trẻ bình thường, có tuổi trung bình của cha
mẹ là 39,7 ± 4,2 tuổi, 56% trong tổng số cha mẹ có độ tuổi dưới 40 tuổi.
Nhóm tác giả nhận thấy 41,2% số cha mẹ có stress, 43,8% có lo âu và 43 %
có trầm cảm [46]


×