Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – lợi ÍCH của VIỆC CUNG cấp DỊCH vụ kế HOẠCH hóa GIA ĐÌNH CHO NGƯỜI dân tại một HUYỆN THUỘC TỈNH QUẢNG BÌNH năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.91 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN CAO TƯỜNG

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA VIỆC
CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA
ĐÌNH CHO NGƯỜI DÂN TẠI MỘT HUYỆN
THUỘC TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN CAO TƯỜNG

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA VIỆC
CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA
ĐÌNH CHO NGƯỜI DÂN TẠI MỘT HUYỆN
THUỘC TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2017
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG


Mã số : 60 72 0301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến
2.TS. Nguyễn Thị Phương Lan

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội,
Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y
tế công cộng, Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế của
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, các Thầy Cô giáo của các
Bộ môn trong Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt,
trang bị cho tôi kiến thức trong suốt quá trình tôi học tập tại trường cũng như
quá trình làm luận văn tại địa phương.
Tôi cũng xin cảm ơn Sở Y tế, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản
tỉnh Quảng Bình, Trung tâm Y tế thành phố Đồng Hới, các Trạm y tế xã cùng
toàn bộ các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình triển khai, thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới hai cô hướng dẫn:
TS Nguyễn Thị Bạch Yến và TS Nguyễn Thị Phương Lan đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới người thân, học viên cùng lớp, bạn bè,
đồng nghiệp đã cùng tôi chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như triển khai, hoàn thiện luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2018
Học viên
Trần Cao Tường


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trần Cao Tường, học viên cao học khóa 25 Trường Đại học Y Hà Nội,
chuyên ngành Y tế Công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS Nguyễn Thị Bạch Yến và TS Nguyễn Thị Phương Lan.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, Ngày 04 Tháng 6 Năm 2018
Học viên

Trần Cao Tường


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BYT
BVĐK

Bộ Y tế
Bệnh viện đa khoa


TTYT
CCDV
SKSS
DS-KHHGĐ
BHYT
BHXH
KCB
SYT
TE

Trung tâm Y tế
Cung cấp dịch vụ
Sức khỏe sinh sản
Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Khám chữa bệnh
Sở Y tế
Trẻ em

TP
TW

Thành phố
Trung ương

NB

Lợi ích ròng


CBA

Phân tích chi phí – lợi ích


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................6
DANH MỤC BẢNG......................................................................................10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................1
DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Kế hoạch hóa gia đình......................................................................................................................... 3

1.1.1. Các khái niệm.....................................................................................3
1.1.2. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam và địa bàn
nghiên cứu.........................................................................................6
1.2. Một số khái niệm trong thai kỳ [11]:.................................................................................................. 11

1.2.1. Sẩy thai: là trường hợp thai và rau bị tống ra khỏi buồng tử cung trước
22 tuần (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối)......................................11
1.2.2. Thai chết trong tử cung (Thai chết lưu): là thai chết và lưu lại trong
buồng tử cung của người mẹ, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào khi
chưa có chuyển dạ............................................................................11
1.2.3. Phá thai: là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt
thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi, bao gồm:................11
1.2.4. Chuyển dạ: là một loạt hiện tượng diễn ra ở người có thai trong giai
đoạn cuối làm cho thai và bánh rau được đưa ra khỏi buồng tử cung

qua đường âm đạo............................................................................12
1.2. Phân tích chi phí – lợi ích (CBA):...................................................................................................... 12

1.2.1. Khái niệm phân tích chi phí – lợi ích:................................................12
1.2.2. Các bước trong phân tích chi phí lợi ích [15]:....................................12
1.2.3. Phân tích Chi phí – lợi ích trong KHHGĐ.........................................18
1.2.4. Tình hình nghiên cứu Chi phí – lợi ích của chương trình KHHGĐ trên
thế giới và tại Việt nam.....................................................................19
CHƯƠNG 2....................................................................................................22
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................22
2.1. Địa bàn nghiên cứu............................................................................................................................ 22


2.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................................... 22

2.2.1 .Tiêu chuẩn lựa chọn .........................................................................22
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...........................................................................22
2.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................... 23
Một số khái niệm...................................................................................................................................... 23
Chi phí /thanh toán của cơ quan BHYT: Chi phí/hoàn trả của BHYT được tính toán dựa trên quan điểm/
giả định như sau: (1) Chi phí quản lý chương trình BHYT: Theo luật BHYT 2008 sửa đổi năm 2015
về phân bổ và sử dụng quỹ BHYT 10% số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phòng và phí quản lý
quỹ BHYT, 90% số tiển đóng BHYT dành để hoàn trả cho chi phí khám, chữa bệnh của người tham
gia [39]; (2) Thanh toán của BHYT cho người dân trong nghiên cứu này là chi phí trực tiếp cho KCB
được ước tính với giả định được BHYT hoàn trả cho các đối tượng nghiên cứu 80% phí khám chữa
bệnh như quy định tại Quảng Bình.................................................................................................... 24

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................24
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................24

2.4.3. Cỡ mẫu.............................................................................................24
2.5. Các chỉ số nghiên cứu ....................................................................................................................... 25

2.5.1. Thông tin chung:...............................................................................25
2.5.2. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ:...................................................27
2.5.3. Lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu.
.........................................................................................................27
2.5.4. Lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu
được quy đổi sang tiền.....................................................................27
2.5.5. Lợi ích ròng và tỷ suất chi phí lợi ích từ cung cấp dịch vụ KHHGĐ. .27
2.6. Tính chi phí và lợi ích đạt được từ cung cấp dịch vụ..........................................................................27

2.6.1. Chi phí cung cấp dịch vụ...................................................................27
2.6.2. Đo lường lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ và ước tính lợi
ích đạt được bằng đơn vị tiền tệ........................................................28
2.6.3. Phân tích chi phí-lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người
dân tại địa bàn nghiên cứu................................................................32
2.7. Thu thập số liệu................................................................................................................................. 32

2.7.1. Số liệu về chi phí...............................................................................32
2.7.2. Số liệu về thông tin chung và các thông tin về sử dụng các BPTT/các
dịch vụ KHHGĐ..............................................................................33
2.8. Xử lý và phân tích số liệu:................................................................................................................. 34


2.9. Sai số và khống chế sai số.................................................................................................................. 34
2.10. Đạo đức nghiên cứu:........................................................................................................................ 35

CHƯƠNG 3....................................................................................................36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................36

3.1. Thông tin chung................................................................................................................................. 36

3.1.1. Thông tin về dân số và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản ở địa bàn nghiên cứu
.........................................................................................................36
3.1.2. Tình hình bệnh tật trẻ từ 0 đến 1 tuổi ở nhóm đối tượng nghiên cứu. .36
3.2. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở địa bàn nghiên cứu............................................37

3.2.1. Số lượng các loại dịch vụ KHHGĐ đã được khách hàng sử dụng tại
địa bàn nghiên cứu trong năm 2017..................................................37
3.2.2. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở địa bàn nghiên
cứu...................................................................................................38
Nhận xét:....................................................................................................39
Đối với triệt sản nam, nữ và đặt vòng, chi phí trực tiếp cho một lần sử dụng
dịch vụ được quy định tại địa phương đã bao gồm vật tư..................39
Ngoài thuốc uống tránh thai và BCS là dịch vụ không có giá, đối với thuốc
tiêm tránh thai cũng được miễn phí cho 1 lần tiêm, do đó chi phí của
thuốc tiêm tránh thai cũng là giá vật tư được phê duyệt đấu thầu......39
3.3. Ước tính lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu...................................40
Nhận xét:.................................................................................................................................................. 41
Bảng 3.7 trình bày tổng chi phí trực tiếp tiết kiệm được nhờ phòng ngừa được những trường hợp mang thai
ngoài ý muốn từ việc sử dụng các dịch vụ KHHGĐ trong năm 2017. Trong đó chi phí tiết kiệm được
do hạn chế số phụ nữ phá thai xấp xỉ sinh con và vượt xa so với chi phí tiết kiệm được do hạn chế trẻ
mắc bệnh thông thường. Ở đây chúng tôi giả định phương pháp xử lý sẩy thai là hút thai chân không
và thai lưu là phá thai bằng nong gắp, do đó chi phí tiết kiệm do hạn chế số phụ nữ phá thai bao gồm
cả sẩy thai và thai lưu........................................................................................................................ 41
3.4. Phân tích chi phí-lợi ích của việc sử dụng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình tại địa bàn nghiên cứu........41
3.5. Phân tích độ nhạy.............................................................................................................................. 42

.........................................................................................................................43
Biểu đồ 3.1 trình bày kết quả phân tích độ nhạy về ảnh hưởng của sự

thay đổi của các yếu tố đầu vào đối với lợi ích của của chương trình cung
cấp dịch vụ KHHGĐ tại thành phố Đồng Hới, khi có sự thay đổi một
trong những yếu tố đầu vào, các yếu tố khác giữ nguyên, lợi ích thu được
từ cung cấp các dịch vụ KHHGĐ luôn vượt chi phí đầu tư cho chương
trình (NB>0) trong đó, giả thiết về giảm chi phí dịch vụ y tế 10% có ảnh
hưởng lớn nhất đến chi phí-lợi ích của chương trình. Tuy vậy với giả thiết


này lợi nhuận đạt được vẫn vượt chi phí thực hiện chương trình
(180,27%).......................................................................................................43
Trường hợp tỷ lệ bệnh tật của trẻ biến động 10%, chỉ làm thay đổi nhẹ tỉ
lệ lợi ích ròng đạt được so với chi phí đầu tư. Trường hợp giảm chi phí
dịch vụ KHHGĐ xuống 10% và tăng chi phí các dịch vụ y tế (do tăng giá
viện phí) lên 10% thì tỉ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí cao hơn trường
hợp thực tế (245,97% và 242,51%)..............................................................44
Một trong những giả định gần với thực tế nhất là tỉ lệ người dân sử dụng
BPTT giảm đi lần lượt 10% và 20% thì tỉ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí
gần như giữ nguyên, điều này càng khẳng định tính bền vững của
chương trình. Một kịch bản khác là BHXH chỉ chi trả cho các dịch vụ
tránh thai dài hạn, lúc này tỉ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí đầu tư vượt
xa so với kết quả ban đầu (311%)................................................................44
CHƯƠNG 4....................................................................................................45
BÀN LUẬN....................................................................................................45
Bằng chứng về khía cạnh kinh tế y tế sẽ là một trong những cơ sở giúp
các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định phân bổ và sử dụng
nguồn lực trong bối cảnh nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm.
Nghiên cứu này nhằm cung cấp bằng chứng về chi phí, lợi ích và lợi ích
ròng của dịch vụ KHHGĐ nhằm vận động cơ quan BHXH chi trả cho
dịch vụ này. Kết quả cho thấy tỷ lệ lợi nhuận ròng thu được so với chi phí
đầu tư cho thực hiện chương trình KHHGĐ khá cao (211,%), đây là mức

xứng đáng để các nhà quản lý BHXH quan tâm trong hoạch định chính
sách về BHYT. ...............................................................................................45
4.1. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân tại địa bàn nghiên cứu..........................................45
4.2. Lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu................................................46
4.3. Phân tích chi phí - lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân tại địa bàn nghiên cứu. 49
4.4. Giới hạn của nghiên cứu.................................................................................................................... 50

KẾT LUẬN...................................................................................................52
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................54


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các chỉ số chung về dân số và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản tại địa
bàn nghiên cứu năm 2017.............................................................................36
Bảng 3.2. Tình hình bệnh tật trẻ từ 0 đến 1 tuổi ở nhóm đối tượng nghiên
cứu...................................................................................................................36
Bảng 3.3. Số lượng các loại dịch vụ KHHGĐ đã được khách hàng sử
dụng trong năm 2017....................................................................................37
Bảng 3.4. Giá dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu trong năm 2017. 38
Bảng 3.5. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ năm 2017 do chương trình
DS-KHHGĐ chi trả và trong trường hợp được BHYT chi trả (có cộng
thêm 10% phí quản lý BHYT).....................................................................39
Bảng 3.6. Số phụ nữ có thai ngoài ý muốn, số phụ nữ phá thai do có thai
ngoài ý muốn, số trẻ sinh trong năm dự phòng được nhờ sử dụng dịch vụ
KHHGĐ năm 2017........................................................................................40
Bảng 3.7. Chi phí trực tiếp tiết kiệm được trong năm 2017 do giảm số
phụ nữ có thai ngoài ý muốn........................................................................40
Bảng 3.8. Chi phí -lợi ích của cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn
nghiên cứu......................................................................................................42



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả phân tích độ nhạy xác định ảnh hưởng của những
yếu tố đầu vào với kết quả phân tích chi phí-lợi ích chương trình cung
cấp dịch vụ KHHGĐ ở thành phố Đồng Hới..............................................43

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 : Khung lý thuyết ước tính những tác động mà chương trình
KHHGĐ mong muốn đạt được qua các năm..............................................16
Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết phân tích chi phí-lợi ích của chương trình kế
hoạch hoá gia đình.........................................................................................26


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) lại là một trong các nội dung của chăm
sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em (CSSKBM-TE) trong chương trình chăm sóc sức
khỏe ban đầu (CSSKBĐ) đã được tuyên bố trong hội nghị Alma-Ata năm
1978 [1]. KHHGĐ làm giảm số lượng con, giãn khoảng cách sinh con, giảm
kích thước của mỗi gia đình sẽ giúp các thành viên trong gia đình, đặc biệt là
người mẹ có thể chăm sóc đứa trẻ tốt hơn, cũng như đảm bảo được sức khỏe
của chính mình.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) luôn được Đảng
và Nhà nước Việt Nam xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người. Trong 40 năm qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, công
tác DS-KHHGĐ đã có những kết quả đáng khích lệ: nhận thức của toàn xã
hội đã có bước chuyển rõ rệt, quy mô gia đình có một hoặc hai con được chấp

hành ngày càng rộng rãi; tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế, tỷ lệ tăng
dân số giảm tương ứng từ hơn 2% còn 1,32% năm 2016 [2].
Quảng Bình là một tỉnh miền Trung, gồm 6 huyện, 1 thị xã và 1 thành
phố. Trong khi các tỉnh, thành đã đạt mức sinh thay thế đang tập trung nguồn
lực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ cấu dân số và nâng cao chất
lượng dân số thì Quảng Bình hiện vẫn đang là một trong những tỉnh chưa đạt
mức sinh thay thế; tỷ số giới tính khi sinh có xu hướng mất cân đối ở một số
địa phương; chất lượng dân số còn hạn chế, nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản
chưa được giải quyết... Đến năm 2016 vẫn còn 23,5% các cặp vợ chồng
không sử dụng các BPTT [3],[4],[5] do khó khăn trong việc tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc SKSS- KHHGĐ.


2

Ngày 12/3/2015, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 818/QĐ-BYT về
việc Phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch
vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn
2015-2020” [6]. Với đề án 818 từ năm 2015 đến nay, các dịch vụ chăm sóc
SKSS/KHHGĐ chỉ cấp miễn phí cho các đối tượng thuộc hộ gia đình
nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống tại các xã đặc biệt khó khăn,
xã thuộc vùng có mức sinh cao và không ổn định, xã vùng biển. Nhiều
người dân chưa quen với các dịch vụ tiếp thị xã hội, nên đã ảnh hưởng
không nhỏ đến việc chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai.
Bên cạch đó, chương trình mục tiêu Quốc gia về Dân số - KHHGĐ đã bị
cắt trong giai đoạn 2016-2020, cùng với sự cắt giảm và kết thúc các dự án y tế
nói chung và dự án về SKSS - KHHGĐ nói riêng từ các tổ chức phi chính
phủ, là các thách thức lớn đối với người dân và ngành y tế.
Để tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ KHHGĐ cho người
dân, đưa KHHGĐ vào hệ thống Bảo hiểm y tế (BHYT) một giải pháp được

xem xét tới. Để có thể cung cấp bằng chứng cho vận động chính sách nhằm
đưa dịch vụ KHHGĐ vào trong các dịch vụ được BHYT hoàn trả, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: “Phân tích Chi phí – lợi ích của việc cung cấp dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình cho người dân tại một huyện thuộc tỉnh Quảng
Bình năm 2017” với mục tiêu:
1)

Tính chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở một huyện
thuộc tỉnh Quảng Bình năm 2017.

2)

Tính lợi ích đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại
địa bàn nghiên cứu.

3)

Phân tích chi phí-lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho
người dân tại địa bàn nghiên cứu.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Kế hoạch hóa gia đình
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Định nghĩa
- Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân,
cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và

khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách
nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình [7].
- Chương trình DS-KHHGĐ: là chương trình mục tiêu quốc gia. Một
trong những hoạt động của chương trình là cung cấp miễn phí các dịch
vụ/phương tiện tránh thai cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Mục tiêu của chương
trình là chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý để quy mô dân số sớm ổn định
trong khoảng 115 - 120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI; khống chế tốc độ
tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số về thể chất,
đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước [8].
1.1.1.2. Lợi ích của Kế hoạch hóa gia đình [9]:
Thực hiện KHHGĐ sẽ đem lại lợi ích cho các bà mẹ, lợi ích cho những
đứa trẻ được sinh ra, lợi ích đối với các cặp vợ chồng, đối với sự phát triển
kinh tế của gia đình và lợi ích đối với quốc gia.
- Lợi ích đối với bà mẹ: Tránh được những ốm đau do phải thường
xuyên mang thai, sinh đẻ. Khoảng cách giữa hai lần sinh từ 3 đến 5 năm giúp
người mẹ phục hồi, cải thiện sức khỏe sau khi sinh cả về thể chất và tinh thần.
Người mẹ có cơ hội được học tập, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn
và kỹ năng sống; có cơ hội tìm kiếm công việc làm và có thu nhập cao hơn…


4

- Lợi ích đối với trẻ em: Tránh được những ốm đau về thể chất, về tinh
thần do thiếu sự chăm sóc của cha, mẹ vì có đông con. Trẻ em có cơ hội được
nuôi dưỡng, đào tạo giáo dục toàn diện và đầy đủ hơn để phát triển mọi mặt.
- Lợi ích đối với cặp vợ chồng: Có điều kiện để chăm sóc cho nhau nhiều
hơn, có nhiều thời gian để chia sẻ hạnh phúc vợ chồng; tránh được sinh con quá
muộn có nguy cơ vừa ảnh hưởng sức khỏe của mẹ vừa ảnh hưởng tới sự phát triển
trí tuệ của bé; giúp các cặp vợ chồng được điều trị vô sinh để có con.

- Lợi ích đối với phát triển kinh tế gia đình: Giúp cho gia đình có điều
kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, có điều kiện mua sắm các trang
thiết bị, tiện nghi cần thiết trong gia đình, có điều kiện tích lũy tiền của cho
những kế hoạch tài chính trước mắt và lâu dài của gia đình.
- Lợi ích đối với quốc gia: Tránh được tình trạng đất chật người đông;
giảm bớt gánh nặng cho xã hội về nhu cầu giáo dục, chăm sóc y tế, nhà ở,
cung cấp điện, nước sinh hoạt, xây dựng hệ thống giao thông và hạn chế ô
nhiễm môi trường v.v.
1.1.1.3. Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình [9],[10],[11] :
- Đặt dụng cụ tử cung: Đặt DCTC là một BPTT tạm thời và hiệu quả.
DCTC hiện có 2 loại: loại chứa đồng (Ví dụ: TCu-380A, Multiload Cu-375 và
GyneFix®...) được làm từ một thân plastic với các vòng đồng hoặc dây đồng,
và loại giải phóng levonorgestrel có một thân chữ T bằng polyethylen chứa 52
mg levonorgestrel, giải phóng 20 μg hoạt chất/ngày. DCTC TCu-380A có tác
dụng trong 10 năm và DCTC giải phóng levonorgestrel có tác dụng tối đa 5
năm. Khách hàng nhiễm HIV hay có bạn tình nhiễm HIV có thể sử dụng
DCTC nhưng cần lưu ý là BPTT này không giúp ngăn ngừa NKLTQĐTD và
HIV/AIDS.


5

- Triệt sản nam/nữ:
• Triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh là BPTT vĩnh
viễn dành cho nam giới bằng cách làm gián đoạn ống dẫn tinh dẫn đến không
có tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. Đây là biện pháp thực hiện một lần có
tác dụng tránh thai suốt đời vì thế khách hàng cần được tư vấn kỹ trước khi
quyết định thực hiện. Đây là một thủ thuật ngoại khoa đơn giản và an toàn.
Hiệu quả tránh thai rất cao (trên 99,5%) và triệt sản nam không có ảnh hưởng
đến sức khỏe và sinh hoạt tình dục.

•Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là một phẫu thuật
làm gián đoạn vòi tử cung, không cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện thụ
tinh. Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, hiệu quả tránh thai rất cao
(trên 99%) và không ảnh hưởng đến sức khỏe, quan hệ tình dục.
- Thuốc cấy tránh thai: Thuốc cấy tránh thai là BPTT tạm thời có chứa
progestin. Hiện nay thuốc cấy tránh thai có hai loại: (i) Loại một nang (que)
mềm, hình trụ, vỏ bằng chất dẻo sinh học,(ví dụ: Implanon chứa 68 mg
etonogestrel, có tác dụng tránh thai trong 3 năm), và (ii) Loại 2 nang, (ví dụ:
Femplant, mỗi que chứa 75mg hoạt chất Levonorgestrel, tổng hàm lượng hoạt
chất Levonogestrel của 2 que là 150mg), có tác dụng tránh thai trong 4 năm.
- Thuốc tiêm tránh thai: Thuốc tiêm tránh thai là BPTT tạm thời, chứa
nội tiết progestin. Thuốc tiêm tránh thai hiện có hai loại: (i) DMPA (depot
medroxygenprogesteron acetat) 150 mg, có tác dụng tránh thai 3 tháng, và (ii)
NET-EN (norethisteron enantat) 200 mg, có tác dụng tránh thai 2 tháng.
- Viên uống tránh thai đơn thuần (Progestin), kết hợp (Estrogen +
Progestin), khẩn cấp
Bao cao su:
- Bao cao su là một BPTT tạm thời, hiệu quả, an toàn và rẻ tiền. Bao cao


6

su là BPTT có tác dụng bảo vệ kép: vừa có tác dụng tránh thai vừa giúp
phòng NKLTQĐTD và HIV/AIDS. Khách hàng nhiễm HIV hoặc có bạn tình
nhiễm HIV nên sử dụng bao cao su để tránh thai và phòng NKLTQĐTD/HIV.
Bao cao su có hai loại: loại sử dụng cho nam và loại sử dụng cho nữ.
- Chất diệt tinh trùng
- Tính ngày rụng trứng
Căn cứ vào số ngày mỗi vòng kinh để tính được ngày dự kiến sẽ có kinh
lần sau.

- Xuất tinh ngoài
- Cho con bú vô kinh.
1.1.2. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam và địa bàn
nghiên cứu
1.1.2.1 Tại Việt Nam [12]
Đảng và Nhà nước ta sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc giải
quyết các vấn đề dân số đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; đồng thời xác định việc kiểm soát
quy mô dân số, giảm tốc độ gia tăng quy mô dân số là vấn đề trọng tâm.
Quyết định số 216-CP ngày 26-12-1961 của Chính phủ về việc sinh đẻ có
hướng dẫn, đánh dấu sự khởi đầu cho chương trình dân số Việt Nam, hướng
đến mục tiêu giảm mức sinh đẻ để kiểm soát tốc độ tăng dân số ở miền Bắc.
Sau khi đất nước thống nhất, DS-KHHGĐ được triển khai trên phạm vi
cả nước. Tuy nhiên, do trong bối cảnh kinh tế-xã hội hết sức khó khăn lại bị
bao vây, cấm vận, chưa xác định được cách làm phù hợp, thiếu một tổ chức
chuyên trách chăm lo cho công tác này cộng với cơ chế quản lý kém hiệu
quả… nên kết quả đạt được còn hạn chế. Liên tục qua 3 kỳ Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1981) và lần thứ VI (1986), công tác DSKHHGĐ tuy đã đạt được một số kết quả, song mục tiêu giảm tỷ lệ phát triển


7

dân số hàng năm xuống mức 1,7% đều không đạt được.
Theo kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 1989, dân số Việt
Nam ở thời điểm này là 64,4 triệu người, tăng gấp 2,2 lần so với năm 1960.
Tỷ lệ phát triển dân số vẫn còn ở mức 2,3%, số con trung bình của mỗi cặp vợ
chống là gần 4 con, số dân tăng lên hàng năm khoảng 1,5 triệu người, tương
đương dân số của một tỉnh.
Căn cứ vào số liệu của cuộc Tổng Điều tra nêu trên và tốc độ đạt kết
quả trong gần 30 năm triển khai công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam kể từ khi

bắt đầu vào năm 1961, Quỹ dân số Liên hợp quốc đã dự báo quy mô dân số
Việt Nam sẽ đạt mức 128 triệu người vào năm 2025 và 158 triệu người trước
thời điểm giữa thế kỷ XXI.
Trước tình hình công tác DS-KHHGĐ chậm đạt được kết quả, xác định
“tốc độ gia tăng dân số quá nhanh là một yếu tố cản trở sự phát triển kinh tếxã hội, hạn chế những nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Nếu
tình hình trên vẫn tiếp tục diễn ra sẽ đặt nước ta trước những khó khăn rất
lớn”, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ban
hành Nghị quyết về chính sách DS-KHHGĐ.
Với Nghị quyết này, lần đầu tiên Đảng ta có một văn bản hoàn chỉnh và
khoa học về chính sách dân số. Nghị quyết xác định 5 quan điểm, 3 giải pháp
chủ yếu để triển khai có kết quả công tác dân số. Trong đó tập trung đầu tư
ngân sách nhà nước, xây dựng bộ máy chuyên trách và huy động sự tham gia
của toàn xã hội, khẳng định vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số. Hướng đến “thực hiện gia đình ít con, tạo
điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”, Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ
thể đạt mức sinh thay thế - “bình quân toàn xã hội, mỗi gia đình (cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ) có 2 con vào năm 2015, tiến đến ổn định quy mô


8

dân số vào giữa thế kỷ XXI”.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII của Đảng,
Chính phủ đã phê duyệt các Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000, Chiến
lược Dân số Việt Nam 2001-2010. Để đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót
trong quá trình thực hiện, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như
Chỉ thị 50/CT-TW ngày 5-3-1995 của Ban Bí thư Trung ương, Nghị quyết 47NQ/TW ngày 23-5-2005 của Bộ Chính trị và nhiều văn bản khác.
Từ năm 2006 đến nay, nước ta đã duy trì tổng tỷ suất sinh ổn định trong
khoảng 2,0-2,1 con (năm 2015 là 2,10 con). Với quy mô dân số và số người
tăng thêm bình quân hàng năm như hiện nay, Việt Nam đã thực hiện vượt mức

chỉ tiêu chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020. Quy mô
dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015 và 98 triệu người vào
năm 2020, tiến tới ổn định quy mô dân số khoảng 115-120 triệu người vào
giữa thế kỷ 21. Chất lượng dân số từng bước được nâng lên với chỉ số phát
triển con người (HDI) tăng từ 0,573 điểm năm 2005 lên 0,638 điểm năm
2013, xếp thứ 121/187 nước tham gia xếp hạng. Tuổi thọ của người Việt Nam
tăng từ 72 tuổi năm 2005 lên 73,2 tuổi năm 2014 và hiện ở mức cao hơn so
với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Những thành quả
bước đầu góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện thắng lợi các
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập
bình quân đầu người, cải thiện đời sống, đóng góp cho sự phát triển bền vững
của đất nước.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, dân số Việt
Nam cũng đang bước vào giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu chưa từng có trong
lịch sử phát triển nhân khẩu và lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Mức
sinh và mức chết giảm đã làm cho Việt Nam chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số
trẻ, bước vào thời kỳ cơ cấu dân số "vàng" và tiếp theo là giai đoạn "già hoá
dân số". Các dòng di cư diễn ra ngày càng mạnh với cường độ lớn và số


9

lượng người di cư ngày càng đông...
Bên cạnh những lợi thế của thời kỳ chuyển đổi nhân khẩu, nhiều thách
thức và những vấn đề mới nảy sinh trong công tác dân số có ý nghĩa quan
trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Đó là mức sinh
biến động chưa ổn định và khoảng cách chênh lệch mức sinh giữa các khu
vực chưa được khắc phục; cơ cấu dân số có sự biến đổi, mất cân bằng giới
tính khi sinh ở mức cao. Theo kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm
2009, Việt Nam đã bước vào thời kỳ mà các nhà nhân khẩu học và kinh tế gọi

là thời kỳ cơ hội dân số vàng, già hóa dân số với tốc độ rất nhanh; tình trạng
di cư diễn ra mạnh mẽ làm thay đổi cơ cấu và phân bố dân cư...
1.1.2.2. Tại địa bàn nghiên cứu:
Tỉnh Quảng Bình thuộc khu vực Bắc miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh Hà
Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây
giáp Lào. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 8.065 km2. Dân số năm 2014 là
868.174 người. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện; bao gồm thành phố
Đồng Hới là trung tâm của tỉnh; có 5 huyện, thị xã giáp biển và 2 huyện miền
núi. Toàn tỉnh có 159 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 17 phường, 07 thị
trấn và 135 xã.
Là tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn về
người và tài sản, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của nhân dân.
Với địa hình đa dạng, việc phát triển hệ thống y tế ở vùng ven biển và
đồng bằng thuận lợi hơn do dân cư tập trung đông. Ở miền núi, đối với những
nơi có đường quốc lộ đi qua, tốc độ phát triển kinh tế ổn định thì công tác y tế
được quan tâm đáng kể. Phần lớn các xã miền núi còn lại do địa hình chia cắt,
đèo dốc, là xã đặc biệt khó khăn đang phải đẩy mạnh việc xoá đói giảm
nghèo, do đó công tác y tế đang đối mặt với nhiều thách thức.[3], [13]
Quảng Bình với mức sinh còn cao, tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở


10

lên giảm chậm và chưa thật vững chắc, đang có chiều hướng gia tăng trở lại ở
một số địa phương, số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
năm 2010 là 2,39 con tăng lên 2,52 con năm 2015; tỷ số giới tính khi sinh có
biểu hiện mất cân đối. Chất lượng dân số hiện đang ở mức thấp so với các
tỉnh, thành trong cả nước, vẫn thuộc nhóm các tỉnh có chỉ số phát triển con
người ở mức trung bình. Tuổi thọ có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với tuổi thọ
trung bình của toàn quốc. Tỷ lệ người cao tuổi tăng cao nhưng chế độ an sinh

xã hội chưa bảo đảm, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi còn thiếu về số lượng
và chất lượng. Thực tế cho thấy, hiện nay, chất lượng dân số chưa có những
cải thiện đột phá. Hệ thống y tế đã được nâng cấp, song ở một số nơi vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tình trạng người nghèo
bị bệnh chưa được điều trị đúng mức vẫn còn. Tình trạng trẻ em suy dinh
dưỡng, trẻ em và phụ nữ phải lao động nặng nhọc còn khá phổ biến ở nông
thôn, miền núi…
Trước thực tế đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1025/KHUBND ngày 4-7-2016 về việc thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh
sản (DS/SKSS) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, trong đó
đánh giá kết quả thực hiện công tác DS/SKSS giai đoạn 2011-2015 và kế
hoạch hoạt động giai đoạn 2016-2020 với những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trên
cả 3 lĩnh vực quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, cụ thể như: Phấn đấu đạt
mức sinh thay thế vào năm 2020 và duy trì tốc độ dân số hợp lý, khống chế
tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh; tăng cường tiếp cận các dịch vụ có
chất lượng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, ưu tiên
những vùng khó khăn nhằm thu hẹp sự khác biệt về các chỉ số sức khỏe bà mẹ
và trẻ em giữa các vùng miền; giảm nhu cầu chưa được đáp ứng về sức khỏe
sinh sản/KHHGĐ cho nhóm đối tượng VTN/TN... Việc tập trung thực hiện
các mục tiêu, chỉ tiêu được đề ra trong 5 năm tới (2016-2020) sẽ đưa công tác


11

DS/SKSS tỉnh nhà có những bước tiến đáng kể trong giai đoạn mới, góp phần
quan trọng để ổn định quy mô dân số, giải quyết các vấn đề về cơ cấu dân số
và nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. [4]
Các dịch vụ KHHGĐ hiện đang được cung cấp tại các cơ sở y tế công trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình gồm:
+ Biện pháp tránh thai vĩnh viễn: Triệt sản nam, triệt sản nữ;
+ Các biện pháp dài hạn: đặt dụng cụ tử cung, que cấy tránh thai

(implanon);
+ Các biện pháp ngắn hạn gồm: Bao cao su, viên uống tránh thai, thuốc
tiêm tránh thai; thuốc tránh thai khẩn cấp. [3]
1.2. Một số khái niệm trong thai kỳ [11]:
1.2.1. Sẩy thai: là trường hợp thai và rau bị tống ra khỏi buồng tử cung trước
22 tuần (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối).
Xử trí:
- Sẩy thai hoàn toàn: Cho uống kháng sinh
- Sẩy thai không hoàn toàn: Nạo sót rau, hút sạch buồng tử cung
1.2.2. Thai chết trong tử cung (Thai chết lưu): là thai chết và lưu lại trong
buồng tử cung của người mẹ, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào khi chưa có
chuyển dạ.
Xử trí:
- Tuổi thai dưới 12 tuần: Hút thai, kết hợp dùng thuốc
- Tuổi thai trên 12 tuần: Gây khởi phát chuyển dạ bằng misoprostol 100 mcg
- Thai chết trong tử cung ở 3 tháng cuối: mổ lấy thai
1.2.3. Phá thai: là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt
thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi, bao gồm:
- Phá thai bằng phương pháp ngoại khoa: Sử dụng các thủ thuật qua cổ
tử cung để chấm dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không, nong và gắp.
- Phá thai bằng thuốc: Sử dụng thuốc để gây sẩy thai. Đôi khi thuật ngữ


12

“phá thai nội khoa” cũng được sử dụng để mô tả phương pháp này.
1.2.4. Chuyển dạ: là một loạt hiện tượng diễn ra ở người có thai trong giai
đoạn cuối làm cho thai và bánh rau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua
đường âm đạo.
Một số thủ thuật trong quá trình chuyển dạ:

- Đỡ đẻ thường ngôi chỏm là thủ thuật tác động vào thì sổ thai để giúp
cuộc đẻ được an toàn theo đường âm đạo, không cần can thiệp (trừ trường
hợp cắt tầng sinh môn).
- Mổ lấy thai trong trường hợp ngôi bất thường không thuận lợi cho đỡ
đẻ thường, song thai kèm yếu tố đẻ khó, đa thai từ 3 trở lên…
1.2. Phân tích chi phí – lợi ích (CBA):
1.2.1. Khái niệm phân tích chi phí – lợi ích:
Phân tích chi phí – lợi ích là một phương pháp đánh giá kinh tế toàn
diện bởi vì kết quả của chương trình/can thiệp được đo lường và định giá trị.
Khác với phân tích chi chi phí- hiệu quả hay phân tích chi phí thoả dụng, kết
quả được đo lường bằng các chỉ số dịch tễ học tự nhiên hoặc QALY, DALY,
lợi ích trong phân tích tích chi phí – lợi ích được chuyển đổi thành tiền [15] .
1.2.2. Các bước trong phân tích chi phí lợi ích [15]:
- Xác định mục tiêu của chương trình
- Xác định và tính chi phí của chương trình
- Xác định lợi ích quy đổi ra đơn vị tiền tệ
- Tính toán chi phí – lợi ích
1.2.2.1.Xác định và tính chi phí chương trình CSSK
Khái niệm chi phí
Chi phí bao gồm số tiền, thời gian, lao động hoặc các chi tiêu khác cần
thiết để sở hữu điều gì đó hoặc để đạt được mục đích. Chi phí thường được thể
hiện dưới dạng tiền tệ song chi phí không phải là giá cả mà chỉ thể hiện nguồn.
Phương pháp tính chi phí cung cấp dịch vụ
Người ta thường sử dụng cách tính chi phí theo nguồn gốc chi tiêu.


13

Phương pháp này phân chia chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Trong chi phí trực tiếp có chi phí trực tiếp cho điều trị và không cho điều trị.

Cách phân loại đó được thể hiện như sau:
Chi phí trực tiếp: Gồm có chi phí trực tiếp cho y tế, và chi phí trực tiếp
không cho y tế.
- Chi phí trực tiếp cho y tế được xác định là những nguồn lực được người
cung cấp dịch vụ sử dụng trong cung cấp chăm sóc sức khỏe. Ví dụ chi phí y
tế trực tiếp cho người bệnh điều trị là : 1) chi phí khám bệnh ; 2) chi phí xét
nghiệm ; 3) chi phí chẩn đoán hình ảnh ; 4) chi phí thăm dò chức năng ; 5) chi
phí thuốc ; 6) chi phí vật tư tiêu hao,….[15], [16], [17], [18], [19].
- Chi phí trực tiếp không cho y tế là tiền chi trả từ túi người bệnh cho các
khoản chi không cho khám chữa bệnh. Loại chi phí này gồm : 1) chi phí đi lại
từ nhà đến bệnh viện, phòng khám và ngược lại ; 2) chi phí ăn uống và ở trọ
của người bệnh, người thân đi cùng, cho những thành viên ở nơi khác đến ; 3)
chi phí cho các dịch vụ chăm sóc tại nhà ; 4) chi phí cho đóng bảo hiểm ; chi
phí cho điều trị mà người bệnh tự chi trả.
Chi phí trực tiếp không cho y tế là chi phí trực tiếp cho người bệnh nhưng
không phải cho khám chữa bệnh mà chi cho hoạt động chăm sóc y tế. Chi phí
này người bệnh phải tự chi trả từ tiền túi của mình mà không được BHYT
thanh toán. Ví dụ chi phí trực tiếp không cho y tế: ăn, ở, đi lại, người chăm
sóc. Nghiên cứu về chi phí trực tiếp ngoài y tế sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo,
quản lý thấy những tác động, nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn của những chi phí trực
tiếp không cho điều trị đến người bệnh, BHYT, cơ sở y tế và có các chính
sách, định hướng, chiến lược phù hợp với tình hình thực tế [19], [20], [21].
Chi phí gián tiếp: ảnh hưởng kinh tế chung với cuộc đời người bệnh.
Những chi phí này gồm: 1) mất thu nhập do tạm thời hoặc một phần hoặc
vĩnh viễn thương tật; 2) sự giúp đỡ không được chi trả của người nhà bệnh
nhân trong chăm sóc người bệnh ; 3) mất thu nhập cho thành viên trong gia
đình do phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc người bệnh. Cũng như chi phí không


14


cho y tế, chi phí gián tiếp là một khoản thực tế bệnh nhân phải chi trả, tách
khỏi người cung cấp dịch vụ - nhưng có thể có ảnh hưởng đến chi phí điều trị
của người cung cấp dịch vụ. Ví dụ bệnh nhân không có việc làm có thể họ sẽ
không có khả năng chi trả cho điều trị. Sự khó khăn về kinh tế có thể ảnh
hưởng đến kết quả điều trị, dẫn đến những biến chứng nặng nề do dùng thuốc
điều trị không đúng liều vì bệnh nhân tự giảm liều hoặc sử dụng không đủ
liều theo đơn thuốc của bác sỹ để tiết kiệm tiền. Nhà cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe có thể phải chịu những chi phí thêm để giải quyết các biến
chứng. Sự khó khăn về kinh tế có thể dẫn đến việc bệnh nhân bỏ không đến
khám lại, dẫn đến vấn đề cho người cung cấp dịch vụ như đã mô tả ở phần
trước ở chi phí không cho điều trị [22], [23], [24], [25].
Chi phí trực tiếp và Chi phí gián tiếp được biểu diễn theo sơ đồ sau[26]

Sơ đồ 1: Phân loại chi phí
Quan điểm trong tính chi phí [17], [27]:
- Quan điểm chi phí đề cập đến người, cơ quan, tổ chức, hệ thống chịu trách
nhiệm các khoản chi phí của hàng hóa, dịch vụ, hoạt động (Ai phải chi trả?)
- Phân tích chi phí được thực hiện trên các quan điểm khác nhau:
+ Quan điểm chi phí từ phía người bệnh: là chi phí người bệnh phải chi
trả khi sử dụng các dịch vụ y tế.


×