Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HÌNH THÁI RĂNG cửa GIỮA hàm TRÊN, HÌNH DẠNG CUNG RĂNG và KHUÔN mặt ở NGƯỜI tày từ 18 đến 25 TUỔI tại LẠNG sơn năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LƯƠNG NGỌC KHÁNH

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HÌNH THÁI
RĂNG CỬA GIỮA HÀM TRÊN, HÌNH
DẠNG CUNG RĂNG VÀ KHUÔN MẶT
Ở NGƯỜI TÀY TỪ 18 ĐẾN 25 TUỔI
TẠI LẠNG SƠN NĂM 2017

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LƯƠNG NGỌC KHÁNH

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HÌNH THÁI
RĂNG CỬA GIỮA HÀM TRÊN, HÌNH
DẠNG CUNG RĂNG VÀ KHUÔN MẶT
Ở NGƯỜI TÀY TỪ 18 ĐẾN 25 TUỔI


TẠI LẠNG SƠN NĂM 2017
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: CK62.72.28.15

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hoàng Việt Hải

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội; Ban
lãnh đạo, Phòng Đào tạo và QLKH, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt đã cùng
dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho tôi trong
vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.Hoàng Việt Hải, người Thầy đã tận
tâm dìu dắt, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Mạnh Dũng đã tạo
điều kiện, đồng ý cho tôi được tham gia và lấy số liệu trong đề tài nhà nước
mà PGS làm chủ nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi.
Cuối cùng tự đáy lòng mình tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới
gia đình thân yêu của tôi, những người luôn luôn thông cảm, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 16 tháng 10 năm 2018

Lương Ngọc Khánh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Lương Ngọc Khánh
Học viên lớp CKII khóa 30, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, trường Đại
học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Hoàng Việt Hải .
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, Ngày 16 tháng 10 năm 2018
Người viết cam đoan

Lương Ngọc Khánh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ

Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..........................................................................3
1.1. Giải phẫu răng cửa giữa hàm trên...........................................................3
1.1.1. Đại cương răng cửa giữa hàm trên...................................................3
1.1.2. Mô tả chi tiết các mặt răng cửa hàm trên.........................................3
1.2. Tổng quan hình dạng, kích thước cung răng và khuôn mặt....................7
1.2.1. Hình dạng cung răng........................................................................7
1.2.2. Kích thước cung răng.......................................................................9
1.2.3. Phân tích dạng khuôn mặt theo Celébie và Jerolimov...................12
1.2.4. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái cung răng của người Việt
trưởng thành......................................................................................13
1.3. Mối liên hệ về hình dạng cung răng với hình thể răng cửa giữa hàm
trên và với hình dạng của khuôn mặt......................................................14
1.4. Giới thiệu về người dân tộc Tày...........................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........20
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................21
2.2.1. Thời gian........................................................................................21


2.2.2. Địa điểm.........................................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................21
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..............................................................21
2.4. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu.....................................................22
2.5. Các bước nghiên cứu............................................................................23
2.5.1. Lập danh sách đối tượng nghiên cứu..............................................23

2.5.2. Khám lâm sàng...............................................................................23
2.5.3. Tiến hành lấy mẫu hàm, chụp ảnh chuẩn hóa.................................23
2.5.4. Phân tích trên mẫu..........................................................................26
2.6. Các phương pháp nghiên cứu trên mô mềm.........................................29
2.6.1. Phép đo trực tiếp.............................................................................29
2.6.2. Phép đo trên ảnh chụp....................................................................30
2.7. Các chỉ số nghiên cứu...........................................................................30
2.7. Sai số và biện pháp khống chế sai số....................................................31
2.7.1. Sai số..............................................................................................31
2.7.2. Cách khống chế sai số....................................................................31
2.8. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................32
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................33
3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...............................33
3.1.1. Phân bố theo giới............................................................................33
3.1.2. Phân bố theo khớp cắn Angle.........................................................34
3.2. Hình dạng của răng cửa giữa hàm trên, cung răng hàm trên và khuôn
mặt ở người Tày từ 18 đến 25 tuổi tại Lạng Sơn năm 2017...................35
3.2.1. Hình dạng của răng cửa giữa hàm trên...........................................35
3.2.2. Hình dạng cung răng hàm trên.......................................................37
3.2.3. Hình dạng mặt trên ảnh chuẩn hóa.................................................40


3.3. Mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa với hình dạng cung răng
hàm trên và hình thể khuôn mặt ở nhóm đối tượng trên.........................43
3.3.1. Mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa với hình dạng cung
răng hàm trên....................................................................................43
3.3.2. Mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa với hình dạng khuôn mặt....45
3.3.3. Mối tương quan giữa hình dạng cung răng hàm trên và hình dạng
khuôn mặt..........................................................................................47

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................50
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu....................................................................50
4.1.1. Phân bố giới....................................................................................50
4.1.2. Phân bố khớp cắn...........................................................................51
4.1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................51
4.2. Hình dạng của răng cửa giữa hàm trên, cung răng hàm trên và khuôn
mặt ở người Tày từ 18 đến 25 tuổi tại Lạng Sơn năm 2017...................53
4.2.1. Hình dạng của răng cửa giữa hàm trên...........................................53
4.2.2. Hình dạng cung răng hàm trên.......................................................56
4.2.3. Hình dạng khuôn mặt.....................................................................60
4.3. Nhận xét mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa với hình dạng
cung răng hàm trên và hình thể khuôn mặt ở nhóm đối tượng trên........63
4.3.1. Mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa với hình dạng cung
răng hàm trên....................................................................................63
4.3.2. Mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa với hình dạng khuôn mặt....65
4.3.3. Mối tương quan giữa hình dạng cung răng hàm trên và hình dạng
khuôn mặt..........................................................................................66
KẾT LUẬN....................................................................................................70
KIẾN NGHỊ...................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CL0
CLI
CLII
CLIII
CPW
CW

D31
d31
D61
d61
Ft - Ft
Go - Go
HDCR
IW
R33
r33
R66
r66
RCG
TL %
Zyg - Zyg

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:

Khớp cắn bình thường
Khớp căn sai loại I
Khớp cắn sai loại II
Khớp cắn sai loại III
Chiều rộng thân răng giữa hai điểm tiếp xúc với răng bên cạnh
Chiều rộng vùng cổ răng
Chiều dài cung răng trước hàm trên
Chiều dài cung răng trước hàm dưới
Chiều dài cung răng sau hàm trên
Chiều dài cung răng sau hàm dưới
Chiều rộng giữa hai xương thái dương
Chiều rộng hàm dưới
Hình dạng cung răng
Chiều rộng vùng rìa cắn
Chiều rộng cung răng trước hàm trên
Chiều rộng cung răng trước hàm dưới
Chiều rộng cung răng sau hàm trên
Chiều rộng cung răng sau hàm dưới
Răng cửa giữa
Tỷ lệ phần tram
Chiều rộng giữa hai xương gò má



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.

Hệ thống các chỉ số nghiên cứu...................................................30

Ý nghĩa của hệ số tương quan ....................................................32
Sự phân bố theo khớp cắn Angle giữa nam và nữ.......................34
Tỉ lệ hình dạng răng cửa giữa hàm trên theo giới.......................35
Tỉ lệ hình dạng răng cửa giữa hàm trên theo loại khớp cắn........36
Kích thước răng cửa giữa hàm trên theo giới..............................36
Kích thước răng cửa giữa hàm trên theo loại khớp cắn..............37
Tỉ lệ các hình dạng cung răng hàm trên theo giới.......................38
Tỉ lệ các hình dạng cung răng hàm trên theo khớp cắn...............38
Kích thước, tỉ lệ cung răng hàm trên theo giới............................39
Kích thước, tỉ lệ cung răng hàm trên theo loại khớp cắn............39
Kích thước, tỉ lệ cung răng hàm trên theo hình dạng cung răng
hàm trên.......................................................................................40
Tỉ lệ hình dạng mặt theo giới......................................................41
Tỉ lệ hình dạng mặt theo loại khớp cắn.......................................41
Kích thước khuôn mặt theo giới..................................................42
Kích thước khuôn mặt theo loại khớp cắn..................................42
Kích thước khuôn mặt theo hình dạng mặt.................................42
Sự đồng dạng giữa hình dạng răng cửa giữa hàm trên và hình
dạng cung răng hàm trên.............................................................43
Sự đồng dạng giữa hình dạng răng cửa giữa và hình dạng khuôn mặt.....45
Sự phù hợp giữa hình dạng cung răng và hình dạng khuôn mặt. 47
So sánh chiều rộng thân răng với các nghiên cứu trước đó........56
So sánh kết quả hình dạng cung răng với một số tác giả trong
nước khác....................................................................................57
Kích thước cung răng hàm trên trung bình theo các dạng..........59
So sánh kích thước khuôn mặt ở nam với các tác giả khác...............62
So sánh kích thước ngang khuôn mặt ở nữ với các tác giả khác.....62
So sánh tỷ lệ đồng dạng giữa hình thể răng cửa giữa hàm trên với
hình dạng cung răng....................................................................64



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Sự phân bố đối tượng theo giới...............................................33

Biểu đồ 3.2.

Sự phân bố đối tượng theo khớp cắn Angle ...........................34

Biểu đồ 3.3.

Tỉ lệ các hình dạng răng cửa giữa hàm trên............................35

Biểu đồ 3.4.

Tỉ lệ các hình dạng cung răng hàm trên..................................37

Biểu đồ 3.5.

Tỉ lệ các hình dạng khuôn mặt................................................40

Biểu đồ 3.6.

Sự đồng dạng giữa hình dạng răng cửa giữa và hình dạng cung
răng hàm trên theo giới...........................................................43

Biểu đồ 3.7.

Mối tương quan giữa hình dạng răng cửa giữa và hình dạng

cung răng hàm trên..................................................................44

Biểu đồ 3.8.

Sự đồng dạng giữa hình thể răng cửa giữa và hình dạng khuôn
mặt theo giới...........................................................................45

Biểu đồ 3.9.

Mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa và hình dạng
khuôn mặt................................................................................46

Biểu đồ 3.10. Sự đồng dạng giữa hình dạng cung răng và hình dạng khuôn
mặt theo giới...........................................................................47
Biểu đồ 3.11. Mối tương quan giữa hình dạng cung răng và hình dạng khuôn mặt...48
Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ đồng dạng chung giữa răng cửa giữa hàm trên, cung răng
và khuôn mặt...........................................................................49
Biểu đồ 4.1.

Chiều rộng vùng cổ răng.........................................................52

Biểu đồ 4.2.

Chiều rộng thân răng...............................................................52

Biểu đồ 4.3.

Chiều rộng rìa cắn...................................................................52

Biểu đồ 4.4.


Chiều rộng trán........................................................................52

Biểu đồ 4.5.

Chiều rộng mặt........................................................................52

Biểu đồ 4.6.

Chiều rộng hàm dưới..............................................................52


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1.

Mặt môi răng cửa giữa hàm trên ..................................................3

Hình 1.2.

Điểm tiếp giáp các răng cửa hàm trên .........................................4

Hình 1.3.

Mặt lưỡi răng cửa giữa hàm trên ..................................................4

Hình 1.4.

Hình cắt ngang qua cổ răng .........................................................5

Hình 1.5.


Mặt gần răng cửa giữa hàm trên ..................................................5

Hình 1.6.

Mặt xa răng cửa giữa hàm trên ....................................................6

Hình 1.7.

Rìa cắn nhìn chếch phía lưỡi ........................................................7

Hình 1.8.

Các cung răng chủ yếu .................................................................9

Hình 1.9.

Phân loại khuôn mặt theo Celébie A. và Jerolimov V. ...............12

Hình 1.10. Bộ ba Nelson ..............................................................................15
Hình 2.1.

Máy ảnh, ống kính và thước cặp điện tử.....................................22

Hình 2.2.

Mẫu hàm tiêu chuẩn....................................................................24

Hình 2.3.


Hình thể răng cửa giữa hàm trên phân loại theo phương pháp của
Celébie và Jerolimov...................................................................26

Hình 2.4.

Các kích thước ngang xác định hình thể răng cửa......................27

Hình 2.5.

Các thước xác định hình dạng cung răng....................................27

Hình 2.6.

Phương pháp xác định hình dạng cung răng...............................28

Hình 2.7.

Cách đo kích thước thân răng.....................................................28

Hình 2.8.

Các điểm mốc xác định trên khuôn mặt......................................29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái răng cửa giữa hàm trên, hình
dạng cung răng và khuôn mặt là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với
các nhà nghiên cứu về hình thái, các nhà nhân chủng học mà còn cả với các

nhà thực hành lâm sàng. Hiểu rõ mối liên quan này sẽ giúp các nhà lâm sàng
có thể can thiệp điều trị thích hợp vào những thời điểm cụ thể, để đem lại
hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân cũng như tiên đoán được sự tăng trưởng có
thể xảy ra sau khi đã chấm dứt quá trình điều trị chỉnh hình, nhằm đạt được
một kết quả điều trị ổn định về chức năng và hài lòng về thẩm mỹ.
Để có thể có được những quyết định đúng đắn cho các can thiệp về
hình thái và chức năng ở vùng đầu, mặt và răng, trong nhiều năm qua, trên
thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái và kích thước cung
răng [1],[2],[3]. Các nghiên cứu đều cho thấy có mối liên quan giữa hình
dạng cung răng với các thành phần giải phẫu khác như hình dạng khuôn mặt,
hình thể răng cửa và các dạng khớp cắn. Tuy nhiên, sự cân bằng về hình thái
và thẩm mỹ của mỗi dân tộc, chủng tộc có những đặc điểm và quan niệm
khác nhau [4],[5],[6].
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến những vấn đề cơ bản
của khớp cắn ở người bình thường như: Các chỉ số cắn khớp cơ bản, đặc điểm
hình thái cung răng… [7], nhưng các nghiên cứu đó cũng chỉ là các nghiên
cứu mô tả về hình thái, mà còn chưa đi sâu về tỷ lệ các dạng cung răng cũng
như mối liên hệ của chúng với các thành phần giải phẫu khác của mặt [8],[9].
Mặt khác, các nghiên cứu trước đây mới chỉ tiến hành nghiên cứu trên những
đối tượng dân tộc Kinh, chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào về vấn đề
này trên đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung cũng như đồng bào
Tày nói riêng. Chính vì vậy, các bác sỹ răng hàm mặt Việt Nam trong lâm


2

sàng thường phải dựa vào các chỉ số và số đo của các công trình nghiên cứu
thống kê của nước ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị.
Những kết luận đó có thể đúng và phổ biến cho một địa phương, một dân tộc
thậm chí một chủng tộc, nhưng cũng không thể đem ứng dụng hoàn toàn cho

những chủng tộc khác.
Bởi vậy, việc xác định hình dạng và các chỉ số cung răng của người
Việt Nam nói chung và của người dân tộc thiểu số ở nước ta nói riêng và
mối liên hệ giữa cung răng với các thành phần giải phẫu khác của mặt cũng
đang là một yêu cầu bức thiết.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Mối tương quan giữa hình thái răng cửa giữa hàm trên, hình dạng cung
răng và khuôn mặt ở người Tày từ 18 đến 25 tuổi tại Lạng Sơn năm 2017”
với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định hình dạng của răng cửa giữa hàm trên, cung răng hàm trên
và khuôn mặt ở người Tày từ 18 đến 25 tuổi tại Lạng Sơn năm 2017.
2. Nhận xét mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa với hình dạng
cung răng hàm trên và hình thể khuôn mặt ở nhóm đối tượng trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu răng cửa giữa hàm trên
Bốn răng cửa hàm trên có vị trí đặc biệt, phô diễn bộ mặt nhiều nhất.
Các răng cửa giữa trên và dưới tiếp xúc nhau bằng mặt gần.
Răng cửa giữa và răng cửa bên tương tự nhau và bổ sung hài hòa cho
nhau về thẩm mỹ và chức năng. Chúng sử dụng để cắn và cất thức ăn nên có
rìa cắn thay vì núm như các răng cối.
1.1.1. Đại cương răng cửa giữa hàm trên
Răng cửa giữa hàm trên là:
- Răng rộng nhất trong số răng cửa
- Mặt ngoài ít lồi hơn so với mặt ngoài răng cửa bên. Gần như phẳng
ở phần giữa thân răng và rìa cắn. Góc gần rìa cắn hơi nhọn, góc xa rìa cắn

tròn. Mặt men răng nhẵn. Mặt trong hay mặt lưỡi hình cái xẻng.
- Có 3 dạng hình cơ bản: vuông hay chữ nhật, tam giác và Oval.
1.1.2. Mô tả chi tiết các mặt răng cửa hàm trên
1.1.2.1. Mặt ngoài hay mặt môi (Labial aspect)

Hình 1.1. Mặt môi răng cửa giữa hàm trên [10]
Mặt môi hay mặt ngoài răng cửa hàm trên nhìn chung nhẵn.


4

- Chiều dài từ nơi cao nhất cổ răng đến điểm thấp nhất rìa cắn = 10-11mm
- Chiều rộng (tiếp giáp gần – xa) = 8-9mm
(vùng cổ răng)

= 6-7mm

- Điểm tiếp giáp răng 1.1 với 2.1 thấp hơn tiếp giáp răng 2.1 và 2.2.
Điểm tiếp giáp răng 2.2 và 2.3 càng nhích lên cao.

Hình 1.2. Điểm tiếp giáp các răng cửa hàm trên [10]
- Rìa cắn thường thẳng và đều theo hướng gần – xa, sau khi răng đã
ngấm vôi xong lức trẻ khoảng 10 tuổi các hàn múi sẽ mất.
- Góc gần nhọn, góc xa tròn, mức độ khác nhau tùy kiểu răng (vuông,
tam giác hay Oval).
- Chân răng có hình côn, chóp răng tù, nhìn từ mặt môi nó cong về phía xa.
- Dài chân răng lớn hơn dài thân răng khoảng 2-3mm.
1.1.2.2. Mặt trong hay mặt lưỡi (Lingual aspect)

Hình 1.3. Mặt lưỡi răng cửa giữa hàm trên [10]

- Mặt lưỡi hay mặt trong khác với mặt ngoài là có chỗ lồi chỗ lõm.
- Mặt lưỡi có chỗ lồi là gót răng. Rìa bên gần và xa vồng nối với gót răng.
- Giữa các rìa bên và dưới gót răng có chỗ lõm là hố lưỡi.


5

- Chân răng (13mm) + Thân răng (10,5mm) = 23,5mm
- Mặt lưỡi thân răng thon hơn so với mặt ngoài
- Cắt ngang cổ răng có hình tam giác, cạnh gần > cạnh xa (BA>CA)

Hình 1.4. Hình cắt ngang qua cổ răng [10]
1.1.2.3. Mặt gần (Mesial aspect)

Hình 1.5. Mặt gần răng cửa giữa hàm trên [10]
- Có hình tam giác hay cái nêm, đáy ở cổ răng, đỉnh là phía rìa cắn
- Rìa cắn của thân răng nằm trên một đường thẳng chạy theo giữa trục
chân răng nhìn từ mặt gần, đường thẳng này chia đôi chân răng qua chóp
răng. Đặc điểm này cũng thấy ở răng cửa bên hàm trên.


6

- Nơi vồng nhất thân răng ở mặt ngoài và mặt trong nằm sát cổ răng và
là nơi rộng nhất thân răng theo chiều trong - ngoài (khoảng 7,0mm).
- Độ rộng trong - ngoài ở chính nơi thót cổ răng chỉ là 6mm. Đoạn cong
vồng này cao khoảng 0,5mm (điểm a,b).
- Phía ngoài từ đoạn cong vồng này chạy tới rìa cắn hơi lồi (c).
- Phía trong từ đoạn cong vồng sẽ hơi lồi ở gót răng (d), sau đó lõm ở
gờ bên để chạy tới rìa cắn (e), cuối cùng lại hơi lồi một chút (f).

- Đường viền cổ răng lõm về phía rìa cắn. Độ lõm này là lớn nhất so với
các viền cổ răng khác và hòa hợp với độ dài thân răng.
- Chóp răng có hình côn, chóp tù.
1.1.2.4. Mặt xa (Distal aspect)

Hình 1.6. Mặt xa răng cửa giữa hàm trên [10]
Nhìn chung mặt xa gần giống với mặt gần. Đường cong ở cổ răng mặt
xa hẹp hơn so với đường cong cổ răng mặt gần. Tính chất này có ở hầu hết
các răng.


7

1.1.2.5. Rìa cắn (Incisal aspect)

Hình 1.7. Rìa cắn nhìn chếch phía lưỡi [10]
Góc gần ngoài (3) và xa ngoài (4) hơi lồi nhìn từ phía rìa cắn. Góc gần
trong và xa trong thon hơn (5, 6) để cho độ rộng nhỏ hơn 3-4 > 5-6.
Kích thước trong – ngoài lớn hơn kích thước gần – xa của chân răng
theo tỷ lệ 3/2.
Từ trung tâm gót răng đến góc gần rìa cắn (AB) lớn hơn đến góc xa
rìa cắn (C) AB > AC.
1.2. Tổng quan hình dạng, kích thước cung răng và khuôn mặt
1.2.1. Hình dạng cung răng
Nhìn từ phía mặt nhai các răng được sắp xếp thành một cung (cung
răng). Vì cấu trúc hình cung được xem là sự sắp xếp tạo nên tính ổn định và
vững chắc. Theo nhiều tác giả sự ổn định của hình dạng và kích thước cung
răng là yếu tố ổn định kết quả điều trị. Ngoài những tiến bộ về kỹ thuật, vật
liệu cùng với việc sử dụng các khí cụ mới, việc xác định hình dạng cung
răng là một yêu cầu cần thiết để nhanh chóng đạt được những kết quả trong

quá trình điều trị. Bên cạnh đó những kết quả nghiên cứu về cung răng còn
là đối tượng của các khoa học sinh học về con người: nhân chủng, giải phẫu
so sánh và tiến hoá [11].


8

Một bộ răng vĩnh viễn đầy đủ gồm 32 chiếc, chia đều cho hai cung
răng: cung răng trên và cung răng dưới. Do răng hàm lớn thứ ba thường có
hoặc không (không có mầm răng), khái niệm về bộ răng gồm 28 chiếc được
sử dụng trên lâm sàng.
Các nghiên cứu cho thấy cung răng có nhiều loại hình dạng, kích thước có
thể thay đổi theo chủng tộc và cá thể, cũng như bị ảnh hưởng của các yếu tố về
dinh dưỡng, chuyển hoá và tình trạng sức khoẻ toàn thân và tại chỗ khác [12].
Một số tác giả cho rằng hình dạng cung răng được định sẵn bởi di
truyền [13].
Năm 1920, Williams J.L. [14] đã nêu lên sự đồng dạng giữa hình dạng của
răng và hình dạng của cung răng. Nếu răng có hình dạng hình vuông sẽ kèm
theo mặt hình vuông và cung răng cũng có dạng hình vuông. Các tác giả đã
phân biệt ba dạng cung răng là hình vuông, hình Oval và hình tam giác.
Năm 1971, Brader A.C. [15] đưa ra một mẫu cung răng. Mẫu này dựa
trên một ê líp 3 tiêu điểm và đã làm thay đổi quan niệm về hình dạng cung
răng. Đường cong cung răng rất giống với đường cong của ê líp, các răng
sắp xếp chỉ một phần ở cực nhỏ của toàn bộ đường cong. Ông cho rằng cấu
trúc của cung răng có 4 đặc trưng chủ yếu:
- Hình dạng của cung răng.
- Kích thước của cung răng.
- Sự đối xứng hai bên.
- Sự thay đổi của các cấu trúc xung quanh dẫn đến sự biến đổi hình
thể của cung răng.

Rickett đã tiến hành một loạt nghiên cứu về hình dạng cung răng và đã
đưa ra kết luận:
- Hình dạng cung răng hàm trên đồng dạng với hình dạng cung răng
hàm dưới.


9

- Cung răng hàm trên ở phía trước hơn so với cung răng hàm dưới.
- Có 5 dạng cung răng: Dạng hình thuôn dài (dạng hình nón), dạng
hình thuôn dài hẹp, dạng hình trứng (hình Oval), dạng hình trứng hẹp, dạng
hình vuông.
Năm 2015, Park K.H. nghiên cứu phân loại hình dạng cung răng mới
bằng cách sử dụng mô hình 3D và chia thành 4 loại: rộng, hẹp, thon và
Oval [16].
Nhưng trên thực tế, hiện nay sự phân loại hình dạng cung răng chủ
yếu được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị chỉnh hình răng mặt là phương
pháp phân loại của Williams J.L. [14] là: Dạng hình vuông, dạng hình tam
giác (hình thuôn dài), hình Oval (hình trứng).

Hình 1.8. Các cung răng chủ yếu [14]
1.2.2. Kích thước cung răng
Các tác giả Cretot (1938), Granat (1974), Izard (1943): Đưa ra phương
pháp đo đạc kích thước cung răng và cung xương ổ răng theo chiều ngang và
chiều trước - sau. Theo Tsai H.H. (2001), phương pháp đo đạc được đưa ra
phụ thuộc chủ yếu vào mục tiêu nghiên cứu, mục đích điều trị [17].


10


Năm 1979, Engle G.A. [18] đã tiến hành đo hàng loạt mẫu để xác định
các yếu tố của hình dạng và kích thước cung răng. Ông cùng với Lestrel đã
rút ra 4 kích thước chủ yếu của cung răng là:
- Chiều dài trước (chiều dài vùng răng nanh): là khoảng cách từ điểm
giữa hai răng cửa giữa tới đường nối đỉnh của hai răng nanh.
- Chiều rộng trước (chiều rộng vùng răng nanh): là khoảng cách giữa
hai đỉnh của hai răng nanh.
- Chiều dài sau (chiều dài vùng răng hàm): là khoảng cách từ điểm
giữa hai răng cửa giữa tới đường nối hai đỉnh của hai núm ngoài gần của
răng hàm lớn thứ nhất.
- Chiều rộng sau (chiều rộng vùng răng hàm): là khoảng cách giữa hai
đỉnh của hai núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất.
Kích thước của cung răng có sự khác biệt theo giới tính và các dạng
cung răng hình vuông, hình Oval, hình tam giác.
+ Kích thước cung răng ở nam lớn hơn nữ.
+ Chiều rộng cung răng ở vùng răng nanh và vùng răng hàm ở cung
răng hình vuông là lớn nhất, rồi đến dạng cung răng hình Oval, hẹp nhất là
cung răng dạng hình tam giác.
+ Ngược lại chiều dài cung răng ở dạng cung răng hình tam giác là lớn
nhất, rồi đến cung răng dạng Oval, ngắn nhất là cung răng dạng hình vuông.
Năm 1991, Huang S. T., Miura F. và Soma K. [1] đã nghiên cứu trên
mẫu hàm của người Trung Quốc và đã rút ra rằng kích thước cung răng ở
nam lớn hơn nữ, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Năm 1992, Hoàng Tử Hùng [7],[19],[20] nghiên cứu kích thước chiều
dài và chiều rộng cung răng hàm trên ở người Việt trưởng thành. Kết quả
cho thấy cung răng hàm trên người Việt trưởng thành có dạng ê líp, kích
thước cung răng ở nam lớn hơn ở nữ.


11


Năm 1993, Raberin M. và cộng sự [21] khoa chỉnh nha của Trường nha
Lyon ở Pháp đã nghiên cứu phân tích trên 278 mẫu thạch cao của người Pháp
trưởng thành chưa được can thiệp chỉnh nha. Các tác giả đã rút ra kết luận
rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ các dạng cung răng ở nam cũng như ở nữ
và cung răng ở nam lớn hơn cung răng ở nữ cả về chiều rộng và chiều dài.
Năm 1999, Phạm Thị Hương Loan [12] nghiên cứu so sánh đặc điểm
cung răng người Việt với người Ấn Độ và Trung Quốc đưa ra nhận xét:
Cung răng người Việt rộng hơn đáng kể so với cung răng người Ấn Độ,
nhưng lại gần với kích thước cung răng người Trung Quốc.
Năm 2000, Benjamin và Edward [22] đã nghiên cứu trên hai nhóm là
người Mỹ da trắng và người Mỹ da đen. Họ nhận thấy rằng người Mỹ da đen
có kích thước cung răng lớn hơn người Mỹ da trắng, người Mỹ da đen có tỷ
lệ cung răng hình vuông lớn hơn người Mỹ da trắng.
Năm 2001, Tác giả Nojima K. và cộng sự [4] với nghiên cứu so sánh
mẫu hàm dưới của người Nhật và người Caucasian đã rút ra tỷ lệ các dạng
cung răng và so sánh kích thước từng dạng cung răng của 2 nhóm. Cũng
trong thời gian đó, Lê Đức Lánh [23] đã tiến hành nghiên cứu trên 140 cặp
mẫu hàm độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi đã rút ra kết luận kích thước cung răng
tăng nhẹ trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi.
Năm 2005, theo nghiên cứu của Uysal T. và cộng sự đo đạc [24] trên
150 mẫu thạch cao của những người có khớp cắn bình thường (tuổi trung
bình 21,6±2 tuổi) cho thấy chiều rộng tại vị trí răng nanh hàm trên là
34,4±2,1 mm và hàm dưới là 33,4±0,13 mm; chiều rộng tại vị trí răng hàm
lớn thứ nhất hàm trên là 50,7±3,7mm và hàm dưới là 45,7±2,8mm ở nữ.
Năm 2009, theo nghiên cứu về độ rộng cung răng ở người miền Nam
Trung Quốc của Ling J.Y. và Wong R.W. [25], đã nghiên cứu trên 358 mẫu
thạch cao đã kết luận kích thước ngang cung hàm ở nam lớn hơn ở nữ.



12

Đến năm 2011, theo nghiên cứu của Al-Khatib A.R. và cộng sự [26] khi
nghiên cứu trên 252 mẫu hàm của người Malay có độ tuổi từ 13-30 cũng đã
kết luận kích thước ngang cung hàm ở nam lớn hơn nữ.
Năm 2013, theo nghiên cứu của Lê Hồ Phương Trang, Trần Ngọc Khánh
Vân, Lê Võ Yến Nhi [27] trên 117 mẫu hàm thạch cao cũng kết luận kích
thước ngang cung hàm ở nam lớn hơn ở nữ.
1.2.3. Phân tích dạng khuôn mặt theo Celébie và Jerolimov
Xem hình dạng khuôn mặt có hình tam giác, hình vuông hay hình
Oval. Việc xác định và phân loại hình dạng khuôn mặt dựa vào mối tương
quan giữa ba kích thước Ft-Ft, Zy-Zy, Go-Go.

Hình 1.9. Phân loại khuôn mặt theo Celébie A. và Jerolimov V. [28]


13

Cách xác định hình dạng khuôn mặt theo phương pháp của Celébie A.
và Jerolimov V. dựa vào mối tương quan giữa ba kích thước ngang của mặt:
Chiều rộng giữa hai xương thái dương (Ft-Ft), chiều rộng giữa hai xương gò
má (Zy-Zy), chiều rộng hàm dưới (Go-Go):
Go=Zy=Ft hoặc Ft=Zy hoặc Zy =Go

: Mặt hình vuông (1-5)

Zy>Ft và Zy>Go

: Mặt hình Oval (6-8)


Ft>Zy>Go hoặc Ft
: Mặt hình tam giác (9,10)

1.2.4. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái cung răng của người Việt
trưởng thành
Năm 1978, Vũ Khoái [29] dựa vào các số đo hàm mặt răng để xác định
chỉ số của chúng và đã có kêt luận: Trong quá trình phát triển, cung răng và
khối sọ mặt có một phần phát triển độc lập với nhau, cung răng di chuyển
nhiều về phía trước, đặc biệt là cung răng người Việt thuộc loại hàm ngắn,
đó cũng là nguyên nhân là răng mọc chen chúc.
Năm 1993, Hoàng Tử Hùng [20] đo kích thước chiều dài, chiều rộng
cung răng trên mẫu hàm của người Việt trưởng thành đã tính được phương
trình hồi quy có dạng ê líp cho cung răng hàm trên; cung răng hàm dưới có
thể là phương trình bậc ba hoặc là ê líp với các phương trình hồi quy tương
ứng. Tác giả cũng là người có nhiều công trình nghiên cứu về đầu mặt và
cung răng ở Việt Nam trong vòng 20 năm qua, ngoài những đóng góp về giải
phẫu, giải phẫu phát triển còn góp phần làm sáng tỏ về nhân chủng răng, một
vấn đề có liên quan đến chủng tộc và pháp y. Cũng thời gian này, Hoàng Tử
Hùng và Huỳnh Kim Khang [19] nghiên cứu kích thước chiều dài và chiều
rộng cung răng hàm trên ở người Việt trưởng thành. Kết quả cho thấy cung
răng hàm trên người Việt trưởng thành có dạng ê líp, cung răng ở nam lớn hơn
ở nữ có ý nghĩa thống kê.
Năm 1994, Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Thị Kim Anh nghiên cứu về đặc
điểm hình thái cung răng dưới của người Việt trưởng thành, từ đó đánh giá đặc


14

điểm hình thái cung răng dưới theo không gian ba chiều, vẽ và tính toán được

đường cong Spee trong mặt phẳng đứng dọc, đường cong Monson trên mặt
phẳng đứng ngang và các phương trình hồi quy lý thuyết trên cả ba mặt phẳng.
Năm 1996, Hoàng Tử Hùng và Trần Mỹ Thuý nghiên cứu cung xương ổ
răng người Việt, đo trên sọ, xương hàm khô với mục tiêu nghiên cứu xác định
các kích thước trung bình của cung xương ổ răng, trình bày các phương trình
hồi quy lý thuyết và vẽ các đường hồi quy đó [7]. Tác giả đã kết luận: Kích
thước cung xương ổ răng của nam lớn hơn ở nữ nhưng sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê. Đoạn có răng cung xương ổ răng bẹt hơn, đoạn từ răng nanh
đến răng cối nhỏ có cung xương ổ răng trên trùm cung xương ổ răng dưới,
nhưng đoạn răng cối lớn 2 và 3 thì cung xương ổ răng dưới trùm ra ngoài
cung xương ổ răng trên. Để đạt được sự ăn khớp bình thường thì trục răng cối
lớn dưới nghiêng trong nhiều hơn và răng cối trên nghiêng ngoài nhiều hơn.
Đến năm 1999, Phạm Thị Hương Loan và Hoàng Tử Hùng nghiên cứu
so sánh đặc điểm cung răng người Việt với người Ấn Độ và Trung Quốc đã
đưa ra nhận xét: Cung răng người Việt rộng hơn đáng kể so với cung răng
người Ấn Độ, nhưng lại gần với kích thước cung răng người Trung Quốc
[12]. Cung răng người Việt có loại hàm rộng chiếm đa số và phần trước cung
răng lớn hơn người Trung Quốc nên hàm người Việt hô nhẹ hơn hàm người
Trung Quốc ở vùng răng trước.
1.3. Mối liên hệ về hình dạng cung răng với hình thể răng cửa giữa hàm
trên và với hình dạng của khuôn mặt
Việc tìm ra mối liên hệ giữa hình dạng của răng, hình dạng của cung
răng với hình dạng khuôn mặt có ý nghĩa quan trọng trong phục hình răng.
Trong quá trình làm hàm tháo lắp, chọn răng giả đối với bệnh nhân mất răng
toàn bộ vẫn là một thách thức đối với các nhà phục hình. Đã có nhiều tác giả
nghiên cứu về mối liên hệ hình dạng cung răng với hình thể răng cửa giữa
hàm trên và với hình dạng của khuôn mặt.



×