Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của điện CHÂM TRONG điều TRỊ bí đái cơ NĂNG tại KHOA hồi sức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

TRỊNH TIẾN THỐNG

§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA §IÖN CH¢M
TRONG §IÒU TRÞ BÝ §¸I C¥ N¡NG T¹I KHOA HåI
SøC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

TRỊNH TIẾN THỐNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN
CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ BÍ ĐÁI
CƠ NĂNG TẠI KHOA HỒI SỨC
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 60.72.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Vũ Đức Định
2. TS. Trần Văn Thanh


HÀ NỘI – 2016
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

BQ

: Bàng quang

ĐC

: Điện châm

HSTC

: Hồi sức tích cực

LĐCT

: Lao động chân tay

NC


: Nghiên cứu



: Niệu đạo

TB

: Trung bình

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ TÌNH
HÌNH MẮC BÍ ĐÁI......................................................................................3
1.1.1. Tình hình trên thế giới......................................................................3
1.1.2. Tình hình tại Việt Nam.....................................................................4
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU.......4
1.2.1. Thận..................................................................................................5
1.2.2. Niệu quản.........................................................................................7

1.2.3. Bàng quang.......................................................................................8
1.2.4. Niệu đạo.........................................................................................10
1.3. SỰ BÀI XUẤT CỦA NƯỚC TIỂU VÀ PHẢN XẠ TIỂU TIỆN........11
1.3.1. Áp suất trong bàng quang và phản xạ tiểu tiện...............................11
1.3.2. Não điều khiển tiểu tiện..................................................................12
1.4. ĐỊNH NGHĨA, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH, NGUYÊN
NHÂN, ĐIỀU TRỊ BÍ ĐÁI THEO YHHĐ..................................................13
1.4.1. Định nghĩa......................................................................................13
1.4.2. Triệu chứng.....................................................................................13
1.4.3. Chẩn đoán xác định........................................................................13
1.4.4. Nguyên nhân...................................................................................13
1.4.5. Điều trị............................................................................................14
1.5. BÍ ĐÁI THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN..................................................15
1.5.1. Khái niệm chung.............................................................................15
1.5.2. Nguyên nhân, chứng trạng và điều trị bí đái theo YHCT...............16
1.5.3. Các loại kim châm cứu...................................................................18
1.6. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM...........................................................19
1.6.1. Khái niệm về điện châm.................................................................19
1.6.2. Cơ chế tác dụng của châm cứu.......................................................21
1.7. KỸ THUẬT ĐIỆN CHÂM...................................................................23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................24
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................24
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................24


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................26
2.2.2. Chất liệu nghiên cứu.......................................................................26
2.2.3. Phương pháp can thiệp...................................................................27

2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu......................................................31
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................33
2.2.6. Cách đánh giá các triệu chứng bí đái theo mức độ.........................34
2.2.7. Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................35
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................................35
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................35
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................37
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................37
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi................................................37
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới..........................................................38
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.............................................38
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo đặt sonde và không đặt sonde bàng quang....39
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh và rút sonde.............39
3.1.6. Các triệu chứng chính của bệnh.....................................................40
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo mức độ nặng nhẹ.....................................40
3.1.8. Các mặt bệnh gặp trong nghiên cứu...............................................41
3.1.9. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm Glasgow................................41
3.1.10. Phân bố bệnh nhân theo các thể lâm sàng của YHCT..................42
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................42
3.2.1. Kết quả nghiên cứu chung..............................................................42
3.2.2. Kết quả điều trị bí đái theo nhóm tuổi............................................43
3.2.3. Kết quả điều trị bí đái theo giới......................................................43
3.2.4. Kết quả điều trị bí đái theo nghề nghiệp.........................................44
3.2.5. Kết quả điều trị bí đái theo đặt sonde và không đặt sonde BQ......44
3.2.6. Kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh và rút sonde...................45
3.2.7. Kết quả điều trị bệnh nhân theo triệu chứng chính của bệnh.........45
3.2.8. Kết quả điều trị bí đái theo mức độ bệnh.......................................46
3.2.9. Kết quả điều trị bí đái theo mặt bệnh.............................................46
3.2.10. Kết quả điều trị bí đái theo thang điểm Glasgow.........................47
3.2.11. Kết quả điều trị bí đái theo các thể lâm sàng của YHCT.............47

3.2.12. Kết quả số lần điện châm bệnh nhân đi tiểu được........................48


3.2.13. Thời gian trung bình BN đi tiểu được sau mỗi lần điện châm.....48
3.2.14. Số lượng nước tiểu trung bình BN đi được sau mỗi lần ĐC........48
3.2.15. Thời gian trung bình tiểu tiện trở lại bình thường........................49
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN................................................49
3.3.1. Các chỉ số toàn thân sau châm cứu.................................................49
3.3.2. Các tác dụng không mong muốn tại chỗ châm cứu........................50
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................51
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU......51
4.1.1. Về tuổi mắc bệnh............................................................................51
4.1.2. Về giới tính.....................................................................................51
4.1.3. Về nghề nghiệp...............................................................................51
4.1.4. Thời gian mắc bệnh........................................................................51
4.1.5. Về mức độ bí đái............................................................................51
4.1.6. Về triệu chứng chính của bệnh.......................................................51
4.1.7. Về các mặt bệnh.............................................................................51
4.1.8. Về thể bệnh của YHCT..................................................................51
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU................51
4.2.1. Kết quả nghiên cứu chung..............................................................51
4.2.2. Liên quan giữa tuổi và kết quả điều trị...........................................51
4.2.3. Liên quan giữa giới tính và kết quả điều trị...................................51
4.2.4 . Liên quan giữa nghề nghiệp và kết quả điều trị............................51
4.2.5. Liên quan giữa mức độ bí đái và kết quả điều trị...........................51
4.2.6.Liên quan giữa thời gian bí đái và kết quả điều trị..........................51
4.2.7. Thời gian trung bình BN đi tiểu được sau mỗi lần điện châm.......51
4.2.8. Số lượng nước tiểu trung bình........................................................51
4.2.9. So sánh số lượng nước tiểu trung bình ở các nhóm bệnh nhân......51
4.2.10. Thời gian trung bình bệnh nhân đi tiểu trở lại bình thường.........51

4.2.11. Liên quan giữa thể bệnh của YHCT với kết quả điều trị..............51
4.2.12. Phác đồ huyệt biện chứng theo YHCT.........................................51
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN................................................51
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................52
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.

Bảng 3.22.
Bảng 3.23.
Bảng 3.24.
Bảng 3.25.
Bảng 3.26.
Bảng 3.27.

Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi.................................................37
Phân bố bệnh nhân theo giới......................................................38
Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo nghề nghiệp.................................38
Phân bố bệnh nhân theo đặt sonde và không đặt sonde BQ.......39
Phân bố tỷ lệ theo thời gian mắc bệnh và rút sonde...................39
Phân bố tỷ lệ các triệu chứng chính của bệnh............................40
Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo mức độ........................................40
Các bệnh hay gặp bí đái cơ năng sau rút sonde bàng quang......41
Phân bố bệnh nhân theo các thể lâm sàng của YHCT................42
Kết quả điều trị bí đái sau điện châm.........................................42
Kết quả điều trị bệnh nhân theo nhóm tuổi................................43
Phân bố tỷ lệ kết quả điều trị theo giới.......................................43
Phân bố kết quả điều trị bí đái theo nghề nghiệp.......................44
Kết quả điều trị bí đái theo đặt sonde và không đặt sonde BQ. .44
Kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh và rút sonde...............45
Phân bố tỷ lệ các triệu chứng chính của bệnh............................45
Kết quả điều trị bí đái theo mức độ bệnh...................................46
Kết quả điều trị bí đái theo mặt bệnh.........................................46
Kết quả điều trị bí đái theo thang điểm Glasgow.......................47
Kết quả điều trị bí đái theo các thể lâm sàng của YHCT...........47
Kết quả số lần điện châm bệnh nhân đi tiểu được......................48
Thời gian trung bình BN đi tiểu được sau mỗi lần ĐC..............48
Số lượng nước tiểu trung bình BN đi được sau mỗi lần ĐC......48

Thời gian trung bình BN tiểu tiện trở lại bình thường...............49
Các chỉ số toàn thân sau châm cứu.............................................49
Các tác dụng không mong muốn tại chỗ châm cứu...................50


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hình thể ngoài của thận, niệu quản, bàng quang............................5
Hình 2.1. Kim châm cứu..............................................................................26
Hình 2.2. Máy điện châm M8.......................................................................27
Hình 2.3. Tranh châm cứu............................................................................28
Hình 2.4. Tranh châm cứu............................................................................29
Hình 2.5. Cách xác định huyệt tam âm giao.................................................30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bí đái cơ năng là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật hậu môn trực
tràng, phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật cột sống, mổ đẻ, do sử dụng các thuốc
gây mê, gây tê tủy sống để phẫu thuật... cũng có thể do tự phát. Bệnh diễn
biến cấp tính với các triệu chứng: Đau tức vùng hạ vị, mót đi tiểu song rặn
nước tiểu không ra, cầu bàng quang căng to làm bệnh nhân đau đớn, khó chịu,
ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như kết quả điều trị các bệnh kèm theo, nếu
không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây vỡ bàng quang.
Y học hiện đại (YHHĐ) khắc phục tình trạng trên bằng cách đặt sonde
tiểu qua niệu đạo vào bàng quang để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài nhằm mục
đích điều trị bệnh và xét nghiệm chẩn đoán. Đây là một thủ thuật thường quy
tại khoa hồi sức tích cực, bởi bệnh nhân vào khoa là bệnh nhân nặng, có thể bị
hôn mê, rối loạn đại tiểu tiện… nên việc đặt sonde để theo dõi lượng nước

tiểu, làm các xét nghiệm và 1 số chỉ định khác là vô cùng cần thiết.
Theo thống kê sơ bộ tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện E Trung ương
có đến 90% bệnh nhân vào khoa có chỉ định đặt sonde tiểu và tỷ lệ bí đái sau
rút sonde không tìm được nguyên nhân chiếm khoảng 10-20%. Những bệnh
nhân này phải đặt lại sonde tiểu nhiều lần là nguy cơ dẫn tới các biến chứng
như: nhiễm khuẩn tiết niệu, tổn thương niêm mạc niệu đạo, hẹp niệu đạo,
nhiễm trùng huyết…[17].
Theo Nguyễn Thị Thúy Hạnh thì tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu sau đặt
sonde tiểu dài ngày là 33% và tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết thứ phát sau nhiễm
khuẩn tiết niệu bệnh viện là 1% đến 4% [22].
Bí đái được miêu tả trong phạm vi chứng lung bế (long bế) của y học
cổ truyền (YHCT) mà nguyên nhân do khí hóa bàng quang không lợi làm cho
không bài tiết được nước tiểu [11].


2

Bí đái cơ năng được điều trị bằng rất nhiều phương pháp như: Xoa bóp,
bấm huyệt, châm cứu và kết hợp có thể uống thêm thuốc thang. Tuy nhiên
phương pháp điện châm được biết đến và dùng nhiều nhất phương pháp này
có nhiều ưu điểm: tiện lợi, dễ áp dụng rộng rãi, không cần nhiều trang thiết bị,
rẻ tiền và ít tác dụng phụ [14],[16],[20].
Châm cứu là một phương pháp điều trị không dùng thuốc của YHCT.
Theo YHCT thì châm cứu có tác dụng điều hòa lại công năng của các tạng
phủ, lập lại thăng bằng âm dương. Đã có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên
thế giới đánh giá tác dụng của châm cứu trong điều trị bí đái ở những bệnh
nhân bí đái sau sinh, sau phẫu thuật…và thấy có hiệu quả tốt [20],[47], [51],
[55],[57].
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của điện châm
trong điều trị bí đái cơ năng ở nhóm bệnh nhân nặng nằm ở khoa hồi sức tích

cực và các yếu tố liên quan tới hiệu quả của điện châm trong điều trị bí đái cơ
năng nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị bí đái cơ năng ở bệnh nhân tại khoa Hồi
sức tích cực Bệnh viện E.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan tới hiệu quả của điện châm trong
điều trị bí đái cơ năng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ TÌNH
HÌNH MẮC BÍ ĐÁI
1.1.1. Tình hình trên thế giới
Bí đái cấp tính là một biến chứng thường gặp sau đẻ, phẫu thuật ngoại
sản khoa. Theo Gonullu NN (1993) bí đái gặp 24% ở nam và 15% ở nữ, trong
các loại phẫu thuật thì hay gặp ở mổ thoát vị, mổ đường giữa là 23%, mổ hạ
sườn 21%, những người này có nguy cơ bí đái cao hơn là những ca mổ kéo
dài >60 phút, dùng những nhóm thuốc opiate hoặc nghiện thuốc phiện. Họ sẽ
tiểu tiện tự chủ được sau khi đặt sonde ngắt quãng, chườm túi nước ấm (4045độ) thời gian từ 4-72 giờ (trung bình là 12 giờ) [53].
Năm 2011, tác giả Yi WM, Pan AZ, Li JJ và các cộng sự đã nghiên cứu
về tác dụng điều trị bí đái sau phẫu thuật cắt tử cung ở 80 bệnh nhân. Các
bệnh nhân được điện châm các huyệt Túc Tam Lý (ST36), Thủy đạo (ST28),
Tam âm giao (Sp6) và thấy đạt hiệu quả cao [59].
Năm 2012, Yu KW, Lin CL và các cộng sự đã sử dụng châm cứu để
điều trị bí đái cho những bệnh nhân bị bí đái sau đột quỵ. Cả 49 bệnh nhân
trong nghiên cứu đều cho kết quả khả quan [58].
Năm 2013, Hu H cũng đánh giá tác dụng của điện châm sớm trên 60
bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư cổ tử cung và đưa ra kết luận: điện châm có

kết quả tốt và can thiệp điện châm sớm ở những bệnh nhân sau phẫu thuật ung
thư cổ tử cung thúc đẩy phục hồi chức năng bàng quang tốt hơn so với nhóm
can thiệp muộn [54].


4

1.1.2. Tình hình tại Việt Nam
Tại việt Nam chưa có một thống kê toàn quốc về tỷ lệ bí đái, song theo
Lê Thị Lan Hương và Ngô Quang Linh (1991-1995) thì ở 100 bệnh nhân sau
mổ trĩ có 27 bệnh nhân bí đái [23].
Theo Bác sĩ Phạm Huy Trọng, Tô Duy Tráng (1996), Bệnh viện Hữu Nghị
đa khoa Nghệ An tỷ lệ gặp bí đái sau các loại phẫu thuật từ năm 1992-1996 là:
Loại phẫu thuật
Mổ tử cung
Các mổ khác của sản phụ khoa
Mổ dạ dày, gan mật, xương
Mổ tủy sống, khung chậu
Tổng

Số BN

Số BN

phẫu thuật
293
3.250
3.700
415
7.658


bí đái
86
50
60
23
219

Tỷ lệ
29%
1,5%
1,3%
5,3%
2,86%

Trong đó nam là 37%, nữ 63%. Lứa tuổi mắc bí đái nhiều nhất ở tuổi
> 60 (30%), ít nhất ở tuổi < 20 là 4,6% [35].
Theo Đỗ Kim Sơn, Đỗ Tuấn Anh, Đỗ Mạnh Hùng và cộng sự nghiên
cứu điện châm trong điều trị rối loạn cơ năng sau mổ sỏi mật tại khoa phẫu
thuật Gan - Mật bệnh viện Việt Đức năm 1997 thì trong 150 trường hợp bị rối
loạn cơ năng sau mổ có 136 trường hợp bí đái chiếm 91% [31].
Tất cả các bệnh nhân bí đái cơ năng cho thấy được điều trị bằng
phương pháp điện châm mang lại kết quả tương đối tốt.
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU
Sự bài tiết các chất có nồng độ cao ở trong máu giữ vai trò quan trọng
trong sự bảo đảm tính chất tương đối ổn định của nội mô, đó là điều kiện tất
yếu của sự sống. Các chất bài tiết được đào thải qua nhiều đường như phổi,
da, nhưng quan trọng nhất qua đường tiết niệu.
 Hệ tiết niệu gồm có:
- Thận là cơ quan lọc máu ra nước tiểu.



5

- Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bằng quang.
- Bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu do niệu quản dẫn đến.
- Niệu đạo là nơi dẫn nước tiểu ra ngoài.

Hình 1.1. Hình thể ngoài của thận, niệu quản, bàng quang
(Nguồn Atlas giải phẫu người – FRANK H. NETTER, MD - 2007)
1.2.1. Thận
 Vị trí, hình thể, kích thước [1],[2],[3],[7]. Thận hình hạt đậu, có hai
mặt: mặt trước lồi, mặt sau phẳng; hai bờ: bờ ngoài lồi, bờ trong lõm ở giữa
gọi là rốn thận, hai cực trên và dưới. Kích thước: cao 12cm, rộng 6cm, dày
3cm, nặng 130-150g.
 Đối chiếu trên xương [1],[2],[3],[7]. Hai thận nằm dọc ở hai bên cột
sống thắt lưng và ở ngoài phúc mạc, thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2cm.


6

- Cực trên thận phải ngang mức bờ dưới xương sườn XI, cực trên thận
trái ngang mức bờ trên xương sườn XI.
- Cực dưới thận phải cách mào chậu 3cm. Hai cực trên gần nhau hơn
hai cực dưới, có trường hợp hai cực trên dính với nhau tạo nên một hình
móng ngựa.
 Liên quan [2],[7].
- Mặt trước:
+ Thận phải: trên là gan, dưới là đại tràng phải, trong là phần xuống của
tá tràng và tĩnh mạch chủ dưới.

+ Thận trái: ở trước có rễ mạc treo đại tràng ngang, xung quanh là các
tạng quây quanh hậu cung mạc nối và đại tràng xuống.
- Mặt sau: xương sườn XII chia thận làm hai tầng: tầng ngực và tầng thắt lưng.
- Bờ ngoài: thận phải liên quan tới gan, thận trái liên quan tới tụy.
- Bờ trong: lõm ở giữa gọi là rốn thận. Thận phải liên quan tới tĩnh mạch
chủ dưới, thận trái liên quan tới động mạch chủ bụng.
Cấu tạo [1],[2],[3],[7].
- Xoang thận: thành xoang có nhiều lồi lõm, chỗ lồi gọi là gai thận, chỗ
lõm gọi là đài thận nhỏ, các đài nhỏ hợp lại tạo thành đài thận lớn rồi thông
với bể thận.
- Nhu mô thận có hai vùng: Vùng tủy ở trong, vùng vỏ ở ngoài.
+ Tủy thận gồm: tháp thận, đỉnh hướng về xoang thận, đáy hướng về
các mặt thận.
+ Vỏ thận: phần ở giữa các tháp gọi là cột thận, phần ở ngoài đáy tháp
gọi là tiểu thùy vỏ.
Thần kinh [1],[2],[3],[7].


7

- Thận được phân phối thần kinh từ các nhánh của đám rối thận thuộc hệ
thần kinh tự chủ đi dọc theo động mạch thận. Hầu hết là các nhánh thần kinh
vận mạch.
- Còn các nhánh thần kinh cảm giác đau, chủ yếu ở bể thận, đi vào tủy
gai qua các thần kinh tạng.
1.2.2. Niệu quản
Niệu quản là: ống dẫn nước tiểu từ bể thận tới bàng quang dài 25cm,
rộng 3-5cm, có 3 chỗ hẹp:
- Chỗ nối với bể thận.
- Chỗ bắt chéo động mạch thận.

- Trong thành bàng quang.
Cấu tạo [1],[2],[3],[7] Gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong:
- Lớp bao ngoài.
- Lớp cơ trơn.
- Lớp niêm mạc.
Phân đoạn [1],[2],[3],[7]. Có thể chia làm hai đoạn: đoạn bụng và
đoạn chậu hông.
- Đoạn bụng: bắt đầu từ bể thận, đi theo hướng chếch xuống dưới và vào
trong tới đường tận cùng chậu.
+ Phía trước: có phúc mạc, mạch sinh dục bắt chéo phía trước.
+ Phía sau: có cơ thắt lưng - chậu, mỏm ngang các đốt sống thắt lưng,
thần kinh sinh dục đùi. Đáng chú ý là niệu quản bắt chéo phía trước động
mạch chậu ngoài ở bên phải và động mạch chậu chung ở bên trái. Chiếu lên
thành bụng thì ở điểm nối 1/3 ngoài với 1/3 giữa của đường nối liền hai gai
chậu trước trên, gọi là điểm niệu quản.
- Đoạn chậu hông là: phần còn lại, tiếp tục đi tới mặt sau bàng quang.


8

+ Phía sau là: khớp chậu cùng, bó mạch thần kinh bịt.
+ Phía trước: ở nam và nữ khác nhau; ở nam liên quan tới túi tinh và ống
dẫn tinh; ở nữ chui vào đáy dây chằng rộng, bắt chéo phía sau động mạch tử
cung ở cách cổ tử cung 1,5cm.
+ Từ mặt sau của bàng quang hai niệu quản xuyên chếch trong thành
bàng quang khoảng 1,5cm, tới trong lòng bàng quang hai lỗ cách nhau 2-3cm.
Thần kinh [1],[2],[3],[7]. Các nhánh thần kinh đến niệu quản từ đám
rối thận và đám rối hạ vị, gồm các sợi vận động chi phối vận động cho cơ trơn
thành niệu quản và các sợi cảm giác mang đến cảm giác đau khi có sự kích
thích đột ngột thành niệu quản.

1.2.3. Bàng quang
Vị trí, kích thước [1],[2],[3],[7].
- Bàng quang nằm trong chậu hông bé, dưới phúc mạc, sau xương mu,
trước các tạng sinh dục, trực tràng.
- Thể tích: Chứa được 250-350ml, nếu cố nhịn hoặc bí đái có thể chứa
được vài lít.
Liên quan [1],[2],[3],[7].
- Mặt trên: được bao phủ bởi phúc mạc, qua đó liên quan tới các quai ruột
non và đại tràng xích ma. Riêng nữ giới còn có thân tử cung đè lên. Khi bàng
quang chỉ có ít nước tiểu thì nằm dưới gò mu, khi bàng quang căng đầy sẽ vượt
lên trên gò mu, thăm khám thành bụng thấy được cầu bàng quang căng.
- Mặt trước: có xương mu, khớp mu và khoang sau mu, trong khoang
này có đám rối tĩnh mạch bàng quang. Ở mặt trước còn có các dây chằng cố
định bàng quang với thành bụng trước gồm:
+ Dây chằng mu bàng quang.
+ Dây chằng rốn giữa, treo đỉnh bàng quang vào rốn.


9

+ Dây chằng rốn trong là phần động mạch rốn bị tắc trở thành thừng
động mạch rốn.
- Mặt sau: còn gọi là đáy bàng quang.
+ Ở nam giới liên quan tới tuyến tiền liệt, bọng tinh, ống tinh, niệu quản,
trực tràng.
+ Ở nữ giới: liên quan với cổ tử cung và thành trước âm đạo.
+ Mặt sau gặp mặt trước ở cổ bàng quang và thông với niệu đạo bởi lỗ
niệu đạo trong.
- Đỉnh BQ là: chỗ mặt trước gặp mặt trên, có dây chằng rốn giữa.
Cấu tạo [1],[2],[3],[7].

Thành bàng quang có 3 lớp, từ ngoài vào là:
- Lớp thanh mạc: che phủ mặt trên và phần sau không có lớp này, được
thay thế bởi lớp mô liên kết.
- Lớp cơ: thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở giữa và thớ chéo ở trong.
- Lớp niêm mạc: có nhiều nếp gấp, có 3 lỗ thông là 2 lỗ niệu quản và lỗ
niệu đạo trong, ba lỗ trên là 3 đỉnh của tam giác bàng quang.
Mạch và thần kinh [1],[2],[3],[7].
- Động mạch: bàng quang được cấp máu bởi nhiều nhánh đến xuất phát
trực tiếp hoặc gián tiếp từ động mạch chậu trong.
+ Động mạch bàng quang trên.
+ Động mạch bàng quang dưới.
+ Động mạch thẹn trong và động mạch bịt.
+ Động mạch trực tràng giữa và động mạch tử cung âm đạo.
- Thần kinh gồm: các thần kinh tách từ đám rối hạ vị và các thần kinh
cùng 2 và cùng 3 (S2, S3) các thần kinh này chi phối vận động cho lớp cơ
bàng quang đồng thời nhận những cảm giác từ bàng quang, chủ yếu là cảm
giác căng đầy, cảm giác đau và rát bỏng.


10

1.2.4. Niệu đạo
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo nam dài
hơn niệu đạo nữ, đồng thời còn là ống dẫn tinh.
Niệu đạo nam [1],[2],[3],[7].
- Giới hạn đường đi và kích thước: bắt đầu từ lỗ niệu đạo trong cổ bàng
quang tới lỗ niệu đạo ngoài ở đỉnh quy đầu. Từ cổ bàng quang đi theo hướng
cong xuống dưới và ra trước, ôm lấy bờ dưới khớp mu vào góc dương vật,
chạy trong vật xốp tới đỉnh quy đầu.
- Dài từ 16-18cm, có thể chia thành 3 đoạn: đoạn tiền liệt 2,5-3cm; đoạn

màng 1,2cm; đoạn xốp 12cm.
- Liên quan
+ Đoạn tiền liệt: xuyên qua tuyến tiền liệt nhưng theo trục tuyến nên
phần lớn tuyến ở sau niệu đạo, chỉ có phần nhỏ của tuyến ở trước niệu đạo,
trong lòng niệu đạo có một lỗ rộng ở khoang giữa đoạn này còn gọi là lồi tính,
hai bên có lỗ phóng tinh và nhiều lỗ nhỏ ngoại tiết của tuyến tiền liệt.
+ Đoạn màng: đi từ đỉnh tuyến tới thành dương vật đoạn này nằm ngay
giữa khớp mu nên dễ dập, đứt khi ngã kiểu cưới ngựa hoặc vỡ xương chậu do
cân đáy chậu giữa giằng kéo. Phía ngoài cơ thắt vân bao quanh, trong lòng
niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc.
+ Đoạn xốp: nằm trong thể xốp của dương vật, trong đoạn xốp này có: Ở
phần đầu có hai lỗ tuyến hành niệu đạo; phần lõm của niêm mạc là các tuyến
niệu đạo; ở chỗ cách niệu đạo ngoài 1-2cm có van hố thuyền.
- Cấu tạo gồm 2 lớp:
+ Lớp cơ ở ngoài, có hai loại thớ cơ: thớ dọc ở trong, thớ vòng ở ngoài.
+ Lớp niêm mạc ở trong, có đặc điểm: rất chun giãn nên khi bị đứt thì hai
đầu xa nhau nên rất khó tìm khó nối. Có nhiều hốc và tuyến niệu tiết nhờn là nơi
ẩn náu của vi khuẩn nên khi bị viêm dễ trở thành mạn tính, đặc biệt là viêm lậu.


11

- Mạch và thần kinh
+ Động mạch: niệu đạo được cấp máu bởi nhiều nhánh nhỏ và tùy theo
từng đoạn nhìn tổng quát có các nhánh của động mạch bàng quang dưới động
mạch trực tràng giữa, động mạch hành dương vật, động mạch niệu đạo, động
mạch sau dương vật.
+ Tĩnh mạch: đổ vào đám rối tĩnh mạch thẹn trong và đám rối tĩnh mạch
tiền liệt.
+ Thần kinh: xuất phát từ đám rối tiền liệt và các nhánh của thần kinh thẹn.

Niệu đạo nữ [1],[2],[3],[7].
- Niệu đạo nữ tương ứng với niệu đạo tiền liệt và niệu đạo màng của
nam, đi từ lỗ NĐ trong ở cổ BQ tới lỗ niệu đạo ngoài của âm hộ, dài
khoảng 3-4cm. Lỗ niệu đạo ngoài là nơi hẹp nhất của NĐ, nằm giữa 2 môi
nhỏ, ở phía trước là lỗ âm đạo, phía dưới và sau là âm vật. Trên đường đi,
niệu đạo cũng xuyên qua hành chậu và hoành niệu dục và có liên quan đến
các hoành này.
- Hình thể trong: niêm mạc cũng có mào niệu đạo ở phía sau và những
nếp dọc. Ở gần lỗ niệu đạo ngoài, có 2 lỗ thông với tuyến Skene.
- Mạch máu và thần kinh tương tự như nam.
1.3. SỰ BÀI XUẤT CỦA NƯỚC TIỂU VÀ PHẢN XẠ TIỂU TIỆN [6],[7]
Nước tiểu trong các ống góp đổ vào bể thận. Nhu động của niệu quản
đưa nước xuống BQ một cách liên tục. Thể tích nước tiểu trong bàng quang
tăng dần tới khi đạt tới một mức nhất định sẽ tạo ra áp suất đủ mạnh tạo phản
xạ điều kiện. Khi đó cơ thắt cổ BQ mở ra cho nước tiểu ra ngoài theo NĐ.
1.3.1. Áp suất trong bàng quang và phản xạ tiểu tiện [6],[7]
Nước tiểu từ hai thận liên tục đổ vào bàng quang. Thể tích nước tiểu
trong bàng quang tăng dần làm cho áp suất trong BQ tăng lên. Áp suất tăng
chậm hơn so với tăng lượng nước tiểu. Có sự tăng không tương xứng này là
do thành BQ có khả năng co giãn cao.


12

Khi bàng quang chứa ít nước tiểu, áp suất xấp xỉ bằng 0. Thể tích nước
tiểu lên tới 100ml, áp suất sẽ là 5-10cm H 2O. Thể tích nước tiểu trước khi đạt
tới 400ml, áp suất sẽ tăng rất chậm. Khi thể tích vượt quá 400ml, áp suất sẽ
tăng rất nhanh. Áp suất trong BQ tăng cao sẽ tác động vào bộ phận cảm thụ
với áp suất trong thành bàng quang tạo xung động thần kinh, các xung động
này truyền về trung tâm phản xạ tiểu tiện ở tủy cùng qua sợi cảm giác. Phản

xạ hình thành và truyền theo thần kinh phó giao cảm tới BQ, cơ bàng quang
co lại từng đợt, áp suất trong BQ tăng theo sự co bóp lại tác động vào bộ phận
cảm thụ hơn nữa. Vòng feed-back dương tính được thành lập có tác dụng làm
cho áp suất tăng nhanh.
Khi áp suất trong bàng quang đủ mạnh thắng được co thắt cơ trơn và
nước tiểu truyền áp suất kích thích cơ thắt vân gây ra cảm giác mót tiểu tiện.
1.3.2. Não điều khiển tiểu tiện [6],[7]
Phản xạ tiểu tiện thuộc loại phản xạ tự động của tủy sống. Phản xạ này
thường xuyên bị các trung tâm của các phần não cao hơn chi phối.
Cầu não có 2 trung tâm chi phối phản xạ tiểu tiện của tủy sống: trung
tâm ức chế và trung tâm kích thích. Trung tâm ức chế chiếm ưu thế, do đó
thường xuyên kìm hãm tiểu tiện ngay cả khi mót tiểu tiện. Trung tâm kích
thích chỉ hoạt động khi có sự chi phối của vỏ não.
Vỏ não có 2 trung tâm điều hòa: ức chế và kích thích. Trung tâm ức chế
hoạt động liên tục, còn trung tâm kích thích chỉ hoạt động khi (thời cơ) tiểu
tiện xuất hiện.
Khi tiểu tiện, trung tâm kích thích của vỏ não tác động vào trung tâm
kích thích và kìm hãm trung tâm ức chế ở cầu não, đồng thời ức chế cơ thắt
vân. Cơ thắt vân giãn để nước tiểu qua niệu đạo ra ngoài.
Người bị tổn thương tủy sống và hôn mê, phản xạ tủy mất sự chi phối
của vỏ não sẽ gây tiểu tiện tự động.


13
1.4. ĐỊNH NGHĨA, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH,
NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ BÍ ĐÁI THEO YHHĐ [4]
1.4.1. Định nghĩa
Khi bí đái thận vẫn làm việc được, bàng quang đầy nước tiểu nhưng
người bệnh không đi tiểu được. Khác hẳn với vô niệu, người bệnh không đi
tiểu vì thận không lọc được nước tiểu, bàng quang trống rỗng.

1.4.2. Triệu chứng
- Đau tức, căng chướng vùng hạ vị.
- Đau mỏi vùng thắt lưng.
- Mót đi tiểu, nhưng rặn nước tiểu không ra.
- Cầu bàng quang căng cứng.
- Mệt mỏi.
1.4.3. Chẩn đoán xác định
- Đau tức, căng chướng vùng hạ vị.
- Mót đi tiểu, nhưng rặn nước tiểu không ra.
- Khám thấy có cầu bàng quang.
- Siêu âm thấy bàng quang đầy nước tiểu tương ứng với cầu bàng
quang hoặc thông tiểu lấy được nhiều nước tiểu, cầu bàng quang xẹp xuống.
1.4.4. Nguyên nhân
Tại bàng quang
- Dị vật tại bàng quang: sỏi hay cục máu. Có thể từ trên xuống hoặc sinh
ngay tại bàng quang, lúc đó không đi tiểu được.
- Ung thư bàng quang: rất hiếm gặp. Nếu khối u to có thể làm tắc lỗ niệu
đạo thông với bàng quang và gây bí đái. Soi bàng quang sẽ thấy khối u hay
nằm ở vùng bàng quang.
- Hẹp niệu đạo: trong bệnh lậu hay gây hẹp niệu đạo. Nếu phần hẹp
nhiều có thể gây bí đái.


14

Ngoài bàng quang
- Do tiền liệt tuyến là nguyên nhân thường gặp nhất ở nam giới. Tiền liệt
tuyến to lên sẽ đè bẹp niệu đạo gây bí đái. Tiền liệt tuyến tăng lên do hai
nguyên nhân.
+ Ung thư tiền liệt tuyến: rất hay gặp ở người già là nguyên nhân bí đái

chủ yếu ở những người già. Thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to và cứng.
+ Viêm tiền liệt tuyến: có triệu chứng viêm bàng quang, đái ra mủ, đôi
khi có thể gây bí đái. Thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to nhưng mềm, đau
có thể nặn ra mủ.
- Do khối u ở tiểu khung: ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư
thân tử cung,… khi di căn vào tiểu khung có thể đè vào vùng cổ bàng quang
gây bí đái.
- Do các tổn thương thần kinh trung ương:
+ Bệnh ở tủy sống: chấn thương, gãy cột sống, đứt ngang tủy, lao cột sống, u
tủy, viêm tủy, sau gây mê, gây tê tủy sống để phẫu thuật,… đều có thể gây bí đái.
+ Bệnh ở não và màng não: viêm não, áp xe não, chảy máu não, nhũn
não, viêm màng não,…đều có thể gây bí đái.
- Do đặt sonde bàng quang dài ngày để theo dõi lượng nước tiểu hoặc lấy
nước tiểu làm xét nghiệm sau khi rút sonde đều có thể gây bí đái.
1.4.5. Điều trị
- Tiêm canxi clorua.
- Tiêm Urotropin.
- Tiêm Clohydrat pilocacbin
- Tiêm Atropin sunfat.
- Tiêm Clohydrat pilocacbin.
- Chườm ấm hạ vị.
- Đặt sonde bàng quang.


15

1.5. BÍ ĐÁI THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.5.1. Khái niệm chung
Trong các sách kinh điển của y học cổ truyền không có tên bệnh bí đái, sỏi
thận, phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhưng các chứng

này được y văn xưa và nay quy nạp về các (chứng lâm) là chỉ chung về bệnh tiết
niệu như: lâm chứng, long bế. Sách thiên kim yếu phương của Tống Mạc Tư nói:
các sách vở xưa cho chứng lâm là chứng lung. Sách lục thú khảo của Bái Ông
cũng nói: Chứng lâm và chứng lung cũng là một người bệnh tiểu tiện không
thông, thì ngày nay gọi là chứng lâm, người xưa gọi là chứng lung. Các y gia đời
sau muốn tiện cho việc biện chứng luận trị mới đem ra phân biệt hai chứng này
tiểu tiện không thông gọi là lung (bí đái) cũng gọi là lung bế, tiểu tiện nhỏ giọt,
đau buốt gọi là lâm [8],[9],[10],[11],[12],[14],[16],[18],[19],[37],[38].
Lâm chứng là bệnh bí đái nhiều lần, tiểu đau, nước tiểu ít, khó ra, bụng
dưới đau, nặng thì không tiểu được. Theo Kim quỹ yếu lược thì bệnh lâm đi
đái nước tiểu nhỏ giọt, bụng dưới đau căng, lan đến rốn. Thường có nhiệt lâm,
thạch lâm, huyết lâm, cao lâm, khí lâm. Theo sách nội khoa y học cổ truyền
cho rằng các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, đái dưỡng chấp
của y học hiện đại tương ứng với các lâm chứng của YHCT [8],[9],[10],[11],
[14],[15],[16],[17],[19],[37],[38].
Long bế (lung bế): theo YHCT long bế là chứng tiểu tiện bất lợi hoặc
sát trệ bất thông, làm cho tiểu phúc bị trướng mãn, tiểu tiện bất thông Nội
kinh viết: “bàng quang là quan năng của bến nước, nơi tàng chứa tân dịch,
khi nào khí hóa thì mới xuất ra được”. Bệnh long bế tuy nói rằng do khí hóa
của bàng quang bị bất lợi nhưng tiểu tiện dù bị nói là cũng khó khí hóa, khai
ngòi nước lại do ở Tam tiêu. Nội kinh còn nói: “Tam tiêu là tam quan năng
khai ngòi nước, thủy đạo xuất ra từ đó”. Nạn kinh cũng nói: “Tam tiêu là con
đường thông đạo của thủy cốc, là nơi chung của thủy khí”. Do đó nếu khí


16

hóa của Tam tiêu bị thất thường, không làm thông lợi được thủy đạo nó sẽ
xuống bàng quang để sinh ra chứng long bế. Nếu bàng quang và thận bị tích
nhiệt hoặc thấp nhiệt ở trung tiêu không xuống hạ tiêu, bàng quang sẽ bị kết

bởi nhiệt làm cho cơ chế của khí bị trở trệ, vô âm thì dương không lấy gì để
hóa, vậy là phát sinh lung bế. Hoặc do thận khí hư tổn, tinh hao huyết tổn,
mệnh môn hỏa suy không khí hóa được thủy. Vô dương thì âm cũng không
lấy gì để hóa, thủy sẽ đọng lại và tích tụ lại, cũng có thể phát sinh chứng
lung bế [12].
1.5.2. Nguyên nhân, chứng trạng và điều trị bí đái theo YHCT
Bí đái là do thận và do bàng quang bị nhiệt gây nên (Nam dược thần hiệu
- bí tiểu tiện). Trương Cảnh Nhạc cho là: hoặc tinh bại hoặc tích huyết làm tắc
đường nước nên đái không thông (hoặc dĩ tinh bại, hoặc dĩ tinh huyết, tắc trở
thủy đạo, nhi thông bất dã). Nay thường do thấp nhiệt úng trệ ở bàng quang
hoặc do nhiệt ở thận xuống bàng quang kết hợp với thấp làm khí hóa không
lợi, hoặc nhiệt úng thịnh ở phế, tân dịch không xuống thận được, hoặc nhiệt
phế đi xuống bàng quang làm cho khí cơ không điều hòa, sự vận chuyển và
khí hóa của thủy dịch ở tam tiêu thất thường gây nên, hoặc ở bàng quang
huyết ứ ngưng tụ, sỏi tắc đường nước, hoặc thận hư làm khí hóa của bàng
quang không lợi, không có nước tiểu [19].
Sách chứng trị chuẩn thăng cũng nói: “Có khi vì ứ huyết mà tiểu tiện bí”.
Sách Chư bệnh nguyên hậu luận nói: "Tiểu tiện không thông và tiểu tiện
khó đi là vì thận với bàng quang có nhiệt, nhiệt khí thịnh làm cho tiểu tiện
không thông và tiểu tiện khó đi".
Chứng trạng của chứng bí đái, chủ yếu là tiểu tiện không thông, không
đái được giọt nào, bụng đầy căng, đau râm ran. Nói chung thường phát một
cách đột ngột, nếu thời gian hơi kéo dài tiểu tiện thường không thông, sẽ gây
ra các chứng thủy thũng nên nghịch lên, khí huyết suyễn xây sẩm, đến nỗi
nguy hiểm, chính như Trương Cảnh Nhạc nói: “Thủy đạo không thông nước


17

lấn lên tỳ vị mà thành trướng tràn ra ngoài, cơ nhục mà thành thũng, tràn lên

trung tiêu thì sinh nôn ẹo, lên thượng tiêu thì sinh suyễn”. Vài ngày không
thông khí khó chịu nguy hiểm.
Chứng tiểu tiện không thông về bệnh tình có hàn nhiệt hư thực khác
nhau, phế nhiệt thì họng khô phiền táo, miệng khát muốn uống, hơi thở ngắn
mà gấp, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch hoạt sác. Tỳ hư thì phần nhiều thấy thân
thể nặng, người mệt mỏi, nhác cử động, mạch hoãn nhược. Nếu ngực đầy tức,
khát không muốn uống, bụng dưới chướng đầy khác thường, chân đùi phát
nóng đại tiện không khoan khoái nên sắc mặt trắng bợt, thần khí khiếp nhược,
mạch trầm là mệnh môn hỏa suy. Còn bụng chướng căng, tiểu tiện nhỏ giọt
khó chịu là do tinh bại huyết ứ ngăn tắc niệu đạo mà gây nên [12].
Lung bế phân ra các thể sau [13],[39],[45].
- Thấp nhiệt ủng tích: lại ở bàng quang trở ngại làm ảnh hưởng đến khí
hóa bàng quang gây lung bế.
+ Triệu chứng: tiểu tiện không được thông lợi, nước tiểu vàng rắt có lúc
khó đi, vùng bụng dưới căng tức, đi đại tiện cũng khó, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi
vàng dày, mạch tế sác.
+ Pháp điều trị: thanh nhiệt hóa thấp.
+ Bài thuốc: Ôn thận thông quan hoàn hợp với Bát chính tán gia giảm.
+ Châm cứu: Điện châm các huyệt
Tả: Tử cung, thứ liêu, Trung cực, Khúc cốt, Thủy đạo.
Bổ: Khí hải, Quan nguyên, Tam âm giao, Huyết hải, Túc tam lý.
- Phế nhiệt ủng thịnh: khí không xuống được làm đường tiết niệu không thông.
+ Triệu chứng: tiểu không thông, phải rặn ra từng giọt, rắt buốt, người
buồn bực, họng khô khát nước, khó thở, lưỡi đỏ, rêu lưỡi dày vàng, mạch sác.
+ Pháp điều trị: thanh phế nhiệt, lợi thủy đạo.
+ Bài thuốc: Thanh phế ẩm gia giảm.
+ Châm cứu: Điện châm các huyệt



×