Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

câu hỏi ôn tập bào chế 2 đào tạo dược sỹ đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.91 KB, 17 trang )

CÂU HỎI NGẮN
CHƯƠNG NHŨ TƯƠNG – HỖN DỊCH
1. Khái niệm hệ phân tán:
- Hệ phân tán là mộ hệ trong đó một hay nhiều chất được phân tán vào chất khac
- Phân tán là kỹ thuật bào chế khi trộn lẫn 2 pha không đồng tan với nhau khác sự hòa
tan (độ phân tán: D=1/d)
2. Phân loại hệ phân tán:
- Theo trạng thái của pha phân tan và môi trường phân tán:
+ rắn +lỏng hỗn dịch
+ lỏng + lỏng  nhũ tương
- Theo kích thước pha phân tán: đồng thể ( <1nm), keo “siêu vi dị thể” (1-100nm), dị
thể ( >0,1µm)
3. Đặc điểm của hệ phân tán lỏng :
- HPT đồng thể: không quan sát được các tướng bằng mắt thường hay kính hiển vi,bền,
có thể lọc với giây lọc, trong suốt, hiện tượng khuếch tán mạnh : dd nước, cồn ,
K.Na stearat
- HPT Keo :Chỉ quan sát được bằng kính hiển vi điện tử, trong hoặc đục lờ khá bền và
khá ổn định, có thể qua lọc thường (3-7µm) khong qua màng siêu lọc, C/Đ brown,có
áp suất thẩm thấu yếu.
- HPT Dị thể : có thể quan sát được, đục rõ rệt, độ ổn định thấp, không đi qua lọc
thường, khuếch tán yếu, C/Động Brow rất yếu: nhũ tương và hỗn dịch.
4. Hiện tượng khuếch tán, chuyễn động brown, hiện tượng Faraday-tyldal:
- Hiện tượng khuếch tán: là kết quả của sự chuyễn động phân tử làm cho phân tử của
vật chất chuyễn từ pha này sang pha kia và phân bố điều trong 2 pha.
- Chuyển động Brown : quan sát dưới kính siêu kính hiễn vi những phân tử này dao
động thường xuyên, có thể do sự va chạm của những phân tử nước luôn luôn di
chuyển rất nhanh trong mọi chiều
- Hiện tượng Faraday-Tyldal: dung dịch keo có khả năng khuếch tán ánh sáng (dung
dịch đục) đặc biệt rõ khi nhìn dung dịch keo qua ánh sáng phản xạ ,trong khi dung
dịch thật thì trong suốt.
5. Trình bày khái niệm và thành phần chính nhũ tương thuốc.


- Theo dược điển việt nam, nhũ tương thuốc gồm các dạng thuốc lỏng, mềm để uống,
tiêm, dùng ngoài, được điều chế bằng cách sử dụng các chất nhũ hóa thích hợp để
trộn điều 2 chất lỏng không đồng tan.
- Trong thực tế đa số các nhũ tương thuốc là các nhũ tương đặc có nồng độ pha phân
tán 10-50% , về lý thuyết pha phân tán có thể chiếm tỷ lệ đến 74% thể tích đối với
nhũ tương dầu trong nước nếu chọn được chất nhũ hóa thích hợp, rất khó để điều chế
nhũ tương nước trong dầu với tỷ lệ pha phân tán lớn hơn 50%
-

Thành phần chính của nhũ tương:
+ pha nội, pha ngoại, chất nhũ hóa hoặc dầu, nước và chất nhũ hóa.
 Chú ý:


-

6.




7.

8.

Quy ước:
+ pha phân tán/ pha nội/ pha khong liên tục
+môi trường phân tán/pha ngoại/pha liên tục.
- Chất nhũ hóa:
+Nồng độ pha phân tán ≤ 0.2%: có thể khong dùng chất nhũ hóa

+Nồng độ pha phân tán 0.2-2%: có thể ổn định bằng cách tăng độ nhớt.
+Nồng độ pha phân tán >2% : phải dùng chất nhũ hóa thì nhũ tương mới bền
- Pha dầu bao gồm tất cả các dược chất và chất dẫn hoặc tá dược không phân cực hoặc
rất ít phân cực như các loại dầu mở sáp, tinh dầu, nhựa, các dược chất hòa tan được
trong dầu.
- Pha nước gồm các chất lỏng phân cực như nước thơm, nước sắc, nước hãm, ethanol,
glycerol, … và các dược chất hoặc chất phụ dể hòa tan trong các chất lỏng trên.
Ưu – nhược điểm của các nhóm chất nhũ hóa
Chất nhũ hóa thiên nhiên :
+ các hydrat carbon : gôm arabic, gôm adragant , thạch
o Gôm arabic: thường dùng trong nhũ tương kểu D/N, tan hoàn toàn trong
lượng nước gấp đôi lượng gôm.
o Gôm Adragant : độ nhớt thấp hơn arabic khoãng 50 lần. thường dùng gôm
adragant làm chất ổn định + arabic trong các nhũ tương thuốc để uống.
- các saponin: nhũ tương dùng ngoài.
- Các protein : gelatin, sữa, casein ,
- Các sterol: cholesterol có nhiều trong lanolin, lòng đỏ trứng
- Các phospholipid : lecithin (nhiều trong lòng đỏ trứng )
Chất nhũ hóa tổng hợp: mạnh + bền
- Các chất nhũ hóa : là các chất trong phân tử có một đầu thân dầu và một đầu thân
nước
+ nhũ tương kiểu D/N: các chất nhũ hóa dễ tan trong nước (Tween, xà phòng natri)
+ nhũ tương kiểu N/D: các chất nhũ hóa dể tan trong dầu (xà phòng calci, span)
+ theo nguyên tắc Bancroft: chất nhũ hóa tan trong pha nào thì pha đó là pha ngoại
- Các chất nhũ hóa ổn định:
+ polyethylen glycol (PEG) còn được dùng làm chất gây thấm
+ các Alcol polyvinylic : thích hợp bào chế thuốc nhỏ mắt do trơ về mặc hóa học .
+ các dẫn chất cellulose : để hòa tan nhanh các dẫn chất của cellulose trong nước cần
thấm ước với nước nóng và để trương nở trong một thời gian (carbopol)
Đặc điễm của pha dầu trong nhũ tương: dm khong phân cực

- Các dược chất tan trong dầu : bromoform, menthol, A,D,E,K
- Các chất phụ tan trong dầu: các chất chống oxyhoa BHA,BHT,isopropyl galat,
tocoferol
- Vaselin,các alco béo, acid béo sáp.
Đặc điểm của pha nươc trong nhũ tương
- Các dược chất tan trong nước hay dung môi phân cực.
- Các chất bảo quãn : nipagin, nipasol nhũ tương thuốc uống, benzalkonium clorid hoặc
cloresol.. dùng trong các nhũ tương thuốc dùng ngoài

9. Phân loại nhũ tương


-

Theo cấu trúc kiểu nhũ tương: D/N, N/D, N/D/N, D/N/D (nhận biết kiểu nhủ tương:
pha loảng, nhuộm màu sudan III-xanh methylen, đo độ dẫn điện )
- Theo nguồn góc : tự nhiên: sữa, lòng đỏ trứng gà, nhân tạo
- Nồng độ:
+ nhũ tương loãng: nồng độ pha phân tán < 2%
+nhũ tương đặc nồng độ pha phân tán > 2%
+đa số các nhũ tương thuốc là nhũ tương đặc có nồng độ pha phân tán từ 10-50%
- Theo kích thước pha phân tán: 10-100nm (vi nhũ tương), 0,5-1micromet (nhũ tương
mịn),>vài micromet (nhũ tương thô)
- Theo đường sử dụng:
+ nhũ tương tiêm và tiêm truyền : (Không tiêm nhũ tương thuốc vào cột sống)
 Tiêm bắp: D/N và N/D
 Tiêm tĩnh mạch: D/N
 Truyền tĩnh mạch: D/N <0.5µm
+ nhũ tương uống: D/N
+nhũ tương dùng ngoài: D/N và N/D. nhũ tương dầu nước dể rửa sạch và không

gây bẩn quần áo.
10. Ưu nhược điểm nhũ tương:
- Dược chất thường đạt độ phân tán cao và đồng nhất nên phát huy tác dụng điều trị.
- Dược chất dể hấp thu hơn có thể che giấu mùi vị khó chịu và giãm kích ứng niêm
mạc tiêu hóa.
- Có thể điều chế được thuốc tiêm chứa các dược chất không tan hoặc rất ít tan trong
nước dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch (nhũ tương D/N)
- Có thể phối hợp nhiều loại dược chất khác nhau
- Nhũ tương không bền dễ tách lớp trong quá trình bảo quản,ôi khét, nấm móc phát
triển
- Việc phân liều không chính xác khi nhũ tương bị tách lớp

11. Ứng dụng trong ngành dược của nhũ tương.
- Làm giãm tính nhờn và che dấu vị khó chịu của dầu. (dầu gan cá, nhũ tương dầu
parafin,nhũ tương dầu thầu dầu)
- Gia tăng sự hấp thu của dầu và các dược chất tan trong dầu tại thành ruột non
- Các chế phẩm dinh dưỡng toàn thân dùng qua đường tiêm dưới dạng nhũ tương. Các
nhũ tương vô trùng được chỉ định để đưa các chất béo, carbohydrat và vitamin vào cơ
thể bệnh nhân suy nhược
- Sử dụng cho các thuốc dùng ngoài.
12. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đễn sự hình thành và bền ững của nhũ tương.
a) Chênh lệch tỷ trọng của 2 pha
b) Kích thước tiểu phân của pha phân tán
c) Độ nhớt của môi trường phân tán
d) Nồng độ pha phân tán
e) Chuyển động Brow


f) Chất nhũ hóa
g) Thời gian phân tán và cường độ của lực gây phân tán

h) ảnh hưởng của nhiệt độ, PH và các chất điện giải
13. Cách giải quyết trong điều chế khi tỉ trọng 2 pha có sự chênh lệch lớn. Nêu ví dụ.
- Dầu hướng dương và ethanol 60%  tạo ra nhũ tương bền do tỷ trọng tương đương
nhau .
- Dầu hướng dương + nước hoặc bromoform (2,8)+ nước nhũ tương khong bền do tỷ
trọng khác nhau khắc phục
+ tăng tỷ trọng môi trường phân tán(D/N): thêm vào môi trường phân tán các chất có
tỷ trọng lớn hơn nước (các chất làm ngọt, làm tăng độ nhớt )biện pháp này không
làm tăng tỷ trọng nhiều .
+ giãm tỷ trọng của pha phân tán (D/N) : (bromoform (2,8)+ nước),bromoform hòa
tan với lượng dầu thích hợp để làm giãm tỷ trọng của pha dầu xuống.
14. Ảnh hưởng do kích thước tiểu phân của pha phân tán
- Nhũ tương bền khi kich thước tiểu phân pha phân tán nhỏ.
- Khi kich thước càng lớn vận tốc tách lớp xảy ra nhanh hơn  hiện tượng kết bông,
hiện tượng lắng cặn khơi mào hiện tượng tách pha
- Lực phân tán càng lớn  tiểu phân càng nhỏ và đồng diều
15. ảnh hưởng bởi độ nhớt của môi trường phân tán.
- Nhũ tương càng bền khi độ nhớt của môi trường phân tán càng lớn
- Để làm tăng độ nhớt của pha ngoại:
+ Đối với nhũ tương D/N: siro, glycerol, PEG
+ Đối với nhũ tương N/D: xà phòng sterat kim loại.
16. Ảnh hưởng của nồng độ pha phân tán:
- 1ml dầu/1000ml nước bền hơn 5ml dầu/1000ml nước
17. Chuyển động Brown ảnh hưởng như thế nào đến sự bền vững của nhũ tương.
- Pha phân tán chuyển động theo mọi hướng làm các tiểu phân này rời xa vị trí tự nhiên
trong cân bằng chóng lại khuynh hướng kết hợp lại
18. Một số lưu ý chung khi điều chế nhũ tương.
- Thiết bị gây lực phân tán phải phù hợp với phương pháp điều chế nhũ tương
- Điều chế ở nhiệt độ thích hợp : đun nóng pha nước ở nhiệt độ cao hơn pha dầu từ
3-5oC

19. Nguyên tắc của các phương pháp điều chế nhũ tương
- Nguyên tắc chung:
+ các dược chất dể tan trong pha nước được hòa tan trong pha nước
+ các hoạt chất tan trong dầu như comphor, bromoform, vitamin A,E… được hòa tan
vào pha dầu phải tăng lượng chất nhũ hóa thích hợp
+ các hoạt chất độc mạnh để tránh nhầm lẫn và hư hao nên hòa tan trước vào 1 lượng
nhỏ nước hoặc dầu trước khi tiến hành phối hợp
+ các thành phần tan trong pha nội phải hòa tan trong pha nội trước tiến hành nhũ hóa
. các thành phần tan trong pha ngoại tùy từng trường hợp có thể phối hợp trước hay
sau khi nhũ hóa.
- Phương pháp keo ước:


Nguyên tắc: chất nhũ hóa hòa tan trong lượng lớn pha ngoại sau đó thêm từ từ
pha nội vào, vừa cho vừa phân tán đến khi hết pha nội và tiếp tục phân tán cho
đến khi nhũ tương đạt yêu cầu
Phương pháp keo khô:
 Chất nhũ hóa ở dạng bột mịn được trộn với toàn bộ tướng nội thêm một lượng
tướng ngoại vừa đủ và phân tán mạnh để tạo nhũ tương đậm đặc thêm từ từ
tướng ngoại còn lại vảo để hoàn chỉnh nhũ tương
 Phương pháp này áp dụng điều chế nhũ tương D/N trong trường hợp chất nhũ
hóa thân nước là gôm arabic, adragant, methyl cellulose
 Tỷ lệ 4 dầu:2 nước : 1 gôm là tỷ lệ để tạo nhũ tương đậm đặc
Phương pháp đặc biệt:
Trộn lẩn 2 pha sau khi đun nóng: áp dụng trong công thức có sáp hoặc
các chất cần thiết đun chảy, dùng điều chế các nhũ tương có thể đặc
như thuốc mở kem bôi da .
Phương pháp xà phòng hóa trực tiếp : áp dụng khi chất nhũ hóa là xà
phòng được tạo ra trực tiếp trong quá trình phân tán.
Phương pháp dùng dung môi chung :áp dụng khi dung môi vừa hòa

tan tướng nội, chất nhũ hóa và tướng ngoại, khong có tác dụng dược
lý riêng.
Nhũ hóa tinh dầu và các chất dễ bay hơi: tinh dầu hoặc các chất dễ
bay hơi thường có độ nhớt thấp, có thể được nhũ hóa bằng cách lắc
các thành phần trong lọ có nấp (pp Briggs hay pp lắc chay)


-

-

20. Đóng gói và bảo quản nhũ tương :
- Nhũ tương khó bảo quản vì để lâu dể bị tách lớp, ôi khét, nấm móc phát triển
- Các chất bảo quản được sử dụng như alcol, glycerin, nipagin và nipazol cho các nhũ
tương dùng trong
- Benzalkonium clorid, clocresol cho các nhũ tương dùng ngoài
- Chất chóng oxi hóa như tocoferol, BHT(butyl hydroxytoluen) để ổn định pha dầu.
- Bao bì của nhũ tương có thể tích lớn hơn thể tích thuốc và trên nhãn phải ghi dòng
chữ “ LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”
21. So sánh nhũ tương với hỗn dịch.
Giốn
g

Pp chính : Hòa trộn pha phân tán và môi trường phân tán với nhau ,môi trường
phân tán của chúng điều là các chất lỏng
Về quy mô sản xuất các chế phẩm này điều được sản xuất ở quy mô nhỏ như cối
chày. Hoặc ở quy mô lớn với các phương tiện nhừ máy nghiền, máy trộn
Nhũ tương: pha phân tán và môi
Hổn dịch: dược chất và chất dẫn, chất
trường phân tán , chất nhũ hóa

phụ
- Dược chất: dạng rắn không tan hoặc
rất ít tan trong chất dẫn  tạo thành
hỗn dịch thuốc
- Chất dẫn : nước cất, các chất lõng
phân cực (ethanol, PG, glycerin)


Khác

- Chất phụ :chất gây thấm, chất gây
treo
Phương pháp keo khô, phương pháp
Phương pháp phân tán cơ học , phương
keo ướt, phương pháp dùng dung môi
pháp ngưng kết, kết hợp pp phân tán và
chung, phương pháp xà phòng hóa trực ngưng kết.
tiếp, nhũ hóa các tinh dầu và các chất
dể bay hơi

22. Một số chất chất gây treo, chất gây thấm thông dụng.
- Chất gây treo: các tá dược gây treo phải là loại có tác dụng mạnh nghĩa là giúp phân
tán dược chất để tạo thành hổn dịch chỉ bằng cách lắc : bột gôm arabic, natri carboxy
methyl cellulose, propylen glycol alginat, gôm adragan, gôm xanthan.
- Chất gây thấm : chỉ cần thiết trong trường hợp dược chất có tính sơ nước: các chất
gây thấm thường dùng nhất là chất diện hoạt như tween 80 nồng độ 0,1%, natri lauryl
sulfat (chất này tương kỵ với dược chất mang điện tích dương)
23. Phương pháp phân tán : (hỗn dịch alamine, hỗn dịch Altacid, hỗn dịch Ibuprofen, hỗn
dịch nhỏ mắt hydro cortison)
- Nguyên tắc dựa trên cơ sở phân chia cơ học các giai đoạn:

+ nghiền, tán, xay rây DC rắn đến độ mịn tối đa
+ tạo bột nhão bằng cách thêm MTPT ( khoảng ½ lượng chất rắn) để tiếp tục nghiền
mịn dược chất rắn
+ phân tán HD đặc ( bột nhão) vào môi trường phân tán để thu được HD
+ làm đồng nhất hỗn dịch bằng cối xây keo hoặc thiết bị thích hợp
24. Phương pháp ngưng kết :
- Pha phân tán (tiểu phân chất rắn) tạo thành trong quá trình điều chế do ngưng kết
giữa các ion, phân tử , micell với nhau
- Ngưng kết do :
+ phản ứng hóa học
o Dùng toàn bộ chất dẫn hòa tan với dược chất thành các dung dịch thật loãng
o Phôi hợp dần dần 2 dung dịch lại với nhau vừa phối hợp vừa phân tán
o Ví dụ : kẽm sulfat dược dụng + kalisulfur hóa + nước cất
+ thay đổi dung môi.
o Trộn trước dung dịch hoạt chất sẻ kết tủa với các chất thân nước có độ nhớt cao
o Phối hợp từ từ từng ít này với toàn bộ chất dẫn, phân tán
o Ví dụ: cồn kép opi bezoic +siro đơn+ nước cất
- Một số chú ý khi bào chế hổn dịch thuốc:
+ dược chất khó thấm nước cần nghiền với một lượng nhỏ chất gây thấm
+ ngâm các chất keo chất tạo gel để trương nở hoàn toàn.
25. Phối hợp 2 phương pháp phân tán cơ học và ngưng kết :
- Chì acetat + amoni clorid + lưu huỳnh kết tủa + ethanol + glycerol + nước
26. Bài tập tính HLB, RHLB(HLB tới hạn hay tổng các HLB)
- Tính HLB của hổn hợp chất diện hoạt:
Tween 80 (HLB 15) 6g 60%
Span80 (HLB 4.3) 4g 40%
 HLB =15x0.6 +4.3x0.4 =10.72


-


Tính tỷ lệ từng chất biết:
Dầu parafin (RHLB 10.5)
50g
Span 80 (HLP 4.3) và Tween 80 (HLP 15)
5g
Nước tinh khiết vừa đủ 100g
Goi X là tỉ lệ Span80 trong 1g hổn hợp
 4.3xX + 15x(1-X)=0.42
 Tỉ lệ Span là 42% & Tween 58%  (g)
27. Một số biến đổi của hỗn dịch trong quá trình bảo quản, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục.
- Sgt trang 39
28. Phân tích vai trò từng thành phần trong công thức hỗn dịch, nhũ tương
29. Phân loại chất diện hoạt theo HLB:
- Là tỷ số giữa 2 phần thân nước và thân dầu trong phân tử chất diện hoạt bằng sự cân
bằng thân nước và thân dầu
- Chất diện hoạt có phân tử lượng > 200 và HLB từ 1- 50
- PTL < 200  quá nhỏ để có 2 cực thân nước và thân dầu khác nhau
- HLP<1 sẻ quá tan trong dầu
- HLP>50 se quá tan trong nước
- Chất nhũ hóa N/D: HLB 3-6
- Chất nhũ hóa D/N: HLB 8-18 (8-12)
30. Khái niệm thuốc đặt :
- Dạng thuốc phân liều ,thể rắn , mềm hoặc dai ở nhiệt độ thường, khi đặc vào hóc tự
nhiên của cơ thể thì chảy lỏng hoặc hòa tan vào miễn dịch ,điều trị tại chổ hay toàn
thân .
31. Phân loại thuốc đặt :
Thuốc đạn: trực tràng
- 3 dạng (hình trụ, hình nón, hình thủy lôi )

- Đường kính 8-10mm , dài 30-40mm
- Khối lượng 1-3g
Thuốc trứng: âm đạo
- 3 dạng ( hình cầu , hình trứng, hình lưởi)
- Khối lượng 2-4g
32. Đặc điểm thuốc đặt :
- Hấp thu tương đương tiêm bấp.
- Có thể tự sử dụng
- Không có mùi vị khó chịu
- Không gây đau
33. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng :
- Chiều dài 150 -200 mm .PH 7.5, V 3ml, S 300cm2 , hệ tĩnh mạch trực tràng
30ml/phút
- Cơ chế khuếch tán thụ động, một phần theo cơ chế lọc
- Theo TM trỉ dưới vào tĩnh mạch giữa TM chủ dưới  vào hệ tuần hoàn chung
- Theo tĩnh mạch trĩ trên  TM cửa  vào gan  vào vòng tuần hoàn chung
34. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc âm đạo


-

Nhiều niếp gấp dài 100-150mm, PH 4-5, hệ thống mao mạch dày đặc, thuốc được hấp
thu nguyen vẹn vào vòng tuần hoàn chung và không bị chuyển hóa qua gan
35. Yêu cầu tá dược thuốc đặt :
- Tonc <36,5o
- Tá dược thân dầu còn có thêm một số yêu cầu khác.
+ chỉ số acid < 3
+ chỉ số xà phòng hóa 200-245
+ chỉ số iod <7
36. Tá dược bơ ca cao

- Ép từ hạt của cây ca cao, cấu tạo là ester của glycerin vơi các acid béo cao no và chưa
no :astearic , Oleic, Linoleic
- Thể rắn có mùi thơm, tỷ trọng ở 20oC 0.94-0.96, tnc 34-45oC , đông đặc ở 25oC
- Ưu điểm : chảy lỏng ở thân nhiệt dịu với niêm mạc
- Nhược điểm : nhiệt độ chảy hơi thấp nên không phù hợp với các nước nhiệt đới.
+ hiện tượng đa hình : bơ ca cao có 4 dạng kết tinh: α,γ,β, β’
Trong đó: β là ổn định t 34-35oC khi đun nóng > 36 o sẽ chuyễn sang dạng không ổn
định α,γ,β’ .
- Phối hợp với tá dược béo to cao hơn như sáp ong tỷ lệ 3-6% hay parafin tỷ lệ 2-5% 
tăng nhiệt độ nóng chảy
- Phối hợp với CNH như lanolin khan nước tỷ lệ 5-10% hay cholesterol 3-5%  tăng
khả năng nhủ hóa của bơ ca cao .
- Đun cách thủy 2/3 lượng bơ ở < 36oC giử lại 1/3 làm mồi  tránh hiện tượng chậm
đông
37. Tá dược butyrol
- Nhiệt độ nống chảy 36oC
- Dể bị ôi khét, chỉ điều chế khi dùng  để lâu phải có chất bảo quản.
38. Các dẫn chất của dầu mở sáp:thông dụng nhất là Witepsol
- Thường dùng là các triglycerid bán tổng hợp  có khả năng nhũ hóa các chất lỏng
phân cực .
- Là loại thông dụng nhất hiện nay có nhiều ưu điểm
+ phối hợp được nhiều dược chất
+ thích hợp nhiều pp điều chế
+ dịu với niêm mạc nơi đặc
+ các tá dược thân nước hòa tan trong niêm dịch để giải phóng hoạt chất .
39. Các keo thân nước nguồn góc tự nhiên : gelatin-glycerin
- Lưu ý :
+ không đun >60oC vì gelatin bị thủy phân  ảnh hưởng khả năng tạo gel rắn  viên
không bền cơ học
40. Các keo thân nước nguồn tổng hợp

- Gồm polyethylen glycol PEG (carbowax, macrogol)
- Phối hợp với PEG ở thể lỏng, mềm, rắn thu hởn hợp thể chất và nhiệt độ nống chảy
thích hợp
- Ưu điễm :
+ không gây nhuận tràng
+ các PEG rất bền vững bảo quản dể dàng


+ độ cứng và độ chảy cao độ bền cơ học lớn hơn các tá dược thân dầu
+ thích hợp khí hậu nhiệt đới
- Nhược điểm :
+ PEG hút nước cao kích ứng trực tràng, nhu động ruột  thuốc bị đẩy ra ngoài 
khắc phục nhúng thuốc vào nước trước khi dùng
41. Các tá dược nhũ hóa : tween61 , tween61+ glycerine monoterat (6:4), tween61 + dầu
lạc(5:5), acid stearic + Na stearat (5:5)
- Là một chất hoặc hổn hợp các chất có khả năng nhủ hóa
- Khi đặc vào hóc tự nhiên của cơ thể thì vừa có khả năng hút niêm dịch, vừa có khả
năng chảy lỏng để giải phóng hoạt chất .-->chỉ dùng loại có nhiệt độ nống chảy nhỏ
hơn thân nhiệt .
- Ưu điểm phối hợp với nhiều loại dược chất
- Bền vững trong quá trình bảo quản
- Thích hợp nhiều pp điều chế - Giải phóng dược chất nhanh
42. Kỹ thuật bào chế thuốc đặt :
- Nặn
- Ép khuôn
- Đun chảy đổ khuôn.
43. Đặc điểm phương pháp nặn:
- Áp dụng khi không có trang thiết bị hoặc dược chất không bền ở nhiệt độ cao
- Ưu điểm : đơn giản.
- Nhược điểm:

+ chỉ áp dụng tá dược béo
+ viên thuốc không đẹp
+ không đãm bảo vệ sinh vô khuẩn
+ chỉ bào chế số lượng nhỏ viên thuốc.
44. Đặc điểm phương pháp ép khuôn: viên thuốc có hình thù đẹp hơn pp nặn nhưng cũng có
nhược điểm như pp nặn.
45. Pp đun chảy đổ khuôn :pp thông dụng nhất ở cả quy mô nhỏ và quy mô công nghiệp
- Nguyên tắc : DC hòa tan hay phân tán trong tá dược đã đun chảy, sau đó đổ khuôn có
thể tích nhất định ở nhiệt độ thích hợp
- Tiệt trùng, bôi trơn, làm lạnh khuôn bằng các chất :
+ tá dược béo: bôi bằng cồn xà phòng
+ tá dược thân nước : bôi bằng dầu parafin
+ tá dược có rút thể tích tốt: không bôi trơn
46. Hệ số thay thế là : (E) của một chất so với tá dược là lượng chất đó chiếm một thể tích
tương đương 1g tá dược khi đổ khuông
47. Hệ số thay thế nghịch : F = 1/E của một chất so với tá dược là lượng tá dược chiếm thể
tích tương đương 1g chất đó khi đổ khuôn .
48. Tính lượng tá dược trong công thức:
- Biết hệ số thay thế thuận hoặc nghịch:
X=(n.a)-(n.b)/E
Trong đó : E hệ số thay thế thuận
a khối lượng 1 viên
b khối lượng hoạt chất thứ nhất cho 1 viên.


n số viên cần bào chế .
- Khi có hệ số thay thế của dược chất với tá dược bơ ca cao có thể tính hệ số thay thế
của dược chất đó với tá dược khác .E2 = E1 x d1/d2 (E2: là hệ số thay thế của chất
khác)
- Khi chưa biết hệ số thay thế : F= (X-(Y-P))/ P

Trong đó: X là khối lượng 12 viên chỉ chứa tá dược
Y là khối lượng 12 viên có pg dược chất + tá dược
P là lượng dược chất trong 12 viên
Từ F=1/E
49. Các bước phối hợp dược chất vào tá dược đổ khuông :
- Phối hợp dược chất vào ta dược đun chảy  để thuốc nguội đến gần nhiệt độ đông
đặc, đổ khuông làm lạnh khuôn dùng dao gạt phần thừa tháo khuôn  gói viên
trong giấy chống ẩm dán nhãn thành phẩm
50. Định nghĩa thuốc bột :
- Là dạng thuốc rắn gồm các hạt nhỏ
- Khô tơi
- Có độ mịn xác địch
- Chứa một hay nhiêu dược chất (có / không có tá dược )
- Dùng để uống tiêm và dùng ngoài.
51. Phân loại thuốc bột :
- Theo thành phần : thuốc bột đơn, thuốc bột kép
- Theo cách phân liều: đơn liều và đa liều
- Theo cách dùng: thuốc bột uống, thuốc bột pha tiêm, thuốc bột dùng ngoài.
52. Ưu nhược điểm của thuốc bột:
- Ưu điểm :
+ đơn giản
+ ít tương kỵ hóa học
+ bền vững về mặc hóa học
+ tốc độ hòa tan nhanh
+ sinh khả dụng cao
+ bảo vệ hút dịch tiết, làm vết thương khô ráo chóng lành.
- Nhược điểm:
+dể hút ẩm
+ Dc có mùi vị khó chịu, dược chất mất hoạt tính
+ tác dụng chậm hơn dạng thuốc lỏng

+ nhiều tạp chất
53. Đặc điểm thành phần thuốc bột :
- Dược chất :
+ dược chất rắn
+ dược chất lỏng hay mềm (nếu có) không được ảnh hưởng đến thể chất khô tơi của
thuốc bột
- Tá dược :
+ tá dược độn : lactose
+ tá dược hút : calci ccarbonat, magnesi carbonat, MgO (lượng dùng tùy vào lượng
các chất lỏng mềm có trong công thức)


+tá dược bao : magnesi carbonat, MgO (lượng dùng bằng một nửa hay đồng lượng
với các chất cần bao.
54. Kỹ thuật bào chế thuốc bột đơn:
- Chuẩn bị nguyên vật liệu  nghiền tán nguyên liệu  rây
55. Phân loại bột trong tá dược thuốc bột :
- Bột thô (1400/355): ≥95% qua được 1400 và ≤40% qua được 355
- Bột nửa thô (710/250):
- Bột nửa mịn (355/180):
- Bột mịn (180/125):
- Bột rất mịn (125/90) :
56. Kỹ thuật bào chế thuốc bột kép:
- Nghiền bột đơn  trộn bột kép.
57. Nghiền bột đơn :
- Nguyên tắc : dược chất có khối lượng lớn nghiền trước sau đó lấy ra khỏi cối nghiền
tiếp dc có khối lượng ít hơn.
- Dược chất có tỷ trọng lớn cần phải nghiền mịn hơn dược chất có tỷ trọng nhỏ
58. Trộn bột kép :
- Nguyên tắc :

+ cho dược chất có khối lượng ít vào trước , thêm dần các chất có khối lượng nhiều
hơn vào sao ( mổi lần thêm đồng lượng)
+ DC tỷ trọng nặng cho vào trước, nhẹ cho vào sau (tránh bụi, hao hụt )
+ thuốc bột có chứa DC độcA,B để tránh hao hụt người ta phải lót cối bằng 1 lượng
bột thuốc khác .
+ đôi với độc A,B nếu lượng trong đơn nhỏ hơn 50mg thì phải dùng bột đã pha loãng
(bột nồng độ )
+ DC độc liều dùng là hàng miligam người ta dung bột pha loảng 1% . DC độc liều
dùng là centigam dùng bột pha loãng 10% . bột pha loãng thường dùng là lactose
+ để kiểm tra sự đồng nhất của khối thuốc bột người ta thêm vào thành phần thuốc
bột pha loãng 0.25-1% chất màu (đỏ carmin). Khi pha chế chất màu được nghiền với
dược chất độc
+ trường hợp có chất lỏng trong công thức thuốc bột thì lượng chất lỏng không được
quá 10% so với khối lượng chất rắn để không làm ảnh hưởng thể chất khô tơi của
thuốc bột .
 Nếu lượng chất lỏng ≤ 2 giọt/gam thuốc bột thì chỉ cần nhỏ từ từ từng giọt vào
đầu chày rồi nghiền trộn vào khối bột
 Nếu lượng chất lỏng > giọt /gam thuốc bột thì có thể cô để giảm khối lượng
chất lỏng đi hoặc thêm tá dược vào để thu được bột nhưng phải ghi chú lượng
tá dược đã thêm vào ( lactose,saccarose)
+ trường hợp có chất gây bẩn như (xanh methylen, than hoạt, than thảo mọc ): cho
chất này vào giữa khối bột rồi nghiền trộn nhẹ nhàng đến khi đồng nhất .
+trường hợp có chất dể bay hơi như : tinh dầu ,phải cho vào sau cùng và cho từ từ
vào đầu chày
+ khi lượng bột trộn đã tạo được hh lớn hơn 20g thì phải rây qua rây thưa hơn rồi trộn
điều lại nhẹ nhàng


+ khi trộn hh cần chú ý các bột tương kỵ (cháy nổ, hút ẩm, chảy lỏng) ,nếu có phải
bao riêng, bao riêng bàng tá dược hay trộn nhẹ nhàng

+ trường hợp có kháng sinh thi dược chất cùng tham gia phai khô, khong hút ẩm, và
được điều chế đống gói trong dk vô khuẩn .
59. Yêu cầu chất lượng thuốc bột :
- Thuốc bột phải khô tơi đồng nhất
- Độ ẩm ≤9%
- Khối lượng sai số cho phép . thuốc bột đắp <300 ±10%, ≥300±7.5%
60. Đống gối và bảo quản thuốc bột :
- Thuốc bột không phân liều :
+ lọ miệng rộng
+ túi polyethylen hàn kín
+ lọ 2 nấp trong có đục lỗ lọ phấn rôm
- Đối với thuốc bột phân liều:
+ ước lượng bằng mắt : từ 20g trở xuống
 Đơn giãn nhưng sai số ±10%
+ dựa vào thể tích : dùng muỗng, lọ nhỏ ( sai số ≤4%)
+dựa vào khối lượng (cân )
61. Định nghĩa thuốc cốm:
- Dạng thuốc rắn, có hạt nhỏ xốp hay xợi ngắn xốp thường dùng để uống
- Dùng trực tiếp hoặc pha thành dung dịch hổn dịch siro trước khi uống
62. Thành phần của thuốc cốm : dược chất + tá dược
- Dược chất : có thể là hóa chất, cao thuốc hoặc dịch chiết dược liệu
- Tá dược :
+ tá dược dính: tinh bột, siro, dd PVP ,CMC, mật ông
+ tá dược độn: bột sarcarose, lactose, đường glucose
+ tá dược điều hương vị ..
+nếu là cốm pha hổn dịch có thể dủng thêm tá dược rã gây thấm và ổn định
63. Ưu nhược điểm của bào chế thuốc bột:
- Ưu điễm :
+ kỹ thuật, thiết bị đơn giãn
+ ít bị tương kỵ hóa học

+bền về mặt hóa học
+ hấp thu nhanh hơn thuốc viên tương ứng
- Nhược điểm :
+ dể hút ẩm, không thích hợp với dược chất mùi vị khó chịu mất hoạt tính trong dịch
da dày .
- Kỹ thuật điều chế thuốc cốm : xát hạt ( ướt , khô) , phun xấy (được dùng để điều chế
cốm hòa tan, cốm từ dược liệu
64. Yêu cầu chất lượng với thuốc bột :
- Kích thước hạt :
Rây (2000/250) : toàn bộ phải qua rây 2000, tỷ lệ vụn nát qua rây số 250 , ≤8% khối
lượng toàn phần
- Độ ẩm không quá 5%
- Tính hòa tan và phân tán


+ thử bằng nước nóng (20 phần/1 phần cốm)
+phải tan hoàn toàn trong vòng 5 phút (dung dịch) hoặc tiểu phân rắn lơ lửng điều
trong nước và không có chất lạ .
65. Định nghĩa thuốc mỡ
- Dạng thuốc có thể chất mềm, dùng để bôi lên da hay niêm mạc, nhầm bảo vệ da hoặc
đưa thuốc thấm qua da
- Thành phần gồm một hay nhiều hoạt chất được hòa tan hay phân tán đồng đều
- Cấu trúc nhũ tương, hổn dịch, dung dịch
66. Phân loại thuốc mỡ
- Theo thể chất và thành phần:
+mềm :thể chất mềm gần giống mở lợn, vaselin
+đặc: hàm lượng hoạt chất rắn cao ≥40% (bột nhảo Darier),hạt mịn
+sáp: thể chất dẻo dùng nhiều trong mỹ phẫm
+gel: gel thân dầu (tác nhân tạo gel: oxyd silic keo, xà phòng Al), thân nước (tác nhân
tạo gel là carbobol: tạo thể chất đặc trong và độ nhớt cao)

+kem:thể chất mềm,mịn,cấu trúc D/N, N/D
- Theo tính chất lý hóa : đồng thể, dị thể
- Theo mục đích sử dụng
67. Cấu trúc, chức năng sinh lý của da.
a. Lớp biểu bì: (không cho nước đi qua)
- Lớp sừng :quan trọng trong quá trình hấp thu thuốc
- Lớp nêm mạc
- Vùng hàng rào renin
b. Lớp trung bì: (cho nước đi qua dễ dàng)
c. Lớp hạ bì : (không cho nước đi qua)
68. Chức năng sinh lý của da.liên quan đến bào chế thuốc mỡ
- Bảo vệ và dự trữ
69. Quá trình thấm thuốc qua da.
- Hoạt chất phóng thích ra khỏi dạng bào chế
- Hoạt chất thấm qua các lớp tổ chức da (qua khe tế bào, xuyên trực tiếp qua tế bào là
chủ yếu)
+ thấm qua các thành phần phụ :tiểu phân chất keo 10µm ở lại bề mặt da, 3-10µm tập
trung ở nang long, <3µm đi qua nang long như đi qua lớp sừng
70. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thấm thuốc và hấp thu thuốc qua da.
a. Yếu tố sinh lý:
- Tuổi giới và loại da:
+ tỷ lệ nghịch với tuổi
+da khô hấp thu tốt các thuốc mở có tá dược thân dầu, nhũ tương nước dầu
- Tình trạng của da :
+ da tổn thương hấp thu dễ dàng hơn
+nồng độ diện tích thời gian tiếp xúc hoạt chất
- Nhiệt độ da:
+ nhiệt độ tăng thuốc thấm dễ dàng
- Mức độ hydrat hóa của lớp sừng
+khả năng hấp thu thuốc tăng ( thân nước)

+giữ ẩm da.


b. Yếu tố dược chất (4 nhóm yếu tố)
- Tính hòa tan và hệ số phân bố
+ các dược chất dễ hòa tan cả trong nước vừa trong dầu (hệ số phân bố=1) là những
chất dễ dàng hấp thu qua da nhất, thực tế rất ít
Biện pháp:
+ giãm kích thước tiểu phân dược chất:bột mịn, sêu mịn
+ lựa chọn chất diện hoạt làm tăng độ tan,tính thấm
+ dùng dung môi trơ làm tăng độ tan, giãm tính đối kháng lớp sừng
- Nồng độ hoạt chất
Tốc độ khuếch tán tỷ lệ thuận với sự chênh lệch nồng độ
- Hệ số khuếch tán, PH và mức độ ion hóa
+ mỗi hoạt chất khác nhau có hệ số khuếch tán khác nhau
+hệ số khuếch tán phụ thuộc vào khả năng ion hóa của hoạt chất và PH hệ
+chọn tá dược phù hợp sao cho hệ số khuếch tán cao nhất
- Khối lượng phân tử hoạt chất :
Hoạt chất có phân tử nhỏ hấp thu tốt hơn
c. Yếu tố tá dược (3 nhóm yếu tố)
- Chất diện hoạt
- Các dung môi
- Chất làm giãm tính đối kháng lớp sừng
71. Định luật Fick:
D: hệ số khuếch tán của phân tử thuốc trong màng
K: hệ số phân bố của thuốc giữa màng và môi trường khuếch tán
S: diện tích màng
Delta C: chênh lệch nồng độ giữa 2 bên màng
Delta x: bề dày của màng khuếch tán
72. Đặc điểm ta dược thân dầu của thuốc mở

a. Dầu mở sáp
 Dầu mở động thực vật.
- là triglycerid của các acid béo cao với glycerin
- ưu điểm:dịu với da và niêm mạc có khả năng thấm sâu
- nhược điểm: trơn nhờn, gây bẩn, cản trở hoạt động sinh lý bình thường của da,dễ bị
ôi khét, gây kích ứng da và biến chất hoạt chất
- dầu thực vật : dầu lạc , dầu vừng (làm dịu da và niêm mạc mạnh hơn các dầu thực vật
khác), dầu thầu dầu (dùng trong thuốc dùng ngoài chứa chất sát trùng)
 Sáp
- Là ester của các acid béo cao với alcol béo cao và alcol thơm
- Ưu điểm: bền vững ít bị biên chất và ôi khét hơn so với dầu mỡ
- Phối hợp với các tá dược khác tăng độ chãy và độ cứng
+ sáp ong: dùng làm chất nhũ hóa phối hợp
+Spermaceti: tỉ lệ thành phần chủ yếu là cetyl palmitat
+ lanolin: là este của acid béo với alcol béo cao và alcol thơm có nhân sterol ,ưu điểm
( dịu với da và niêm mạc, khả năng thấm cao, có khả năng hút nước và các chất lỏng
phân cực ), nhược điểm ( thể chất dẻo quánh khó bám thành lớp mỏng,trên da và


niêm mạc dễ bị ôi khét,, khắc phục bằng cách phối hợp vói vaselin điều chỉnh thể
chất)
+ lanolin khan dẻo quánh màu vàng sẫm có mùi riêng đặc biệt khả năng hút từ 180200 nước, 120-140% glycerin, 30-40% cồn . khả năng bám thành lớp mỏng kém, phối
hợp với vaselin khi yêu cầu thuốc mở có độ thấm cao hoặc làm săn se hoặc khi thuốc
mở có tỷ lệ chất lỏng phân cực cao:L-V (5-95)(hút 80% nước), L-V(10-90) hút 90%
nước, L-V (50-50) hút 220-230% nước và 300% glycerin.
+ Lanolin ngậm nước: chứa 25-30% nước,màu vàng nhạt mềm giống vaselin, khi đun
chảy và để nguội sẽ tách thành 2 lớp riêng : hút 100% nước , 60% glycerin, dùng làm
tá dược riêng lẽ trong nhũ tương kiểu nước trong dầu, nhược điểm dễ bị ôi khét
b. Dẫn chất DMS
- DMS hydrogen hóa (hydolan, hydes, lanocerin,…)

+ ưu điểm : bền vững không bị ôi khét và biến chất, nhũ hóa mạnh hơn các chất béo
thiên nhiên
- DMS polyoxyethylen glycol (PEG) hóa
+ các dầu PEG hóa hay các Glycerid PEG hóa : thu được bằng cách alcol hóa dầu
thực vật bằng các PEG phân tử lượng trung bình (200-400)
+ hòa tan ở bất kỳ nhiệt độ nào trong dầu parafin dầu béo thực vật, ete, cloroform,
aceton
+ tan được ở nhiệt độ cao trong ethanol
+ không tan trong glycerin, ethylen glycol, propylen glycol
+dề phân tán trong nước
+ đặc tính thân nước, khả năng thấm cao,làm tá dược cho chế phẩm dùng ngoài cần
độ thấm cao
+ Lanolin PEG cao (Aqualose, solulan): dễ tan trong nước, có tác dụng làm dịu,
dùng làm TD nhũ hóa trong TM nhũ tương kểu D/N chế phẩm nước, cồn nước dùng
ngoài nhầm tác dụng dịu da.
c. Chất phân lập từ DMS và dẫn chất
 Acid béo :
- Acid Stearic:hỗn hợp a stearic và palmitic
- Làm tăng độ đặc, độ cứng cho TM
- Kết hợp với hydroxyd kiềm, amin hữu cơ, CNH xà phòng trong TM nhũ tương D/N
 Acid oleic: sánh như dầu màu vàng có mùi vị riêng, không tan trong nươc dễ
tan trong cồn 95., phối hợp với PG làm tăng tính thấm qua da của nhiều hoạt
chất
 Dẫn chất của acid béo
- Este với alcol: thường là alcol isopropylic (IPM,IPP) dùng thay chất béo trong thuốc
mở
- Este của alcol isopropylic với lanolin: tác dụng dịu da thấm sâu
- Este với glycerin: glycerin mono stearat tạo kểu nhũ tương N/D
+ phối hợp với kali Stearat tạo nhũ tương kễu D/N , PH>7.8
+ phối hợp với Natrilauryl sulfat tạo nhũ tương kễu N/D,PH< 7.8 tương kỵ với các

hoạt chất cation
+ phối hợp Tween 80 thích hợp nhiều loại hoạt chất, không phụ thuộc PH môi trường


-

Este với glycol
+ với ethylen glycol, không tan trong nước sử dụng làm tá dược nhũ hóa thuốc mở
nhũ tuong N/D
+ với PEG tạo nhũ tương kiểu dầu nước : PEG 400 mono laurat, PEG 40 mono
stearat , myrj 52
- Este với alcol hexilic , decilic
+ acid lauric với alcol hexilic  xetiol A
+ acid oleic với alcol decilic Xetiol V
 Alcol béo : (alcol cetylic, alcol stearilic, …) mạch dài OH có 9 C
- Bền vững
- Khả năng nhũ hóa yếu tạo nhũ tương nước dầu
- Làm tăng khả năng nhủ hóa hút của vaselin
- Dùng phối hợp làm chất nhũ hóa ồn định
 Chất phân lập từ Lanolin
- Bền vững, không gây kích ứng, dịu da
- Tác dụng nhũ hóa mạnh, dẫn thuốc thấm sâu
 Khắc phục nhược điễm của Lanolin
- Viscolan( lanolic lỏng), Waxolan (lanolin thể sáp), cholesterol (alcol của lanolin)
d. Các hydrocarbon
Sản phẩm của dầu hỏa
- Ưu điểm: bền vững, trơ về mặc hóa học
- Nhược điểm :
+ không có khả năng nhũ hóa các chất lỏng phân cực
+ không thấm được qua da gây bịch kín lổ chân lông

+ gây bẩn và khó rửa
+ phóng thích hoạt chất chậm và không hoàn toàn nên được dùng làm thuốc mở bảo
vệ da ngoài ra còn được dùng làm tướng dầu trong nhũ tương
 Vaselin:
- Hổn hợp hydrocarbon no rắn và lỏng
- Thể chất mềm dẻo và trong
- Ưu điểm: hòa tan được nhiều loại hoạt chất không phân cực (tinh dầu, menthol, long
nao )
- Nhược điểm: khó phối hợp với dd nước, chất lỏng phân cực
+ khả năng nhủ hóa yếu (khắc phục phối hợp với lanolin)
+thể chất chịu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản
+ cản trở hoạt động sinh lý bình thường của da
(Vaselin nhân tạo là parafin : dầu parafin (4:1))
 Dầu Vaselin (parafin lỏng): hỗn hợp hydrocarbon no thể lỏng
- Chất lỏng trong, sánh, không màu, mùi vị, tỉ trọng 0.83-0.89
- Không tan trong nước, rất ít tan trong ancol, tan trong dung môi không phân cực,
đồng tan mội tỷ lệ với tinh dầu và dầu béo (trừ dầu thầu dầu)
 Parafin: hổn hợp hydrocarbon no thể rắn, màu trắng, không mùi vị, nóng
chảy ở 50-60c
+ dùng điều chỉnh thể chất của tá dược mềm lỏng tỉ lệ 1-5%


Plastibase: thu được bằng cách hòa tan 5% polyethilen trong dầu vaselin ở
130oC làm lạnh đột ngột để polyethilen kết tinh
Mềm dẻo trong không màu
Thấm sâu và phóng thích hoạt chất nhanh
Không thay đổi thể chất trong khoảng -15 to 16c


-


e. Các silicon hay polysilox-an: các chất trùng hợp cao phân tử
- Mạch chính gồm 2 nguyên tố Si và O xép xen kẽ nhau
- Bền vững với các tác nhân lý hóa (t,O2,kk)
- Không dùng cho thuốc mở tra mắt do gây kích ứng niêm mạc mắt
73. Xác định tá dược điều chế thuốc mở nhũ tương gì ?
- Lanolin10%
- Sáp ong 5%
- Vaselin 85%
 Nhũ tương nước dầu
74. Đặc điểm ta dược thân nước của thuốc mở
 Ưu điểm:
- Hòa tan hoặc trộn đều với chất lỏng phân cực
- Dễ bám thành lớp mỏng
- Phóng thích hoạt chất nhanh không cản trở sự thay đổi bình thường của da
- Không trơn nhờn ít bẩn
- Thấm được qua da bị tổn thương .
 Nhược điểm:
- Kém bền vững, dễ nhiễm khuẩn , nấm thêm chất bảo quản
- Dễ bị khô cứng  thêm 30-40% glycerin, sorbitol



×