Đề cương công pháp quốc tế
Câu 1: PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
a) Định nghĩa
LQT là hệ thống các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật được quốc gia và các chủ thể
khác của LQT thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng; nhằm điều chỉnh
những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc
tế.
b) Đặc điểm:
(1) Đối tượng điều chỉnh của LQT: là các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế giữa
các chủ thể của LQT với nhau.
LQG: là những quan hệ trong một quốc gia.
(2) Chủ thể của LQT:
- Quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT:
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ: là tổ chức do các quốc gia và các chủ thể khác của LQT
thỏa thuận thành lập trên cơ sở ĐƯQT. Tổ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức có tính phái
sinh, hạn chế của LQT. Quá trình hình thành cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế
liên chính phủ hoàn toàn do các quốc gia thành viên thỏa thuận.
- Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết: Nguyên tắc dân tộc tự quyết là một
nguyên tắc cơ bản của LQT, do đó các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết cũng được coi là
một chủ thể của LQT.
- Chủ thể khác: (Tòa thánh Vanticang; Hồng Kong, Đài Loan…)
CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC GIA: là thể nhân, pháp nhân. Trong đó quốc gia là một
chủ thể đặc biệt.
(3) Quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của Luật quốc tế: Quy phạm pháp
luật quốc tế được hình thành dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia cũng như các chủ
thể khác của LQT. Sự thỏa thuận này có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau đây:
- Thông qua ký kết ĐƯQT hoặc
- Thông qua việc thừa nhận những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh
hoạt quốc tế là những quy phạm có tính chất bắt buộc chung.
PL QUỐC GIA ĐƯỢC XÂY DỰNG do bộ máy nhà nước của quốc gia đó ban hành.
(4) Biện pháp bảo đảm thi hành của LQT
Hoàng Thị Phương Thảo Page 1
Đề cương công pháp quốc tế
- LQT không có bộ máy cưỡng chế thi hành
- Trong trường hợp có sự vi phạm, thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành sẽ
do chính các chủ thể của LQT thực hiện dưới hai hình thức chính:
+ Cưỡng chế riêng lẻ: Là biện pháp cưỡng chế do một chủ thể thực hiện
VD: Khi bị quốc gia khác xâm lược, quốc gia sở tại có thể sử dụng quyền tự vệ hợp pháp
bằng chính lực lượng quân sự của mình để đáp trả.
+ Cưỡng chế tập thể: Là biện pháp cưỡng chế do nhiều chủ thể thực hiện.
VD: EU áp dụng các lệnh trừng phạt đối
PL QUỐC GIA: có hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật và có tính cưỡng chế cao
CÂU 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ THUỘC TÍNH CHÍNH TRỊ
PHÁP LÝ CỦA QUỐC GIA.
a) Bốn yếu tố cấu thành của quốc gia
- Lãnh thổ: xác định khoảng không gian trong đó quyền lực của quốc gia được thực hiện.
Lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác của quốc gia. Lãnh thổ không
có dân cư, chính phủ là lãnh thổ vô chủ.
- Dân cư: là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và
phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó. Thành phần dân cư của một quốc gia gồm: công dân
và người nước ngoài
- Chính phủ: là bộ máy quyền lực chính trị đại diện cho ý chí của quốc gia. Chính phủ
phải đảm bảo duy trì trật tự công cộng, thực hiện tốt trách nhiệm lập pháp và tư pháp trong đối
nội, làm tròn các cam kết quốc tế trong đối ngoại.
- Có khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế: chủ thể có thể tham gia
quan hệ quốc tế thông qua hành vi của mình hoặc ủy quyền cho chủ thể khác đại diện cho
mình trong quan hệ quốc tế.
b) Thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia
Thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có của quốc gia là chủ quyền. Chủ quyền của quốc gia
được thực hiện ở 2 nội dung chính sau:
- Quyền tối cao trong lãnh thổ:
Hoàng Thị Phương Thảo Page 2
Đề cương công pháp quốc tế
Quốc gia có toàn quyền quyết định các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình mà biểu
hiện là các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã
hội … trong phạm vi lãnh thổ của mình mà các chủ thể khác của LQT không có quyền can
thiệp.
- Quyền độc lập trong quan hệ quốc tế:
Quốc gia hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể LQT khác trong việc
giải quyết các vấn đề đối ngoại của mình.
CÂU 3: PHÂN TÍCH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA
CÔNG NHẬN QUỐC TẾ
a) Khái niệm
Công nhận quốc tế là hành vi pháp lý chính trị của bên công nhận dựa trên nền tảng các động
cơ nhất định nhằm xác nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng
định quan hệ của bên công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế… của thành viên
mới; đồng thời thể hiện ý chí thiết lập quan hệ bình thường và ổn định đối với thành viên mới
Hình thức
Công nhận de jure Công nhận de facto Công nhận ad hoc
Là hình thức công
nhận toàn diện nhất, đầy đủ
nhất
Là hình thức công nhận chưa đầy
đủ
Là hình thức công nhận đặc
biệt: quan hệ giữa các bên chỉ
được thiết lập nhằm giải quyết
một vụ việc cụ thể và sẽ chấm
dứt khi kết thúc vụ việc
Thể hiện ý chí thực sự muốn
thiết lập quan hệ bình
thường giữa bên công nhận
và bên được công nhận
Thể hiện sự miễn cưỡng thận
trọng của bên công nhận với bên
được công nhận
Công nhận dứt khoát, không
thể hủy bỏ
Có tính chất tạm thời, có thể bị
hủy bỏ. Bên công nhận thận
trọng để có thể điều chỉnh chính
sách của mình với bên được
công nhận. nếu bên được công
nhận khẳng định được vị trí của
mình thì sẽ chuyển thành de jure.
Nếu không thì công nhận có thể
bị hủy bỏ
Mở đường cho việc thiết lập
quan hệ ngoại giao, quan hệ
Thường chỉ giới hạn ở thiết lập
quan hệ lãnh sự, hợp tác kinh tế,
Hoàng Thị Phương Thảo Page 3
Đề cương công pháp quốc tế
hợp tác toàn diện, ký điều
ước song phương kể cả các
điều ước chính trị
thương mại
Anh công nhận Liên Xô
năm 1924
Anh công nhận Liên Xô năm
1921
Thời kỳ trước năm 1995, Mỹ
và Việt Nam đã công nhận
nhau để giải quyết 1 số vấn đề
sau chiến tranh như tù binh,
người mất tích
C, Phương pháp
- Công nhận minh thị: là công nhận được thể hiện một cách rõ ràng công khai, minh bạch
trong các văn bản của bên công nhận hoặc trong các ĐƯQT.
- Công nhận mặc thị: là công nhận được thể hiện một cách kín đáo.
- Công nhận riêng lẻ và công nhận tập thể
d, Hậu quả pháp lý
- Thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự giữa bên công nhận và bên được công nhận.
Có thể phát sinh ngay sau khi công nhận hoặc sau công nhận một khoảng thời gian
- Kỹ kết điều ước song phương giữa bên công nhận và bên được công nhận. Đối với điều ước
quốc tế đa phương thì các bên không mặc nhiên công nhận nhau.
- Tạo điều kiện để bên được công nhận tham gia vào hội nghị và tổ chức quốc tế
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực hiện quyền miễn trừ quốc gia đặc
biệt là quyền miễn trừ đối với tài sản quốc gia có tại lãnh thổ của quốc gia công nhận
- Tạo điều kiện để một bản án, quyết định của tòa án, trọng tài hoặc bất kì một quyết định nào
của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được công nhận có giá trị pháp lý trên lãnh thổ của
quốc gia công nhận.
- Tạo cơ sở để xác định hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật của bên được công nhận tại
lãnh thổ quốc gia công nhận.
CÂU 4: PHÂN TÍCH CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ. CHO VÍ DỤ
a) Định nghĩa
Quy phạm pháp luật quốc tế là những quy tắc xử sự chung, được tạo bởi sự thỏa thuận
của các chủ thể LQT và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền và nghĩa vụ hay
trách nhiệm pháp lý quốc tế.
b) Phân loại
Hoàng Thị Phương Thảo Page 4
Đề cương công pháp quốc tế
- CĂN CỨ HÌNH THỨC TỒN TẠI:
+ Quy phạm điều ước: là quy phạm được ghi nhận trong ĐƯQT do quốc gia và các chủ
thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện thông qua đấu tranh,
thương lượng nhằm ấn định, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong
QHQT.
+ Quy phạm tập quán: là những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt
quốc tế được các chủ thể của LQT thừa nhận là quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc.
- CĂN CỨ GIÁ TRỊ HIỆU LỰC:
+ Quy phạm mệnh lệnh: (hiệu lực pháp lý rất cao) có giá trị ràng buộc với mọi chủ thể
trong mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế. các quy phạm khác không được trái quy phạm mệnh
lệnh; các chủ thể làm trái quy phạm mệnh lệnh sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.
Quy phạm mệnh lệnh có thể bị thay đổi khi có sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế,
hoặc khi có 1 quy phạm mệnh lệnh khác thay thế cho quy phạm cũ tương đương về nội dung
nhưng không còn phù hợp.
VÍ DỤ: thời kỳ cổ đại tồn tại quy phạm cho phép quốc gia được tiến hành chiến tranh để
mở rộng lãnh thổ hoặc giải quyết tranh chấp. Nhưng trong pháp luật quốc tế hiện đại, trong
Hiến chương Liên Hiệp Quốc có quy định cấm các quốc gia sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.
+ Quy phạm tùy nghi: các chủ thể có quyền tự xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ qua
lại giữa các bên phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
VÍ DỤ: Tại Công ước Luật biển năm 1982 có quy định vùng đặc quyền kinh tế không quá
200 hải lý. Như vậy, nếu không có chồng lấn thì vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia có thể
rộng 200 hải lý.
-CĂN CỨ PHẠM VI TÁC ĐỘNG
+ Quy phạm đa phương phổ cập: là quy phạm có giá trị bắt buộc với hầu hết các chủ thể
của LQT, thường được ghi nhận trong các ĐƯQT đa phương phổ cập.
VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương LHQ…
+ Quy phạm đa phương khu vực: là quy phạm có giá trị bắt buộc với một số quốc gia
nhất định là thành viên của ĐƯQT cụ thể.
VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN…
Hoàng Thị Phương Thảo Page 5
Đề cương công pháp quốc tế
+ Quy phạm song phương: là những quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc đối với hai quốc gia
hoặc hai chủ thể của LQT cùng tham gia ĐƯQT song phương.
VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Hoàng Thị Phương Thảo Page 6
Đề cương công pháp quốc tế
CÂU 5: PHÂN TÍCH CƠ SỞ VÀ NỘI DUNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT
QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA, CHO VÍ DỤ
A. CƠ SỞ:
* CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Sự gắn bó chặt chẽ giữa chức năng đối nội và đối ngoại – hai chức năng cơ bản của nhà
nước.
Chức năng đối nội và đối ngoại gắn bó chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện chức năng đối
ngoại phải dựa trên tình hình thực tế của việc thực hiện chức năng đối nội. việc thực hiện chức
năng đối ngoại thành công hay thất bại sẽ tác động thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện chức
năng đối nội.
Để thực hiện chức năng đối nội, quốc gia sử dụng hệ thống pháp luật quốc gia. Để thực
hiện chức năng đối ngoại với các chủ thể khác của quốc tế, quốc gia sử dụng pháp luật quốc tế.
-Quốc gia là chủ thể trung tâm, chủ yếu nhất của cả hai hệ thốn pháp luật.
Pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế đều được quốc gia sử dụng để bảo vệ lợi ích của
mình. Pháp luật quốc gia được đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo trật tự có lợi cho lợi
ích quốc gia. Pháp luật quốc tế cũng thể hiện ý chí, bảo vệ quyền lợi của quốc gia. Việc quốc
gia quyết định tham gia hay không tham gia và tham gia thỏa thuận để xây dựng luật quốc tế đã
thể hiện ý chí đó.
-Xuất phát từ vai trò của hai hệ thống pháp luật.
+ Là cơ sở để thiết lập, củng cố tăng cường quyền lực nàh nước.
+ Là cơ sở để nhà nước quản lý kinh tế xã hội
+ Là cơ sở xây dựng các mối quan hệ mới và môi trường ổn định để thiết lập, duy trì các
quan hệ quốc tế.
*CƠ SỞ PHÁP LÝ
Sự tồn tại của nguyên tắc Pacta sunt servanda
-Nguyên tắc này đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia phải tận tâm, thiện chí, trung thực và
đầy đủ trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của mình. Thể hiện ở việc quốc gia phải sửa
đổi, ban hành các văn bản hiện hành để phù hợp với các cam kêt quốc tế.
- Quốc gia không được viện dẫn sự khác biệt của pháp luật trong nước để từ chối thực
hiện cam kết quốc tế.
B. NỘI DUNG:
Hoàng Thị Phương Thảo Page 7
Đề cương công pháp quốc tế
(1) Luật quốc gia ảnh hưởng đến sự phát triển của LQT, đến quá trình xây dựng và thực
hiện nó
- Quá trình xây dựng LQT trước hết phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Do đó,
trong quá trình thỏa thuận, thương lượng, các quốc gia luôn dựa trên những nguyên tắc và quy
phạm nền tảng của chính pháp luật quốc gia.
VD: Nguyên tắc cấm dùng sức mạnh và đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế,
nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết… bắt nguồn từ nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược được
ghi nhận lần đầu tiên trong Sắc lệnh hòa bình của Liên Xô năm 1917.
- Pháp luật quốc gia bảo đảm pháp lý quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm luật quốc
tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
(2) LQT có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của luật quốc gia
- Khi tham gia các ĐƯQT, những thành tựu mới của khoa học pháp lý sẽ được nội luật
hóa truyền tải trong các văn bản pháp luật quốc gia, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật quốc gia
LQT tạo điều kiện bảo đảm cho pháp luật quốc gia trong quá trình thực hiện.
CÂU 6: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ.
A, khái niệm
Theo nghĩa hẹp: là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyên tắc, quy
phạm pháp luật quốc tế do các các quốc gia và các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên
Theo nghĩa rộng:
Trước tiên là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyên tắc, quy
phạm pháp luật quốc tế do các các quốc gia và các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên.
Sau đó, nguồn là những gì được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung; chứng tỏ sự tồn tại và
hình thành các nguyên tắc, quy phạm quốc tế; áp dụng nếu không có các nguyên tắc, quy phạm
pl quốc tế
B.CẤU TRÚC NGUỒN
- Nguồn cơ bản gồm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế
=> Nguồn cơ bản chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm được áp dụng trực tiếp và có
tính chất ràng buộc với các chủ thể
- Nguồn bổ trợ gồm: nguyên tắc pháp luật chung, phán quyết của cơ quan tài pahsn quốc
tế, các học thuyết về luật quốc tế, hanhfvi pháp lý đơn phuwong của quốc gia và nghị quyết của
Hoàng Thị Phương Thảo Page 8
Đề cương công pháp quốc tế
các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
=> Nguồn bổ trợ chỉ được áp dụng gián tiếp, mang tính chất khuyến nghị.
CÂU 7: PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN
1969.
a. Khái niệm theo công ước viên 1969
Theo điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước viên thì thuật ngữ điều ước được “dùng để chỉ
một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế
điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có
quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
b. phân tích
- Trước hết, điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế. Đây có thể là thỏa thuận về một
hay nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế.
- Chủ thể là các quốc gia- chủ thể của quan hệ quốc tế. Theo quy định tại công ước viên
thì các chủ thể khác của luật quốc tế như tổ chức liên chính phủ, dân tộc đấu tranh giành quyền
tự quyết và một số chủ thể đặc biệt không phải là chủ thể ký kết điều ước quốc tế.
- Hình thức tồn tại:
+ Điều ước quốc tế tồn tại dưới dạng văn bản. Những thỏa thuận bằng lời nói có thể là
điều ước quốc tế nếu nó được xác lập trong trường hợp khẩn cấp và không vi phạm nguyên tắc
xưng dựng điều ước quốc tế. VÍ DỤ, NGA VÀ MỸ ĐIỆN ĐÀM THỎA THUẬN VỀ VIỆC
GIẢI QUYẾT VŨ KHI HÓA HỌC TẠI SYRIA.
+ Thỏa thuận này có thể thể tồn tại dưới dạng một văn bản hoặc hai văn bản có mối quan
hệ với nhau.
-Tên gọi của văn bản không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của điều ước quốc tế.
Tên gọi có thể là hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư.
CÂU 8: PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT LÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ NĂM 2005
Khoản 1 Điều 2 Luật quy định: “Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh
Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc
nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào
tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ,
Hoàng Thị Phương Thảo Page 9
Đề cương công pháp quốc tế
công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”.
Trước hết đó cũng là thỏa thuận mang tính quốc tế được luật quốc tế điều chỉnh
Chủ thể: một bên là nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một bên là các chủ thể khác của
luật quốc tế như quốc gia khác, tổ chức quốc tế…
Khái niệm này khác khái niệm của công ước viên năm 1969.
Hình thức bằng văn bản giống công ước.
Tên gọi cũng không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của điều ước.
CÂU 9: PHÂN BIỆT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THEO LUẬT 2005 VÀ THỎA THUẬN
QUỐC TẾ THEO PHÁP LỆNH 2007
Điều ước quốc tế Thỏa thuận quốc tế
C
hủ
thể
Một bên là quốc gia (nhân danh
Nhà nước hoặc chính phủ), một bên
là các chủ thể của luật quốc tế như
quốc gia khác, tổ chức quốc tế liên
chính phủ, dân tộc đang đấu tranh
giành quyền tự quyết, chủ thể đặc
biệt khác
Như vậy tất cả các chủ thể tham gia
điều ước quốc tế đều là chủ thể của
luật qt
Một bên là cơ quan nhà nước ở Trung
ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan Trung ương
của tổ chức. một bên là Quốc hội, cơ quan
của Quốc hội, cơ quan giúp việc của Quốc hội,
Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ hoặc cơ quan tương
đương; chính quyền địa phương; tổ chức nước
ngoài
Như vậy không phải tất cả chủ thể đều là chủ
thể của luật quốc tế
N
ội
dung
Được thỏa thuận về mọi lĩnh
vực thuộc đời sống quốc tế
Như vậy nội dung thỏa thuận RỘNG
hơn
Chỉ được thỏa thuận về những vấn đề
nằm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình trừ một số nội dung.
Như vậy nd thỏa thuận HẸP hơn
k
ý kết
Khi ký kết cần phải phê chuẩn,
phê duyệt những thỏa thuận giữa các
bên => PHỨC TẠP HƠN
Không phải phê chuẩn, phê duyệt
ĐƠN GIẢN HƠN
G
ia
nhập
Có thể gia nhập điều ước quốc
tế mà mình không tham gia ký kết
Không được gia nhập những thỏa thuận
mà mình không tham gia ký kết
B
ảo
lưu
Được áp dụng bảo lưu đối với
điều ước quốc tế nhằm loại trừ hoặc
thay đổi hiệu lực pháp lý của một
hoặc một số quy định trong điều ước
quốc tế khi áp dụng
Không được bảo lưu thỏa thuận quốc tế
T
ên
gọi
hiệp ước, công ước, hiệp định,
định ước, thỏa thuận, nghị định thư,
bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc
văn kiện có tên gọi khác
Thỏa thuận, Bản ghi nhớ, Biên bản thỏa
thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp
tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác.
Hoàng Thị Phương Thảo Page 10
Đề cương công pháp quốc tế
CÂU 10. TRÌNH BÀY TRÌNH TỰ KÝ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ.
1. Giai đoạn hình thành văn bản điều ước.
- Đàm phán
Là giai đoạn mà các bên bàn bạc, thảo luận về điều ước dự định xác lập. Đàm phán có thể
thực hiện thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài hoặc tại các hội nghị quốc tế.
-Soạn thảo điều ước: đối với điều ước song phương thì một bên hoặc cả hai bên đều cử
người tiến hành. Đối với điều ước đa phương thì do 1 cơ quan tiến hành bao gồm đại diện của
các bên.
- Thông qua văn bản điều ước: là hành vi nhằm xác nhận sự đồng ý của các bên đối với
văn bản được soạn thảo. thông qua không làm phát sinh hiệu lực của điều ước. nguyên tắc
thông qua do các bên tự thỏa thuận.
2. Giai đoạn là phát sinh hiệu lực của điều ước.
- Kí điều ước quốc tế: có 3 hình thức kí
+ Kí tắt: chữ ký của đai diện các bên nhằm xác nhận lại lần cuối nội dung của văn bản.
không làm phát sinh hiệu lực điều ước.
+ Kí ad referendum: chữ ký của đại diện các bên. Nếu sau đó, cơ quan có thẩm quyền của
các bên đồng ý thì ĐƯ có hiệu lực, nếu không đồng ý thì không phát sinh hiệu lực.
+ Ký đầy đủ/ chính thức: Nếu ĐƯ không phải phê chuẩn phê duyệt thì sau khi ký sẽ có
hiệu lực. Nếu phải phê chuẩn phê duyệt thì chưa phát sinh hiệu lực.
-Phê chuẩn, phê duyệt:
+ Phê chuẩn là hành vi pháp lý đơn phương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc
gia thừa nhận nhằm xác nhận giá trị ràng buộc của quốc gia đối với ĐƯ mà cơ quan có thẩm
quyền đã kí. Thẩm quyền phê chuẩn do pháp luật quốc gia quy định, thông thường là cơ quan
lập pháp. Sauk hi phê chuẩn, các bên trao đổi thư phê chuẩn
VD: VN chưa phê chuẩn quy chế Rome vì có nhiều điểm chưa phù hợp với vn.
+ Phê duyệt là hành vi pháp lý của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thể hiện sự nhất
trí với nội dung của ĐƯ, từ đó ràng buộc quốc gia với ĐƯ.
-Gia nhập điều ước:
Là hành vi pháp lý đơn phương nhằm thể hiện sự ràng buộc với điều ước mà quốc gia đó
không phải thành viên hoặc với điều ước đã hết thời hạn mở ra để kí.
CÂU 11: TRÌNH BÀY CÁC Hành VI THỂ HIỆN SỰ RÀNG BUỘC CỦA QUỐC GIA
Hoàng Thị Phương Thảo Page 11
Đề cương công pháp quốc tế
VỚI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ.
Ký
Phê chuẩn, phê duyệt
Gia nhập
CÂU 12: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Được ký kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện
Được ký kết phù hợp với pháp luật của các bên về thẩm quyền và trình tự.
Nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
CÂU 13: PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP ĐIỀU ƯỚC CÓ HIỆU LỰC VỚI BÊN
THỨ 3.
Trường hợp DUQT xác định quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba, nếu bên thứ 3 đồng ý. Đối với
điều ước quy định nghĩa vụ thì sự đồng ý phải được thẻ hiện bằng văn bản
VD: Điều 35 Hiến chương LHQ quy định: bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể thông báo
cho HDBA hoặc DHD về bất kì vụ tranh chấp nào mà họ là đương sự.
Điều ước quốc tế tạo ra hoàn cảnh khách quan. Mặc dù không phải thành viên của Điều ước
nhưng quốc gia vẫn phải tuân thủ những quy định.
Vd: Hiệp ước Nam Cực năm 1959 có quy định không một quốc gia nào được xác lập chủ
quyền đối với Nam Cực.
ĐƯQT được quốc gia viện dẫn như một tập quán quốc tế.
VD: quy định chiều rộng lãnh hải không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
ĐƯQT có điều khoản tối huệ quốc. điều khoản đối xử ưu đãi nhất mà các nước dành cho nhau
trong quan hệ kinh tế và thương mại, chủ yếu trong các lĩnh vực thuế quan, trao đổi hàng hoá,
vận chuyển hàng hoá, quyền lợi của pháp nhân và thể nhân của nước này trên lãnh thổ nước
kia. Theo luật pháp quốc tế, khi một nước dành cho một nước khác ĐKTHQ thì phải dành cho
nước đó những ưu đãi đã hoặc sẽ dành cho một nước thứ ba. Chế độ này thường được quy định
trong các hiệp định thương mại kí giữa các nước. Gồm hai loại hình: 1) Không có điều kiện,
tức là dành cho các bên được hưởng bất kì quyền lợi nào mà một bên đã hoặc sẽ dành cho nước
thứ ba một cách mặc nhiên, vô điều kiện. 2) Có điều kiện, tức là khi một bên dành cho một
nước thứ ba chế độ ưu đãi với điều kiện ưu đãi nào đó; muốn được hưởng những ưu đãi đó, bên
kia cũng phải đáp ứng các điều kiện như đối với nước thứ ba. Ở Việt Nam, năm 2002, Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc
Hoàng Thị Phương Thảo Page 12
Đề cương công pháp quốc tế
Câu 14: TRÌNH bày VẤN ĐỀ BẢO LƯU ĐƯQT.
a) Khái niệm
Bảo lưu ĐƯQT là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn,
phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT; qua đó nhằm loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một
hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.
b) Điều kiện bảo lưu
- Chỉ được bảo lưu khi ĐƯQT không cấm bảo lưu;
- Tuyên bố bảo lưu phải phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước.
- Việc bảo lưu ĐƯQT chỉ được thực hiện đối với các ĐƯQT đa phương và chỉ có thể
được tiến hành vào thời điểm các quốc gia thực hiện hành vi nhằm xác lập sự ràng buộc của
mình với ĐƯQT.
Không được bảo lưu nếu ĐƯQT không cho bảo lưu, bảo lưu trái với mục đích đối tượng
của điều ước hoặc điều ước chỉ cho phép bảo lưu một số điều nhất định.
d) Hệ quả pháp lý
- Điều khoản không bảo lưu vẫn có hiệu lực và các bên phải thực hiện điều khoản này.
- Đối với điều khoản bị bảo lưu:
+ Quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu: Điều khoản bảo lưu sẽ thay
đổi nội dung tuyên bố bảo lưu.
+ Quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu: giữa hai bên sẽ không tồn tại
quan hệ điều ước hoặc quan hệ điều ước vẫn được duy trì nhưng điều khoản bảo lưu sẽ không
được áp dụng.
+ Quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia khác: Quan hệ điều ước diễn ra bình thường.
CÂU 15: TRÌNH BÀY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC CỦA ĐƯQ
- Các yếu tố chủ quan:
+ Sự thỏa thuận của các chủ thể về việc chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thi hành
điều ước quốc tế. Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ chấm dứt hoàn toàn
hoặc bị tạm đình chỉ trong một thời gian nhất định
+ Thời hạn có hiệu lực của ĐƯQT đã hết
+ Một bên đơn phương tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế
+ Một bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng điều ước.
Hoàng Thị Phương Thảo Page 13
Đề cương công pháp quốc tế
+ Các bên ký kết một điều ước quốc tế mới về cùng một vấn đề và thỏa thuận ĐƯQT mới
sẽ thay thế ĐƯQT cũ.
+ Bảo lưu ĐƯQT
- Các yếu tố khách quan: là các yếu tố xuất hiện nằm ngoài sự trù liệu của các bên tại thời
điểm kí kết như:
+ Đối tượng của ĐƯQT bị mất.
+ Xuất hiện quy phạm Juscogen mới có nội dung mâu thuẫn với điều ước quốc tế đã được
kí kết.
+ Có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh.
CÂU 16: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƯQT và Tập quán qt.
- Tập quán quốc tế là con đường hình thành điều ước quốc tế và ngược lại:
Tập quán quốc tế được pháp điển hóa trở thành nội dung của các điều ước quốc tế. Điều
ước quốc tế được cả các quốc gia không phải thành viên viện dẫn, sử dụng và coi như một tập
quán quốc tế được thừa nhận.
VD:
+ Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đươc pháp điển hóa trong Công ước Viên 1961 về
quan hệ ngoại giao.
+ Các quy định về đặc quyền kinh tế trong công ươc Luật biển 1982 được thừa nhận là
tập quán quốc tế trước khi Công ước này có hiệu lực.
- Tập quán quốc tế và ĐƯQT có vị trí độc lập với nhau trong hệ thống nguồn của LQT:
Vì tập quán qt và điều ước qt đều là sự thỏa thuận của các chủ thể của luật quốc tế nên
chúng có giá trị pháp lý ngang nhau. Khi có xung đột, các bên có thể lựa chọn sử dụng tập
quán hoặc điều ước.
Sự tồn tại của ĐƯQT không có nghĩa là loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế vì
ĐƯQT và tập quán quốc tế có giá trị pháp lý như nhau. Song, với ưu thế về hình thức cũng như
khả năng áp dụng, ĐƯQT thường được ưu tiên sử dụng trong các tranh chấp quốc tế.
- Tập quán có thể bị thay thế, hủy bỏ bằng ĐƯQT và cá biệt cũng có trường hợp ĐƯQT
bị thay đổi, hủy bỏ bằng tập quán quốc tế:
Đó là khi có quy phạm mệnh lệnh juscogen mới hình thành chứa đựng nội dung trái với
điều ước hoặc tập quán trước đó. Do tính bắt buộc của quy phạm mệnh lệnh nên những điều
ước tập quán đó không còn hiệu lực.
Hoàng Thị Phương Thảo Page 14
Đề cương công pháp quốc tế
VD: HC LHQ ghi nhận nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong việc giải
quyết các tranh chấp quốc tế (Quy phạm Juscogen) đã hủy bỏ tất cả các quy định liên quan đến
việc cho phép áp dụng vũ lực trong LQT giai đoạn trước đó.
CÂU 17: TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM, YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH
THÀNH TẬP QUÁN QUỐC TẾ.
a) Định nghĩa
Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung hình thành trong
thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể LQT thừa nhận.
b) Các yếu tố cấu thành
(1) Yếu tố vật chất: chính là sự tồn tại của quy tắc xử sự chung được hình thành trong đời
sống quốc tế và được áp dụng nhiều lần. Nhờ đó mà các quy tắc xử xự đó trở thành quy tắc
chung và thông nhất. Không có quy định bao nhiêu lần áp dụng sẽ được coi là tập quán quốc tế.
Nhưng theo hướng dẫn của Tòa án công lsy quốc tế, nếu trong 1 thời gian ngắn mà các quốc
gia áp dụng lặp đi lặp lại thì có thể được coi là tập quán quốc tế.
(2) Yếu tố tâm lý: chính là sự thừa nhận của các chủ thể LQT đối với tập quán pháp. Ví
dụ quy tắc các tàu chào nhau khi đi trên biển…
c) Con đường hình thành
Tập quán quốc tế có thể được hình thành theo nhiều con đường khác nhau: như hình
thành từ thực tiễn hoạt động của tổ chức quốc tế Liên chính phủ, thực tiễn giải quyết tranh chấp
của các cơ quan tài phán quốc tế…
Con đường truyền thống: hình thành từ thực tiễn quan hệ quốc tế.
Con đường hiện đại: từ một nghị quyết, một phán quyết của cơ quan tài phán qt…
CÂU 18: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ NGUỒN CƠ BẢN VÀ NGUỒN BỔ TRỢ
1. Nguồn cơ bản tác động đến nguồn bổ trợ
Nguồn cơ bản là cơ sở hình thành nguồn bổ trợ. Vì nguồn cơ bản được áp dụng trực tiếp
và có ý nghĩa ràng buộc nên mọi hành vi khác đều phải tuân thủ nguồn cơ bản, không được trái
với nguồn cơ bản.
Ví dụ: Hiến chương LHP là 1 điều ước quốc tế - nguồn cơ bản. đây là cơ sở để Đại hội
đồng ra nghị quyết để giải quyết một vấn đề của quốc tế.
2. Nguồn bổ trợ tác động đến nguồn cơ bản
Hoàng Thị Phương Thảo Page 15
Đề cương công pháp quốc tế
- Nguồn bổ trợ làm sáng tỏ nguồn cơ bản: nguồn cơ bản là những nguyên tắc, quy phạm
pl quốc tế cô đọng, có tính khái quát cao hơn so với nguồn bổ sung. Việc vận dụng các nguồn
cơ bản để đưa ra những phán quyết, những học thuyết hay hành vi pháp lý của quốc gia đều
dựa vào những nguyên tắc quy phạm của nguồn cơ bản. do đó nguồn bổ trợ làm sáng rõ hơn
nguồn cơ bản
- nguồn bổ trợ là cơ sở chứng minh sự tồn tại của nguồn cơ bản.
Mọi hành vi pháp lý đều phải được dựa trên những căn cứ pháp lý hợp pháp. Nếu không
có nguồn cơ bản điều chỉnh thì không thể hình thành những nguồn bổ trợ.
-Nguồn bổ trợ là cơ sở hình thành nguồn cơ bản. những nguồn bổ trợ nếu được pháp điển
hóa trong những thỏa thuậ của các chủ thể của luật quốc tế thì sẽ hình thành điều ước quốc tế.
nguồn cơ bản được các chủ thể áp dụng lắp đi lặp lại thì được thừa nhận là tập quán quốc tế.
- nguồn bổ trợ được áp dụng khi không có nguồn cơ bản điều chỉnh. Không phải mọi vấn
đề liên quan đến đời sống quốc tế đều có nguồn cơ bản điều chỉnh. Các chủ thể chưa kịp thỏa
thuận hoặc chưa có tập quán để áp dụng thì có thể áp dụng nguồn bổ trợ. Nếu nguồn bổ trợ
được áp dụng nhiều lần thì có thể trở thành nguồn cơ bản.
CÂU 19: PHÂN BIỆT CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ VÀ các
nguyên tắc chuyên ngành.
Phạm vi điều chỉnh:
+ Nguyên tắc cơ bản: điều chỉnh mọi quan hệ quốc tế, mọi chủ thể và mọi hành vi pháp
lý.
+ Nguyên tắc chuyên ngành: chỉ áp dụng đối với những quan hệ quốc tế trong từng ngành
nhất định, với những chủ thể nhất định và những hành vi liên quan tới ngành đó
Phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc cơ bản rộng hơn, toàn diện và đầy đủ hơn.
Hiệu lực
+ Nguyên tắc cơ bản: có hiệu lực cao nhất và bắt buộc đối với mọi chủ thể
+ Nguyên tắc chuyên ngành: là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản, chỉ có hiệu lực trong
ngành mà nguyên tắc điều chỉnh.
Nguyên tắc cơ bản óc hiệu lực cao hơn.
CÂU 20: TRÌNH BÀY NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG VỀ CHỦ QUYỀN
GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ NGOẠI LỆ CỦA NGUYÊN TẮC.
a)
Hoàng Thị Phương Thảo Page 16
Đề cương công pháp quốc tế
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc
lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Được ghi nhận trong Điều 2 Hiến chương LHQ, Tuyên bố năm 1970 của Liên hợp quốc.
b) Nội dung
- Các quốc gia bình đẳng về địa vị pháp lý;
- Mỗi quốc gia được hưởng quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn và đẩy đủ.
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng của các chủ thể khác;
- Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm….
- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của mình…
c) Ngoại lệ
- 5 quốc gia là Ủy viên thường trực HĐBA có quyền phủ quyết mà các quốc gia khác
không có.
- Trong các định chế tài chính như quỹ tiền tệ thế giới ÌMF, Ngân hàng thế giới WB: Số
lượng phiếu của các quốc gia thành viên phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp
- Các quốc gia bị hạn chế quyền: áp dụng với các quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm
trọng pháp luật quốc tế và phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi trên
VD: Sau sự kiện vùng vịnh 1990 – 1991, LHQ đã cấm vận Irac với nội dung: không được
khai thác dầu với mục đích thương mại mà chỉ được khai thác và đưa ra thị trường quốc tế để
đổi lại lương thực
- Các quốc gia tự hạn chế chủ quyền:
+ Tự hạn chế chủ quyền của mình bằng cách trao quyền cho một chủ thể khác thay mặt
mình trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của quốc gia.
VD: Monaco và Pháp.
+ Tự hạn chế chủ quyền của mình bằng cách tuyên bố trung lập. Có hai loại quốc gia
trung lập: quốc gia trung lập tạm thời (tuyên bố trung lập trước các cuộc chiến tranh) và quốc
gia trung lập vĩnh viễn (đứng ngoài các tranh chấp quốc tế; không tham gia các tổ chức chính
trị quốc tế, không tham gia các hoạt động quân sự quốc tế…)
VD: Thụy Sĩ, Áo là các quốc gia trung lập
CÂU 21: NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA
Hoàng Thị Phương Thảo Page 17
Đề cương công pháp quốc tế
QUỐC GIA.
a) Giải thích thuật ngữ
Công việc nội bộ là tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền của một quốc gia trên cơ sở
chủ quyền, ngoại trừ các nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia đã cam kết.
b) Nội dung
- Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp khác hoặc đe dọa can thiệp khác
nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của một quốc gia.
- Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia
khác phụ thuộc vào mình;
- Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính
quyền của quốc gia khác.
- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác;
- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội phù hợp…
c) Ngoại lệ
LHQ có thể tiến hành các biện pháp cưỡng chế khi có nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh
quốc tế trong 2 trường hợp:
- Quốc gia có bất ổn về chính trị, mâu thuẫn chính trị chuyển thành xung đột vũ trang
giữa các đảng phái hoặc giữa chính phủ với lực lượng đối lập. Nó đe dọa tới cuộc sống bình
thường của người dân và có thể sẽ ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh của quốc gia khác cũng như
toàn thế giới.
VD: mâu thuẫn chính trị tại Syria
- Khi có sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền của con người như thực hiện chính sách
phân biệt chủng tộc, diệt chủng và tàn sát dân thường, ảnh hưởng tới tính mạng người dân và
hòa bình thế giới.
VD: nạn diệt chủng tại Ruanda giữa hai chủng tộc Hutu và Tutsi
Câu 22: NGUYÊN TẮC CẤM DÙNG VŨ LỰC VÀ ĐE DỌA SỬ DỤNG VŨ LỰC
a) Giải thích thuật ngữ
Vũ lực được hiểu là sức mạnh về quân sự, chính trị, kinh tế hoặc ngoại giao àm quốc gia
này sử dụng bất hợp pháp đối với quốc gia khác.
b) Nội dung
Hoàng Thị Phương Thảo Page 18
Đề cương công pháp quốc tế
Được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế nhưng chủ yếu là Tuyên bố 1970 của LHQ
về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc
gia. Theo đó, nội dung của nguyên tắc này gồm:
- Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy định của LQT.
- Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;
- Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành chiến tranh
xâm lược chống quốc gia thứ ba;
- Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố
tại quốc gia khác;
- Không tổ chức hoặc khuyến khích tổ chức các băng nhóm vũ trang và lực lượng vũ
trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.
c) Ngoại lệ
- Quốc gia có quyền tự vệ trước hành vi tấn công của quốc gia khác (Điều 51 HC LHQ);
- Các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết có thể sử dụng các biện pháp vũ trang và phi
vũ trang;
- Cộng đồng quốc tế có quyền trừng phạt quốc tế với quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm
trọng LQT kể cả biện pháp quân sự nhưng phải tuân theo lịch trình quốc tế.
CÂU 23: NGUYÊN TẮC TẬN TÂM THIỆN CHÍ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC
TẾ.
a) Nội dung
- Mọi chủ thể phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế được xác lập theo luật pháp
quốc tế.
- Các quốc gia phải thực hiện ĐƯQT trên cơ sở tuân thủ một cách triệt để, không do dự
và không phụ thuộc vào các sự kiện xảy ra trong nước cũng như quốc tế
- Các quốc gia thành viên ĐƯQT không được viện dẫn các quy định của pháp luật quốc
gia để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình
- Việc chấm dứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các quốc gia thành viên của
ĐƯQT không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia, trừ trường
hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự là đối tượng cho việc thực hiện ĐƯQT.
b) Ngoại lệ
Hoàng Thị Phương Thảo Page 19
Đề cương công pháp quốc tế
- Quốc gia không phải thực hiện ĐƯQT khi ĐƯQT trái với HC LHQ cũng như các
nguyên tắc cơ bản của LQT
- Quốc gia không phải thực hiện ĐƯQT khi một trong các bên hoặc cá bên vi phạm quy
định của pháp luật quốc gia về thẩm quyền và thủ tục kí kết ĐƯQT.
- Khi một thành viên không thực hiện nghĩa vụ ĐƯQT thì một hoặc các thành viên khác
có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ
- Quốc gia có quyền từ chối thực hiện ĐƯQT khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh
CÂU 24: TRÌNH BÀY ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC TỊCH.
a) Khái niệm:
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều được xác lập giữa cá nhân với một quốc gia
nhất định; có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật quốc gia
quy định và bảo đảm thực hiện.
b) Đặc điểm
- Quan hệ quốc tịch có tình bền vững và ổn định:
+ Về thời gian: Quốc tịch gắn bó với một cá nhân từ khi sinh ra tới khi họ chết đi (trừ TH
xin thôi quốc tịch hoặc hủy bỏ quốc tịch)
+ Về không gian: dù cư trú ở đâu, thì công dân vẫn mang quốc tịch của nước mà họ là
công dân.
- Quan hệ quốc tịch có tính cá nhân tuyệt đối: quốc tịch là mối quan hệ được xác lập giữa
nhà nước và cá nhân con người cụ thể, không liên quan tới người khác. Sự thay đổi quốc tịch
của cá nhân không ảnh hưởng đến quốc tịch người thân của họ và ngược lại.
- Quan hệ quốc tịch mang tính hải chiều thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối
với công dân của mình và ngược lại.
- Quan hệ quốc tịch được điều chỉnh bằng cả hai hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế.
- Quan hệ quốc tịch là căn cứ để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới một cá nhân.
CÂU 25: TRÌNH BÀY CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH
a) Hưởng quốc tịch do sinh ra
- Nguyên tắc huyết thống: cha mẹ đẻ có quốc tịch nước nào, con sinh ra có quốc tịch nước
đó.
VD: Ý, Nauy…
Hoàng Thị Phương Thảo Page 20
Đề cương công pháp quốc tế
- Nguyên tắc nơi sinh: trẻ sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia nào thì sẽ mang quốc tịch của
quốc gia đó.
VD: Mỹ, Braxin…
VD, Brazin dùng nguyên tắc nơi sinh, Áo dùng nguyên tắc huyết thống. Bố mẹ Brazin
sinh con ở ÁO thì đứa trẻ không có quốc tịch. Bố mẹ người Áo sinh con ở Brazin thì con có
quốc tịch Áo và Brazin.
b) Hưởng quốc tịch do gia nhập: được áp dụng với người không quốc tịch, người có
quốc tịch nước ngoài nhưng muốn thay đổi quốc tịch hoặc muốn có thêm quốc tịch (với những
nước cho phép có nhiều hơn 1 quốc tịch). Thông thường, người nước ngoài muốn gia nhập
quốc tịch của một quốc gia phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau: có năng lực chủ thể; biết
ngôn ngữ chính và có khả năng hòa nhập văn hóa, thời gian cư trú nhất định tại quốc gia xin
gia nhập…
Ở VN, nếu người nước ngoài kết hôn với công dân VN, muốn xin nhập quốc tịch VN thì
được miễn các ĐK về biết TV, thời gian cư trú, khả năng đảm bảo cuộc sống tại VN.
c) Hưởng quốc tịch do trở lại quốc tịch:
Trở lại quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch của một quốc gia cho người đã mất quốc
tịch của quốc gia đó; thường được áp dụng trong các trường hợp như:
- Người xin thôi quốc tịch để ra nước ngoài sinh sống, nay trở về Tổ quốc;
- Người mất quốc tịch do kết hôn với người nước ngoài, do được nhận làm con nuôi; nay
đã ly hôn hoặc hủy việc nhận con nuôi.
d) Hưởng quốc tịch do thưởng quốc tịch: Áp dụng đối với những cá nhân có công lao
đối với quốc gia mà người đó ko phải công dân.
Việc thưởng quốc tịch sẽ dẫn đến một trong hai hệ quả pháp lý sau:
- Người được thưởng quốc tịch trở thành công dân chính thức của quốc gia thưởng quốc
tịch, thực hiện các quyền và nghĩa vụ như công dân của quốc gia đó.
- Người được thưởng quốc tịch trở thành công dân danh dự của quốc gia thưởng quốc tịch
e) Hưởng quốc tịch theo ĐƯQT:
Các quốc gia có thể ký kết điều ước về việc xác định quốc tịch cho cộng đồng dân cư đặc
biệt là những người hai hay nhiều quốc tịch hoặc không quốc tịch.
f) Hưởng quốc tịch do lựa chọn quốc tịch:
Lựa chọn quốc tịch là việc người dân theo yêu cầu của quốc gia, tiến hành lựa chọn cho
Hoàng Thị Phương Thảo Page 21
Đề cương công pháp quốc tế
mình 1 quốc tịch hoặc giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc nhận quốc tịch của quốc gia khác hoặc lựa
chọn một quốc tịch trong số những quốc tịch mà mình đang có.
Khi có sự thay đổi về chủ quyền lãnh thổ như chuyển nhượng, trao đổi hoặc phân chia, hợp
nhất
Khi một người có cùng một lúc hai hay nhiều quốc tịch
Khi có sự di chuyển dân cư.
CÂU 26: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ PHÁP LÝ VÀ CÁCH KHẮC
PHỤC TÌNH TRẠNG NGƯỜI KHOOG QUỐC TỊCH
a) Nguyên nhân: Do sự xung đột pháp luật các nước về vấn đề quốc tịch hoặc do cá nhân
đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa có quốc tịch mới.
b) Hậu quả pháp lý:
- Địa vị pháp lý của người không quốc tịch rất thấp kém
- Không được hưởng các quyền mà quốc gia dành cho công dân hoặc người nước ngoài
cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó mà vẫn phải thực hiện đầy đủ những quy định của quốc gia sở
tại.
- Không được bảo hộ ngoại giao
c) Cách thức khắc phục
- Kết hợp cả hai nguyên tắc huyết thống + nơi sinh khi xác định quốc tịch;
- Tạo điều kiện cho người không quốc tịch được nhập quốc tịch của một quốc gia nhất
định;
- Ký kết các ĐƯQT song phương hoặc đa phương nhằm hạn chế tình trạng ko quốc tịch
như Công ước Lahay 1930 về xung đột Luật quốc tịch…
CÂU 27: TRÌNH BÀY CÁC TRƯỜNG HỢP MẤT QUỐC TỊCH.
a) Xin thôi quốc tịch: Cá nhân có nguyện vọng không giữ quốc tịch mình hiện có, phải
làm đơn gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lý do chủ yếu là cá nhân muốn xin thôi
quốc tịch này để gia nhập quốc tịch khác. Sau khi nhận được đơn, cơ quan đó sẽ ra văn bản xác
nhận việc thôi quốc tịch. Kể từ ngày ra văn bản, người đó không còn mang quốc tịch của quốc
gia đó nữa.
b) Đương nhiên mất quốc tịch
Công nhân đương nhiên mất quốc tịch khi
Hoàng Thị Phương Thảo Page 22
Đề cương công pháp quốc tế
+ Công dân xin gia nhập quốc tịch nước ngoài (VD: Luật quốc tịch Nhật Bản quy định
công dân Nhật Bản sẽ đương nhiên mất quốc tịch Nhật khi họ tự nguyện nhập một quốc tịch
khác); hoặc
+ Công dân phục vụ trong quân đội hoặc tham gia vào bộ máy nhà nước của quốc gia
khác (VD: Pháp)
c) Bị tước quốc tịch: là biện pháp trừng phạt do quốc gia áp dụng đối với công dân nước
mình khi họ không còn xứng đáng với danh hiệu đó nữa; thường áp dụng đối với những người
phạm tội phản quốc, gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Trong một số trường hợp thì việc tước
quốc tịch do những gian lận trong việc nhập quốc tịch, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công
dân…
CÂU 28: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHẬN, HẬU QUẢ PHÁP LÝ, CÁCH KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG NGƯỜI HAI HAY NHIỀU QUỐC TỊCH
a) Nguyên nhân
- Sự khác biệt trong cách thức hưởng và mất quốc tịch của mỗi quốc gia.
VD: Cha mẹ là người Áo (hưởng quốc tịch theo huyết thống), sinh con trên lãnh thổ Hoa
Kỳ (hưởng quốc tịch theo nơi sinh).
- Khi cá nhân xin gia nhập quốc tịch của quốc gia khác nhưng chưa xin thôi quốc tịch cũ
hoặc quốc tịch cũ không đương nhiên chấm dứt.
- Khi cá nhân có thêm quốc tịch mới do kết hôn với người nước ngoài, được nhận làm
con nuôi người nước ngoài hoặc được thưởng quốc tịch.
b) Hậu quả pháp lý
- Xác lập quan hệ pháp lý với hai hay nhiều quốc gia;
- Gây khó khăn trong việc thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư nhất là trong quan
hệ hợp tác về dân cư như bảo hộ công dân, chọn luật để áp dụng giải quyết các vụ việc dân
sự…
c) Cách thức khắc phục
(1) Ký kết các ĐƯQT đa phương về quốc tịch như Công ước Lahay 1930 về xung đột
Luật quốc tịch; Công ước 1963 về giảm các trường hợp có nhiều quốc tịch…Trong đó nêu bật
các nội dung chủ yếu:
- Tại nước thứ ba, người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ được coi như chỉ có một quốc tịch
Hoàng Thị Phương Thảo Page 23
Đề cương công pháp quốc tế
(đó có thể là quốc tịch của nước mà người đó có mối quan hệ gắn bó nhất; hoặc nơi người đó
cư trú chủ yếu )
- Không bảo hộ ngoại giao cho công dân của nước mình tại nước mà người đó cũng đang
có quốc tịch;
- Các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho người có hai hay nhiều quốc tịch được thôi
quốc tịch
(2) Pháp luật quốc gia hạn chế công dân của nước mình mang quốc tịch nước ngoài.
CÂU 29: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC QUY CHẾ PHÁP LÝ MÀ QUỐC GIA DÀNH
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.
1. Chế độ đãi ngộ như công dân
Theo chế độ này, quốc gia sở tại sẽ dành cho người nước ngoài được hưởng những quyền
và nghĩa vụ ngang với quyền và nghĩa vụ mà công dân của nước đó được hưởng hoặc sẽ được
hưởng trong tương lai. Chế độ này hướng đến sự cân bằng về địa vị pháp lý giữa người nước
ngoài và công dân.
VD: Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN và Bungari có quy định; công dân nước
ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ về quyền nhân thân và tài sản
mà nước ký kết kia dành cho công dân của mình.
Tuy nhiên sự ngang bằng có những hạn chế:
Trao chế độ đãi ngộ trong lĩnh vực dân sự và lao động.
Một số quyền bị hạn chế như quyền cư trú, quyền hành nghề…
2. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc
Quốc gia sở tại dành cho người nước ngoài những quyền và ưu đãi mà người nước ngoài
mang quốc tịch của bất kì một quốc gia thứ 3 nào được hưởng hoặc sẽ được hưởng. Chế độ này
nhằm cân bằng địa vị pháp lý của những người nước ngoài mang quốc tịch khác nhau trên lãnh
thổ nước sở tại.
Được ghi nhậ trong các điều ước quốc tế.
3. Chế độ đãi ngộ đặc biệt.
Quốc gia sở tại dành cho người nước ngoài được hưởng những ưu đãi đặc biệt mà công
dân của họ cũng không được hưởng. vd quyền miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
4. Cư trú chính trị
- Là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã do những hoạt
Hoàng Thị Phương Thảo Page 24
Đề cương công pháp quốc tế
động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo được nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ
quốc gia mình.
Vd, Ecuador cho nhà sáng lập Wikileak được cư trú chính trị
- Phạm vi, đối tượng: những cá nhân bị truy đuổi vì quan điểm chính trị trừ trường hợp cá
nhân là tội phạm quốc tế, phạm tội hình sự có tính chất quốc tế, là tội phạm hình sự mà việc
dẫn độ được quy định tại điều ước quốc tế, cá nhân tuhwjc hiện hành vi trái với mục đích,
nguyên tắc của LHP.
- Hình thức cư trú chính trị:
+ Cư trú lãnh thổ: được cư trú trên lãnh thổ mình
+ Cư trú ngoại giao: cư trú trong cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của
quốc gia trên lãnh thổ quốc gia khác
CÂU 30: SO SÁNH CÁCH XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ VÀ TRÊN
BIỂN.
CÂU 31: TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ THEO
CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982.
Các phương pháp xác định đường cơ sở:
1. Đường cơ sở thông thường
Theo quy định tại Điều 5 của Công ước đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều
rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ
tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận.
Đó là ngấn giao nhau giữa bờ biển và mức thấp nhất của mặt nước biển. nó thể hiện khá
rõ đặc điểm bờ biển nhưng khó xác đinh với vùng biển lồi lõm.
2. Đường cơ sở thẳng
Theo quy định tại Điều 7 công ước, 1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có
một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền
các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên
khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển
dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc
Hoàng Thị Phương Thảo Page 25