Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng dựa vào nhóm chỉ số sinh lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.35 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất
nước ta đang dần đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vừa
xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Do đó, ngành
Hệ thống thông tin quản lý không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nước.
Ngày nay, khi công nghệ đã gắn liền với cuộc sống con người ở mọi lĩnh
vực, mọi ngành nghề. Không ai là không biết đến phạm vi ảnh hưởng cũng như tầm
quan trọng của Microsoft Windows. Những ứng dụng cũng như lợi ích mà nó mang
lại cho chúng ta thật sự rất hữu ích. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều những
phần mềm cũng như những ngôn ngữ lập trình ra đời giúp cho tư duy của chúng ta
tăng lên và đem lại giá trị cao cho đời sống. Trong đó, excel là cách nhanh và tốt
nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Khả năng của ngôn ngữ này cho phép
những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập
trình MSWindows nào khác. Tại công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng. Công việc
phân tích tình hình tài chính là rất quan trọng, tuy nhiên hiện tại công ty vẫn chưa
có một chương trình tính toán chuyên cho công việc quan trọng này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng chương trình phân
tích hoạt động kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng dựa vào nhóm
chỉ số sinh lời” làm đề tài thực tập chuyên ngành.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm, và những ứng dụng mạnh
mẽ của Microsoft excel vào lĩnh vưc kinh tế - xã hội, khoa học – kĩ thuật, giáo dục.
Nắm vững những kiến thức cơ bản về cơ sở lí thuyết về phân tích tình hình
tài chính trong doanh nghiệp. Hiểu rõ được những ưu điểm, nhược điểm của hệ
thống và phạm vi ảnh hưởng của hệ thống trong kinh tế, xã hội.
Qua đó, xây dựng được một chương trình quản lý tiền lương bằng việc sử
dụng Microsoft và ứng dụng tại công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình
phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần xây
dựng Sông Hồng.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những khái niệm cơ bản và những
ứng dụng của Microsoft excel để áp dụng vào việc xây dựng bài toán phân tích tình
hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi .
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với kết quả đạt được, đề tài có thể làm công cụ để phát triển tư duy khoa học
của sinh viên ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành tin học kế toán nói
riêng. Ngoài ra, đề tài còn có thể ứng dụng vào thực tiễn khi sử dụng chương trình
vào lĩnh phân tích tài chính.
5. Kết cấu
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính khóa luận của tôi gồm ba
chương:
Chương 1: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số
sinh lợi .
Chương 2: Phân tích, thiết kế hệ thống phân tích tình hình tài chính dựa trên
nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng.
Chương 3: Xây dựng chương trình trình phân tích tình hình tài chính dựa
trên nhóm chỉ số sinh lợi.
Trong quá trình thực hiện đề tài hực tập chuyên ngành, do những giới hạn
nhất định về tài liệu, kiến thức và thời gian nên tôi không tránh khỏi những sai sót.
Tôi rất mong các thầy cô thông cảm và góp ý.


Chương 1.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1.1.Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh

1.1.1.Một số khái niệm
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”
“Phân tích hoạt động kinh doanh (PTHĐKD) là quá trình nghiên cứu để
đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm
năng cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và
giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô
nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc
phân tích thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch
toán. Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản
trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. PTHĐKD hình thành và phát triển như một
môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và
là cơ sở cho việc ra quyết định. PTHĐKD như là một ngành khoa học, nó nghiên
cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất
những giải pháp hữu hiệu cho mỗi DN.
Như vậy, PTHĐKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các
mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh
doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và
phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả
kinh doanh cao.
1.1.2.Ý nghĩa của hoạt động phân tích tài chính
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng


tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.
Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên
nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh
hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản

lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
PTHĐKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như
những hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng
đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
PTHĐKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra
các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và
ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Tài liệu PTHĐKD còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có
các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới
có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với DN nữa
hay không?
1.1.3. Ðối tượng phân tích tài chính
Với tư cách là một khoa học độc lập, PTHĐKD có đối tượng riêng:
“Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của
hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế”.
Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn
riêng biệt như kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng... hay có thể là
kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh, kết quả tài chính...
Khi phân tích kết quả kinh doanh, người ta hướng vào kết quả thực hiện các
định hướng mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra.


Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế.
Chỉ tiêu là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh. Nội
dung chủ yếu của phân tích kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà
DN đã đạt được trong kỳ, như doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi
nhuận...Tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chúng ta phải luôn

luôn đặt trong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như
lao động, vật tư, tiền vốn, diện tích đất đai...vv. Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản
ánh lên hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giá
thành, tỷ suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động...
Dựa vào mục đích phân tích mà chúng ta cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác
nhau, cụ thể: Chỉ tiêu số tuyệt đối, chỉ tiêu số tương đối, chỉ tiêu bình quân. Chỉ
tiêu số tuyệt đối dùng để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh
doanh. Chỉ tiêu số tương đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ
phận, các quan hệ kết cấu, quan hệ tỷ lệ và xu hướng phát triển. Chỉ tiêu bình quân
phản ánh trình độ phổ biến của các hiện tượng.
Tuỳ mục đích, nội dung và đối tượng phân tích để có thể sử dụng các chỉ
tiêu hiện vật, giá trị, hay chỉ tiêu thời gian. Ngày nay, trong kinh tế thị trường các
DN thường dùng chỉ tiêu giá trị. Tuy nhiên, các DN sản xuất, DN chuyên kinh
doanh một hoặc một số mặt hàng có quy mô lớn vẫn sử dụng kết hợp chỉ tiêu hiện
vật bên cạnh chỉ tiêu giá trị. Trong phân tích cũng cần phân biệt chỉ tiêu và trị số
chỉ tiêu. Chỉ tiêu có nội dung kinh tế tương đối ổn định, còn trị số chỉ tiêu luôn
luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm cụ thể.
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh
thông các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một cách chung nhất, nhân tố là
những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá trình...và mỗi biến động của nó
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở một mức độ và xu hướng xác định đến các kết
quả biểu hiện các chỉ tiêu.
Ví dụ: Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng bán hàng ra, giá cả bán ra


và cơ cấu tiêu thụ. Ðến lượt mình, khối lượng hàng hoá bán ra, giá cả hàng hoá bán
ra, kết cấu hàng hoá bán ra lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như khách
quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài...vv.
Theo mức độ tác động của các nhân tố, chúng ta có thể phân loại các

nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng thành nhiều loại khác nhau, trên các góc độ
khác nhau.
Trước hết theo tính tất yếu của các nhân tố: có thể phân thành 2 loại: Nhân
tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Nhân tố khách quan là loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một
yêu cầu tất yếu nó không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động của mỗi DN có thể chịu tác động bởi các nguyên nhân và nhân
tố khách quan như sự phất triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp, các chế
độ chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, môi trường, vị trí kinh tế xã hội, về tiến
bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng. Các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá, giá
cả chi phí, giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, lãi suất, tỷ suất tiền lương...cũng thay
đổi theo.
Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc
vào nỗ lực chủ quan của chủ thể tiến hành kinh doanh. Những nhân tố như: trình
độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan
của DN làm ảnh hưởng đến giá thành, mức chi phí thời gian lao động, lượng hàng
hoá, cơ cấu hàng hoá...vv.
Theo tính chất của các nhân tố có thể chia ra thành nhóm nhân tố số lượng
và nhóm các nhân tố chất lượng.
Nhân tố số lượng phản ánh quy mô kinh doanh như: Số lượng lao động, vật
tư, lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ... Ngược lại, nhân tố chất lượng thường phản
ánh hiệu suất kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động...Phân
tích kết quả kinh doanh theo các nhân tố số lượng và chất lượng vừa giúp ích cho
việc đánh giá chất lượng, phương hướng kinh doanh, vừa giúp cho việc xác định


trình tự đến kết quả kinh doanh.
Theo xu hướng tác động của nhân tố, thưòng người ta chia ra các nhóm
nhân tố tích cực và nhóm nhân tố tiêu cực.
Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu

quả kinh doanh và ngược lại nhân tố tiêu cực tác động xấu hay làm giảm quy mô
của kết quả kinh doanh. Trong phân tích cần xác định xu hướng và mức độ ảnh
hưởng tổng hợp của các nhân tố tích cực và tiêu cực.
Nhân tố có nhiều loại như đã nêu ở trên, nhưng nếu quy về nội dung kinh tế
thì có hai loại: Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc về kết quả
kinh doanh. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh như: Số lượng lao động,
lượng hàng hoá, vật tư, tiền vốn...ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh. Các
nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh ảnh hưởng suốt quá trình kinh doanh từ khâu
cung ứng vật tư đến việc tổ chức quá trình sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản
phẩm và từ đó ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp của kinh doanh như nhân tố giá cả
hàng hoá, chi phí, khối lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ.
Như vậy, tính phức tạp và đa dạng của nội dung phân tích được biểu hiện
qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng
tương đối hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với cách phân biệt hệ thống chỉ tiêu
khác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau không
những giúp cho DN đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của
bản thân DN, mà còn tìm ra được nguyên nhân, các mặt mạnh, mặt yếu để có biện
pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự
tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình “định tính”, cần phải lượng hoá các
chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Ðể thực hiện
được công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp trong phân
tích kinh doanh.
1.1.4. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
Phương pháp so sánh


So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong PTKD. Sử
dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng
kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác

định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta
tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng
kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt
kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối
ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Phương pháp loại trừ
Trong phân tích kinh doanh, để có cơ sở đánh giá, nhận xét đúng thì vấn đề
quan trọng và rất được quan tâm nghiên cứu là các nguyên nhân và nhân tố ảnh
hưởng và lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh
doanh. Phương pháp thường được sử dụng để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố là phương pháp loại trừ.
Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố
này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu tổng
doanh thu tiêu thụ sản phẩm có thể quy về sự ảnh hưởng của hai nhân tố:
Lượng hàng hoá bán ra được tính bằng đơn vị tự nhiên (cái, chiếc...) hoặc
đơn vị trọng lượng (tấn, tạ, kg...).
Giá bán ra của một đơn vị SP hàng hoá tiêu thụ được tính bằng đơn vị tiền.
Cả hai nhân tố trên cùng đồng thời ảnh hưởng đến tổng doanh thu, nhưng để
xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố này phải loại trừ ảnh hưởng của các
nhân tố khác. Muốn vậy có thể thực hiện bằng hai cách sau đây:
Cách thứ nhất: Có thể dựa vào phép thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng
nhân tố và được gọi là phương pháp “Thay thế liên hoàn”.


Cách thứ hai: Có thể đưa trực tiếp vào mức biến động của từng nhân tố và
được gọi là phương pháp “Số chênh lệch”.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Với phương pháp “thay thế liên hoàn”, chúng ta có thể xác định được ảnh

hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để
xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi.
Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặt biệt của phương pháp thay thế
liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên
hoàn. Nó khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng
nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích:
+ Ảnh hưởng của nhân tố a:

= (a1-a0).b0.c0

+ Ảnh hưởng của nhân tố b:

= a1.(b1 -b0).c0

+ Ảnh hưởng của nhân tố c:

= a1.b1.(c1-c0)

1.1.5. Quy trình phân tích tài chính

Hình 1.1. Quy trình phân tích tài chính
Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích. Đây là công việc quan trọng, quyết
định tới chất lượng của báo cáo phân tích và tác động tới mức độ hài lòng của các


đối tượng sử dụng. Việc xác định mục tiêu phân tích phụ thuộc vào mục đích ra
quyết định của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.
Bước 2: Sau đó, nhà phân tích sẽ xác định các nội dung cần phân tích để
đạt được các mục tiêu đó. Nếu mục tiêu phân tích là đánh giá hiệu quả quản lí và sử

dụng vốn lưu động thì cần phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nói chung,
tốc độ luân chuyển từng hạng mục tài sản ngắn hạn quan trọng (hàng tồn kho, nợ
phải thu khách hàng), vốn hoạt động thuần và độ dài của chu kì hoạt động của DN.
Việc xác định đúng nội dung cần phân tích (không thừa , không thiếu ) sẽ đảm bảo
cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng để ra các quyết định
hợp lí.
Bước 3: căn cứ từ nội dung cần phân tích, nhà phân tích sẽ tiến hành thu
thập dữ liệu phân tích. Các dữ liệu phân tích có thể ở bên trong hoặc bên ngoài DN,
có thể thu thập được một cách dễ dàng hoặc khó khăn.
Không ai có thể chắc chắn rằng nhà phân tích luôn thu thập được đầy đủ
các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kết quả phân tích.
Việc không thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế
của kết quả phân tích. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho tính hữu ích của dữ liệu thu
thập được, nhà phân tích cần kiểm tra tính tin cậy của dữ liệu. nhà phân tích nên
tiếp cận các dữ liệu có nguồn hợp pháp để nâng cao mức độ tin cậy của dữ liệu.
Bước 4: sau khi thu thập dữ liệu, các nhà phân tích sẽ sử dụng các phương
pháp hợp lí để xử lí dữ liệu theo các nội dung phân tích đã xác định. Dữ liệu sau khi
được xử lí sẽ là nguồn thông tin hữu ích để nhà phân tích nhận định tổng quát cũng
như chi tiết thực trạng vấn đề phân tích, lí giải nguyên nhân cho thực trạng đó và đề
xuất kiến nghị cho các đối tượng sử dụng.
Bước 5: Tổng hợp các kết quả phân tích: kết thúc quá trình phân tích báo
cáo tài chính. Trong bước này, nhà phân tích viết báo cáo về kết quả phân tích gửi
các đối tượng sử dụng. các hạn chế cuả kết quả phân tích cũng cần được công bố
trong báo cáo.
1.2. Nhóm chỉ số sinh lời
 LỢI NHUẬN BÁN HÀNG


1. Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được

bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt
động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các
ngành.
Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí
quản lý, bán hàng, v.v - Thuế TNDN phải nộp
2. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)
Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần
Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt
động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ
3. Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and
amortization)
Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần
4. Biên EBT
Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận truớc thuế = Thu nhập trước thuế/ Doanh thu
5. Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu
6. Biên lợi nhuận phân phối
Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố
định trong mỗi đơn vị hàng bán ra.
Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu


Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi
 LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ
1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm
đến cấu trúc tài chính
ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản trung bình

Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước
+ tổng tài sản hiện hành)/2
2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE)
Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ
đông ưu đãi.
ROCE = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo
cáo năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại)/2
3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần
ưu đãi.
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn
cổ phần hiện tại) / 2
4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC - Return on Total Capital)
Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi
phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi
vay (nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của


doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ
ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình
 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
1. Vòng quay tổng tài sản
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư
vào tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào
trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp
trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so
với các doanh nghiệp khác.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình

2. Vòng quay tài sản cố định
Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ
số này thì chỉ tính cho tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình
3. Vòng quay vốn cổ phần
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư
vào tổng vốncổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số
này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô
la doanh thu.
Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình
Chương 2.
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN
TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
SÔNG HỒNG


2.1. Khảo sát thực trạng công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng
 Hình thức sở hữu vốn
Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng là công ty cổ phần được thành lập theo
Quyết định số 257/QĐBXD ngày 21/02/2006 và Quyết định số 747/QĐ-BXD ngày 09/05/2006 (sửa đổi
Quyết định 257/QĐBXD) của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Giấy đăng ký doanh nghiệp số 0100107042
ngày 17/04/2006 (thay
đổi là thứ 8 ngày 17/09/2010) do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là:
200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ
đồng chẵn).
Trụ sở chính của Công ty tại số 164 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà
Nội.
 Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là xây dựng.

 Ngành nghề kinh doanh
• Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp; Thiết kế kiến trúc tổng mặt
bằng nội, ngoại thất: đối với công trình dân dụng công nghiệp;
• Thiết kế quy hoạch chung; quy hoạch tổng thể, chi tiết đối với khu đô thị, khu
dân cư; Thiết kế san nền hệ thống thoát nước, đường nội bộ vào khu đô thị, khu
dân cư, khu công nghiệp;
• Thiết kế quy hoạch điện đô thị, nông nghiệp, xí nghiệp; Thiết kế cấp điện,
chống sét đối với công trình xây dựng, dân dụng công nghiệp; Giám sát thi công
xây dựng công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; Khảo sát địa chất công
trình xây dựng;
• Tư vấn thẩm tra, thẩm định, quy hoạch dự án đầu tư, kỹ thuật, bản vẽ thi công
và tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, kỹ
thuật hạ tầng đô thị và nội, ngoại thất; Kiểm định chất lượng công trình, thí


nghiệm xây dựng;
• Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ
tầng kỹ thuật, công trình ngầm, công trình và hệ thống điện, viễn thông và các
công trình kỹ thuật khác, hoàn thiện công trình xây dựng
• Khoan phá bê tông, phá dỡ công trình xây dựng, di chuyển nhà cửa; Tư vấn đầu
tư (không bao gồm du lịch)
• Đầu tư kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh ăn uống. Kinh
doanh lữ hành và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh
vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke)
• Đầu tư kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. Môi giới, đấu
giá bất động sản (không bao gồm dịch vụ tư vấn giá đất) Kinh doanh thiết bị dân
dụng, công nghiệp, y tế, nguyên liệu, than, chất đốt; Sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm gốm sứ, vật liệu xây dựng, sắt thép
• Kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, và các hoạt động hỗ trợ
cho vận tải; Cho thuê phương tiện vận tải, cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị

phá dỡ có kèm người điều khiển
• Sữa chữa lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng thay thế máy móc, thiết
bị phục vụ ngành công, nông nghiệp, giao thông, vận tải, khai thác mỏ, cơ khí,
thủy lợi, thủy điện, tự động hóa;
• Khai thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm sản, thực phẩm, đồ gỗ dân dụng và
công nghiệp, khai thác quặng kim loại đen phục vụ luyện gang thép, khai thác đá,
cát, sỏi, đất sét và cao lanh (trừ loại khoáng sản Nhà nước cấm);
• Kinh doanh nhập khẩu các loại hàng hóa, thiết bị vật tư, vật liệu xây dựng, y tế,
văn hóa, thể dục thể thao, nông, lâm sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát có
cồn và có ga;
• Sàn giao dịch bất động sản; Định giá bất động sản; Tư vấn bất động sản; Quảng
cáo bất động sản; Quản lý bất động sản;
• Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính: các dịch vụ ủy thác, giám sát trên cơ sở phí
và hợp đồng
Bảng chi tiêu tài chính của công ty Sông Hồng qua các năm 2012- 2015


Chỉ tiêu tài chính
ROA (%)
ROE (%)

Năm 2012
2.3
10.2
7

Năm 2013
1.46
6.64


Năm 2014
4.44
20.2

Năm 2015
4.42
16.6

8

6

ROS (%)
1.81
1.19
3.86
3.71
Qua bảng, có thể thấy được chỉ số ROA có xu hướng giảm trong năm 2013
so với 2012 nhưng các năm 2014 và 2015 lại có xu hướng tăng lên sau đó giảm
nhưng lượng giảm không đáng kể
Chỉ số ROE có xu hướng giảm trong năm 2013 so với 2012 nhưng các năm
2014 và 2015 lại có xu hướng tăng lên sau đó giảm vào năm 2015
Chỉ số ROS có xu hướng giảm trong năm 2013 so với 2012 nhưng các năm
2014 và 2015 lại có xu hướng tăng lên sau đó giảm vào năm


2.2. Phân tích thiết kế hệ thống
2.2.1. Các biểu đồ
Phân tích hoạt động kinh doanh


Cập nhật

Cập nhật báo
cáo kết quả kinh
doanh
Cập nhật bảng
cân đối kế toán

Tính chỉ số

Tính chỉ số lợi
nhuận bán
hàng
Tính chỉ số lợi
nhuận đầu tư

Tính chỉ số
hiệu quả
hoạt động

Phân tích

Báo cáo

Tìm kiếm chỉ
số lợi nhuận
bán hàng

Tìm kiếm chỉ
số lợi nhuận

bán hàng

Tìm kiếm chỉ
số lợi nhuận
đầu tư

Tìm kiếm
chỉ số lợi
nhuận đầu


Tìm kiếm
chỉ số hiệu
quả hoạt
động

Hình 2.1: Biểu đồ phân cấp chức năng

Tìm kiếm
chỉ số hiệu
quả hoạt
động


Nhà đầu tư

TTPH

TTPH


Phân tich hoạt động kinh doanh
TT khả năng sinh
lời y/c

Bộ phận quản lý

TT khả năng sinh lời, lợi
nhuận bán hàng, hiệu quả
hoạt đông y/c

Hình 2.2: Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh


Bộ phân quản lý
TTPH
TT BCĐKT,
BCKQKD

Cập nhật

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả kinh doanh

Chỉ số lợi nhuận bán hàng

Tính chỉ số

Chỉ số lợi nhuận đầu tư


Phân tích

Chỉ số hoạt động

TTPH

Bộ phân quản lý
TT chỉ số lợi nhuận bán hàng, lợi
nhuận đầu tư, chỉ số hoạt động y/c

TT chỉ số lợi nhuận bán hàng, lợi
nhuận đầu tư, chỉ số hoạt động y/c
TTPH

TT chỉ số lợi nhuận bán
hàng, lợi nhuận đầu tư, chỉ
số hoạt động y/c

TT lợi nhuận đầu tư y/c

Báo cáo

Nhà đầu tư
TTPH


Hình 2.3: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

TT BCĐKT y/c


TT BCKQKD y/c

Bộ phân quản lý
TTPH

Cập nhật bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán

TTPH

Cập nhật báo cáo kết quả kinh
doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh

Hình 2.4: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập


TT lợi nhuận bán hàng y/c

TT lợi nhuận đầu tư y/c

Bộ phân quản lý
TTPH

TTPH

Tính chỉ số lợi nhuận bán hàng


Tính chỉ số lợi nhuận đầu tư

Chỉ số lợi nhuận đầu tư

Chỉ số lợi nhuận bán hàng
Bảng cân đối kế toán

TT lợi nhuận hoạt động y/c

Báo cáo kết quả kinh doanh

Tính chỉ số hiệu quả hoạt động

Bộ phân quản lý
TTPH
Chỉ số hoạt động

Hình 2.5: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tính chỉ số


TT lợi nhuận bán hàng y/c

TT lợi nhuận đầu tư y/c

Bộ phân quản lý
TTPH

TTPH

Phân tích chỉ số lợi nhuận bán hàng


Phân tích số lợi nhuận đầu tư

Chỉ số lợi nhuận đầu tư

Chỉ số lợi nhuận bán hàng

Chỉ số hoạt động

TT lợi nhuận hoạt động y/c

Phân tích số hiệu quả hoạt động

Bộ phân quản lý
TTPH

Hình 2.6: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng phân tích


TT lợi nhuận bán hàng y/c

TT lợi nhuận hoạt động y/c

Bộ phân quản lý
TTPH

TTPH

Chỉ số lợi nhuận bán hàng


Chỉ số hoạt động

Phân tích chỉ số lợi nhuận bán hàng

Phân tích số hiệu quả hoạt động

Bộ phân quản lý

Chỉ số lợi nhuận đầu tư

TT lợi nhuận đầu tư y/c

Phân tích số lợi nhuận đầu tư

Bộ phân quản lý
TTPH
TT lợi nhuận đầu tư
y/c

TTPH

Khách hàng

Hình 2.7: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo


Chương 3.
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

3.1. Giới thiệu microsoft excel

Bảng tính điện tử giáo trình excel là một phần mền chuyên dụng cho công
tác kế toán, văn phòng trên môi trường Windows với các đặt tính và ứng dụng tiểu
biểu sau :
- Thực hiện được nhiều phép tính từ đơn giản đến phức tạp
- Tổ chức và lưu trữ thông tin dưới dạng bảng như bảng lương, bảng kế toán ...
- Khi có thay đổi dữ liệu, bảng tính tự động tính toán lại theo số liệu mới
- Có kèm theo các biểu đồ và hình vẽ minh họa ...
3.1.1. Các thao tác với excel
 Tạo bảng trong excel
Khi bạn tạo bảng trong trang tính Excel, bạn không chỉ thấy dễ dàng hơn
trong việc quản lý và phân tích dữ liệu của nó, mà bạn còn có được tính năng lọc,
sắp xếp và tô nền hàng dựng sẵn.
Ghi chú: Không nên nhầm lẫn bảng Excel với bảng dữ liệu, bảng dữ liệu là
một phần của bộ lệnh Phân tích Nếu -Thì (Công cụ Dữ liệu, trên tab Dữ liệu).
Để tạo bảng bằng cách dùng kiểu bảng mặc định, hãy thực hiện như sau:
Chọn phạm vi ô mà bạn muốn bao gồm trong bảng. Các ô có thể trống
hoặc chứa dữ liệu.
Bấm Chèn > Bảng.
Lối tắt bàn phím

Bạn cũng có thể nhấn Ctrl+T hoặc Ctrl+L.

Nếu phạm vi đã chọn chứa dữ liệu bạn muốn hiển thị làm đề mục bảng, hãy
chọn hộp kiểm


 Tính năng datavalidation
 Sử dụng Data-Validation khi danh sách nguồn nằm trong một Sheet khác
Sử dụng Data-Validation là một cách dễ nhất để áp dụng một quy tắc nhập
liệu cho một dãy dữ liệu. Theo mặc định, Excel chỉ cho phép Data-Validation sử

dụng những danh sách nguồn nằm trong cùng một Sheet với dãy dữ liệu sẽ được áp
dụng quy tắc này. Tuy nhiên, vẫn có cách để lách khỏi chuyện đó.
Chiêu này sẽ giúp bạn làm cho Data-Validation có thể sử dụng những danh
sách nguồn nằm trong một Sheet khác. Cách thứ nhất là lợi dụng chính việc đặt tên
cho một dãy của Excel, cách thứ hai là sử dụng một hàm để gọi ra danh sách đó.
Cách 1: Sử dụng Name cho dãy nguồn
Có lẽ cách nhanh nhất và dễ nhất để vượt qua rào cản Data-Validation của
Excel là đặt tên cho dãy mà bạn sẽ dùng làm quy tắc nhập liệu. Để biết cách đặt tên
cho dãy, bạn xem ở loạt bài này: Sử dụng tên cho dãy.
Giả sử bạn đã đặt tên cho dãy sẽ dùng làm quy tắc nhập liệu là MyRange.
Bạn chọn ô (hoặc dãy) trong bất kỳ Sheet nào mà bạn muốn có một danh sách xổ ra
để nhập liệu, rồi trong menu Data trên Ribbon, bạn chọn Data Tools | Data
Validation [E2003: Data | Validation]. Chọn List trong danh sách các Allow, và
trong khung Source, bạn nhập vào =MyRange. Nhấn OK. Bởi vì bạn đã sử dụng
một Name để làm List, nên bạn có thể áp dụng Data-Validation này cho bất kỳ
Sheet nào
 Hàm Vlookup
Hàm VLOOKUP trong Excel 2007 dùng để tìm kiếm theo cột.
Cú pháp hàm VLOOKUP trong
=VLOOKUP (Lookup_value, Table_array, Col_index_num, [Range_lookup])
Trong đó:
·

Lookup_value: là giá trị dùng để tìm kiếm

·

Table_array: là vùng điều kiện để dò tìm lookup_value, cột đầu tiên trong
table_array được sử dụng để dò tìm giá trị Lookup_value. Lưu ý là
Table_array có thể cùng sheet hoặc khác sheet với Lookup_value và cũng có

thể cùng tệp tin hoặc khác tệp tin với Lookup_value.


×