Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.08 KB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG ĐÌNH QUYẾT

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
THỨC ĂN CHĂN NUÔI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Hà Nội - 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG ĐÌNH QUYẾT

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
THỨC ĂN CHĂN NUÔI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành:Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Số liệu và các trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ chính xác cao,
trung thực và đáng tin cậy.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa
vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học xã hội.
Tôi viết lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học xã hội xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Đình Quyết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI ................................................................ 8
1.1. Những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi ............ 8
1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi 21
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANHTHỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT
NAM ............................................................................................................... 30
2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt
Nam…………………………………………………………………….

30


2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở
Việt Nam……………………………………………………………

41

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THỨC ĂN
CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM ...................................................................... 577
3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn
nuôi ở Việt Nam ............................................ Error! Bookmark not defined.7
3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn
chăn nuôi ở Việt Nam ..................................................................................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 69


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU

Liên minh Châu Âu

FAO

Tổ chức Nông lương Thế giới


CBOT

Sàn giao dịch Chicago

FED

Cục dự trữ Liên bang Mỹ

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

QCKT

Quy chuẩn kỹ thuật

PTNT

Phát triển nông thôn

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số liệu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp giai đoạn
2009-2018 ................................................................................................. 43
Bảng 2.2. Sản lượng thức ăn chăn nuôi theo chủng loại năm 2016-2018
(triệu tấn) ......................................................................................... 43

Bảng 2.3: Tổng nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nội địa và nhập
khẩu năm 2018 (nghìn tấn) ............................................................. 44
Bảng 2.4. Thống kê sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép lưu
hành tại Việt Nam (tính đến 28/02/2018) ....................................... 44
Bảng 2.5.Thống kê sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nướcđược
phép lưu hành tại Việt Nam, đăng kýnăm 2017, 2018 ................... 44
Bảng 2.6. Số liệu các hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi qua Cổng hải quan
một cửa quốc gia (năm 2017, 2018) ............................................... 45
Bảng 2.7: Danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất,
kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi………………

46

Bảng 2.8: Danh mục hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn
gia súc , gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam ... 47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngàn năm nay, cuộc sống của người nông dân Việt Nam gắn liền với
trồng lúa và chăn nuôi, hình thành nên nền văn minh lúa nước. Theo thống kê
năm 2018, Việt Nam có gần 60 triệu người sống ở khu vực nông thôn (chiếm
gần 2/3) tổng dân số và có tới 23,5triệu người làm việc trong khu vực nông
nghiệp (chiếm hơn 40%) tổng số người trong độ tuổi lao động cả nước. Các số
liệu thống kê này cho thấy,Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở nước
ta có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa đảm
bảo an ninh lương thực, thực phẩm, vừa phấn đấu để hướng tới xuất khẩu.
Trong cơ cấu Ngành nông nghiệp Việt Nam, chăn nuôi là lĩnh vực có vai
trò quan trọng. Hơn 10 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi liên tục phát triển cả
về quy mô và chất lượng đàn vật nuôi, thông qua đổi mới phương thức, kỹ thuật

và công nghệ áp dụng vào chăn nuôi. Điều này khiến cho năng suất và chất
lượng sản phẩm chăn nuôi ở Việt Nam có bước tiến vượt bậc, góp phần quan
trọng trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Lĩnh vực chăn nuôi luôn duy trì
tăng trưởng ở mức 3-5%/năm. Các sản phẩm của chăn nuôi cung cấp đầy đủ
nguồn thực phẩm thiết yếu cho người dân và cộng đồng. Đây cũng là ngành
kinh tế mang lại hiệu quả đầu tư cao, giúp cho nông dân tăng thu nhập, xoá đói
giảm nghèo, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn,
góp phần từng bước làm giàu cho người dân và xã hội.
Cùng với sự tăng trưởng liên tục của ngành chăn nuôi, lĩnh vực thức ăn
gia súc, gia cầm có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Năm 2017, nhu cầu sử
dụng thức ăn trong chăn nuôi lên đến 22 triệu tấn các loại (bao gồm thức ăn sản
xuất trong nước và thức ăn nhập khẩu), năm 2018 là 25 triệu tấn. Cơ cấu chi
phí trong chăn nuôi gồm có giống, thức ăn, thuốc thú y, lao động…trong đó,

1


thức ăn chiếm đến 70-80% tổng chi phí.Chính vì vậy, việc quản lý nhà nước
đối với hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi là vô cùng quan trọng. Hiện
nay, hoạt động này ở Việt Nam được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật
chuyên ngànhnhư: Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính
phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản, có hiệu lực từ ngày 20/5/2017 (sau
đây gọi tắt là Nghị định số 39); Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày
10/11/2017 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39 và được thể chế hoá trong các
văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Thương mại 2004, Luật Chất lượng
sản phẩm hàng hoá 2007, Luật Đầu tư năm 2015, Nghị định số 43/2017/NĐCP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Nghị định số
123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định
về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị định số
64/2018/NĐ-CP ngày 07/5/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản…

Trong số các văn bản quy phạm pháp luật kể trên, có thể nhận thấy Nghị
định số 39 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản là cơ sở pháp
lý trực tiếp và có vai trò quan trọng nhất liên quan đến vấn đề quản lý thức ăn
chăn nuôi, trong đó có vấn đề kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Theo các văn bản
này, việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi là một trong những ngành nghề kinh
doanh có điều kiện, theo đó tổ chức, cá nhân chỉ được kinh doanh khi đáp ứng
đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, nguyên liệu đầu vào
và con người. Ngoài ra, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước,
thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được công nhận chất lượng để xác định tính
hiệu quả, đảm bảo chất lượng, an toàn đối với vật nuôi và từ đó bảo đảm an
toàn đối với người tiêu dùng. Thức ăn chăn nuôi trước khi lưu hành trên thị
trường phải làm hồ sơ đăng ký theo quy định và được công nhận bởi Cục Chăn
nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2


Thực tế cho thấy, mặc dù được kiểm soát khá chặt chẽ nhưng về phương
diện quản lý, hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong những năm qua
vẫn còn bộc lộ nhữnghạn chếnhất định, cần được nghiên cứu để hoàn thiện
chính sách quản lý đối với việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Điều này thể
hiện ở chỗ, tình trạng thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước lưu hành trên thị
trường kém chất lượng, chưa được đăng ký hoặc thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
vi phạm chất lượng vẫn được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý.Hiện
trạng này không chỉ ảnh hưởng đến người chăn nuôi mà còn ảnh hưởng trực
tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu chân chính. Việc kiểm soát thức
ăn chăn nuôi có “chất cấm”, thức ăn chứa kháng sinh ngoài danh mục được
phép sử dụng chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng sử dụng sai mục đích, tồn dư
“chất cấm”, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, ảnh hưởng đến vật nuôi, qua
đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.

Kể từ năm 2017 cho đến nay, mặc dù Nghị định số 39 về quản lý thức
ăn chăn nuôi, thuỷ sản do Chính phủ ban hành khắc phục được một số hạn chế,
bất cập của văn bản trước đó là Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010
nhưng về thực chất, điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi vẫn còn nhiều vấn
đề chưa được quy định hoặc quy định chưa rõ, chưa hợp lý cần được rà soát,
đánh giá để hoàn thiệnkhung pháp lý về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Với các lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề:“Điều kiện kinh doanh
thức ăn chăn nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ ngành luật kinh tế, với mong muốn góp phần đánh giá thực
trạng và từ đóđề xuất các giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về điều kiện
kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên

3


quan đến thức ăn chăn nuôi và kinh doanh thức ăn chăn nuôi (kể cả các luận
văn thạc sỹ) nhưng có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu từ góc độ pháp
lý về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi còn rất hạn chế.
Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
sau đây có đề cập đến vấn đề kinh doanh thức ăn chăn nuôi nói chung và điều
kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi nói riêng:
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Toàn với đề tài: “ Phát triển thị
trường thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Thành Lợi”.
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Trương Thùy Vinh với đề tài: “Nghiên
cứu phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của Công ty Cổ phần Chăn nuôi
Charoen Pokphand trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Vũ Ninh với đề tài: “Quản lý nhà

nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên”.
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Trần Quốc Hóa với đề tài: “Chính sách
Marketing cho sản phẩm thức ăn gia súc của Công ty TNHH Thái Việt Agri
Group tại thị trường miền Trung”.
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Phạm Quang Mẫn với đề tài: “Tổ chức kế
toán quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi”.
- Bài báo: “Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi” của tác giả Tuệ
Văn, đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 16/12/2015.
- Bài báo: “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ngành
chăn nuôi Việt Nam - Thực trạng và những chuẩn bị cần thiết” của tác giả
Nguyễn Tiến Dũng - Mai Quang Hợp, đăng trên Tạp chí Phát triển Khoa học
và Công nghệ, số Q4, ngày 12/7/2016.
- Bài báo: “Hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp thức ăn
chăn nuôi của Việt nam” của tác giả Nguyễn Đức Hải, đăng trên Tạp chí Khoa

4


học Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 15/3/2017.
- Bài báo: “Cần sớm bình ổn thị trường thức ăn chăn nuôi” của tác giả
Anh Phường đăng trên báo Điện tử Nhân dân, ngày 06/9/2018.
- Bài báo: “Ngành thức ăn chăn nuôi: Cạnh tranh bằng chuỗi khép kín”
của tác giả Phương Bình đăng trên báo Tuổi trẻ Online, ngày 18/01/2019.
Từ kết quả thống kê tình hình nghiên cứu như trên đây, có thể thấy rằng
các công trình nghiên cứu hiện nay chủ yếu tiếp cận từ góc độ kinh tế hay góc độ
quản lý thức ăn chăn nuôi và hầu như có rất ít nghiên cứu về điều kiện kinh doanh
thức ăn chăn nuôi từ góc độ pháp lý. Chính vì thế, luận văn với đề tài: “Điều kiện
kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là một đề
tài nghiên cứu có tính mới và được tiếp cận từ góc độ pháp lý, đáp ứng được các

yêu cầu của Quy chế hiện hành về luận văn thạc sỹ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài làlàm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lývề
điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện khungpháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn
nuôiở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được mục đích nói trên là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến điều kiện kinh doanh thức
ăn chăn nuôi và pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
- Nghiên cứu, đánh giá khung pháp lý hiện hành về điều kiện kinh doanh
thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bằng cách chỉ ra các hạn chế, bất cập của các
quy định này từ thực tiễn thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về điều kiện kinh doanh
thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, lý thuyết về kinh

5


doanh thức ăn chăn nuôi và điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi; các quy
định pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thực tiễn thực hiện
pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi; các giải pháp liên quan
đến hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào việc làm rõ các vấn
đề lý luận liên quan đến điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các quy định
về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi và những giải pháp cần áp dụng để
hoàn thiện khung pháp lý hiện hành về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
ở Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng, luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể và có tính chất thông dụng trong khoa học xã hội và
nhân văn như: phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, khái quát
hóa, thống kê, khảo sát, tiếp cận hệ thống, phân tích thực chứng, so sánh đối
chiếu… để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn mà đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận về kinh doanh thức ăn chăn
nuôi như khái niệm thức ăn chăn nuôi, các điều kiện kinh doanh và nội dung sản
xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, luận văn cũng phân tích các quy
định, đánh giá ưu điểm, hạn chế của Nghị định số 39 và các văn bản quy phạm
pháp luật khác về hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở đó, luận
văn đưa ra đề xuất xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về điều kiện kinh
doanh thức ăn chăn nuôi kể từ khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn bao gồm làm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh thức ăn

6


chăn nuôi và pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn
nuôi và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.

7



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THỨC
ĂN CHĂN NUÔI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
THỨC ĂN CHĂN NUÔI
1.1. Những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Trước hết, để làm rõ khái niệm kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cần bắt
đầu từ việc làm rõ khái niệm tiền đề là “thức ăn chăn nuôi”.
Thực tiễn cho thấy kể từ khi loài người xuất hiện, tổ tiên của chúng ta đã
chăn nuôi gia súc gia cầm, gắn liền với hoạt động săn bắt, hái lượm. Từ quá
trình tìm kiếm, lựa chọn thức ăn để sống, từ những quan sát và bắt chước các
loài động vật hoang dại, con người đã biết tìm ra các loại rau, hoa quả có trong
tự nhiên để nuôi sống bản thân và cho vật nuôi ăn.
Cùng với sự phát triển của nghề chăn nuôi và sự gia tăng mối quan tâm
của con người đến động vật, vai trò của thức ăn chăn nuôi ngày càng được coi
trọng. Chi phí cho chăn nuôi gồm 3 yếu tố chính, đó là con giống, thuốc thú y,
thức ăn,trong đó, chi phí cho thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 70%.
Việc sử dụng thức ăn không chỉ trực tiếp tác động đến năng suất, chất lượng
vật nuôi mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Theo sự phát
triển của khoa học công nghệ và nhu cầu thực tiễn, các loại thức ăn chăn nuôi
ngày càng phong phú, đa dạng.
Theo Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), tất cả nhữnggì màgia súc ăn
vào hoặccó thể ăn vào đượcmà có tác dụngtích cực đối với quá trình traođổi
chất thì gọi là thức ăn gia súc.Một khái niệm khác cũngđượcsự chấp
nhậncủanhiều người, đó là quan điểm cho rằng: “Thứcăn là những sản phẩm
của thực vật, động vật, khoáng vật và các chất tổng hợp khác, mà động vật có
thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển và tạo ra sản phẩm”.
8



Trong pháp luật thực định, nhà làm luật đã đưa ra một định nghĩa về thức
ăn chăn nuôi trong Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ
về quản lý thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản, có hiệu lực từ ngày 20/5/2017 (sau đây gọi
tắt là Nghị định số 39), như sau:“Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật
nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức
ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức
ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn nhằm
tạo ra thức ăn tự nhiên, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn”.[12, tr.2]
Bên cạnh đó, Nghị định số 39 cũng đưa ra khái niệm chi tiết về một số
loại thức ăn chăn nuôi như:Thức ăn chăn nuôi thương mại là các sản phẩm thức
ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị
trường.Thức ăn chăn nuôi sản xuất để tiêu thụ nội bộ là các sản phẩm thức ăn
chăn nuôi do các cơ sở hoặc cá nhân tự phối trộn dùng cho nhu cầu chăn nuôi
của nội bộ cơ sở, không trao đổi và mua bán trên thị trường.Thức ăn chăn nuôi
theo tập quán là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến đã
được người chăn nuôi sử dụng từ trước đến nay như: Thóc, gạo, cám, ngô,
khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá
và các loại khác.Thức ăn chăn nuôi mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu,
sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt
Nam.Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn
được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy
trì sự sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng
hoặc chu kỳ sản xuất.Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi, thủy sản có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và
dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh.Thức ăn bổ sung là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho
thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật

9



nuôi.Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hoặc thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung
cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi.Phụ gia
thức ăn chăn nuôi là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung
vào thức ăn chăn nuôi trong quá trình chế biến, xử lý nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng hoặc duy trì, cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi.Chất mang
là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không
ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
Premix kháng sinh là hỗn hợp gồm không quá 02 loại kháng sinh được phép
sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm mục đích kích thích sinh
trưởng với tổng hàm lượng kháng sinh không lớn hơn 20%.[12, tr.2, 3]
Như vậy, có thể cho rằng thức ăn chăn nuôi là một loại hàng hóa rất đặc
biệt, bởi lẽ nó có những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi
và từ đó tác động đến sức khỏe con người. Chính vì thế, việc quản lý đối với
hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi trở thành vấn đề bức thiết ở bất kỳ
quốc gia nào, đặc biệt là những quốc gia có thế mạnh và coi chăn nuôi nói riêng
và nông nghiệp nói chung là một trong những ngành kinh tế có vai trò chủ lực
như Việt Nam.
Vậy, về phương diện lý thuyết cần phải hiểu như thế nào về khái niệm
"kinh doanh thức ăn chăn nuôi”?
Để trả lời câu hỏi này, có lẽ phải làm rõ khái niệm kinh doanh là gì, trên
cơ sở đó mới làm rõ khái niệm kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
- Kinh doanh (tiếng Anh: Business) là hoạt động của cá nhân hoặc tổ
chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như sản xuất,
chế biến, bán hàng,... Hoạt động kinh doanh nói chung thường được thực hiện
bởi các chủ thể kinh doanh phổ biến như tập đoàn, công ty nhưng cũng có thể
là hoạt động tự thân của các cá nhân như sản xuất - buôn bán nhỏ kiểu hộ gia
đình, cá nhân kinh doanh.

10



Trong pháp luật thực định, chẳng hạn như Luật Doanh nghiệp năm 2014,
các nhà làm luật đã định nghĩa: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một
số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận”.
[30, tr.4]
Đối với lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi, mặc dùNghị định số 39
không đưa ra khái niệm kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nhưng, bằng việc phân
tích khái niệm kinh doanh như trên, có thể đưa ra khái niệm về kinh doanh thức
ăn chăn nuôi như sau:Kinh doanh thức ăn chăn nuôi làhoạt động có tính chuyên
nghiệp của các tổ chức, cá nhân thông quaviệc thực hiện liên tục một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc
cung ứng dịch vụ liên quan đến thức ăn chăn nuôi trên thị trường vì mục đích
lợi nhuận.
Trong pháp luật thực định cũng như trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam,
khái niệm kinh doanh thức ăn chăn nuôi có nội hàm khá rộng, bao gồm các hoạt
động chính như:sản xuất, gia công, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, khảo
nghiệm, chứng nhận hợp quy và các dịch vụ liên quan đến phân tích, xác nhận
chất lượng thức ăn chăn nuôi, theo đó mỗi hình thức kinh doanh thức ăn chăn
nuôi lại được định nghĩa rất khác nhau.Cụ thể là:
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các
hoạt động sản xuất, chế biến, san chia, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn
chăn nuôi.
- Gia công thức ăn chăn nuôi là quá trình thực hiện một phần hoặc toàn
bộ các công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu
của bên đặt hàng.
- Xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi là việc chủ thể kinh doanh đưa
thức ăn chăn nuôi đủ tiêu chuẩn vào hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và làm các


11


thủ tục xuất, nhập khẩu với cơ quan hải quan để thực hiện mục tiêu tìm kiếm
lợi nhuận.
- Các dịch vụ liên quan đến thức ăn chăn nuôi là những công việc do tổ
chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật
thực hiện theo yêu cầu của khách hàng thông qua hợp đồng dịch vụ để được
nhận tiền thù lao dịch vụ.
Vậy, hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôicó những đặc điểm gì để
phân biệt với các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế?
Câu trả lời cho câu hỏi này không hề đơn giản, bởi lẽ suy cho cùng thì,
kinh doanh thức ăn chăn nuôicũng chỉ là một trong số hàng nghìn hình thức
kinh doanh trong nền kinh tế, có đặc điểm chung là nó gắn liền với sự vận
động của nguồn vốn, một chủ thể kinh doanh không chỉ có cần vốn mà cần
cả những cách thức làm cho đồng vốn của mình quay vòng không ngừng, để
đến cuối chu kỳ kinh doanh số vốn lại tăng thêm.
Mặt khác,kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng như kinh doanh tất cả các
loại hàng hóa khác trên thị trường, vốn dĩ chịu tác động, ảnh hưởng của các quy
luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…
Tuy vậy, về phương diện lý thuyết, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh
thức ăn chăn nuôi có một số đặc điểm riêng sau đây:
Thứ nhất,hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi có đối tượng kinh
doanh là thức ăn chăn nuôi - một loại hàng hóa rất đặc biệt, có ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi và qua đó tác động trực tiếp đến sức
khỏe của con người trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, việc quản lý đối với
hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi trở thành nhu cầu bức thiết và một
trong số các quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi chính là quy định về điều
kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Thứ hai, hoạt độngkinh doanh thức ăn chăn nuôi là loại hình kinh doanh


12


có điều kiện. Đặc điểm này xuất phát từ tình trạng thực tế là do, thức ăn chăn
nuôi là một loại hàng hóa đặc biệt (hàng hoá nhóm 2 theo Điều 3, Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007), là hàng hóa có khả năng gây mất an toàn
trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục
đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi
trường. Để đảm bảo an toàn cho việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm chăn
nuôi và qua đó bảo vệ sức khỏe con người, pháp luật các nước đều có quy định
rất rõ về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi.[26, tr.1]
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Để làm rõ khái niệm và đặc điểm của điều kiện kinh doanh thức ăn chăn
nuôi, trước hết cần làm rõ khái niệm “điều kiện kinh doanh” là gì?.
Theo Từ điển Tiếng Việt, điều kiện là “cái cần phải có để cho một cái
khác có thể có hoặc có thể xảy ra”. Do đó, có thể hiểu điều kiện chính là những
yếu tố tiên quyết, mang tính quyết định đối với sự xuất hiện của một sự vật, sự
việc, hiện tượng nào đó.
Từ định nghĩa nói trên về thuật ngữ “điều kiện”, có thể thấy rằng khái
niệm “điều kiện kinh doanh” thực chất là những điều kiện do nhà nước chủ
động đặt ra để các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng được khi tiến hành các hoạt
động kinh doanh trên thị trường, với mục đích nhằm đảm bảo an toàn cho nền
kinh tế cũng như cho khách hàng khi tiêu thụ, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ
được cung cấp bởi các chủ thể kinh doanh.
Thực tế cho thấy, trong pháp luật thực định Việt Nam, khái niệm “điều
kiện kinh doanh” đã từng được ghi nhận tại khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp
2005, theo đó “điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc
phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép
kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,

chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc

13


yêu cầu khác”.[29, tr.5]
Đến Luật Đầu tư 2014, nhà làm luật không đưa ra định nghĩa hay khái
niệm về điều kiện kinh doanh mà thay vào đó, nhà làm luật đã đưa ra khái niệm
về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại khoản 1 Điều 7 trong Luật Đầu tư
2014, theo đó: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà
việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng
điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 7, Luật Đầu tư 2014, nhà làm luật cũng
liệt kê243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.Các điều kiện kinh doanh này
chỉ có thể được quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các cơ quan
nhà nước khác như, Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân các cấp, cơ quan, tổ chức, các nhân khác không được ban hành quy định
về điều kiện kinh doanh”.[28, tr.4]
Có thể nhận thấy rằng, các quy định về điều kiện kinh doanhnhằm tạo
hiệu quả và tối ưu hóa việc nhà nước quản lý hoạt động kinh tế, tạo lập nên một
khung pháp lý an toàn và hiệu quả để các chủ thể kinh doanh đảm bảo quyền
tự do kinh doanh. Thông qua các chế định pháp luật về điều kiện kinh doanh,
Nhà nước có thể điều tiết được hoạt động sản xuất - kinh doanh, giữ được sự
phát triển ổn định bền vững cho nền kinh tế.
Từ các phân tích nên trên về điều kiện kinh doanh, có thể đưa ra khái
niệm về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi như sau:
Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi là những yêu cầu đặt ra từ phía
Nhà nước mà các chủ thể kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải có hoặc phải thực

hiện khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi, được thể hiện bằng giấy phép kinh
doanh thức ăn chăn nuôi, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thức ăn

14


chăn nuôi, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
Định nghĩa trên cho thấy điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi có
những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, việc Nhà nước quy định các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn
nuôi luôn gắn với mục tiêu bảo đảm chất lượng sản phẩm chăn nuôi, từ đó
hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người vì một xã hội an toàn, phồn
vinh và hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước phải thiết lập một hành
lang pháp lý chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó
có việc quy định các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Bằng cách đó,
Nhà nước buộc các chủ thể kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều
kiện kinh doanh thì mới được hành nghề kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý rằng các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn
nuôi do Nhà nước quy định là những điều kiện tối thiểu mà các chủ thể kinh
doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng theo quy định của pháp luật. Điều đó
cũng có nghĩa là các chủ thể kinh doanh thức ăn chăn nuôi có thể tự xây dựng
và áp dụng các điều kiện cao hơn đối với mình nhằm đảm bảo chất lượng sản
phẩm hàng hóa bán ra thị trường, đồng thời nhờ đó nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường thức ăn chăn nuôi,vốn dĩ rất phức tạp.
Như vậy, có thể thấy việc quy định các điều kiện kinh doanh thức ăn
chăn nuôi không nhằm mục đích kìm hãm, siết chặt quyền tự do kinh doanh
của các nhà đầu tư mà thực chất chúng tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho
các nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Mục đích của các điều kiện này là
bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội, đồng thời

cũng tạo ra môi trường cạnh tranh, bình đẳng và minh bạch cho các doanh
nghiệp, loại bỏ những doanh nghiệp kém chất lượng, gian dối trong kinh doanh,
bảo đảm cho doanh nghiệp kinh doanh đạt được hiệu quả.

15


Thứ hai, điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi là khá đa dạng, bao
gồm: điều kiện về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề thức ăn
chăn nuôi; điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc kinh doanh thức ăn chăn
nuôi (ví dụ: chủ thể kinh doanh phải có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng; nơi
bảo quản, nơi bày bán đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng và vệ sinh thú
y theo quy định của pháp luật; nơi bảo quản, bày bán hàng phải thông thoáng,
không ẩm ướt để bảo đảm chất lượng hàng hóa. Kho, tủ bảo quản và nơi bày
bán thức ăn chăn nuôi phải riêng biệt; địa điểm kinh doanh phải xa bãi chứa rác
thải, nơi sản xuất có nhiều bụi hoặc chất độc hại ít nhất 100m; phải có thùng,
sọt có nắp đậy kín để đựng rác); điều kiện về chất lượng thức ăn chăn nuôi
(chẳng hạn: thức ăn kinh doanh phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn sản
phẩm theo quy định); điều kiện về chủ thể quản lý và chủ thể trực tiếp thực hiện
việc mua, bán thức ăn chăn nuôi (ví dụ: người quản lý hoặc nhân viên bán hàng
có chứng chỉ đã được tập huấn về thức ăn chăn nuôi hoặc có trình độ trung cấp
trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, người quản lý hoặc nhân viên bán hàng của
cơ sở phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành: chăn
nuôi, thú y, sinh học hoặc có chứng chỉ tập huấn hợp pháp về thức ăn chăn nuôi
do các cơ quan có thẩm quyền cấp; chỉ được kinh doanh các loại thức ăn chăn
nuôi thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, đã được công bố tiêu
chuẩn chất lượng; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật).
Thứ ba, do các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được kinh doanh trên thị
trường phải là các sản phẩm đã được đăng ký lưu hành nên khi quy định điều
kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nhà làm luậtthường đòi hỏi các chủ thể kinh

doanh phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh những loại hàng hóa là thức ăn chăn
nuôi nào để các cơ quan nhà nước có thể quản lý, kiểm soát được. Điều này có
nghĩa là, không phải doanh nghiệp muốn sản xuất, nhập khẩu, buôn bán bất kỳ
loại thức ăn chăn nuôi nào đều được mà việc kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào

16


cũng phải được đăng ký lưu hành và xác nhận chất lượng bởi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Thật vậy, theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam, thức
ăn chăn nuôi là loại mặt hàng nhóm 2 (là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện
vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn
khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường), do đó các
chủ thể kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh những sản phẩm này
trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Cơ sở khoa học để Nhà nước quy định thủ tục đăng ký kinh doanh thức
ăn chăn nuôi là ở chỗ: Thức ăn chăn nuôi tuy là sản phẩm dùng để cho vật nuôi
ăn nhưng lại có tác động đến đời sống của con người. Việc sử dụng thức ăn
chăn nuôi đúng quy định, chất lượng sẽ có tác dụng đối với quá trình chăn nuôi,
làm cho vật nuôi phát triển, tăng trọng lượng, mang đến chất lượng sản phẩm
từ vật nuôi như thịt, trứng, sữa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Mặt khác, mục tiêu
của chăn nuôi phần lớn là tạo ra thực phẩm để phục vụ cho cuộc sống của con
người. Do đó, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi nhất là kháng sinh sẽ có thể dẫn
đến tồn dư hóa chất trong sản phẩm thực phẩm vượt ngưỡng cho phép, người
sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian dài có thể gây nguy hại cho sức
khoẻ. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn và những tồn dư hóa học của nó trong
thịt, trứng, sữa sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của con người khi sử dụng các
sản phẩm này. Kết quả là khi con người bị nhiễm bệnh sẽ làm khả năng chữa
trị trở lên khó khăn, mất nhiều thời gian và phức tạp hơn. Chính vì những lý do

nêu trên, lượng kháng sinh tồn dư trong thực phẩm sẽ là một trong các yếu tố
chính để dùng làm căn cứ cho phép loại thức ăn chứa kháng sinh đó có được
lưu hành trên thị trường hay không, cũng như giới hạn, định mức tối đa cho
phép trong thức ăn chăn nuôi, cũng như thời gian ngưng sử dụng thức ăn chăn
nuôi chứa kháng sinh trước khi giết mổ.

17


1.1.3. Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo thông lệ quốc tế
Hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đều có luật quy định chặt
chẽ về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nhưng trong điều kiện về kinh
tế ở nước ta hiện nay thì các quy định chỉ ở mức tối thiểu, nhằm tạo điều kiện
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh thức ăn chăn nuôi.
Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, các quốc gia khối EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc,…Chính phủ thường quy định rất chi tiết về điều kiện sản xuất,
kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có quy định về diện tích tối thiểu đối
với nhà xưởng, kho chứa hàng, địa điểm sản xuất, khoảng cách với khu dân cư;
dây chuyền, trang thiết bị, máy móc sản xuất;điều kiện đào tạo chuyên môn đối
với nhân viên phụ trách kỹ thuật, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, các
bộ phận khác trong cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Đồng thời, các nước nàycũng ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn,
định mức kinh tế kỹ thuật bắt buộc áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để
phục vụ sản xuất thức ăn, các quy định để doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm
thức ăn chăn nuôi đậm đặc, hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung đảm bảo chất
lượng, không gây hại gián tiếp đến con người.
Bên cạnh đó, Chính phủ các nước cũng áp dụng các chế tài xử lý rất nặng
đối với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm vi phạm tiêu chuẩn,
chất lượng, với các mức chế tài khác nhau như phạt tiền, rút giấy phép kinh

doanh, thậm chí xử lý hình sự đối với các chủ doanh nghiệp vi phạm pháp luật
về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở mức độnghiêm trọng. Nói chung,
doanh nhân ở các nước phát triển họ đề cao tính trung thực, có trách nhiệm với
sản phẩm của họ làm ra, giữ uy tín thương hiệu doanh nghiệp. Do vậy, sản
phẩm họ làm ra, dịch vụ họ cung cấp đều rất tốt. Các nước đang phát triển như
nước ta, cần phải mất thời gian dài nữa mới có thể làm được điều này.

18


Ở Trung Quốc, một quốc gia láng giềng, có nền văn hóa tương đồng với
Việt Nam, tuy nhiên họ có điều kiện kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển hơn
nước ta. Điều kiện về kinh doanh thức ăn chăn nuôi khá chặt chẽ, chi tiết,quy
định từ Điều 4 đến Điều 23, Luật Chăn nuôi. Cụ thể, Trung Quốc quy định rất
chi tiết về điều kiện sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có quy
định cả về diện tích nhà xưởng tối thiểu với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp
phải có tối thiểu là 1000 m2, với thức ăn bổ sung là 500 m2 và với 3 vị trí cán
bộ phụ trách: trưởng bộ phận kỹ thuật, trưởng bộ phận KCS, trưởng bộ phận
sản xuất trong các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là phải có bằng đại học
hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp và không được phép kiêm nhiệm và phải
chịu sự kiểm tra sát hạch của cơ quan chuyên môn khi đăng ký thủ tục cấp
chứng nhận cở sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; chế độ quản lý chất
lượng và kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng hết sức chặt chẽ.[36]
Ở Thái Lan,một nước láng giềng khác, điều kiện kinh tế của nước này
cũng phát triển hơn Việt Nam,cơ quan chuyên môn là Bộ Nông nghiệp và Hợp
tác xã ban hành quy định về tiêu chuẩn chất lượng đối với từng loại nguyên
liệu, thức ăn chăn nuôi. Đây cũng được coi là một trong những văn bản quy
phạm pháp luật, một loại điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi của đất nước
chùa vàng. [37]
Ở Việt Nam, do những đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, xã hội và

văn hóa kinh doanh nên pháp luật hiện hành đã quy định các điều kiện kinh
doanh đối với một số ngành nghề chỉ ở mức độ tối thiểu, trong đó có có ngành
nghề kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nhà làm luật quy định các điều kiện kinh
doanh thức ăn chăn nuôi xuất phát từ lý do đảm bảo sự an toàn cho xã hội và
vì sức khỏe cộng đồng.
Sở dĩ như vậy là bởi vì, kinh doanh thức ăn chăn nuôi được coi là một
ngành nghề mà hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng đến môi trường xung

19


×