Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích quy trình tín dụng tại ngân hang hàng hải – maritime bank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.62 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HANG HÀNG
HẢI – MARITIME BANK
Ngân hàng hàng hải Việt Nam được thành lập từ năm 1991, đến nay,
Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển
mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Đến cuối năm 2010,
vốn điều lệ của Maritime Bank ở mức 5.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt hơn
115.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm
giao dịch năm 2005, hiện nay là gần 150 điểm và trong tương lai gần, con số
này sẽ nâng lên 320 điểm vào cuối năm 2011. Các dịch vụ của Maritime bank
hết sức phong phú và chuyên nghiệp. Trong đó hoạt động tín dụng là một trong
những hoạt động được ngân hàng trú trọng. Cùng với quyết định thay đổi toàn
diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao
dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được
nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo
bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam. Mô hình tín
dụng tại Maritime bank được thực hiện nhanh chóng, gọn nhẹ và đảm bảo
quyền lợi cho cả phía khách hàng lẫn ngân hàng. Quy trình tín dụng được mô tả
như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng.
Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:


năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng



khả năng sử dụng vốn vay




khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách

hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.
Mục tiêu:

1




Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng,
dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp
giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.



Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía
khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng
làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối

cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:


Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt




Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm

chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn
mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn
liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan,
nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của
khách
hàng và
đảm
bảo khả năng
QUY
TRÌNH
TÍN
DỤNG
đoạn gây
1: phiền hà cho
thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận Giai
lợi, tránh
Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Giai đoạn 2:
Bước 5: Giám sát tín dụng
Phân tích tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế
Hồ sơ khách

đoạn
của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tìnhGiai
hình
tài 3:chính của khách
hàng
Quyết định tín dụng
hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.
Giai đoạn 4:
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Giải Ngân
Giai đoạn 5:
Giám sát tín dụng
2

Giai đoạn 6:
Thanh lý hợp đồng tín dụng


Trong qui trình tín dụng của Maritime bank, kết quả của giai đoạn trước
luôn là tiền đề để thực hiện các giai đoạn tiếp theo, ảnh hưởng đến chất lượng
công việc của các giai đoạn sau. Nhưng, tùy từng trường hợp cụ thể mà các giai
đoạn của qui trình tín dụng có thể được các cán bộ tín dụng tại Maritime bank
áp dụng một cách linh hoạt tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Kết quả đánh
giá của các cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến hiệu quả tín dụng. Nếu kết quả
đánh giá sai sẽ làm giảm những khách truyền thống và ngân hàng gặp phải nguy
cơ không thu hồi nợ. Đối với các khách hàng quan hệ lần đầu thì Maritime bank
phải có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về thủ tục, phương thức cho vay và đặc
biệt quan tâm khả năng trả nợ, trách nhiệm trong quản lý kinh doanh của khách
hàng. Đối với khách hàng thường xuyên và lâu năm thì công việc sẽ dễ dàng
hơn, bởi vì ngân hàng đã có những thông tin nhất định về khách hàng của mình.

Tất nhiên, ở tất cả các trường hợp, ngân hàng đều phải thận trọng, xem xét một
cách kỹ lưỡng trước khi ra quyết định cho vay và giám sát chặt chẽ sau khi đã
giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả
nhất. Nhất là những hồ sơ xin vay vốn phức tạp hoặc giá trị lớn thì công việc
trao đổi thông tin và thực hiện công việc bổ sung giữa các giai đoạn được diễn
ra nhiều lần và tuân thủ đúng trình tự qui trình tín dụng.
Mặc dù quy trình tín dụng của Maritime bank được xây dựng trên cơ sở
tiêu chuẩn tín dụng chung của các ngân hàng và tham khảo nhiều quy trình tác

3


nghiệp khác của các ngân hàng khác trên thế giới, hệ thống tín dụng vẫn có
những hạn chế nhất định có thể kể ra như sau:
Thủ tục được cho vay chưa thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng,
từng loại cho vay nên khi khách hàng đến vay vốn, Maritime bank chỉ hướng
dẫn chung chung mà không hướng dẫn chi tiết, đầy đủ những thủ tục cần thiết
để khách hàng có thể chuẩn bị một lần. Đến khi vấn đề khó khăn phát sinh, ngân
hàng mới yêu cầu khách hàng phải bổ sung thông tin, hồ sơ có liên quan gây
phiền hà cho khách hàng, làm lãng phí thời gian và tốn kém về tiền bạc của
khách hàng.
Maritime bank cần thiết lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập,
phân tích, lưu trữ thông tin về khách hàng; năng động tìm kiếm các biện pháp
xử lý, khai thác, sử dụng những thông tin đó một cách có hiệu quả nhất. Đồng
thời, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năngï phân tích doanh nghiệp
cho các cán bộ tín dụng, khuyến khích họ tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại.
Thiết kế thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp pháp luật hiện hành, đảm bảo mục
tiêu an toàn trong kinh doanh, thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại
cho vay... xóa bỏ cơ chế “một cửa, một dấu nhưng nhiều chữ ký” nhằm tiết
kiệm thời gian, tránh gây phiền hà cho khách hàng.

Câu 2: Theo anh/chị những nội dung nào trong môn học Quản trị Tác
nghiệp này là có thể áp dụng vào công việc của anh/chị hoặc của doanh nghiệp
anh/chị hiện nay? Anh/chị dự định sẽ áp dụng những kiến thức đó vào những
hoạt động gì và sẽ áp dụng như thế nào?
Bài làm:
Quản trị tác nghiệp là một quy trình đồng bộ giúp công ty quản lý hoạt
động sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình và hoàn thành mục tiêu
chung của tổ chức. Hoạt động quản trị tác nghiệp từ khâu thu mua nguyên vật
liệu, sản xuất, cung ứng sản phẩm đến quản lý hàng tồn kho đều đóng góp vai
trò quan trọng. Trong đó, một trong những hoạt động có ý nghĩa lớn đó là hoạt
động quản lý chất lượng và kiểm soát hàng tồn kho.
4


Trong chức năng kiểm soát hệ thống sản xuất có hai nội dung quan trọng
nhất là kiểm tra kiểm soát chất lượng và quản trị hàng tồn kho. Hàng dự trữ tồn
kho luôn là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng chi phí khá lớn trong giá
thành sản phẩm. Ngoài ra dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, giảm hệ
số sử dụng và vòng quay của vốn hoặc gây ra ách tắc cho quá trình sản xuất do
không đủ dự trữ nguyên liệu cho quá trình sản xuất hoặc sản phẩm hoàn chỉnh
không bán được. Hoạt động quản trị hàng dự trữ được đề cập đến với những mô
hình cụ thể ứng dụng cho từng trường hợp sao cho tìm được điểm cân bằng tối
ưu giữa chi phí tồn kho và lợi ích của dự trữ tồn kho đem lại. Quản trị hàng dự
trữ, tồn kho phải đảm bảo cả về mặt hiện vật và giá trị nhằm đảm bảo tối ưu,
không tách rời nhau hai luồng chuyển động giá trị và hiện vật. Những phương
pháp quản trị giá trị và hiện vật sẽ cho phép kiểm soát chặt chẽ lượng dự trữ tồn
kho trong từng thời kỳ.
Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang ý nghĩa chiến lược
trong giai đoạn ngày nay. Để sản xuất sản phẩm ra với chi phí sản xuất thấp,
chất lượng cao đáp ứng được những mong đợi của khách hàng thì hệ thống sản

xuất của các doanh nghiệp phải có chất lượng cao và thường xuyên được kiểm
soát. Quản lý chất lượng chính là nâng cao chất lượng của công tác quản lý các
yếu tố, bộ phận toàn bộ quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Trong quản lý
chất lượng sẽ tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về nhận thức và quan
điểm về chất lượng và quản lý chất lượng của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường. Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, các đặc điểm, phạm vi và chức năng
của quản lý chất lượng trong sản xuất là cơ sở khoa học để các cán bộ quản trị
sản xuất xây dựng chính sách, chiến lược chất lượng cho bộ phận sản xuất. Một
yêu cầu bắt buộc đối với các cán bộ quản trị sản xuất là cần hiểu rõ và biết sử
dụng các công cụ và kỹ thuật thống kê trong quản lý chất lượng. Hệ thống công
cụ thống kê và kỹ thuật thống kê góp phần đảm bảo cho hệ thống sản xuất được
kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên có khả năng thực hiện tốt những mục tiêu
chất lượng đã đề ra.
5


Hoạt động quản trị tác nghiệp là hoạt động mang tính tổng thể, tuy nhiên
hai chức năng bên trên của quản trị tác nghiệp thực sự mang lại nhiều ý nghĩa
và là khâu không thể thiếu để hoàn thiện một doanh nghiệp sản xuất trong thời
đại kinh tế thị trường ngày nay.

6



×