Tải bản đầy đủ (.doc) (193 trang)

GIÁO ÁN CÔNG DÂN 6 CẢ NĂM (TB) THEO CHỦ ĐỀ HAY NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 193 trang )

CHỦ ĐỀ 1:
QUAN HỆ VỚI BẢN THÂN
. MỤC TIÊU
- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất, cần phải tự chăm sóc, rèn
luyện, phát triển; thế nào là tiết kiệm, ý nghĩa của cách sống tiết kiệm.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và việc tiết
kiệm. Có cách xử lí tình huống và có kế hoạch rèn luyện thân thể, tiết kiệm.
- Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. Ưa lối sống tiết kiệm, không
thích lối sống xa hoa lãng phí.
. THỜI LƯỢNG (2 tiết)
STT
Nội dung
Ghi chú
1
Tiết 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
2
Tiết 2: Tiết kiệm
Tuần 1
Tiết 1

BÀI 1:
TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
A. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Học sinh nắm được những biểu hiện của việc tự chăm sóc
sức khoẻ, rèn luyện thân thể và ý nghĩa của nó.
- Kỹ năng: Học sinh biết tự đề ra kế hoạch luyện tập thể dục thể thao, biết
quý trọng sức khoẻ của bản thân và của người khác.
- Thái độ: Học sinh có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và
chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: tranh bài 1, giấy khổ lớn ... .


2. HS: Xem truyện đọc ở SGK và nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (3’)
2. Bài mới:
Đặt vấn đề: Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý
hơn vàng...." Vậy sức khoẻ là gì? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và
thực hiện việc đó bằng cách nào ?
HOẠT ĐỘNG DẠY
I. Truyện đọc (12')
? Đọc truyện SGK.
? Điều kì diệu nào đã đến với Minh
trong mùa hè vừa qua ?
? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy ?
1

HOẠT ĐỘNG HỌC
HS đọc truyện
- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và
biết bơi.
- Minh được thầy giáo Quân hướng


dẫn tập thể dục thể thao.
? Theo em sức khoẻ có cần cho mỗi - Con người có sức khỏe thì mới tham
người không? Vì sao?
gia tốt các hoạt động khác như : học
tập, lao động…
? Thảo luận theo bàn: Muốn có sức
khỏe tốt chúng ta cần phải làm gì ?
- GV : Bổ sung sau đó chốt lại:

Muốn có sức khỏe chúng ta cần ăn
uống, sinh hoạt điều độ, khoa học. Giữ
gìn vệ sinh thân thể, tích cực tập luyện
thể dục thể thao... .
II. Nội dung bài học (15')
1. Thế nào là tự chăm sóc, rèn
luyện thân thể?
? Thảo luận nhóm: Thế nào là tự chăm
sóc, rèn luyện thân thể ?
- GV: Bổ sung sau đó chốt lại.

2. Ý nghĩa
? Theo em sức khỏe có ý nghĩa gì đối
với học tập, lao động, vui chơi giải trí?
GV: Sức khỏe rất quan trọng đối với
mỗi chúng ta. Có sức khỏe con người
mới có thể học tập, lao động, vui chơi,
giải trí... . Bởi vậy ông cha ta mới nói:
Sức khỏe là vàng.

- Thảo luận, đại diện nhóm trình bày,
nhận xét.

- Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là
biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống
điều độ, thường xuyên luyện tập thể
dục, năng chơi thể thao, tích cực
phòng và chữa bệnh, không hút thuốc
lá và dùng các chất kích thích khác.
- Sức khoẻ là vốn quý của con người.

- Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập
tốt.
- Lao động có hiệu quả.
- Có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh
phúc.
- Nếu sức khỏe không tốt kết quả học
tập sẽ kém đi, công việc sẽ không
hoàn thành được, tinh thần buồn bực,
khó chịu, giảm tuổi thọ... .

3. Cách rèn luyện sức khỏe
? Hãy nêu những hậu quả của việc
không rèn luyện tốt sức khỏe.
? Liên hệ: Nêu tác hại của việc nghiện - Hs trả lời theo hiểu biết.
thuốc lá, uống rượu bia.
GV: Rượu, bia thuốc lá rất có hại đối
với sức khỏe con người. Bởi vậy chúng
ta không nên dung nạp các chất đó vào
trong cơ thể.
III. Bài tập (10')
1. Bài tập a/ sgk
2


? Đọc yêu cầu bài tập a.
Hs đọc
? Hãy cho biết những việc làm biểu - Mỗi buổi sáng, Đông đều tập thể
hiện biết tự chăm sóc sức khỏe.
dục.
- Khi ăn cơm, Hà không ăn vội vàng

mà từ tốn nhai kĩ.
- Hàng ngày, Bắc đều súc miệng nước
muối.
- Trời nóng, nhưng Tuấn thấy trong
người lành lạnh. Sờ lên trán thấy
nóng, Tuấn vội nói với mẹ cho ra trạm
y tế để khám.
2. Bài tập b/ sgk
? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết HS trả lời thực tế bản thân.
tự chăm sóc sức khỏe bản thân.
=> GV kết luận
3. Củng cố (3')
GV: Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần làm gì? Cần tránh những điều gì?
HS: Trả lời.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về sức khoẻ.
- Làm các bài tập còn lại ở SGK.
- Xem trước bài 3: Tiết kiệm.
- Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về đức tính siêng năng, kiên trì.

Tuần 2
Tiết 2

BÀI 3 :
TIẾT KIỆM
A. MỤC TIÊU
- Về kiến thức: Nêu được thế nào là tiết kiệm. Hiểu được ý nghĩa của cuộc
sống tiết kiệm.
3



- Về kĩ năng: Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của
thời gian của bản thân và người khác. Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện
tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống. Biết sử
dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.
- Về thái độ: Ưa thích lối sống tiết kiệm, tránh lối sống xa hoa, lãng phí.
B. CHUẨN BỊ
1. GV
- Nghiên cứu chuẩn kiến thức - kĩ năng SGK, SGV, soạn bài, tham khảo
thêm sách báo.
- Tranh ảnh, những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,......
2. HS: Tìm trên sách, báo... những tấm gương tiêu biểu về tiết kiệm, sắm vai
những hành động thể hiện tiết kiệm.
C . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số (2')
2. Kiểm tra bài cũ: (3')
Nêu những việc cần làm để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
I. Truyện đọc (10')

HOẠT ĐỘNG HỌC

"Thảo và Hà"
- GV gọi học sinh đọc truyện đọc.

HS đọc, theo dõi

? Em hãy tóm tắt câu chuyện trên?


- Thảo và Hà cùng thi đỗ vào lớp 10.
Hà được mẹ thưởng tiền để đi liên
hoan cùng bạn bè. Đến rủ Thảo, Hà
lại gặp tình huống: Thảo không đòi
hỏi mẹ thưởng tiền khi mình đậu vào
lớp 10. Việc làm đó thể hiện yêu mẹ
và biết tiết kiệm. Hà xúc động, suy
nghĩ, ân hận về việc làm của mình và
4


tự hứa: Không vòi tiền mẹ nữa, kiết
kiệm để giúp mẹ.
? Qua truyện trên, em thấy Thảo có suy - Thảo không đòi hỏi mẹ thưởng tiền.
nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? Việc Thảo biết rõ hoàn cảnh gia đình mình
làm của Thảo thể hiện đức tính gì?

còn khó khăn. Việc làm đó thể hiện
lòng yêu thương mẹ và biết tiết kiệm.
- HS kể lại.

? Em hãy kể lại diễn biến tâm trạng Hà
trước và sau khi đến nhà Thảo ?

HS theo dõi

- GV nhận xét.

- Hai bạn đều chăm ngoan học giỏi,


? Từ đó em có suy nghĩ gì về các nhân Hà có việc làm sai lầm nhưng em
vật trong truyện?

sớm nhận ra và có ý thức sửa đổi,
sống tiết kiệm trong tiêu dùng. Thảo
rất tiết kiệm để giúp gia đình.

GV: Hai bạn trong câu chuyện đều có
lòng yêu thương cha mẹ và gia đình. Các
bạn rất hiểu điều kiện, hoàn cảnh của gia
đình mình và có ý thức tiết kiệm. Vậy
tiết kiệm là gì, biểu hiện quả tiết kiệm ra
sao, ta sang phần 2.
II. Nội dung bài học (15')
1. Thế nào là tiết kiệm ?

- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách

? Qua việc tìm hiểu truyện đọc, em hợp lý đúng mức của cải, thời gian,
hiểu tiết kiệm là gì ?

công sức của mình và của người

- Nhận xét, chốt vấn đề.

khác.
- Thời gian, công sức, tiền bạc của

? Theo em chúng ta cần tiết kiệm những bản thân và của người khác.
gì?

? Tiết kiệm tiền của, thời gian công sức là - Sử dụng hợp lí, đúng mức, phù hợp
5


phải sử dụng chúng như thế nào?

với điều kiện của mình và gia đình, xã
hội.
- Biết quí trọng thành quả lao động.

? Biết tiết kiệm tức là đã có thái độ
tình cảm như thế nào đối với thành quả
lao động?

- Tiết kiệm là chủ trương chính sách

? Ta vẫn nghe nói “Tiết kiệm là quốc của Nhà nước, bởi nước ta là một
sách” . Em hiểu câu nói đó như thế nào ? nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn.
và vì sao nói như vậy?

Nếu không biết tiết kiệm thì không
thể quản lý, giữ gìn được tài sản của
nhân dân, của nhà nước.
- Xa hoa, lãng phí.

? Em hãy cho biết đối lập với tiết kiệm
là gì?
- Lãng phí, tham ô, quan liêu hiện nay
đang được coi là một tệ nạn xã hội vì
lãng phí nghĩa là tiêu tốn , là vứt bỏ tài

sản của quốc gia, của nhân dân, lãng phí
về thời gian, về nguyên liệu xây dựng…. - Các công trình xây dựng quốc gia
? Em hãy lấy ví dụ ở trường lớp, ở xã lớn hàng chục tỷ đồng nhưng làm ăn
hội về tiết kiệm hoặc lãng phí?

vô trách nhiệm, bớt xén nguyên liệu
vừa làm xong đã hỏng hoặc hiệu quả
kém dễ gây tai nạn.
- Phong trào học tập và làm theo tấm

? Để kêu gọi mọi người tiết kiệm hiện gương đạo đức Hồ Chí Minh - Thực
nay Đảng và Nhà nước ta đang phát hành tiết kiệm, chống tham nhũng,
động phong trào gì sâu rộng trong mọi lãng phí... .
tầng lớp nhân dân?
2. Ý nghĩa

- Đỡ lãng phí tiền của công sức thời
6


? Kiết kiệm sẽ đem lại lợi ích gì cho gian cho bản thân, gia đình và xã hội.
bản thân, gia đình, xã hội ?

- Làm giàu cho bản thân, gia đình và
xã hội.

3. Rèn luyện
? Em đã rèn luyện và thực hành đức
tính tiết kiệm của mình như thế nào?


+ Giữ gìn đồ dùng cá nhân để sử
dụng được lâu hơn.
+ Sắp xếp thời gian hợp lí để có thể
vừa học tốt vừa giúp đỡ được gia đình.
+ Giữ gìn cơ sơ vật chất của
nhà trường... .

III. Bài tập (8')
1. Bài tập a/ sgk
? Đọc yêu cầu bài tập a?

HS đọc

? Những câu thành ngữ nào nói về tiết Góp gió thành bão
kiệm?
GV: Những câu thành ngữ còn lại nói
về sự xa hoa, lãng phí, trái với tiết
kiệm.
2. Bài tập b/sgk

HS trả lời

Bản thân em có phải là người tiết
kiệm không?
GV nhận xét, kết bài.
4. Củng cố (5')
? Em hãy khái quát nội dung bài học?
GV khái quát chủ đề 1 bằng sơ đồ tư duy:

7



5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Về nhà làm các bài tập ở SGK trang 8.
- Sưu tầm thêm các câu chuyện kể về đức tính tiết kiệm.
- Chuẩn bị chủ đề 2, bài: Lễ độ

CHỦ ĐỀ 2:
QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC
. MỤC TIÊU
- Hiểu được thế nào là lễ độ, biết ơn, lịch sự và tế nhị; nêu được các biểu hiện
sống chan hòa với mọi người. Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ, sống
chan hòa với mọi người, biết ơn, lịch sự và tế nhị.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
- Đồng tình, ủng hộ với những hành vi cư xử đúng. Phê phán, lên án những
hành vi sai trái, thiếu lễ độ, vô ơn, thiếu lịch sự tế nhị... .
. THỜI LƯỢNG (4 tiết)
STT
Nội dung
Ghi chú
8


1
2
3
4

Tiết 3: Bài 4: Lễ độ
Tiết 4: Bài 8: Sống chan hòa với mọi người

Tiết 5: Bài 6: Biết ơn
Tiết 6: Bài 9: Lịch sự, tế nhị

Tuần 3
Tiết 3

BÀI 4: LỄ ĐỘ
A. MỤC TIÊU
- Nêu được thế nào là lễ độ. Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với
mọi người.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong
giao tiếp, ứng xử. Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình
huống giao tiếp. Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.
- Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người; không đồng tình
với những hành vi thiếu lễ độ.
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Nghiên cứu chuẩn kiến thức - kĩ năng SGK, SGV, soạn bài, tham khảo
thêm sách báo.
- Tranh ảnh, những mẫu chuyện về thái độ ứng xử có lễ độ trong đời thường...
2. HS : Soạn bài, tìm trên sách báo... những tấm gương tiêu biểu về lễ độ.
C . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (2')
2. Kiểm tra bài cũ: (3')
? Nêu biểu hiện của tiết kiệm, từ đó rút ra ý nghĩa của tiết kiệm thời gian cho bản
thân?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC


I. Tìm hiểu truyện đọc: Em Thuỷ (13')
- Gọi HS đọc truyện “Em Thuỷ”.

- HS đọc.

9


- Nhận xét
? Khi anh cán bộ đoàn đến nhà, Thuỷ có * Thái độ với khách:
thái độ và việc làm, lời nói như thế nào

- Lời nói: Nhẹ nhàng, vui vẻ.

đối với khách?

- Việc làm: Mời anh vào nhà, pha
nước, tiếp chuyện , tiễn ra ngõ, mời
có dịp đến chơi.
- Thái độ: Kính trọng, lễ phép “ạ”,
“dạ”

? Trong câu chuyện ta còn bắt gặp thái

* Thái độ với bà:

độ với “bà”, em hãy kể lại thái độ, việc

- Lễ phép, kính trọng.


làm ấy?

- Lời nói : Thưa bà, ạ!
- Việc làm: Mời bà xơi nước bằng hai
tay, xin phép bà ngồi tiếp chuyện với
khách.

? Em có nhận xét gì về cách cư xử của - Cách cư xử: Lễ phép, mẫu mực, lịch
bạn Thuỷ?

sự.

- Nhận xét, chuyển ý.
? Trong giao tiếp, chúng ta thường có - Quan hệ với thầy cô giáo: Tôn
thái độ như thế nào với: thầy cô giáo, trọng, biết ơn.
ông bà, cha mẹ, chú dì, bạn bè, em nhỏ?

- Với ông bà cha mẹ, cô dì chú bác:
tôn kính, vâng lời.
- Với bạn bè: Gần gũi, thân mật.
- Với người ít tuổi hơn: Yêu thương,
nhường nhịn.

? Em hãy cho biết những biểu hiện của lễ - Trả lời.
độ?
? Theo em, những hành vi biểu hiện như
thế nào được coi là trái lễ độ?

-Vô lễ, hỗn láo. Ăn nói cộc lốc, thiếu
văn hoá. Thái độ ngông nghênh, coi

thường mọi người.

? Vậy em thấy lễ độ giúp cho quan hệ
10

- Là biểu hiện của người có văn hoá,


của mọi người, làm cho xã hội như thế có đạo đức, giúp quan hệ giữa cá
nào?

nhân với cá nhân trở lên tốt đẹp hơn,
góp phần làm cho xã hội văn minh,
tiến bộ.

GV đọc 2 câu thành ngữ: “ Đi thưa về * Ý nghĩa:
gửi”; “ Trên kính dưới nhường”

- Khi đi phải xin phép, khi về phải

? Em hiểu như thế nào về hai câu thành chào hỏi.
ngữ đó ?

- Đối với bề trên phải kính trọng, đối
với kẻ dưới phải nhường nhịn.

II. Nội dung bài học (15')
1. Lễ độ là gì?
? Em hiểu thế nào là lễ độ?


- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của
mỗi người trong khi giao tiếp với

2. Biểu hiện

người khác.

? Nêu những biểu hiện của lễ độ?

- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý
mến của mình đối với mọi người.
- Lễ độ thể hiện sự lễ phép, lịch sự,
đúng mực, quý mến của mình với
người khác.

3. Ý nghĩa
? Theo em, lễ độ có ý nghĩa như thế nào - Làm cho quan hệ giữa mọi người
trong quan hệ xã hội?

trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh, tiến
bộ.

III. Bài tập (5')
? Em hãy đọc và nêu yêu cầu bài tập a ?

- HS đọc

- Nhận xét - ghi yêu cầu lên bảng.

* Bài tập a : Đánh dấu x vào ô trống


- GV nhận xét, bổ sung.

:
- Có lễ độ: 1, 3, 5, 6.
- Không có lễ độ: 2,4,7,8.

? Em hiểu thế nào là “Tiên học lễ - hậu
11

* Bài tập: Giải thích “tiên học lễ -


học văn”?

hậu học văn”

- Chữ lễ được hiểu theo nghĩa rộng : đạo
đức, đạo làm người.
- Chữ văn : Văn hoá
Khuyên con người ta nên học lễ độ, đạo
đức trước rồi mới học kiến thức văn
hóa. Học làm người trước, học chữ sau.
GV kết bài:
4. Củng cố (5')
- Khái quát nội dung bài học.
- Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học
5 . Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Học thuộc nội dung SGK, làm bài tập d, sưu tầm thêm các tấm gương thể
hiện lễ độ trong cuộc sống.

- Đọc trước bài 8: Sống chan hòa với mọi người.

Tuần 4
Tiết 4

BÀI 8 :
SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
A. MỤC TIÊU
- Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hoà với mọi người. Nêu được ý
nghĩa của việc sống chan hoà với mọi người.
- Biết sống chan hoà với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Yêu thích lối sống vui vẻ, cở mở, chan hoà với mọi người.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài, chuẩn bị tranh “Thương người như thể
thương thân”, tìm thêm các tư liệu khác có liên quan…
12


2. HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức (1')
2. Kiểm tra bài cũ (4')
? Lễ độ là gì? Cho một số ví dụ về biểu hiện lễ độ của bản thân em?
? Cho biết một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn về lễ dộ?
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY
I. Truyện đọc (12')

HOẠT ĐỘNG HỌC


? Em hãy đọc truyện “Bác Hồ với mọi - HS đọc.
người” ?
? Tìm những cử chỉ, lời nói của Bác
chứng tỏ Bác sống quan tâm đến mọi
người ?

- Bác tranh thủ thời gian hỏi thăm
mọi người.
- Nói chuyện với cụ già lúc 12 h, ân
cần chu đáo: Mời cụ ăn cơm, nghỉ
ngơi, chuẩn bị xe.
- Bác Hồ ân cần chu đáo chan hoà
quan tâm với mọi người.

? Qua các chi tiết trên, em hiểu Bác là - Bác là người sống rất chan hoà và
người như thế nào?

cởi mở với mọi người, không phân
biệt già trẻ.

- Vậy sống chan hoà với mọi người là
sống như thế nào chúng ta sang phần 2
để tìm hiểu.
II. Nội dung bài học (15')
1. Thế nào là sống chan hoà với mọi
người ?
? Qua phần tìm hiểu truyện đọc em hiểu - Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà
thế nào là sống chan hoà với mọi người ? hợp với mọi người, sẵn sàng cùng
tham gia các hoạt động có ích.


13


? Trái với sống chan hoà là gì ?

- Ích kỉ, chỉ biết mình…

2. Biểu hiện sống chan hoà với mọi
người.
? Em hãy tìm những hành vi thể hiện - Cởi mở, vui vẻ.
việc sống chan hoà với mọi người ?

- Hòa hợp, hòa đồng với mọi người
- Tích cực tham gia cá hoạt động
chung có ích.
- Biết chia sẻ suy nghĩ với mọi
người xung quanh.

? Kể những việc làm của bản thân em thể - Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó
hiện chan hoà với bạn bè và ngược lại ?

khăn, tham gia tích cực các hoạt
động do trường, lớp, Đội tổ chức.

3. Ý nghĩa
? Em hiểu sống chan hoà có tác dụng - Sống chan hoà sẽ được mọi người
gì ?

quý mến và giúp đỡ, góp phần xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp.


4. Rèn luyện
? Nêu 1 vài biện pháp rèn luyện để sống - Biết chăm lo giúp đỡ mọi xung
chan hoà với mọi người ?

quanh.
- Chống lối sống ích kỉ…

III. Bài tập (5')
GV gọi 2 hs lên bảng làm bài tập a, Hs làm bài tập.
b/sgk.

Bài tập a: Những hành vi thể hiện

GV gọi nhận xét, chữa bài.

sống chan hòa với mọi người là:
- Cởi mở, vui vẻ
- Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó
khăn
14


- Tham gia tích cực mọi hoạt động
do lớp, trường, Đội tổ chức.
- Biết chia sẻ suy nghĩ với bạn bè
xung quanh
- Thường xuyên quan tâm đến công
việc của lớp.
Bài tập b: Hs tự liên hệ thực tế.


4. Củng cố (5')
? Khái quát lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy?
? Kể những tấm gương tiêu biểu về những người sống chan hoà với mọi người ?
5. Hướng dẫn về ở nhà (3')
- Học thuộc phần nội dung bài học và hoàn thành các bài tập trong sgk.
- Sưu tầm những câu ca dao danh ngôn nói về lối sống chan hoà.
- Đọc và chuẩn bị nội dung bài 6: Biết ơn.

Tuần 2
Tiết 2

BÀI 2 :
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
A. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu
hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của nó.

15


- Kỹ năng: Học sinh biết rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì cả trong
học tập và lao động.
- Thái độ: Học sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm
vụ, công việc có ích đã đề ra.
B. CHUẨN BỊ
1. GV : - SGK, SGV GDCD 6...
- Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về đức tính siêng năng, kiên trì.
2. HS : Xem trước nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
- HS 1 : Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì ?
- HS 2 : Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho
bản thân ?
- HS 3 : Nhận xét.
- GV : Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới : Đặt vấn đề : Nhà cô Mai có 2 con trai, chồng cô công tác xa nhà
nên mọi việc trong nhà đều do 2 con cô phụ giúp. Hai con cô rất ngoan, chăm
chỉ làm mọi việc từ quét nhà, rửa bát, nấu cơm... . Không những thế 2 con cô
còn rất chăm chỉ học tập, năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Qua câu chuyện trên
hãy cho biết hai con cô Mai có đức tính quý gì ? Để hiểu rõ ý nghĩa của đức tính
siêng năng, kiên trì của con người chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Truyện đọc
? Đọc truyện SGK.
- HS đọc.
? Trong câu chuyện Bác hồ của chúng ta - Tiếng Anh, Pháp.
đã tự học mấy thứ tiếng nước ngoài
? Ngoài ra Bác còn biết tiếng nước ngoài - Tiếng Nga, Nhật, Trung Quốc....
nào nữa
? Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá - Cao tuổi, không được học trong
trình tự học
trường lớp, lao động vất vả......
? Bác đã khắc phục những khó khăn đó - HS tìm dẫn chứng trong SGK để
như thế nào.
trả lời.
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì.
- Siêng năng, kiên trì.

II. Nội dung bài học
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì ?
? Qua câu chuyện trên em hiểu thế nào là - Siêng năng là đức tính của con
siêng năng.
người, biểu hiện ở sự cần cù, tự
giác, miệt mài, làm việc thường
xuyên đều đặn.
? Tìm 2 ví dụ thể hiện siêng năng trong - HS liên hệ lấy ví dụ.
học tập và trong lao động
? Trái với siêng năng là gì ? Cho ví dụ.
- Trái với siêng năng là : Lười
biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn
16


bám...
? Thế nào là kiên trì.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến
cùng dù có gặp khó khăn gian
khổ.
? Trái với kiên trì là gì ? Cho ví dụ.
- Trái với kiên trì là : Nản lòng,
chống chán...
? ? Nêu mối quan hệ giữa siêng năng và kiên - Quan hệ khăng khít....
t trì?
GGV : Tổ chức thảo luận nhóm : Chia HS
thành 4 nhóm thảo luận theo 4 nội dung sau:
1. Kể tên những danh nhân mà nhờ có tính - HS thảo luận, đại diện nhóm
siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trình bày, nhận xét,
trong sự nghiệp?

2. Kể một vài việc làm chứng tỏ sự siêng
năng, kiên trì?
3. Kể những tấm gương siêng năng, kiên
trì trong học tập ở trong trường em?
4. Khi nào thì cần phải siêng năng, kiên trì.
- GV : Bổ sung sau đó chốt lại.
2. Ý nghĩa
? Theo em siêng năng, kiên trì có ý nghĩa - Giúp con người thành công trong
với chúng ta như thế nào?
công việc, trong cuộc sống.
? Hãy cho biết một số câu ca dao, tục ngữ, HS trả lời
thành ngữ nói về đức tính siêng năng, kiên
trì?
III. Bài tập
1. Bài tập a/ sgk
? Đọc yêu cầu bài tập a?
Hs đọc
? Nêu những câu thể hiện tính siêng năng, - Sáng nào, Lan cũng dậy sớm
kiên trì?
quét nhà.
2. Bài tập b/ sgk
- Hà muốn học giỏi môn Toán nên
ngày nào cũng làm thêm bài tập.
? Hãy kể một việc làm thể hiện tính siêng Hs trả lời.
năng của em?
4. Củng cố :
- GV : Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
? BT tình huống : Chuẩn bị cho giờ kiểm tra Văn ngày mai, Tuấn đang
ngồi ôn bài thì Nam và Hải đến rủ đi chơi điện tử. Nếu em là Tuấn em sẽ làm
gì ?

- HS : thảo luận trả lời.
5. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học bài
- Làm các bài tập a, b, c, d SGK
- Chuẩn bị bài 3
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì.
17


Tuần 5
Tiết 5

BÀI 5 :
TÔN TRỌNG KỶ LUẬT
A . MỤC TIÊU
- Kiến thức : Nêu được thế nào là tôn trọng kỷ luật. Nêu được ý nghĩa của tôn
trọng kỉ luật. Biết được : Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên
trong mỗi gia đình, tập thể và toàn xã hội.
- Kĩ năng : Tự đánh giá ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè. Biết chấp
hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy nhà trường và những quy định chung của
đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
- Thái độ : Tôn trọng kỉ luật và ngợi ca những người biết chấp hành tốt kỉ luật.
Biết phê phán, lên án những hành vi không tôn trọng kỉ luật.
B. CHUẨN BỊ
1. GV : - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài, tham khảo thêm sách báo.
- Tranh ảnh, những mẫu chuyện về việc làm thể hiện tôn trọng kỉ luật
trong đời thường...
2. HS : Soạn bài, tìm trên sách báo,... những tấm gương tiêu biểu về tôn trọng kỉ
luật, sắm vai những hành động thể hiện kỉ luật.


18


C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức lớp (2')
2. Bài cũ : (3')
Thế nào là lễ độ? Ý nghĩa của lễ độ trong cuộc sống?
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với
người khác.
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người. Biểu
hiện của người có văn hóa, đạo đức. Giúp cho quan hệ giữa con người với con
người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
I. Truyện đọc (10')

Hoạt động của học sinh

"Giữ luật lệ chung"
- Gọi HS đọc truyện.

HS đọc

- Nhận xét, uốn nắn.
? Truyện kể có mấy sự việc chính cần

- Hai sự việc chính :

phải có quy định chung?


+ Vào chùa : Bỏ dép ra ngoài, chịu
sự hướng dẫn của vị sư.
+ Qua ngã tư : Gặp đèn đỏ dừng lại.
đèn xanh mới đi.

? Tìm các chi tiết chứng tỏ Bác Hồ tôn - Bác bỏ dép trước khi vào chùa.
trong những quy định chung ?

- Bác đến mỗi gian thờ để thắp
hương.
- Bác đi theo hướng dẫn của vị sư.
- Qua ngã tư gặp đèn đỏ, bác bảo
chú lái xe dừng lại. Khi đèn xanh
bật mới đi.
Bác nói : “Phải gương mẫu tôn
trọng luật lệ giao thông”.

19


? Những sự việc làm đó nói lên đức tính - Bác biết tôn trọng kỉ luật.
gì của Bác Hồ.
II. Nội dung bài học (18')
1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật ?
- Những hành động, cử chỉ việc làm của
Bác trong phần truyện đọc thể hiện đức
tính tôn trọng kỷ luật.
? Vậy em hiểu tôn trọng kỷ luật là gì ?

- Tôn trọng kỷ luật : là biết tự giác


- GV nhận xét, chuẩn hoá.

chấp hành những quy định của tập
thể, của các tổ chức xã hội ở mọi
nơi, mọi lúc .

2. Những biểu hiện của tôn trọng kỉ
luật
? Biểu hiện thể hiện đức tính tôn trọng kỉ - Chấp hành mọi sự phân công của
luật ?

tập thể như lớp học, cơ quan, doanh
nghiệp…

? Tìm các biểu hiện thể hiện đức tính tôn - Học bài và làm bài đầy đủ.
trọng kỉ luật của các bạn trong lớp ?

- Trật tự chú ý nghe giảng
- Đi về học đúng giờ.

- GV nhận xét.

- Không đi xa trong sân trường
- Mặc đồng phục vào các buổi sáng
trong tuần....

3. Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật
? Mọi người đều có ý thức tôn trọng kỷ - Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì
luật thì cuộc sống của gia đình, nhà cuộc sống gia đình, nhà trường và

trường và xã hội sẽ như thế nào ?

xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.
- Tôn trọng kỉ luật không những bảo
vệ lợi ích cộng đồng mà còn đảm
bảo lợi ích cho bản thân.
20


- GV bổ sung :“Sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật”. Pháp luật là
những điều quy định chung do Nhà nước
đặt ra, mọi công dân Việt Nam đều phải
thực hiện. Ngoài ra mỗi tập thể, cơ quan,
đơn vị lại có những nội quy, quy chế riêng

HS nghe, ghi nhớ.

mọi người trong các tập thể đó cần phải
thực hiện. Có như vậy mới tạo ra sự thống
nhất, đồng bộ, kỉ cương và nề nếp.
III.Bài tập (5')
? Yêu cầu HS làm bài tập a ?

* Bài tập a : Đánh dấu X vào ô

- GV nhận xét, bổ sung.

trống tương ứng : 2, 6, 7.


? Yêu cầu HS làm bài tập b ?

* Bài tập b :

- GV nhận xét, bổ sung.

- Không đồng ý với ý kiến đó, vì
nếu ai cũng muốn tự do làm theo ý
mình thì xã hội không có kỷ cương
nề nếp.
+ Đó không phải là sự khắt khe,
quân phiệt mà là thể hiện ý chí, tính
tự giác tuân thủ kỉ luật, ý thức rèn
luyện của một quân đội cách mạng
của dân, vì dân.

4. Củng cố (5')
- GV củng cố : khái quát lại nội dung bài học.
? Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ nói về tôn trọng kỉ luật?
? Hãy kể những việc làm của em và của bạn thể hiện tôn trọng kỉ luật ?
? Hãy nêu một số việc số việc làm không tôn trọng kỉ luật của các bạn trong
trường em?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')

21


- Học bài, học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập c – SGK - Tr13.
- Đọc trước bài : Biết ơn .

- Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học

CHỦ ĐỀ 2:
QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC
* MỤC TIÊU:
- HS hiểu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện của các phẩm
chất đạo đức: lễ độ, sống chan hòa với mọi người, biết ơn và lịch sự, tế nhị.
- HS biết giao tiếp, cư xử lễ độ, sống chan hòa với mọi người, biết ơn, lịch sự tế
nhị với những người xung quanh.
- HS biết tôn trọng, ngợi ca, noi gương theo những người sống lễ độ, chan hòa
với mọi người, biết ơn, lịch sự và tế nhị. Đồng thời lên án, phê phán những hành
vi trái với sự lễ độ, chan hòa với mọi người, biết ơn, lịch sự và tế nhị.
Tuần 6
Tiết 6

BÀI 9 :
LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
A. MỤC TIÊU
- Kiến thức : Nêu được thế nào là tế nhị, lịch sự. Nêu được ý nghĩa của lịch sự,
tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
- Về kĩ năng: Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế
nhị. Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.
- Về thái độ: Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
22


B. CHUẨN BỊ :
1. GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài, tranh “Bác Hồ với nhân dân Việt
Nam”, tìm đọc thêm các tư liệu khác có liên quan.
2. HS: Đọc, nghiên cứu phần tìm hiểu truyện đọc trong SGK.

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (2')
2. Kiểm tra bài cũ (3')
? Lễ độ là gì? Lễ độ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người trong cuộc sống ?
Hãy cho biết một số biểu hiện của em thể hiện sự lễ độ?
3. Bài mới :
Trong cuộc sống nói chung và trong giao tiếp nói riêng ai cũng cần lịch sự, tế
nhị để tạo nên sự dễ chịu cho người đối diện. Vậy lịch sự, tế nhị là gì chúng ta sẽ
tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
I . Tình huống. (10')

Hoạt động của học sinh

Để tìm hiểu về khái niệm và các nội
dung có liên quan mời các em cùng
theo dõi vào tình huống mà sgk cung
cấp.
? Gọi HS đọc tình huống?

Hs đọc

? Em hãy tìm những hành vi của các - Các bạn chạy vào lớp khi thầy Hùng
nhân vật trong truyện ?

đang nói, có bạn không chào, có bạn
chào rất to.
- Tuyết chờ thầy nói hết câu bước giữa
cửa, đứng nghiêm chào thầy nói lời
xin lỗi.


? Em hãy phân tích hành vi của các - Bạn không chào : Thể hiện sự vô lễ,
nhân vật ?

đã đi muộn, không xin lỗi, vào lớp
đúng lúc thầy đang nói là thiếu văn
hoá, thiếu tế nhị.

23


- Bạn chào rất to là thiếu lịch sự,
không tế nhị.
- Hành động của Tuyết thể hiện một - Hành động của Tuyết đứng nép
con người như thế nào?

ngoài cửa để khỏi làm phiền thầy và
các bạn, chào thầy thể hiện kính trọng
thầy.

? Em hãy cho biết qua cách cư xử của - Phê bình gắt gao.
HS, em thử đoán xem thầy Hùng sẽ cư - Nhắc nhở nhẹ nhàng.
xử như thế nào ?

- Coi như không có chuyện gì.

GV: Như vậy, trong cùng một tình - Không nói lúc ấy, tan học sẽ nhắc
huống là vào học muôn nhưng mỗi bạn trực tiếp với bạn.
hoặc nhóm bạn lại có cách ứng xử khác - Không nói với HS, phản ánh trực
nhau. Có cách ứng xử chưa lễ phép, tiếp với thầy cô giáo chủ nhiệm lớp.

không phù hợp với đạo làm trò nhưng
cũng có cách ứng xử rất văn minh, lễ
phép, lịch sự và phù hợp khiến người
nghe hài lòng như cách của bạn Tuyết đứng nép ngoài cửa nghe thầy nói hết
câu, mới bước ra trước cửa, đứng
nghiêm chào thầy, xin lỗi thầy và xin
thầy cho vào lớp.
Cách cư xử của Tuyết cho thấy
em là một hs ngoan ngoan, lễ phép, có
lễ độ, phù hợp với truyền thông tôn sư
trọng đạo của dân tộc ta => lịch sự, tế
nhị.
II. Nội dung bài học (15')
1. Khái niệm
? Qua phần tìm hiểu truyện đọc, em - Lịch sự là những cử chỉ hành vi
hãy cho biết lịch sự, tế nhị là gì ?

dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp
24


- Nhận xét - chốt.

với quy định của xã hội, thể hiện
truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những
cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng
xử thể hiện là con người có hiểu biết,
có văn hoá.


2. Biểu hiện của lịch sự, tế nhị.
Thảo luận tìm những biểu hiện của lịch - Thảo luận - trả lời.
sự, tế nhị ?

- Biểu hiện ở những cử chỉ, lời

VD:

nói hành vi giao tiếp.

- Biết lắng nghe.

- Biết những phép tắc, những

- Biết nhường nhịn.

quy định chung của xã hội trong quan

- Biết cảm ơn.

hệ giữa con người với con người.

- Nói năng nhẹ nhàng....

- Biết tôn trọng người giao tiếp
và những người xung quanh.

? Em hãy cho một số ví dụ cụ thể về
cách giao tieps lịch sự, tế nhị?


VD: Giữ trật tự trong thư viện,
vào bệnh viện đi nhẹ, nói khẽ. Nói
cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ...

3. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị.
? Em hãy cho biết ý nghĩa của việc lịch - Thể hiện ở trình độ văn hoá, đạo đức
sự tế nhị trong giao tiếp?

của mỗi con người.

GV: Có thể nói rằng trong bối - Làm cho xã hội văn minh hơn, tiến
cảnh lịch sử của nước ta hiện nay, lịch bộ hơn.
sự, tế nhị là một kĩ năng thiết yếu để
mỗi người rèn luyện, phát huy. Bởi lịch
sự, tế nhị là xuất phát điểm để đánh giá
một con người trong khi giao tiếp. Do
đó mỗi chúng ta cần trau dồi kiến thức,
hiểu biết, kĩ năng cho mình để có được
25


×