Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

GIAÓ ÁN ÂM NHẠC LỚP 9: TIẾT 3 Ôn tập bài hát; Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.94 KB, 2 trang )

TIẾT 3
Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường
Ôn Tập đọc nhạc: TĐN số 1
Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
I. Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Bóng dáng một ngôi trường.
Tập trình bày bài hát qua cách hát hòa giọng, hát lĩnh xướng.
- Ôn tập bài TĐN số 1 – Cây sáo để HS đọc nhạc đúng và thuần thục
hơn.
- HS có thêm kiến thức âm nhạc phổ thông qua bài “Ca khúc thiếu nhi
phổ thơ”.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Đàn phím điện tử.
- Tập trình bày một số đoạn trích ca khúc thiếu nhi phổ thơ để có thể giới
thiệu cho HS: Lí cây bông ( Dân ca Nam Bộ). Bụi phấn (Nhạc: Vũ Hoàng – Lời:
Thơ Lê Hữu Lộc). Tia nắng hạt mưa (Nhạc: Khánh Vinh – Lời: Thơ Lệ Bình).
Dàn đồng ca mùa hạ (Nhạc: Lê Minh Châu – Lời: Thơ Nguyễn Minh Nguyên).
2. Học sinh
- Vở ghi bài. SGK âm nhạc 9.
- Sưu tập một số bài hát về ca khúc thiếu nhi phổ thơ để có thể trình bày
(trích đoạn) trước lớp.
III. Tiến trình dạy học
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
Ghi lên bảng
Đệm đàn
Yêu cầu
Ghi bảng
Điều khiển
Ôn tập bài hát
BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG


- Đệm đàn (F, Tr-5, Disco 124) cho HS
trình bày hoàn chỉnh bài hát (nhắc lại câu
kết “Càng lắng sâu…bóng dáng ngôi
trường”) thêm lần nữa.
- Yêu cầu:
* HS trình bày thuộc lời và diễn cảm.
Sửa chữa những chỗ sai sót nếu có.
* Hát lĩnh xướng đoạn a, hát hòa giọng
đoạn b – Trình bày trước lớp.
Ôn tập Tập đọc nhạc
TĐN SỐ 1: CÂY SÁO
- Chia lớp theo 2 dãy, TĐN và hát lời theo
Ghi bài
Trình bày
Tham gia lên
kiểm tra
Ghi bài
Thực hiện
Âm nhạc 9 – Trần Đắc Chơn
1
Hướng dẫn
Ghi bảng
Yêu cầu
Hỏi
Kết luận
Hỏi
Kết luận
Thực hiện
Điều khiển
Đánh giá

cách hát đối đáp, mỗi dãy trình bày 1 câu.
Sửa chữa sai sót nếu cần.
Âm nhạc thường thức
CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ THƠ
- Yêu cầu HS xem SGK âm nhạc 9 trang
12, 13 và trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là ca khúc thiếu nhi phổ thơ ?
Là bài hát được hình thành từ bài thơ có
trước.
+ Đặc điểm của những ca khúc thiếu nhi
phổ thơ ?
Giai điệu và lời ca thể hiện sự gắn kết
nhuần nhuyễn, âm nhạc tạo điều kiện cho
bài thơ bay bổng.
Lời ca có chất lượng nghệ thuật tốt, bởi
bản thân nó là bài thơ có giá trị.
Người phổ thơ đôi khi phải thay đổi lời bài
thơ chút ít cho phù hợp với cấu trúc bài
hát và đường nét của giai điệu.
- Cho HS nghe vài trích đoạn của các bài
hát: Lí cây bông ( Dân ca Nam Bộ). Bụi
phấn (Nhạc: Vũ Hoàng – Lời: Thơ Lê
Hữu Lộc). Tia nắng hạt mưa (Nhạc:
Khánh Vinh – Lời: Thơ Lệ Bình). Dàn
đồng ca mùa hạ (Nhạc: Lê Minh Châu –
Lời: Thơ Nguyễn Minh Nguyên).
- Yêu cầu mỗi tổ trình 1 bài hát về ca khúc
thiếu nhi phổ thơ.
- Nhận định đánh giá phần trình bày của
từng tổ.

Ghi bài
Xem SGK và trả
lời
Nghe
Trả lời
Nghe
Thực hiện
Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Âm nhạc 9 – Trần Đắc Chơn
2

×