Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM KHI GIẢNG dạy bài “NGƯỜI lái đò SÔNG đà” của NGUYỄN TUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.84 KB, 20 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đối với việc dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông thì việc dạy tác
phẩm kí gặp những khó khăn nhất định. Trong khi những văn bản thuộc thể loại
truyện ngắn, thơ ca với dung lượng ngắn, có nhiều văn bản được trích toàn bộ
tác phẩm, lại mang “chất văn”, “chất thơ” phong phú nên các em học sinh dễ
tiếp nhận, có niềm hứng thú và các thầy cô ít nhiều có những thuận lợi để hoàn
thành công việc của mình trong khoảng thời gian nhất định. Còn thể loại kí dung
lượng tương đối dài, thường được trích dẫn. Hơn nữa, tác phẩm kí thường không
hư cấu mà tác giả lựa chọn ngay những sự việc, những con người vốn đã có giá
trị nổi bật trong cuộc sống để phóng bút. Do đó giờ học bài kí muôn thưở là
dung lượng kiến thức nhiều, có phần khô khan, học sinh khó tiếp cận được văn
bản. Vì vậy, có thể nói: Giảng dạy một văn bản kí là sự khó khăn, vất vả, công
phu đối với giáo viên.
Trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam, Nguyễn Tuân là nhà văn có phong
cách độc đáo, tài hoa, uyên bác. Qua những gì ông đã cống hiến cho nền văn học
Việt Nam hiện đại, chúng ta thấy thấm thía hơn bao giờ hết lời nhận xét của Anh
Đức: “Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà
khi ta gọi là bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc
đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một
dấu triện riêng”. Sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân đã quan niệm: Sống là phải
làm tròn bổn phận của một thằng người đời. Chết là mang bản chính đi và không
để lại bản sao nguyên cảo nào. Chính vì lẽ đó mà tiếp cận với những sáng tác
của Nguyễn không phải là điều dễ dàng.
Trong chương trình văn học hiện đại Việt Nam cấp THPT có hai tác phẩm kí
đều hay, lạ, dài. Đó là “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt
tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn giúp chúng ta nhận ra hình ảnh một
Nguyễn Tuân đã trở nên mới mẻ hơn so với chính con người nghệ sĩ mà ông đã
thể hiện trong những trang tùy bút viết trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong thiên tùy bút này, Nguyễn Tuân đã viết về một con sông Đà hung bạo và


trữ tình, cùng hình ảnh một người lái đò ngoan cường và tài trí. Nhưng giá trị
của tác phẩm này, về căn bản, không thể hiện ở chỗ Nguyễn Tuân đã phát hiện
ra tính chất hung bạo, trữ tình của dòng sông hay tính cách tài trí, ngoan cường
của con người, mà giá trị chủ yếu của áng văn này ở chỗ Nguyễn Tuân đã viết về
tất cả những điều ấy theo cách thức của riêng ông. Ông có đủ tình yêu và “phép
thuật” để là cho sự hung bạo và trữ tình, cũng như sự ngoan cường và tài trí kia
phải sống dậy và trở nên kì diệu trước các giác quan của người đọc bằng chính
cái phương tiện mà ông có: cây bút và sự sáng tạo. Vì thế không thể dạy “Người
lái đò sông Đà” thành công nếu GV chỉ cho HS thấy tác phẩm ấy viết về cái gì.
“Người lái đò sông Đà”, hơn đâu hết, phải được tìm không chỉ ở điều được viết
mà chủ yếu còn từ cách viết. Đây là một “thách thức” đối với GV khi dạy học
văn bản này. Trong khi đó, thời lượng trên lớp dành cho bài học lại có hạn (2 tiết
theo PPCT)
1


Có nhiều tài liệu viết về Nguyễn Tuân như: Nguyễn Tuân, tác gia và tác
phẩm- Tôn Thảo Miên, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà vănNguyễn Đăng Mạnh, Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ- Nguyễn
Đăng Mạnh, Tùy bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng- Hà Văn Đức… nhưng là sự
nghiên cứu chung về tác giả, có một phần nhỏ đề cập đến tùy bút “Người lái đò
sông Đà”. Có một số bài viết đề cập đến cách tiếp cận về tác phẩm như: Một số
phương pháp giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam (Sáng kiến kinh nghiệm
của cô Trương Thị Chanh, THPT Trực Ninh), Vận dụng quan điểm tiếp cận
đồng bộ vào dạy bài “Người lái đò sông Đà” (Thạc sĩ Nguyễn Quang Bình, Tạp
chí giáo dục Thủ đô số 68), Dạy học thể kí trong chương trình Ngữ văn 12 (Lê
Thị Luyên, Trường THPT Đồng Đậu) nhưng chỉ mới nêu một số cách thức khi
giảng dạy văn bản này. Còn sự cụ thể hóa, đưa ra một con đường đơn giản với
giáo viên khi đứng lớp trong thời gian 2 tiết thì chưa có.
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra gây lúng túng, bất cập của người giáo viên
khi đứng lớp nên trong quá trình dạy học, tôi đã cố gắng tìm tòi và áp dụng một

số kinh nghiệm để cô trò cùng tìm hiểu, cảm nhận vẻ đẹp của áng văn đẹp như
những “tờ hoa” này của Nguyễn Tuân.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tổng hợp lại những kinh nghiệm cá nhân để tiếp tục áp dụng trong thực tiễn
dạy học.
- Cùng trao đổi, đưa ra ý kiến để tìm hiểu một văn bản nghệ thuật khó và hay.
3. Đối tượng nghiên cứu: Bài đọc văn “Người lái đò sông Đà” trong chương
trình Ngữ văn 12 tập I cơ bản, nghiên cứu cho học sinh khối 12 các khóa mà tôi
được phân công giảng dạy từ năm 2007, đó là:
- Lớp 12A5 năm học 2007- 2008
- Lớp 12B3, 12B4 năm học 2008- 2009
- Lớp 12A3 năm học 2013- 2014
- Lớp 12C2, 12C9 năm học 2016- 2017
- Lớp 12B2, 12B7 năm học 2017- 2018
- Lớp 12A1, 12A8 năm học 2018- 2019
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu đề tài chủ yếu vận dụng những phương pháp nghiên
cứu của khoa học giáo dục. Bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, phân tích các loại tài liệu…
- Phương pháp tích hợp: Vận dụng kiến thức của các ngành như báo chí, công
nghệ thông tin, địa lí; những tác phẩm của tác giả Nguyễn Tuân hoặc tác giả
khác để phục vụ bài học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, phỏng vấn, trao đổi…
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trên cơ sở kết quả thu được từ thực
nghiệm rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thống kê: Tập hợp và xử lý các số liệu thu được qua thực tế, qua
thực nghiệm, qua kết quả các năm học.

2



PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo nghị quyết Trung Ương II khóa VIII về phương hướng phát triển giáo
dục và đào tạo đến năm 2020 là: Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự
nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Trong đó có giải pháp: “Tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy
phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lí thuyết,
tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, giáo viên”. Bên cạnh đó là tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục
tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo
hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Như vậy, khi
mục tiêu giáo dục đào tạo thay đổi căn bản thì bắt buộc chương trình, nội dung,
phương pháp, hình thức giáo dục đào tạo cũng phải thay đổi phù hợp.
Đối với môn Ngữ văn nói chung và bài đọc văn “Người lái đò sông Đà” nói
riêng thì điều này thực sự có ý nghĩa vì bản chất văn chương mang tính đa
nghĩa. Những tác phẩm của Nguyễn Tuân giống như một thực thể đa nghĩa nhìn
từ góc độ nào cũng phát hiện được nhiều điều lí thú. Trong sự nghiệp sáng tác
của Nguyễn Tuân, thể tùy bút có vị trí đặc biệt. Trong đó, “Người lái đò sông
Đà” rất tiêu biểu cho phong cách tùy bút của Nguyễn. Đây là một tác phẩm vừa
lạ, vừa khó, vừa hay cho nên, việc giáo viên có những sự chuẩn bị nhất định cho
thầy- trò và tìm ra một lối đi cụ thể để khám phá “lối độc tấu trong văn chương”
cho giờ dạy là việc làm thực tế và cần thiết trong giảng dạy ở trường THPT.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Về phía giáo viên:
Qua thực tế dạy học, nhất là ở các trường THPT nói chung và trường THPT
Nông Cống I nói riêng, điều mà chúng ta đều nhận thấy là do sự lựa chọn về
nghề nghiệp sau này mà tới hơn 70% HS khi đậu vào cấp III sẽ học ban khoa
học tự nhiên. Có nhiều em, ở cấp II học toàn diện các môn, thậm chí học môn

Văn có giải nhưng vẫn đăng kí vào lớp khối A hoặc A1. Điều đáng nói ở đây là,
để đáp ứng yêu cầu về kết quả cuối cùng cho kì thi THPT Quốc gia vào các
trường đại học mà các em chỉ chú trọng các môn khối, còn hai môn bắt buộc
phải thi trong kì thi này là Ngữ văn và ngoại ngữ chỉ cần học “cầm chừng”, thậm
chí không liệt là được. Cho nên các em không còn đầu tư vào các “môn phụ”
như môn Ngữ văn nữa. Các em không dành nhiều thời gian, công sức cho môn
học, xem việc soạn bài trước là khó và “xa xỉ”, còn ngồi học trên lớp thì không
thật sự tập trung. Điều đó sẽ khiến cho giờ học Văn vừa dài, vừa khó, thầy cô
như “độc diễn” ở những lớp này vì các em không chuẩn bị kĩ càng cho bài học.
Vì lí do đó mà các thầy cô giảm đi niềm say mê truyền đạt kiến thức cho HS.
Một khó khăn nữa đối với người dạy: Đây là tác phẩm kí dài, sách giáo khoa
đã lược bớt nội dung ở một số đoạn văn, điều đó lại gây khó cho học sinh khi
tiếp cận văn bản.
3


Cuối cùng, như mọi giờ giảng văn, bao giờ thời gian cũng là vấn đề nan giải,
nhất là gói gọn giờ học trong hai tiết (PPCT của Bộ GD) đối với một tác phẩm
vừa dài, vừa hay, vừa khó như “Người lái đò sông Đà”.
2.2 Về phía học sinh:
Do xu hướng chung, nhất là ảnh hưởng của việc lựa chọn nghề trong tương
lai mà môn Văn không được “hưởng ứng đông đảo, nhiệt tình” như trước đây.
Do đó, số lượng học sinh đầu tư với niềm say mê thực sự cho môn Văn là hạn
chế. Bởi vậy mà khi đứng trước một tác phẩm hay mà khó như “Người lái đò
sông Đà”, các em thường có tâm lí ngại, thậm chí phó mặc, thụ động theo GV.
Mặt khác thể loại kí còn khá mơ hồ đối với các em. Mặc dù thể loại này các
em đã được tiếp cận ở lớp 11 qua bài “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác
nhưng số lượng tác phẩm thuộc thể loại này không nhiều nên học sinh không
thấy quen thuộc như thơ hay truyện ngắn. Chính điều đó khiến cho các em thấy
khó khăn khi tìm hiểu văn bản.

3.Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1.Chuẩn bị kiến thức:
Hiện nay, nguồn học liệu đa dạng và phong phú, đời sống văn học cũng rất
sôi nổi, nên không khó để tìm tài liệu tham khảo. Ví dụ trên báo Văn học tuổi
trẻ, Kiến thức ngày nay, Văn nghệ, Giáo dục thời đại,… hoặc báo điện tử, nhà
sách,… Thế nhưng, trong một mớ hỗn độn đó tôi định hướng, giới thiệu tài liệu
để các em học sinh biết chọn lựa để đọc. Sau đó, tôi đưa ra một số câu hỏi để
các em tìm hiểu từ nguồn tài liệu:
- Em biết gì về vùng đất Tây Bắc nước ta? Em biết những tác phẩm, câu thơ, bài
hát nào về mảnh đất và con người nơi đây?
- Nêu những tri thức em biết về tác giả Nguyễn Tuân?
- Nêu những đặc trưng về thể loại tùy bút? Tùy bút Nguyễn Tuân có gì đặc sắc?
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Người lái đò sông Đà” có gì đáng lưu ý?
- Hình ảnh sông Đà hiện lên với những đặc điểm gì?
- Hình ảnh người lái đò sông Đà mang những đặc điểm gì?
- Thạch trận 1 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy được vẻ đẹp,
phẩm chất gì của ông đò?
- Thạch trận 2 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy được vẻ đẹp,
phẩm chất gì của ông đò?
- Thạch trận 3 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy được vẻ đẹp,
phẩm chất gì của ông đò?
- Nhận xét về nhân vật này? So sánh với nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Tuân
ta thấy có điểm gì giống và khác?
- Hình ảnh sông Đà hay người lái đò là hình ảnh trung tâm tác phẩm? Vì sao?
- Đặc sắc nhất về phương diện nghệ thuật mà em cảm nhận được ở văn bản này?
Đây là khâu chuẩn bị kiến thức cần thiết, bởi lẽ có kiến thức vững vàng thì sẽ
có tâm lí tốt. Đó là yếu tố đầu tiên cho một giờ học chủ động, hấp dẫn.
3.2. Sử dụng công nghệ thông tin:

4



Trong bài dạy này, tôi cũng đã tận dụng hiệu quả của công nghệ thông tin như
một phương tiện hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Đó là những phần ảnh tư liệu,
nêu câu hỏi, bình giảng, khái quát, sơ đồ…
Giới thiệu về mảnh đất Tây Bắc:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc.
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Qua miền Tây Bắc cảnh tiên
Suối, rừng, thác, núi mắc triền Mường Mơ
(Hồng Dương)
Anh sẽ đưa em về miền Tây Bắc
Nơi bạt ngàn rừng thẳm tiếp trời xanh
Nơi chim chóc chuyền cành kêu ríu rít
Hương rừng thơm, bên suối mát lành
(Tây bắc hành)
Tác giả Nguyễn Tuân.

Hình ảnh dòng sông Đà hung bạo, dữ dội.

5


Hình ảnh dòng sông Đà thơ mộng, trữ tình.

Hình ảnh sông Đà với công trình thủy điện lớn nhất cả nước


Lời bình 1: Như vậy qua những ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hóa Nguyễn Tuân đã
dựng lại cảnh vượt thác như một bài ca chiến trận hào hùng. Câu chữ tuôn chảy
ào ạt, điệp điệp, trùng trùng tạo ra một bức tranh hoành tráng. Nhà văn đã dụng
tâm diễn tả cuộc chiến giữa ông lái đò với sông Đà theo hướng: Thoạt đầu tưởng
như không cân sức nhưng cuối cùng phần thắng đã thuộc về con người nhờ sự
từng trải giàu kinh nghiệm, thông minh dũng cảm.
6


Lời bình 2: Hình tượng người lái đò đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật độc
đáo của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám đó là vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ
được thể hiện ngay ở những con người lao động bình dị, thầm lặng, vô danh.
Người anh hùng không chỉ có trong cuộc chiến sinh tử với kẻ thù giữa tiếng bom
gầm, đạn réo mà ngay trong cuộc sống lao động hàng ngày. Họ chỉ là những cái
tên chung chung như ông lái đò,nhà đò nghĩa là chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều
những con người này không chỉ ở nơi ghềnh thác của mảnh đất Tây Bắc mà còn
có thể ở bất kì đâu trong lao động , sản xuất ở nhân dân. Qua đó, nhà văn tỏ thái
độ yêu mến , tự hào và cảm phục trước những con người lao động bình dị vùng
Tây Bắc, những con người mà nhà văn gọi là chất “vàng mười” quý giá của Tổ
quốc. Đó cũng là bài ca về Lao Động - nhân tố chính làm nên sự hồi sinh cho
miền đất còn hằn in những vết thương của chiến tranh như mảnh đất Tây Bắc
hay bất cứ mảnh đất nào trên đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Tổng kết bài:
1. Nội dung: Qua việc khám phá vẻ đẹp của Sông Đà và người lái đò, Nguyễn
Tuân muốn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp của con người lao
động – yếu tố quan trọng để làm nên vẻ đẹp, sức sống mới của miền Tây Bắc
hùng vĩ, xa xôi nói riêng và cuộc sống mới trên đất nước ta nói chung
2. Nghệ thuật
-Thể loại tùy bút
+ Mang tính chất tự do

+ Thể hiện được cái tôi tài hoa
+Có những câu văn giàu hình ảnh, giàu chất thơ
- Sử dụng vốn kiến thức đa nghành,phong phú, uyên bác.
- Ngôn ngữ phong phú, chọn lọc, sáng tạo có giá trị gợi hình và gợi cảm cao.
- Biện pháp nghệ sử dụng một cách nhuần nhuyễn.
- Bút pháp lý tưởng hóa khi miêu tả người lái đò.
3.3. Kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
3.3.1. Tạo không khí văn học:
Để tạo tâm lý đồng sáng tạo cho các em, trước hết tôi sẽ hỏi xem có em nào
thuộc một bài hát hay câu thơ nào về Tây Bắc hay không. Trên cơ sở đó sẽ trình
chiếu một số câu thơ để các em hình dung về mảnh đất Tây bắc. Đồng thời sử
dụng lời thuyết trình về Tây Bắc: “Tây Bắc là vùng núi nằm ở phía Tây Bắc của
Tổ quốc. Vùng núi non ấy, từ ngàn đời nay, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc
thiểu số như Thái, Nùng, Mông, Dao…Đây cũng là vùng đất ghi dấu những sự
kiện lịch sử trọng đại trong quá trình khai mở cương vực, bờ cõi của các bậc tiền
nhân, từ các vương triều Trần- Lê- Nguyễn, đến thời kì độc lập sau năm 1945.
Đến thời kì cách mạng và kháng chiến, Tây Bắc là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa
dân tộc với thơ của Tố Hữu, Quang Dũng, Chế Lan Viên; văn xuôi Tô Hoài,
Hữu Mai..; âm nhạc của Đỗ Nhuận, Cầm Giang- Bùi Đức Hạnh…họa phẩm của
Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái…”
Hơn nữa, tôi cũng nhấn mạnh với các em về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm để
các em thấy được giá trị tư tưởng của văn bản, nhất là từ đó thấy được sự
7


chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hai giai đoạn:
Trước và sau Cách mạng tháng Tám.
3.3.2. Vận dụng thích hợp tri thức ngoài văn bản:
* Tri thức về tác giả: Ở lớp 11 các em đã học về tác giả Nguyễn Tuân nên khi
tìm hiểu bài “Người lái đò sông Đà”, GV khơi gợi để các em nhắc lại kiến thức

cũ, từ đó chốt lại những thông tin quan trọng: Gia đình, bản thân, phong các
nghệ thuật, tác phẩm chính.
* Đặc trưng thể loại:
Thông thường ta vẫn gọi “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân là
tùy bút, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là
bút kí. Thực ra cả hai đều thuộc thể kí.
- Kí là một loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ kí lịch sử, dùng để ghi chép
về con người, sự vật, phong cảnh…Kí bao gồm nhiều thể như: Bút kí, hồi kí, du
kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút…Đặc trưng cơ bản của thể kí là viết về cuộc
đời thực tại, viết về người thật, việc thật, nghĩa là đòi hỏi sự trung thực, chính
xác. Bên cạnh đó là chất chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái Tôi tác giả.
- Tùy bút là một thể của kí, có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và
những suy nghĩ cá nhân về những việc, những vấn đề cụ thể. Cho nên mới có ý
kiến khẳng định: “Tự do là phép tắc duy nhất của tùy bút”(Nguyễn Văn Hạnh).
- Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của Nguyễn Tuân là yếu tố truyện. Mỗi tác
phẩm của ông đều có nội dung, nhân vật, tình tiết; nhân vật được khắc họa nổi
bật với tính cách, tâm trạng tiêu biểu cho một lớp người, một giai tầng trong xã
hội. Về mặt bút pháp, ông sử dụng trí tưởng tượng để dựng cảnh, dựng truyện.
Nguyễn Tuân có một kho từ vựng rất phong phú, lối hành văn biến hóa, linh
hoạt, câu văn có nhiều kiểu kiến trúc đa dạng, nhiều sắc điệu, giàu âm thanh, có
lúc phá vỡ quy tắc thông thường.
3.3.3. Một trong những phương pháp mà tôi sử dụng trong bài dạy này là
phương pháp đọc diễn cảm – đọc sáng tạo. Đây là một trong những phương
pháp dạy Văn truyền thống và đặc thù, một trong những mà nếu người dạy vận
dụng thành công sẽ đem lại chất văn, chất nghệ thuật rất riêng, mê hồn người
học.
Khi dạy bài “Người lái đò sông Đà” tôi rất chú ý việc cho học sinh đọc một
số đoạn tiêu biểu trong văn bản, nhận xét giọng đọc của các em.Chẳng hạn đoạn
miêu tả thác nước hay cuộc chiến giữa sông Đà và người lái đò thì đọc dõng dạc,
gay cấn. Còn đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà thì giọng

đọc tha thiết, trìu mến.. Đây là một khâu quan trọng để các em bước đầu cảm
được văn bản.
3.3.4. Một phương pháp nữa mà tôi áp dụng trong khi dạy bài thơ này là
phương pháp vấn đáp gợi mở.
Câu hỏi phù hợp với học sinh, với nội dung sẽ giúp cho quá trình tiếp cận đạt
hiệu quả cao nhất. Câu hỏi rõ ràng, ngắn mà hay góp phần đánh thức tư duy của
người học, tạo tâm thế hứng khởi, chủ động, sáng tạo cho cả thầy và trò. Câu hỏi
phải đa dạng, phong phú nhưng cũng cần chọn lọc, vừa bao quát “diện”, vừa
8


nhấn mạnh “điểm”, vừa bám sát làm rõ nội dung tư tưởng, vừa nhấn mạnh đặc
điểm nổi bật của phong cách nghệ thuật.
Áp dụng phương pháp này, tôi rất chú ý đến hệ thống câu hỏi gợi tìm cho học
sinh khám phá tác phẩm như sau:
- Câu hỏi khái quát: Là dạng câu hỏi mang tính định hướng, gợi mở cho các em
học sinh xác lập các luận điểm của bài học.
Ví dụ: Cảm nhận chung về hình ảnh sông Đà qua phần văn bản được học?
- Câu hỏi chi tiết: Là dạng câu hỏi tìm hiểu sâu, kĩ về một hình ảnh, chi tiết, từ
ngữ nào đó.
Ví dụ: Tại sao tác giả dùng tới hai lần từ “tuôn dài” để tả mái tóc người thiếu nữ
đó?
- Câu hỏi về giá trị nghệ thuật đặc sắc: Chọn cho HS phân tích một số câu văn
thể hiện rõ nét nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của
Nguyễn Tuân. Yêu cầu ở đây, HS không chỉ tìm ra đoạn văn phù hợp mà phải
biết cảm nhận, trình bày ngắn gọn, đủ ý.
Ví dụ: Đoạn văn “thuyền tôi trôi trên sông Đà…còi sương”.
3.3.5. Đặc biệt đối với văn bản này, tôi chú ý cho các em thảo luận nhóm.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về người lái đò trong cuộc chiến với sông Đà, tôi giao 4 câu
hỏi về nhà để tất cả các em phải chuẩn bị, còn khi lên lớp GV chia lớp thành 4

nhóm với 4 yêu cầu:
- Nhóm 1: Thạch trận 1 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy
được vẻ đẹp, phẩm chất gì của ông đò?
- Nhóm 2: Thạch trận 2 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy
được vẻ đẹp, phẩm chất gì của ông đò?
- Nhóm 3: Thạch trận 3 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy
được vẻ đẹp, phẩm chất gì của ông đò?
- Nhóm 4: Nhận xét về nhân vật này? So sánh với nhân vật Huấn Cao trong tác
phẩm Nguyễn Tuân ta thấy có điểm gì giống và khác?
Học sinh sau khi thảo luận sẽ trình bày ý kiến của mình, các em khác sẽ đưa
ra những ý kiến khác. Giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá, kết luận.
3.3.6. Thứ nữa, theo tôi phương pháp giảng bình cũng rất quan trọng. Những
lời bình của thầy như chất xúc tác, chất men say để các em sống cùng tác phẩm.
Đây là tác phẩm hay nên có rất nhiều điểm để bình, thế nhưng ta không thể bình
tất cả các chi tiết, hình ảnh mà cần lựa chọn. Tôi sử dụng phương pháp giảng
bình ở hình tượng: sông Đà, người lái đò và nghệ thuật tùy bút của Nguyễn
Tuân.
Tôi nghĩ, những lời bình của thầy là chất men say để văn chương đi vào lòng
các em, nhưng để đọng lại lâu thì thầy cũng phải biết đặt vấn đề chứ không phải
bình một cách cứng nhắc, khuôn mẫu và sáo rỗng.
3.3.7. Phương pháp tích hợp theo tôi cũng rất cần thiết khi dạy tác phẩm này.
Đó là kiến thức địa lí, lịch sử về Tây Bắc. Kiến thức văn chương về một số tác
phẩm viết về Tây Bắc. Đặc biệt tôi có sự liên hệ nhất định đến tác phẩm “Chữ
người tử tù” của Nguyễn Tuân mà các em đã học trong chương trình Ngữ văn 11
9


để các em thấy được sự thống nhất và chuyển biến trong phong cách nghệ thuật
của tác gia ở hai giai đoạn: trước và sau Cách mạng tháng Tám.
3.3.8. Tôi cũng chú ý đến khâu củng cố bằng cách sử dụng kĩ thuật bản đồ tư

duy (mindmap). Đây là phương pháp dạy học sáng tạo, hiệu quả hiện đang được
nghành giáo dục khuyến khích đưa vào thực hiện và giảng dạy. Phương pháp
này được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận
hình ảnh của bộ não. Phương pháp bản đồ tư duy khai thác khả năng ghi nhớ và
liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản
được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng,
từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Ý chính
sẽ ở trung tâm. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. Liên hệ
giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. Tôi sẽ mời
một HS nhìn vào bản đồ tư duy để diễn giải, vừa để các bạn hiểu, vừa để kiểm
tra mức độ hiểu bài của HS.

10


Tôi cụ thể hóa những giải pháp trên bằng bài soạn sau:
Tiết 45, 46 : NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (Nguyễn Tuân)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Tái hiện lại những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của
Nguyễn Tuân.
- Cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung văn bản: Vẻ đẹp đa dạng
của con sông Đà vừa “hung bạo’ vừa “trữ tình” cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ
của người lái đò trên dòng sông ấy.Từ đó, thấy được tình yêu đắm say của
Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ
quốc.
11


- Hiểu được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân, nhất là đặc sắc về tùy bút.

2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản thuộc thể loại kí.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn chương.
3. Về thái độ, tình cảm:
- Yêu mến và trân trọng tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ
uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đep của nhân
dân và Tổ quốc.
- Nhận rõ và yêu quý hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và của con người
lao động Việt Nam.
B.Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Máy tính, máy chiếu, SGK, Giáo án in, giáo án powerpoint.
- HS: Về nhà chuẩn bị một số vấn đề GV gợi ý tìm hiểu qua các tài liệu, SGK,
vở soạn.
C.Phương pháp dạy học: Vấn đáp, Gợi mở, thuyết trình, giảng giải, nêu vấn
đề.
D.Tiến trình tổ chức dạy học:
Tiết 45
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp (1 phút):
* Hoạt động 2: Dẫn vào bài (4 phút):
- GV hỏi: Có một miền đất phía Tây của Tổ quốc đã đi vào thơ ca, nhạc họa với
những vẻ đẹp đặc trưng như cảnh đồi núi trập trùng, điệu xòe hoa náo nức đó là
Tây Bắc. Vậy bạn nào hãy kể ra một vài câu thơ hay tên bài hát nào đó về miền
đất này mà em biết?
- HS trả lời
- GV trình chiếu vài hình ảnh về Tây Bắc, một số câu thơ về Tây Bắc cùng lời
dẫn: “Tây Bắc là vùng núi nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Vùng núi non ấy,
từ ngàn đời nay, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Thái, Nùng,
Mông, Dao…Đây cũng là vùng đất ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại trong
quá trình khai mở cương vực, bờ cõi của các bậc tiền nhân, từ các vương triều
Trần- Lê- Nguyễn, đến thời kì độc lập sau năm 1945. Đến thời kì cách mạng và

kháng chiến, Tây Bắc là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc với thơ của Tố Hữu,
Quang Dũng, Chế Lan Viên; văn xuôi Tô Hoài, Hữu Mai..;âm nhạc của Đỗ
Nhuận, Cầm Giang- Bùi Đức Hạnh…họa phẩm của Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân
Phái. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một áng văn đặc sắc về Tây Băc là
“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản ( 40 phút).
Hoạt động của
Nội dung kiến thức
GV và HS
GV: Nhắc lại những nét cơ I. Tìm hiểu chung:
bản nhất về cuộc đời và sự 1. Tác giả:
nghiệp của Nguyễn Tuân?
a. Cuộc đời (1910- 1987)
- Gia đình: nhà Nho, cha là cụ tú Lan.
12


- Bản thân:
HS: Tái hiện trả lời.
+ Là một con người tài hoa, uyên bác.
GV: Khái quát lại.
+ Xê dịch
+ Ngông
+ Tinh thần dân tộc sâu sắc
- Phong cách nghệ thuật:
+ Tiếp cận sự vật ở phương diện cái Đẹp, cái
phi thường. Biệt tài sử dụng ngôn ngữ và tùy
bút.
+ Khám phá con người ở phương diện tài hoa
nghệ sĩ.

+ Vốn kiến thức uyên bác, đa nghành.
+ Biệt tài sử dụng ngôn ngữ và tùy bút.
- Tác phẩm chính (SGK).
2. Văn bản:
GV: Em biết gì về hoàn cảnh a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
ra đời tác phẩm?
- Trích trong tùy bút ‘Sông Đà”(1960)
HS: Trả lời
- Đây là thành quả của chuyến đi thực tế đầy
gian khổ và hào hứng của Nguyễn Tuân tới
miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc vào
những năm 1958-1960
Mục đích của chuyến đi này không chỉ để
thỏa mãn niềm khao khát “xê dịch” của
Nguyễn Tuân mà chủ yếu để tìm chất vàng của
thiên nhiên cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa
ở tâm hồn của những con người lao động, và
chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ
GV: Nêu những thông tin cơ mộng đó.
bản về thể loại tác phẩm mà b. Thể loại tùy bút
em biết?
HS trả lời.
GV: Thuyết giảng kết hợp
trình chiếu tri thức về thể loại. c. Nội dung tư tưởng
GV: Cảm nhận khái quát về
Qua việc khám phá vẻ đẹp của Sông Đà và
nội dung của văn bản?
người lái đò, Nguyễn Tuân muốn ca ngợi vẻ
đẹp của thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp của con
người lao động – yếu tố quan trọng để làm nên

vẻ đẹp, sức sống mới của miền Tây Bắc hùng
vĩ, xa xôi nói riêng và cuộc sống mới trên đất
nước ta nói chung
II. Đọc- hiểu văn bản:
HS: Đọc lời đề từ.
1. Lời đề từ:
GV: Có thể hiểu như thế nào - Câu thơ của nhà thơ Ba Lan Brô-ni- ép- xki
13


về câu thơ của Brô- ni-ép-xki thể hiện sự ngỡ ngàng, mê say trước vẻ đẹp
và Nguyễn Quang Bích?
sông Đà. Con sông được cảm nhận như một
HS: Suy nghĩ trả lời
sinh thể có linh hồn.
- Lời thơ của Nguyễn Quang Bích khẳng định
vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà: Mọi dòng sông
đều chảy về hướng Đông, chỉ có sông Đà chảy
theo hướng Bắc.
� Lời đề từ đã chỉ dẫn người đọc khám phá vẻ
đẹp nội dung tác phẩm.
GV hỏi: Cảm nhận chung về
hình ảnh sông Đà qua phần 2.Hình ảnh sông Đà.
văn bản được học?
* Lí lịch: huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam bên
HS tư duy trả lời.
Trung Quốc, lấy tên là Ly Tiên.
GV nhận xét và bổ sung về
phần lí lịch của sông Đà: Sông
Đà khai sinh ở huyện Cảnh

Đông, tỉnh Vân Nam bên
Trung Quốc lấy tên là Ly Tiên,
đi qua một vùng núi ác, rồi
đến nửa đường thì xin nhập a) Vẻ đẹp hung bạo, dữ dội.
quốc tịch Việt Nam.
- Cảnh đá bờ sông dựng vách thành:
GV: Chúng ta đều nhận thấy + Sự vững chãi, thâm nghiêm, bí ẩn, hàm chứa
sông Đà mang vẻ đẹp vừa sức mạnh đe dọa, bên cạnh đó vách thành qua
hung bạo, dữ dội; vừa thơ ngòi bút của nhà văn còn thể hiện lên ở độ cao
mộng, trữ tình. Vậy vẻ đẹp và độ hẹp- hẹp đến ngạt thở
hung bạo, dữ dội được + Bờ: mô tả tỉ mỉ (so sánh đặc sắc)
Nguyễn Tuân khám phá qua - Ghềnh Hát Loóng: Gió ở đây mang sức mạng
những hình ảnh, chi tiết nào?
ghê gớm (Từ láy, nhân hóa: gùn ghè)
HS trả lời khái quát.
+Câu văn gợi sức mạnh khủng khiếp của tự
GV lần lượt hướng dẫn các em nhiên, những con sóng như chồm lên, gối lên
tìm hiểu từng hình ảnh với nhau tạo nên những cú xô tới tấp, sẳn sàng hất
mục đích:
phăng bất kỳ sự cản trở nào.
- Hình ảnh đó thế nào?
- Hút nước: Cực kì nguy hiểm (Hình ảnh so
- Nhà văn đã miêu tả hình ảnh sánh, kiến thức xây dựng, điện ảnh)
đó bằng phương tiện nghệ - Thác sông Đà: hung hãn
thuật gì?
+ So sánh kì thú về chất man rợ của tiếng thác
nước: Như con mãnh thú dữ dằn.
+ Thủ pháp so sánh: Lấy lửa tả nước, lấy rừng
GV: Có thể nói, sự hung bạo, tả sông. Đã làm nổi bật sự dữ dội của Sông Đà
dữ dội của sông Đà được thể + Động từ tăng tiến.

hiện rõ nhất qua hình ảnh đá - Đá và thạch trận trên sông Đà:
và trận địa đá trên sông. Tác + Khi lại gần: sóng bọt đã trắng xóa cả chân
giả đã miêu tả đá sông Đà qua trời đá
những câu văn nào?
� Gợi sự mênh mông, choáng ngợp.
14


HS lựa chọn và đọc.
GV: Tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì là chủ đạo
để miêu tả đá và thạch trận
sông Đà?
HS trả lời.
� GV nhận xét và trình chiếu
bằng giáo án powerpoint.
Tiết 46
GV: Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình
của sông Đà được thể hiện
trước hết qua dáng hình của
dòng sông. Tìm những câu văn
miêu tả dáng hình sông Đà?
Từ đó gợi cho em liên tưởng
đến dáng hình của ai?
HS: Tư duy trả lời.
GV: Người thiếu nữ đó có gì
đặc biệt về mái tóc và màu áo?
GV: Tại sao tác giả dùng tới
hai lần từ “tuôn dài” để tả mái
tóc người thiếu nữ đó?

HS: Trả lời.
GV bình giảng thêm:
Qua làn mây mùa xuân, tác
giả quan sát thấy nước sông
Đà là “dòng xanh ngọc bích”.
Màu sắc này gợi sự trong
sáng, quý giá, êm nhẹ.Qua làn
mây mùa thu tác giả thấy màu
nước sông Đà lừ lừ chín đỏ,
gợi tả dòng chảy nặng nề,
điềm đạm và chậm rãi của con
sông chở đầy phù sa thượng
nguồn.Dùng phép chơi chữ,
Nguyễn Tuân đã dòng nước
sông Đà chẳng bao giờ là đen
như thực dân Pháp đã gọi
bằng một cái tên Tây láo lếu.

+ Nhân hóa: Sông Đà giao việc cho mỗi hòn.
+ Thạch trận: Bày thạch trận trên sông bằng ba
chặng hiểm ác, tìm mọi cách để đẩy thuyền bè
vào cửa tử.

(Tìm hiểu tiếp văn bản: 30 phút)
b. Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình:
* Thơ mộng:
- Từ tàu bay nhìn xuống: Sông Đà như sợi dây
thừng ngoằn ngoèo.
- Dáng hình người thiếu nữ kiều diễm (So
sánh)

+ Mái tóc: hình ảnh so sánh, điệp từ “tuôn dài”
� Nhấn mạnh chiều dài của con sông chảy
suốt biên giới phía Tây của Tổ quốc.
+ Màu áo: dòng xanh ngọc bích, lừ lừ chín đỏ,
chẳng bao giờ là đen.
� Sự đánh giá có phần thiên vị, thể hiện tình
yêu và niềm tự hào của tác giả về sông Đà.

15


GV gọi HS đọc đoạn văn:
“Con sông Đà gợi cảm…dòng
trên”.
GV: Cảm nhận của em về vẻ
đẹp sông Đà ở đoạn văn này?
GV gợi dẫn: Có những từ ngữ,
biện pháp nghệ thuật nào tác
giả miêu tả vẻ đẹp của sông
Đà ở phần hạ lưu này?
HS trả lời.

GV bình giảng thêm: Vẻ đẹp
của cõi trong trẻo, an lành,
thuần hậu. Ở đây thiên nhiên
làm chủ vẻ đẹp của mình và
con người chỉ đóng vai trò là
một ông khách thưởng ngoạn
cái đẹp. Giữa con người và tự
nhiên có mối quan hệ hòa

hợp, thân thiện, cảnh mang vẻ
đẹp bất biến theo thời gian.
GV: Nguyễn Tuân đến với
sông Đà trong những ngày
tháng cả miền Bắc nước ta
đang hăng say lao động sản
xuất xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Nhà văn đã không còn là
một bậc du tử tìm đến những
cơ hội xê dịch để khỏa lấp nỗi
sầu xứ mà hòa chung cái Tôi
vào cuộc đời rộng lớn để cảm
nhận vẻ đẹp của cuộc sống
mới.
GV: Hình ảnh sông Đà ở đây
phản chiếu điều đó như thế
nào qua cảnh sắc tươi vui, đầy
sức sống?
GV dẫn: Khi sông Đà hung
bạo người lái đò đã có một

* Trữ tình:
- Sông Đà gợi cảm, với mỗi người, sông Đà lại
gợi một cách.
- Sắc màu văn hóa: Nhìn cảnh sông Đà trong
sóng gợi cảm tác giả tưởng chừng như đang
đắm chìm trong thế giới cổ điển Đường thi.
- Sắc màu lịch sử : Sông Đà còn chở theo chiều
dài lịch sử của dân tộc.
+ So sánh: Bờ sông hoang dại như…, bờ sông

hồn nhiên như…
+Từ láy “lừ lừ” gợi dòng chảy hiền hòa.
+ Nhịp điệu: êm ái, chậm rãi.
� Cảnh ven sông lặng tờ khiến tác giả cảm
như cái lặng tờ đó có từ thời Lý, Trần, Lê cho
nên hôm nay, giữa thế kỷ XX, tác giả thất thèm
được giật mình vì tiếng còi xúp lê của chuyến
xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ- Yên Bái –
Lai Châu. Thậm chí khi đứng trên mũi đò dang
lừ lừ trôi, Nguyễn Tuân con nghe được tiếng
nói riêng của con hươu thơ ngộ đang ngốn búp
cỏ gianh đẫm sương đêm.

* Tươi vui, tràn đầy sức sống mới:
+ Tươi vui rội ràng: Bờ sông Đà , bãi sông Đà
vui như…(so sánh)
+ Tràn đầy sức sống: nhú, nõn búp.
� Những hình ảnh thân quen, giản dị và đáng
quý biết bao bởi những hình ảnh đó nói lên
rằng sự sống đang thực sự hồi sinh trên mảnh
đất Tây Bắc từng bị hủy diệt bởi chiến tranh,
một cuộc sống đang bắt đầu.

16


cuộc giao tranh quyết liệt với
con sông để giành lấy sống từ
tay những thác. Đây là một
cuộc chiến không cân sức.

Một bên là thiên nhiên hung
bạo đầy quỷ kế với sóng nước
reo hò, thanh viện, một bên là
con người nhỏ bé, đơn độc với
vũ khí trên tay chỉ có một cán
chèo cùng kinh nghiệm về đò
giang sông nước.
GV: Điều đó được diễn ra như
thế nào? Chính trong cuộc
chiến đó đã thể hiện phẩm
chất gì của ông đò?
GV chia lớp thành 4 nhóm
theo 4 yêu cầu đã giao cho các
em chuẩn bị:
HS làm việc theo nhóm, đại
diện nhóm trả lời.
GV nhận xét, khái quát
GV bình luận: Trình chiếu lời
bình 1.
GV: Sau khi vượt qua gian
nguy nhà đò làm gì?
HS trả lời.

GV nhận xét: Qua một chặng
đường dài đua tranh tài trí với
thiên nhiên hung dữ người lái
đò đã có được những giây
phút nghỉ ngơi trong cuộc
sống đời thường. Điều đó
khiến chúng ta càng thấm thía

hơn một vẻ đẹp nữa của người
lái đò là sự khiêm tốn, phong
thái ung dung.
GV trình chiếu phần khái quát,

3. Hình tượng người lái đò:
a) Khi sông Đà hung bạo: Người lái đò đã có
một cuộc giao tranh quyết liệt với con sông.
- Thạch trận 1: Ông đò đã thể hiện được sự chủ
động, tài trí và kinh nghiệm đò giang khi đối
diện với thiên nhiên hung dữ.
� Vẻ đẹp người lao động.
- Thạch trận 2: những hành động mạnh mẽ, dứt
khoát: nắm chắc, ghì cương, đè sấn lên, chặt
đôi ra, mở đường tiến
� Ông đò hiện lên hiên ngang, dũng cảm như
một vị tướng giữa trận đó là phẩm chất của một
người anh hùng.
- Thạch trận 3: điệp từ “vút, vút, vút”, hình ảnh
so sánh “thuyền như một mũi tên tre …”
� Nghệ thuật lái đò điêu luyện ông đò thể hiện

ra như một người nghệ sĩ tay lái ra hoa.

b. Khi sông nước thanh bình
-Ở người lái đò toát lên sự bình dị,khiêm
nhường trong cuộc sống đời thường
- Sau khi vượt qua gian nguy nhà đò đốt lửa
trong hang đá nướng ống cơm lam và bàn về cá
anh vũ , cá đầm xanh về những cái hầm

cá,hang cá mùa khô nổnhững tiếng to như mìn
bộc phá rồ cá túa ra đầy tràn ruộng
- Chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc
chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng
dữ quân tợn . vì cuộc sống của họ là ngày nào
cũng dành lấy cái sống từ tay những cái thác
nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ.
� Ở người lái đò toát lên sự bình dị, khiêm
nhường, phong thái ung dung trong cuộc sống
đời thường

17


đánh giá về người lái đò. (Lời � Như vậy người lái đò sông Đà vừa có tư thế
bình 2)
của một người lao động trí dũng , phẩm chất
của một người anh hùng giữa trận tiền , lại vừa
mang phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Đó là
hình ảnh tiêu biểu cho con người lao động mới,
khiến ta liên tưởng đến ông lão đánh cá Xan-tia-gô trong tác phẩm “Ông già và biển cả” của
Hê-min-guây.
GV gọi một HS diễn giải về sơ III. Tổng kết:(7 phút)
đồ mindmap bài “Người lái đò
sông Đà” thay cho phần tổng
kết.
GV trình chiếu phần tổng kết
bài học (Nếu thời gian cho
phép).
IV. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

học sinh: (8 phút)
Câu hỏi; Sự thống nhất và chuyển biến trong
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua
hình tượng người lái đò ở văn bản này và hình
tượng Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” ?
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục:
Với việc sử dụng những giải pháp đã nêu ở trên, tôi nhận thấy:
- Với giáo viên: Cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong quá trình giảng dạy đối với
một bài học tương đối khó trong chương trình; có “bạn” trong giờ dạy chứ
không phải “độc thoại” trên bục giảng. Đặc biệt là giảm áp lực “cháy giáo án”.
- Với học sinh: Các em cảm thấy hứng thú với bài học, hiểu bài ở những
phương diện cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật, có sự trao đổi, tranh luận
với giáo viên để tìm ra những điểm đặc sắc trong văn bản. Các em có thể vận
dụng kiến thức để làm một số đề ôn luyện sau khi học xong.
Đặc biệt, những học sinh có năng lực khá, giỏi về môn Văn còn có sự say mê
tìm hiểu, hỏi thêm giáo viên về những thông tin bổ sung về tác giả, về văn bản;
đạt hiệu quả rõ rệt khi làm bài tập giáo viên giao về nhà sau bài học.
Dưới đây là khảo sát ở một số lớp về mức độ hứng thú và hiểu bài ở các lớp
học trước và sau khi tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này qua 2 năm học:
- Trước khi thực hiện: Năm học 2017-2018
Lớp
Đối tượng
Sĩ số Không
hứng thú,
hiểu ít
12B2
Lớp cơ bản
40
13(32%)
12B7

Lớp khối D
42
15(34%)

Hứng thú, Hứng thú,
hiểu cơ bản hiểu sâu
20(50%)
18(42%)

7(17%)
9(21%)
18


- Sau khi thực hiện: Năm học 2018- 2019
Lớp
Đối tượng
Sĩ số Không
Hứng thú,
hứng thú, hiểu cơ bản
hiểu ít
12A1
Lớp cơ bản
40
6(15%)
22(55%)
12A8
Lớp khối D
36
6(14%)

25(57%)

Hứng thú,
hiểu sâu
12(30%)
13(29%)

PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Qua quá trình thực nghiệm, tôi rút ra một số kinh nghiệm quý báu trong việc tìm
hiểu văn bản “Người lái đò sông Đà” như sau:
- Các biện pháp trên có thể áp dụng linh hoạt cho những tác phẩm khác của
Nguyễn Tuân.
- Muốn đạt được hiệu quả cho giờ đọc- hiểu văn bản “Người lái đò sông Đà”,
bản thân thầy cô cũng rất cần đọc lại, nhớ lại kiến thức về tác giả, tác phẩm;
những vấn đề liên quan như lời thơ, câu hát về Tây Bắc, kiến thức thể loại …để
bài giảng sinh động, sâu sắc.
- Giáo viên cần kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp, phương pháp khác nhau thì
mới làm chủ được một bài học dài và khó trong khoảng thời gian 2 tiết.
- Cần giao việc trước cho các em ngoài việc soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong
sách giáo khoa để các em “vỡ vạc” phần nào và tiết kiệm thời gian.
- Sau cùng, tôi nghĩ ngoài những kinh nghiệm trên thì một trong những yếu tố
làm nên thành công cho giờ dạy là hãy chia sẻ và mạnh dạn trao đổi với đồng
nghiệp. Khi đó, ta sẽ nhận ra được nhiều cái mới và ngày càng hoàn thiện bài
giảng của mình hơn.
2. Kiến nghị:
- Các phòng học được trang bị đầy đủ hơn về máy chiếu để hỗ trợ giáo viên
trong quá trình dạy
- Có phòng đọc thư viện cho học sinh ở các trường phổ thông để các em có điều
kiện thuận lợi tham khảo tài liệu.

- Có những cuộc thi về văn học gắn ở lứa tuổi học trò để khuyến khích tinh thần
học văn của các em từ cấp độ nhà trường.
- Thầy cô giáo dạy Văn hãy trân trọng, yêu mến công việc cao quý của mình
trước những biến động của thị trường, để giữ gìn, phát huy niềm say mê văn
học. Từ đó, truyền lửa trong những giờ giảng Văn. Có như vậy, ta mới có những
tiết học tâm đắc. Và học sinh yêu văn, say văn, ham tìm tòi từ chính thầy cô của
mình. Chẳng hạn, tôi yêu văn và gắn bó với công việc này cũng bắt đầu từ niềm
yêu mến và kính trọng vô bờ những thầy cô giáo dạy Văn đáng kính từ cấp 2,
cấp 3 đến đại học thầy Nguyễn Văn Vụ, cô Nguyễn Thúy Hòa, cô Hoàng Thị
Mai, thầy Phùng Văn Tửu…
19


LỜI CẢM ƠN:
Đề tài này đã và đang trong thời gian nghiên cứu, còn nhiều hạn chế và bất
cập. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp, hội đồng khoa học và
những thông tin phản hồi từ học sinh để đề tài này hoàn thiện hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè
đồng nghiệp và học sinh ở nhiều khóa học trong những năm qua đã nhiệt tình
hưởng ứng và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Xác nhận của
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Hương

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1( Cơ bản và nâng cao)- NXB Giáo dục.

2. Sách giáo viên Ngữ văn 12 tập 1( Cơ bản và nâng cao)- NXB Giáo dục.
3. Lí luận văn học- Hà Minh Đức (chủ biên) )- NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Tuân, tác gia và tác phẩm- Tôn Thảo Miên,
5. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn- Nguyễn Đăng MạnhNXB Giáo dục.
6. Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ- Nguyễn Đăng Mạnh (Tạp
chí văn học)
7. Tùy bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng- Hà Văn Đức - NXB Đại học Quốc gia.
8. Một số phương pháp giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam- Trương Thị
Chanh, THPT Trực Ninh
9. Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy bài “Người lái đò sông Đà”
(Thạc sĩ Nguyễn Quang Bình, Tạp chí giáo dục Thủ đô số 68)
10. Dạy học thể kí trong chương trình Ngữ văn 12 (Lê Thị Luyên, Trường THPT
Đồng Đậu)

20



×