Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phục tráng giống lúa Khẩu Ký, Nếp Tan co giàng địa phƣơng của huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 78 trang )

mm

BỘ NÔNG NGHIỆ VÀ PTNT

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP TỈNH

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
Phục tráng giống lúa Khẩu Ký, Nếp Tan co giàng địa phƣơng của
huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 02.11.DALC-KN

Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ
Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Văn Cƣơng

Hà Nội - 2015


BỘ NÔNG NGHIỆ VÀ PTNT

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP TỈNH

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN

Phục tráng giống lúa Khẩu Ký, Nếp Tan co giàng địa phƣơng của
huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 02.11.DALC-KN

Chủ nhiệm đề tài
(ký tên)

Cơ quan chủ trì đề tài
(ký tên và đóng dấu)

PGS.TS Nguyễn Văn Cƣơng
Sở Khoa học và Công nghệ
(ký tên và đóng dấu khi gửi lưu trữ)

Hà Nội - 2015


TÓM TẮT KẾT QUẢ DỰ ÁN
DANH MỤC SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ DẠNG KẾT QUẢ
TT

Tên sản phẩm


Số lƣợng

Ghi chú

1

Báo cáo khảo sát địa điểm thực
hiện.

01

Báo cáo nộp trƣớc khi triển khai các
mô hình.

2

Tài liệu tập huấn

02

02 bộ tài liệu tập huấn

01

03 Báo cáo hội nghị đầu bờ.

02

Khoa học, chính xác


3
4

Báo cáo kết quả hội nghị đầu
bờ
Bảng số liệu theo dõi triển khai
mô hình.

5

Hạt giống SNC

100 kg

Đạt tiêu chuẩn

6

Khối lƣợng thóc thƣơng phẩm
của Khẩu Ký và Nếp Tan co
giàng

80 tấn

Chất lƣợng tốt

7

Tài liệu Hội thảo


8

Bài phản biện kết quả đề tài

9

Báo cáo Tổng kết dự án và báo
cáo tóm tắt (Kèm theo đĩa CD)

9

Đào tạo

10

bài báo khoa học

02

Báo cáo công bố kết quả thực hiện các
mô hình của mỗi hội thảo khoa học.

02

Nhận xét kết quả dự án Hội đồng cấp
cơ sở

01
02
01 bài


Báo cáo theo mẫu khoa học đầy đủ
mục tiêu, nội dung, kết quả và kiến
nghị
Sinh viên, thạc sỹ hoàn thành tốt
nghiệp
Đăng trên tạp chí NN&PTNT

1


MỞ ĐẦU

Tài nguyên di truyền thực vật (TNDTTV) là cơ sở của an ninh lƣơng thực thế giới.
Việc thu thập và lƣu giữ quỹ gen cây trồng trên thế giới đã đƣợc quan tâm từ đầu thế kỷ
20. Bảo tồn TNDTTV là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học mang tính chất nghiệp vụ gồm
bốn nội dung công việc: Điều tra thu thập, bảo quản, đánh giá và khai thác sử dụng. Hoạt
động bảo tồn TNDTTV đƣợc xúc tiến mạnh từ đầu thập kỷ 60; ban đầu, trong thời kỳ
cách mạng xanh là để có nguồn vật liệu cho các chƣơng trình cải lƣơng giống; về sau, từ
thập kỷ 70 là để bảo tồn tổng thể quỹ gen cây trồng bị xói mòn nghiêm trọng trong tự
nhiên và trong sản xuất nông nghiệp do chính cách mạng xanh và những vấn đề phát triển
kinh tế, xã hội khác gây nên. Hiện nay toàn thế giới có hơn 140 nƣớc và tổ chức có ngân
hàng gen cây trồng, đang lƣu giữ trên 7,4 triệu nguồn gen tại 1.750 ngân hàng gen, trong
đó hơn 130 ngân hàng gen có số mẫu giống trên 10.000 (FAO, 2009). Vùng Đông Nam Á
hiện nay đƣợc xem là nơi giầu có bậc nhất thế giới về TNDTTV.
Ở Việt nam, ngoài sự đa dạng chung của Đông Nam Á về TNDTTV nhiệt đới, do
điều kiện khí hậu đặc thù, còn có TNDTTV á nhiệt đới và ôn đới ở miền bắc. Theo thống
kê bƣớc đầu, Việt nam có 14.600 loài thực vật bậc cao, đang khai thác và sử dụng 700
loài cây trồng thuộc 70 chi thực vật. Năm 1987, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nƣớc,
nay là Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng ban hành Quy chế tạm thời về quản lý và

bảo tồn nguồn gen và giao nhiệm vụ bảo tồn TNDTTV cho Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Việt nam chủ trì thực hiện (nay là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ).
Hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật bao gồm 20 cơ quan tham gia (trong đó
Trung tâm Tài nguyên thực vật là cơ quan đầu mối và 19 cơ quan tham gia phối hợp)
đang lƣu giữ trên 25.500 mẫu giống của trên 300 loài cây trồng, trong đó có hơn 7.000
mẫu giống lúa. Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen cây trồng đang là nhiệm vụ đƣợc
Thế giới rất quan tâm, trong đó bảo tồn thông qua sử dụng đƣợc coi là một trong những
giải pháp hỗ trợ hiệu quả nhất cho công tác bảo tồn nguồn gen và góp phần quan trọng
vào chiến lƣợc phát triển nông nghiệp bền vững.
Các giống cây trồng địa phƣơng (trong đó có cả giống lúa Khẩu Ký, Nếp Tan co
giàng địa phƣơng) đƣợc nông dân lƣu giữ qua các thế hệ thƣờng có khả năng chống chịu
với điều kiện tự nhiên tốt, ít sâu bệnh. Rất nhiều nguồn gen có phẩm chất tốt đã và đang
đƣợc nông dân sử dụng nhƣng chƣa đƣợc quan tâm khai thác đúng mức. Chính vì vậy,
mục tiêu của việc khai thác nguồn gen là phục tráng và giới thiệu và mở rộng sản xuất các
giống cây trồng địa phƣơng có tiềm năng năng suất, chất lƣợng hoặc có khả năng chống
chịu tốt với môi trƣờng trong điều kiện biến đổi của khí hậu.
Phục tráng giống lúa Khẩu Ký, Nếp Tan co giàng đang bị lẫn tạp chất và bƣớc đầu
xây dựng kỹ thuật canh tác phù hợp cho giống lúa ngon của địa phƣơng là nhu cầu cấp thiết.
Thông qua kỹ thuật phục tráng, tổ chức các lớp tập huấn và hội thảo đầu bờ nhằm nâng
cao trình độ quản lý của cán bộ địa phƣơng, nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật
trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển bền vững cây lúa đặc sản địa phƣơng.

2


Để đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên, và tạo ra bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trong sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, dự án: “Phục tráng giống lúa Khẩu Ký, Nếp Tan co giàng
địa phương của huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu” là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Dự án đƣợc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu phê duyệt với mục tiêu sau;
* Mục tiêu chung:

Phục tráng 2 giống lúa địa phƣơng Khẩu Ký, Nếp Tan co giàng nhằm phát triển
đặc sản địa phƣơng của huyện tân Uyên nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung.
* Mục tiêu cụ thể:
+ Phục tráng giống lúa Khẩu Ký và Nếp Tan co giàng của huyện Tân Uyên-tỉnh
Lai Châu đang bị lẫn tạp, thoái hóa.
+ Xây dựng quy trình sản xuất 2 giống lúa đƣợc phục tráng.
+ Phát triển 2 giống lúa Khẩu Ký và Nếp Tan co giàng trên quy mô diện rộng trên
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

3


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây lúa trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Sản xuất và nghiên cứu cây lúa trên thế giới
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, đƣợc
trồng cách đây từ hơn 10 nghìn năm và là cây lƣơng thực quan trọng đứng hàng thứ
hai sau lúa mỳ. Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, do khả năng thích nghi
rộng nên cây lúa đƣợc trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới (theo
Nguyễn Tuấn Thành, 2013). Theo số liệu thống kê của FAO, tính đến năm 2006, toàn
thế giới có 114 nƣớc trồng lúa, phân bố ở tất cả các châu lục. Trong đó, châu Phi – 41
nƣớc, châu Á - 30 nƣớc, Bắc Trung Mỹ - 14 nƣớc, Nam Mỹ - 13 nƣớc, châu Âu - 11
nƣớc và châu Đại Dƣơng - 5 nƣớc nhƣng phân bố tập trung ở châu Á từ 30 vĩ độ Bắc
đến 10 vĩ độ Nam. Thống kê của FAO năm 2013 cũng cho thấy, diện tích trồng lúa
trên thế giới tăng lên rõ rệt từ năm 1961- 1980. Trong vòng 19 năm, diện tích trồng
lúa đã tăng từ 115,4 lên 144,4 triệu ha, bình quân tăng 1,5 triệu ha/năm. Từ năm
1980 đến năm 2012, diện tích lúa toàn thế giới tăng chậm, thậm chí có thời gian
giảm xuống (năm 2007 diện tích lúa giảm 0,2 triệu ha so với năm 2006), đạt cao

nhất vào năm 2012 với 163,46 triệu ha. Sản lƣợng lúa trên thế giới năm 2009 giảm
0,5% so với năm 2008 do có sự sụt giảm về diện tích, lý do chính là do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, nông dân không chú trọng đầu tƣ vào cây lúa. Đến năm
2011 sản lƣợng lúa tăng nên và đạt cao nhất ở mức 772,76 triệu tấn (bảng 1).
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của thế giới qua các năm
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

1961

115,4

1,9

215,6

1965

124,8

2,0


254,1

1970

132,9

2,4

316,3

1975

141,7

2,5

357,0

1980

144,4

2,7

396,9

1990

147,0


3,5

518,6

2005

154,9

4,1

634,4

2006

155,3

4,1

641,1

4


2007

155,1

4,2

656,5


2008

157,7

4,4

689,1

2009

158,3

4,3

685,2

2010

161,66

4,34

701,05

2011

163,15

4,43


722,56

2012

163,46

4,39

718,35

Nguồn: FAOSTAT, 2013

Về năng suất: năng suất lúa cũng không ngừng đƣợc cải thiện, đặc biệt là sau
cuộc Cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965- 1970, với sự ra đời của
các giống lúa thấp cây, ngắn ngày. Sự gia tăng của hai yếu tố diện tích và năng suất
đã làm cho tổng sản lƣợng lúa toàn thế giới tăng dần qua từng năm. Cụ thể, tổng
sản lƣợng lúa toàn thế giới năm 1961 đạt 215,6 triệu tấn, năm 1975 đạt 357,0 triệu
tấn, đến năm 2012 con số này là 718,35 triệu tấn (bảng 2)
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của một số quốc gia và khu vực trên
thế giới năm 2012
Quốc gia và khu
vực
Ấn Độ
Trung Quốc
Inđônêxia
Thái Lan
Banglades
Myanmar
Việt Nam

Philippin
Cambodia
Pakistan
Nguồn: FAOSTAT, 2013

Diện tích
(triệu ha)
42,5
30,3
13,44
12,6
11,7
8,15
7,75
4,69
3,1
2,7

Năng suất
(tấn/ha)
3,59
6,74
5,14
3
2,92
4,05
5,63
3,85
3
3,48


Sản lƣợng
(triệu tấn)
152,6
204,29
69,05
37,8
34,2
33
43,66
18,03
9,3
9,4

Năm 2012, đứng đầu về sản xuất lúa vẫn là 8 nƣớc châu Á bao gồm: Ấn Độ,
Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Bangladesh, Myanmar, Việt Nam, Philippines.
Tuy nhiên chỉ có 3 nƣớc có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc (6,74 tấn/ha)
và Việt Nam (5,63 tấn/ha). Mặc dù năng suất lúa ở các nƣớc châu Á còn thấp
nhƣng do có diện tích sản xuất lớn nên châu Á vẫn là nguồn đóng góp quan trọng
cho sản lƣợng lúa thế giới. Tính đến năm 2012, Châu Á vẫn là khu vực sản xuất lúa
5


lớn nhất thế giới với diện tích 136,93 triệu ha chiếm 83,77% diện tích trồng lúa
toàn thế giới, sản lƣợng đạt 611,32 triệu tấn (chiếm 85,09% sản lƣợng lúa toàn thế
giới). Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lƣợng gạo toàn cầu 20132014 xuống 473,2 triệu tấn gạo, giảm khoảng 3,6 triệu tấn so với dự báo trƣớc đó
nhƣng vẫn tăng gần 1% so với năm 2012-2013. Dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu 20132014 cũng đã đƣợc hạ 1,4 triệu tấn xuống 473,1 triệu tấn, vẫn là mức cao kỷ lục
( bảng 3).
Bảng 3. Mƣời quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới năm 2011 và dự báo năm
2012

(Đơn vị: Triệu tấn)
STT

Xuất khẩu (2011)

Xuất khẩu (2012)

1

Thái Lan

Quốc gia

10,64

7,50

2

Việt Nam

7,00

7,70

3

Ấn Độ

4,63


8,00

4

Pakistan

3,41

3,75

5

Brazil

1,29

0,90

6

Campuchia

0,86

0,80

7

Uruguay


0,84

0,85

8

Myanmar

0,77

0,60

9

Argentina

0,73

0,65

10
Trung Quốc
0,48
Nguồn: USDA (trích dẫn bởi Bộ Công thương, 2012)

0,50

Trên thế giới hiện nay có những nƣớc xuất khẩu gạo nổi tiếng thế giới nhƣ:
Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Brazil, Campuchia,... Năm 2011, lƣợng

gạo xuất khẩu của Thái Lan đạt 8,5 triệu tấn, chiếm 22% tổng lƣợng gạo xuất khẩu.
Lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,3 triệu tấn, Ấn độ đạt 4,7 triệu tấn. Năm
2012 Thái Lan bị cơn lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề cho nghành nông nghiệp, nhà
nƣớc Thái Lan phải thu mua gạo dự trữ do đó sản lƣợng xuất khẩu gạo giảm còn 6
triệu tấn (Nguyễn Dình Luận, 2013).
Nhu cầu gạo nhập khẩu của thị trƣờng trên thế giới cũng tƣơng đối khác
nhau. Châu Âu, Châu Mỹ thƣờng có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lƣợng cao, trong
khi đó Châu Phi lại có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lƣợng trung bình hoặc thấp.
Hiện nay lƣợng gạo trao đổi trên thị trƣờng thế giới chiếm tỉ trọng thấp trong tổng
cung (dƣới 5%) và giá gạo chịu ảnh hƣởng rất lớn lƣợng mua vào của một số nƣớc
nhập khẩu chính nhƣ Indonexia, Philippin, Trung Quốc,... Thời gian vừa qua Trung
6


Quốc đã đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ các nƣớc khác, nhất là các nƣớc Đông Nam Á
(Nguyễn Đình Luận, báo Nông nghiệp và Phát Triển, 2013).
Do đời sống ngày càng đƣợc cải thiện nên nhu cầu về lúa chất lƣợng cao, đặc
biệt là lúa nƣơng ngày càng tăng nên việc chọn lọc, cải tiến nhằm tạo ra các giống
lúa địa phƣơng chất lƣợng cao đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan
tâm. Một số giống lúa địa phƣơng cổ truyền của các nƣớc nhƣ Basmati của Ấn Độ
và Pakistan, Khaodak Mali của Thái Lan đã trở thành thƣơng hiệu nổi tiếng trên thị
trƣờng gạo trên thế giới.
Ấn Độ là một trong những trung tâm có nguồn gen lúa lớn nhất thế giới. Nông
dân Ấn Độ gieo trồng nhiều loại lúa chất lƣợng khác nhau, trong đó diện tích trồng
giống lúa Basmati chiếm phần lớn diện tích trồng lúa chất lƣợng cao trong cả nƣớc.
Giống lúa Basmati là giống lúa ngon nổi tiếng, có giá trị cao trên cả thị trƣờng nội
địa và xuất khẩu của nƣớc này. Giống lúa Basmati cho năng suất 1,0 - 2,0 tấn/ha và
có chất lƣợng tốt nhất khi gieo trồng ở thời vụ có nhiệt độ ban ngày là 250C, ban
đêm 210C. Ngoài đặc điểm hạt dài, gạo trong, cơm thơm, Basmati có hàm lƣợng
amyloza thấp, nhiệt độ hoá hồ, độ bền thể gel trung bình, hợp với thị hiếu ngƣời

tiêu dùng. Giống lúa thơm Basmati 370 lần đầu tiên đƣợc phát triển tại Kala Shah
Kaku năm 1933 bằng phƣơng pháp chọn lọc thuần, giống lúa này đã đƣợc trồng
rộng rãi ở cả Ấn Độ và Pakistan cho đến tận ngày nay. Sau đó nhiều giống mới
đƣợc tạo ra từ giống lúa Basmati nhƣ Basmati Pak năm 1968; Basmati 198 năm
1972; KS 282 năm 1982; Basmati 385 năm 1985 và Super Basmati năm 1996. Ở
Ấn Độ trong khoảng thời gian từ 1969 đến 1996, khi mà giống lúa thơm Basmati
370 vẫn còn phổ biến thì đã có hơn 28 giống lúa đƣợc tạo ra từ giống lúa này. Tuy
nhiên, chỉ có giống lúa thơm Taraori Basmati đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn xuất
khẩu (Chaudhary RC, 2001).
Ở Trung Quốc ngoài mục tiêu chọn các giống lúa siêu cao sản, việc cải
tiến dạng hạt và làm giảm hàm lƣợng amyloza của các giống lúa Indica và
Japonica hiện nay là mục tiêu chính của chƣơng trình tạo giống lúa chất lƣợng
ở nƣớc này. Các giống lúa chất lƣợng tốt đƣợc gieo trồng phổ biến ở Trung
Quốc đều có dạng hạt thon, chất lƣợng xay xát tốt, gạo trắng trong, hàm lƣợng
Amyloza từ thấp đến trung bình, độ bền thể gel mềm (Zhao et al. 1993).
Ở Thái Lan trồng nhiều giống lúa cổ truyền địa phƣơng có chất lƣợng gạo
cao cho tiêu dùng và xuất khẩu. Những giống cải tiến ngắn ngày, năng suất cao
chiếm tỷ lệ thấp. Thái Lan là nƣớc đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo với
loại gạo hạt dài, trắng trong, cơm thơm, ngon có chất lƣợng cao nhƣ: Khao Dawk
7


Mali 105, RD15…Trong số 6 loại gạo chất lƣợng chính trên thế giới, Thái Lan có 4
loại đó là: indica hạt dài chất lƣợng tốt, indica hạt dài trung bình, chất lƣợng tốt,
lúa thơm và lúa nếp hoặc lúa dẻo dính.
Các giống lúa đặc sản ở Myanmar đƣợc gieo trồng nhiều ở các tỉnh miền
Trung. Các giống lúa chất lƣợng cổ truyền hiện vẫn giữ vai trò chính trong thị
trƣờng nội tiêu. Một số giống lúa chất lƣợng đang đƣợc gieo trồng phổ biến ở
đây nhƣ: Namathalay, Basmati, Paw San Bay Gyar…(Khin Than New et al.
2000).

Khoảng 85% tổng sản lƣợng lúa gạo của Lào là lúa nếp. Các giống lúa ở Lào
hầu hết là các giống lúa cổ truyền, lúa nếp cảm quang, dài ngày và thƣờng trỗ bông
vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, năng suất chỉ đạt 1,6 - 3,7 tấn/ha. Trong tƣơng lai
Lào đƣợc coi là nƣớc có tiềm năng xuất khẩu các giống lúa nếp và lúa thơm
(Schiller et al. 2001).
Giống lúa Koshihikari là một giống lúa chất lƣợng cổ truyền ở Nhật thuộc
loài phụ japonica, diện tích gieo trồng giống này chiếm khoảng 30% tổng diện tích
trồng lúa ở nƣớc này. Giống lúa Koshihikari có năng suất bình quân 5,5 - 6,0 tấn/ha,
hạt dài 5,4 mm, hàm lƣợng amyloza khoảng 17-18%, độ hoá hồ thấp, không thơm,
không dính, chất lƣợng dinh dƣỡng cao và có vị ngon đặc biệt. Ở Nhật ngoài giống
lúa Koshihikari còn trồng một số giống lúa chất lƣợng cải tiến khác (Chaudhary RC,
2001).
Nhiều giống lúa đặc sản đã đƣợc chọn lọc phục tráng và trở thành thƣơng
hiệu riêng của các quốc gia.
1.1.2. Sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam
* Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nƣớc trồng lúa trọng điểm trên thế giới, ngƣời
Việt Nam vẫn thƣờng tự hào về nền văn minh lúa nƣớc của nƣớc mình. Từ xa xƣa
cây lúa đã trở thành cây lƣơng thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
của ngƣời dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp, 1999). Xét về vị trí địa lý, nƣớc ta nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lƣợng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù
hợp nên có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm và với nhiều giống khác nhau. Sản
xuất lúa gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, theo tài liệu khảo cổ học đáng
tin cậy đã công bố thì cây lúa đƣợc trồng phổ biến và nghề trồng lúa đã là nghề khá
phồn thịnh ở nƣớc ta thời kỳ đồ đồng khoảng 4000 – 3000 năm trƣớc Công Nguyên
(Đinh Thế Lộc, 2006).
Từ năm 2005, năng suất lúa của nƣớc ta ổn định và tăng mạnh - từ 5,34
tấn/ha (2010) lên 5,54 tấn/ha (2011) và đều cao hơn năng suất bình quân của thế
8



giới. Tính đến năm 2012, tổng sản lƣợng lúa của nƣớc ta đạt 43,66 triệu tấn (chiếm
6,07% tổng sản lƣợng lúa toàn thế giới). Trong những năm 2005 – 2008 sản lƣợng
gạo xuất khẩu khá ổn định ở mức trên 4,5 triệu tấn và có bƣớc đột phá từ những
năm 2009. Cụ thể, mùa vụ 2010/2011, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo trong
tổng sản lƣợng 26,37 triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ (bảng 3). Xét
về lƣợng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến 1,5
triệu tấn gạo. Mùa mua sắm tại thị trƣờng châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên
của năm mà thƣờng từ quý 2 trở đi. Gạo xuất sang châu Phi thƣờng đƣợc bán theo
cơ sở giá FOB; hàng hóa đƣợc chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các
quốc gia châu Phi khác nhau. Chính vì vậy, rất khó để đƣa ra con số chính xác về
lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang châu lục này.(Nguyễn Đình Luận, 2013).
Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang muốn tiếp cận thị trƣờng mới để đẩy
mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti trong năm ngoái và
đang tìm cách mở rộng thị phần tại Tây bán cầu.
Bảng 4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa ở Việt Nam qua các năm
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Nguồn: FAOSTAT, 2013

Diện tích
(triệu ha)
7.329,2

7.324,8
7.207,4
7.400,2
7.437,2
7.489,4
7.655,4
7.753,2

Năng suất
(tấn/ha)
4,89
4,89
4,99
5,23
5,24
5,34
5,54
5,63

Sản lƣợng
(triệu tấn)
35,83
35,5
35,94
38,73
38,95
40,01
42,40
43,66


* Nghiên cứu lúa thuần địa phương ở Việt Nam
Các giống lúa miền núi phía Bắc Việt Nam đƣợc chia làm hai dạng lúa nƣơng
và lúa ruộng dựa trên tập quán canh tác của vùng. Từ lâu gạo nƣơng vẫn đƣợc xem
là gạo đặc sản truyền thống, nhiều tập tục văn hóa truyền thống của ngƣời dân vùng
núi gắn liền với việc canh tác và sử dụng lúa nƣơng. Những điều tra, đánh giá sơ bộ
về tập đoàn lúa địa phƣơng của các dân tộc ở miền núi phía Bắc nƣớc ta cho thấy
đây là những nguồn gen quý, phong phú về các tính trạng chất lƣợng, chống sâu
bệnh, cũng nhƣ các điều kiện bất thuận nhƣ chịu hạn, chịu úng…(Nguyễn Thị
Quỳnh, 2004). Lê Doãn Diên và cộng sự, 1995 khi tiến hành nghiên cứu chất
lƣợng của tập đoàn lúa đã chỉ ra các giống lúa địa phƣơng cổ truyền ở miền núi
9


phía Bắc Việt Nam có chất lƣợng dinh dƣỡng khá. Bên cạnh phẩm chất thơm,
những giống lúa địa phƣơng có hàm lƣợng amyloze thấp, cơm dẻo, đậm, có vị đặc
trƣng rất đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng, có thể coi là đặc sản của vùng, miền.
Phần lớn các giống lúa đặc sản này thuộc nhóm lúa ruộng phân bố rải rác tại một số
vùng sinh thái từ đồng bằng đến miền núi (Tran Thi Thu Hoai, 2006).
Trong nghiên cứu đánh giá tập đoàn quỹ gen lúa nƣơng, một số giống có khả
năng sinh trƣởng phát triển ở đồng bằng đã đƣợc bình tuyển. Kết quả đánh giá 41
nguồn gen lúa Nƣơng cho thấy có 7/41 nguồn gen lúa Tẻ và 34/41 nguồn gen lúa
Nếp; 27/41 nguồn gen là lúa Japonica và 14/41 nguồn gen là lúa Indica. Lúa
Japonica ở đây là Japonica nhiệt đới. Có 15 nguồn gen có hƣơng thơm, chiếm
36,6%. Các nguồn gen này là vật liệu di truyền quý để lai tạo giống mới, nhất là sử
dụng nguồn gen lúa Japonica để tạo giống lúa cơm mềm. Một số trong số 41 nguồn
gen có thể đƣợc bình tuyển để mở rộng sản xuất ở các địa bàn sinh thái thích hợp
(Lƣu Ngọc Trình, 1995).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh, (1998) về sự đa dạng di
truyền của tài nguyên lúa vùng Tây Bắc cho thấy: Các giống lúa nƣơng có độ biến
động về chiều dài, chiều rộng và khối lƣợng 1000 hạt lớn, biểu hiện sự đa dạng di

truyền cao hơn lúa ruộng. Trong lúa nƣơng tỷ lệ Japonica chiếm phần lớn, trong
lúa ruộng tỷ lệ Indica và Japonica gần ngang nhau. Cấu trúc di truyền quần thể
phức tạp phản ánh tính đa dạng di truyền cao của lúa vùng Tây Bắc. Sự đa dạng di
truyền tài nguyên lúa vùng Tây Bắc do sự đa dạng về địa lý sinh thái, sự đa dạng về
văn hoá dân tộc và tập quán canh tác tạo nên. Nghiên cứu về nguồn gen lúa địa
phƣơng ở miền Bắc Việt Nam, Nguyễn Thị Quỳnh, (2004) kết luận nhƣ sau: Tài
nguyên di truyền cây lúa địa phƣơng ở miền Bắc Việt Nam phong phú và đa dạng
bao gồm: 40,8% lúa tẻ, 59,2% lúa nếp, 43,3% lúa ruộng, 56,7% lúa nƣơng, 6,0%
lúa chiêm, 94,0% lúa mùa, 81,2% lúa japonica, 18,8% lúa indica. Trong lúa
japonica có 62,9% là lúa nƣơng, 61,0% lúa nếp.
Cũng theo tác giả các tính trạng có sự đa dạng cao nhất của lúa địa phƣơng
miền Bắc Việt Nam là chiều dài hạt thóc và khối lƣợng 1000 hạt thóc. Các giống
lúa thuộc loài phụ Japonica có sự đa dạng hơn các giống lúa thuộc loài phụ Indica
về tính trạng râu đầu hạt, màu vỏ trấu và màu vỏ lụa hạt gạo. Lúa Japonica có tỷ lệ
bạc bụng ít hơn, nhiệt độ hoá hồ thấp hơn và tỷ lệ hạt to vừa và hạt to cao hơn lúa
Indica. Lúa nếp đa dạng hơn lúa tẻ về chiều dài hạt thóc, tỷ lệ D/R hạt và màu vỏ
lụa của hạt gạo. Chiều dài hạt thóc của lúa nƣơng đa dạng hơn lúa ruộng, số giống
lúa nƣơng có tỷ lệ hạt rất dài chiếm tỷ lệ 93,5%, cao hơn tỷ lệ tƣơng ứng của lúa

10


ruộng 80,2%. Lúa nƣơng đa dạng hơn lúa ruộng về màu vỏ trấu, màu vỏ lụa hạt
gạo, lúa nƣơng ít bạc bụng hơn lúa ruộng.
Trong nghiên cứu đánh giá tập đoàn quỹ gen lúa Nƣơng, một số nguồn gen có
khả năng sinh trƣởng phát triển ở đồng bằng đã đƣợc bình tuyển. Kết quả đánh giá
41 nguồn gen lúa Nƣơng cho thấy có 7/41 nguồn gen lúa Tẻ và 34/41 nguồn gen
lúa Nếp; 27/41 nguồn gen là lúa Japonica và 14/41 nguồn gen là lúa Indica. Lúa
Japonica ở đây là Japonica nhiệt đới. Có 15 nguồn gen có hƣơng thơm, chiếm
36,6%. Các nguồn gen này là vật liệu di truyền quý để lai tạo giống mới, nhất là sử

dụng nguồn gen lúa Japonica để tạo giống lúa cơm mềm (Lƣu Ngọc Trình, 2006).
Trong những năm qua, việc khai thác và phát triển các giống lúa đặc sản địa
phƣơng đã đƣợc các nhà khoa học Việt Nam xúc tiến và thu đƣợc những kết quả
khích lệ. Bên cạnh chọn dòng thuần, các phƣơng pháp phục tráng giống nhƣ chọn
dòng quần thể (mass selection), chọn cho mùa sau (secondary seletion) đã đƣợc
thực hiện đối với các giống lúa thơm chủ lực nhƣ Tám Xuân Đài, Tám Xoan Thái
Bình, Tám Xoan, do các cơ sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình, Nam Định, Hà
Nam đề xuất (Lê Vĩnh Thảo, 2004).
Một số giống lúa địa phƣơng có phẩm chất tốt đã đƣợc nông dân bảo tồn và
đƣa vào phục tráng, nhân rộng nhƣ Séng Cù ở Mƣờng Khƣơng hay Nếp Tan co
giàng co giàng ở Sông Mã, Sơn La. Các giống lúa đặc sản nhƣ Tám thơm, nếp
Quýt, lúa nếp thơm ngắn ngày NT-96 đã đƣợc bình tuyển và mở rộng sản xuất ở
nhiều nơi.
1.2. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của cây lúa
Cây lúa trải qua 3 thời kỳ sinh trƣởng chính: thời kỳ sinh trƣởng sinh
dƣỡng hay còn gọi là thời kỳ sinh trƣởng cơ bản; thời kỳ sinh trƣởng sinh thực
và thời kỳ tích luỹ (thời kỳ chín) (Bùi Huy Đáp, 1980).
* Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
Là thời kỳ hình thành các bộ phận quan trọng đầu tiên của cây. Thời kỳ này
đƣợc bắt đầu từ khi hạt nảy mầm. Các bộ phận: rễ, thân, lá, nhánh đƣợc hình thành
và phát triển. Quan sát thấy nhánh con đẻ ở đốt đầu tiên của thân chính chỉ xuất
hiện khi thân chính ra lá thứ tƣ. Theo dõi tổng số lá thì nhánh này luôn ít hơn nhánh
mẹ 2 lá ở tất cả các giống. Nhánh con mọc ở đốt thứ hai kém nhánh mẹ 3 lá và kém
nhánh chị 1 lá. Nhánh con thứ 3 kém nhánh mẹ 4 lá, kém nhánh chị đầu tiên 2 lá,
kém nhánh con thứ hai 1 lá, nhánh con thứ 4 kém nhánh mẹ 5 lá v.v.
* Thời kỳ sinh trưởng sinh thực
Toàn bộ thời gian sinh trƣởng sinh thực (phân hoá đòng) kéo dài 28-33 ngày.
Các giống khác nhau có thời gian sinh trƣởng sinh thực khác nhau, thời gian này
11



chênh nhau 2-3 ngày không làm thay đổi có ý nghĩa đối với thời gian sinh trƣởng
của cây lúa (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
Phân hoá đòng:
Bƣớc 1: diễn ra ngay sau khi kết thúc phân hoá lá đòng. Ở bƣớc này đỉnh
sinh trƣởng sùi ra, bắt đầu bƣớc vào quá trình phân hoá trục bông, thời gian hoàn
thành bƣớc 1 khá nhanh (2 ngày ở hầu hết các giống).
Bƣớc 2: tiếp sau là bƣớc phân hoá nhánh nguyên thuỷ, thời gian kéo dài 3-4
ngày.
Bƣớc 3: phân hoá gié cấp hai và phân hoá hoa, bông lúa non dài 1-2 mm
đƣợc phủ một lớp lông trắng, thời gian kéo dài 4-5 ngày.
Ba bƣớc phân hoá đầu tiên này nếu gặp điều kiện thuận lợi thì bông lúa to,
nhiều gié cấp 1, cấp 2 và nhiều hạt. Thời gian qua ba bƣớc đầu kéo dài 9-11 ngày,
đây là những ngày quan trọng đặt nền móng cho việc hình thành các bộ phận
“chứa” sản phẩm quang hợp để thu năng suất sau này. Những tác động bất lợi xảy
ra đúng lúc này sẽ gây ảnh hƣởng xấu đến các quá trình sau.
Bƣớc 4: bƣớc phân hoá nhị đực, nhị cái diễn ra trong 5-7 ngày.
Bƣớc 5: tiếp sau là bƣớc hình thành tế bào mẹ hạt phấn, kéo dài 3 ngày.
Bƣớc 6: sau khi hình thành, tế bào mẹ hạt phấn phân chia giảm nhiễm, quá
trình phân chia diễn ra nhanh trong 2 ngày, đây là thời điểm rất quan trọng của quá
trình phân hoá đòng.
Bƣớc 7: là bƣớc tích luỹ vật chất cho hạt phấn, thời gian qua bƣớc 7 dài nhất
trong các bƣớc phân hoá đòng (7-9 ngày).
Bƣớc 8 diễn ra trong 2 ngày, là bƣớc phân hoá cuối cùng, hạt phấn đƣợc tích
luỹ đầy đủ và chín, có thể nẩy mầm dễ dàng, đây cũng là thời gian cuối cùng của
quá trình tích luỹ vật chất vào hạt phấn, làm cho hạt mẩy, bao phấn đầy căng, khi
hoa nở bao phấn có thể vỡ ngay và tung phấn thuận lợi.
* Thời kỳ tích luỹ
Lúa trỗ bông, tung phấn và thụ phấn ngay sau khi hoa nở. Hoa lúa sau khi
thụ tinh xong, thì quá trình tích luỹ tinh bột bắt đầu, song song với quá trình phát

triển và hoàn thiện phôi. Thời kỳ này, nếu dinh dƣỡng đầy dủ, ánh sáng, nƣớc
dồi dào, sâu bệnh không gây hại thì phôi và nội nhũ phát triển rất nhanh, chỉ sau
7 ngày thể tích của nội nhũ đã chiếm đầy thể tích bên trong hoa. Trọng tâm hoạt
động quang hợp thời kỳ này là sản sinh ra vật chất tích luỹ vào hạt. Ba lá trên
cùng hoạt động quang hợp rất mạnh, vì vậy cần bảo vệ cẩn thận, tránh mọi tác
động gây tổn thƣơng (Nguyễn công Hoan, 2000, 2006).
1.2.1.
12


1.2.2. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây lúa
1.2.1.1. Vai trò của phân bón
Hơn thế kỷ đã qua, con ngƣời đã nhận ra rằng nhờ có phân bón mà năng suất
cây trồng tăng lên rõ rệt. Theo Bùi Đình Dinh từ những năm 1995 – 1999 cho rằng:
cây lúa ở mức 43,3 tạ/ha so với các giống đang sử dụng thì chỉ đạt 30-40% năng
suất. Do đó muốn tăng năng suất cây trồng hơn nữa thì biện pháp sử dụng phân bón
là hữu hiệu nhất [1,2].
A. Nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa:
Đạm là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ
quan rễ, thân, lá…. Trong số các nguyên tố đa lƣợng thiết yếu thì đạm đƣợc xem là
yếu tố quan trọng nhất cho quá trình sinh trƣởng và hình thành năng suất lúa, đạm
luôn là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu trên tất cả các loại đất. De Datta, 1981
kết luận rằng lúa cần đạm trong suốt quá trình sinh trƣởng sinh dƣỡng để tích lũy
chất khô và đẻ nhánh, điều này xác định số lƣợng bông. Đạm góp phần tạo nên số
hạt trong giai đoạn phân hóa đòng, tăng kích thƣớc hạt bằng giảm số lƣợng hoa
thoái hóa và tăng kích thƣớc vỏ trấu trong suốt giai đoạn làm đòng. Đạm góp phần
tích lũy hydratcacbon trong thân lá ở giai đoạn trƣớc trỗ và trong hạt ở giai đoạn
vào chắc vì chúng phụ thuộc nhiều vào tiềm năng quang hợp. Theo Nguyễn Nhƣ
Hà, 2006: lƣợng đạm cần thiết để tạo ra 1 tấn thóc là 17 - 35 kg N, trung bình cần
22,2 kg N. Quang hợp của cây lúa trong giai đoạn vào chắc chiếm khoảng 60 –

100% hàm lƣợng hydratcacbon trong hạt. Theo Yoshida, 1981 phần còn lại là do từ
các bộ phận khác chuyển đến. Để đạt đƣợc năng suất hạt cao nhất thì hoạt động
trao đổi trong hạt phải trùng với giai đoạn lá lúa có hoạt động quang hợp mạnh nhất.
Thực tế, năng suất lúa cao ở những giống mà lá có thể duy trì hoạt động quang hợp
đến tận giai đoạn vào chắc. Bón đạm làm tăng diện tích lá, bề rộng của tán lá, duy
trì hoạt động quang hợp của cây vì vậy ảnh hƣởng quyết định đến năng suất lúa
(Mea và cs.,1981).
Cây lúa cần đạm trong tất cả các giai đoạn sinh trƣởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ
nhánh lúa cần nhiều N nhất (Nguyễn Văn Hoan và Vũ Văn Hiển, 1999). Thiếu đạm
làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém, số hạt/ bông ít,
hạt lép nhiều, năng suất thấp. Thừa đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh
vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao, lốp, đổ non, ảnh hƣởng xấu đến năng suất và
phẩm chất lúa. Bên cạnh đó đạm cũng ảnh hƣởng đến khả năng chống chịu sâu
bệnh của lúa. Thừa hoặc thiếu đạm đều làm cho lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do
13


sức đề kháng giảm (Nguyễn Nhƣ Hà, 2006).
Nhiều công trình của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc đều cho rằng cây lúa
hút đạm nhiều nhất vào hai thời kỳ: Thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng. Lúa hút
nhiều đạm vào thời kỳ nào thì cũng đồng thời hút lân và Kali nhiều nhất vào thời
kỳ đó. Tanaka và nhiều ngƣời khác (1995) cho rằng cây lúa hút đạm nhiều nhất vào
hai thời kỳ: Thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ trỗ bông. Đối với những giống lúa sớm
ngắn ngày, sự hút đạm đạm xảy ra liên tục từ lúc bắt đầu đẻ nhánh đến trỗ bông.
Còn ở các giống lúa muộn dài ngày thì 2 đỉnh đó có khoảng cách xa nhau từ 30 –
40 ngày.
B. Nhu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa:
Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng khả năng đẻ nhánh
đồng thời cũng làm cho lúa trỗ bông và chín sớm. Lân còn làm cho lúa chỗ bông
đều, chín sớm hơn, tăng năng suất và phẩm chất hạt. Để tạo ra một tấn thóc cây lúa

cần hút 7,1 kg P2O5, trong đó tích lũy chủ yếu vào hạt. Lúa thiếu lân, lá có màu
xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và mềm yếu, ria mép lá có màu vàng tía, lúa đẻ
ít, thời kỳ trỗ bông và chín đều chậm lại và kéo dài. Do trỗ bông muộn nên hạt lép
nhiều, độ dinh dƣỡng hạt gạo thấp. Đặc biệt, lúa thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì
giảm năng suất một cách rõ rệt
C. Nhu cầu dinh dưỡng kali của cây lúa:
Kali là một trong ba yếu tố dinh dƣỡng quan trọng nhất đối với cây lúa. Lúa
hút kali nhiều nhất sau đó mới tới đạm. Đánh giá về vai trò của kali, Đinh Thế Lộc
và Vũ Văn Liết (2004) cho rằng: kali không phải là chất tạo thành bất kỳ một chất
hữu cơ nào của cây lúa nhƣng nó rất quan trọng cho hơn 40 Enzym hoạt động. Kali
đóng vai trò trong hoạt động sinh lý của cây nhƣ đóng mở khí khổng, tăng khả
năng chống chịu bệnh và giúp lúa đẻ nhánh thuận lợi, tăng kích thƣớc hạt, tăng
khối lƣợng hạt. Thiếu kali cây lúa sẽ còi cọc, đẻ nhánh kém hơn, lá ngắn và có màu
xanh tối, bông nhỏ và dài. Đối với chất lƣợng hạt lúa, nếu thiếu kali hạt giống sẽ
không bình thƣờng, dị dạng cao, phôi và rìa hạt bị đen, tỷ lệ nảy mầm của hạt kém,
sức sống của hạt giảm nhanh trong quá trình bảo quản.
1.2.1.2. Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa trên thế giới và ở Việt Nam
a. Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa trên thế giới
Nhiều thí nghiệm về hiệu lực, lƣợng phân đạm sử dụng trong mối quan hệ
với các yếu tố khác đã đƣợc tiến hành. Ladha và cs., (2003) so sánh năng suất lúa
và yêu cầu dinh dƣỡng đạm qua các năm cho biết: Thời kỳ trƣớc Cách mạng xanh
năng suất lúa rất thấp chỉ đạt 3 tấn/ha và lƣợng N cần bón là 60 kg N/ha. Trong
14


những năm đầu của cuộc Cách mạng xanh, năng suất hạt đạt gần 8 tấn/ha thì lƣợng
đạm cần bón là 160 kg N/ha. Giai đoạn thứ hai của cuộc Cách mạng xanh năng suất
mong đợi là 12 tấn/ha và lƣợng N cần bón là rất cao với mức 240 kg N/ha (Ladha
và cs., 2003).
Theo Yoshida (1985) nếu bón đạm với liều lƣợng cao thì hiệu suất cao nhất

là lúc lúa đẻ nhánh và sau đó giảm dần. Với liều lƣợng bón thấp thì bón vào lúc lúa
đẻ nhánh và 10 ngày trƣớc trỗ cho hiệu quả cao. Yoshida, 1789 cho rằng ở các
nƣớc nhiệt đới, lƣợng các chất dinh dƣỡng N, P, K cần để tạo ra 1 tấn thóc khô
trung bình là 20,5 kg N + 55 kg P2O5 + 44 kg K2O. Tỷ lệ hút đạm tùy theo từng chất
đất, phƣơng pháp, số lƣợng, thời gian bón đạm và các kỹ thuật quản lý khác. Ở các
vùng nhiệt đới hiệu suất sử dụng đạm đối với sản lƣợng hạt vào khoảng 50g chất
khô/1 kg đạm hút đƣợc. Theo Cook, 1975 khi nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón tới
năng suất và chất lƣợng hạt lúa đã kết luận: Năng suất của các giống lúa tăng dần theo
lƣợng đạm bón, nếu bón 100 -150 kg N/ha có thể tăng năng suất từ 10,3 lên 39,9 kg/ha
b. Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa ở Việt Nam
Nghiên cứu bón phân đạm trên đất phù sa sông Hồng, tập thể nghiên cứu của
viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết các thí nghiệm từ năm
1992 – 1994 cho thấy: Phản ứng của phân đạm tùy thuộc vào từng thời vụ, nền đất
và loại giống. Kết quả nghiên cứu trung bình nhiều năm, từ 1985 đến 1994 của
Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã chứng minh rằng: Trên đất phù sa đƣợc
bồi hàng năm có bón 60 kg P2O5 và 30 kg K2O thì khi bón N đã làm tăng năng suất
lúa từ 15 – 48,5% trong vụ đông xuân và 8,8 – 35,6% trong vụ hè thu. Hƣớng
chung của cả hai vụ đều bón đến mức 90 kg N/ha có hiệu quả cao hơn cả, bón trên
mức N này thì năng suất lúa tăng không đáng kể. Theo Nguyễn Ích Tân và Nguyễn
Thị Thu (2012), năng suất lúa Japonica J102 tại Hƣng Yên đạt cao nhất ở lƣợng
đạm bón 120 Kg N/ha. Khi tăng lƣợng đạm bón lên 140 kg N/ha, năng suất lúa
không tăng lên mà còn có khả năng giảm ở mật độ 50 khóm/m2. Tại Gia Lâm Hà
Nội, Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Toàn (2012), khi nghiên cứu ảnh hƣởng
của tuổi mạ và lƣợng đạm bón đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất của giống
VL75, cho thấy năng suất thực thu của lúa đạt cao nhất với mức đạm bón 120 kg
N/ha ở cả 2 tuổi mạ, nếu tăng lƣợng đạm bón lên 150 kg N/ha thì năng suất
không tăng mà còn giảm ở cả 2 tuối mạ. Tuy nhiên với tuổi mạ T1 (mạ 3-3,5 lá),
mức bón 90 và 120 Kg N/ha cho năng suất khác nhau không có ý nghĩa. Nhƣ vậy
đạm là một trong những yếu tố dinh dƣỡng quan trọng đối với cây lúa. Yêu cầu về
đạm cho các giống lúa, ở các vùng, mùa vụ khác nhau là không giống nhau. Để đạt

đƣợc năng suất, hiệu quả kinh tế cao bên cạnh việc cung cấp đủ, cân đối các chất
15


dinh dƣỡng cho lúa, cần phải bón đúng cách, đúng thời điểm. Theo Nguyễn Văn
Hoan, 2006, muốn thu đƣợc năng suất 7 tấn/ha các giống lúa cao sản cần bón 150 kg
N/ha. Thực tế, lƣợng đạm cần bón cho lúa là khác nhau giữa các vùng: Ở miền Bắc.
ngƣời dân thƣờng bón với lƣợng trung bình 103,2 kg N/ha. Theo Nguyễn Văn Bộ
và cs., 1996 lƣợng phân khuyến cáo cho lúa cao sản ở vùng đất phù sa cặp giữa hai
sông Tiền và sông Hậu là 100 -120 kg N/ha trong vụ đông xuân và 80 – 100 kg
N/ha trong vụ hè thu hoặc vụ xuân hè.
Trên đất phèn tứ giác Long Xuyên, ở vụ xuân bón 80 – 100 kg N/ha, vụ hè
thu bón 60 – 80 kg N/ha, một phần diện tích nhỏ từ Long An đến Cà Mau bón với
lƣợng 30 – 50 kg N/ha. Các giống lúa khác nhau yêu cầu lƣợng đạm bón khác nhau.
Thông thƣờng giống có tiềm năng cho năng suất cao bao giờ cũng cần lƣợng đạm
cao (Phạm Văn Cƣờng và cs., 2005). Giống lúa lai yêu cầu lƣợng đạm bón cao hơn
giống lúa thuần. Lƣợng đạm sử dụng cho giống lúa lai là 120 – 150 kg N/ha, giống
lúa thuần là 80 – 100 kg N/ha (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
Để nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm cho lúa, nhiều nghiên cứu về cách
bón phân cũng đã đƣợc tiến hành. Theo Bùi Huy Đáp, 1985, Nguyễn Nhƣ Hà,
2006: Khi đạm đƣợc bón sâu 5 – 10 cm vào tầng khử của đất thì hiệu quả sử dụng
đạm cao hơn. Bón đạm vào tầng khử, đạm đƣợc các keo đất giữ dƣới dạng NH4+,
cung cấp dần cho lúa, ngăn chặn việc hình thành NO3-, hiệu lực của đạm có thể
tăng lên gấp đôi.
Việc bón phân cho lúa cần đƣợc nghiên cứu trong từng điều kiện cụ thể.
Nhiều nghiên cứu đã xác định, trong cánh đồng trồng lúa nƣớc, thậm chí trên một
thửa ruộng có sự biến động lớn về tính chất, hàm lƣợng dinh dƣỡng trong đất dẫn
đến biến động về sinh trƣởng và năng suất lúa. Việc sử dụng chế độ bón phân với
liều lƣợng giống nhau cho một cánh đồng, thậm chí cho cả vùng sinh thái là một
trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón rất thấp. Nhiều nhà

khoa học cho rằng: Tính trạng sinh trƣởng, hàm lƣợng dinh dƣỡng và năng suất cây
trồng phản ánh trung thực nhất biến động về không gian đất, vì vậy phƣơng pháp
bón theo từng điểm cụ thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng.
1.3. Một số nghiên cứu về mật độ cho lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu về mật độ cho lúa trên thế giới
Một nghiên cứu của Westermann và Crothers cho thấy các yếu tố kỹ thuật
sản xuất nhƣ mật độ, khoảng cách cũng ảnh hƣởng đến phát triển của hạt, do ảnh
hƣởng đến cạnh tranh và dinh dƣỡng, khoảng cách hàng hẹp và tăng số cây trên
16


hàng đã làm giảm kích thƣớc hạt, sự cạnh tranh và ảnh hƣởng của mật độ khoảng
cách là rất khác nhau trong cùng một loài và khác loài. Mật độ trồng thích hợp,
quần thể lúa sẽ sử dụng tốt nƣớc và dinh dƣỡng để tạo ra năng suất cao nhất, mật
độ sản xuất giống đảm bảo tạo ra 400 - 500 bông/m2, có nghĩa là 70 - 100 cây
mạ/m2 là tốt nhất. Mật độ thƣa sẽ tăng khả năng đẻ nhánh và có thể gây ra biến
động lớn về chín đồng đều của các bông ảnh hƣởng tới chất lƣợng hạt giống, mật
độ thƣa làm tăng cỏ dại cũng làm giảm chất lƣợng hạt giống. Mật độ trồng quá cao
làm giảm năng suất và chất lƣợng hạt giống vì cạnh tranh nƣớc và dinh dƣỡng, che
khuất lẫn nhau, dễ đổ và giảm kích thƣớc hạt [36, Tr. 6,12,14]. Kết quả nghiên cứu
của DeDatta và cộng sự  37, tr.778-785  đã chỉ ra rằng: với lúa, khi cấy ở mật độ
thƣa, mỗi cây sẽ có lƣợng dinh dƣỡng lớn hơn, khả năng hút đạm và cung cấp cho
hạt cao hơn đã làm tăng lƣợng protein trong hạt của lúa nhƣng lại làm giảm lƣợng
lipit trong hạt. Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét
sau:
Mật độ quá thƣa hay quá dày đều ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng hạt
giống.Quần thể lúa có quy luật tự điều tiết giữa cá thể và quần thể nhƣng quy luật
đó không phải đúng trong mọi trƣờng hợp cấy quá dày hay quá thƣa.Để có đƣợc
tổng số bông/m2 nhƣ nhau thì cách cấy ít dảnh nhiều khóm sẽ tốt hơn cách cấy

nhiều dảnh ít khóm. Cách bố trí khóm lúa theo kiểu hàng sông rộng hơn hàng con
sẽ tạo ra sự thông thoáng cho ruộng lúa phát triển mà vẫn đảm bảo đƣợc mật độ
dày cho phép.
Mật độ cấy thích hợp đƣợc xác định tuỳ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của
giống, đất đai, phân bón và mùa vụ.
1.3.2. Một số nghiên cứu về mật độ, số dảnh cấy cho lúa ở Việt Nam
Mật độ là một kỹ thuật làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và quần thể
ruộng lúa, do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo số lá và chỉ số diện tích lá thích
hợp cho cá thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hƣởng đến khả năng đẻ nhánh và số
nhánh hữu hiệu/ khóm, khả năng chống chịu sâu bệnh... từ đó mà ảnh hƣởng mạnh
mẽ đến năng suất lúa. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoan (1999) cho thấy
trên một đơn vị diện tích, nếu mật độ càng cao thì số bông càng nhiều song số hạt
trên bông càng ít. Tốc độ giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ,
vì thế, cấy quá dày sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cấy
với mật độ quá thƣa đối với các giống có thời gian sinh trƣởng ngắn sẽ rất khó hoặc
không đạt đƣợc số bông tối ƣu. Vì vậy, muốn đạt đƣợc năng suất cao, ngƣời sản
xuất phải biết điều khiển cho quần thể ruộng lúa có số bông tối ƣu mà vẫn không
17


làm cho bông nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông không thay đổi. Đồng
thời, cách bố trí khóm lúa theo hình chữ nhật (hàng sông rộng hơn hàng con) là phù
hợp nhất vì nhƣ thế vừa đảm bảo mật độ trồng vừa tạo ra sự thông thoáng trong
quần thể, làm tăng khả năng quang hợp, chống bệnh tốt và tạo ra hiệu ứng rìa sẽ
cho năng suất cao hơn.
Nhận xét mối quan hệ diện tích dinh dƣỡng và sự đẻ nhánh, theo Phạm Văn
Cƣờng (2002), sự đẻ nhánh của cây lúa có quan hệ chặt chẽ với diện tích dinh dƣỡng.
Nếu diện tích dinh dƣỡng càng lớn thời gian đẻ nhánh đẻ càng dài và ngƣợc lại, diện
tích dinh dƣỡng càng nhỏ thì thời gian đẻ nhánh càng ngắn. Cấy dày ở mật độ cao thì
lúa sẽ không đẻ nhánh và một số cây mẹ sẽ lụi dần. Một số tác giả lại cho rằng cấy

dày hay cấy thƣa cũng ít ảnh hƣởng đến năng suất, tuy mật độ có ảnh hƣởng đến số
bông trên đơn vị diện tích nhƣng nếu số bông nhiều thì số hạt trên bông ít và ngƣợc
lại, nên cuối cùng số hạt trên đơn vị diện tích thay đổi ít hoặc không thay đổi.
Về khả năng chống chịu sâu bệnh, đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác
giả đều cho rằng gieo cấy với mật độ dày sẽ tạo môi trƣờng thích hợp cho sâu bệnh
phát triển vì quần thể ruộng lúa không đƣợc thông thoáng và che khuất lẫn nhau
nên bị chết lụi nhiều. Theo Bùi Huy Đáp: đối với lúa cấy, số lƣợng tuyệt đối về số
nhánh thay đổi nhiều qua các mật độ, nhƣng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật độ lại
không thay đổi nhiều. Theo tác giả thì các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh
nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt đƣợc thời gian sinh trƣởng và số lá
nhất định mới thành bông.
Kết quả nghiên cứu số dảnh cấy của Tăng Thị Hạnh trên giống lúa Việt Lai
20 thấy rằng khi tăng số dảnh cấy làm tăng diện tích lá và tăng khả năng tích luỹ
chất khô, đặc biệt làm tăng số bông/khóm, cấy cùng mật độ khi tăng đến 3
dảnh/khóm sẽ làm tăng năng suất giống lúa Việt Lai 20. Theo Nguyễn Thị Trâm,
các giống lai có thời gian sinh trƣởng trung bình có thể cấy thƣa nhƣ Bắc ƣu 64 có
thể cấy 35 khóm/m2. Các giống có thời gian sinh trƣởng ngắn nhƣ Bồi Tạp Sơn
Thanh, Bồi tạp 77 cần cấy dày 40 – 45 khóm/m2. Cúng theo Nguyễn Thị Trâm
(2002), thì sử dụng mạ non để cấy (mạ chƣa đẻ nhánh), sau cấy lúa thƣờng đẻ
nhánh sớm hơn và nhanh. Ví dụ nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu trên khóm với mật độ
40 khóm/m2, cần (3 - 4) dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ, nếu cấy dầy hơn thì số
nhánh đẻ có thể tăng nhƣng tỷ lệ hữu hiệu giảm. Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã
đẻ (2 - 5 nhánh) thì số dảnh cấy phải tính cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn
10 – 15 ngày so với mạ chƣa đẻ, vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định
hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70 % số bông dự định.Sau khi cấy các nhánh đẻ trên
mạ sẽ tích luỹ, ra lá, lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu tập trung
18


khoảng 8 - 15 ngày sau cấy. Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy trên

khóm nhiều hơn cấy mạ non..
Theo Nguyễn Văn Hoan thì tuỳ từng giống lúa để chọn mật độ thích hợp vì
cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa thông thoáng, các khóm lúa
không chen nhau. Cách bố trí khóm lúa theo hình chữ nhật (hàng sông rộng hơn
hàng con) là phù hợp nhất vì nhƣ thế mật độ trồng đƣợc đảm bảo nhƣng lại tạo ra
đƣợc sự thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp, chống bệnh tốt và
tạo ra hiệu ứng rìa sẽ cho năng suất cao hơn. Để có cùng số bông trên đơn vị diện
tích nên cấy ít dảnh nhiều khóm tốt hơn cấy ít khóm nhiều dảnh. Không nên cấy quá
nhiều dảnh vì khi đó cây lúa đẻ ra nhiều nhánh quá nhỏ, yếu, tỷ lệ bông hữu hiệu
thấp, số hạt/ bông ít dẫn đến năng suất không đạt yêu cầu. Nhƣ vậy, mật độ cấy có ý
nghĩa quan trọng đến cấu trúc quần thể ruộng lúa.Theo kết quả nghiên cứu Japonica
J02 của Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Thu (2012) tại Hƣng Yên với cả 2 vụ xuân
và vụ mùa, năng suất lúa Japonica J02 đều đạt cao nhất ở mật độ 45 khóm/m2 kết
hợp với mức bón 120 kg N/ha. Không có sự khác nhau về năng suất khi ta tăng
mức bón lên 140 kg N/ha khi ở mật độ này.
1.4. Điều kiện phát triển nông nghiệp của huyện Tân Uyên
Tân Uyên có diện tích tự nhiên là 90.319,65 trong đó đất nông nghiệp
7.325,12ha, đất lâm nghiệp 25.430,44ha, và các đất khác. Dân số của Tân Uyên là
43.173 ngƣời, số hộ là 8.417 hộ, số ngƣời bình quân/ hộ là 5 ngƣời, với 8 dân tộc, số
ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 53%, phần lớn là lao động trẻ, khoẻ, đây là
nguồn nhân lực lớn cung cấp cho phát triển kinh tế - xã hội. Lao động nông nghiệp
trên 80%. Mặt khác, lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 15% , số lao
động có chuyên môn, trình độ cao rất thấp, đó là cản trở lớn trong việc tiếp nhận các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Sản xuất nông nghiệp của đồng bào chủ yếu là ruộng bậc thang, nƣơng rẫy
trồng lúa, ngô, sắn, phƣơng tiện sản xuất còn thô sơ lạc hậu, trình độ sản suất còn
thấp chủ yếu theo tập quán cũ, chƣa áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiến tiến
vào sản xuất. Khâu chế biến tiêu thụ sản phẩm còn mang tính chất tự cung, tự cấp,
manh mún, nhỏ lẻ. Mặt khác, diện tích phần lớn là ruộng bậc thang, nƣơng đồi gieo
cấy 1 vụ, độ màu mỡ của đất thấp chƣa có sự canh tác đầu tƣ về phân bón nên năng

suất đạt rất thấp. Mặc dù diện tích uộng nƣớc canh tác lúa khá ( 2.653 ha), nhƣng
quá nửa là ruộng một vụ (1.475 ha), trong đó mới chỉ khai thác đƣợc 300 ha/1.475
ha, chiếm khoảng 20,3% diện tích đất một vụ.

19


Theo báo cáo năm 2009 của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Tân Uyên, toàn huyện có 1.178 ha lúa Đông xuân, năng suất đạt 56,0 tạ/ha; diện
tích lúa Mùa là 2.653 ha, năng suất đạt 41,7 tạ/ha. Ƣớc tính sản lƣợng thóc cả năm
đạt khoảng 17.088,5 tấn. Hệ số sử dụng đất thấp khoảng 1,4 lần/ năm. Diện tích
ngô toàn huyện năm 2009 khoảng 1.170 ha, năng suất bình quân đạt 36,0 tạ/ha, sản
lƣợng đạt 4.212 tấn. Diện tích đậu tƣơng khoảng 232 ha (trong cả hai vụ Đông
xuân và Thu đông), năng suất bình quân đạt khoảng 12 tạ/ha. Do sử dụng giống địa
phƣơng dài ngày, năng suất thấp nên sản lƣợng và giá trị đạt chƣa cao nhƣ tiềm
năng có thể, sản lƣợng đạt 278,4 tấn. Diện tích lạc mới chỉ đạt 92 ha (trong cả hai
vụ Đông xuân và Thu đông), năng suất bình quân khoảng 15 tạ/ha, đạt sản lƣợng
138,0 tấn.
Một số giống lúa chất lƣợng cao nhƣ Khẩu Ký, Séng Cù, Nếp Tan co giàng
(Tân Uyên), Tà Cù (Phong Phổ), …. Đặc biệt là giống Khẩu ký và Nếp Cò Giàng ở
huyện Tân Uyên, vì đây là những giống có năng suất khá, chất lƣợng gạo tốt, thơm,
dẻo, cơm ngon, đƣợc nhiều thị trƣờng ƣa chuộng, và rất quan trọng vì bán đƣợc giá,
ngƣời trồng lúa có lãi. Ngƣời nông dân vùng này mong có đủ giống tốt để mở rộng
diện tích. Tuy nhiên, những giống lúa này là các giống lúa thuần chủng, đƣợc nông
dân thƣờng trồng rồi thu hoạch, bảo quản và tự để giống cho các năm sau. Trên
thực tế nhiều giống trong các giống lúa chất lƣợng của vùng Tân Uyên-Lai Châu
hiện nay đã bị lẫn tạp và giảm chất lƣợng và bị thoái hóa vì giống đƣợc trồng nhiều
thế hệ qua nhiều năm nhƣng chƣa đƣợc chú trọng việc chọn lọc khoa học để giữ
gìn độ thuần di truyền (đúng giống). Nguyên nhân bị giảm chất lƣợng có nhiều
nhƣng đặc biệt cơ bản và quan trọng là nguyên nhân do lẫn sinh hoc và phân ly tính

trạng chất lƣợng. Để khôi phục lại chất lƣợng giống, nhằm tăng chất lƣợng gạo của
những giống lúa này, UBND Huyện Tân Uyên đƣợc sự chỉ đạo của tỉnh Lai Châu
cũng nhƣ các Sở KHCN, Sở NN&PTNT,... (Quyết định số 192/2006/QĐ-TTG
ngày 21/8/2006 và Thông báo số 13/SKHCN) sẽ phối hợp với các cơ quan khoa
học, tổ chức hoạt động khảo sát đánh giá và phục tráng để tăng chất lƣợng giống
lúa Khẩu Ký và Nếp Tan co giàng, đồng thời để ngƣời dân các xã tham gia các hoạt
động và các lớp tập huấn về kỹ thuật phục tráng giống lúa này. Qua đó, nông dân sẽ
học hỏi đƣợc phƣơng pháp và có thể tự mình duy trì đƣợc các giống lúa chất lƣợng
ở chính mảnh ruộng của mình. Đánh giá tình hình kinh tế xã hội cho thấy:
Điểm mạnh: Sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng đến phát triển nông
nghiệp thông qua các chƣơng trình cụ thể nhƣ: chƣơng trình 134, chƣơng trình 135,
chƣờng trình 159, Chính sách cho vay vốn tín dụng theo quyết định 32, trợ cƣớc trợ
giá.... Sự thành công trong công tác nghiên cứu chọn tạo các bộ giống cây trồng
20


nhƣ lúa, ngô, đậu tƣơng, lạc... ngắn ngày, chịu hạn, năng suất cao, chất lƣợng tốt,
chịu lạnh và chống chịu sâu bệnh từ các Viện, Trung tâm nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc là nguồn vật liệu quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp
nông thôn, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nguồn lao động nông thôn rất dồi dào thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp theo các công thức luân canh tăng vụ (1 vụ lúa xuân chịu hạn + 1 vụ lúa
mùa; 1 vụ màu đông xuân + 1 vụ lúa mùa và 1 vụ lúa mùa sớm + 1 vụ màu thu
đông) trên diện tích đất một vụ là rất lớn.
Những tồn tại, khó khăn: Lao động phần lớn là lao động phổ thông, chƣa qua
đào tạo, nên số lao động này không có việc làm thƣờng xuyên là rất lớn. Sản xuất
nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào mƣa, lƣợng mƣa rất thất thƣờng. Mùa khô
khí hậu lạnh, độ ẩm và lƣợng mƣa tƣơng đối thấp . Vào những đợt rét nhất , nhiều
nơi, nhiệt độ trung bì nh xuống tới 4- 50C, kèm theo lạnh có sƣơng mù dày đặc , gió
bấc và sƣơng muối . Trong nhiều năm qua, do sức ép tăng dân số và để đảm bảo

nhu cầu lƣơng thực tại chỗ, ngƣời dân đã mở rộng diện tích đất canh tác bằng việc
phát rừng làm nƣơng rẫy để trồng cây lƣơng thực ngắn ngày. Việc làm này đã gây
nhiều tác động tiêu cực đến môi trƣờng: hạn hán, lũ lụt, nhất là lũ quét càng xảy ra
thƣờng xuyên hơn, dẫn đến những thiệt hại lớn về ngƣời và của cho nhân dân và
gây nhiều khó khăn cho phát triển sản xuất. Nhiều diện tích đất ruộng bậc thang bỏ
hoá. Diện tích ruộng trồng lúa đặc sản giảm. Bên cạnh đó, tập quán sinh hoạt, sản
xuất của đồng bào còn lạc hậu và tự phát, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 31,31%. Do đó, rất
khó khăn trong công tác chuyển giao kỹ thuật mới. Tình trạng thả rông gia súc
trong thời gian gieo trồng các cây vụ đông vẫn phổ biến ở các xã, ảnh hƣởng đáng
kể đến sản xuất nông nghiệp, vừa không kiểm soát đƣợc dịch bệnh, không tận dụng
đƣợc nguồn phân hữu cơ đầu tƣ cho sản xuất.
1.5. Một số kết quả về phục tráng giống lúa ở Việt Nam
a) Giống nếp đặc sản Tú Lệ
Nếp Tú Lệ: Nếp có vỏ trấu vàng sẫm ở đầu hạt, viền gân màu nâu tím; Hạt
gạo tròn, trắng trong, ít bạc bụng; Tỷ số rộng hạt/dài hạt là 59,96% - 61,51%; Đặc
biệt rất thơm khi nấu, cơm dẻo, không dính, giữ đƣợc mùi thơm và độ dẻo lâu. Nếp
Tú Lệ có đặc điểm là dẻo, thơm, mềm nhƣng rõ hạt, không dính, bết, nát, ăn không
bị “ngán” do có hàm lƣợng amiloze là 10,15%, amilopectin là 89,85%; Tinh bột:
72,56%; Protein: 6,49%; Vitamin B1: 0,133 mg/100g; Độ phân huỷ kiềm: 7; Nhiệt
độ hoá hồ thấp. Thời điểm thu họach thích hợp nhất để Nếp Tú Lệ có chất lƣợng
cao là từ 39 đến 45 ngày sau trỗ. Vùng phân bố giống nếp Tú Lệ cho năng suất,
21


chất lƣợng cao phục vụ cho việc mở rộng diện tích gồm: xã Tú Lệ, xã Cao Phạ và
xã Nậm Có với tổng diện tích khoảng 600 ha. Mô hình thử nghiệm quy trình canh
tác mới đã đạt năng suất trên 4 tấn/ha tăng so với đối chứng từ 14 - 18%[25].
b) Nếp CK2003: Giống nếp CK2003 thu thập ban đầu tại huyện Phú Tân – An
Giang đƣợc thanh lọc và tuyển chọn bằng phƣơng pháp điện di SDS-PAGE theo
hƣớng năng suất cao, chất lƣợng tốt và đã chọn đƣợc 5 dòng ƣu tú. Khảo nghiệm

cơ bản 5 dòng ƣu tú và 1 giống đối chứng nếp CK2003 địa phƣơng tại huyện Phú
Tân vào 2 vụ Đông Xuân 2008 - 2009, Hè Thu 2009 chọn đƣợc 3 dòng đạt mục
tiêu năng suất cao 6,5 – 7,5 tấn/ha, hàm lƣợng amylose thấp < 3%, hàm lƣợng
protein cao > 10%, độ bền thể gel cấp 1[23].
c) Phục tráng giống lúa bao thai Chợ Đồn, Bắc Kạn:
Lúa Bao thai là một giống lúa bản địa mang tính chất đặc trƣng cao ở huyện
Chợ Đồn. Đây là một giống lúa có nhiều đặc tính ƣu việt nhƣ: Cơm ngậy, ngon, vị
đậm. Năm 2011, Viện di truyền nông nghiệp, Đại Học Nông nghiệp hà Nội và
Trung tâm thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao đã tổ chức nghiên cứu
phục tráng giống lúa Bao thai tại 02 xã Phƣơng Viên và Quảng Bạch với diện tích
thực hiện 10ha, trong đó xã Phƣơng Viên 4,9ha, xã Quảng Bạch 5,1ha. Sau 3 năm
triển khai thực hiện, kết quả cho thấy việc trồng lúa Bao thai từ giống lúa đã phục
tráng làm gia tăng năng suất, chất lƣợng gạo. Vụ mùa năm 2013, năng suất lúa đạt
50-52 tạ/ha. Kết quả của dự án đã tạo điều kiện thuận lợi để thời gian tới huyện
Chợ Đồn có thể chủ động sản xuất đƣợc nguồn giống, nâng cao năng suất, chất
lƣợng gạo Bao thai Chợ Đồn [30].
d) Nếp cái hoa trắng:
Nếp cái hoa trắng (hay còn gọi là nếp cao cây, nếp tháng 9 là giống lúa quý
đƣợc gieo cấy tại Bắc Ninh với nhiều ƣu điểm và giá trị kinh tế cao. Giống lúa có
đặc điểm nhận dạng chính là bông lúa trỗ màu trắng, dạng hình cao gọn, cứng cây,
ít nhiễm sâu bệnh hơn so với nếp cái hoa vàng, do đó giảm đƣợc chi phí sản xuất.
Gạo nếp cái hoa trắng thơm ngon, có giá bán cao hơn một số loại gạo nếp khác.
Năm 2010, Sở KH&CN Bắc Ninh đã tổ chức thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, cải tạo
và phục tráng giống lúa nếp cái hoa trắng phục vụ sản xuất” dựa theo tiêu chuẩn
ngành (Lúa thuần - quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống). Đến vụ thứ 3 (G2) đã
tuyển chọn, nhân sơ bộ và tạo ra giống tƣơng đƣơng cấp siêu nguyên chủng. Các
tính trạng đặc trƣng, ƣu việt của giống nếp cái hoa trắng sau khi phục tráng đã đƣợc
lƣu giữ nhƣ: tính cảm quang nhẹ với ánh sáng ngày ngắn, thời gian sinh trƣởng
khoảng 135-145 ngày, dạng hình cây cao trung bình 140-142cm, đẻ nhiều, có từ 68 bông/cây, kháng bệnh đạo ôn, khô vằn, khi chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh tốt
22



giống có khả năng cho năng suất cao 54-56 tạ/ha. Đề tài đã sản xuất đƣợc 300kg
thóc giống, đủ phục vụ cho diện tích 6ha ruộng nhân giống nguyên chủng[31].
Tóm lại: Việc phục tráng giống lúa có chất lƣợng tốt là việc thƣờng làm và
quan trọng cho bảo tồn nguồn gen và phát triển các giống lúa đặc sản, chất lƣợng
tốt, góp phần cho việc tăng thu nhập trên mộ diện tích. Nhƣ vậy, cùng điều kiện
tƣơng đối giống nhau ở vùng Tây Bắc (đất đai, thời tiết, thời vụ), các giống lúa địa
phƣợng có chất lƣợng tốt đã bị thoái hóa ở Lai Châu là hoàn toàn thực hiện đƣợc.
1.6. Ứng dụng chỉ thị phân tử SSR trong đánh giá đa dạng di truyền
1.6.1. Nguyên ly và ứng dụng
Các chỉ thị phân tử DNA thƣờng có tên gọi theo kỹ thuật nhƣ: RAPD,
AFLP, STS, SSR, . . . Tùy thuộc vào mỗi nghiên cứu cụ thể thì các nhà khoa học sẽ
lựa chọn chỉ thị thích hợp để sử dụng.
Phƣơng pháp SSR là nghiên cữu những đoạn DNA lặp lại một cách có trật
tự, gồm những đơn vị có chiều dài từ 1 – 6 nucleotide lặp lại (hay kiểu lặp lại ngắn)
đƣợc gọi là Microsatellites. SSR có trong khắp hệ gene của sinh vật. Bản chất đa
hình của microsatellites có thể đƣợc sinh ra do sự nhân bội từ DNA tổng số của hệ
gene nhờ việc sử dụng 2 đoạn mồi bổ sung với trình tự gần kề hai đầu đoạn lặp lại.
Giá trị của SSR ở chỗ nó sinh ra đa hình từ nhiều vùng tƣơng ứng, bao phủ rộng
khắp hệ gene và có bản chất đồng trội, nên dễ dàng phát hiện bằng phản ứng PCR.
[4] [5].
1.6.2. Một số kết quả về sử dụng chỉ thị phân tử ở Việt Nam
Việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong việc đánh giá nguồn gen và vật liệu phục
vụ chọn tạo giống cũng đƣợc triển khai và thu đƣợc những kết quả khả quan. Tại
một số Viện nghiên cứu và trƣờng ( Đại học Nông Nghiệp I, Viện Di truyền Nông
Nghiệp, Viện Công nghệ Sinh học, Viên Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long,...) đã
triển khai sử dụng chỉ thị phân tử để phát hiện gen kháng bệnh và lập bản đồ gen
kháng đối với một số cây trồng chính, trong đó có nghiên cứu về gen kháng bệnh
bạc lá đối với cây lúa . Đã có những báo cáo về ứng dụng chỉ thị phân tử trong

chọn tạo giống lúa kháng bạc lá, và đã có một số dòng kháng có triển vọng đƣợc
tạo ra bằng kỹ thuật này.[16]. Phạm Thị Bảy và cộng sự (2000) đã phân tích phân
tử AND của các dòng lúa chọn lọc đã phát hiện dòng B12 mang đoạn AND dài
1200bp là đoạn AND liên kết chặt với gen kháng Pi-2(t) và dòng B12 kháng 100%
với 4 nòi nấm lây bệnh. [2]Tuy nhiên cho đến nay ngoài đề tài chọn tạo giống
kháng bạc lá với lúa thuần của Viện Di truyền, chƣa có đề tài nghiên cứu chọn tạo
giống lúa lai kháng với bệnh bạc lá nhờ ứng dụng công nghệ sinh học.
23


×