Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 194 trang )

VIN HN LM
KHOA HC X HI VIT NAM
HC VIN KHOA HC X HI

NGUYN TH MAI LAN

QUảN TRị TàI CHíNH TạI CáC TRƯờNG ĐạI HọC
TRựC THUộC Bộ CÔNG THƯƠNG
TRONG ĐIềU KIệN Tự CHủ

LUN N TIN S KINH T

H NI - 2019


VIN HN LM
KHOA HC X HI VIT NAM
HC VIN KHOA HC X HI

NGUYN TH MAI LAN

QUảN TRị TàI CHíNH TạI CáC TRƯờNG ĐạI HọC
TRựC THUộC Bộ CÔNG THƯƠNG
TRONG ĐIềU KIệN Tự CHủ
Chuyờn ngnh: Qun lý kinh t
Mó s:

9 34 04 10

LUN N TIN S KINH T


Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS.TS Phớ Mnh Hng
2. PGS.TS Hong Th Thỳy Nguyt

H NI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận
án là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Mai Lan


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1.1.
1.2.
1.3.

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tình hình nghiên cứu trong nước
Khoảng trống nghiên cứu

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ TÀI

Trang
1
10
10
17
22

CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ

2.1.
2.2.
2.3.

Giáo dục đại học công lập và vấn đề tự chủ đại học
Tự chủ tài chính và quản trị tài chính trong các cơ sở giáo dục đại
học công lập
Kinh nghiệm quốc tế về tự chủ tài chính và quản trị tài chính trường
đại học công lập
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

3.1.
3.2.
3.3.

Quản trị đại học đối với các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương
Thực tiễn quản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ

Công Thương
Đánh giá chung về quản trị tài chính tại các trường đại học tự chủ
trực thuộc Bộ Công Thương
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

4.1.
4.2.
4.3.

Bối cảnh, xu thế và định hướng phát triển giáo dục đại học
Quan điểm hoàn thiện quản trị tài chính tại các trường đại học công
lập trực thuộc Bộ Công Thương
Giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính tại các trường đại học trực
thuộc Bộ Công Thương
KẾT LUẬN

24
24
37
57
69
69
76
105
114
114
119
121
149


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

151
152


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDĐH

: Giáo dục đại học

GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo
ĐHCL

: Đại học công lập

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

NSNN

: Ngân sách nhà nước

QTTC


: Quản trị tài chính


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
3.1

Danh sách các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương

69

3.2

Danh sách các trường tự chủ theo Nghị quyết 77

79

3.3

Tổng hợp nội dung chi giai đoạn 2013 - 2017

81

3.4


Chi phí đào tạo 1 sinh viên của Đại học Công nghiệp Hà Nội

85

3.5

Nguồn thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ 2017

96

3.6

Các dự án hợp tác quốc tế của các trường đại học thuộc Bộ

96

Công Thương
3.7

Nguồn tài trợ của Đại học Công nghiệp Hà Nội giai đoạn

97

2010 - 2017
3.8

Mức học phí hệ đại học đại trà một số trường thuộc Bộ Công Thương

100


4.1

Thay đổi trong quản trị chi phí

134


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
1

Khung nghiên cứu luận án

5

2.1

Mức độ tự chủ trường đại học Mỹ

35

2.2


Các thành tố tự chủ đại học

35

2.3

Khung đánh giá quản trị tài chính trường đại học

53

3.1

Tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu

76

3.2

Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ

76

3.3

Cơ cấu chi theo nội dung kinh tế năm 2017

81

3.4


Đánh giá về phương pháp quản lý chi tiêu đang áp dụng

86

3.5

Tổng nguồn thu của các trường năm 2017

90

3.6

Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên và mức độ tự đảm

91

bảo chi thường xuyên
3.7

Cơ cấu nguồn ngân sách cấp cho các trường - so sánh 2013 và 2017

92

3.8

Nguồn thu từ học phí giai đoạn 2013 - 2017

93

3.9


Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2013 - 2017

94

3.10

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2013 - 2017

95

3.11

Các yếu tố làm căn cứ xác định mức thu học phí

101

3.12

Khó khăn khi xác định giá dịch vụ đào tạo

102

3.13

Cơ chế kiểm soát nguồn thu

103

3.14


Đánh giá hoạt động quản trị nguồn thu

103

3.15

Thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức và nguồn thu bình

104

quân đầu người năm 2016
4.1

Mô hình QTTC trường đại học công lập

122

4.2

Quy trình lập kế hoạch tài chính có sự tham gia

128

4.3

Mô hình quản trị nguồn thu từ đào tạo

129


4.4

Tư duy chiến lược trong xác định nhu cầu đầu tư

137


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện đại, quá trình sản xuất của cải ngày càng phụ thuộc
vào tri thức. Trong các nguồn lực, tri thức giờ đây đóng vai trò là nguồn lực số một,
dẫn dắt sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khả năng sáng tạo và ứng dụng tri thức
được xem là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc
gia, hay tổ chức. Trong điều kiện đó, sự phát triển của hệ thống giáo dục, đặc biệt là
giáo dục đại học (GDĐH) ngày càng trở nên quan trọng. Không đơn giản là nơi đào
tạo nhân lực chung cho nhu cầu của nền kinh tế, các trường đại học là cái nôi sản sinh
ra các tri thức khoa học, các phát minh sáng chế, là nơi đào tạo ra một lực lượng lao
động đặc biệt: các nhà khoa học, những nhà sáng chế, các kỹ sư, chuyên gia hay đội
ngũ lao động có trình độ và chất lượng cao, đóng vai trò dường cột trong việc sáng
tạo, phổ biến, lan truyền và áp dụng tri thức trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
Sức mạnh của hệ thống đại học chính là nền tảng sức mạnh của một quốc gia.
Với tư cách là một cơ sở đào tạo, trường đại học trước hết là nơi tổ chức
các quá trình dạy và học, giúp sinh viên hoàn thiện và trưởng thành cả về năng lực
và nhân cách trước khi họ chính thức bước vào đời sống kinh tế, xã hội với tư
cách là người lao động. Tuy nhiên, khác với các cơ sở giáo dục phổ thông, trường
đại học về thực chất còn là một cơ sở nghiên cứu khoa học (NCKH) hùng mạnh,
nơi mà người ta xem việc tạo ra tri thức cũng quan trọng như việc truyền thụ tri
thức, do tri thức được giảng dạy luôn phải được cập nhật và đổi mới. Việc coi
trọng các hoạt động NCKH, tổ chức hoạt động dạy, học trên nền tảng NCKH, việc
xem các hoạt động sáng tạo, đổi mới là mang tính chất sống còn khiến cho sự vận

hành của một trường đại học đúng nghĩa, đẳng cấp phải được đặt trên nền tảng tự
chủ, trong đó sự sáng tạo và tự do học thuật luôn được đề cao, sự tự chủ về tổ
chức, nhân sự và tài chính được xem là các điều kiện cần thiết bảo đảm cho tự chủ
về học thuật. Nói cách khác, tính chất đặc thù của hoạt động GDĐH đòi hỏi các cơ
sở đào tạo GDĐH, nếu muốn hoàn thành được sứ mệnh của mình, phải trở thành
các tổ chức tự chủ.

1


Trước đổi mới, hệ thống đại học ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình đại
học công, bao cấp, thiếu tính tự chủ, phù hợp với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập
trung. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều sự thay đổi trong
hệ thống giáo dục, trong đó có GDĐH. Song song với việc mở cửa (khá ồ ạt) cho
việc hình thành các trường đại học tư, mạng lưới các trường đại học công cũng
được mở rộng. Sự gia tăng khá nhanh về mặt số lượng các trường đại học chỉ đi
kèm với một số ít thay đổi về mặt tổ chức, cơ chế quản lý áp dụng đối với các cơ sở
giáo dục loại này theo xu hướng: các trường đại học được bộ chủ quản phân quyền
ra quyết định nhiều hơn trong một số khâu hoạt động của mình, đặc biệt là các đại
học quốc gia và đại học vùng. Xu hướng tự chủ đại học diễn ra khá chậm chạp song
cũng đã được triển khai ở những bước đầu tiên và đang ngày càng thu hút sự chú ý
của xã hội.
Trong các nội dung của tự chủ đại học, xu hướng áp dụng cơ chế tự chủ tài
chính được triển khai và có nhiều nội dung đi vào cuộc sống hơn cả. Sau những
bước đi có tính chất thí điểm, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đã được ban hành mở
đầu cho việc trao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học, đặc biệt là đối với
hoạt động chi ở các cơ sở có khả năng đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên. Quyền tự chủ này tiếp tục được mở rộng trong nội dung của Nghị định số
16/2015/NĐ-CP, trong đó các trường được chủ động hơn trong việc khai thác các
nguồn thu để đảm bảo cho hoạt động của mình. Một số trường được thí điểm áp

dụng mô hình tự chủ tài chính cao theo nguyên tắc tự bảo đảm về thu, chi, kể cả các
khoản chi đầu tư phát triển, đồng thời các trường này cũng được trao nhiều quyền tự
chủ hơn trong các lĩnh vực hoạt động khác. Nhìn chung, cơ chế tự chủ tài chính đại
học hiện hành cho phép các trường được tự quyết định nhiều hơn trong lĩnh vực tài
chính, đồng thời nguồn tài chính được xem là "bao cấp" từ nhà nước được cắt giảm.
Trong điều kiện được trao quyền tự chủ nhiều hơn, các trường đại học công
lập (ĐHCL) đã từng bước thay đổi để thích ứng. Với yêu cầu của cơ chế tự chủ theo
tinh thần Nghị định 16/2016/NĐ-CP, các cơ sở GDĐH đang chuyển dịch theo hướng
tiếp cận với thị trường với tư cách một nhà cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu
khách hàng. Các cơ sở GDĐH nói chung và các cơ sở giáo dục - đào tạo (GDĐT)

2


trực thuộc Bộ Công Thương nói riêng đang nỗ lực từng bước hoàn thiện cơ chế
quản trị tài chính (QTTC) nội bộ theo hướng đa dạng hóa và tăng cường khai thác
nguồn thu, quản lý chặt chẽ hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn các khoản chi, quản lý
và sử dụng hiệu quả hơn các tài sản, sử dụng tài chính như một đòn bẩy kích thích
mọi mặt hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, cùng với những chuyển động theo
hướng tích cực, trong thực tế, nhiều trường còn lúng túng trong việc đổi mới hoạt
động QTTC nội bộ phù hợp với yêu cầu của cơ chế tự chủ. Nhiều bất cập vẫn tồn
tại trong nhận thức, trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế huy động và quản trị
nguồn thu, trong việc quản trị chi phí và kiểm soát chi tiêu cũng như trong lĩnh vực
quản trị tài sản và phân phối các kết quả tài chính.
Mặt khác, cơ chế tự chủ tài chính hiện hành đang được áp dụng cho các
trường ĐHCL là một cơ chế chưa hoàn thiện. Nó chưa được xác lập đồng bộ với
các nội dụng tự chủ khác trong hoạt động của các trường đại học. Nhà nước, thông
qua bộ chủ quản vẫn can thiệp với những mức độ khác nhau vào các hoạt động của
nhà trường. Kể cả trong lĩnh vực tài chính, nhiều ràng buộc đối với các cơ sở đào
tạo chưa được tháo gỡ. Trong khi đó, nhân danh việc cắt giảm, hay xóa bỏ cơ chế

tài chính bao cấp, nhà nước dường như có xu hướng thoái thác ở mức độ khác nhau
đối với nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chức năng ‘sửa chữa thất bại" thị
trường trong lĩnh vực GDĐH. Trong điều kiện như vậy, hoạt động QTTC nội bộ
của các trường ĐHCL, bao gồm cả các trường trực thuộc Bộ Công Thương càng trở
nên khó khăn.
Bất chấp những khó khăn như đã nói ở trên, xu hướng mở rộng tự chủ đại
học nói chung và tự chủ chủ tài chính đại học nói riêng đã được khởi động trong
những năm qua ở Việt Nam là không thể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, với những
đặc thù và yêu cầu cụ thể của mình, hệ thống các trường đại học trực thuộc Bộ
Công Thương cần phải thay đổi và hoàn thiện cơ chế QTTC của mình để có thể đáp
ứng yêu cầu tồn tại và phát triển nhằm hoàn thành tốt sứ mệnh được xã hội giao
phó. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: "Quản trị tài
chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương trong điều kiện tự chủ"
làm nội dung nghiên cứu của luận án.

3


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Trong điều kiện Nhà nước ban hành khuôn khổ pháp lý để thực hiện tự chủ đối
với các đơn vị sự nghiệp, các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương cũng không
nằm ngoài dòng chảy này. Nghiên cứu này nhằm phát hiện những điểm bất cập từ phía
chính sách để hoàn thiện, sửa đổi và quan trọng hơn là giúp các trường đại học trực
thuộc Bộ Công Thương nhận rõ những yêu cầu mới và điều chỉnh hoạt động quản trị tài
chính cho phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo.
Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QTTC tại các trường ĐHCL trực thuộc
Bộ Công Thương trong bối cảnh cơ chế tự chủ tài chính hiện hành; phân tích kết quả
đạt được, tồn tại, nguyên nhân và xu hướng phát triển; từ đó đề xuất một số giải pháp

nhằm hoàn thiện công tác QTTC tại các cơ sở đào tạo này.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu sau sẽ được giải quyết trong luận án:
- Câu hỏi 1: Nội dung cốt lõi của QTTC ở các trường đại học trong điều
kiện tự chủ là gì?
- Câu hỏi 2: Thực trạng QTTC tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công
Thương như thế nào?
- Câu hỏi 3: Trong bối cảnh tự chủ, mô hình và giải pháp QTTC tại các
trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương có thể áp dụng là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động QTTC tại các trường ĐHCL trực thuộc
Bộ Công Thương trong bối cảnh cơ chế tự chủ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận án chỉ nghiên cứu vấn đề QTTC tại các trường đại
học trực thuộc Bộ Công Thương.
+ Về thời gian: Nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính thời kỳ từ năm 2006
(năm thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP) đến nay (2017); thu thập số liệu về
thực trạng QTTC tại 5 (năm) trường khảo sát từ năm 2013 đến năm 2017.

4


- Về nội dung, luận án chỉ tập trung vào những vấn đề cốt lõi nhất của
QTTC trong trường đại học, đó là quản trị nguồn thu; quản trị chi phí; quản trị tài
sản và quản trị kết quả tài chính; thực trạng, xu hướng phát triển và các giải pháp
hoàn thiện QTTC tại các trường ĐHCL trong cơ chế tự chủ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, đề
tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống khi nghiên cứu hoạt động QTTC. Theo đó, hoạt
động QTTC của các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương được đặt trong hệ

thống các trường ĐHCL của Việt Nam và trong bối cảnh Nhà nước giao tự chủ cho
các trường. Hoạt động QTTC cũng được nghiên cứu trong mối quan hệ hữu cơ với
quản trị các hoạt động khác của nhà trường như quản trị đào tạo, quản trị nhân sự…
Đồng thời, QTTC được xem xét trong chu trình từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện
và theo dõi đánh giá.
Tóm lại, trọng tâm của nghiên cứu này là công tác quản trị tài chính (bao
gồm nội dung, quy trình, bộ máy quản trị). Các nội dung này được đặt trong bối
cảnh tự chủ tài chính với khuôn khổ pháp lý mà Nhà nước đã đề ra và các nhà
trường phải thay đổi, điều chỉnh hoạt động quản trị tài chính của mình nhằm thích
nghi với bối cảnh mới.
Cách tiếp cận đó giúp cho việc giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, logic
và có ý nghĩa thực tiễn cao với các trường.

Hình 1: Khung nghiên cứu luận án

5


- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên
cứu định tính, trong đó kết hợp cả nghiên cứu tại bàn và khảo sát tại hiện trường.
Nghiên cứu tại bàn
Nghiên cứu tại bàn nhằm giúp xác định những vấn đề chính về QTTC trường
đại học đã được đề cập bởi các nghiên cứu liên quan và các phương tiện thông tin
đại chúng. Ngoài ra, các chính sách, văn bản liên quan của Chính phủ và Bộ GDĐT,
Bộ Công Thương đến các nội dung tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói
chung và các cơ sở đào tạo đại học nói riêng cũng được tổng hợp. Đặc biệt, nghiên
cứu tại bàn cũng phân tích, tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các trường ĐHCL trực
thuộc Bộ Công Thương để có bức tranh về tình hình QTTC tại các đơn vị này.
Khảo sát tại hiện trường:
Khảo sát được thực hiện đối với các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương

thông qua 2 công cụ là Phiếu phỏng vấn (Phụ lục 1) và Phiếu khảo sát (Phụ lục 2).
+ Phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng câu hỏi nhiều lựa chọn dành cho
các nhà quản lý và giáo viên. Phiếu khảo sát, ngoài các thông tin chung, gồm 5
phần: (i) đánh giá hệ thống văn bản, quy chế QTTC của trường; (ii) đánh giá việc
lập kế hoạch tài chính; (iii) đánh giá cách thức quản trị và hiệu quả quản trị nguồn
thu; (iv) đánh giá cách thức và hiệu quả quản trị chi phí; (v) đánh giá công tác đấu
thầu và quản trị tài sản
Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng từ đối
tượng là cán bộ lãnh đạo các trường, lãnh đạo các phòng ban chức năng của
trường và một số giáo viên. Tổng số phiếu bao gồm 350 cán bộ là đại diện trong
nhóm nói trên. Việc khảo sát được thực hiện qua kênh trực tiếp và qua internet.
Tổng số phiếu thu về là 289 phiếu. Về mặt thống kê, số phiếu này đủ lớn để kết
quả có ý nghĩa thống kê. Kết quả khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS, chủ
yếu phục vụ thống kê mô tả.
+ Phiếu Phỏng vấn được sử dụng cho phỏng vấn bán cấu trúc, bao gồm các
câu hỏi liên quan đến các nội dung sau: (i) công tác lập kế hoạch tài chính (ii)
nguồn thu và cách thức quản trị nguồn thu; (iii) hoạt động chi tiêu, quản trị chi phí;
(iv) quản trị tài sản và (v) quản trị kết quả tài chính.

6


Phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện tại một số trường. Đối tượng phỏng
vấn là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách Tài chính, Trưởng/phó phòng Kế
hoạch - Tài chính, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán).
Bên cạnh phương pháp tổng hợp, so sánh, luận án còn áp dụng phương
pháp điển cứu để thực hiện nghiên cứu chuyên sâu với một số nội dung tại một số
trường điển hình trong số các trường trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương.
- Nguồn dữ liệu:
Luận án sẽ sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phục vụ mục tiêu

nghiên cứu.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp là số liệu của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Công
Thương; Vụ Hành chính - Sự nghiệp, Bộ Tài chính; các số liệu do các trường cung
cấp; dữ liệu từ các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong nước và
trên thế giới về các vấn đề liên quan tới đề tài luận án.
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát bằng Phiếu khảo sát và
Phỏng vấn sâu tại các trường.
6. Tính mới và đóng góp của luận án
6.1. Tính mới của luận án
- Về cách tiếp cận:
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện lên quan đến tự chủ trong lĩnh vực sự
nghiệp nói chung và GDĐT nói riêng hầu hết tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ
chế chính sách nhằm mở rộng tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Các nghiên
cứu này chủ yếu tiếp cận từ góc nhìn của các nhà làm chính sách, các cơ quan quản
lý. Với mục tiêu là vừa khuyến khích tự chủ của các đơn vị, vừa đáp ứng được yêu
cầu quản lý của các cơ quan này, nên các giải pháp đều có góc nhìn từ bên ngoài
đơn vị.
Đề tài mà luận án lựa chọn có cách tiếp cận và góc nhìn ngược lại. Đó là,
trong bối cảnh Nhà nước đã có các chính sách và cơ chế khuyến khích tự chủ như
vậy, các cơ sở GDĐT, với tư cách là người cung cấp dịch vụ, cần phải thay đổi như
thế nào, cần làm gì để vừa nắm bắt được cơ hội của cơ chế tự chủ của Nhà nước
mang lại; đồng thời cũng vượt qua những thách thức mà chính cơ chế này tạo ra. Vì

7


vậy, bên cạnh xử lý các mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ quan quản lý; luận
án tập trung vào các giải pháp QTTC của các trường.
- Về nội dung:
Quản trị tài chính trong các trường ĐHCL không phải là vấn đề mới đối với

các trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước, do nguồn thu chủ yếu của các trường
dựa vào nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) cấp phát, các trường thực hiện nhiệm
vụ đào tạo theo chỉ tiêu Nhà nước giao. Vì vậy, mô hình quản trị tại các trường chủ
yếu là quản trị theo đầu vào. Hoạt động QTTC bị xơ cứng, thụ động và không phát
huy được năng lực của các trường.
Mô hình quản trị theo đầu vào không còn phù hợp khi Nhà nước đã ban
hành cơ chế tự chủ. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh này, các trường phải hoạt
động giống như doanh nghiệp, muốn vậy phải "lột xác" và tìm kiếm phương thức
quản trị mới. Điều đó khá lạ lẫm và khiến các trường lúng túng và gặp nhiều khó
khăn. Các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương cũng không phải là ngoại lệ.
Vì vậy, có thể khẳng định nội dung QTTC của các trường đại học trực thuộc Bộ
Công Thương là vấn đề mới chưa được nghiên cứu trước đó.
Đặc biệt là, mô hình Bộ chủ quản đã được áp dụng ở nước ta từ thời kỳ kế
hoạch hóa tập trung nhưng đến nay đã lộ rõ nhiều bất cập. Nghiên cứu này có tính
đột phá khi đề xuất lộ trình xóa bỏ bộ chủ quản đối với các trường ĐHCL như là
một điều kiện cần thiết để các trường tự chủ.
6.2. Những đóng góp của luận án
Luận án đã có những đóng góp sau:
- Về mặt lý luận, luận án làm rõ bản chất và những nội dung chủ yếu của
QTTC trong các trường ĐHCL, chỉ ra mục tiêu của QTTC các trường ĐHCL. Với
mỗi nội dung QTTC, luận án đã chỉ ra những vấn đề cốt lõi nhất, làm cơ sở lý luận
để soi chiếu vào thực tiễn, từ đó đánh giá thực tiễn. Mặt khác, các nội dung này
cũng được xem là khung lý thuyết để các trường vận dụng và xây dựng cho riêng
mình một mô hình QTTC nội bộ cụ thể, phù hợp với điều kiện riêng có của trường.
- Về mặt thực tiễn, luận án tiến hành phân tích thực trạng các nội dung
QTTC của các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương, trong đó tập trung vào

8



các nội dung chính từ khâu lập kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện và đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch tài chính. Qua phân tích, luận án đã đánh giá và chỉ rõ
những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác QTTC
của các trường. Dựa vào đó, luận án đưa ra mô hình QTTC trong trường ĐHCL nói
chung trong bối cảnh tự chủ và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTTC
trong các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ
chế tự chủ tài chính. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo tốt không chỉ cho
các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương mà còn cho các cơ sở GDĐH nói
chung trên toàn quốc.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Lý luận cơ bản về quản trị tài chính trong các cơ sở giáo dục đại
học công lập.
Chương 3: Thực trạng quản trị tài chính trong các trường đại học trực thuộc
Bộ Công Thương.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính trong các trường đại học
trực thuộc Bộ Công Thương.

9


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

Các nghiên cứu của nước ngoài về QTTC tại các cơ sở GDĐH trong điều
kiện tự chủ được phân nhóm theo ba nội dung nghiên cứu tài chính và cơ chế quản

lý tài chính đối với trường đại học; tự chủ tài chính và QTTC ĐHCL.
1.1.1. Nghiên cứu về tài chính giáo dục đại học và quản lý tài chính
trường đại học
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tài chính GDĐH,
quản lý tài chính trường đại học, tiêu biểu như: "Higher Education Finance: Trends
and Issues" của Arthur M.Hauptman (2006), "Higher Education Financing Policy:
Mechanisms and Effects" của Bryan Cheung (2008), "Financial Management and
Planning in Higher Education institutions" của Tony Holloway (2006), "The
Strategy-Focused Organization: How Balanced Scorecard Companies Thrive in The
New Business Environment" của Kaplan, R. S. and Norton, D. P. (2000), "Financial
Management in Education" của J. R. Hough (1994)…
Nghiên cứu của Arthur M. Hauptman (2006) đã chỉ ra rằng, để có thêm
nhiều tiền thì việc tăng học phí là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu tài chính của các
trường. Đồng thời, qua đó xem xét các nguồn hỗ trợ từ phía nhà nước cho các trường
vào các lĩnh vực hoạt động nghiên cứu, hoạt động chi thường xuyên. Vấn đề quan
trọng nhất trong quản lý tài chính là các trường phải minh bạch trong sử dụng nguồn tài
chính để đảm bảo chất lượng GDĐH. Đồng thời, việc sử dụng ngân sách cần gắn chặt
với vấn đề trách nhiệm, quyền chủ động trong sử dụng ngân sách [114, tr. 83-106].
Theo Bryan Cheung (2008), các trường đại học có thể tạo lập được các
nguồn thu lớn từ các hợp đồng bên ngoài. Nguồn thu này được kiểm soát như mô
hình công ty để tái khẳng định chi phí đơn vị và thiết lập một lợi nhuận công [117].
Tony Holloway (2006) cho rằng các cơ quan quản lý khi xem xét vấn đề quản lý tài
chính trong các trường đại học không thể cứng nhắc, tuân thủ các thủ tục tài chính,
quy trình truyền thống mà phải có sự mềm dẻo, được điều chỉnh liên tục phù hợp

10


với từng thời kỳ phát triển của mỗi quốc gia và đặc biệt coi trọng khía cạnh hành vi
của chủ thể sử dụng nguồn lực tài chính đó. Tony Holloway đã nhấn mạnh vào các

quyết định quản lý của người đứng đầu nhà trường trong việc sử dụng nguồn tài
chính cho GDĐH. Trong việc kiểm nghiệm lý thuyết, Tony Holloway xem xét và so
sánh hai lý thuyết của chủ nghĩa duy lý và sự gia tăng để rút ra kết luận về quản lý
tài chính áp dụng trong trường đại học. Tác giả đã đưa dịch vụ y tế vào so sánh với
dịch vụ GDĐH qua khía cạnh hành vi của con người có thể gây ảnh hưởng đến sự
thành công trong quản lý tài chính, và ông khẳng định ở khía cạnh này GDĐH tư
nhân có thể làm tốt hơn khu vực giáo dục công lập. Sự cần thiết cho thành công
trong quản lý tài chính các trường ĐHCL là việc áp dụng một mô hình quản lý tài
chính trong kinh doanh vì hoạt động tài chính trong khu vực này có kỷ luật rất
nghiêm ngặt và minh bạch để hướng tới việc đạt được lợi nhuận [142].
Quản lý tài chính trong các trường ĐHCL phải theo kiểu doanh nghiệp, có
sự kiểm soát của những đối tượng thụ hưởng đó là kết luận của Robert S. Kaplan
(2000). Tác giả cho rằng phần lớn các trường đại học công được chính phủ cung
cấp một phần kinh phí để hoạt động, đây chính là cơ chế quản lý được đặc trưng bởi
một mức độ cao của tập trung và quan liêu. Trong những năm gần đây, xu hướng
tăng quyền tự chủ của các trường đại học ngày càng lớn, ngân sách của các trường
đại học dần được xem là "ngân sách tự chủ" do người học đóng góp. Trong giới hạn
của ngân sách các trường học có thể tự quyết định việc phân phối các nguồn lực mà
không cần phê duyệt của các bộ có liên quan nhưng cần có sự giám sát của các đối
tượng thụ hưởng nó. Các trường đại học phải hiểu rằng đi đôi với quyền tự chủ là
minh bạch, do vậy các trường đại học phải có các công cụ quản lý hiện đại thay thế
công cụ quan liêu như hiện nay trong việc kiểm soát việc sử dụng các tài sản và tín
dụng. Trong bối cảnh này có nhiều điều để học hỏi từ các công ty hoạt động trong
môi trường kinh tế, vì họ thiết lập ngân sách dựa trên mục tiêu sản xuất và phối hợp
phòng ban ở mức độ tự trị cao. Để việc giám sát sử dụng nguồn lực tài chính của
các đối tượng thụ hưởng có hiệu quả, tác giả cho rằng các trường đại học phải phát
triển hệ thống thông tin minh bạch trong việc tổng hợp và xác định chi phí trong
hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư phát triển. Tác giả tin rằng các trường

11



đại học hoạt động hiệu quả hơn nếu họ sử dụng các công cụ kinh tế này. Mặc dù các
trường ĐHCL là tổ chức phi lợi nhuận nhưng họ có nhiều hoạt động kinh tế nên có
thể áp dụng một phần mô hình quản lý tài chính của công ty. Ngoài ra, tác giả cũng
khẳng định việc quản lý chi phí trong trường đại học cần một hệ thống kế toán minh
bạch, có kỷ luật chặt chẽ và phải được thể hiện bằng dòng tiền, trong đó đặc biệt
phải cho thấy dòng chảy của vốn mà trường nhận được từ nhà nước và các nguồn
khác, đồng thời kết quả quản lý tài chính phải được thể hiện bằng những thay đổi
trong giá trị tài sản ròng theo thời gian mặc dù những chi phí thường thấp không
phải là đối tượng quan tâm đặc biệt. Tóm lại, theo tác giả để đảm bảo được việc
kiểm soát tài chính trong các trường ĐHCL thì yêu cầu hệ thống kế toán của một
trường đại học phải có ba loại thông tin kinh tế: báo cáo dòng tiền, bảng cân đối và
một tuyên bố thay đổi giá trị tài sản. Hệ thống này là công cụ cơ bản được sử dụng
bởi các kiểm toán viên và các nhà chức trách để kiểm tra tính minh bạch trong phân
bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính [115].
J. R. Hough (1994) đưa ra đặc điểm đầy đủ của hệ thống quản lý tài chính
giáo dục là cách thức lập ngân sách và kiểm soát các chi phí. Tác giả cũng đưa ra
một số dự báo như: quản lý tài chính trong các trường ĐHCL phụ thuộc chủ yếu
vào chất lượng nhân viên quản lý chuyên trách, do vậy các trường ĐHCL cần khẩn
trương có các chương trình đào tạo nhân viên tham gia vào việc này; các trường nếu
muốn có chi phí thấp nhất mà tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhất thì đặc biệt
phải coi trọng đến sử dụng các nguồn lực sao có hiệu quả nhất để các ngành nghề
đào tạo có đầy đủ các máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy hiện đại, tương đương
với hoạt động sản xuất ngoài thị trường [135].
Bên cạnh đó, các công trình như: "The School Financial Management
Tools" của Berkhout F., Berkhout S. (1992); "Financial School Management
Explained" của Bisschoff T. (1997); "School business management" của Niemann
G. S. (1997); "Theories of Educational Leadership and Management" của Bush T.
(2004); "A strategic approach to finance and budgeting" của Davies B. (2003);

"Financial accountability: The principal or school governing body" của Mestry R.
(2004); "Efficient Financial Management" của Kruger A. G. (2005); "The

12


Handbook of School Management" của Clarke A. (2007); "The Evaluation of the
Implementation of the Manual for Principals of High Schools Regarding To
Financial Management In The Mafeteng District Of Lesotho" của Motsamai M. J.
(2009); "A Programme to Facilitate Principals Financial Management of Public
Schools" của Ntseto V. E. (2009)… các nghiên cứu này đã cho thấy mối liên hệ
giữa các yếu tố quản lý tài chính với hiệu quả của tổ chức. Cụ thể, Bush (2004) đã
phân loại 6 mô hình với các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý các tổ chức
giáo dục với giả định các tổ chức được tổ chức theo mô hình cấp bậc [118]. Clarke
(2007) tiếp tục phát triển các mô hình của Bush và xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến các nhiệm vụ quản lý của đơn vị là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
soát [119]. Quản lý tài chính của trường là một phần quan trọng để quản lý hiệu quả
trường học (Mestry, 2004 [138], ; và Ntseto, 2009 [141]).
1.1.2. Nghiên cứu về tự chủ đại học
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tự chủ đại học. Nội hàm của khái niệm tự
chủ đại học xuất phát từ nhận thức khác nhau về vai trò của Nhà nước đối với giáo
dục nói chung và GDĐH nói riêng.
Anderson and Jonhson, 1998 [122] cho rằng tự chủ đại học được định nghĩa
là "sự tự do của một cơ sở giáo dục trong việc điều hành công việc của mình mà
không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ bất cứ cấp chính quyền nào".
Theo Groof J. D,. Neave G,. Svee J. (1988) thì "Tự chủ đại học là điều kiện
cho phép một trường đại học tự quản mà không có sự can thiệp từ bên ngoài" [133].
Theo Prof. Ulrike Felt, Michaela Glanz (2002), quyền tự chủ của các trường
đại học là một giá trị cơ bản và cũng là một điều kiện cần thiết để đảm bảo thực
hiện "tự do học thuật". Quyền tự chủ của các trường đại học bao hàm việc tự đưa ra

các quyết định, tự thiết lập các hệ thống giá trị, các hình thức liên kết, lĩnh vực hoạt
động trong xã hội nhằm ngày càng nâng cao giá trị khoa học. Trong đó, các trường
cũng phải tự chịu trách nhiệm đối với những quyết định cũng như những ảnh hưởng
đối với xã hội [140].
Fielden (2008) đã chỉ ra các mức độ khác nhau từ sự kiểm soát chặt chẽ các
trường công cho đến sự tự chủ và độc lập đầy đủ mà các trường có được, đưa ra 4 mô

13


hình có tính đại diện từ kiểm soát đến tự chủ. Ông cũng nhấn mạnh rằng, bên trong
mô hình kiểm soát nhà nước vẫn có một số sự tự chủ vì một Bộ ở trung ương không
thể nào kiểm soát được mọi thứ. Còn bên trong mô hình độc lập thì Bộ Giáo dục
vẫn được quyền chịu trách nhiệm pháp lý về nhiều mặt [129].
Theo Eurycide (2007), "Tự chủ nhà trường là một hình thức quản lý trong
đó nhà trường được trao quyền tự ra quyết định về hoạt động của nhà trường, bao
gồm sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, huy động+ và sử dụng nguồn kinh phí từ
khu vực tư nhân và xã hội, tuyển dụng và sa thải nhân sự; đánh giá giảng viên và
hoạt động giảng dạy" [128].
Theo quan điểm của Philip Cummin (2012), "Tự chủ của cơ sở giáo dục đại
học không có nghĩa là trao quyền sở hữu nhà trường mà là việc tăng quyền của lãnh
đạo nhà trường khi đưa ra những quyết định quan trọng nhằm mục đích đem lại
những kết quả tốt cho nhiều sinh viên" [120].
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tự chủ trường học bao
gồm: (1) Tự chủ về chương trình và đánh giá học sinh, bao gồm: lựa chọn sách giáo
khoa, xác định nội dung giảng dạy và học tập; xác định các môn học trong nhà
trường; thiết lập các chính sách và đánh giá sinh viên. (2) Tự chủ trong phân bổ
nguồn lực và quản lý nhân sự, bao gồm: lựa chọn, tuyển dụng giảng viên; sa thải
giảng viên; xác định mức lương khởi điểm của giảng viên; tăng lương cho giảng
viên; tính toán ngân sách của nhà trường; xác định cơ chế phân bổ nguồn lực trong

nội bộ nhà trường…
Trong tuyên bố của Hiệp hội đại học Châu Âu (EAU), tự chủ tức là tự quản
lý, tự chịu trách nhiệm về những vấn đề bên trong hệ thống. Tuyên bố chỉ ra 4
nguyên lý tự chủ đại học, đó là: (1) tự chủ học thuật, (2) tự chủ tài chính, (3) tự chủ
tổ chức và (4) tự chủ nhân sự [127]. Quan niệm về các yếu tố cấu thành tự chủ đại
học như vậy được nhiều người chia sẻ.
1.1.3. Nghiên cứu về quản trị tài chính đại học công lập
Theo Robert S. Kaplan (2000), quản lý tài chính trong các trường ĐHCL
phải theo kiểu doanh nghiệp, có sự kiểm soát của đối tượng thụ hưởng. Trong
những năm gần đây, xu hướng tăng quyền tự chủ của các trường đại học ngày càng

14


lớn, ngân sách của các trường đại học dần được xem là "ngân sách tự chủ" do người
học đóng góp.
Nghiên cứu của Jamil Salmi và Arthur M. Hauptman (2006) cho thấy để có
thêm nhiều tiền thì việc tăng học phí là phương án tốt nhất để đáp ứng nhu cầu tài
chính của các trường. Đồng thời, phân bổ các nguồn hỗ trợ từ phía nhà nước cho
các trường vào các lĩnh vực hoạt động nghiên cứu, hoạt động chi thường xuyên.
Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý tài chính là các trường phải minh bạch trong
sử dụng nguồn tài chính để đảm bảo chất lượng GDĐH [136].
Nghiên cứu của Học viện Khoa học và Nghệ thuật Mỹ (2016) cho biết, với
sự sụt giảm nhanh chóng về nguồn tài trợ của nhà nước, các trường đại học nghiên
cứu công lập ở Mỹ đã tích cực khám phá những cách mới để tạo ra doanh thu và cắt
giảm chi phí. Trong vài năm qua, nhiều trường đại học nghiên cứu công lập đã cắt
giảm giảng viên, loại bỏ hoặc sắp xếp lại các khóa học, đóng cửa các cơ sở đào tạo
vệ tinh, đóng cửa các phòng máy vi tính và giảm các dịch vụ thư viện. Nhiều trường
ĐHCL cố gắng bảo vệ thành tích của trường bằng cách trì hoãn công việc bảo trì và
giảm thiểu chi phí quản lý. Đồng thời, các trường đại học nghiên cứu công lập cũng

đã đưa ra kế hoạch tiết kiệm chi phí tích cực bao gồm giảm các lớp hành chính, tạo
ra các cuộc hẹn chung giữa các khoa với các bộ phận khác trong trường để chia sẻ
các thông tin và dịch vụ, và bắt tay vào các hợp tác toàn hệ thống. Ví dụ, Hệ thống
Đại học Maryland đã đưa ra Sáng kiến Hiệu suất và Hiệu quả (efficiency &
effectiveness, E&E) mang lại 356 triệu đô la tiền tiết kiệm trong suốt mười năm
đầu. Trường Đại học ở California, Berkeley đã khởi động Chương trình Hoạt động
xuất sắc ba năm trước và thông qua các chương trình liên quan đến mua sắm tiết
kiệm, tiêu chuẩn hóa nó được cung cấp và giấy phép phần mềm rộng khắp trường,
và cơ cấu tổ chức hợp lý - đã đạt được tổng cộng hơn 63 triệu đô la tiền tiết kiệm
tích lũy cho đến nay. Đại học Miami đã đưa ra dự án Mu-Lean trong năm 2009, từ
đó đã xác định hơn 25 triệu đô la tiết kiệm và doanh thu mới. Các tổ chức khác đã
thực hiện gia công phần mềm một số hoạt động, bao gồm quản lý bãi đỗ xe, nhà
nghỉ, và các cơ sở khác của trường.

15


Theo nghiên cứu vào năm 2008 của Hiệp hội Đại học Châu Âu (EUA), quá
trình hướng đến sự bền vững về tài chính đòi hỏi phải xác định chi phí đầy đủ (full
costing) cho tất cả các hoạt động của các trường đại học. Sau đó, các trường đại học
cần tập trung làm thế nào để đa dạng hóa nguồn thu nhập (Eurydice 2008,
Estermann và Nokkala 2009; Estemann và Bennetot 2011). EUA đề nghị thuật ngữ
"chi phí đầy đủ" là khả năng xác định và tính toán tất cả các chi phí trực tiếp và gián
tiếp của các hoạt động trong một trường đại học. Chi phí đầy đủ chính là công cụ
thích hợp để thừa nhận chi phí của các cơ sở GDĐH. EUA cũng đã thừa nhận lợi
ích khác nhau mang lại cho các trường đại học áp dụng phương pháp tính phí đầy
đủ này. Có thể chia thành hai nhóm lợi ích là lợi ích nội bộ và lợi ích bên ngoài.
Những điểm quan trọng nhất trong lợi ích nội bộ là giúp hiểu rõ hơn về những nội
hàm tài chính của các quyết định đầu tư và có được các thông tin cập nhật và nhất
quán cho những quyết định trong quản lý. Lợi ích bên ngoài là tạo ra cơ sở đáng tin

cậy để đàm phán tài trợ với các đối tác nhà nước và tư nhân, và làm khả năng thu
hồi chi phí cao hơn và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Cũng theo EUA, tính Chi
phí dựa vào Hoạt động (Activity Based Costing - ABC), một kỹ thuật thường được
sử dụng để thiết lập các hệ thống tính phí đầy đủ trong GDĐH, đã ảnh hưởng về
mặt định nghĩa nhưng chưa đạt được sự hiểu biết và sử dụng chung trong các cơ sở
GDĐH ở châu Âu như đã đạt được trong lĩnh vực kinh doanh.
Theo Robert S. Kaplan (2000), để việc giám sát sử dụng nguồn lực tài chính
của các đối tượng hưởng lợi có hiệu quả, tác giả cho rằng các trường đại học phải
phát triển hệ thống thông tin minh bạch trong việc tổng hợp và xác định chi phí
trong hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư phát triển. Tác giả tin rằng các
trường đại học hoạt động hiệu quả hơn nếu họ sử dụng các công cụ kinh tế này.
Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định việc quản lý chi phí trong trường đại học cần một
hệ thống kế toán minh bạch, có kỷ luật chặt chẽ và phải được thể hiện bằng dòng
tiền, trong đó đặc biệt phải cho thấy dòng chảy của vốn mà trường nhận được từ nhà
nước và các nguồn khác, đồng thời kết quả quản lý tài chính phải được thể hiện
bằng những thay đổi trong giá trị tài sản ròng theo thời gian mặc dù những chi phí
thường thấp không phải là đối tượng quan tâm đặc biệt. Tóm lại, theo tác giả để

16


đảm bảo được việc kiểm soát tài chính trong các trường ĐHCL thì yêu cầu hệ thống
kế toán của một trường đại học phải có ba loại thông tin kinh tế: báo cáo dòng tiền,
bảng cân đối kế toán và thuyết minh thay đổi giá trị tài sản. Hệ thống này là công cụ
cơ bản được sử dụng bởi các kiểm toán viên và các nhà chức trách để kiểm tra tính
minh bạch trong phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài có thể tổng
hợp thành ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất nghiên cứu về chính sách tài chính cho

GDĐH, tự chủ tài chính và cơ chế quản lý tài chính đối với các trường ĐHCL.
Nhóm thứ hai nghiên cứu về quản lý tài chính đối với các trường ĐHCL. Nhóm thứ
ba nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh QTTC đối với ĐHCL.
1.2.1. Nghiên cứu về chính sách tài chính, cơ chế quản lý tài chính và tự
chủ tài chính đối với trường đại học công lập
Các nghiên cứu có giá trị trong nhóm này có thể kể đến là:
Các đề tài, dự án, nghiên cứu như Đề tài cấp Bộ: "Hoàn thiện cơ chế, chính
sách tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học
Việt Nam" do GS.TS Mai Ngọc Cường (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) chủ trì;
Đề tài cấp Bộ: "Đổi mới cơ chế chính sách tài chính trong quá trình xã hội hóa hoạt
động giáo dục đại học Việt Nam", do TS. Vũ Quốc Huy - Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, làm chủ nhiệm, 2002; Dự án "Điều tra thực trạng và kiến nghị giải pháp
đổi mới đầu tư tài chính đối với các trường đại học Việt Nam phù hợp với cơ chế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế’’ do GS.TS Mai Ngọc Cường - Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, làm chủ nhiệm, 2005; Dự án "Điều tra thực trạng và khuyến nghị
giải pháp thực hiện tự chủ về tài chính ở các trường đại học Việt Nam" do GS.TS. Mai
Ngọc Cường - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, làm chủ nhiệm, 2008. Phan Huy
Hùng (năm 2009), đề tài: Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam". Đề tài NCKH cấp Bộ "Hoàn thiện
cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập khối kinh tế ở Việt
Nam" của PGS.TS. Vũ Duy Hào, 2005; Đề tài cấp Bộ "Điều tra thực trạng và
khuyến nghị giải pháp thực hiện tự chủ về tài chính ở các trường đại học Việt Nam"

17


của GS.TS. Mai Ngọc Cường, 2007; Đề tài NCKH cấp Bộ "Đổi mới cơ chế tài
chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
và định hướng 2020" của PGS.TS. Nguyễn Trường Giang, 2013; Đề tài NCKH cấp
Bộ "Chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam giai

đoạn 2014-2020" của TS. Đỗ Thị Thanh Vân, 2015; Đề tài NCKH cấp Bộ "Nghiên
cứu hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng trực
thuộc Bộ Công Thương" của ThS. Tào Thị Kim Vân, 2016.
Các luận án tiến sĩ như: "Hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại
học ở Việt Nam" của Lê Phước Minh, 2005; "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính
nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam" của Bùi Tiến Hanh, 2007;
"Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam" của
Nguyễn Anh Thái, 2008; "Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học
công lập ở Việt Nam" của Trần Đức Cân, 2012; "Tác động của công tác quản lý tài
chính đến chất lượng giáo dục đại học - nghiên cứu điển hình tại các trường đại
học thuộc Bộ Công thương" của Nguyễn Minh Tuấn, 2015; "Huy động nguồn tài
chính ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam" của
Trần Trọng Hưng, 2015…
Các nghiên cứu trên đã hệ thống hóa những vấn đề về GDĐH; vai trò
trường ĐHCL trong hệ thống GDĐH; khái niệm, đặc điểm, phân loại các trường
ĐHCL; cơ chế vận hành GDĐH trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu cần đổi mới
toàn diện hệ thống giáo dục, đặc biệt GDĐH để nâng cao chất lượng đào tạo…
Đồng thời hệ thống hóa những vấn đề cơ chế quản lý tài chính, chính sách tài
chính, cơ chế tự chủ tài chính của các trường ĐHCL. Nhiều nghiên cứu làm rõ
những yếu tố tạo nên cơ chế tự chủ tài chính, đó là: tự chủ trong quản lý, khai thác
các khoản thu, tự chủ trong quản lý chi tiêu, tự chủ trong sử dụng tài sản; đưa ra
tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ tài chính trên các khía cạnh:
tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính linh hoạt, tính công bằng, tính ràng buộc, sự thừa
nhận của cộng đồng; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính, đến cơ chế tự
chủ: chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước, hệ thống pháp luật, sự phát
triển thị trường lao động, năng lực quản lý của cơ quan chủ quản, trình độ quản lý

18



×