Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

TỔN THƯƠNG mắtở BỆNH NHÂN hội CHỨNG STEVENS JOHNSON và LYELL DO dị ỨNG THUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.75 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

NGUYỄN MINH HOÀNG

TỔN THƯƠNG MẮT Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG
STEVENS-JOHNSON VÀ LYELL DO DỊ ỨNG THUỐC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

NGUYỄN MINH HOÀNG

TỔN THƯƠNG MẮT Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG
STEVENS-JOHNSON VÀ LYELL DO DỊ ỨNG THUỐC

Chuyên ngành: Dị Ứng – Miễn dịch lâm sàng
Mã số:



ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Hoàng Thị Lâm

HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐNTT

Bạch cầu đa nhân trung tính

HLA

Human Leucocyte Antigen (Kháng nguyên bạch cầu người)

HSV

Herpes Simplex Virus

SCORTEN

Severity scores for TEN

SJS

Stevens Johnson

TEN


Toxic Epidermal Necrolysis

TTDUMDLS

Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng

(Điểm SCORTEN)


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị ứng thuốc luôn là vấn đề được quan tâm trong lĩnh vực y tế ở nước
ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, khi thuốc điều trị ngày càng
phát triển thì tỉ lệ dị ứng thuốc ngày một gia tăng gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng thậm chí tử vong cho người bệnh.
Dị ứng thuốc có nhiều thể với biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trong đó,
Hội chứng Lyell (Hoại tử thượng bì nhiễm độc -Toxic Epidermal Necrolysis TEN) và hội chứng Stevens -Johnson (SJS) là hai hội chứng gây tổn
thương da và niêm mạc nặng. Tần suất mắc hai hội chứng này trong dân số

khá ít khoảng 2-7/1.000.000 dân số [1,2] nhưng tỉ lệ tử vong cao. Chẩn đoán
SJS/TEN chủ yếu dựa vào lâm sàng và khai thác tiền sử sử dụng thuốc.
Thương tổn điển hình trong hội chứng SJS và Lyell là da có bọng nước
và loét các hốc tự nhiên. Trong số đó, tổn thương mắt là một biến chứng
nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến mù
lòa. Di chứng do tổn thương mắt để lại như: Khô mắt, bỏng giác mạc khi tiếp
xúc ánh sáng , sẹo giác mạc, loét giác mạc, quặm, lông xiêu … ảnh hưởng
nhiều đến thị lực và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tại Việt Nam, rất ít đề tài đề cập đến tổn thương mắt trên đối tượng
bệnh nhân dị ứng thuốc có hội chứng SJS và Lyell
Xuất phát từ nhữn lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tổn thương mắt ở bệnh nhân hội chứng Stevens – Johnson , Lyell do dị
ứng thuốc điều trị tại TTDƯMDLS Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3/2019
đến tháng 7/2020” với mục tiêu:


2

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Stevens –
Jonhson, Lyell điều trị tại TTDƯMDLS Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3/2019
đến tháng 7/2020.
2. Mô tả đặc điểm tổn thương mắt của bệnh Stevens –Jonhson, Lyell
điều trị tại TTDƯMDLS Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3/2019 đến tháng
7/2020.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử phát hiện



3

Năm 1814, Bateman là người đầu tiên mô tả nổi bật thương tổn
“hình bia bắn” và Bazin là người đầu tiên cho rằng tổn thương niêm mạc là
một triệu chứng của bệnh [3, 4].
Năm 1866, Ferdinand von Hebra lần đầu tiên mô tả đặc điểm của tổn
thương hồng ban đa dạng gây ra bởi virus HSV, ông xếp chúng thành một
nhóm hồng ban đa dạng dịch tiết. [5, 6]
Năm 1922, hai bác sĩ người Mỹ, Albert Mason Stevens và Frank
Chambliss Johnson mô tả hai trường hợp nặng của hồng ban đa dạng với tổn
thương ở mắt và “các dát xuất huyết trên da màu hơi đỏ tía, có hoại tử ở trung
tâm”, ngày nay gọi là hội chứng SJS. [7]
Năm 1939, Debre et al lần đầu tiên mô tả một trường hợp dường như là TEN.
Năm 1956, Alan Lyell đưa ra khái niệm “hoại tử thượng bì nhiễm độc
(Toxic epidermal necrolysis)” sau khi mô tả bốn ca lâm sàng rất chi tiết gồm
các triệu chứng da, niêm mạc và nội tạng [8]. Một trong bốn bệnh nhân này
sau đó được phân loại là bong vảy da do tụ cầu [9].
1.2. Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc SJS và TEN ước tính 2- 7 trường hợp/ triệu dân/ năm [1,2].
Trong đó, SJS tỉ lệ mắc ước tính 1,2-6 trường hợp/triệu dân/năm [5]; TEN tỉ
lệ từ 0,4-1,9 trường hợp/ triệu dân/ năm [10]. Khoảng 80% bệnh nhân
SJS/TEN nguyên nhân do dị ứng thuốc, nhiễm trùng chỉ chiếm 10,4% ở
bệnh nhân SJS và 3,2% ở bệnh nhân TEN [4]. Các hội chứng này gặp ở phụ
nữ nhiều gấp đôi nam giới, chủ yếu ở người lớn nhưng cũng có thể gặp ở trẻ
em. Nếu bệnh nhân lần sau vẫn sử dụng thuốc đã từng gây SJS và TEN thì
biểu hiện dị ứng sẽ nặng hơn lần trước [3, 4, 11,12].
Tại Trung tâm Dị Ứng – MDLS, theo nghiên cứu về tình hình dị ứng
thuốc từ 1981 - 2005 của Nguyễn Năng An và Nguyễn Văn Đoàn, trong tổng
số 2067 bệnh nhân dị ứng thuốc tỷ lệ SJS và TEN là 10,35%, tỷ lệ tử
vong chung của hai hội chứng này là 6,07% [13]



4

1.3. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh
Hội chứng SJS và TEN có căn nguyên gây bệnh chủ yếu dị ứng thuốc,
nhiễm khuẩn, nhiễm virus, vacxin, huyết thanh … Dị ứng thuốc là căn nguyên
hay gặp chiếm hơn 80%, các thuốc thường gặp: Allopurinol, Carbamazepin,
kháng sinh … [3,4,11,12].
Cơ chế bệnh sinh của hội chứng SJS và TEN chưa thực sự rõ ràng. Một
số nghiên cứu chỉ ra gen HLA-B có liên quan đến phản ứng trên da do dị ứng
thuốc. Cụ thể: HLA-B*5801 là một yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng SJS và
TEN do dị ứng thuốc Allopurinol [14,15], HLA-B*1502 có liên quan với các
bệnh nhân có hội chứng SJS và TEN do dị ứng Carbamazepin [16, 17, 18,
19]. Ngoài ra, còn có các gen HLA-B*1511, HLA-A*0206 …[20].
Các nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch đều cho rằng tế bào
Lympho T gây độc tế bào CD8+ đóng vai trò cơ bản trong cơ chế bệnh sinh
của hội chứng SJS/TEN.[21]. Nasiff và cộng sự đã chỉ ra rằng Lympho T
CD8+ gây hủy hoại tế bào sừng thông qua cơ chế gây độc tế bào [22]
1.1 Đặc điểm lâm sàng
1.4.1. Hội chứng SJS
Đặc điểm lâm sàng của hội chứng SJS được tóm tắt như sau [4, 11, 23]:
- Tiền triệu: trước khi có các biểu hiện trên da, bệnh nhân thường có
biểu hiện viêm đường hô hấp trên; cảm giác đau và nóng bỏng mắt, môi và
niêm mạc miệng; 1 đến 14 ngày sau, các bọng nước mới xuất hiện.
- Thương tổn da: biểu hiện hồng ban đa dạng với nhiều mụn nước,
bọng nước, da có thể loét trợt, có hoặc không có thương tổn “hình bia bắn”
điển hình. Bọng nước xuất hiện trên da và niêm mạc các hốc tự nhiên.
- Tổn thương niêm mạc xuất hiện cùng lúc hoặc trước thương
tổn da: niêm mạc môi bị phủ một lớp vảy tiết dày màu đỏ sẫm (gồm các tế



5

bào thượng bì hoại tử và fibrin) do các bọng nước vỡ, loét, chảy máu
là hình ảnh đặc trưng, gặp ở hầu hết các bệnh nhân SJS; ngoài ra, kết mạc
mắt, niêm mạc hậu môn - sinh dục cũng hay bị viêm loét. 40% bệnh nhân
SJS tổn thương cả 3 vùng niêm mạc nói trên [24].
- Dấu hiệu toàn thân rất nặng với sốt, cơ thể suy nhược và đau khớp;
tổn thương phổi dạng bệnh phổi do virus [25].
- Ở thể nặng, SJS giống với TEN đến nỗi khó có thể phân định ranh
giới giữa hai hội chứng này. Gọi là SJS khi các thương tổn loét trợt da dưới
10% diện tích bề mặt da, ở TEN là trên 30% [11, 23, 26, 27]
1.4.2. Hội chứng TEN
Là một trong những thể dị ứng thuốc nặng nhất. Bệnh thường xuất
hiện ở người đang khoẻ mạnh bình thường, sau khi sử dụng các thuốc 1 đến 2
tuần, có trường hợp tới 45 ngày. Phần lớn các trường hợp TEN đều gặp ở
người dùng trên một loại thuốc, có người dùng tới 4 - 5 loại [11, 23, 27, 28,
29, 30].
Tiền triệu: người mệt mỏi, viêm đường hô hấp trên, đau đầu, đau họng,
sốt, sau đó tổn thương nhiều hốc tự nhiên rồi xuất hiện thương tổn da từ 1 đến
4 ngày sau [11, 27, 28, 31].
Thương tổn da:
Dát đỏ hình tròn hoặc bầu dục giống ban sởi, ban tinh hồng nhiệt
hoặc hồng ban lan toả. Hồng ban đa dạng.
Bọng nước bùng nhùng giống như bỏng lửa.
Các thương tổn nói trên nhanh chóng lan rộng khắp người với
lớp thượng bì bị trợt, bị xé rách giống như bị bỏng độ 2, để lộ bên dưới màu
da đỏ tươi, đỏ sẫm rỉ dịch hoặc chảy máu, những đám da, những đường mềm
bùng nhùng thấm dịch ẩm ướt. Độ rộng của những vùng da bị trợt là một

yếu tố tiên lượng rất quan trọng. Trên da bệnh nhân vẫn có thể còn những


6

đám da lành [11, 27, 32, 33].
Thương tổn niêm mạc: bệnh nhân TEN bị viêm loét hầu hết niêm mạc
các hốc tự nhiên [11, 27, 28, 31]:
Dấu hiệu toàn thân:
Sốt 39 – 40oC, người mệt mỏi, hôn mê hoặc bán hôn mê.
Bệnh nhân có cảm giác đau rát trên da.
Tổn thương nội tạng: xuất huyết tiêu hoá, Viêm phổi, viêm phế quản,
phù phổi, viêm cầu thận, viêm gan, viêm tụy … góp phần làm nặng thêm
toàn trạng bệnh nhân.
Tổn thương cơ quan tạo máu: số lượng bạch cầu giảm, nhất là
BCĐNTT và cả lympho bào, số lượng tiểu cầu giảm cả ở ngoại vi và trung
tâm. Rối loạn nước điện giải: mất nước do rối loạn lọc nước tiểu, thoát dịch
qua thương tổn da, do không ăn uống được, rối loạn chuyển hoá muối nước
[11, 23, 24].
1.5. Các tổn thương mắt của Hội chứng SJS và TEN
Biểu hiện lâm sàng và biến chứng mắt ở hội chứng SJS và TEN rất đa
dạng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh.
Giai đoạn đầu viêm kết mạc thường không đặc hiệu, có thể viêm kết
mạc xuất hiện đồng thời cùng tổn thương da và tổn thương niêm mạc khác,
nhưng cũng có thể xuất hiện trước khi phát ban da [34, 35, 36]
Kết mạc cương tụ, xung huyết do giãn mạch cục bộ hoặc lan tỏa. Ngoài
cương tụ hoặc xung huyết, viêm kết mạc cấp làm cho chất tiết thấm qua biểu
mô trộn lẫn nước mắt để tạo thành tiết tố kết mạc. Dịch tiết từ các mạch máu
vùng rìa bị viêm có thể gây ra những chấm thâm nhiễm ở chu vi giác mạc.
Giả mạc và dịch thấm fibrin thoát ra qua các mạch máu kết mạc bị viêm trộn

lẫn với bạch cầu đa nhân có thể đông lại trên bề mặt biểu mô kết mạc để tạo
thành giả mạc hoặc màng. Viêm kết mạc có màng hoặc giả mạc xuất hiện ở


7

15%-75% bệnh nhân SJS và TEN [37, 38, 39, 40]
Một số bệnh nhân có viêm mống mắt thể mi xuất hiện trước viêm giác
mạc và đôi khi rất nặng.
Loét kết mạc hầu như ở phía dưới phía trên kết mạc nhãn cầu. Sự lành
sẹo của hai bề mặt loét áp sát nhau sẽ làm nông cùng đồ hoặc dính mi cầu.
Những tổn thương giác mạc biểu hiện chủ yếu bằng những biết đổi biểu
mô: viêm giác mạc biểu mô dạng chấm hoặc tróc biểu mô dạng chấm. Các tổn
thương thấy rõ bằng thuốc nhuộm như fluorescein hoặc hồng bengal khi thuốc
đọng lại ở những tổn thương này. Trợt biểu mô giác mạc, loét giác mạc có thể
thấy trong giai đoạn nặng của bệnh, kéo dài từ 2-4 tuần [40]
Ở giai đoạn mãn tính, SJS và TEN gây dính mi cầu, quặm, lông xiêu,
sẹo hóa kết mạc, sự bất ổn định của phim nước mắt … [34,41,42]
Sự bất ổn định về phim nước mắt có thể do sẹo ống dẫn lệ, sự phá hủy
các tế bào hình đài tiết nhầy, thừa lipid do viêm tuyến bờ mi … [34]
Dưới sự kích thích thường xuyên, liên tục, kéo dài của quặm, lông xiêu,
giác mạc có phản ứng tự vệ keratin hóa bằng tân mạch, gây ra các đám dày
sừng trên giác mạc và kết mạc. Tình trạng này làm quá tình viêm diễn ra liên
tục kết hợp với tổn thương teo đét của các tuyến trên kết mạc dẫn đến khô
mắt. [36,42]
Những biến chứng và di chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực
và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.


8


1CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân được chẩn đoán xác định hội
chứng SJS và TEN do dị ứng thuốc, , được điều trị nội trú tại Trung tâm Dị
ứng- MDLS, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3/2019 đến tháng 7/2020.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh
Tiền sử dùng thuốc: bệnh nhân có sử dụng thuốc trong vòng 4
tuần trước khi có biểu hiện lâm sàng.
- Tiêu chuẩn về lâm sàng có các hội chứng và triệu chứng dị ứng xảy
ra sau dùng thuốc, dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại của tác giả
Sylvie
Bastuji - Garin năm 1993 [43]:
+ Hội chứng SJS: biểu hiện hồng ban đa dạng, viêm loét niêm mạc 2
hốc tự nhiên trở lên, dấu hiệu Nikolsky (-), có hoặc không có tổn thương


9

nội tạng, tổng diện tích da có thương tổn bọng nước dưới 10% diện tích cơ
thể.
+ Hội chứng TEN: thương tổn da gồm những bọng nước khổng lồ dễ bị
trợt loét rỉ dịch, để lộ nền da đỏ, dấu hiệu Nikolsky (+), viêm loét hoại tử
các hốc tự nhiên, sốt cao và tổn thương nội tạng rất nặng, tổng diện tích da
có thương tổn bọng nước trên 30% diện tích cơ thể.
+ Hội chứng chuyển tiếp giữa hội chứng SJS và hội chứng TEN
(SJS/TEN - overlap syndrome): thương tổn da là các dát xuất huyết rộng hoặc
các thương tổn “hình bia bắn phẳng” và tổng diện tích da có thương tổn bọng
nước từ 10 đến 30% diện tích cơ thể.

+ Xét nghiệm tìm virus CMV (Cytomegalo virus), HSV (Herpes
simplex virus), EBV (Epstein Barr virus): âm tính..
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những bệnh nhân SJS và TEN nhưng không có tiền sử dùng thuốc.
- Những bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân vào viện lần thứ hai trở lên trong thời gian nghiên cứu.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 03/2019 đến tháng 08/2020.
Thời gian thu thập số liệu: tháng 03/2019 đến tháng 07/2019.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Các đối tượng được chọn vào mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn
mẫu có chủ đích. Các bệnh nhân được lựa chọn theo trình tự thời gian, không
phân biệt tuổi tác, giới tính, mức độ nặng nhẹ, giai đoạn của bệnh.
2.5. Quy trình thu thập số liệu
2.5.1. Khai thác bệnh sử và tiền sử dị ứng:
Bệnh nhân SJS và TEN được khai thác kỹ bệnh sử và tiền sử dị ứng


10

theo mẫu 25B của tổ chức y tế thế giới (phụ lục 1) nhằm sáng tỏ các vấn đề
sau:
Bệnh sử:
- Lý do dùng thuốc (bệnh thứ nhất)
- Các thuốc đã hoặc đang dùng nghi gây dị ứng: tên thuốc, nhóm thuốc,
đường vào cơ thể của thuốc, nguồn gốc, khối lượng thuốc.
- Khoảng thời gian xuất hiện triệu chứng dị ứng đầu tiên sau khi tiếp xúc
với thuốc.

Tiền sử:
- Tiền sử dị ứng: loại thuốc gây dị ứng, biểu hiện, thời gian.
- Những bệnh dị ứng đã mắc: sẩn ngứa, mày đay, phù Quincke, hen phế
quản, viêm mũi xoang dị ứng, hồng ban các loại, dị ứng thức ăn, mỹ
phẩm, côn trùng, viêm mao mạch dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân…
- Một số bệnh đã mắc góp phần tạo cơ địa dị ứng: viêm phổi, viêm phế
quản mạn, viêm tai giữa, sởi, ho gà, bạch hầu, thương hàn, sốt rét, viêm
mũi, chàm, thấp khớp, lao, các bệnh thần kinh, tâm thần, đái đường…
- Tiền sử dị ứng gia đình: ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột, con cái (có
người mắc bệnh dị ứng hoặc bị dị ứng như bệnh nhân), biểu hiện bệnh.
2.5.2. Khám lâm sàng
Đánh giá thương tổn cơ bản da:
- Bọng nước: là thương tổn lỏng trên bề mặt da, chứa dịch trong hoặc
xuất huyết, kích thước từ 3mm trở lên. Bọng nước có thể khu trú trên
da hoặc các vùng niêm mạc (niêm mạc miệng, sinh dục…).
- Mụn nước: là thương tổn chứa dịch, giới hạn rõ, kích thước dưới 3mm,
có đỉnh tròn, nhọn hay lõm giữa tùy từng bệnh. Mụn nước lúc
đầu trong, sau có thể hóa mủ hoặc có màu đỏ nâu do xuất huyết.
- Dát xuất huyết: là thương tổn bằng phẳng với mặt da, kích thước
và giới hạn khác nhau. Do thoát hồng cầu, màu của dát xuất huyết biến
đổi theo thời gian do sự giáng hóa hemoglobin.
- Thương tổn “hình bia bắn” điển hình là những sẩn phù giới hạn rõ với


11

vùng da xung quanh, gồm 3 vòng tròn đồng tâm: trung tâm là bọng
nước hoặc dát xuất huyết hoại tử, tiếp theo là vòng sẩn phù nhạt màu,
đôi khi có những mụn nước tập trung thành vòng trên vòng sẩn
phù này, ngoài cùng là một vòng ban đỏ.

- Thương tổn “hình bia bắn không điển hình” chỉ có trung tâm là bọng
nước hoặc dát xuất huyết hoại tử và bao quanh là vòng ban đỏ
nhạt màu, giới hạn không rõ với vùng da xung quanh, có thể hơi gờ nhẹ
trên mặt da hoặc bằng phẳng với mặt da (thương tổn “hình bia bắn
phẳng”).
- Dấu hiệu Nikolsky: dùng ngón tay cái miết nhẹ lên bọng nước hoặc
vùng da bên cạnh bọng nước. Nếu lớp thượng bì dễ dàng bị trợt ra, để
lộ lớp trung bì bên dưới thì gọi là dương tính.
- Đánh giá diện tích da có bọng nước: dựa vào phương pháp tính diện
tích
bỏng theo các con số gọn 1, 3, 6, 9, 18 của tác giả Lê Thế Trung (1965) (Phụ
lục 2)
- Khám hệ thống các cơ quan nội tạng.
- Đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân SJS và TEN theo chỉ số
SCORTEN (Phụ lục 3)
- Các bệnh nhân tổn thương mắt sẽ được khám tại Khoa Mắt – Bệnh viện
Bạch Mai: Đánh giá tổn thương, đo thị lực, tách dính mi cầu.
2.5.3. Cận lâm sàng
- Công thức máu, máu lắng, đông máu cơ bản thực hiện tại Khoa Huyết
Học - Bệnh viện Bạch Mai.
-

Khí máu, urê, creatinin, đường, axít Uric, cholesterol toàn phần,
triglyceride, điện giải đồ, AST, ALT, GGT, CRP, Bilirubin toàn phần,
trực tiếp, gián tiếp, CK, CK-MB, protein, albumin, sinh hoá nước tiểu
được thực hiện tại Khoa Hóa Sinh - Bệnh viện Bạch Mai.

- Xét nghiệm chẩn đoán Herpes simplex virus (HSV 1+2 IgM),



12

Cytomegalo virus (CMV IgM) và Epstein Barr virus (EBV-VCA IgM)
bằng phương pháp ELISA tại Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Bạch Mai,
- Xquang ngực thẳng, siêu âm ổ bụng được thực hiện tại Khoa Chẩn
Đoán Hình Ảnh - Bệnh viện Bạch Mai
- Điện tim làm tại Labo Trung Tâm Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng - Bệnh
viện Bạch Mai.
- Xét nghiệm làm trong vòng 24 giờ kể từ khi bệnh nhân vào viện.
2.6. Sai số và khống chế sai số
Sai số phỏng vấn:
- Khai thác bệnh sử, tiền sử kĩ cả bệnh nhân và người nhà.
Sai số phép đo
-

Thăm khám kĩ bệnh nhân, tránh bỏ sót triệu chứng.

Sai số nhập liệu:
- Quá trình nhập số liệu vào máy tính cần được thưc hiện, đối chiếu kỹ
với bệnh án nghiên cứu.
- Làm sạch số liệu trước khi xử lí
2.7. Quản lý và phân tích số liệu
2.7.1. Quản lý chất lượng số liệu
Hồ sơ bệnh án
2.7.2. Quản lí và phân tích số liệu
Số liệu được làm sạch và mã hóa trước khi nhập vào máy tính
Sử dụng phần mềm EpiData 3.1 để nhập số liệu và xử lý theo các thuật
toán thống kê y học của phần mềm SPSS 22.0
Tính giá trị trung bình, tỷ lệ %, phương sai, dộ lệch chuẩn
Sử dụng thuật toán test T student hoặc Mann whitney kiểm định 2 giá

trị trung bình
Sử dụng thuật toán χ2 hoặc Fisher’s test để kiểm định 2 tỷ lệ
Tính tỷ suất chênh hay nguy cơ tương đối, OR (Odds Ratio): Tỷ xuất
chênh được sử dụng để đo mối liên quan giữa hai biến nhị phân và định tính


13

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua hội đồng đạo đức y học.
Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện sau khi được giải
thích rõ ràng về mục đích, mục tiêu nghiên cứu. Việc đồng ý tham gia nghiên
cứu của phụ nữ được thông qua bản đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Đối tượng tham gia có quyền bỏ nghiên cứu bất kì thời điểm nào.
Nghiên cứu đã thực hiện nguyên tắc bảo mật thông tin liên quan đến
người được nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi cho người bệnh tham gia nghiên
cứu và cộng đồng.


14

2CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu
3.1.1. Phân bố người bệnh nghiên cứu theo nhóm tuổi.
Nhóm
bệnh

SJS (n= )

n
%

TEN ( n = )
n
%

Tổng
n

Tuổi
< 30
30-39
40-49
50-59
≥ 60
Tổng
Tuổi trung
bình
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhận xét:

3.1.2. Phân bố người bệnh nghiên cứu theo giới.

P
%


15


Nam
Nữ

(Số liệu giả định)
Biểu đồ 3.1.Phân bố theo giới
Nhận xét:
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp

CBVC
Nông dân
Hưu trí
Khác

(Số liệu giả định)
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Nhận xét:
3.1.4. Phân bố theo trình độ học vấn


16

Tiểu học
THCS
THPT
CĐ-ĐH

(Số liệu giả định)
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn
Nhận xét:


3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thuốc gây dị ứng
STT Tên thuốc
Số bệnh nhân
1
2
3
4
5
6
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo thuốc gây dị ứng

Tỉ lệ %

Nhận xét:

3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện
STT
1

Lí do vào viện

Số bệnh nhân

Tỉ lệ


17

2
3

4
5
Tổng
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện
Nhận xét:

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng chung
3.2.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân SJS và TEN trong nghiên cứu
T ỉ lệ

SJS

SJS/TEN

TEN

Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ bệnh nhân SJS và TEN
3.2.1.2. Đặc điểm về thời gian xuất hiện triệu chứng dị ứng
Thời gian (ngày)
<1
1–7
8 – 14

Số bệnh nhân

Tỉ lệ %


18


15 – 28
> 28
Tổng
Bảng 3.4. Thời gian xuất hiện triệu chứng dị ứng sau lần dùng thuốc đầu tiên
Nhận xét:

3.2.1.3. Thời gian nằm viện
Thời gian

SJS (n = )
N
%

TEN (n= )
n
%

Tổng
n
%

p

≤ 14 ngày
> 14 ngày
Thời gian nằm viện
trung bình ( ngày)
Bảng 3.5. Số ngày điều trị nội trú của bệnh nhân SJS và Lyell
Nhận xét:


3.2.1.3. Đặc điểm chỉ số SCORTEN của bệnh nhân SJS và TEN
Điểm
0
1
2
3
4
5
6

SJS (n = )
N
%

TEN (n= )
n
%

Tổng
n
%

p


19

7
Tổng

Trung bình
Bảng 3.6 : Đặc điểm chỉ số SCORTEN của bệnh nhân SJS và TEN

3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân SJS và TEN
3.2.2.1. Các tổn thương da
Triệu chứng

SJS (n = )
N
%

TEN (n= )
n
%

Tổn thương da “hình
bia bắn”
Mụn nước
Bọng nước
Ban xuất huyết
Loét da
Nikolsky (+)
Bảng 3.7: Tổn thương da của bệnh nhân SJS và TEN

Tổng
n
%

p



×