Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Nghiên cứu áp xe vú tại khoa sản nhiễm khuẩn bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 02 đến tháng 08 năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.9 KB, 78 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Áp xe vú là tình trạng trong vú có nang giống túi chứa đầy mủ và bao
quanh bởi các mô viêm. Bệnh nhân bị áp xe vú thường do biến chứng của
bệnh viêm vú, tình trạng viêm và nhiễm trùng của các mô vú. Viêm và áp xe
vú là do xâm nhập của vi khuẩn vào các mô vú thông qua núm vú và gây ra
nhiễm khuẩn các ống dẫn sữa và các tuyến sữa. Chính vì vậy, tổn thương
viêm tuyến vú cấp thường xảy ra trong thời kỳ hậu sản, trong thời gian cho
con bú. Viêm tuyến vú có hình thái lâm sàng khá đa dạng từ viêm một phần
đến viêm toàn bộ tuyến vú hay áp xe tuyến vú. Bệnh tiến triển dần dần, gây
nhiều phiền phức với người phụ nữ cho con bú: gây đau, ngừng cho con bú.
Cuối cùng gây biến chứng nặng là áp xe vú, tổn thương vú, giảm khả năng
nuôi con, để lại sẹo xấu, mất thẩm mỹ cho người phụ nữ [1]. Về lâu dài có thể
là một trong những yếu tố thuận lợi ung thư vú, một bệnh hay gặp, đứng hàng
đầu trong ung thư phụ khoa, tử vong đứng hàng thứ 2 trong tỷ lệ chết do ung
thư ở phụ nữ. Việc chăm sóc vú, cho con bú vẫn được cho là kiến thức thông
thường, gần như bản năng phụ nữ nào cũng biết, nó được phổ biến trong dân
gian, trong thông tin đại chúng, kiến thức phổ thông. Cho con bú sữa mẹ là
đóng góp cho việc bảo vệ, phát triển và nâng cao sức khỏe trẻ em. Bú mẹ
được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam
triển khai rộng rãi chương trình làm mẹ an toàn trong cả nước, khuyến khích
bà mẹ cho con bú và đặc biệt là bú sớm [2]. Ước tính có khoảng 98% trẻ nhỏ
được bú mẹ nhưng chỉ 57% các bà mẹ thực hiện cho bú mẹ ngay sau đẻ [3].
Đã có nhiều nghiên cứu về việc cho bú, bú sớm, nhưng những vấn đề
phiền nhiễu khi cho con bú và biến chứng nặng nề như áp xe vú thì chưa có
nghiên cứu nào cụ thể. Khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị nứt đầu vú, 15%
bị cương vú và 5% bị viêm bạch mạch vú. Những trường hợp này nếu không


2



được chăm sóc và điều trị tốt sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề nhất là áp xe vú.
Số bệnh nhân viêm tắc tuyến vú và đặc biệt là áp xe vú đến khám và điều trị
ngày càng tăng tại khoa sản nhiễm khuẩn Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sau
khi được điều trị kháng sinh, chích dẫn lưu áp xe, tổn thương tại vú vẫn còn
để lại nhiều biến chứng nặng nề như áp xe tái phát, dò sữa, mất sữa và cuối
cùng là yếu tố thuận lợi cho ung thư vú sau này [4]. Tuy nhiên, tại Việt Nam
có rất ít đề tài nghiên cứu về áp xe vú, đặc biệt là các đề tài tiến cứu nghiên
cứu hiệu quả điều trị áp xe vú. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu áp xe vú tại khoa sản nhiễm khuẩn Bệnh viện Phụ Sản
Trung Ương từ tháng 02 đến tháng 08 năm 2012”.
Với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân áp xe vú điều trị tại khoa
sản nhiễm khuẩn bệnh viện Phụ Sản Trung Ương từ tháng 2 đến
tháng 8 năm 2012
2. Đánh giá kết quả điều trị áp xe vú tại khoa sản nhiễm khuẩn Bệnh
Viện Phụ Sản Trung Ương từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2012


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Giải phẫu và sinh lý tuyến vú.
1.1.1. Tuyến vú.
Ở phụ nữ trưởng thành, vú nằm giữa xương sườn 2 – 6 theo trục dọc và
giữa bờ xương ức với đường nách giữa trên trục ngang. Trung bình, đường
kính vú đo được là 10 – 12 cm, và dày 5 – 7 cm ở vùng trung tâm. Mô tuyến
vú cũng chiếu ra hố nách được gọi là đuôi vú của Spence. Hình dạng của vú

rất thay đổi nhưng thường có hình cái nón ở phụ nữ chưa sinh đẻ và có thể
chảy xệ lủng lẳng ở những phụ nữ đã sinh đẻ. Cấu trúc vú gồm 3 thành phần:
da, mô dưới da và mô vú, trong đó mô vú bao gồm cả mô tuyến và mô đệm.
Phần mô tuyến được chia thành 15 – 20 phân thùy, tất cả đều tập trung về
núm vú. Sữa từ các thùy sẽ được đổ vào các ống góp có ở mỗi thùy, đường
kính khoảng 2mm, rồi tới các xoang chứa sữa dưới quầng vú có đường kính
từ 5 đến 8 cm. Có tất cả khoảng 5 đến 10 ống dẫn sữa mở ra ở núm vú [1].
Có rất nhiều cách gọi tên hệ thống ống dẫn, hệ thống nhánh có thể được
gọi tên theo hình dáng, bắt đầu bằng các ống góp ở núm vú và kéo dài cho tới
các ống làm nhiệm vụ dẫn sữa tại mỗi nang. Mỗi ống dẫn ở 1 thùy được tạo
thành từ các ống dẫn nhỏ hơn của 20 – 40 tiểu thùy, cấu trúc vi thể các ống
này được Parks mô tả rất kỹ. Mô dưới da và mô đệm vú bao gồm mỡ, các mô
liên kết, mạch máu, sợi thần kinh và bạch huyết.
Da vùng vú mỏng, bao gồm các nang lông, tuyến bã và các tuyến mồ
hôi. Núm vú nằm ở khoang liên sườn 4, có chứa các tận cùng thần kinh cảm
giác, bao gồm các thể Ruffini và các hành tận cùng của Krause. Ngoài ra còn
có các tuyến bã và tuyến bán hủy nhưng không có các nang lông. Quầng vú


4

có hình tròn, màu sẫm, đường kính từ 1,5 đến 6 cm. Các củ Morgani nằm ở
rìa quầng vú, được nâng cao lên do miệng các ống tuyến Montgomery. Các
tuyến Montgomery là những tuyến bã lớn, có khả năng tiết sữa, nó là dạng
trung gian giữa tuyến mồ hôi và tuyến sữa. Toàn bộ vú được bao bởi cân ngực
nông, cân này liên tục với cân nông Camper ở bụng. Mặt dưới vú nằm trên
cân ngực sâu, cân này che phủ phần lớn ngực và cơ răng trước. Hai lớp cân
này nối với nhau bởi tổ chức xơ (dây chằng Cooper), là phương tiện nâng đỡ
tự nhiên cho vú.
1.1.2. Mạch máu của vú

Vú được cấp máu chủ yếu từ các động mạch vú trong và động mạch
ngực bên. Khoảng 60% khối lượng tuyến vú, chủ yếu là phần trung tâm được
cấp máu từ các nhánh xiên trước của động mạch vú trong, còn khoảng 30%
vú, chủ yếu là 1/4 trên ngoài được cấp máu bởi động mạch ngực bên. Một số
các động mạch khác tham gia cấp máu cho vú là nhánh ngực của động mạch
ngực vai, các nhánh bên của động mạch liên sườn thứ 3, 4 và 5, ngoài ra còn
có các động mạch vai và động mạch ngực lưng.
1.1.3. Cơ và thần kinh
Các cơ quan trọng của vùng vú là cơ ngực lớn và cơ ngực bé, cơ răng
trước, cơ lưng, cũng như các mạc của cơ chéo ngoài và cơ thẳng bụng.
Thần kinh chi phối các cơ này bao gồm: thần kinh ngực giữa, thần kinh
ngực dài, thần kinh cơ lưng rộng.


5

Hình 1: Cấu tạo tuyến vú
1.1.4. Sự phát triển của tuyến vú
- Giai đoạn đang phát triển
Russo đã mô tả chi tiết quá trình phát triển tuyến vú trong giai đoạn dậy
thì như là quá trình phát triển và phân chia của các ống tạo thành các ống tận
có hình gậy. Quá trình phát triển của các ống tận tạo nên các nhánh nhỏ mới
và các ống dẫn nhỏ gọi là các nụ nang (alveolar buds). Sau đó, các nụ nang
này sẽ biệt hóa thành các cấu trúc tận của vú, được đặt tên là Acine theo các
nhà giải phẫu bệnh Đức hoặc tiểu quản theo Dawson. Các thùy phát triển
trong vòng vài năm đầu sau khi có kinh. Nhóm nụ nang xung quanh ống tận
và tạo thành thùy typ I, bao gồm xấp xỉ 11 hàng nụ nang với 2 lớp biểu mô.
Quá trình biệt hóa hoàn toàn tuyến vú trong thời kỳ dậy thì kéo dài nhiều năm
và sẽ không được hoàn chỉnh nếu có thai trong thời kỳ này.



6

- Sự phát triển ở người trưởng thành
Khi chưa trưởng thành, các ống dẫn và các nang tuyến được chia hang
bởi 2 lớp tế bào biểu mô, gồm 1 lớp tế bào có đáy hình lập phương và 1 lớp tế
bào dẹt. Ở thời kỳ dậy thì và sau đó, dưới tác dụng của estrogen lớp biểu mô
này tăng sinh phát triển thành nhiều lớp. Có 3 loại tế bào là tế bào ở bề mặt (tế
bào sáng), tế bào nền (tế bào chính) và tế bào cơ biểu mô.
Các tế bào bề mặt là những tế bào bắt màu kiềm, sẫm màu, giàu
Ribosom. Các tế bào bề mặt tiến triển đến giai đoạn có giãn gian bào, với sự
phình lên của các ti lạp thể, tập hợp thành các nhóm, tạo thành những cài chồi
trong lòng ống. Tế bào nền là loại tế bào chính của biểu mô tuyến vú, màu
sáng với nhân hình trứng mà không có hạt nhân. Nơi các tế bào nền tiếp xúc
với lòng ống, có các vi nhung mao ở trên màng tế bào. Các sợi trong bào
tương giống với các sợi trong tế bào cơ biểu mô. Các tế bào cơ biểu mô nằm
quanh nang và các ống tiết sữa nhỏ giữa mặt trong của các màng đáy và lớp
ngay trên. Các tế bào cơ biểu mô được sắp xếp theo nhánh có hình như ngôi
sao. Cơ tương bao gồm các sợi có đường kính từ 50 – 80nm, những sợi cơ
này được gài vào màng đáy bởi các cầu nối gian bào. Những tế bào này không
chịu sự chi phối nhưng có thể bị kích thích bởi các hormone Prolactin và
Oxytocin.
1.1.5 Sinh lý tuyến vú
1.1.5.1. Tuyến vú lúc dậy thì
Mầm tuyến vú đầu tiên xuất hiện ở bào thai không chịu ảnh hưởng của
hormon, cho đến lúc dậy thì tuyến vú là mạng ống thưa thớt nối với núm vú.
Đến khi dậy thì, dưới ảnh hưởng của các hormon buồng trứng, mạng ống tăng


7


sinh, phân nhánh vào tổ chức mỡ, ở cực đầu của ống xuất hiện các nụ nhỏ sẽ
là nguồn gốc của tổ chức chế tiết [6].
1.1.5.2. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt
- Ở giai đoạn tăng sinh, dưới ảnh hưởng của estradiol, các tế bào cơ – biểu
mô bào quanh cực đầu của ống dẫn sữa tăng sinh. Tổ chức liên kết giữ nước
- Ở giai đoạn chế tiết: Progesteron làm biệt hóa cực đầu của ống dẫn sữa,
làm ngừng sự tăng sinh của tế bào.
1.2. Sinh lý sự tiết sữa:
Khi có thai tuyến vú đạt được sự phát triển hoàn chỉnh.
- Nhu mô tuyến vú tăng sinh. Các nụ biểu mô biến đổi thành các tiểu
thùy, tế bào trụ được bao quanh bởi lớp tế bào cơ – biểu mô. Các ống dẫn sữa
dài và phân nhánh. Các mạch máu tăng sinh.
- Nguồn gốc của sự phát triển này là do ảnh hưởng của các hormon.
Estrogen và progesteron của bánh rau giữ vai trò cơ bản. Estrogen làm phát
triển ống dẫn sữa, làm cho các tiểu thùy nhạy cảm với các hormon khác.
Progesteron làm phát triển các tiểu thùy.
- Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa
non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc
xuống sữa, tức là sau đẻ vài ngày. Trong những giờ sau đẻ, trẻ bú sữa non.
Chính sữa non đã giúp cho trẻ khỏi bị hạ đường huyết, khỏi bị nhiễm trùng và
có những vai trò sinh lý nhất định lên ống tiêu hóa.
- Cuối thời kỳ thai nghén, dưới ảnh hưởng của estrogen và progesteron,
tuyến vú đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động. Tuyến vú chỉ thực sự


8

hoạt động sau khi đẻ là do progesteron ức chế prolactin, sự ức chế xảy ra ngay
tại tuyến yên và tuyến vú.

- Sự xuống sữa xuất hiện sau đẻ từ 3 – 4 ngày ở con so, 2 – 3 ngày ở con
dạ. Hiện tượng xuống sữa là do nồng độ prolactin trong máu tăng đột ngột và
kéo theo tổng hợp nhiều sữa.
- Ban đầu sự tiết sữa được duy trì bằng động tác mút vào núm vú. Động
tác mút theo đường phản xạ thần kinh kích thích vùng dưới đồi giải phóng
prolactin. Mỗi khi bú, nồng độ prolactin trong máu đạt đỉnh cao. Sau này, sự
tiết sữa được duy trì bằng hiện tượng hết sữa trong các tiểu thùy mỗi khi cho
trẻ bú. Các tiểu thùy chỉ sản xuất sữa khi sữa trong tiểu thùy được lấy hết đi.
Tới lúc này, nồng độ prolactin trong máu giảm dần về mức bình thường như
trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự chế tiết các hormon hướng sinh dục xuất hiện lại
dần dần và hiện tượng kinh nguyệt trở lại. Người ta thấy rằng ở những phụ nữ
cho con bú kéo dài hai năm hay hơn thì:
Sau 1 năm, 80% số phụ nữ này vẫn chưa có kinh trở lại.
Sau 2 năm, vẫn còn 20% số phụ nữ chưa có kinh trở lại
- Mỗi khi trẻ mút vào núm vú, sẽ xuất hiện phản xạ thần kinh dẫn tới
thùy sau của tuyến yên và làm giải phóng oxytocin. Chính oxytocin đã làm co
tế bào cơ – biểu mô ở các ống dẫn sữa và tống sữa ra ngoài. Oxytocin còn
được giải phóng mỗi khi người mẹ nhìn thấy đứa bé hay nghe tiếng trẻ khóc
(phản xạ có điều kiện). Bên cạnh đó oxytocin còn làm tử cung co bóp.
1.3. Cho bú
Người ta khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ vì nhiều lý do:
- Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ em, đặc biệt là sữa non trong
những ngày đầu.


9

- Cho con bú là cơ sở để nảy nở tình cảm mẹ con, tạo ra sự âu yếm, quấn
quýt mẹ con.
- Cho con bú sữa mẹ cũng là một phương pháp tránh thai trong những

tháng đầu sau đẻ [6],[7].
1.3.1. Bắt đầu cho con bú khi nào?
Cho con bú càng sớm càng tốt. Người mẹ có thể cho con bú ngay sau
khi đẻ. Cho con bú có thể chậm hơn nếu tình trạng sức khỏe của người mẹ
hay của trẻ chưa thật sự tốt (người mẹ phải mổ lấy thai,trẻ đang hồi sức tích
cực…). Cho bú sớm đã giúp cho trẻ sử dụng được sữa non là thứ sữa rất phù
hợp sinh lý với trẻ. Ngoài ra động tác bú đã kích thích tuyến vú chế tiết sữa
nhanh và nhiều. Cho bú sớm là thời điểm người mẹ tiếp xúc với con hết sức
thuận lợi về mặt tâm lý [8].
1.3.2. Số lần cho bú
Chính đứa trẻ điều chỉnh số lần cho bú trong một ngày. Trong những
ngày đầu số lần cho bú nhiều hơn, từ 7 đến 9 lần. Cho đứa trẻ bú cả hai vú,
mỗi lần cho bú không nên quá 15 phút. Các lần cho bú cách nhau từ 2 đến 3
giờ, nhưng tốt nhất cho bú mỗi khi trẻ đòi bú. Không cần đánh thức trẻ để cho
bú theo những giờ nhất định, cũng không nên cho trẻ bú mau quá. Sau vài
ngày chính cảm giác đói của đứa trẻ tự điều hòa số lần bú và khoảng cách các
lần bú. Người ta tránh cho trẻ bú đêm để tạo điều kiện cho người mẹ nghỉ
ngơi. Để kiểm tra xem trẻ bú có đủ hay không, người ta sẽ cân đứa trẻ. Mỗi
ngày cân một lần là đủ. Nếu thấy cân nặng của trẻ tăng lên đều đặn là bằng
chứng trẻ đã được nuôi dưỡng tốt, bú đầy đủ.
1.3.3. Quy tắc vệ sinh áp dụng cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ


10

- Vệ sinh tại chỗ: hàng ngày phải rửa vú bằng xà phòng, trước khi cho bú
phải rửa tay, rửa sạch vú bằng nước chín để nguội trước và sau khi cho bú.
Cần vắt bỏ vài giọt sữa trước khi cho bú. Sau khi cho bú các đầu vú cần được
bảo vệ, được che bằng miếng vải xô khô, sạch. Không nên dùng các áo nịt vú
bằng nilon, sợi tổng hợp vì có thể gây loét đầu vú.

- Tư thế cho con bú: người mẹ có thể cho con bú ở tư thế ngồi hay tư thế
nằm. Khi cho bú phải cho trẻ ngậm kín quầng vú.
- Chế độ ăn của người mẹ: nhu cầu năng lượng tăng 25% so với lúc bình
thường, khoảng 500 kcalo. Lưu ý cho bà mẹ uống thêm nhiều nước, ăn tăng
protein (thịt, cá, trứng, sữa…). Bên cạnh đó nên cho bà mẹ sử dụng thêm
canxi và sắt. Bà mẹ nên ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không nên dùng các
chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá…
1.3.4. Những trường hợp không được cho con bú
Không có nhiều chống chỉ định cho con bú. Trong một số bệnh lý,
người bệnh không được cho con bú như bệnh tim, lao đang tiến triển, bị
nhiễm HIV, bị bệnh tâm thần không có khả năng chăm sóc con…
1.4. Một số vấn đề hay gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
1.4.1. Đau rát ở núm vú
Núm vú được chi phối bởi mạng lưới thần kinh cảm giác phong phú, do
vậy rất nhạy cảm với các kích thích sờ, áp lực. Khi đứa trẻ mút vú, nó tạo ra
một lực kéo lớn và trong một thời gian dài lên hai đầu vú. Sau độ 6 hay 7 lần
cho bú, các đầu vú có thể bị đau mỗi khi trẻ mút vào núm vú. Đau tăng dần
qua các lần cho bú trong 3, 4 ngày, sau đó dần dần quen đi. Đó là một hiện
tượng bình thường, cần giải thích để người mẹ hiểu và kiên nhẫn. Trong nhiều
trường hợp bị nhầm là nứt đầu vú. Người mẹ không cần làm gì đặc biệt nếu


11

có thì chỉ là xoa bóp hai đầu vú. Nguy cơ của hiện tượng này là người mẹ sợ
mỗi khi cho con bú, có thể dẫn đến cương tức vú và sự chế tiết sữa kém đi.
Tất cả các hiện tượng đó rơi vào vòng xoắn bệnh lý [6].
1.4.2. Tụt núm vú
Tụt núm vú không phải là chống chỉ định cho con bú vì khi bú đứa bé
ngậm rộng ra cả quầng vú. Sau một số lần bú, sức bú của đứa bé của đứa bé

có thể kéo hai núm vú ra một cách hoàn hảo. Nếu vẫn thực sự còn khó khăn,
người mẹ có thể giúp đứa trẻ bằng cách vắt ít sữa và kéo núm vú ra trước khi
đưa cho trẻ bú.
1.4.3. Vú tự chảy sữa khi không cho bú
Đây là hiện tượng hay gặp trong những tuần đầu tiên. Một vú tự chảy
sữa khi trẻ đang bú vú bên kia, hai vú tự chảy khi mẹ nghe thấy tiếng trẻ
khóc hay không có nguyên nhân. Không cần phải xử trí đặc biệt, chỉ cần
đặt một miếng bông vào đầu vú để thấm sữa chảy ra và thay ngay mỗi khi
bị thấm ướt.
1.4.4. Ít sữa
Ít sữa nguyên phát hay không có hiện tượng xuống sữa là hiếm gặp. Nó
thường gặp trong trường hợp có thương tổn vùng dưới đồi, tuyến yên. Không
nên nhầm với những trường hợp xuống sữa ít do cho con bú chậm hay không
muốn cho con bú.
Ít sữa thứ phát sau khi đã có xuống sữa bình thường thì rất hay gặp. Nó
liên quan tới sự mệt mỏi của người mẹ, bị xúc động (con bị ốm), thay đổi
nhịp điệu sống (đổi chỗ ở, đi làm), ít sữa thứ phát thường không kéo dài nếu
người mẹ không vội vàng chuyển cho con bú bình. Bú bình dễ làm cho trẻ
mất đi thói quen bú mẹ và mất phản xạ kích thích tạo sữa.
1.4.5. Nứt đầu vú


12

Hay xảy ra trong hai tuần đầu khi mới cho con bú. Khoảng 25% số phụ
nữ cho con bú bị nứt đầu vú. Yếu tố thuận lợi là trẻ bú kéo dài, mặc áo lót
bằng chất liệu nilon.
- Biểu hiện: đau đầu vú khi trẻ bú, đầu vú có vết nứt, vết rạn nhỏ trên bề
mặt, có thể có những vết loét ở đầu núm vú. Toàn bộ núm vú đỏ rực, chảy
máu mỗi khi cho trẻ bú

- Điều trị: để hở vú tiếp xúc với không khí, ánh sáng. Bôi mỡ có vitamin
A, E, bôi dung dịch eosin 1%, tạm ngừng cho con bú bên bị đau 6 đến 12 giờ
và vắt sữa bằng tay. Nếu không đỡ phải tìm nguyên nhân nấm gây tưa miệng
ở trẻ.
1.4.6. Cương vú
Cương vú có thể gặp bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn cho con bú.
Hay gặp trong tuần đầu tiên. Yếu tố thuận lợi : trẻ bú ít, bú yếu, mẹ bị đau khi
cho trẻ bú, bị nứt đầu vú, khi người mẹ cai sữa. Biểu hiện: toàn bộ vú căng tức,
đau, đôi khi sốt. Điều trị: xoa bóp, chườm nóng, cho trẻ bú tiếp. Có thể dùng
oxytocin tiêm bắp. Cần điều trị tốt tránh viêm bạch mạch và áp xe vú.
1.4.7. Viêm bạch mạch vú
Khoảng 5% phụ nữ cho con bú bị viêm bạch mạch vú. Nếu người ta
điều trị tốt nứt đầu vú và cương vú thì viêm bạch mạch vú giảm đi. Mầm bệnh
là tụ cầu, liên cầu hay vi khuẩn Gram âm xâm nhập qua thương tổn ở đầu vú
để gây bệnh. Hệ thống bạch huyết của vú bảo đảm sức đề kháng của cơ thể.
Sữa không bị nhiễm trùng cho nên vẫn cho trẻ bú được.
Biểu hiện: sốt cao, rét run. Bên vú bị thương tổn sưng phồng, căng và
rất đau. Trên vú người ta thấy một vùng đỏ khu trú thành mảng hay vùng


13

đỏ kéo dài rất đau khi sờ vào, chạm vào. Khám thấy có hạch tròn, đau, di
động ở nách.
Điều trị: nghỉ ngơi, chườm nóng tại chỗ, giảm đau. Tăng cường cho trẻ
bú bên bị bệnh. Sau khi cho bú phải vắt sạch sữa, có thể dùng thêm oxytocin
tiêm bắp. Nếu sau 24 giờ không đỡ, nên dùng thêm kháng sinh.
1.4.8. Viêm ống dẫn sữa
Thông thường viêm ống dẫn sữa xảy ra sau cương vú và viêm bạch
mạch. Người bệnh sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn

đau. Vắt sữa lên một miếng bông quan sát thấy có những mảnh nhỏ vàng
nhạt, chứng tỏ có mủ trong sữa (dấu hiệu Budin).
Để người bệnh nghỉ ngơi tại giường. Không cho con bú bên bị thương
tổn, vắt sữa bỏ đi. Nên lấy sữa làm vi khuẩn bệnh. Chỉ định dùng kháng sinh
có tác dụng lên tụ cầu như Rovamycin trong thời gian 15 ngày, phối hợp với
các thuốc chống viêm. Viêm ống dẫn sữa có thể tiến triển thành áp xe.
1.4.9. Áp xe vú
Biến chứng nặng nề nhất, hậu quả của viêm ống dẫn sữa không được
điều trị tốt. Người bệnh sốt cao, vú có vùng sưng, nóng, đỏ, đau. Điều trị bằng
cách chích dẫn lưu mủ. Trong thời gian áp xe không cho con bú mà phải vắt
sữa bỏ đi.
1.5. Áp xe vú
Áp xe vú là một nhiễm trùng nặng ở vú do vi khuẩn gây ra. Loại vi
khuẩn thường xuyên gây nhiễm trùng vú là Staphylococcus aureus. Vi khuẩn
có thể thâm nhập thông qua một vết nứt ở da của vú hoặc núm vú. Sự nhiễm
trùng này gây nên tình trạng viêm vú, vi khuẩn xâm nhập các mô mỡ ở vú,


14

dẫn đến sưng và gây tắc các ống dẫn sữa. Áp xe là một không gian rỗng trong
vú chứa đầy mủ hình thành từ các ống dẫn sữa bị nhiễm bệnh. Một áp xe có
thể phát triển từ tình trạng viêm vú nặng. Viêm vú có thể xảy ra ở tất cả phụ
nữ nhưng thường xuyên nhất là ở những người phụ nữ đang nuôi con bằng
sữa mẹ. Chỉ có khoảng 2% đến 3% phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ bị viêm vú. Ở
những phụ nữ đang cho con bú, áp xe có thể được điều trị thành công bằng thuốc
kháng sinh, nhưng thông thường vẫn đòi hỏi phải chích dẫn lưu mủ. Trong nhiều
trường hợp phải ngừng cho con bú ở phụ nữ bị áp xe vú.
Ở những người phụ nữ không cho con bú, áp xe thường được coi là một
tổn thương lành tính của vú [9]. Viêm vú mà không có áp xe có thể được điều

trị với thuốc kháng sinh đơn thuần.

Hình 2: Áp xe vú
1.5.1. Nguyên nhân
Hầu hết áp xe vú do tụ cầu Staphylococcus aureus. Các dòng
Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) ngày càng trở thành
nguyên nhân gây bệnh quan trọng trong các trường hợp viêm vú ở phụ nữ cho
con bú và không cho con bú [10].


15

Các vi khuẩn gây bệnh ít gặp hơn bao gồm Staphylococccus pyogenes
(nhóm A hoặc B), E.coli, các loài bacteroides, Corynebacterium,
Staphylococci không có coagulase (ví dụ S.lugdunensis), Pseudomonas
aeruginosa, Proteus mirabilis và anaerobes [11]. Các bệnh nhân bị áp xe vú tái
phát nhiều lần do nhiễm cả vi khuẩn kị khí.
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển áp xe vú nhưng không
phải tất cả mọi trường hợp với những yếu tố nguy cơ này sẽ phát triển thành
một áp xe vú.
Các yếu tố nguy cơ bị áp xe vú ở phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ bao gồm:
- Không cho con ăn đúng cách.
- Mặc áo ngực quá chật.
- Không nuôi con bằng sữa mẹ.
- Căng thẳng và mệt mỏi ở các bà mẹ mới sinh.
- Cai sữa cho em bé quá sớm.
Các yếu tố nguy cơ bị áp xe vú ở phụ nữ không cho con bú bao gồm:
- Đang trong độ tuổi sinh đẻ.
- Thừa cân, béo phì.
- Có tiền sử của áp xe vú trước đó.

- Ung thư vú viêm (một dạng hiếm của ung thư vú ).
- Hút thuốc hoặc sử dụng sản phẩm thuốc lá khác.
Trong trường hợp đang nuôi con bằng sữa mẹ, yếu tố có thể làm giảm
nguy cơ bị áp xe vú:
- Nuôi con bằng sữa mẹ thường xuyên hoặc vắt sữa bằng tay máy hút sữa.
- Ngăn ngừa kích ứng hoặc nứt núm vú.
Nếu không nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể có thể làm giảm nguy cơ bị
áp xe vú bằng cách:


16

- Tránh sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
- Duy trì một trọng lượng cơ thể cân đối hợp lý.
- Ngăn ngừa các kích ứng hoặc nứt da ngực và núm vú.
1.5.1.1 Tụ cầu
Staphylococcus có nguồn từ tiếng Hy lạp (staphyle nghĩa là chùm nho)
là các cầu khuẩn Gram dương không tạo nha bào có đường kính khoảng 1
μm, không di động và sắp xếp theo mọi hướng và thường tạo thành cụm trông
giống như chùm nho.
Có thể nói tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn nổi tiếng nhất:
được các nhà vi khuẩn học nổi tiếng quan tâm nghiên cứu, tỉ lệ gây bệnh rất
cao, có khả năng gây nhiều bệnh nặng cũng như đề kháng kháng sinh rất
mạnh. Các nhà vi khuẩn học lừng danh như Robert Koch (1878) và Louis
Pasteur (1880) đều rất quan tâm nghiên cứu tụ cầu khuẩn ngay từ thời kỳ đầu
của lịch sử ngành vi sinh vật học. Ngày 09 tháng 04 năm 1880, bác sĩ người
Scotland Alexander Ogston đã trình bày tại hội nghị lần thứ 9 Hội Phẫu Thuật
Đức một báo cáo khoa học trong đó ông sử dụng khái niệm tụ cầu khuẩn
(staphylococcus) và trình bày tương đối đầy đủ vai trò của vi khuẩn này trong
các bệnh lý sinh mủ trong lâm sàng.

Trên phương diện gây bệnh, tụ cầu khuẩn được chia thành hai nhóm
chính: tụ cầu có men coagulase và tụ cầu không có men coagulase [12],[13].
Tụ cầu có men coagulase
Nhờ men coagulase này mà trên môi trường nuôi cấy có máu, vi khuẩn
tạo nên các khuẩn lạc màu vàng. Do vậy vi khuẩn này còn gọi là tụ cầu vàng.
Các vi khuẩn quan trọng của nhóm này là:


Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng


17



Staphylococcus intermedius

Trên lâm sàng việc phân biệt các chủng tụ cầu có khả năng gây bệnh và
không gây bệnh thường dựa vào sự hiện diện của men Coagulase. Men này
gắn với prothrombin trong huyết tương và hoạt hóa quá trình sinh fibrin từ
tiền chất fibrinogen. Enzyme này cùng với yếu tố kết cụm (clumping factor),
một enzyme vách vi khuẩn, giúp tụ cầu vàng tạo kết tủa fibrin trên bề mặt của
nó. Tính chất này là yếu tố bệnh sinh cực kỳ quan trọng và cũng đóng vai trò
quan trọng trong chẩn đoán.
Tụ cầu vàng còn sản xuất nhiều yếu tố độc lực khác có liên quan đến cấu
tạo của vách vi khuẩn.


Vỏ polysaccharide: một số chủng tụ cầu vàng có thể tạo vỏ


polysaccharide. Vỏ này cùng với protein A có chức năng bảo vệ vi khuẩn
chống lại hiện tượng thực bào.


Hầu hết các chủng tụ cầu vàng đều có khả năng tổng hợp một loại

protein bề mặt (protein A) có khả năng gắn với mảnh Fc của các globuline
miễn dịch. Chính nhờ hiện tượng gắn độc đáo này mà số lượng mảnh Fc giảm
xuống. Vì mảnh Fc của các globuline miễn dịch có vai trò quan trọng trong hiện
tượng opsonin hóa: chúng là các receptor cho các đại thực bào. Quá trình gắn
trên giúp tụ cầu vàng tránh không bị thực bào bởi đại thực bào.


Ngoài ra phần lớn các chủng tụ cầu đều có khả năng sản xuất một

chất kết dính gian bào. Nhờ chất này, vi khuẩn tạo được một lớp màng sinh
học bao phủ chính nó và vi khuẩn có thể phát triển trong lớp màng nhầy
niêm mạc.


18

Các yếu tố độc lực ngoại bào
Ngoài coagulase và yếu tố kết cụm, tụ cầu còn sản xuất một số men quan
trọng góp phần tạo nên độc lực mạnh mẽ của chủng vi khuẩn này.


Hyaluronidase: men này có khả năng phá hủy chất cơ bản của tổ chức,

giúp vi khuẩn có thể phát tán trong tổ chức.



Hemolysine và leukocidine: phá hủy hồng cầu (tan máu) và gây chết

các tế bào hạt cũng như đại thực bào.


Exfoliatine: là các men phá hủy lớp thượng bì. Men này gây tổn thương

da tạo các bọng nước. Ví dụ điển hình là hội chứng Lyell do tụ cầu.


Sáu độc tố ruột (Enterotoxine A, B, C, D, E, F) bền với nhiệt. Các độc

tố ruột này đóng vai trò quan trọng trong ngộ độc thực phẩm.


Độc tố gây hội chứng sốc nhiễm độc: là nguyên nhân gây nên hội

chứng sốc nhiễm độc, một hội chứng sốc trầm trọng.


Hầu hết các chủng tụ cầu đều sản xuất được men penicillinase (beta-

lactamase). Men này phá hủy vòng beta-lactam, cấu trúc cơ bản của các
kháng sinh như penicilline G, Ampicilline và Ureidopenicilline, làm cho các
kháng sinh này mất tác dụng.
Tụ cầu có men coagulase gây nên rất nhiều bệnh lý khác nhau. Có thể
chia các bệnh này theo khả năng xâm nhập hay sinh độc tố của tụ cầu:
 Bệnh do tụ cầu xâm nhập

Các bệnh nhiễm trùng khu trú tại da và niêm mạc: những bệnh nhiễm
trùng da và các phần phụ thuộc (chủ yếu là các chân lông và tuyến mồ hôi)
tạo thành bệnh cảnh áp xe kinh điển của tụ cầu. Các tụ cầu khuẩn có khả năng
tạo fibrin do đó tạo được một vách fibrin bao bọc ổ áp xe. Các ổ nhiễm trùng


19

này có thể chỉ nhỏ như đầu đinh ghim (bệnh viêm nang lông) hoặc kích thước
như quả táo trong áp xe cơ. Các vùng da có lông rậm bao phủ, tụ cầu thường
là nguyên nhân gây nên các mụn đầu đanh. Tổn thương tại chỗ có thể nhẹ
nhàng nhưng nó cũng là một mối nguy cơ phát tán vi khuẩn đến những cơ
quan xa hơn. Mủ của các ổ áp xe do tụ cầu vàng thường có màu vàng, đặc và
không hôi.
Nhiễm trùng các cơ quan bên trong cơ thể có thể do đường nội sinh: từ
một ổ viêm nhiễm ngoại vi, vi khuẩn theo đường máu và bạch huyết đến các
cơ quan khác. Nhiễm trùng cũng có thể do nguyên nhân ngoại sinh: vi khuẩn
đi từ môi trường vào cơ thể thong qua vết rách da sau chấn thương hoặc trong
quá trình phẫu thuật. Các bệnh lý điển hình trong nhóm này có thể kể: viêm
xương tủy xương, nhiễm trùng huyết, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm
nội tâm mạc, viêm màng não mủ…
 Thể trung gian
Viêm da bọng nước (bong da sơ sinh, hội chứng bong da do tụ cầu)
thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tác nhân gây bệnh là các chủng tụ cầu
sản xuất độc tố Exofoliatine. Ngay sau triệu chứng sốt và đỏ da, bệnh được
đặc trưng bằng dấu hiệu bong lớp biểu bì đồng thời hình thành bọng nước trên
diện rộng. Bệnh thường diễn tiến lành tính. Mặc dù trên da hình thành nhiều
bọng nước lớn nhưng ít khi đưa đến tình trạng rối loạn nước và điện giải. Lớp
da non mới được hình thành khá nhanh. Tương tự với bệnh lý này là hội
chứng Lyell do tụ cầu và chốc truyền nhiễm.

Hội chứng sốc nhiễm độc: thường gặp ở phụ nữ trẻ trong kỳ kinh
nguyệt có dùng băng thấm hút mạnh. Chính do khả năng thấm hút tốt này mà
băng có thời gian sử dụng lâu hơn. Một số loại bông thấm này có khả năng
gắn với các ion magnesium do đó làm giảm lượng ion này trong âm đạo.


20

Khoảng 20% phụ nữ có mang tụ cầu ở đường âm đạo. Do lượng ion
magnesium giảm xuống, vi khuẩn này tăng cường sản xuất các ngoại độc tố
gây sốc. Bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng sốc nhiễm độc gồm đột ngột
sốt cao, cảm giác mệt mỏi, tiêu chảy toàn nước, nhức đầu, đau cơ, nổi ban
ngoài da và một hoặc nhiều dấu hiệu của sốc. Hội chứng này có tỉ lệ tử vong
khá cao.
Hội chứng Thukydides: là thể đặc biệt của hội chứng sốc nhiễm độc. Hội
chứng này có thể gặp ở thanh thiếu niên cả hai giới, thuờng gặp do bội nhiễm
tụ cầu sau khi bị cúm. Tỉ lệ tử vong của hội chứng này rất cao (trên 50%).
Biểu hiện lâm sàng về mặt hô hấp và tiêu hóa rất giống với bệnh dịch hạch do
Thurykodides mô tả ở Athen và năm 430 trước công nguyên.
 Bệnh do độc tố
Ngộ độc thực phẩm là bệnh điển hình nhất do độc tố ruột bền với nhiệt
của tụ cầu sau khi ăn các thức ăn nguội hoặc kể cả các thức ăn nhiễm tụ cầu
đã được nấu chín. Có thể phân thành hai thể:
Viêm dạ dày ruột: nguyên nhân do ăn phải các thức ăn nhiễm độc tố tụ
cầu. Bệnh thường xảy ra trong thời gian ngắn với triệu chứng nôn mửa dữ
dội, tiêu chảy phân tóe nước, không sốt. Bệnh thường lành nhanh chóng và
không cần điều trị kháng sinh.
Viêm ruột non-đại tràng: nguyên nhân do thức ăn nhiễm một lượng lớn
vi khuẩn tụ cầu (>105 vi khuẩn/g thức ăn) hoặc do vi khuẩn tăng sinh trong
lòng ruột (có đến 2-30% số người mang vi khuẩn này trong ruột). Triệu chứng

bệnh lý ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài hơn và
cần phải điều trị kháng sinh.


21

Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) ở
Việt Nam thường gặp trong các tiệc cưới. Vì phải chuẩn bị cho nhiều thực
khách (bình quân khoảng 200 người) nên thức ăn cần phải được nấu trước và
để qua đêm. Tụ cầu khuẩn nhiễm từ môi trường hoặc từ người chế biến sẽ
sinh sôi rất nhanh trong các thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp
(thường gặp nhất là các món sốt trứng, thịt nguội) và sinh ra độc tố đường
ruột. Độc tố này rất bền với nhiệt, do đó trước khi ăn có đun lại cho sôi cũng
không huỷ được độc tố. Khi ăn phải thức ăn có nhiễm độc tố đường ruột, chỉ
sau 30 phút đến 1 giờ là các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy đã xảy ra.
Tụ cầu khuẩn thường chịu đựng tốt các thay đổi của môi trường như khô
hạn, ánh nắng, nhiệt độ, thay đổi pH và độ mặn. Nhân viên y tế là những
người có tỉ lệ mang vi khuẩn cực kỳ cao. Các biện pháp như mang mũ hoặc
khăn trùm đầu, mạng che mặt hoặc khẩu trang và rửa tay thường xuyên là
biện pháp phòng lây truyền vi khuẩn hữu hiệu nhất trong bệnh viện đặc biệt
là trong các đơn vị hồi sức. Những biện pháp này cũng được áp dụng cho
những người làm việc trong các bếp ăn tập thể hoặc trong các xưởng chế
biến thực phẩm.
Tỷ lệ người mang vi khuẩn tụ cầu vàng trên da hoặc niêm mạc vào
khoảng từ 10 đến 90%. Các khu vực cư trú thường gặp của tụ cầu vàng là tiền
đình mũi, tóc, nách và nếp hậu môn. Đây là nguồn lây chéo trong các đơn vị
hồi sức, đặc biệt là ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch như đái tháo đường,
bệnh nhân AIDS hoặc xơ gan. Chủng vi khuẩn nguy hiểm trong các khu vực
này là tụ cầu vàng đề kháng với methicillin [12], [13].
Tụ cầu không có men coagulase



22

Do không có men coagulase nên trên môi trường nuôi cấy có máu, khuẩn
lạc có màu trắng ngà. Trên lâm sàng thường gọi các vi khuẩn này là tụ cầu
trắng. Các vi khuẩn nhóm này có thể kể:


Staphylococcus epidermidis



Staphylococcus saprophyticus



Staphylococcus haemolyticus



Staphylococcus capitis



Staphylococcus simulans



Staphylococcus hominis




Staphylococcus warneri



Cùng 16 chủng tụ cầu khuẩn khác không hiện diện ở người.

Tụ cầu khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy ở nhiệt độ 37°
C. Màu đặc trưng của các khuẩn lạc là màu trắng như sứ hoặc màu trắng ngà.
Khả năng tan máu của vi khuẩn được nuôi cấy cung cấp gợi ý quan trọng về
tính chất của vi khuẩn này.
Tụ cầu không có men coagulase là thành phần của hệ vi khuẩn bình
thường của da và niêm mạc. Đại diện quan trọng nhất của nhóm này là Staph.
epidermidis.
Trong một thời gian rất dài, các nhà vi khuẩn học đã xem vi khuẩn này
không có tính gây bệnh. Tuy nhiên ngày nay nguời ta biết rõ rằng các tụ cầu
khuẩn không có men coagulase, đặc biệt là Staph. epidermidis là nguyên nhân
thường gặp sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và cũng là nguyên nhân
của nhiễm trùng bệnh viện. Các vi khuẩn này có khả năng tạo nên một lớp
màng nhầy và dưới lớp màng nhầy này, vi khuẩn phát triển tạo thành
các khuẩn lạc nhỏ bám vào các catheter bằng chất dẻo. Lớp nhầy này cũng


23

bảo vệ vi khuẩn không bị tấn công bởi các tế bào có thẩm quyền miễn dịch
của cơ thể và không bị tác động bởi kháng sinh.
Staphylococcus saprophyticus là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết

niệu thường gặp ở phụ nữ trẻ vì vi khuẩn này có khả năng bám dính vào tế
bào biểu bì đường tiết niệu và sản xuất men urease.
Điều trị nhiễm trùng do các vi tụ cầu không có men coagulase thường
khó khăn vì vi khuẩn này thường đa đề kháng kháng sinh. Một nguyên nhân
khác nữa là việc xác định chính xác tác nhân nào trong nhóm vi khuẩn này
gây bệnh để điều trị đặc hiệu rất khó vì chúng thường hiện diện trên da và
niêm mạc [12], [13].
1.5.2. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán
Các biểu hiện của áp xe vú tương tự viêm vú: viêm đau, khu trú ở vú kết hợp
với sốt, mệt mỏi kèm theo khối sưng có kích thước thay đổi, mềm, có thể sờ thấy.
Mặc dù chẩn đoán cơ bản dựa vào triệu chứng lâm sàng, nhưng hình ảnh siêu âm
cũng giúp xác định chẩn đoán và quyết định dẫn lưu mủ.
Thời gian mắc bệnh rất thay đổi. Kết hợp dữ liệu từ 2 nghiên cứu các
bệnh nhân đang cho con bú, 0,4% trường hợp (5/1183) phát triển áp xe vú.
Trong 5 bệnh nhân đó, 2 bệnh nhân có biểu hiện viêm vú và áp xe tái phát
nhiều lần, các trường hợp khác phát triển thành áp xe trong 5 ngày đến 4 tuần
sau lần điều trị viêm vú thứ nhất hoặc thứ hai [14], [15].
Chẩn đoán phân biệt
 Rạch dẫn lưu áp xe vú sai: bệnh nhân đôi khi biểu hiện các vùng ứ sữa
khu trú kèm sưng phồng mô vú. Biểu hiện là khối mềm có thể sờ thấy.
Tình trạng này được chẩn đoán phân biệt với viêm vú và áp xe vú bởi
sự thiếu các biểu hiện toàn thân.


24

 Các nang sữa: Galactoceles là tập hợp các nang chứa dịch thường gây
ra bởi tắc ống dẫn sữa. Galactoceles biểu hiện là các khối nang mềm khi
khám và thường không kèm các biểu hiện hệ thống. Siêu âm có thể thấy
các khối phức tạp. Chẩn đoán có thể dựa vào bệnh sử lâm sàng.

 Viêm vú trên bệnh nhân ung thư vú: nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng vú
không đáp ứng điều trị, có thể nghi ngờ bệnh nhân bị viêm vú trên nền
bệnh lý ung thư vú. Trong trường hợp ung thư vú viêm, khám da thấy da
dầy hơn, phát ban, da màu cam nhẹ và thường có sưng hạch lympho nách.
Chụp cộng hưởng từ có giá trị nếu nghi ngờ ung thư vú viêm [16, 17].
Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm rất quan trọng trong đánh giá và kiểm soát
nhiễm trùng vú [18]. Siêu âm là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán
phân biệt áp xe vú với viêm vú và cho phép rạch dẫn lưu mủ dưới hướng dẫn
siêu âm.
1.5.3. Điều trị
Điều trị hàng đầu trong áp xe vú là chích rạch dẫn lưu mủ, sử dụng
kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn gây bệnh [18], [19], [20].
Phương pháp điều trị thứ hai là hút mủ qua kim. Hút mủ qua kim có thể
được tiến hành có hoặc không có hướng dẫn siêu âm, nhưng tốt nhất nên sử
dụng siêu âm hướng dẫn vừa để khẳng định chẩn đoán vừa lấy mẫu mủ xét
nghiệm vi khuẩn. Sử dụng siêu âm đảm bảo dẫn lưu hoàn toàn mủ và cho
phép dẫn lưu các vùng ngóc ngách của ổ áp xe.
Hút mủ qua kim nên được lựa chọn như là cách thức điều trị khởi đầu để
dẫn lưu áp xe khi lớp da phủ ở trên bình thường, với các ổ áp xe nhỏ hơn
5cm, bệnh nhân đến sớm. Rạch dẫn lưu được chỉ định ở các bệnh nhân có lớp
da ở trên ổ áp xe đã bị ảnh hưởng.


25

Để đạt được kết quả điều trị tốt với cách thức không phẫu thuật, hút mủ
qua kim phải được lặp lại 2-3 ngày/lần cho đến khi không còn mủ nữa. Những
áp xe lớn thường phải điều trị 5 – 6 lần, một số áp xe chỉ cần điều trị 2 – 3 lần.
Một số áp xe vú có thể điều trị bằng phương pháp này.
Trong điều trị các trường hợp kháng thuốc, khi ổ áp xe không đáp ứng

với điều trị dẫn lưu lặp lại và kháng sinh, can thiệp phẫu thuật được chỉ định
[21], [22].
Hút mủ có hướng dẫn siêu âm: nếu nghi ngờ có áp xe, cần tiến hành
siêu âm [18], [19], [23]. Sử dụng siêu âm khẳng định áp xe sau đó sẽ dựa vào
tình trạng bề mặt da để quyết định điều trị tiếp.
Nếu lớp da bề mặt bình thường, chọc hút áp xe dưới hướng dẫn siêu âm sử
dụng kèm theo gây tê tại chỗ là phương pháp được ưu tiên lựa chọn Nếu bề mặt
da không bình thường, đòi hỏi phải chích dẫn lưu mủ [18], [19], [20], [23].
Gây tê tại chỗ quanh vùng nhỏ da bình thường, cách xa vị trí áp xe.
Lidocain 1% với 1/200.000 epinephrin với liều tối đa 7mg/kg được tiêm vào
da và qua mô vú tới ranh giới khối áp xe. Nếu ổ mủ thấy được không dày, có thể
hút bằng kim 21. Chỉ khi mủ được tháo hết, bơm tiêm được thay và ổ áp xe được
bơm rửa. Bơm rửa được thực hiện cho đến khi tất cả mủ được rút hết và nước rửa
trong [24], [25].
Nếu khối mủ lớn, gây tê tại chỗ tiêm nhẹ vào ổ áp xe và hút mủ được
thực hiện. Nếu mủ không thể hút ra được, thay bơm tiêm và kim. Sau khi
chờ gây tê tại chỗ và epinephrine có tác dụng (tối thiểu 7 – 8 phút), kim 19
hoặc 17 được đâm qua đường gây tê vào trong ổ áp xe để làm sạch ổ áp xe
với dung dịch thuốc tê để làm tan mủ. Có thể sử dụng hoặc lớn hơn 50ml
thuốc tê cho người lớn miễn sao chúng được hút ra trở lại sau đó. Tuy


×