Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

THỰC TRẠNG BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG và một số yếu tố NGUY cơ ở NGƯỜI 30 – 69 TUỔI VIỆT NAM năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.46 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN BÍCH NGUYỆT

THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI
30 – 69 TUỔI VIỆT NAM NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2012 - 2018

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN BÍCH NGUYỆT

THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI
30 – 69 TUỔI VIỆT NAM NĂM 2015
Ngành đào tạo


: Bác sĩ Y học dự phòng

Mã ngành

: 52720103

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2012 – 2018
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Thị Giáng Hương
2. ThS. Phạm Phương Mai

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo
Đại học trường Đại học Y Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô của Bộ môn Sức
khỏe toàn cầu, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị
Giáng Hương - Phó trưởng bộ môn Sức khỏe toàn cầu và ThS. Phạm
Phương Mai - giảng viên bộ môn Sức khỏe toàn cầu đã luôn tận tình chỉ dạy,
động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho em rất
nhiều từ bước hình thành ý tưởng cho đến khi khóa luận hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Lê Minh Giang cùng
toàn thể thầy cô bộ môn Sức khỏe toàn cầu đã luôn hướng dẫn tận tình cho
em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Để thực hiện khóa luận này, em cũng không thể không nhắc đến và biết
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cục Y Tế Dự Phòng – Bộ Y tế đã tạo điều kiện

tốt nhất cho em trong quá trình thu thập số liệu từ điều tra quốc gia.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn vô bờ đến bố mẹ và những người
thân trong gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Bích Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Bộ môn Sức khỏe toàn cầu
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cam đoan công trình nghiên cứu “Thực trạng bệnh đái tháo
đường và một số yếu tố nguy cơ ở người 30 – 69 tuổi Việt Nam năm 2015”
này là do em thực hiện. Các kết quả, số liệu trong khóa luận đều có thật và
chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Bích Nguyệt


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA


American diabetes Association

BMI

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
Body Mass Index

DALYs

Chỉ số khối cơ thể
Disability adjusted life years

ĐTĐ
IDF

Số năm sống hiệu chỉnh theo bệnh tật
Đái tháo đường
International Diabetes Federation

Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế
JNC

United States Joint National Committee

WHO

Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ
World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường........................................................3
1.1.1. Các định nghĩa về bệnh đái tháo đường........................................3
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường....................................................3
1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường......................................................4
1.2. Tình hình dịch tễ đái tháo đường............................................................6
1.2.1. Dịch tễ đái tháo đường trên thế giới..............................................6
1.2.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tại Việt Nam...............7
1.3. Các yếu tố lối sống ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường......................8
1.3.1. Béo phì..........................................................................................8
1.3.2. Thói quen uống rượu/bia...............................................................9
1.3.3. Chế độ dinh dưỡng........................................................................9
1.3.4. Hoạt động thể lực........................................................................10
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............12
2.1. Thời gian nghiên cứu............................................................................12
2.2. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................12
2.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................13
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu............................................................................13
2.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu....................................................15
2.6. Quy trình thu thập số liệu.....................................................................16
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu..............................................................16
2.6.2. Các đơn vị đo lường....................................................................17
2.6.3. Quy trình thu thập số liệu............................................................18
2.7. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................18



2.8.1. Sai số...........................................................................................19
2.8.2. Cách khắc phục sai số.................................................................19
2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................19
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................20
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu............................20
3.2. Đặc điểm mắc bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu...........22
3.3. Đặc điểm hành vi, lối sống của đối tượng nghiên cứu.........................25
3.3.1. Uống rượu, bia............................................................................25
3.3.2. Chế độ dinh dưỡng......................................................................26
3.3.3. Hoạt động thể lực........................................................................27
3.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng đường huyết của đối tượng nghiên cứu.....28
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................34
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................34
4.2.Tình hình mắc bệnh đái tháo đường......................................................34
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tinh trạng mắc đái tháo đường................36
4.3.2. Về tình trạng sức khỏe................................................................37
4.3.3. Các hành vi nguy cơ của đối tượng nghiên cứu..........................39
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu................................................41
KẾT LUẬN....................................................................................................43
KIẾN NGHỊ...................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.......................20
Bảng 3.2: Một số chỉ số sức khỏe của đối tượng nghiên cứu..........................22
Bảng 3.3: Đặc điểm chỉ số đường huyết của đối tượng theo khu vực sinh sống...23
Bảng 3.4: Đặc điểm chỉ số đường huyết theo chỉ số khối cơ thể....................24

Bảng 3.5: Các bệnh lý kèm theo......................................................................24
Bảng 3.6: Tình trạng sử dụng rượu, bia của đối tượng nghiên cứu.................25
Bảng 3.7: Tình trạng ăn rau/trái cây của đối tượng nghiên cứu......................26
Bảng 3.8: Loại dầu, mỡ đối tượng nghiên cứu hay sử dụng...........................26
Bảng 3.9: Mức độ ăn mặn tự đánh giá............................................................27
Bảng 3.10. Tỷ lệ người không đạt về hoạt động thể lực theo khuyến cáo của WHO....27
Bảng 3.11. Mức độ hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu....................28
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tình trạng đường huyết và đặc điểm nhân khẩu học...28
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tình trạng đường huyết và tình trạng sức khỏe......30
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tình trạng đường huyết và một số hành vi nguy cơ. .32
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ mắc đái tháo đường giữa một số nghiên cứu.............35


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm tuổi theo giới.......................................................21
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu.........22
Biểu đồ 3.3: Phân bố đái tháo đường theo giới và nhóm tuổi.........................23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh không lây nhiễm đang tăng mạnh trong nhiều năm gần đây và
gây nên một gánh nặng bệnh tật to lớn không chỉ ở các nước thu nhập cao mà
còn ở các nước có thu nhập thấp [1]. Trong đó, đái tháo đường là một trong
bốn bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh nhất với sự gia tăng tỷ
lệ hiện mắc và tỷ lệ tử vong được điều chỉnh theo tuổi cao hơn khoảng 20%
giữa năm 1990 và năm 2010 [2]. Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường
thế giới, trong năm 2014 có 387 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và ước

tính sẽ tăng đến 592 triệu người vào năm 2035 [3].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới năm 2012, Việt Nam có
khoảng 3,2 triệu người trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ, đứng thứ 7 trong số 39
quốc gia khu vực tây Thái Bình Dương [4]. Dự báo mỗi năm sẽ có thêm
88.000 người mới mắc, đưa tổng số người bệnh ĐTĐ lên 3,42 triệu người vào
năm 2030 [5]. Gánh nặng bệnh tật tính theo DALY năm 2010 ở Việt Nam là
367031, chiểm 1,7% trong tổng số DALY các bệnh không lây nhiễm hiện
đang có chương trình can thiệp [6]. Chi phí điều trị do thời gian điều trị kéo
dài, cùng với mất/giảm nhân lực, năng suất lao động tạo ra gánh nặng kinh tế
cho gia đình người bệnh. Theo Liên đoàn ĐTĐT quốc tế, chi phí liên quan
đến bệnh tiểu đường ở Việt Nam vào năm 2015 trung bình là 162,7 USD mỗi
bệnh nhân vào năm 2015, cao mức lương trung bình hàng tháng ở Việt Nam
là 150 USD [7]. Chính vì vậy, việc phòng chống giảm tỷ lệ mắc ĐTĐ là hoạt
động vô cùng cần thiết để giảm thiểu những gánh nặng bệnh tật, gánh nặng
kinh tế do ĐTĐ gây ra.
Nhằm giải quyết tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết
định số 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia
phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025 trong đó việc đẩy


2

mạnh nghiên cứu, giám sát và kiểm soát bệnh ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ là
một trong 4 mục tiêu quan trọng [8]. Với tình hình kinh tế phát triển nhanh
chóng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh làm tăng các yếu tố nguy cơ như:
tuổi thọ tăng lên, kết hợp với ít hoạt động thể lực, chế độ ăn không hợp lý, hút
thuốc lá, uống rượu bia..v..v [9]. Điều đó đặt ra nhiều thách thức đối với việc
phòng chống bệnh ĐTĐ. Mặc dù tại Việt Nam đã tiến hành một số cuộc điều
tra cắt ngang, nhưng các nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ, tập trung ở các thành
phố lớn, chưa thể bao phủ hết được các vùng nông thôn hay những vùng khó

khăn, các nghiên cứu chưa nghiên cứu sâu về các yếu tố nguy cơ có thể thay
đổi được đối với bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy, các nghiên cứu về đái
tháo đường giúp bổ sung được những tồn tại trên là vô cùng cần thiết để đề ra
các biện pháp dự phòng phù hợp và hiệu quả. “Nghiên cứu này dựa trên số
liệu được thu thập từ cuộc “Điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh
không lây nhiễm Việt Nam 2015” trên nhóm người từ 30 - 69 tại 63
tỉnh/thành phố trên cả nước” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng bệnh đái tháo đường ở người 30-69 tuổi Việt Nam

2.

năm 2015.
Mô tả một số yếu tố yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường ở
người 30-69 tuổi Việt Nam năm 2015.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường
1.1.1. Các định nghĩa về bệnh đái tháo đường
Theo Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế Mỹ (ADA) (2010) [10] định nghĩa:
“Đái tháo đường là nhóm những rối loạn không đồng nhất gồm tăng
đường huyết và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác dụng
của insulin và cả hai”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Đái tháo đường là một hội chứng

có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn
toàn insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt
động của insulin” [11].
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Năm 2017, theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
và được sự đồng thuận của WHO, chẩn đoán ĐTĐ khi có ít nhất một trong
bốn tiêu chuẩn sau [12]:
* Tiêu chuẩn 1: HbA1c > 6,5% (48 mmol/mol)
Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm chuẩn hóa theo tiêu
chuẩn quốc tế.
* Tiêu chuẩn 2: Đường huyết đói > 126mg/dl (≈7,0mmol/l)
Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời điểm
nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để
nguội) ít nhất 8 giờ.


4

* Tiêu chuẩn 3: Đường huyết 2 giờ > 200mg/dl (≈11.1mmol/l) khi
làm test dung nạp glucose.
Test dung nạp glucose nên thực hiện theo mô tả của WHO, sử dụng
dung dịch 75g glucose.
* Tiêu chuẩn 4: Người bệnh có triệu chứng cổ điển của tăng đường
huyết hay tăng đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết
ngẫu nhiên > 200mg/dl (≈11,1mmol/l).
- Triệu chứng cổ điển của ĐTĐ bao gồm: uống nhiều, tiểu nhiều và
sụt cân không giải thích được.
- Đường huyết ngẫu nhiên là đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ
không liên quan tới bữa ăn.
1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường

Năm 2017, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), ĐTĐ
được chia làm 4 loại: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ týp 2, ĐTĐ thai kỳ và các týp đặc biệt
khác [12].
1.1.3.1. Đái tháo đường týp 1 (Đái tháo đường phụ thuộc insulin)
Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân
đái tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào β bị phá hủy, gây nên sự thiếu
hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn
toàn). Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan
chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường týp 1 [13]. Ở Việt Nam chưa có
số liệu điều tra quốc gia, nhưng theo thống kê từ các Bệnh viện thì tỷ lệ mắc
ĐTĐ týp 1 vào khoảng 7 - 8% tổng số người bệnh ĐTĐ [13], [14].
Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được
phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành


5

niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các
trường hợp được chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 1 thường là người có thể
trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo
đường týp 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.
1.1.3.2. Đái tháo đường týp 2 (Đái tháo đường không phụ thuộc insulin)
Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế
giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần
theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn
uống, đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh.
Đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết
insulin tương đối (hơn là thiếu tuyệt đối). Ở giai đoạn đầu, những người
bệnh ĐTĐ týp 2 không cần insulin cho điều trị nhưng sau nhiều năm mắc
bệnh, nhìn chung insulin máu giảm dần và người bệnh dần dần lệ thuộc vào

insulin để cân bằng đường máu [14]. Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn
đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng Glucose máu tiến triển âm thầm không
có triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác
về chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận...
nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự
tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người
mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết
hợp dùng thuốc để kiểm soát Glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực
hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng Insulin.
1.1.3.3. Đái tháo đường thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai (chiếm 1-2% người mang
thai), do đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, thường gặp khi có


6

thai lần đầu và mất đi sau đẻ. Bệnh có khả năng tăng nguy cơ phát triển sau này
thành ĐTĐ thực sự [14].
1.1.3.4. Đái tháo đường khác
Nguyên nhân do khiếm khuyết chức năng tế bào gây ra bởi gen,
giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do
các bệnh nội tiết khác... dẫn đến bệnh ĐTĐ [14].
1.2. Tình hình dịch tễ đái tháo đường
1.2.1. Dịch tễ đái tháo đường trên thế giới
ĐTĐ là bệnh chuyển hóa thường gặp nhất và đã có từ lâu, nhưng
đặc biệt phát triển trong những năm gần đây. Bệnh tăng nhanh theo tốc độ
phát triển của nền kinh tế xã hội. Các công trình nghiên cứu về tính chất
dịch tễ bệnh ĐTĐ cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng lên hàng năm, cứ 15
năm thì tỷ lệ tăng lên gấp đôi, tuổi càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao, từ

65 tuổi trở lên tỷ lệ này lên tới 16%. ĐTĐ được xếp vào một trong ba bệnh
thường gây tàn phế và tử vong cao nhất (xơ vữa động mạch, ung thư,
ĐTĐ). Năm 1985, trên thế giới có 30 triệu người mắc ĐTĐ và con số này
tăng lên khoảng 110 triệu người chỉ sau một năm (trong đó 98,9 triệu
người mắc ĐTĐ týp 2). Dự báo năm 2025 sẽ có 300 triệu đến 330 triệu
người ĐTĐ [13]. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp
phát triển hay đang phát triển, thay đổi theo từng dân tộc, từng vùng địa lí
khác nhau [13], [15].
Theo thống kê từ IDF, năm 2017 số người mắc ĐTĐ là 425 triệu người,
tức là cứ 11 người thì có 1 người mắc ĐTĐ, dự tính đến năm 2045 sẽ tăng lên
629 triệu người. Tính đến cuối năm 2017 có 4 triệu người tử vong do bệnh
ĐTĐ và các biến chứng [16].


7

Cũng theo thống kê từ IDF, 4 trong 5 người mắc ĐTĐ là người dân ở
các nước có thu nhập thấp và trung bình [16]. Có thể thấy sự gia tăng mạnh mẽ
về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Khu vực
Đông Nam Á và và Tây Thái Bình Dương là những khu vực đang có sự bùng nổ
về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ. Dự kiến đến năm 2045, Ấn Độ và Châu Phi là 2 vùng
có sự gia tăng số người mắc ĐTĐ nhanh nhất trên thế giới 156% (từ 16 triệu
người lên 41 triệu người) và 110% (từ 39 triệu người lên 82 triệu người), tiếp
đến là Đông Nam Á với 84% (từ 82 triệu người lên 151 triệu người) [16].
1.2.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tại Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Á, cũng
có sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ trong nhiều năm qua.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 đến 64 tuổi
đang sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành
phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ là 4,6% [14].

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên các tỉnh, thành phố khác
nhau. Năm 2009, Tạ Thị Tuyết Mai tiến hành nghiên cứu trên 2331 đối tượng
từ 40 đến 60 tuổi tại nội thành, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 11,2% [17].
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thanh Bình và cộng sự trên 2119 đối tượng
tuổi từ 30-60 tại 30 xã, phường của tỉnh Quảng Bình năm 2011 cho thấy tỷ lệ
mắc ĐTĐ là 4,29% [18].
Trong 10 năm từ 2002 - 2012 số người được chẩn đoán đái tháo đường
ở Việt Nam tăng nhanh 211%, trong đó có 90% được chẩn đoán là đái tháo
đường týp 2 [19]. Việt Nam có 3,2 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm (5,4%)
dân số trưởng thành, trong đó có đến 65% người bệnh không biết mình mắc


8

bệnh. Với tỷ lệ người bệnh tăng từ 8% đến 10% năm, Việt Nam trở thành
nước có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới [20].
1.3. Các yếu tố lối sống ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường
1.3.1. Béo phì
“Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể [21]. Từ năm 1985 béo phì
đã được tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận là một trong những yếu tố nguy cơ
của bệnh đái tháo đường. Béo phì dạng nam hay còn gọi là béo bụng có vai
trò đặc biệt quan trọng trong sự gia tăng tỷ lệ đái tháo đường týp 2 [22].
Nhiều tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đều kết luận: béo phì, đặc
biệt là béo phì bụng là yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ cao ở những người béo, ở những người béo trung bình, tỷ lệ mắc bệnh
tăng lên 4 lần, nếu béo mức độ nặng thì tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp 30 làn so với
người bình thường. Do tính kháng insulin cộng với sụ giảm tiết insulin dẫn tới
giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá
trình phosphoryl hóa và oxy hóa glucose, làm chậm quá trình chuyển

carbonhydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới
và bệnh ĐTĐ xuất hiện [23]. Nghiên cứu của R. M. Anjana và cộng sự tại Ấn
Độ cho thấy những người béo bụng có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ gấp 2,4 lần so
với người bình thường và những người béo phì có nguy cơ mắc ĐTĐ gấp 1,6 lần
so với người không béo phì [24]. Theo khuyến cáo của hiệp hội đái tháo đường
Hoa Kỳ 2017, bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so cân
nặng nền để giảm nguy cơ biến chứng và duy trì đường huyết ổn định [12].
Béo phì dạng nam hay béo bụng được định nghĩa khi tỉ số WHR (vòng
eo/vòng mông) ≥ 0,90 ở nam và ≥ 0,85 ở nữ [25]. Việc phân loại thừa cân và béo
phì được dựa trên các chỉ số BMI của cơ thể được WHO khuyến cáo như sau: [26]
- Gầy: BMI < 18,5 kg / m2
- Bình thường: 18,5 kg /m2 ≤ BMI <23 kg/m2


9

- Thừa cân: 23 kg/m2 ≤ BMI < 25 kg/m2
- Béo phì: BMI ≥ 25 kg/m2
1.3.2. Thói quen uống rượu/bia
Rượu bia là một trong những đồ uống được con người sử dụng nhiều và
từ rất lâu đời trên thế giới. Bên cạnh những tác dụng giúp kích thích tiêu hóa,
ăn uống ngon miệng, bồi bổ cơ thể, tạo cảm xúc hưng phấn nếu sử dụng hợp
lý thì việc làm dụng rượu bia đã được chứng minh làm tăng nguy cơ đối với
nhiều bệnh tật, trong đó có ĐTĐ. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, một đơn
vị rượu chuẩn chứa 10g ethanol. Lượng ethanol này tương đương với 285 ml
bia thông dụng (5%), 30 ml rượu mạnh (40%), 120 ml rượu vang (11%), hoặc
60 ml rượu khai vị (20%) [26]. Một theo dõi dọc của Zhang YZ và cộng sự tại
Trung Quốc trên 6784 đối tượng nam giới trung niên và người cao tuổi cho
thấy những uổng rượu trung bình trên 20g/ ngày hoặc uống rượu trên 7
lần/tuần có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 gấp 1,27 lần và 1,35 lần so với người

không uống rượu. Trong nhóm những người uống rượu nhiều lần 7
lần/tuần, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở những người uống từ 0,01 đến 40g
và trên 40g mỗi lần là 1,48 và 1,27 tương ứng [27].
1.3.3. Chế độ dinh dưỡng
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn ít trái cây/ rau xanh sẽ làm tăng
nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và ngược lại. Một suất trái cây hoặc rau xanh:
tương đương với 80g phần ăn được. Đối với trái cây, lượng này tương
đương với một trái cỡ vừa (chuối, táo, kiwi…) hoặc một nửa cốc hoa quả
chín hoặc đóng hộp. Đối với rau xanh thì tương đương với một cốc ray
xanh (cà chua, bí ngô, dậu). Theo khuyến cáo nên ăn ít nhất 400g rau xanh
và trái cây mỗi ngày [26] [22].


10

Một nghiên cứu thực hiện tại Iran cho kết quả, khi ăn lượng trái cây và
rau xanh ít hơn 5 đơn vị tiêu chuẩn (tương đương 400gram) thì tỷ lệ mắc
ĐTĐ tăng lên gấp 1,45 lần [28]. Trong nghiên cứu dọc của Bazzano và cộng
sự được thực hiện trên 71346 nữ Y tá tuổi từ 38 đến 63 không mắc bệnh ĐTĐ,
theo dõi trong 18 năm, mỗi 4 năm được thu thập thông tin về chế độ dinh
dưỡng và chẩn đoán ĐTĐ cho kết quả nếu ăn thêm 3 khẩu phần trái cây
(tương đương 240gram) 1 ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ (OR=0,82,
95%CI: 0,72-0,94) [29].
1.3.4. Hoạt động thể lực
 MET (Metabolic Equivalents Task Unit) là đơn vị đo hoạt động thể lực,
được sử dụng để đo cường độ hoạt động thể chất. MET là tỷ lệ giữa mức
chuyển hóa cơ bản của một người khi người đó đang vận động so với khi nghỉ
ngơi. Một MET được định nghĩa là năng lượng tiêu thụ khi ngồi yên, tương
đương với một calo tiêu hao là 1 kcal/kg/giờ. So với một người ngồi yên,
người vận động vừa phải sử dụng mức năng lượng cao gấp 4 lần và người vận

động nặng sử dụng năng lượng cao gấp 8 lần. Tổng vận động thể lực của một
người được biểu thị bằng MET-giờ, hoặc MET-phút [26].
Có ba mức độ đánh giá hoạt động thể lực: Cao, trung bình, thấp.
 Cao: Một người đạt được bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây được xếp vào
loại này:
- Hoạt động mạnh mẽ trong ít nhất 3 ngày đạt tối thiểu 1500 MET-phút
mỗi tuần.
- 7 ngày trở lên kể từ ngày kết hợp các hoạt động đi bộ, trung bình hoặc
cường độ đạt ít nhất 3000 MET phút mỗi tuần.


11

 Trung bình: Một người không đạt tiêu chuẩn cho mức độ hoạt động
cao, nhưng đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây được phân loại trong danh
mục này:
- 3 ngày trở lên hoạt động cường độ mạnh ít nhất 20 phút mỗi ngày
HOẶC
- 5 ngày hoặc nhiều hơn về hoạt động cường độ vừa phải hoặc đi bộ ít
nhất 30 phút mỗi ngày HOẶC
- 5 ngày trở lên kể từ ngày kết hợp các hoạt động đi bộ, trung bình hoặc
cường độ đạt được ít nhất 600 MET phút mỗi tuần.
 Thấp: Một người không đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn nào đã đề cập ở trên.
Việc tăng cường các hoạt động thể lực giúp phòng ngừa tăng khả năng
dung nạp glucose, tăng tính nhạy cảm insulin [30]. Koloverou và cộng sự
thực hiện nghiên cứu trên 3042 nam giới và phụ nữ khỏe mạnh (18-89 tuổi)
theo dõi hoạt động thể lực và tình trạng mắc bệnh ĐTĐ trong 10 năm. Kết
quả cho thấy, hoạt động thể chất ở mức vừa (331-1484 MET phút/tuần) đã
giảm 53% tỷ lệ mắc ĐTĐ so với hoạt động thể chất mức thấp (<150 MET
phút/tuần) (OR = 0,47; 95% CI:0,24-0,93) [31].



12

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 5 năm 2017.
Trong đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Thiết kế kế nghiên cứu dựa trên thiết kế nghiên cứu của “Điều tra Quốc
gia và yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam năm 2015” do sử dụng
một phần số liệu của điều tra.
- Sơ đồ dưới đây mô tả quy trình STEPS trong thu thập số liệu:
Các bước

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Phương pháp

Công cụ

Phỏng vấn

Bộ câu hỏi phỏng

vấn STEPS Ver
3.1

Đo nhân trắc

- Thước đo chiều
cao
- Thước dây
- Cân
- Máy đo huyết áp

Xét nghiệm
sinh hóa

Máy phân tích
máu và nước tiểu

Thông tin thu thập
Mức cơ bản và mức mở
rộng:
- Nhân khẩu học
- Hút thuốc
- Tiêu thụ rượu bia
- Tiêu thụ rau và trái
cây
- Tiêu thụ muối
- Hoạt động thể lực
- Khác
Mức cơ bản:
- Chiều cao

- Cân nặng
- Vòng eo
- Huyết áp
Mức cơ bản, mức mở
rộng và tùy chọn
- Glucose máu
- Cholesterol máu
- Creatinine và Natri
trong nước tiểu


13

2.3. Đối tượng nghiên cứu
Người dân có độ tuổi từ 30-69 tuổi tham gia điều tra Quốc gia về yếu tố
nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam năm 2015 được chọn vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tuổi từ 30 đến 69.
- Tham gia đủ 3 bước của điều tra.
- Không missing quá 50% số biến nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Nằm ngoài tuổi 30 đến 69
- Đang mang thai
- Không tham gia đủ 3 bước của điều tra.
- Missing quá 50% số biến nghiên cứu.
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Điều tra quốc gia sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính theo một tỷ lệ với
các mẫu được phân tầng theo giới tính và 3 nhóm tuổi (18-29, 30-49, 50-69).

Trong đó:

n: Cỡ mẫu tối thiểu.
Z(1-α/2): Hệ số tin cậy, với khoảng tin cậy 95%, kiểm định 2 phía, Z(1-α/2=1,96.
p = 0,05; d = 0,05.
Bổ sung:
Hệ số thiết kế: 1,5
Tỷ lệ trả lời mong đợi: 0,8
Số nhóm tuổi/giới: 6


14

Cỡ mẫu của điều tra là:

n = (384 x 1.5 x 6)/0.8 = 4320
Điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ năm 2015 sử dụng phương pháp
chọn mẫu nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Lấy mẫu cụm.
Từ 15% khung mẫu chính từ Khung Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm
2009 và được cập nhật với số liệu năm 2014. Khung mẫu tổng thể của Tổng
cục Thống kê được chia thành hai biến phân tầng: đô thị hoá (đô thị, nông
thôn) và nhóm huyện (huyện / thị xã / thành phố của tỉnh, vùng đồng bằng và
ven biển). Sử dụng phương pháp lấy mẫu tỷ lệ xác suất theo tỷ lệ (PPS) được
sử dụng để chọn mẫu cụm từ 6 tầng của khung mẫu chủ chọn ra được 315
cụm tại các đô thị và 342 cụm cho vùng nông thôn. Sử dụng phương pháp
chọn ngẫu nhiên hệ thông, chọn ra 315 cụm.
- Giai đoạn 2: Lấy mẫu hộ gia đình
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, lấy 10% hộ gia đình
trong mỗi cụm đã được lựa chọn. Tổng số hộ gia đình tham gia điều tra quốc
gia năm 2015 là 4.651 hộ.
- Giai đoạn 3: Lấy mẫu cá nhân

Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn ra 1 người từ mỗi hộ gia
đình để phỏng vấn bộ câu hỏi.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn toàn bộ các
đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn từ bộ số liệu “Điều tra Quốc gia về yếu
tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam năm 2015” do Bộ Y Tế thực hiện
cho nhóm tuổi 18-69 dựa theo công cụ và quy trình STEPS của Tổ chức Y Tế
Thế Giới.
Thực tế đã chọn được 2564 đối tượng phù hợp đưa vào nghiên cứu.


15

2.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu
Nhóm biến số/chỉ số
Biến số/ chỉ số
Đặc điểm cá nhân, Tuổi
Giới
kinh tế xã hội
Dân tộc
Tình trạng hôn nhân
Khu vực đang sinh sống
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Tình trạng sức Chiều cao
Cân nặng
khỏe
Chỉ số BMI
Số đo vòng eo
Số đo vòng mông
Chỉ số WHR

Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Cholesterol máu
Tiền sử THA
Tiền sử tăng cholesterol
Tiền sử các bệnh tim mạch
Chỉ số glucose máu lúc đói
Tỷ lệ mắc đái tháo đường
Sử dụng rượu bia Sử dụng rượu bia 12 tháng qua
Sử dụng rượu bia 30 ngày qua
Lượng rượu tiêu thu trong 30 ngày
Tỷ lệ sử dụng rượu nguy hại
Chế độ dinh dưỡng Lượng trái cây tiêu thụ/ngày
Lương rau tiêu thụ/ngày
Tỷ lệ tiêu thụ rau/quả dưới mức tiêu chuẩn
Mức độ ăn mặn tự đánh giá
Loại dầu mỡ hay sử dụng
Hoạt động thể lực Thời gian lao động với cường độ nặng
Thời gian lao động với cường độ vừa phải
Thời gian lao động với cường độ nhẹ

Loại biến số
Rời rạc
Nhị phân
Danh mục
Danh mục
Danh mục
Danh mục
Danh mục
Liên tục

Liên tục
Liên tục
Liên tục
Liên tục
Liên tục
Liên tục
Liên tục
Liên tục
Nhị phân
Nhị phân
Nhị phân
Liên tục
Nhị phân
Nhị phân
Nhị phân
Liên tục
Nhị phân
Liên tục
Liên tục
Nhị phân
Danh mục
Danh mục
Liên tục
Liên tục
Liên tục


16

2.6. Quy trình thu thập số liệu

2.6.1. Công cụ thu thập số liệu
2.6.1.1. Bộ câu hỏi
Sử dụng bộ câu hỏi chuẩn WHO (STEPS Instrument CORE_EXP
V3.1). Bộ câu hỏi được dịch sang Tiếng Việt và được hiệu chỉnh cho phù hợp
với yêu cầu thực tế của Việt Nam và được thử nghiệm tại thực địa trước khi
sử dụng.
2.6.1.2. Bộ tranh minh họa
Hỗ trợ cho người phỏng vấn để đo lường và qui đổi sang đơn vị chuẩn,
bộ tranh minh họa sẽ bao gồm:
 Tranh minh hoạt cho rau quả và trái cây
 Tranh minh họa cho đồ uống có cồn
 Minh họa hoạt động thể lực
2.6.1.3. Công cụ đo nhân trắc, huyết áp
 Máy đo huyết áp điện tử chuẩn theo khuyến cáo của WHO
 Cân chuẩn theo khuyến cáo của WHO
 Thước dây, thước đo chiều cao chuẩn theo khuyến cáo của WHO


×