Tải bản đầy đủ (.doc) (229 trang)

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CƯỜNG ĐỘ CARBON THẤP: CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 229 trang )

PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh
Chủ biên

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CƯỜNG ĐỘ CARBON THẤP:
CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TIỄN


Hà Nội, 4/ 2015


LỜI MỞ ĐẦU
Đối phó với sự biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, lương thực là
mục tiêu cấp bách của thiên niên kỷ mới. Trong những năm gần đây, thảm
họa thiên tai xảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt trận động đất và sóng thần 1112/3/2011 tại Nhật Bản, ngập lụt kéo dài ở Thái Lan năm 2012 cho thấy dấu
hiệu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, và bất lợi của năng lượng hạt nhân.
Thêm nữa, mất ổn định chính trị ở những khu vực có nhiều dầu mỏ cho thấy
rủi ro đối với các nước khi phụ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch. Tình
hình này đòi hỏi các nước phải tiết kiệm tiêu dùng năng lượng hóa thạch qua
đó không chỉ giảm được rủi ro về an ninh năng lượng trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội mà còn nhằm giảm cường độ phát thải khí CO2 và các
khí nhà kính khác để hạn chế sự nóng lên của trái đất.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là nguồn vốn quan trọng,
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước tiếp nhận. Tuy nhiên, FDI
không chỉ mang lại những tác động tích cực mà còn chứa đựng những tác
động bất lợi cho nước chủ nhà. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng: việc
thu hút FDI thân thiện hoặc bất lợi cho môi trường phụ thuộc rất nhiều vào hệ
thống pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. Hàn Quốc là một trong những
nước đã phát triển kinh tế nhanh và theo đó lượng CO2 phát thải tăng nhanh
chóng. Năm 2009, Hàn Quốc đã chủ động cam kết giảm phát thải và đã có
những chính sách thu hút FDI định hướng phát triển nền kinh tế ít carbon.


Trung Quốc, Thái Lan, đã từng đánh đổi “môi trường” lấy FDI trong giai
đoạn đầu mở cửa thu hút nguồn vốn này, nhưng hiện nay các nước này đã có
những chuyển biến quan trọng trong thu hút FDI cho phát triển kinh tế phát
thải ít các-bon. Với việc chủ động đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm
thu hút dòng FDI thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát thải ít
các-bon đã giúp các nước này giảm cường độ CO2 (lượng CO2 phát thải từ
tiêu thụ một đơn vị năng lượng) và cường độ năng lượng (hàm lượng năng

i


lượng tiêu thụ để tạo ra một đơn vị GDP). Vậy các nước này đã áp dụng
những chính sách gì để thu hút được FDI phát thải ít các-bon?
Việt Nam đã tích cực thu hút FDI cho phát triển kinh tế, đến hết năm
2012 Việt Nam đã thu hút được trên 14.500 dự án với tổng vốn đăng ký 208
tỷ USD. FDI đóng góp trên 30% tổng vốn đầu tư xã hội của Việt Nam và
đóng góp trên 18% GDP. Tuy nhiên, sau 25 năm thu hút FDI, nhiều ý kiến
đánh giá rằng: “Việt Nam mới thu hút FDI được về lượng mà chưa đảm bảo
được về chất”. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu, điều tra về trình độ công
nghệ của các dự án FDI cho thấy phần lớn công nghệ các dự án sử dụng đều ở
mức trung bình và thấp, chỉ có khoảng 5% số dự án có trình độ công nghệ
cao. Điều này sẽ hàm ý rằng, với mức độ công nghệ như vậy, quy trình sản
xuất của các dự án khó có thể tiết kiệm năng lượng, hay thâm dụng năng
lượng hóa thạch và sẽ phát thải ra không khí lượng lớn khí CO2 trong quá
trình vận hành. Thêm nữa, dây chuyền sản xuất áp dụng công nghệ lạc hậu
của các dự án FDI sẽ khó có thể tạo ra sản phẩm tiết kiệm năng lượng hóa
thạch, phát thải ít khí CO2. Đối với vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam chưa
phải cam kết giảm phát thải, nhưng với lượng FDI vào Việt Nam khá lớn và
chủ yếu sử dụng công nghệ lỗi thời, liệu dòng vốn này có giúp gì cho phát
triển kinh tế phát thải ít các-bon ở Việt Nam? Để phát triển kinh tế phát thải ít

carbon, Việt Nam có thể học hỏi gì từ chính sách thu hút FDI phát thải ít cácbon của Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc?
Cuốn sách chuyên khảo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển
kinh tế cường độ các-bon thấp: Chính sách và thực tiễn” được xuất bản để
giải đáp phần nào những câu hỏi trên. Trong quá trình biên soạn, cuốn sách sẽ
tập trung phân tích những chính sách liên quan tới thu hút FDI áp dụng cơ chế
phát triển sạch (CDM) của Trung Quốc, Thái Lan - hai nước đang phát triển
chưa cam kết giảm phát thải theo NĐT Kyoto, được phép áp dụng cơ chế phát

ii


triển sạch (CDM) trong thu hút FDI phát thải ít cácbon/có cướng độ cácbon
thấp (LCF). Hàn Quốc là nước đã chuyển hướng phát triển kinh tế xanh, có
cường độ các-bon thấp từ 2009, đồng thời chủ động cam kết giảm phát thải
khí nhà kính. Mặc dù, Hàn Quốc không coi FDI là nguồn vốn quan trọng tạo
động lực cho phát triển và không được áp dụng CDM trong thu hút nguồn vốn
nước ngoài để giảm thiểu phát thải CO2 như các nước đang phát triển, nhưng
Hàn Quốc đã có định hướng và chính sách rõ ràng để thu hút FDI cho phát
triển năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng chiến lược phát triển kinh tế
xanh và cường độ các-bon thấp. Các chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc
trong lĩnh vực này được làm rõ trong cuốn sách này.
Sau hơn 25 năm, Việt Nam đang chuyển hướng thu hút FDI về “lượng”
sang về “chất”, cuốn sách sẽ làm rõ những yếu tố về chính sách có liên quan
tới thu hút LCF, và phân tích một số trường hợp điển hình về LCF tại Việt
Nam. Đặc biệt, cuốn sách giới thiệu kết quả khảo sát điều tra trên 70 doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến
chế tạo ở Hà Nội và một vài địa bàn lân cận nghiên cứu mức độ quan tâm,
động lực, rào cản trong thực hiện phát thải ít cảc bon dọc theo chuỗi giá trị
của sản phẩm mà doanh nghiệp điều hành hoặc tham gia, và phản ứng đối với
chính sách của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thực hiện đầu tư

theo hướng phát thải ít các bon tại Việt Nam.
Trong quá trình biên tập cuốn sách, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ
cán bộ, đồng nghiệp của Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Châu Á, Trường ĐH Kinh tế ĐHQGHN. Trước tiên, tác giả xin cám ơn quỹ hỗ trợ nghiên cứu Châu Á
(ARC) đã hỗ trợ kinh phí để tác giả thực hiện nghiên cứu và biên tập cuốn
sách này. Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh,
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, TS. Lê Xuân Sang,
TS. Nguyễn Thị Anh Thu và nhiều chuyên gia, đồng nghiệp khác đã chia sẻ

iii


ý kiến quý báu đế tác giả hoàn thành cuốn sách. Tác giả gửi lời cám ơn chân
thành tới TS. Trần Thị Lan Hương, ThS Trần Thế Lân, ThS. Nguyễn Mỹ
Hương, TS. Phạm Thu Phương, ThS. Vũ Quỳnh Loan, ThS Vĩnh Bảo Ngọc,
và cao học viên Lê Hồng Ngọc về sự giúp đỡ tận tình trong quá trình tác giả
biên tập cuốn sách.
Tuy nhiên, cuốn sách không thể tránh khỏi những sơ xuất, hạn chế nhất
định, tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý độc giả để hoàn thiện
cuốn sách trong lần xuất bản sau.
TÁC GIẢ

iv


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................x

DANH MỤC HỘP.................................................................................................xii
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA1CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CƯỜNG
ĐỘ CÁC-BON THẤP.............................................................................................1
1.1. Một số lý thuyết về chính sách FDI liên quan tới môi trường.............................1
1.1.1. Giả định “Nơi trú ẩn của ô nhiễm” (“Pollution Haven”) của FDI.............1
1.1.2. Giả định “Vầng hào quang đẩy lùi ô nhiễm” (Pollution halo”)..................4
1.2. FDI cường độ các-bon thấp/phát thải ít các-bon (LCF) và chính sách thu hút
dòng vốn này.............................................................................................................7
1.2.1. Khái quát chung về LCF...............................................................................7
1.2.2. Các yếu tố quyết định LCF.........................................................................22
1.3. Chính sách và biện pháp thu hút LCF cho phát triển kinh tế phát thải ít các-bon
của nước chủ nhà đang phát triển............................................................................40
1.3.1. Chính sách....................................................................................................40
1.3.2. Biện pháp.....................................................................................................64
1.3.3. Thách thức về chính sách và biện pháp phối hợp thực thi trên phạm vi
quốc tế....................................................................................................................67
CHƯƠNG 2............................................................................................................ 69
KINH NGHIỆM THU HÚT LCF CỦA MỘT SỐ NƯỚC..................................69
................................................................................................................................. 69
2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc...........................................................................69
2.1.1. Các nhóm chính sách thúc đẩy thu hút LCF của Trung Quốc..................71
2.1.2. Kinh nghiệm thu hút các dự án áp dụng CDM ở Trung Quốc..................78
2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan...............................................................................95
2.2.1. Thực tiễn thu hút LCF áp dụng CDM tại Thái Lan...................................97

v


2.2.2. Kinh nghiệm về việc ưu tiên thu hút LCF của Thái Lan..............................100
2.3. Kinh nghiệm thu hút LCF của Hàn Quốc.......................................................107

2.3.1. Chính sách tăng trưởng xanh, ít các-bon.................................................108
2.3.2. Thu hút LCF ở Hàn Quốc..........................................................................119
2.3.3. Bài học về thu hút LCF vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng
lượng của Hàn Quốc..............................................................................................123
CHƯƠNG 3..........................................................................................................125
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÁC-BON
THẤP Ở VIỆT NAM...........................................................................................125
3.1. Yếu tố chính sách thu hút LCF của Việt Nam.................................................125
3.1.1. Chính sách thu hút FDI.............................................................................125
3.1.2. Chính sách môi trường..............................................................................127
3.1.3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam...............................128
3.1.4. Chính sách năng lượng quốc gia..............................................................130
3.2. Tình hình thu hút LCF tại Việt Nam...............................................................134
3.2.1. Tổng quan thu hút FDI tại Việt Nam........................................................134
3.2.2. Một số dấu hiệu của dòng LCF vào Việt Nam........................................141
3.3. Khảo sát nhận thức, rào cản, động lực và mức độ thực hiện qui trình sản xuất ít
các-bon (LCP) trong các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo.................................166
3.3.1. Giới thiệu dự án điều tra...........................................................................166
3.3.2. Tổ chức thực hiện điều tra........................................................................167
3.3.3. Xử lý số liệu và phát hiện của khảo sát..................................................170
3.3.4. Phân tích kết quả.......................................................................................177
3.4. Đánh giá chung về thực trạng thu hút FDI định hướng ít các-bon tại Việt Nam
............................................................................................................................... 195
3.4.1. Dấu hiệu tích cực và nguyên nhân...........................................................195
3.4.2. Dấu hiệu tiêu cực và nguyên nhân...........................................................196
CHƯƠNG 4..........................................................................................................198

vi



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT LCF VÀO VIỆT
NAM..................................................................................................................... 198
4.1. Tiềm năng thu hút LCF...................................................................................198
4.1.1. Tiềm năng thu hút LCF trên thế giới........................................................198
4.1.2. Bối cảnh trong nước..................................................................................202
4.2. Một số giải pháp cho Việt Nam nhằm tăng cường thu hút dòng LCF.............207
4.2.1. Nhóm chính sách liên quan tới hình thành thị trường sản phẩm ít các-bon
làm động lực để các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện LCP..............................208
4.2.2. Ưu đãi đầu tư.............................................................................................210
4.2.3. Thực hiện dịch vụ chăm sóc nhà đầu tư...................................................210
4.2.4. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, từng bước hình thành các cụm công
nghiệp ít các bon, các cụm, các vùng công nghệ sạch.......................................211
4.2.5. Tuyền truyền và gắn kết các tổ chức xã hội và dân chúng trong thực hiện
sản xuất ít các-bon...............................................................................................211
4.2.6. Lựa chọn dự án và nhà đầu tư...................................................................211
4.2.7. Phát triển nguồn nhân lực để tiếp cận với công nghệ và các giải pháp kỹ
thuật ít các-bon....................................................................................................212
KẾT LUẬN..........................................................................................................213
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................215

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii


ASEAN
BAU


Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Business – As – Usual – Theo điều kiện kinh doanh

CDM

thông thường
Clean development mechanism - Cơ chế phát triển

CER

sạch
Certified emisstion reduction - Giảm phát thải được

CNH
DNA

xác nhận
Công nghiệp hóa
Designated National Authority – Cơ quan thẩm định
và cấp phép dự án CDM quốc gia được chỉ định

DN

Doanh nghiệp

FDI

Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước


EU
EB
GDP
GHGs
KCN
KCX
KDI

ngoài
European Unition - Liên minh Châu Âu
Executive Board – Ban điều hành
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
Greenhouse gases – Các khí nhà kính
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Korea Development Institute – Viện Phát triển Hàn

LCF

Quốc
Low-carbon FDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát

MKE
OECD

thải ít các-bon
Ministry of Knowledge Economy – Bô Kinh tế Tri
thức (của Hàn Quốc)
Organization for Economic Cooperation and
Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh


PoA
R&D
TGO

tế
Program of Action – Chương trình Hành động
Research & Development - Nghiên cứu và phát
triển
Thailand Green House Gases Manaement

ix


Organization - Tổ chức quản lý Khí nhà kính của
Thái Lan.
TNC
UNCTAD

Transnational Corporation - Công ty xuyên quốc gia
United Nations Conference on Trade and
Development Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát

UNEP

triển
United Nation Environment Programme - Chương

WTO


trình môi trường Liên Hợp Quốc
World Trade Organization - Tổ chức Thương mại
quốc tế

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn khí thải Châu Âu đối với xe khách..................................17
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn Energy star 5.3. cho ti vi...................................................18
Bảng 1.3. Tóm tắt các nhóm yếu tố thu hút LCF nói chung và LCF vào lĩnh vực
phát điện và chế tạo...............................................................................................58
Bảng 2.1. Các loại dự án đăng ký CDM ở Trung Quốc......................................80
Bảng 2.2. Số dự án áp dụng CDM đã đăng ký tại Ban điều hành (EB) của Thái
Lan đến 2010..........................................................................................................97
Bảng 2.3 Các dự án CDM được Cơ quan thẩm định và cấp phép quốc gia
được chỉ định (DNA) ở Thái Lan phê duyệt, đến 11/2010..................................98
Bảng 2.4. Một số dự án LCF tại Hàn Quốc........................................................121
Bảng 3.1. Triển vọng năng lượng tái tạo của Việt Nam đến 2020....................131
Bảng 3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức, đến
31/12/2014............................................................................................................. 135
Bảng 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam theo địa phương, đến
31/12/2014............................................................................................................. 136
Bảng 3.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam theo khu vực kinh tế, đến
31/12/2014............................................................................................................. 137
Bảng 3.5. 15 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, đến
31/12/2015............................................................................................................. 139
Bảng 3.6. FDI vào Việt Nam của 4 nước Na-uy, Niu-di-lân, Úc và Ucraina,
31/12/2014............................................................................................................. 140
. ............................................................................................................................. 141

Bảng 3.7. Tiềm năng sản xuất điện từ sinh khối sau năm 2010........................144
Bảng 3.8. Danh sách các PoA ở Việt Nam được EB công nhận........................145

xi


Bảng 3.9. Các dự án áp dụng CDM ở Việt Nam đã được EB cho đăng ký phân
loại theo lĩnh vực..................................................................................................146
Bảng 3.10a. Việt Nam: Một số doanh nghiệp sử dụng đầu vào sạch
…………..150
Bảng 3.10b. Việt Nam: Một số doanh nghiệp áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng..151

Bảng 3.11. Dự án FDI vào Hà Nội đã được cấp giấy phép...............................153
Bảng 3.12. FDI vào Hà Nội phân theo hình thức đầu tư, 1988 - 29/12/2011....154
Bảng 3.13. Dự án FDI vào Hà Nội phân theo ngành, 1988 - 29/12/2011..........158
Bảng 3.14. FDI vào Hà Nội phân theo chủ đầu tư lớn, 1988 - 2011.................159
Bảng 3.15. Dự án FDI trong ngành công nghiệp chế tạo ở Hà Nội,.................161
Bảng 3.16. FDI trong ngành công nghiệp chế tạo ở Hà Nội,............................161
Bảng 3.17. Xếp hạng lý do thực hiện theo hướng phi-LC của các doanh nghiệp
FDI Hà
Nôi……………………………………………………………………………189
Bảng 3.18. Đánh giá các rào cản chính trong việc thực hiện LC.....................190
Bảng 3.19. Đánh giá các nhân tố quan trọng quyết định việc thực hiện LC...193
Bảng 4.1. Top 20 nhà đầu tư của hình thức đầu tư mới trong lĩnh vực sử dụng
năng lượng tái tạo................................................................................................200
Bảng 4.2. Top 10 Nhà đầu tư mới trong sản xuất công nghệ môi trường...............201

xii



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Qui trình sản xuất phát thải ít các-bon dọc theo chuỗi giá trị của
công ty chủ đạo........................................................................................................8
Hình 1.2. Tầm quan trọng của khung khổ thể chế, quy chế trong thu hút LCF
................................................................................................................................. 32
Hình 1.3. Chính sách và biện pháp thu hút LCF................................................40
Hình 2.1. Dòng vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2011........................69
Hình 2.2. Cường độ các-bon ở một số nước Châu Á...........................................70
Hình 2.3. Tỷ trọng số dự án CDM trên tổng số các dự án ở Trung Quốc, 20042013......................................................................................................................... 75
Hình 2.4. Số dự án CDM ở Châu Á theo quốc gia đến 2012., ...........................76
Hình 2.5. Số đơn vị giảm phát thải được chứng nhận (CERs) ở Châu Á cho đến
năm 2012 theo quốc gia.........................................................................................76
Hình 2.6. Dự án CDM được đăng ký theo ngành của Trung Quốc, 2005-2010.79
Hình 2.7. Đăng ký dự án CDM và CERs phân bố theo tỉnh...............................82
Hình 2.8. Tỷ trọng số dự án CDM và CERs đã đăng ký của Trung Quốc và các
nước khác...............................................................................................................84
Hình 2.9. Tỷ trọng FDI vào Thái Lan theo lĩnh vực, 2003-2011.........................96
Hình 2.10. Chi phí đối với các giải pháp về cung cầu của Thái Lan................103
Hình 3.1. FDI trong ngành công nghiệp chế tạo phân theo 4 tiểu nhóm.........162
Hình 3.2. FDI của 5 đối tác lớn nhất, phân theo 4 tiểu nhóm của ngành công
nghiệp chế tạo......................................................................................................163
Hình 3.3. Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động....................................171
Hình 3.4. Cơ cấu mẫu theo loại hình doanh nghiệp..........................................172
Hình 3.5. Loại năng lượng các doanh nghiệp sử dụng......................................177
Hình 3.6. Tỷ trọng tăng giảm các doanh nghiệp sử dụng năng lượng.............178

xiii


Hình 3.7. Lý do lựa chọn công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trong

ngành chế tạo.......................................................................................................180
Hình 3.8. So sánh lựa chọn công nghệ giữa doanh nghiệp liên doanh và 100%
vốn nước ngoài.....................................................................................................181
Hình 3.9. So sánh cơ sở lựa chọn công nghệ giữa hai nhóm ngành.................182
Hình 3.10. Nhận thức của doanh nghiệp về LCP, LCF/LCP............................182
Hình 3.11. Tỷ lệ phi – LCP tại doanh nghiệp.....................................................183
Hình 3.12. Các giải pháp giảm phát thải............................................................184
Hình 3.13. Tỷ lệ doanh nghiệp phi-LCP theo quy mô.......................................186
Hình 3.14. Lựa chọn giải pháp phân theo quy mô doanh nghiệp....................187
Hình 3.15. Động cơ thực hiện LCP tại các doanh nghiệp.................................187
Hình 3.16. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thực hiện phát thải.......188
Hình 3.17. Hệ thống xử lý chất thải theo khu vực doanh nghiệp.....................192
Hình 4.1. FDI vào lĩnh vực phát thải ít các-bon tại ba nền kinh tế........................199

xiv


DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1. Một số quy định hướng dẫn cho hoạt động các dự án CDM của Trung
Quốc ....................................................................................................................... 88
Hộp 3.2. Mô hình Trung tâm trao đổi khí hậu Thiên Tân, Trung Quốc...........92
Hộp 3.1. Khách sạn Sheraton Hà Nội – trường hợp LCF vào Hà Nội...................156

DANH MỤC SƠ ĐỒ

xv


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA

CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CƯỜNG ĐỘ CÁC-BON THẤP
1.1. Một số lý thuyết về chính sách FDI liên quan tới môi trường
Do thiếu khả năng xây dựng những quy định quốc gia hiệu quả ở nhiều
nước đang phát triển, sự gia tăng nhanh chóng dòng FDI vào các nước này
đang nảy sinh những lo lắng về tác động tiêu cực của FDI đối với môi trường
không chỉ ở những nước chủ nhà đang phát triển mà còn trên phạm vi toàn
cầu. Các nhà môi trường lập luận rằng khoảng cách giữa tiêu chuẩn của các
nước phát triển và đang phát triển sẽ tạo cơ hội hình thành những nhà máy ô
nhiễm và những ngành “bẩn” ở những quốc gia thiếu các quy định về môi
trường, và tạo ra những “thiên đường của ô nhiễm” (“Pollution Haven”). Hơn
thế nữa cuộc đua duy trì và cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc tế hoá cao
sẽ kéo những tiêu chuẩn của các nước phát triển hơn xuống và tạo ra một
“cuộc chạy đua toàn cầu xuống đáy”.
1.1.1. Giả định “Nơi trú ẩn của ô nhiễm” (“Pollution Haven”) của FDI
Giả thuyết “Pollution Haven” cho rằng các nhà đầu tư sẽ di chuyển các
dự án của họ sang những nước có chi phí rẻ hơn và có hiệu quả cao hơn nhờ
qui chế ở các nước nhận đầu tư dễ dàng hơn. Các công ty sẽ tìm kiếm địa điểm
đầu tư ở những nơi họ có thể khai thác lợi thế so sánh và tối đa hóa lợi nhuận.
Các động lực đầu tư có liên quan tới các điều kiện trước khi gia nhập như: luật
pháp và qui chế, các yêu cầu cấp phép đầu tư và các điều kiện khác cũng như
điều kiện sau khi gia nhập như mức độ hiệu lực thực thi của luật pháp và các
qui chế bổ sung đối với lĩnh vực đầu tư họ tham gia. Lý do để tạo ra “nơi trú ẩn
của ô nhiễm” tùy thuộc từng nước nhận đầu tư. Giả thuyết “Pollution Haven”
liên quan tới 02 nhóm yếu tố quyết định di chuyển đầu tư ra nước ngoài: yếu tố
đẩy của nước đi đầu tư và yếu tố kéo của nước nhận đầu tư. Yếu tố kéo, đẩy


xuất phát từ 2 cách tiếp cận về mặt lý thuyết: “Đào thoát công nghiệp”
(Industrial Flight) và “Chạy đua xuống đáy” (Race to the Bottom).
Lý thuyết “Đào thoát công nghiệp” (“Industrial Flight”) liên quan tới

các yếu tố “đẩy” cho rằng để tránh chi phí tương đối cao hơn cho việc đáp
ứng qui định về môi trường ở những nước phát triển, những ngành “bẩn”, gây
ô nhiễm lớn được di chuyển sang những nước có chi phí thấp hơn. Chi phí
cao để đáp ứng được những quy định môi trường chính là yếu tố “đẩy” những
công ty trong nghành chế tạo đặc biệt là ở những ngành “bẩn” như giấy, hoá
chất và dầu khí của các nước OECD đầu tư sang các nước khác. Chi phí đáp
ứng yêu cầu bảo vệ môi trường thấp hơn ở những nơi tiếp nhận các ngành
công nghiệp “bẩn” một phần là do những tiêu chuẩn về môi trường ở đó dễ
dàng hơn, mặt khác do chi phí giao dịch thấp hơn ngay cả trong trường hợp
qui định về môi trường như nhau.
Lý thuyết “chạy đua xuống đáy” (“Race to the Bottom”) nhấn mạnh
hơn vào yếu tố “kéo”. Đó là việc các nước đang phát triển sử dụng trực tiếp
những qui chuẩn lỏng lẻo về môi trường để thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Giảm áp lực quản lý bảo vệ môi trường đối với các công ty nước
ngoài có thể là một phần trọng tâm trong chương trình thu hút đầu tư. Kết
quả là các nước đang phát triển có qui chế môi trường không nghiêm ngặt
sẽ thu hút được nhiều nhất FDI vào những ngành “bẩn” nhất, chịu chi phí
giảm ô nhiễm cao nhất ở chính quốc. Các nhà nghiên cứu cho rằng những
tiêu chuẩn môi trường thấp không chỉ là kết quả của những chính sách có
chủ ý, mà còn do khả năng chịu đựng ô nhiễm lớn hơn – đó cũng là một lợi
thế cạnh tranh hợp pháp (Jensen, 1996).
“Chạy đua xuống đáy” có thể xuất hiện ở những ngành cụ thể như: Khai
thác tài nguyên thiên nhiên, trong lĩnh vực này các nước đang phát triển có ít
kinh nghiệm điều tiết và các nhà đầu tư nước ngoài lại vào nhiều. Ví dụ ở


Zimbabue, ngành khai mỏ chủ yếu phụ thuộc vào các nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài, Bộ luật mỏ và khoáng sản bỏ qua tất cả các luật pháp khác bao gồm cả
các qui chế điều hành việc bảo vệ môi trường. Chính sách của chính phủ nói
chung nhằm thu hút đầu tư, cải thiện qui chế bảo vệ môi trường có thể chỉ như

một phần cố gắng làm cho việc gia nhập của các dự án đầu tư hiệu quả hơn.
Lý thuyết “chạy đua xuống đáy” có thể đúng đối với các khu chế xuất,
được xây dựng ra cho riêng các nhà đầu tư nước ngoài để lợi dụng thể chế
pháp lý đặc biệt hướng tới sản xuất để xuất khẩu.
Theo giả thuyết “Pollution Haven”, dù là “bị đẩy” hay “bị kéo” thì
những ngành bẩn, những giai đoạn sản xuất bẩn hơn và những công ty xử
lý môi trường kém sẽ tập trung vào những nước đang phát triển có tiêu
chuẩn môi trường thấp. Mặt khác, nếu hệ thống chính trị hay cơ chế thị
trường ít quan tâm đến những ưu tiên xã hội thì những tiêu chuẩn môi
trường thấp không thể hiện năng lực thu hút FDI mà thể hiện năng lực quản
lý yếu kém hoặc thể hiện mức độ ưu tiên mà nước đang phát triển dành cho
mục tiêu công nghiệp hoá nhanh. Điều này, thường xảy ra ở những nước
đang phát triển, dân số lớn. Hơn thế nữa thu nhập cao hơn ở những nước
phát triển đồng nghĩa rằng người tiêu dùng và công nhân nước đó có nhiều
lựa chọn trong việc đối phó với ô nhiễm. Ví dụ, những công nhân giàu hơn
có thể sống xa vùng sản xuất ô nhiễm dùng ô tô đi làm, còn những công
nhân nghèo thì không thể; người có thu nhập cao hơn có thể chi trả cho
việc đối phó với ô nhiễm cao hơn để có được sản phẩm thân thiện với môi
trường hơn, còn người nghèo, trước tiên cần được ăn no, mặc ấm rồi mới
tới chất lượng cuộc sống. Do vậy, chi phí của họ giành cho nhu cầu thiết
yếu, trước khi giành cho chất lượng môi trường- Đây chính là ví dụ về sự
đánh đổi. Trường hợp trên cho thấy, môi trường sẽ tốt hơn nếu những


ngành công nghiệp bẩn tập trung ở những nơi mà khả năng quản lý tốt nhất
và ở đó thu nhập cao mang lại nhiều lựa chọn cá nhân hơn.
Giả thuyết “Pollutions Haven còn đề cập tới những vấn đề dân tộc như:
Liệu những người nghèo trên trái đất không còn lựa chọn nào khác ngoài việc
hi sinh sức khoẻ của họ và con cái họ để phát triển kinh tế? Hay liệu có còn
quyền con người về mặt sức khoẻ, môi trường bất kể thu nhập? Theo quan

điểm về môi trường thì việc buộc những người nghèo chịu đựng gánh nặng ô
nhiễm không khác gì việc phân biệt đối xử trước luật pháp hay đối xử với
những người nghèo như những công dân hạng hai của thế giới.
1.1.2. Giả định “Vầng hào quang đẩy lùi ô nhiễm” (Pollution Halo”)
Trái với giả định “Pollution Haven”, giả định “Pollution Halo"cho rằng:
chính sách bảo vệ môi trường càng nghiêm ngặt sẽ càng làm cải thiện năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới,
sáng tạo và tăng hiệu quả, thông qua đó thu hút được FDI thân thiện với môi
trường. Lý thuyết này cho rằng: điều quan trọng không phải là tại sao một công
ty lại đặt vị trí ở một địa điểm mà là nó hoạt động như thế nào khi tới đó?
Các công ty đến từ các nước phát triển thường có công nghệ mới
hơn, sạch hơn và hệ thống quản lý môi trường tốt hơn. Điều này có được
thường là do kết quả của những quy định nghiêm ngặt hơn ở khu vực các
nước phát triển. Hơn thế nữa, đối với nhà đầu tư các nước phát triển được
coi là thị trường xuất khẩu quan trọng lại là nước rất nhạy cảm với nhu
cầu của những người tiêu dùng ‘‘xanh’’. Theo đó, các công ty xuyên quốc
gia xuất xứ từ các nước phát triển, hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ
môi trường và cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường thường áp
dụng những tiêu chuẩn và quy trình sản xuất sạch thống nhất trong nội bộ
công ty, bất kể phân khúc trong chuỗi cung ứng của họ đang hoạt động ở
quốc gia nào. Vì vậy, FDI do các TNCs xuất xứ từ nước phát triển thực


hiện là một phương tiện để lan truyền ‘‘việc thực hiện tốt nhất’’ trên khắp
thế giới.
Bên cạnh những ưu điểm về công nghệ và quản lý, những công ty nước
ngoài thường có liên kết với các công ty bản địa ở các nước đang phát triển.
Một công ty nước ngoài lớn sẽ có ngân sách lớn cho đầu tư vào hoạt động
nghiên cứu và phát triển, cũng như hệ thống quản lý môi trường. Khi các
công ty nội địa học và bắt chước được từ các công ty nước ngoài thì vấn đề

môi trường ở các nước đang phát triển sẽ hội tụ theo hướng đạt đến mức của
các nước phát triển. Cần hiểu rằng hiệu ứng ‘‘Pollution Halo’’ đòi hỏi có sự
phân biệt giữa các nhà đầu tư: rõ ràng là sẽ không có hiệu ứng ‘‘vầng hào
quang’’ nếu bản thân công ty nước ngoài đó là một chủ thể gây ô nhiễm môi
trường. Thực tế, ngay cả các công ty xuất xứ từ OECD cũng có thể không
duy trì cùng một tiêu chuẩn ở bất cứ phân khúc nào trong chuỗi cung ứng
của họ mà phản ứng theo vô số cách khác nhau nhằm hạ thấp những tiêu
chuẩn ở các nước đang phát triển. Có thể họ sẽ ít chú ý hơn trong việc đánh
giá tác động về môi trường, trang bị kém cho nhân viên, ít đầu tư hơn vào
quản lý và làm giảm bớt ô nhiễm,… Ngay cả nếu những tiêu chuẩn trong nội
bộ công ty là như nhau thì sự khác biệt với các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là
thiếu cơ sở hạ tầng quản lý chất thải, có thể làm tăng tác động xấu của FDI
đối với môi trường và sức khoẻ ở các nước đang phát triển có thu hút FDI từ
các nước phát triển.
Chính sách FDI tác động tới môi trường chủ yếu liên quan tới sự hài hoà
về lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, qua đó ảnh hưởng tới các chỉ tiêu và
tiêu chuẩn môi trường. Giống như các dạng quy định khác, những tiêu chuẩn
môi trường chịu áp lực hội tụ về một điểm trong nền kinh tế toàn cầu. Trong
bối cảnh toàn cầu hoá, một vấn đề nảy sinh ngay lập tức là những mối quan
ngại về duy trì và tăng khả năng cạnh tranh trong thu hút vốn FDI có thể


khiến các tiêu chuẩn của các nước chủ nhà ngay cả ở các nước phát triển đi
xuống. Quá trình làm cho hài hoà đi xuống như vậy là kết quả của “ cuộc
chạy đua xuống đáy” (“Race to the Bottom”).
Một khía cạnh khác của vấn đề hội tụ tiêu chuẩn là giả thuyết "bị sa lầy"
(Zarky – 1997). Áp lực hạ các tiêu chuẩn xuống ở các nước phát triển có thể
được hạn chế nhờ nhu cầu bảo vệ sức khoẻ liên quan đến môi trường ngày
càng phổ biến. Ngoài ra, các công ty có thể phát triển những kỹ thuật sản xuất
cả hai cùng có lợi (win-win) mà giúp cải thiện cả việc bảo vệ môi trường và

năng lực cạnh tranh; và họ còn có thể lan truyền hoạt động sản xuất tốt cho môi
trường như đã mô tả trong hiệu ứng "vầng hào quang" ở trên, tạo ra một xu
hướng các tiêu chuẩn hội tụ và cùng đi lên (“Race to the Top”). Tuy nhiên, một
tình huống tiến thoái lưỡng nan là: hoà hợp về kinh tế với môi trường trong bối
cảnh toàn cầu theo hướng tự do đã tạo áp lực đối với mức độ cải thiện các tiêu
chuẩn môi trường. Do đó, các nước thay vì đơn phương áp dụng quy chế quản
lý môi trường nghiêm ngặt nhưng vẫn phải chịu giá cắt cổ trên thị trường quốc
tế và trong đầu tư, họ sẽ chỉ cải thiện các tiêu chuẩn môi trường theo như các
đối tác đầu tư và thương mại của họ đã làm. Do vậy việc xây dựng các tiêu
chuẩn môi trường, ít nhất là những tiêu chuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư
và thương mại quốc tế, là xây dựng cơ sở cho một chương trình hành động có
tính chất tập thể. Nếu không có hành động tập thể này, các tiêu chuẩn môi
trường có thể không chạy đua xuống đáy, nhưng chắc chắn chúng cũng sẽ
không tiến lên đến đỉnh mà sẽ “bị sa lầy” (“stuck in the mud”).
Hai giả định lý thuyết “Pollution Haven” và “Pollution Halo” cho thấy
chất lượng của dòng đầu tư liên quan tới bảo vệ môi trường (trong đó có liên
quan tới đối phó với biên đổi khí hậu và biến động phát thải khí nhà kính)
chịu ảnh hưởng rất lớn của chính sách FDI và thương mại của các nước. Nếu
nước nhận đầu tư ưu tiên mục đích tăng trưởng và sắn sàng đánh đổi môi


trường lấy tăng trưởng kinh tế thì kết quả dẫn tới sẽ thu hút được nhiều dự án
kém thân thiện với môi trường ở những lĩnh vực qui định lỏng lẻo nhất. Và
với kết quả như vậy, trong dài hạn các dự án này sẽ gây tác hại lớn cho nước
chủ nhà và phương hại chiến lược phát triển bền vững. Ngược lại, nếu các
nước nhận đầu tư muốn hài hóa giữa tăng trưởng và môi trường, có qui định
phù hợp đối với vấn đề môi trường thì sẽ thu hút được các dự án FDI với công
nghệ phù hợp, thân thiện với môi trường và qua đó chuyển giao công nghệ
thân thiện với môi trường cho nước chủ nhà, đồng thời gián tiếp thúc đẩy các
doanh nghiệp nội địa nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới công nghệ theo

hướng phát triển bền vững, có tiếp cận và gia nhập được vào thị trường các
nước phát triển thông qua thương mại và đầu tư trực tiếp.
Nội dung tiếp theo sẽ nghiên cứu cơ sở lý luận của chính sách thu hút
FDI cho định hướng phát triển nền kinh tế các-bon thấp, nói cách khác chính
sách thu hút LCF.
1.2. FDI cường độ các-bon thấp/phát thải ít các-bon (LCF) và chính sách
thu hút dòng vốn này
1.2.1. Khái quát chung về LCF
1.2.1.1. Khái niệm và phân loại LCF
LCF là dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp giảm phát thải CO2 và sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở nước nhận đầu tư, qua đó góp phần
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và giảm tác động tới biến đổi khí hậu trong quá
trình phát triển kinh tế thế giới nói chung và ở các nước đang phát triển nói
riêng. Ngoài các yếu tố quyết định của FDI thông thường, LCF còn cần một số
yếu tố khác liên quan trực tiếp tới chính sách công nghiệp, chính sách tiết kiệm
năng lượng, chuyển đổi cơ cấu năng lượng và xu hướng tiêu dùng ở nước chủ
nhà. Đồng thời, bên cạnh các tác động như FDI thông thường, LCF phải có tác
động giảm thiểu CO2 trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.


Dọc theo chuỗi giá trị có cường độ các-bon thấp, LCF được phân loại
thành 03 nhóm: (i) LCF trong qui trình sản xuất, (ii) LCF cung cấp và tiêu thụ
sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng carbon thấp, và (iii) LCF liên quan tới các
giải pháp về công nghệ (Hình 1.1), cụ thể như sau:

Hình 1.1. Qui trình sản xuất phát thải ít các-bon dọc theo chuỗi giá trị
của công ty chủ đạo
Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới năm 2010, tr.10
(i) LCF trong quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất của các dự án LCF áp dụng công nghệ nhằm giảm

thiểu phát thải khí nhà kính. Thứ nhất, chuyển từ việc sử dụng nguồn năng
lượng hóa thạch như than, dầu… phát thải nhiều CO2 sang các nguồn năng
lượng sạch hơn với lượng khí nhà kính thải ra ít hơn, chẳng hạn như tăng sử
dụng năng lượng có thể tái tạo hay năng lượng hạt nhân (tuy nhiên, năng
lượng hạt nhân không được xếp vào loại năng lượng sạch). Thứ hai, sử dụng
ít nguyên liệu tự nhiên hơn. Thứ ba, tăng năng suất các nguồn cung cấp năng
lượng, chẳng hạn các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn hoặc cải
thiện quá trình tự động hóa để sử dụng ít năng lượng hơn và giảm bớt hao hụt
năng lượng trong quá trình chuyển tải. Thứ tư, tái chế chất thải có thể tái sử
dụng làm năng lượng được hoặc đầu tư, nâng cấp các nhà máy xử lý chất thải
một cách sạch nhất, giảm phát thải GHGs ra môi trường.


×