Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Quan hệ pháp lý giữa nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng kinh tế trọng điểm phía nam lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 175 trang )



HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH





BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2008 - 2009


TÊN ĐỀ TÀI

QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP
DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM -
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN



Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trò Hành chính Khu vực II
Chủ nhiệm đề tài: TS PHẠM MINH TUẤN
Thư ký đề tài: ThS NGUYỄN THỊ TRÂM







7488


21/8/2009


HÀ NỘI NĂM 2009

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ QUAN HỆ
PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
1.1 Lý luận về phân vùng kinh tế và áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực
tiễn Việt Nam 9
1.1.1 Lý luận về vùng kinh tế và phân vùng kinh tế 9
1.1.2 Áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam 11
1.1.2.1 Quá trình áp dụng lý luậ
n về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam 11
1.1.2.2 Sự hình thành và vị trí vai trò của Vùng KTTĐ phía Nam 13
1.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế và cơ chế quản lý nhà nước đối
với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 18
1.2.1 Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế 18
1.2.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 20
1.2.2.1 Xem xét cơ chế quản lý vùng KTTĐ
phía Nam từ góc độ các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước 20
1.2.2.2 Cơ chế phối hợp của các địa phương vùng KTTĐ phía Nam 26
1.3 Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD 28
1.3.1 Khái niệm Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh 28

1.3.2 Cấu trúc quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh 31
1.3.2.1 Địa vị pháp lý của chủ thể 32
1.3.2.2 Khách thể của quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD 38
1.3.2.3 Nội dung QHPL giữ
a Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam 39
1.3.3 Những đặc điểm và yêu cầu đặt ra khi xây dựng quan hệ pháp lý giữa Nhà nước
và doanh nghiệp dân doanh Vùng KTTĐ phía Nam 42

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ
NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH
2.1 Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định mối QHPL giữa
Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam 48
2.1.1 Pháp luật hiện hành tạo hành lang pháp lý cần thiết cho sự phát triển của
DNDD 48
2.1.2. Những thành tựu đạt được từ khi pháp luật từng bước được hoàn thiện 54
2.2 Luật Doanh nghiệp 2005 - “luật chơi mới cho sân ch
ơi mới” đã làm đổi mới mối
QHPL giữa Nhà nước và DNDD 56
2.2.1 Những điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã làm đổi mới mối
QHPL giữa Nhà nước và DNDD 56
2.2.2 Những bất cập trong Luật doanh nghiệp năm 2005 và những văn bản hướng dẫn
thi hành 61
2.3 Những hạn chế của pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước và DNDD 67

2
2.3.1 Pháp luật còn cồng kềnh, nhiều nội dung chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa
rõ ràng 67
2.3.2 Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật chưa kịp thời, chưa đồng bộ,
chưa cụ thể và còn nhiều thiếu hụt 69

2.3.3 Pháp luật về xử lý vi phạm còn thiếu 70
2.3.4 Tư duy ban hành pháp luật đã đổi mới nhưng vẫn còn ít nhiều tư tưởng giữ cơ

chế xin - cho từ cơ quan sọan thảo; thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thật sự cải
cách 71
2.3.5 Pháp luật hiện hành chưa tạo lập được môi trường pháp lý bình đẳng giữa Nhà
nước và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong sản xuất kinh doanh và
còn những sơ hở trong một số lĩnh vực. 73
2.3.6 Pháp luật hiện hành còn có sự phân biệt về sự điều chỉnh giữa kinh tế
tư nhân và
kinh tế Nhà nước chưa tạo lập được môi trường pháp lý bình đẳng, sân chơi chung
giữa các thành phần kinh tế. 75

Chương 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ
DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
3.1 Thực trạng về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp 77
3.1.1 Hệ thống đăng ký kinh doanh 77
3.1.2 Giấy phép “con” 79
3.1.3 Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đăng ký kinh doanh 82
3.2 Thực trạng về quan hệ pháp lý giữa Nhà nướ
c và doanh nghiệp dân doanh vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp 85
3.2.1 Về hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý DNDD 86
3.2.2 Về thực trạng quản lý nhà nước đối với DNDD vùng KTTĐ phía Nam 91
3.2.3 Thực trạng ưu đãi đầu tư đối với các DNDD vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
94
3.2.4 Thực trạng kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật

đối với DNDD vùng KTTĐ phía
Nam 101
3.3 Thực trạng về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam trong hoạt động tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh
nghiệp 106
3.3.1 Thực trạng QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
trong hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp 106
3.3.2 Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
trong giải th
ể doanh nghiệp 109
3.3.3 Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam trong phá sản
doanh nghiệp 113

Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ
NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
NAM

3
5.1. Quan điểm đổi mới, hoàn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và Doanh
nghiệp dân doanh vùng KTTĐ phía Nam 122
5.1.1. Địa vị pháp lý của của chủ thể Nhà nước và chủ thể DNDD, quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể phải được xác lập phù hợp yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam 122
5.1.2 Hoàn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD luôn được đặt trong quá trình
hoàn thiện chính sách và pháp luật đối với các lọai hình doanh nghiệp thu
ộc các
thành phần kinh tế; trong quá trình hoàn thiện bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh cải cách
hành chính trong lĩnh vực kinh tế 126
5.1.3 Hoàn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD trên cơ sở giải quyết hài hòa

mối quan hệ giữa sự đồng nhất và khác biệt giữa thành viên của Vùng, giữa nhu cầu
cạnh tranh để phát triển của từng địa phương với việc liên kết, phối hợp của các địa
phương trong Vùng KTTĐ phía Nam 131
5.2 Các ph
ương hướng, giải pháp hoàn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
Doanh nghiệp dân doanh Vùng KTTĐ phía Nam 133
5.2.1 Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý Vùng KTTĐ phía Nam 133
5.2.1.1. Quy hoạch để xác định rõ mô hình phát triển Vùng 134
5.2.1.2. Xây dựng Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-
2015 định hướng tới năm 2020 Vùng KTTĐ phía Nam 135
5.2.1.3 Xác định cơ cấu tổ chức điều phối cho vùng KTTĐ phía Nam 136
5.2.1.4 Thực hiện đồng bộ
chính sách mở cửa, cạnh tranh ở VKTTĐPN và thực
hiện chính sách khuyến khích phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân và cụ thể
hơn là với kinh tế tư bản tư nhân trong quan hệ với các thành phần kinh tế khác. 139
5.2.1.5. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về kinh tế, trước mắt là liên
thông QLNN về cơ sở hạ tầng, môi trường là hạt nhân thúc đẩy phối hợp QLNN
trong các lĩ
nh vực khác 140
5.2.2 Phương hướng giải pháp trong xây dựng pháp luật nhằm hoàn thiện mối QHPL
giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam 140
5.2.2.1. Thay đổi tư duy xây dựng pháp luật 140
5.2.2.2. Đổi mới công tác soạn thảo luật 142
5.2.2.3 Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật 144
5.2.3 Phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà
nước và DNDD 145
5.2.3.1 Đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật 145
5.2.3.2 Tiếp tụ
c sửa đổi, bổ sung, hạn chế những bất cập của luật Doanh nghiệp
2005 145

5.2.3.3 Hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra DNDD 150
5.2.3.4 Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm 151
5.2.4 Các giải pháp mang tính hỗ trợ nhằm hoàn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và
DNDD vùng KTTĐ phía Nam 152
KẾT LUẬN 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Được thành lập từ năm 1998 theo Quyết định số 44/1998/QĐ - TTg của
Thủ tướng Chính phủ, cho đến nay Vùng KTTĐ phía Nam đã bao gồm 8 tỉnh
thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Nhà nước đã lập dự án quy
hoạch tổng thể Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hướng vào phát triển địa bàn
này thành một vùng động lực, liên kết và thúc
đẩy sự phát triển của các vùng
khác ở phía Nam và trong cả nước, cho đến hiện nay có thể khẳng định Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam đang phát triển đứng đầu trong ba vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam vẫn còn trăn trở tìm ra một cơ chế pháp lý phù hợp cho Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, c
ơ chế đó dung hòa được với cơ chế của các tỉnh thành
thành viên nhằm tạo nên được sự phối hợp đồng bộ để cùng phát tiển đồng thời
phát huy được lợi thế so sánh của các thành viên trong Vùng bởi thực tế một cơ
chế quản lý điều hành để kết nối toàn vùng vẫn đang thiếu và sự “cắt khúc”
không gian phát triển, để cho ranh giới hành chính của mỗi tỉnh thành “phân
đoạn” quá trình đầu tư vẫn cứ diễn ra, những chủ trương, chính sách, những quy
định thu hút đầu tư và phát huy nội lực của các địa phương có ít nhiều khác biệt,

không tính đến hoặc không thể hiện được quy hoạch chung của Vùng. Những lý
do đó làm cho mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp - đối tượng
trực tiếp thực thi những chủ trương, chính sách kinh tế của Nhà nước - ở mỗi
tỉ
nh thành cũng có những điểm chung và những điểm khác biệt hạn chế chủ
trương thu hút, ưu đãi đầu tư của các tỉnh thành viên và của Vùng.
Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp là quan hệ được điều
chỉnh bởi pháp luật và luôn được đổi mới, hoàn thiện trên cơ sở hoàn thiện các
quan hệ kinh tế. Thực tiễn cho thấy, muốn tăng cường hiệu quả hoạt
động của
doanh nghiệp, phải không ngừng hoàn thiện quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là
cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp với tư cách là chủ thể thực hiện trực
tiếp các chủ trương, chính sách của Nhà nước vào họat động thực tế cho phù hợp
với đặc điểm và điều kiện của nước ta trong từng giai đoạn phát triển. Vì vậy,
nghiên cứu những v
ấn đề lý luận và thực tiễn quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và

5
doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ với việc quy hoạch tổng thể Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam hiện rất có ý nghĩa trong việc góp phần đề xuất ý kiến,
đóng góp xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý và điều hành Vùng.
Doanh nghiệp - chủ thể thực hiện trực tiếp các chủ trương, chính sách của
Nhà nước, nếu phân lọai dựa trên tiêu chí nguồn vốn do ai sở hữu, thườ
ng được
chia làm ba nhóm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân (hay còn gọi
là doanh nghiệp dân doanh) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai (còn
được gọi là doanh nghiệp FDI). Ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong
những năm gần đây doanh nghiệp dân doanh là lực lượng phát triển rất mạnh
mẽ, cả về số lượng và nguồn vốn đầu tư là do hai nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân khách quan: Nhà nước đã ban hành Luật Doanh nghiệp

năm 1999 và sau đó là Luật doanh nghi
ệp năm 2005. Đặc biệt Luật Doanh
nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1.7.2006 điều chỉnh các doanh nghiệp họat
động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh và doanh nghiệp tư nhân, với những quy định phù hợp hơn, sửa đổi theo
hướng hoàn chỉnh hơn so với Luật Doanh nghiệp 1999 đã tạo hành lang pháp lý
ổn định, có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy các nhà đầu t
ư bỏ vốn thành
lập doanh nghiệp.
- Nguyên nhân chủ quan: Đó là nếu trước đây trong quan hệ giữa Nhà
nước và doanh nghiệp dân doanh thường chỉ nhấn mạnh quan hệ quản lý của
Nhà nước, thì trong thời gian gần đây, cùng với việc thay đổi quan điểm, chủ
trương, cùng với những cải tiến mạnh mẽ về thể chế hành chính của các tỉnh
thành, đặc biệt đi đầ
u là thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là Bình Dương… mối
quan hệ này đã được nhìn nhận đánh giá lại, trở thành mối quan hệ hợp tác giữa
các thành viên trong một cộng đồng có trách nhiệm chung với yêu cầu của sự
phát triển đất nước. Quan điểm và những chính sách đổi mới như “một cửa một
dấu”, “trải thảm đỏ”… là nguyên nhân thu hút các nhà đầu tư đến với vùng kinh
tế trọng điể
m phía Nam.
Cùng với sự thay đổi của pháp luật (Nhà nước ban hành luật Doanh nghiệp
2005 có hiệu lực từ 1.7.2006) và chủ trương đổi mới của Vùng mà nội dung quan
hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng KTTĐ phía Nam đã có
những bước tiến lớn cần nghiên cứu thấu đáo, nhằm mục đích xem xét, đánh giá
những quy định của pháp luật trong thực tiễn, xem xét đánh giá những chủ trương,

6
chính sách của chính quyền các tỉnh Vùng KTTĐ phía Nam, từ đó đưa ra những đề
xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp

dân doanh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phù hợp với quan điểm xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN của toàn Đảng toàn dân ta.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kể từ khi được thành lập từ năm 1998, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
và sự phát triể
n của các doanh nghiệp dân doanh đã là những đề tài lớn cho
nhiều họat động nghiên cứu khoa học, và các nhà nghiên cứu đã tiếp cận dưới
rất nhiều góc độ khác nhau.
Ở góc độ khái quát: Dước góc độ kinh tế học, địa lý kinh tế - xã hội, kinh
tế chính trị học, khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu đã đề cập ở góc độ chung
những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và quản lý nền kinh t
ế Việt Nam,
vùng kinh tế, vùng KTTĐ phía Nam, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp,
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp dân doanh.
Ở góc độ cụ thể: Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan
đến vùng KTTĐ phía Nam và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp dân doanh
theo từng khía cạnh nhất định, từ góc nhìn của khía cạnh đó nêu lên những
phương hướng, giải pháp, đề xuất thay đổi, điều chỉnh quan hệ qu
ản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp.
Mặc dù, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, trong đó không ít công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dân doanh nói riêng nhưng
những công trình nghiên cứu mang tính khái quát thì lại đề cập rất nhiều nội
dung chung mà chưa đi vào cụ thể quan hệ pháp lý giữa nhà nước và doanh
nghiệp dân doanh; những công trình nghiên cứu dưới góc độ cụ thể, từ góc độ
nghiên cứu của mình có đề cập tới mối quan hệ này, nhưng chỉ là một góc nhìn,
chưa đi sâu vào quan hệ pháp lý và cũng chưa nhìn toàn diện dưới góc độ luật
học. Một số tác phẩm, công trình nghiên cứu thì hoặc là đã cũ vì nghiên cứu
theo góc nhìn của Luật Doanh nghiệp 1999 và các văn bản có liên quan, hoặc là

chỉ khoanh vùng nghiên cứu ở một tỉnh, thành, một ngành, lĩnh vực nhất định.
Có thể nói, hiện chưa có mộ
t công trình nghiên cứu toàn diện về quan hệ
pháp lý giữa Nhà nước với doanh nghiệp dân doanh vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.

7
3. Mục tiêu của đề tài và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được triển khai nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp
dân doanh; phân tích đánh giá thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
doanh nghiệp dân doanh; những mặt tích cực, những tồn tại và nguyên nhân của
tồn tại.
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển và hoàn
thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam phù hợp quy định chung của pháp luật và vừa phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế vùng trong những năm tới góp phần đưa Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam trở thành đầu tàu trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa
mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Nghiên cứu toàn diện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân
doanh về cả lý luận lẫ
n thực tiễn sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật.
Đề tài nghiên cứu mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam
theo Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4. Nội dung nghiên cứu:
Trên cơ sở của mục tiêu đề ra và các yêu cầu thực tiễn, đề tài tập trung
nghiên cứu các nội dung sau:
- Những vấn đề lý luận về vùng kinh tế trọng đ
iểm và cơ chế quản lý nhà

nước đối với vùng KTTĐ phía Nam; về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
DNDD vùng KTTĐ phía Nam
- Thực trạng pháp luật về quan hệ giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ
phía Nam
- Thực trạng thực hiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ
phía Nam
- Phương hướng, giải pháp hòan thiện mối QHPL giữa Nhà nước và
DNDD vùng KTTĐ phía Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật; quan điểm, chủ trương, chính

8
sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, hoàn thiện nhà nước,
pháp luật.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như
phân tích, tổng hợp, hệ thống, thống kê, so sánh, phương pháp lịch sử. Bên cạnh
đó đề tài còn sử dụng phương pháp xã hội họ
c thông qua việc điều tra khảo sát,
phỏng vấn, thăm dò xã hội học các doanh nghiệp nhằm xem xét đánh giá những
biểu hiện trên thực tế của mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Về mặt lý luận: Hoàn thiện hệ thống lý luận về mối quan hệ pháp lý giữa
Nhà nước với DNDD.
Đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng
mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam; từ đó đưa
ra một cách có hệ thống quan điểm, phương hướng và giải pháp về việc hoàn

thiện mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng một cơ
chế pháp lý cho Vùng
KTTĐ phía Nam, xây dựng mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với DNDD
vùng KTTĐ phía Nam. Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy về pháp luật trong các trường đào tạo luật và kinh tế.

















9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
VÀ QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP
DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

1.1 Lý luận về phân vùng kinh tế và áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào
thực tiễn Việt Nam
Vùng là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Xét về mặt địa lý, Vùng là một phần của bề mặt
trái đất, có những đặc trưng riêng về thỗ nhưỡng, khí hậu, kinh tế, xã hội, lợi thế
phát triển,… Xét về mặt quản lý, Vùng được xem là cấp trung gian giữ
a quốc
gia và tỉnh, vùng bao gồm một số tỉnh và mỗi một quốc gia có một số vùng
(trong một số trường hợp nhất định người ta thường dùng miền như miền Bắc,
miền trung, miền Nam). Tùy vào mục đích nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa
học quan niệm khác nhau về Vùng. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, Vùng có những
đặc trưng cơ bản sau:
- Vùng được xác định bởi không gian nhất định, đó là không gian về tự
nhiên, không gian về kinh t
ế, không gian về xã hội, không gian về văn hóa…
- Các yếu tố cấu thành nên vùng có sự đồng nhất tương đối với nhau
(không hoàn toàn giống nhau), có sự khác biệt tương đối, chính sự khác biệt này
hình thành nên lợi thế, bổ trợ lẫn nhau của các địa phương trong vùng trong quá
trình phát triển.
- Có hình thức kết cấu hệ thống nhất định, tính phân cấp, phân tầng, từ đó
hình thành các mối liên kết theo chiều dọc, chiều ngang. Trong vùng có các tiểu
vùng là các b
ộ phận hợp thành vùng lớn hơn.
1.1.1 Lý luận về vùng kinh tế và phân vùng kinh tế
Vùng kinh tế là một bộ phận hợp thành hệ thống nền kinh tế quốc dân, với
những đặc trưng như: chuyên môn hóa những chức năng kinh tế quốc dân cơ
bản; tính tổng hợp trong phát huy lợi thế phát triển của các địa phương thông
qua các mối quan hệ liên kết; tính thống nhất, vùng kinh tế được coi như một h

thống toàn vẹn, có hệ thống quản lý riêng nằm trong hệ thống quản lý nền kinh

tế quốc dân.

10
“Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các
hoạt động kinh tế-xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động xã hội trên
phạm vi cả nước. Đây là loại vùng có quy mô diện tích, dân số ở cấp lớn, phục
vụ việc hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng
như để quản lý các qua trình phát triển kinh tế-xã hội trên mỗi vùng c
ủa đất
nước”[184; 24]. Như vậy, vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ trong nền kinh
tế, có cơ cấu kinh tế riêng, có mối quan hệ kinh tế qua lại, có đặc trưng, đặc
điểm riêng, có điều kiện phát triển khác biệt so với địa bàn khác của đất nước.
Phân vùng là việc chia lãnh thổ đất nước ra những đơn vị đồng cấp, phục
vụ cho mục đích nhất
định trong một khoảng thời gian nhất định, nên khó có thể
có một sự phân vùng khách quan “tuyệt đối và vĩnh viễn”. Nếu chúng ta hiểu
vùng là một thực thể khách quan thì phân vùng là sản phẩm của tư duy khoa học
dựa trên một số chỉ tiêu và phương pháp mà người nghiên cứu, người quản lý
lựa chọn để phân định vùng.
Khi tiến hành phân vùng kinh tế, người ta thường nghiên cứu sự xuất hiện
và quy luật vận động củ
a các yếu tố tạo vùng khách quan. Từ đó, xác định
những nguyên tắc, quan điểm nhất định để đưa ra hệ thống các vùng với cơ cấu
sản xuất và cơ cấu lãnh thổ nhất định. Trong thực tế có nhiều cách phân vùng
khác nhau, các vùng được phân chia theo tiêu chí kinh tế như nguồn lực kinh tế,
tổng hợp thể kinh tế, tổ chức các ngành/các hoạt động, chức năng và năng lực
kinh tế
,… thành vùng kinh tế ngành và cùng kinh tế tổng hợp:
Vùng kinh tế ngành: là một vùng mà trong giới hạn của nó phân bổ tập
trung một ngành sản xuất nhất định, chẳng hạn như vùng nông nghiệp, vùng

công nghiệp,…Vùng kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó. Trong
vùng kinh tế ngành không chỉ có các ngành sản xuất chuyên môn hóa của nó,
mà còn có cả một cơ cấu phát triển tổng hợp tồn tại song song với các ngành sản
xuất chuyên sâu - đóng vai trò then chố
t trong quá trình phát triển của vùng.
Chẳng hạn ở Việt Nam, kinh tế du lịch được chia thành 4 vùng: Bắc bộ, Bắc
Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ.
Vùng kinh tế tổng hợp: là những vùng kinh tế đa ngành, có cơ cấu ngành
phức tạp, cơ cấu và quy mô hàng hóa lớn và phong phú. Các vùng kinh tế tổng
hợp là những lãnh thổ được lựa chọn theo quan điểm tổng thể của tất cả các
ngành, các lĩnh vực hoạt độ
ng có trên lãnh thổ trong mối quan hệ ảnh hưởng và

11
phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và quan hệ với các điều kiện phát triển của các
vùng, quan hệ với các lãnh thổ khác cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Vùng kinh tế tổng hợp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cơ cấu kinh tế
nền kinh tế quốc dân. Sự chuyên môn hóa của các vùng được quy định bởi các
vùng kinh tế ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng hợp mà sự chuyên môn hóa
của nó có ý nghĩ
a quan trọng đối với quá trình phát triển vùng kinh tế tổng hợp
khác (tính liên vùng).
Vùng kinh tế tổng hợp gồm 2 loại cơ bản:
Vùng kinh tế cơ bản: là vùng kinh tế có diện tích rộng, bao gồm nhiều
vùng kinh tế - hành chính cấp tỉnh. Vùng kinh tế cơ bản có thể có nhiều ngành
sản xuất chuyên môn hóa và sự phát triển tổng hợp của vùng cũng phức tạp hơn
so với vùng kinh tế hành chính. Vùng kinh tế cơ bản chỉ
có ý nghĩa và chức
năng kinh tế. Tác dụng chủ yếu của vùng kinh tế cơ bản là giúp cho việc nghiên
cứu lập các chương trình kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội, từ đó

phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước và giữa các vùng, hình
thành nên mối liên kết vùng, tạo nên sự cộng hưởng về lợi thế, cùng phát triển
nhằm khai thác hiệu quả tiề
m năng của từng vùng và cả nước, góp phần phát
triển cân đối lãnh thổ và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc phân vùng kinh tế cơ bản là nhằm hoạch định chiến lược, xây dựng
các kế hoạch phát triển, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô thực hiện
chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Các vùng kinh tế cơ
bả
n thường bao gồm nhiều đơn vị hành chính (các tỉnh, thành phố), nhưng bản
thân vùng kinh tế cơ bản lại không thành lập bộ máy quản lý hành chính mà đây
là những vùng trực thuộc Chính phủ Trung ương.
Vùng kinh tế - hành chính: là đơn vị nằm trong vùng kinh tế - xã hội lớn,
không những có chức năng kinh tế, mà còn có chức năng hành chính. Vùng kinh
tế - hành chính là kết quả của sự thống nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý
hành chính được xây dựng trên nguyên tắc kinh tế, ranh giới hành chính và kinh
tế thống nhất với nhau. Vùng kinh tế - hành chính thực hiện đồng thời chức năng
quản lý kinh tế và quản lý hành chính, có bộ máy quản lý riêng, có ngân sách và
thị trường địa phương
1.1.2 Áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam
1.1.2.1 Quá trình áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam


12
Quá trình phân vùng kinh tế được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực
tiễn của từng thời kỳ với những mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị khác nhau
nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của đất nước. Trên thực tế phân vùng
kinh tế của Việt Nam ít nhiều mang tính chủ quan.
Thời kỳ trước năm 1954, dưới sự thống trị của Pháp thuộc, nước ta được
chia ra làm k

ỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Hiếp pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trên phương diện hành
chính chia nước ta thành 3 bộ: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Để phục vụ cho
mục tiêu kháng chiến chống Pháp, nước ta được chia thành 8 vùng kháng chiến
gắn với các khu quân sự, sự phân vùng này mang ý nghĩa quốc phòng nhiều hơn
là thực hiện chức năng quản lý và phát triển kinh tế.
Thời kỳ 1954 - 1975, sau năm 1954 Vi
ệt Nam bị chia cắt thành 2 miền
theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, miền Nam
dưới ách thống trị Mỹ - Ngụy.
Thời kỳ 1975 - 1986, đất nước hoàn toàn giải phóng, vấn đề phát triển
vùng được quan tâm đặc biệt. Cả nước được phân chia thành 7 vùng kinh tế
ngành để phát triển nông nghiệp và hình thành các vùng chuyên môn hóa tập
trung, gồm: Trung du và miền núi Bắc bộ; Đồng bằng sông Hông; Bắc trung b
ộ;
Duyên hải Nam Trung bộ; Tây Nguyên; Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long. Trong thời này, công tác phân vùng kinh tế tổng hợp được quan tâm, trên
cơ sở phát triển tổng hợp, đồng bộ, cân đối trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Thời kỳ 1986 - 2000, nền kinh tế thực hiện quá trình chuyển đổi cơ chế
quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường có sự qu
ản lý của nhà
nước bằng đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xưởng và lãnh
đạo. Trên cơ sở xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 1991 - 2000, nước ta được chia thành 8 vùng kinh tế tổng hợp, gồm: Vùng
Đông Bắc bộ; Vùng Tây Bắc; Vùng Đồng bằng sông Hồng; Vùng Bắc Trung
bộ; Vùng duyên hải Nam Trung bộ; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam bộ và
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cách phân chia này v
ẫn được duy trì trong
việc xây dựng quy hoạch phát triển các vùng, hiện nay Tổng Cục thống kê vẫn

công bố các số liệu về kinh tế - xã hội theo 8 vùng nêu trên.
Trên quan điểm phát triển cân đối tổng thể trên phạm vi cả nước, hình

13
thành các cực tăng trưởng nhằm lôi kéo sự phát triển chung của cả nước, tạo
động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Chính phủ Việt Nam
quyết định hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm những địa phương
năng động, có lợi thế trong phát triển là:
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm: TP. Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh, v
ới tam giác phát triển là Hà Nội - Hải
Phòng - Hạ Long.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam và Quảng Ngãi.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa - Vũng Tàu, với tam giác phát triển là TP.HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu.
Thời kỳ 2001 đến nay, thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tụ
c chủ trương đổi mới toàn diện về kinh
tế - xã hội theo các vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát
triển các vùng kinh tế trọng điểm. Trên cơ sở 8 vùng kinh tế tổng hợp và 3 vùng
kinh tế trọng điểm, Văn kiện Đại hội IX xác định 6 vùng kinh tế - xã hội gắn với
3 vùng kinh tế trọng điểm cụ thể là:
1) Đồng bằng sông Hồng và vùng KTTĐ
Bắc bộ;
2) Miền Đông Nam bộ và vùng KTTĐ phía Nam;
3) Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ và vùng KTTĐ miền Trung;
4- Trung du và miền núi Bắc bộ (Tây bắc và Đông bắc);
5- Tây Nguyên;
6- Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong một diễn tiến mới nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 492/2009/QĐ- TTg ngày 16.4.2009 phê duyệt phương án thành lập Vùng
KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.2.2 Sự hình thành và vị trí vai trò của Vùng KTTĐ phía Nam
Sự hình thành vùng KTTĐ
phía Nam:
Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa từ Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng
Cộng sản Việt Nam, với chủ trương tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo
động lực cho khu vực và cả nước, 3 tam giác kinh tế được thành lập: miền Bắc
(Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) với thủ đô Hà Nội là hạt nhân, miền Trung

14
(Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng - Quảng Ngãi) với thành phố Đà Nẵng là hạt nhân
và miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu) với
thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân. Sau này, do yêu cầu về phát triển vùng và
đặc biệt là do sự phát triển năng động của các tỉnh nằm kề bên các tam giác kinh
tế (như tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc ở miền Bắc, tỉnh Bình Định ở miền Trung
và tỉnh Bình Dương và Long An
ở miền Nam), các tam giác phát triển đã được
mở rộng không gian địa lý.
Cho đến nay Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam là tên gọi khu vực phát
triển kinh tế động lực khu vực Đông Nam bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành
phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Tiền Giang thuộc miền Tây Nam
bộ). Theo Quyết định số 146/2004 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục tiêu
phát tri
ển KTTĐ phía Nam là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt
1,2 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,1 lần (giai đoạn 2011-2020) so với tốc độ
tăng trưởng bình quân đóng góp trong GDP cả nước tăng từ 36% hiện nay lên
40-41% vào năm 2010 và 2020, đồng thời giá trị xuất khẩu bình quân đầu

người/năm cũng tăng từ 1.493 lên 22.310 USD năm 2020.
Vai trò vùng KTTĐ phía Nam:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn
nhất cho kinh tế Việt Nam, chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch
xuất khẩu và là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước,
tỷ lệ dân số đô thị gần 50% (so với mức bình quân 25% của cả nước).
Có thể so sánh qua những kết quả thống kê sau đây:
- Từ 1996 đến 2000, tốc độ tăng GDP (%) của c
ả nước là 7%, tốc độ tăng
GDP của Vùng KTTĐ phía Nam là 10,9%. Từ 2001 đến 2005, tốc độ tăng GDP
(%) của cả nước là 7%, tốc độ tăng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam là 12%. Tuy
chưa có kết quả 2006 đến 2010, nhưng dự kiến tốc độ tăng GDP (%) của cả nước
là 8%, tốc độ tăng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam là từ 13% - 14% [163; 36].
- Vào năm 2005, tỷ trọng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam chiếm 40,3%
so với cả n
ước.

15

Dự kiến 5 năm sau, đến 2010, tỷ trọng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam
chiếm >50% so với cả nước.
Vùng KTTĐ phía Nam có vị trí trung tâm của cả nước:
- Là đầu mối giao thông vận tải:
Đường hàng không: sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ giao
thương quan trọng của Vùng với năng lực khoảng 7 triệu khách năm hiện nay
lên 15 triệu khách/năm cuối năm 2006. Đây là cảng hàng không lớn nhất Việt
Nam, chiế
m 2/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không.
Đến năm 2010, sân bay Quốc tế Long Thành với công suất thiết kế 80-100 triệu

khách/năm, 5 triệu tấn hàng hoá 1 năm sẽ là sân bay hàng đầu của Vùng kinh tế.
Cảng: Cụm cảng Sài Gòn hiện tại có lượng hàng hoá thông quan cao nhất
trong cả nước. Do nhu cầu phát triển đô thị, các cảng trong nội thị sẽ được di dời
xuống hạ lưu Sông Đồng Nai và Sông Thị V
ải. Trong tương lai Cảng Thị Vải tại
Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là cảng biển chính của Vùng cùng với cụm cảng container
Cát Lái và Hiệp Phước là một trong những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước.
Đường bộ: Mạng lưới đường bộ tuy không ngừng được nâng cấp nhưng
không đáp ứng được yêu cầu phát triển phát triển, tình trạng tắc nghẽn giao
thông cản trở sự phát triển củ
a Vùng. Để giải quyết tình trạng này, một số dự án
giao thông lớn đã và đang được triển khai: Đường cao tốc thành phố Hồ Chí
Minh-Trung Lương (sau này nối đến Cần Thơ); Các đường vành đai 1, 2, 3; Đại
lộ Đông-Tây; Hầm Thủ Thiêm; Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long
Thành - Dầu Dây; Đường Xuyên Á; Cầu Phú Mỹ; Đường cao tốc Biên Hoà -
Vũng Tàu…
Đường sắt: Hiện tại chỉ có đường sắt Bắc Nam chạ
y qua khu vực này. Để
đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, một số dự án đường sắt đang được thành lập

16
dự án như: Đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu; Các tuyến
tàu điện ngầm từ Bến Thành đi An Sương, Bến xe miền Tây, Biên Hoà đang
được xúc tiến thiết kế khởi công.
- Vùng có nhiều khu công nghiệp:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công
nghiệp của cả nước. Tại đây có Khu công nghệ cao, 2 Khu chế xuất Tân Thuận
và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng chục khu công
nghi
ệp khác như: Biên Hoà, Sóng Thần, Nhơn Trạch, Việt Hương, Tân Tạo…

Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của Vùng gồm: Dầu khí, dày da, dệt
may, điện tử, cơ khí, hoá chất, phân bón, cán thép… Ngoài ra các cơ sở công
nghiệp còn tập trung ở Long An (Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa,
Đức Hoà và Tân An), thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang).
- Là trung tâm năng lượng của cả nước:
Trung tâm điện lực Phú Mỹ (BRVT) và nhà máy điệ
n Bà Rịa, Hiệp Phước
có tổng công suất điện năng trên 30% tổng công suất điện năng cả nước, công
trình khí - điện - đạm Cà Mau đang được gấp rút xây dựng để tận dụng nguồn
khí đốt từ bể Nam Côn Sơn nhằm cung cấp nguồn năng lượng cho vùng này.
Trong tương lai gần, cùng với Trung tâm điện lực Nhơn Trạch (2600 MW),
Vùng này vẫn là trung tâm năng lượng quan trọng củ
a cả nước.
- Vùng phát triển dịch vụ và thương mại:
Hoạt động xuất nhập khẩu của Vùng nhộn nhịp nhất nước, tổng kim
ngạch xuất khẩu của Vùng chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Đây là nơi tập trung các siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các tập
đoàn bán lẻ lớn nhất trên thế giới.
- Khu vực đ
ô thị hoá với tốc độ cao:
Trong tương lai không xa, với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, đây sẽ là
vùng đô thị lớn (metropolitan area) có quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á
và cả thế giới. Hiện tại ở đây đang triển khai một số dự án khu đô thị lớn như:
khu đô thị công nghiệp tổng hợp Bình Dương quy mô 4000 ha, khu đô thị Đông
Bắc Củ Chi và Long An 4000 ha, khu đô thị Phú Mỹ
Hưng 600 ha và đặc biệt là
khu đô thị thương mại mới Thủ Thiêm 700 ha.
Hiện nay Vùng KTTĐ phía Nam là vùng phát triển mạnh nhất trong cả
nước, trong đó Tp. Hồ Chí Minh có thể được coi là đầu tàu của Vùng, đã, đang


17
và sẽ là vai trò trung tâm, đồng thời là Trung tâm lớn của cả nước.
Chủ trương của Nhà nước ta tiến hành phân vùng kinh tế là nhằm chọn ra
các vùng kinh tế phát triển năng động, trọng điểm để làm “đầu tầu”, làm các “cực
phát triển” cho đất nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với kinh nghiệm “tăng
trưởng trước, phân phối sau” của một số nước ASEAN hoặc kinh nghiệm phát
triển từ “điểm” sang “tuyến”, từ “tuyến” sang “diện” của Trung Quốc. Vă
n kiện
ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX, X đã nêu ra vấn đề: chúng ta có thể tiến hành
CNH-HĐH rút ngắn. Chìa khóa cho vấn đề này chính là ‘việc rút ngắn tiến trình
CNH-HĐH theo vùng lãnh thổ đặc thù’ tức là tạo điều kiện đi trước và tôn trọng
sự phát triển không dàn đều, không tuần tự giữa các vùng kinh tế. Tóm lại, quá
trình CNH-HĐH rút ngắn của cả nước không phải là sự rút ngắn tiến trình CNH
của tấ
t cả các vùng (điều này không thể làm được); mà trong quá trình này, có
vùng phát triển nhanh sẽ làm động lực để rút ngắn, nhưng có vùng vẫn cần hỗ trợ
để tiến theo với tư cách không là “vật cản” của quá trình rút ngắn. Chính những
vùng có lợi thế so sánh, có điều kiện đặc thù cần có cơ chế, chính sách và sự đầu
tư thỏa đáng để trở thành động lực phát triển rút ngắn cho đất nước; và điề
u quan
trọng hơn là khi tổng hợp lại, phải đạt được sự rút ngắn tốt nhất.
Vùng KTTĐPN là mô hình phát triển mới, trong khi Đảng, Nhà nước
không đủ sức để cùng lúc phát triển dàn đều các khu vực của đất nước, cũng như
không thể tập trung phát triển cho một tỉnh thành cụ thể nào. Sự phát triển của
một vùng hay một khu vực sẽ làm đòn bẩy cho những khu vực lân cận - nơ
i mà
các nguồn lực quốc gia chưa thể tập trung đầu tư. Việc xác định ba vùng kinh tế
trọng điểm trên cả nước là một thử nghiệm đầu tiên áp dụng quy luật thị trường
trong phân vùng và phát triển vùng. Trong đó, VKTTĐPN vốn trước đây đã có
kinh tế thị trường mạnh nhất cả nước, nay được chú trọng nghiên cứu và quy

hoạch để từ đó có thể rút ra những bài họ
c kinh nghiệm cho việc phân vùng và
nghiên cứu phát triển các vùng khác ở nước ta.
Từ thực tiễn thời gian qua Vùng KTTĐ phía Nam đã có những bước phát
triển vượt bậc trên cơ sở dựa vào các lợi thế và nguồn lực sẵn có cộng với tác
động tích cực của công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế trên phạm vi cả
nước, chứng tỏ chủ trương tập trung phát triển vùng của Đảng và Nhà n
ước ta đã
đi đúng hướng, điều quan trọng không kém cần phải tiếp tục nghiên cứu và thực
hiện đó là tiếp tục có những cơ chế chính sáh phù hợp để Vùng KTTĐ phía Nam
phát triển hơn nữa, phát huy được tất cả những lợi thế của mình.

18
1.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế và cơ chế quản lý nhà nước
đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
1.2.1 Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế
Cơ chế: “Cách thức sắp xếp, tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó
mà thực hiện” [162; 23].
Cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế (cơ chế qu
ản lý kinh tế): là phương
thức mà qua đó Nhà nước tác động nền kinh tế thông qua các mục tiêu, phương
pháp, nguyên tắc, công cụ để định hướng, dẫn dắt, kích thích, tổ chức, điều tiết
nền kinh tế vận động đến các mục tiêu đã định [161; 10].
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều hành của các chủ thể
mang quyền lực nhà nước, được thực hi
ện bằng bộ máy công cụ đồng bộ trong
gắn kết phối hợp của nhà nước.
Các chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước, nói gọn lại là các cơ quan
quản lý nhà nước, phải thực hiện hoạt động quản lý nhà nước bằng quyền lực,
công cụ và bộ máy của nhà nước, mà cụ thể là:

+ Phải chấp hành theo các cơ quan quyền lực nhà nước đã lập ra cơ quan
quản lý nhà nước.
+ Điều hành, trên cơ sở chấp hành, để tổ chức thực hiện nội dung công
việc quản lý nhà nước.
Do đó, có thể hiểu cơ chế quản lý của Nhà nước đối với vùng kinh tế là
phương thức mà qua đó các chủ thể mang quyền lực Nhà nước tác động vào quá
trình phát triển kinh tế vùng thông qua các phương pháp, nguyên tắc, công cụ
để dẫn dắt các đối tượng đạt
được các mục tiêu quản lý đã định.
Cơ chế quản lý nhà nước được hình thành trên cơ sở gồm 3 yếu tố sau:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của các đối tượng quản lý (tức là phải phân chia
đối tượng, sắp xếp tổ chức đối tượng hợp lý để chủ thể dễ dàng điều tiết, quản lý
trong quá trình phát triển);
- Các phương pháp quản lý (xây dựng được các nguyên t
ắc, phương thức,
biện pháp quản lý hiệu quả);
- Và các công cụ quản lý (đề ra các mục tiêu, công cụ, thủ thuật quản lý
đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả).
Như vậy, muốn có cơ chế quản lý vùng hiệu quả thì cần xây dựng cả 3

19
yếu tố trên một cách phù hợp. Đối với việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của
Vùng cần dựa vào sự liên kết trong chiến lược và quy hoạch phát triển tổng thể
vùng; trong đó cần kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ; có thể cần xây
dựng một Ban điều hành liên thông có đủ thẩm quyền, trách nhiệm để kết nối sự
phát triển hợp lý, hài hòa trong vùng; Về các phương pháp qu
ản lý thì ở đây
cũng cần quan tâm thực hiện nguyên tắc quản lý tập trung vùng nhưng phải đảm
bảo tính tự chủ của các địa phương. Các công cụ quản lý điều hành sẽ do Ban
trên đưa ra, Chính phủ có thể cho phép Ban này đưa ra các công cụ đặc thù

nhằm điều hành hiệu quả nhất việc phát triển liên vùng hài hòa.
Cơ chế quản lý nhà nước đối với Vùng KTTĐ phải phù hợp chủ tr
ương
quản lý bằng cách điều tiết gián tiếp là chủ yếu để nâng cao hiệu quả nền kinh
tế, tức là điều tiết gián tiếp thị trường thông qua các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đến
lượt nó, thị trường lại ra ‘tín hiệu’ cung-cầu, giá cả để dẫn dắt các doanh
nghiệp (các lực lượng thị trường). Đây cũng chính là quan điểm của Đảng và
Nhà nướ
c ta hiện nay: “Tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế,
chính sách và các công cụ kinh tế… Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống
pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và
doanh nghiệp.”[161; 7]
Ngoài ra, để thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với vùng KTTĐ còn cần
phải xây dựng được cơ chế phối h
ợp giữa các bộ, ngành và địa phương đối với
những vùng kinh tế trọng điểm nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ để đạt hiệu quả
cao trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sự phối hợp phải bảo đảm nguyên
tắc đồng thuận giữa các bộ, ngành; giữa các bộ, ngành với các địa phương và
giữa các địa phương với nhau trong vùng kinh tế tr
ọng điểm, nhằm tạo ra
“khung kết cấu hạ tầng” đồng bộ, hiện đại. Hoạt động phối hợp có thể được thực
hiện thông qua cơ cấu tổ chức đó là các cuộc hội nghị của các tổ thường trực
điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Trên cơ sở nội dung chuẩn bị
do các bộ, ngành và địa phương so
ạn thảo, đưa ra, các bộ, ngành, địa phương
bàn bạc, thảo luận tại các hội nghị để thỏa thuận và thống nhất trên những
phương hướng nhất định. Nội dung phối hợp tập trung vào việc quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch phát triển các
lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩ
m chủ yếu, huy

động vốn đầu tư phát triển, phát triển đào tạo và sử dụng lao động và việc thiết
lập hệ thống thông tin, cung cấp thông tin cho vùng.

20
Cơ chế quản lý của nhà nước đối với vùng kinh tế tác động tới nhiều đối
tượng, và trong đó DNDD có phương thức tác động khác với DNNN hay là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, để phát triển vùng cần
rất chú trọng đến công tác quản lý vùng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Quản lý vùng là công việc khó khăn, phức tạp do phả
i giải quyết nhiều lĩnh vực,
liên quan đến mọi phương diện của xã hội và phải có sự tham gia của nhiều cơ
quan quản lý cả ở trung ương và địa phương trong quá trình phát triển. Để vùng
kinh tế trọng điểm phát triển đúng với mục tiêu đề ra, việc xây dựng một cơ chế
quản lý nhà nước hợp lý, hợp quy luật đối với vùng kinh tế là nền tảng c
ần thiết
cho sự phát triển vùng.
1.2.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với vùng kinh tế là phương thức mà qua
đó Nhà nước tác động vào quá trình phát triển kinh tế vùng, cơ chế quản lý thể
hiện qua chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt rõ nét là thể
hiện qua pháp luật bởi vì pháp luật được xem là công cụ qu
ản lý chính thức và
cơ bản của Nhà nước “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng
tăng cường pháp chế XHCN” (Điều Hiến pháp 1992), để thực hiện quản lý nhà
nước, các chủ trương, chính sách cũng được thể chế hoá thành pháp luật.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) là ý tưởng đã hình thành
từ lâu. Công tác tổ chức lãnh thổ, quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
đã được
Đảng, Nhà nước tiến hành từ những năm 1986, 1987 của thế kỉ trước.

Năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐPN giai
đoạn đến 2010 (lúc này có 4 tỉnh TP. HCM, Đồng Nai, B.Dương, BR-VT).

1.2.2.1 Xem xét cơ chế quản lý vùng KTTĐ phía Nam từ góc độ các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước
Kể từ khi thành lập Vùng KTTĐPN, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc ra đời tồn tại và phát triển của Vùng.
Quyết định số 44/1998/QĐ - TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
đến 2010 - có thể
được xem như là văn bản “khai sinh” của Vùng KTTĐPN, theo đó văn bản xác
định mục tiêu thành lập Vùng, phạm vi các tỉnh trong vùng, xác định vùng

21
KTTĐPN là đầu tàu, là hạt nhân của vùng Đông Nam bộ và Nam bộ, quy định
rõ nhiệm vụ của vùng KTTĐPN trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Sau khi được thành lập, vùng KTTĐPN đã chứng tỏ vai trò đầu tàu năng
động của mình và thực tiễn hoạt động cũng cho thấy việc thiếu sự phối hợp đồng
bộ của các địa phương trong vùng là cản ngại rất cho sự
phát triển Vùng. Để giải
quyết yêu cầu cấp bách của thực tiễn, ngày 18/2/2004, Thủ tướng Chính Phủ ban
hành Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg thành lập Tổ chức điều phối phát triển
các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) ở cấp Trung ương để phối hợp các hoạt
động phát triển giữa các ngành, các địa phương nhằm tạo ra sự thống nhất trong
chỉ đạ
o, tổ chức thực hiện và đồng bộ trong triển khai đầu tư để đạt hiệu quả cao
trong phát triển kinh tế - xã hội của các vùng KTTĐ.
Theo Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg thì Tổ chức điều phối không phải là

một cấp quản lý; không ra quyết định hành chính; có nhiệm vụ giúp Thủ tướng
Chính phủ phối hợp các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng KTTĐ nhằm
phát triển có hiệu quả
các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Cơ cấu, bộ máy
của Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ bao gồm: Ban Chỉ đạo điều
phối phát triển các vùng KTTĐ và các Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa
phương trong vùng KTTĐ.
Ban Chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Chỉ đạo ph
ối hợp thực hiện theo đúng quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, ngành, vùng, trước mắt rà soát các quy hoạch cho phù hợp thực tế và yêu
cầu phát triển. Chỉ đạo thực hiện các vấn đề có ý nghĩa vùng như đầu tư xây
dựng hạ tầng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, đối ngoại, liên kết vùng.
- Đề xuất với Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó
khăn cho phát triển kinh tế - xã hội c
ủa các vùng KTTĐ.
- Xây dựng chương trình phối hợp phát triển của các Bộ và các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương trong vùng KTTĐ.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phối hợp phát triển giữa các Bộ, ngành
và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng KTTĐ.
- Theo dõi, đôn đốc và giải quyết các vấn đề điều phối thuộc thẩm quyền
của các Bộ, ngành và các địa phương là thành viên Ban Chỉ đạ
o trong quá trình
thực hiện phối hợp phát triển.

22
- Tổ chức phối hợp giữa các vùng KTTĐ với các vùng khác.
- Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ 06 tháng và cả
năm về tình hình phát triển và phối hợp phát triển của các vùng KTTĐ.
Sau đó, Ban chỉ đạo các vùng kinh tế trọng điểm cũng đã được thành lập

theo Quyết định 1022/QĐ-TTg ban hành ngày 28/9/2004, Trưởng Ban chỉ đạo
là Phó Thủ tướng Chính phủ và Phó ban là Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và đầu tư,
các thành viên Ban Chỉ đạo là thứ trưởng, phó Chủ tịch UBND các tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm. Từ năm 2005 Ban chỉ đạo đã thường xuyên tổ chức các
Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm để bàn bạc, thảo luận và đưa ra các
nhóm nhiệm vụ và giải pháp cho các vùng KTTĐ Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ.
Mục đích cơ bản củ
a các Hội nghị là nhằm phối hợp chỉ đạo, điều hành, phối
hợp phát triển vùng… nhìn chung, hoạt động điều phối này còn chưa mạnh, tập
trung và thống nhất, nên mới thu được kết quả ban đầu hạn chế; đặc biệt mối
liên kết phát triển còn khá yếu.
Tổ chức điều phối không phải là một cấp hành chính, không có chức năng
quản lý hành chính mà chỉ hoạ
t động mang tính tham mưu giúp Thủ tướng phối
hợp các Bộ, ngành và địa phương phát triển hiệu quả, vì vậy Ban chỉ đạo không
có thẩm quyền để ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Phương hướng phát
triển Vùng, quy hoạch tổng thể Vùng được quy định tại Quyết định
146/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13/8/2004 “Về
phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế tr
ọng điểm phía
Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.
Theo Quyết định 146/2004/QĐ-TTg, Chính phủ ban hành quy định về
phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ phía Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 để phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm xây dựng vùng
KTTĐ phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động,
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực
của cả nước, giữ vững vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
chung của cả nước. Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả

nước và trong một số lĩnh vực quan tr
ọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh quốc tế, đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo
động lực cho quá trình phát triển của vùng Đông Nam Bộ.

23
Quyết định 146 cũng quy định các mục tiêu phát triển chủ yếu và nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển, bao gồm các nhiệm vụ mới có tính đột
phá; về điều chỉnh quy hoạch, đổi mới cơ chế thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Liên quan đến cơ chế quản lý nhà nước, Quyết định 146 nêu phương
hướng cần xây dựng cơ chế phân cấp trung ươ
ng và địa phương phù hợp và linh
hoạt nhằm làm cho sự phối hợp giữa các ngành với nhau, giữa các địa
phương với nhau và giữa ngành với địa phương được chặt chẽ và hiệu quả
nhưng chưa giải quyết tiếp vấn đề là cơ chế đó như thế nào?.
Đến năm 2007, trên cơ sở đề xuất của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển
các vùng kinh tế trọng điểm và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 ban hành
Quy chế quy định sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đối với các vùng KTTĐ nhằm tạo ra sự thống
nhất, đồng bộ để đạt được hiệu quả cao trong phát tri
ển kinh tế, xã hội, bảo vệ
môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh của các vùng KTTĐ, thực hiện
thành công định hướng phát triển của các vùng KTTĐ được xác định trong
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương, chính sách, đường lối phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng KTTĐ ở nước ta.
Phạm vi phối hợp vùng KTTĐ phía Nam gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉ
nh: Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Tây
Ninh, Tiền Giang; đối tượng phối hợp là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong
các vùng KTTĐ, lĩnh vực phối hợp trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi
trường, quốc phòng, an ninh.
Quyết định 159/2007/QĐ-TTg cũng nêu rõ nguyên tắc phối hợp phát triển
trong các vùng KTTĐ, đó là :
- Tuân thủ chủ
trương, đường lối đã ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ X, Nghị quyết của Bộ Chính trị và quy định của pháp luật về chủ trương
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng KTTĐ.
- Thực hiện phối hợp bảo đảm nguyên tắc đồng thuận giữa các Bộ, ngành;
giữa các Bộ, ngành với các địa phương và giữa các địa phương v
ới nhau trong
các vùng kinh tế trọng điểm.
- Việc chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp sẽ được giao cho Bộ,

24
ngành, địa phương nào có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan nhiều nhất
đến lĩnh vực hoặc nhiệm vụ cần phối hợp đó.
- Hoạt động phối hợp được thực hiện thông qua Hội nghị của các Tổ
Thường trực điều phối phát triển các vùng KTTĐ. Trên cơ sở nội dung chuẩn bị
của các Bộ, ngành và địa phương soạn thả
o, đưa ra các Bộ, ngành, địa phương
bàn bạc, thảo luận tại các Hội nghị để thỏa thuận và thống nhất.
Văn phòng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ lập tờ trình báo
cáo kết quả các vấn đề phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê
duyệt. Các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng KTTĐ triển khai thực hiện.
- Những vấn đề
không đạt được sự đồng thuận của các Bộ, ngành và địa
phương trong Vùng KTTĐ thì Văn phòng Ban Chỉ đạo tổng hợp ý kiến, trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ngoài ra Quyết định 159/2007/QĐ-TTg cũng quy định về nội dung và
phương thức phối hợp, về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các
địa phương trong vùng KTTĐ, về trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành
trong việc phối hợp quản lý nhà nước đối với Vùng KTTĐ, trong đó có vùng
KTTĐ phía Nam.
Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật trên, còn có thể kể đến các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan như Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày
29 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29
tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị về phương hướ
ng phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định 589/2008/QĐ-
TTg ngày 20/5/2008 về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Tp. Hồ Chí Minh
đến năm 2020 tầm nhìn 2050; Các văn b
ản quy phạm pháp luật liên quan về
hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch…
Từ việc nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về Vùng
KTTĐ phía Nam, đối chiếu với lý luận về phân vùng kinh tế, có thể nhận thấy
rằng hiện tại Vùng KTTĐ phía Nam là vùng kinh tế tổng hợp và thuộc lọai vùng
kinh tế cơ bản, và cũng theo lý luận về phân vùng kinh t
ế thì vùng kinh tế cơ bản

×