Tải bản đầy đủ (.pdf) (432 trang)

Nghiên cứu đánh giá quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam trong ASEAN và ASEAN+3 từ năm 2013 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.46 MB, 432 trang )

MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................... vii
DANH SÁCH BIỂU ........................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. xi
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... xv
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ
KHU VỰC VÀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ............................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC ........... 1
1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực ............................ 1
1.2. Các hình thức hội nhập kinh tế khu vực ....................................................... 2
1.3. Các nhân tố thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực ........................................... 7
1.3.1. Các nhân tố thúc đẩy tự do hoá thương mại ................................................... 7
1.3.2. Các nhân tố thúc đẩy di chuyển tự do các nguồn lực sản xuất ........................ 9
1.3.3. Khoảng cách địa lý ...................................................................................... 14
1.3.4. Yếu tố kinh tế chính trị ................................................................................ 14
1.3.5. Sự trì trệ của các vòng đàm phán đa phương................................................ 15
1.3.6. Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ............................................................. 16
1.4. Tác động của hội nhập kinh tế khu vực ...................................................... 17
1.4.1. Tác động của sự tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ ..................................... 17
1.4.2. Tác động của sự tự do di chuyển vốn ........................................................... 20
1.4.3. Tác động của sự tự do di chuyển lao động ................................................... 22
1.4.4. Các tác động khác của hội nhập kinh tế khu vực .......................................... 24
1.5. Mối quan hệ của hội nhập kinh tế khu vực với hội nhập toàn cầu ............ 26
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ CỘNG
ĐỒNG KINH TẾ ................................................................................................ 31
2.1. Các xu hướng hội nhập kinh tế khu vực ..................................................... 31
2.2. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế khu vực trên thế giới.................................. 35
2.2.1. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ................................................ 35
2.2.2. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) ................................................. 42
2.2.3. Khu vực châu Phi ........................................................................................ 45


2.2.4. Kinh nghiệm của EU ................................................................................... 48
i


2.3. Nhận diện Cộng đồng kinh tế ...................................................................... 57
2.3.1. Một số Cộng đồng kinh tế điển hình ............................................................ 57
2.3.2. Nhận diện các đặc trưng cơ bản của Cộng đồng kinh tế ............................... 61
2.4. Bài học kinh nghiệm từ quá trình hội nhập kinh tế khu vực trên thế giới
dành cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) .................................................... 62
PHẦN 2. AEC TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI ...................................... 66
CHƯƠNG 3. CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC): MỤC TIÊU VÀ CÁC
TRỤ CỘT ............................................................................................................ 66
3.1. Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) .......................... 66
3.2. Mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ........................................ 67
3.3. Các trụ cột cơ bản của AEC và lộ trình thực hiện ...................................... 69
3.3.1. Nội dung và lộ trình thực hiện của Trụ cột 1 – thị trường và cơ sở sản xuất
thống nhất

....................................................................................................... 69

3.3.2. Nội dung và lộ trình của Trụ cột 2 - Khu vực kinh tế cạnh tranh cao ........... 74
3.3.3. Nội dung và lộ trình của Trụ cột 3 - Khu vực phát triển kinh tế đồng đều .... 75
3.3.4. Nội dung và lộ trình của Trụ cột 4 - Khu vực hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế
toàn cầu

....................................................................................................... 77

3.4. Vị trí, vai trò của AEC trong Cộng đồng ASEAN (AC) ............................. 78
3.5. Tác động của AEC tới các nước thành viên ................................................ 83
3.5.1. Tác động của AEC đến tăng trưởng kinh tế ................................................. 84

3.5.2. Tác động của AEC đến thúc đẩy thương mại ............................................... 86
CHƯƠNG 4. BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI VÀ TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN AEC .............................................................................................. 88
4.1. Những xu hướng phát triển của thế giới và khu vực .................................. 88
4.1.1. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh ........... 88
4.1.2. Khoa học công nghệ tiếp tục đạt nhiều tiến bộ, tri thức và nguồn nhân lực
chất lượng cao đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong sự phát triển ............ 91
4.1.3. Tương quan sức mạnh giữa các cường quốc sẽ tiếp tục thay đổi nhanh và
khác thường ....................................................................................................... 93
4.1.5. Xu hướng đẩy mạnh cải cách, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu ở
các nền kinh tế đang phát triển .............................................................................. 98

ii


4.1.6. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển xét trên tổng thể vẫn nổi trội song thế
giới và khu vực vẫn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn với những thay đổi mất cân
bằng

..................................................................................................... 101

4.2. Những yếu tố nổi bật tác động đến sự hình thành và phát triển của Cộng
đồng Kinh tế ASEAN ........................................................................................ 103
4.2.1. Sự phục hồi của kinh tế khu vực và toàn cầu ............................................. 103
4.2.2. Các mô hình hội nhập và các hiệp định thương mại mới trong khu vực ..... 108
4.2.3. Sự nổi lên của Trung Quốc và cạnh tranh giữa các cường quốc ở khu vực
Đông Nam Á ..................................................................................................... 112
4.2.4. Diễn biến tranh chấp trên biển Đông ......................................................... 122
4.2.5. Những bất ổn nội bộ và sự gắn kết chính trị của các nước trong khu vực ... 127
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN, THỂ CHẾ HỢP TÁC VÀ KINH

NGHIỆM THAM GIA AEC CỦA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN ................... 132
5.1. Kết quả thực hiện AEC .............................................................................. 132
5.1.1. Kết quả chung ........................................................................................... 132
5.1.2. Kết quả thực hiện Trụ cột 1 của AEC ........................................................ 134
5.1.3. Kết quả thực hiện Trụ cột 2 của AEC ........................................................ 142
5.1.4. Kết quả thực hiện Trụ cột 3 của AEC ........................................................ 144
5.1.5. Kết quả thực hiện Trụ cột 4 của AEC ........................................................ 145
5.2. Thể chế hợp tác của AEC .......................................................................... 151
5.2.1. Cơ cấu tổ chức của AEC............................................................................ 151
5.2.1. Nguyên tắc và cơ chế hợp tác trong AEC .................................................. 155
5.2.2. Những kiến nghị điều chỉnh thể chế trong AEC ......................................... 157
5.2.3. So sánh với thể chế hợp tác của EU ........................................................... 158
5.3. Những vấn đề đặt ra................................................................................... 159
5.4. Kinh nghiệm tham gia AEC của các nước thành viên ASEAN ............... 164
5.4.1. Mức độ tham gia của các nước thành viên ................................................. 164
5.4.2. Những hoạt động được thực hiện để hướng tới AEC ................................. 169
5.5. Cơ hội, thách thức và bài học rút ra cho Việt Nam .................................. 179
5.5.1. Cơ hội ..................................................................................................... 179
5.5.2. Thách thức ................................................................................................ 180
5.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................... 181
iii


PHẦN 3. SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO AEC VÀ MỘT SỐ GỢI Ý
CHÍNH SÁCH ................................................................................................... 183
CHƯƠNG 6. SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO CỘNG ĐỒNG KINH
TẾ ASEAN ........................................................................................................ 183
6.1. Tiến trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN và AEC .......................... 183
6.2. Thực trạng Việt Nam tham gia vào AEC theo các trụ cột........................ 184
6.2.1. Tự do hoá thương mại hàng hoá ................................................................ 185

6.2.2. Thuận lợi hoá thương mại.......................................................................... 188
6.2.3. Tự do hoá thương mại dịch vụ ................................................................... 191
6.2.4. Hội nhập về tài chính ................................................................................. 201
6.2.5. Tự do hoá đầu tư ........................................................................................ 210
6.2.6. Tự do hoá di chuyển lao động có tay nghề ................................................. 215
6.2.7. Khu vực kinh tế cạnh tranh cao ................................................................. 223
6.2.8. Khu vực kinh tế phát triển đồng đều .......................................................... 227
6.3. Đánh giá tác động của Việt Nam tham gia AEC ....................................... 240
6.3.1. Tác động đến thương mại hàng hoá ........................................................... 241
6.3.2. Tác động đến thương mại dịch vụ .............................................................. 250
6.3.3. Tác động trong lĩnh vực tài chính .............................................................. 255
6.3.4. Tác động đến đầu tư................................................................................... 266
6.3.5. Tác động trong lĩnh vực lao động .............................................................. 271
6.3.5. Thương mại Việt Nam với ASEAN theo một số nhóm hàng chính ............ 274
6.4. Đánh giá sự sẵn sàng của Việt Nam hướng tới AEC ................................ 293
6.4.1. Sự sẵn sàng của doanh nghiệp.................................................................... 293
6.4.2. Quan điểm của các nhà quản lý .................................................................. 308
6.4.3. Đánh giá chung về sự sẵn sàng của Việt Nam khi tham gia AEC ............... 311
6.5. Điểm mạnh, điểm yếu và những vấn đề đặt ra ......................................... 313
6.5.1. Điểm mạnh và điểm yếu ............................................................................ 313
6.5.2. Những vấn đề đặt ra .................................................................................. 317
Chương 7. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA HIỆU QUẢ CỦA VIỆT NAM VÀO
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN .................................................................... 321

iv


7.1. Quan điểm và định hướng cho sự tham gia có hiệu quả của Việt Nam vào
AEC


........................................................................................................... 321

7.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế.................. 321
7.1.2. Quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước về hội nhập ASEAN nói
chung và AEC nói riêng ...................................................................................... 326
7.2. Một số đề xuất nhằm tăng cường sự tham gia hiệu quả của Việt Nam vào
Cộng đồng kinh tế ASEAN ............................................................................... 329
7.2.1. Đổi mới tư duy về hội nhập AEC .............................................................. 330
7.2.2. Nhà nước dẫn dắt và tạo một cơ chế hội nhập hiệu quả ............................ 330
7.2.3. Doanh nghiệp chủ động chuẩn bị cho hội nhập.......................................... 334
7.2.4. Các Hiệp hội, cơ quan nghiên cứu đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ quá trình hội
nhập

..................................................................................................... 336

7.2.5. Một số giải pháp liên quan đến thông tin tuyên truyền............................... 337
7.3. Lộ trình và các điều kiện để Việt Nam có thể thực hiện được những đề
xuất và kiến nghị của Đề tài ............................................................................. 339
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 341
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. xxxix
PHỤ LỤC ............................................................................................................ liii

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Các cấp độ hội nhập chính sách kinh tế khu vực ................................................ 7
Bảng 2.1: Các khối hội nhập kinh tế khu vực điển hình ................................................... 32
Bảng 2.2. Thay đổi về thuế quan trong một số ngành ...................................................... 37

Bảng 2.3. Tiến trình hội nhập của MERCOSUR.............................................................. 43
Bảng 2.4. Các bước hội nhập kinh tế của EU .................................................................. 49
Bảng 3.1. Tác động của AEC .......................................................................................... 85
Bảng 4.1. Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2013 – 2015 (%) ................. 104
Bảng 4.2. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số nước châu Á ............................... 107
Bảng 5.1: Mức độ hoàn thành AEC theo Biểu đánh giá Scorecard................................. 133
trong giai đoạn I và giai đoạn II (%) .............................................................................. 133
Bảng 5.2. Thống kê biện pháp bảo hộ thương mại của một số quốc gia ......................... 135
Bảng 5.3. Khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN .......................................................... 139
Bảng 5.4. Bộ máy tổ chức chính của ASEAN................................................................ 152
Bảng 5.5. GDP các nước thành viên ASEAN năm 2012 (PPP) ...................................... 162
Bảng 5.6. Bất bình đẳng ở các nước ASEAN ................................................................ 163
Bảng 6.1. Tổng hợp số dòng hàng theo thuế ATIGA, 2014 ........................................... 185
Bảng 6.2. Phạm vi cam kết dịch vụ của Việt Nam trong AFAS 8 .................................. 193
Bảng 6.3. Chỉ số Hoekman trong 11 ngành dịch vụ của Việt Nam theo Biểu cam kết
AFAS 8 ......................................................................................................................... 193
Bảng 6.4. Lượt khách du lịch đến các nước ASEAN ..................................................... 196
Bảng 6.5. Xếp hạng của Việt Nam trong báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng
thế giới 2005-2013 ........................................................................................................ 214
Bảng 6.6. Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam sang
ASEAN trong 09 tháng đầu năm 2014 .......................................................................... 244
Bảng 6.7. Tỷ trọng, kim ngạch nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ
ASEAN trong 09 tháng đầu năm 2014 .......................................................................... 245
Bảng 6.8. Kết quả ước lượng mô hình trọng lực cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt
Nam .............................................................................................................................. 247
Bảng 6.9. Kết quả ước lượng mô hình trọng lực cho xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ của
Việt Nam ...................................................................................................................... 252
Bảng 6.10. Mạng lưới ngân hàng Việt Nam ở ASEAN .................................................. 257
Bảng 6.11. Số liệu di cư lao động trong ASEAN năm 2010 ........................................... 272
Bảng 6.12. Thị trường và kim ngạch thương mại hàng dệt may của Việt Nam 09 tháng

2014.............................................................................................................................. 292
Bảng 6.13. Cơ cấu mẫu theo tỉnh................................................................................... 294
Bảng 6.14. Tỷ lệ các doanh nghiệp quan tâm đến AEC theo tỉnh ................................... 302
Bảng 6.15. Tỷ lệ các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo tỉnh ............. 305
Bảng 6.16. Tỷ lệ các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo ngành ......... 306

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Tác động tạo lập mậu dịch của liên minh thuế quan ........................................ 18
Hình 1.2: Tác động chệch hướng thương mại của liên minh thuế quan ............................ 19
Hình 1.3: Tác động của di chuyển tự do vốn ................................................................... 20
Hình 1.4: Tác động của di chuyển tự do lao động............................................................ 22
Hình 2.1. Hệ thống tổ chức của NAFTA ........................................................................ 36
Hình 2.2. Sáu giai đoạn xây dựng Cộng đồng kinh tế châu Phi........................................ 46
Hình 2.3. Ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Maastricht .................................................... 51
Hình 2.4. Thể chế của EU ............................................................................................... 54
Hình 3.1. Bốn trụ cột của Cộng đồng kinh tế ASEAN ..................................................... 69
Hình 4.1. Tỷ trọng trong tổng XNK toàn cầu .................................................................. 96
của các nước phát triển và đang phát triển ....................................................................... 96
Hình 4.2. Hai chiếc bánh xe ở Đông Á .......................................................................... 110
Hình 5.1. Cơ cấu ban thư ký ASEAN ............................................................................ 154

vii


DANH SÁCH BIỂU
Biểu 2.1. Thương mại hàng hóa của Mỹ với các thành viên NAFTA, 1993-2013 ............ 40
Biểu 2.2. Thương mại Hàng hóa của MERCOSUR với thế giới 1991-2013 ..................... 44

Biểu 3.1. Tác động của AEC đến GDP ............................................................................ 85
Biểu 4.1. Tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ 2012 – 2015 ............................ 106
Biểu 5. 1. Hiện đại hoá hải quan trong ASEAN ............................................................. 165
Biểu 5.2. Tiến độ thực hiện một cửa quốc gia trong ASEAN ......................................... 166
Biểu 5.3. Tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN ................................................. 167
Biểu 5.4. Điểm thúc đẩy và thuận lợi hoá đầu tư (%) ..................................................... 167
Biểu 5.5. Tóm tắt mức độ tham gia của các nước thành viên vào AEC .......................... 168
Biểu 6.1. Điểm khung thể chế của các nước ASEAN .................................................... 228
Biểu 6.2. Điểm tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ .............................................................. 229
Biểu 6.3. Điểm về khởi nghiệp dễ dàng và luật pháp thân thiện ..................................... 231
Biểu 6.4. Điểm tiếp cận tài chính................................................................................... 233
Biểu 6.5. Điểm phát triển và chuyển giao công nghệ ..................................................... 234
Biểu 6.6. Mở rộng thị trường quốc tế ........................................................................... 235
Biểu 6.7. Điểm về các chương trình khởi nghiệp ........................................................... 237
Biểu 6.8. Điểm về năng lực của các hiệp hội SME ....................................................... 238
Biểu 6.9. Quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1990 – 2013 ................... 241
Biểu 6.10. Cán cân thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN năm 2013 ............ 242
Biểu 6.11. Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN giai
đoạn 1990 – 2013.......................................................................................................... 243
Biểu 6.12. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

sang

thị trường ASEAN năm 2013 ........................................................................................ 245
Biểu 6.13. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

từ thị

trường ASEAN năm 2013 ............................................................................................. 246
Biểu 6.14. Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2012 ..................... 251

Biểu 6.15. Nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2012..................... 251
Biểu 6.16. Chỉ số KAOPEN của Việt Nam và các nước trong ASEAN ......................... 259
Biểu 6.17. Chỉ số de facto của Việt Nam giai đoạn 2005-2013 ...................................... 261
Biểu 6.18. Tổng tài sản tài chính của Việt Nam theo %GDP ......................................... 263
Biểu 6.19. Vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết theo % GDP,........................... 263
2005-2012 ..................................................................................................................... 263
Biểu 6.20. Dòng vốn FDI ròng vào Việt Nam giai đoạn 2005-2013 ............................... 267

viii


Biểu 6.21. FDI vào Việt Nam theo nhà đầu tư, lũy kế hết 2013 ..................................... 268
Biểu 6.22. Tổng số lao động di cư trong khu vực ASEAN tính đến năm 2013 ............... 271
Biểu 6.23. Trình độ lao động di cư trong ASEAN ......................................................... 273
Biểu 6.24. Kim ngạch thương mại hàng nông sản Việt Nam ASEAN............................ 275
giai đoạn 2001-2012 ..................................................................................................... 275
Biểu 6.25a. Tỷ trọng XK các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang ASEAN (%),
2012 ............................................................................................................................. 276
Biểu 6.25b. Tỷ trọng NK các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam từ ASEAN (%), 2012
..................................................................................................................................... 276
Biểu 6.26. Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị ngành nông sản của Việt Nam và một số nước
ASEAN ........................................................................................................................ 276
Biểu 6.27. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam với một số
nước ASEAN, 2000-2013 ............................................................................................. 278
Biểu 6.28. Thương mại hàng thủy sản của Việt Nam với ASEAN 2001-2012 ............... 279
Biểu6.29a. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang ASEAN, 2012 ............... 279
Biểu 6.29b. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng thủy sản từ ASEAN, 2012 ................. 279
Biểu 6.30. Thương mại hàng điện tử của Việt Nam với ASEAN 2001-2012 ................. 280
Biểu 6.31a. Tỷ trọng kim ngạch XK hàng điện tử sang ASEAN năm 2012 ................... 281
Biểu 6.31b. Tỷ trọng kim ngạch NK hàng điện tử từ ASEAN năm 2012 ....................... 281

Biểu 6.32. Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị nhóm hàng điện tử của Việt Nam và một số nước
ASEAN 2003-2012 ....................................................................................................... 282
Biểu 6.33. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu hàng điện tử Việt Nam với một số nước
ASEAN ........................................................................................................................ 282
Biểu 6.34. Thương mại nhóm hàng ô tô của Việt Nam với ASEAN, ............................. 283
Giai đoạn 2001 – 2012 .................................................................................................. 283
Biểu 6.35a. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng ô tô sang ASEAN, 2012............ 284
Biểu 6.35b. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng ô tô từ ASEAN, 2012 .............. 284
Biểu 6.36. Thương mại nhóm hàng sắt thép của Việt Nam với ASEAN 2001-2012....... 285
Biểu 6.37a. Tỷ trọng kim ngạch XK hàng sắt thép sang ASEAN năm 2012 .................. 286
Biểu 6.37b. Tỷ trọng kim ngạch NK hàng sắt thép từ ASEAN năm 2012 ...................... 286
Biểu 6.38. Chỉ số so sánh lợi thế hiển thị ngành sắt thép của Việt Nam
và một số nước ASEAN ................................................................................................ 287
Biểu 6.39. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu nhóm hàng sắt thép

của

Việt Nam và một số nước ASEAN ................................................................................ 287

ix


Biểu 6.40. Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA) hàng dệt may của Việt Nam và một số
nước ASEAN ................................................................................................................ 288
Biểu 6.41. Thương mại nhóm hàng dệt may

của

Việt Nam với ASEAN 2001-2012 ................................................................................. 289
Biểu 6.42a. Tỷ trọng kim ngạch XK hàng dệt may sang ASEAN năm 2012 .................. 290

Biểu 6.42b. Tỷ trọng kim ngạch NK hàng dệt may từ ASEAN năm 2012 ...................... 290
Biểu 6.43. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu nhóm hàng dệt may

của

Việt Nam và một số nước ASEAN ................................................................................ 292
Biểu 6.44. Tỷ lệ doanh nghiệp thu nhận thông tin về AEC từ các nguồn........................ 304

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AC

Cộng đồng ASEAN

ACFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc

ACIA

Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN

ACM

Thị trường chung Ả Rập

ACMECS


Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - MêKông

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AEM

Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN

AfDB

Ngân hàng phát triển châu Phi

AFAFIST

Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho vận tải liên quốc gia

AFAFGIT

Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh

AFAS

Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN


AFCC

Thoả thuận khung đa ngành về biến đổi khí hậu trong ASEAN

AFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN

AHTN

Hệ thống hài hòa hóa thuế quan ASEAN

AIA

Hiệp định đầu tư ASEAN

AICHR

Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền

AIIB

Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á

AICO

Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN

AMU


Liên minh Ả Rập-Maghreb

ANCOM

Thị trường chung ADEAN

APAEC

Kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng

APBSD

Chính sách ASEAN về phát triển SMEs

APEC

Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

APSC

Cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN

ARF

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASAM

Thị trường hàng không ASEAN đơn nhất


ASCC

Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN-6

Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan

ASW

Một cửa ASEAN

ATIGA

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

xi


ATR

Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN

AU

Liên minh châu Phi


AUN

Mạng lưới các trường đại học ASEAN

BDS

Dịch vụ phát triển kinh doanh

BIMP-EAGA

Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN

BU

Liên minh ngân hàng

CACM

Thị trường chung khu vực Trung Mỹ

CAN

Cộng đồng các quốc gia Andean

CARICOM

Cộng đồng các nước Caribbe

CECA


Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện

CEFTA

Hiệp định thương mại tự do Trung Âu

CEMAC

Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Trung Phi

CEN-SAD

Cộng đồng Sahel-Sahara

CEP

Hiệp định đối tác toàn diện kinh tế

CEPA

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

CEPT

Chương trình thuế quan ưu đãi hiêu lực chung

CLMV

Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam


CM

Thị trường chung

CPR

Ủy ban đại diện thường trực

COMESA

Thị trường chung Đông Nam Phi

CU

Liên minh thuế quan

ĐPT

Đang phát triển

EAC

Cộng đồng Đông Phi

ECB

Ngân hàng trung ương châu Âu

ECCAS


Cộng đồng kinh tế các nước Trung Phi

ECOWAS

Cộng đồng kinh tế Tây Phi

ECSC

Cộng đồng than thép châu Âu

EEA

Khu vực kinh tế châu Âu

EEC

Cộng đồng kinh tế châu Âu

EED

Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế công bằng

EFTA

Hiệp hội thương mại tự do châu Âu

EPA

Hiệp định đối tác kinh tế


ERIA

Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á

xii


ESM

Cơ chế bình ổn châu Âu

EU

Liên minh châu Âu

FA

Hiệp định khung

FAF

Lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FED


Cục dự trữ liên bang Mỹ

FTA

Khu vực thương mại tự do

G20

Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới

GAP

Sản xuất nông nghiệp tốt

GATS

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GCC

Hội đồng hợp tác vùng vịnh

GMS

Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng


HSL

Danh mục nhạy cảm cao

IAI

Sáng kiến hội nhập ASEAN

ICT

Công nghệ thông tin và viễn thông

IGA

Hiệp định bảo đảm đầu tư ASEAN

IL

Danh mục cắt giảm thuế ngay

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

IP

Sở hữu trí tuệ

IPR


Quyền sở hữu trí tuệ

IS

Lực lượng nhà nước Hồi giáo

LAFTA

Hiệp hội mậu dịch tự do Mỹ Latinh

MERCOSUR

Thị trường chung Nam Mỹ

MFN

Đãi ngộ tối huệ quốc

MIP

Biện pháp chống mất cân bằng kinh tế vĩ mô

MRA

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau

NAFTA

Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ


NSW

Một cửa quốc gia

NTBs/NTMs

Các biện pháp phi thuế quan

NTR

Cơ sở dữ liệu thương mại quốc gia

OAU

Tổ chức thống nhất châu Phi

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

xiii


PIS

Các ngành ưu tiên

PRF

Quỹ cứu trợ thường trực


PTA

Thỏa thuận thương mại ưu đãi

RCEP

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

REC

Cộng đồng kinh tế khu vực

RIATS

Lộ trình hội nhập du lịch hàng không

RTA

Hiệp định thương mại khu vực

ROO

Nguyên tắc xuất xứ

SAARC

Hiệp hội Nam Á vì sự hợp tác khu vực

SADC


Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi

SCPP

Dự án thí điểm tự chứng nhận

SEANWFZ

Hiệp ước ASEAN không có vũ khí hạt nhân

SGP

Gói bình ổn và phát triển

SL

Danh mục nhạy cảm

SME

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

SPS

Biện pháp bảo vệ an toàn động vật, thực vật

TAC

Hiệp ước hợp tác và thân thiện ở Đông Nam Á


TBT

Hàng rào kỹ thuật

TEL

Danh mục loại trừ tạm thời

TFA

Hiệp định thuận lợi hóa thương mại

TNC

Công ty xuyên quốc gia

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

TTIP

Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương

UMA

Liên minh Magreb

UN


Liên hợp quốc

UNECA

Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế ở châu Phi

USD

Đô la Mỹ

WB

Ngân hàng thế giới

WEC

Hợp tác phát triển kinh tế hành lang Đông – Tây

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

ZOPFAN

Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do, trung lập

xiv



LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Sau hơn 40 năm thành lập, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã
thể hiện là một tổ chức liên kết khu vực thành công, thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội trong khu vực và quốc tế. Quyết tâm xây dựng Cộng đồng kinh tế
ASEAN, gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Văn
hóa-Xã hội và Cộng đồng Kinh tế thể hiện bước tiến mới trong quá trình hợp tác
của các nước ASEAN. Trong đó, các nước ASEAN đề ra mục tiêu thành lập Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 và hiện đang triển khai nhiều chương
trình hành động nhằm đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện AEC
của các nước thành viên ASEAN còn tương đối khó khăn, cần nỗ lực vượt qua rất
nhiều thách thức để có thể hiện thực hóa AEC vào năm 2015. Việc nghiên cứu về
AEC trong bối cảnh mới của thế giới và sự tham gia của Việt Nam vào AEC là hết
sức cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Xét trên khía cạnh lý luận, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hình thành
AEC là kết quả tất yếu khách quan của quá trình hợp tác kinh tế lâu dài giữa các
nước ASEAN, là đối sách của ASEAN trước nhu cầu hội nhập sâu hơn của các nền
kinh tế ở Đông Nam Á, đồng thời là nhu cầu chính trị muốn có một “bản sắc” trong
hợp tác kinh tế của ASEAN. Các nhận định trên dựa vào lập luận của chủ nghĩa
“chức năng mới,” chủ nghĩa hiện thực cấu trúc và chủ nghĩa kiến tạo xã hội. Tựu
trung lại, AEC là bước hội nhập về kinh tế tổng thể và mạnh mẽ trong các nước
ASEAN, hướng tới một khối ASEAN vững mạnh và đoàn kết hơn, góp phần tạo
môi trường quốc tế hòa bình và ổn định, là điều kiện quan trọng cho sự phát triển
của các nước thành viên.
Tuy nhiên, vẫn thiếu một khuôn khổ lý thuyết cơ bản về “Cộng đồng kinh
tế” nói chung. Do đó, bản chất của AEC và lộ trình phát triển AEC trong dài hạn
vẫn là một vấn đề chưa được thống nhất. Một số nghiên cứu cho rằng AEC thực
chất chỉ là một Thị trường chung trừ (trừ đi hai nội dung là thuế quan chung và hài
hòa chính sách kinh tế) hoặc một FTA cộng (cộng thêm một nội dung di chuyển tự
do các yếu tố sản xuất). Tuy nhiên, Bản kế hoạch chi tiết AEC được đưa ra tại Hội

nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 vào tháng 11/2007 đã đề ra bốn đặc tính của
AEC như sau (i) Một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, (ii) vùng kinh tế cạnh
tranh cao, (iii) vùng phát triển kinh tế toàn diện, và (iv) vùng hội nhập sâu vào kinh
tế toàn cầu. Với những đặc tính như vậy và với tên gọi đầy tham vọng “Cộng đồng
kinh tế ASEAN”, vẫn có nhận thức trong xã hội cho rằng AEC sẽ phải phát triển
dần dần theo mô hình của Liên minh châu Âu – EU. Gần đây, vấn đề khủng hoảng
xv


nợ công châu Âu dẫn đến việc đánh giá lại những thành tựu của EU cũng đặt ra câu
hỏi về mô hình của EU. Việc so sánh mô hình của AEC với mô hình của EU trong
bối cảnh mới để từ đó đưa ra những bài học chung đang là một vấn đề hết sức cần
thiết.
Về mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế khu vực AEC và các tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế khác, bao gồm hội nhập song phương, khu vực và toàn cầu
cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có các ý kiến cho rằng hội nhập song phương
và khu vực sẽ tạo đà cho hội nhập toàn cầu, bên cạnh đó cũng có luồng ý kiến cho
rằng việc ký kết quá nhiều các Hiệp định hợp tác song phương, khu vực sẽ khiến
các quốc gia không mặn mà với quá trình toàn cầu hóa và cản trở quá trình toàn cầu
hóa do xu hướng ly tâm. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có các luận cứ khoa học giải
thích mối quan hệ của các quá trình hội nhập nói trên, đặc biệt trong trường hợp
AEC, làm cơ sở để đưa ra được các chiến lược hội nhập phù hợp, không mâu thuẫn
với nhau.
Vấn đề khoảng cách phát triển và sự khác biệt về hệ tư tưởng (ideology)
giữa các nước thành viên cũng là vấn đề lớn trong lộ trình phát triển của AEC. Đây
là một điểm khác biệt lớn giữa AEC và EU cũng như một số hình thức hội nhập
khu vực khác trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự chênh lệch phát
triển lớn, khác biệt trong thể chế chính trị-xã hội sẽ là những khó khăn và trở ngại
trên con đường tiến tới AEC. Tuy nhiên, cần luận giải một cách cụ thể những khó
khăn trở ngại đó trong từng lĩnh vực, trong từng giai đoạn phát triển và các ảnh

hưởng cụ thể của các trở ngại đó đến AEC như thế nào.
Việt Nam cũng đã nhận thức được rằng hội nhập kinh tế ASEAN, đặc biệt
việc ủng hộ và tham gia tích cực AEC sẽ giúp Việt Nam tăng cường vị thế và uy tín
trên diễn đàn ASEAN cũng như các diễn đàn quốc tế khác. Việc tích cực tham gia
và thực hiện AEC sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được những cơ hội và chủ động đối
phó với những thách thức trong tiến trình hợp tác khu vực nhằm mục tiêu phát triển
kinh tế-xã hội. Có thể thấy rằng, nhận thức chung về sự tham gia AEC của Việt
Nam đã khá thống nhất, tuy nhiên, nhận thức về AEC trong cộng đồng, quan điểm
và cách thức tham gia AEC của Việt Nam vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Thứ nhất, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về AEC chưa thực sự rõ
ràng, doanh nghiệp chưa thực sự thấy được những tác động cụ thể của việc tham
gia AEC tới doanh nghiệp mình, cũng như chưa thực sự chủ động tham gia vào quá
trình này.
Thứ hai, về quan điểm và cách thức tham gia AEC của Việt Nam, có một số
xvi


ý kiến cho rằng Việt Nam nên chủ động và thực hiện sớm các cam kết của mình
trong AEC, khẳng định với cộng đồng quốc tế quyết tâm cải cách, mở cửa, và hội
nhập kinh tế. Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng Việt Nam nên tham gia AEC
theo hướng thận trọng, thực hiện cam kết theo lộ trình để cho nền kinh tế dần dần
thích nghi với các tiến trình tự do hóa. Việc cung cấp các luận cứ khoa học nhằm
xác định một quan điểm và cách thức tham gia AEC phù hợp đối với Việt Nam là
hết sức cần thiết.
Nghiên cứu này sẽ cung cấp các luận cứ khoa học nhằm lấp các lỗ hổng về
mặt lý luận nói trên. Cụ thể, nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề
còn chưa thống nhất hoặc chưa rõ ràng nêu trên, bao gồm:
- Làm rõ về mặt lý luận mô hình, lộ trình và thể chế của AEC dựa trên cơ sở
lý luận rõ ràng về “Cộng đồng kinh tế”; đặc biệt cung cấp các lý luận xác đáng
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp về

AEC.
- Luận giải mối quan hệ của quá trình hội nhập AEC với các tiến trình, mức
độ hội nhập song phương, khu vực và toàn cầu khác.
- Xác định rõ quan điểm và cách thức tham gia AEC một cách có hiệu quả
của Việt Nam.
Xét trên khía cạnh thực tế, AEC ra đời năm 2003 là kết quả của quá trình
hợp tác kinh tế giữa các nước Đông Nam Á. Về cơ bản AEC dựa trên ba trụ cột
chính của hợp tác kinh tế ASEAN là AFTA (hiện nay là ATIGA – Hiệp định
thương mại hàng hóa ASEAN), AFAS (Hiệp định khung về thương mại dịch vụ
ASEAN) và AIA (hiện nay là ACIA – Hiệp định toàn diện về đầu tư ASEAN). Gần
đây, kế hoạch hành động AEC (AEC Blueprint) đã được thông qua vào năm 2007.
Đây là tập hợp các sáng kiến của các nước ASEAN nhằm hoàn tất lộ trình AEC
vào năm 2015, do đó nó bao gồm rất nhiều các kế hoạch hành động, mục tiêu và
thời hạn cụ thể cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, các nước ASEAN vẫn cần những cố gắng rất lớn để có thể tiến
tới AEC vào năm 2015. Hơn thế nữa, đặt trong bối cảnh đầy biến động của thế giới
trong những năm gần đây, AEC không chỉ phải đương đầu với nhiều khó khăn thử
thách hơn, mà còn thậm chí phải xem xét điều chỉnh cả về mục tiêu, nội dung, lộ
trình, đặc biệt là mô hình và thể chế hoạt động. Do đó có thể nói rằng bối cảnh
quốc tế mới đặt ra những vấn đề mới đối với AEC và những vấn đề này cần được
nghiên cứu để giúp AEC có thể điều chỉnh để hướng tới một thể chế hiệu quả hơn.

xvii


Bối cảnh quốc tế mới đặt ra những vấn đề mới đối với AEC
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm 2008-2009 đã tác
động mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới nói chung. Nền kinh tế các nước ASEAN
vốn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu và
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc

khủng hoảng này, kéo theo một giai đoạn đình trệ trong phát triển kinh tế của các
nước này. Hậu quả của khủng hoảng ít nhất sẽ ảnh hưởng tới tiến trình hiện thực
hóa AEC vào năm 2015.
Thứ hai, khủng hoảng nợ công châu Âu tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới
các nước ASEAN, song lại là một yếu tố buộc ASEAN phải xem xét lại mô hình
hợp tác của mình, tránh những thất bại mà EU đã gặp phải. EU từ trước tới nay vẫn
được coi là hình mẫu của một liên minh kinh tế phát triển ở giai đoạn cao. Tuy
AEC có rất nhiều điểm khác biệt và còn rất xa mới đạt tới mức độ phát triển của
EU, song dường như AEC vẫn coi EU là một hình mẫu để hướng tới. Câu hỏi đặt
ra ở đây là liệu mục tiêu trong dài hạn của AEC sẽ là thị trường chung hay liên
minh kinh tế tiền tệ như mô hình của EU; AEC sẽ cần phải điều chỉnh những gì sau
bài học từ cuộc khủng hoảng đồng euro ở châu Âu.
Thứ ba, quá trình phát triển hợp tác Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương
đang là một yếu tố quan trọng trong bối cảnh thế giới hiện nay. Hợp tác Đông Á đã
phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu trong những năm gần đây. Kể từ
năm 1997, thể chế cho hợp tác kinh tế Đông Á đã được định hình trong quan hệ
giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật bản và Hàn quốc thông qua các cơ chế
ASEAN+1, ASEAN+3 và hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Trên thực tế, tổng kim
ngạch thương mại giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật bản và Hàn quốc đã đạt
533,3 tỷ USD vào năm 2010, chiếm 26,1% tổng kim ngạch thương mại của
ASEAN. Đầu tư trực tiếp (FDI) từ các nước này vào ASEAN cũng đã được ghi
nhận ở con số 14,9 tỷ USD năm 2010, tăng 62,4% so với năm 2009 (ASEAN,
2011). Hợp tác Đông Á đang hướng tới một Cộng đồng Kinh tế Đông Á trong
tương lai, và AEC đang cố gắng không bị hòa tan mà trở thành một hạt nhân trong
liên kết kinh tế này.
Bên cạnh hợp tác kinh tế Đông Á, trong những năm gần đây, khu vực châu
Á-Thái Bình Dương còn chứng kiến quyết tâm hội nhập mạnh mẽ của các nước
đàm phán Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP), trong đó nổi lên vai trò
của Mỹ. TPP đã diễn ra nhiều vòng đàm phán và tham vọng trở thành một Hiệp
định bao hàm các lĩnh vực hợp tác toàn diện nhất từ trước tới nay. Do đó, AEC

xviii


cũng đang đứng trước một nguy cơ chia rẽ và hòa tan vào TPP, như là một công cụ
của Mỹ để gây ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. Như vậy, việc đánh giá các
tác động cụ thể của bối cảnh hợp tác Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương hiện nay
đối với ASEAN nói chung và AEC nói riêng có ý nghĩa quan trọng về thực tiễn, tạo
cơ sở để đưa ra những điều chỉnh và đối sách phù hợp của AEC trước tình hình
mới.
Thứ tư, xu hướng hợp tác trong khu vực đi đôi với xu hướng cạnh tranh
ngày càng gia tăng, nổi bật nhất là sự cạnh tranh từ nền kinh tế Trung Quốc. Hàng
xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc đang đánh bật hàng hoá của các nước ASEAN
không chỉ tại thị trường Nhật Bản, châu Âu và Mỹ truyền thống mà ngay tại cả khu
vực Đông Nam Á. Do thiếu sự liên kết với nhau nên nhiều nước Đông Nam Á đang
trở thành nơi cung cấp nguyên liệu thô cho hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và
tiếp nhận những công nghệ vốn đã lạc hậu so với thế giới của nước này. Việc thuế
nhập khẩu đang giảm dần theo lộ trình của Hiệp định thương mại tự do đối với
hàng loạt mặt hàng, từ thực phẩm, sản phẩm dệt may, đồ điện đến sắt, thép… kim
ngạch thương mại hai chiều giữa các nước ASEAN với Trung Quốc năm 2010 đã
đạt 300 tỉ USD, tăng trên 50% so năm trước, với xu hướng nhập siêu của các nước
ASEAN ngày càng tăng (theo số liệu của UN Comtrade)1. Nhiều doanh nghiệp
ASEAN đang rất khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Điều này đã làm nảy sinh yêu cầu xem xét và đàm phán lại nội dung Hiệp định
thương mại hoặc sử dụng các công cụ phòng vệ hay bảo hộ khác. Bên cạnh đó, lo
ngại mang tính chính trị cũng tăng lên do những vấn đề biên giới và chủ quyền
quốc gia, các nước ASEAN nghi ngờ về những lợi ích có thể đạt được với một
Trung Quốc quá tham vọng. Tác động của sự cạnh tranh từ Trung Quốc đối với
việc thực hiện AEC cũng như vai trò của AEC đối với các nước ASEAN trong việc
đối phó với sự cạnh tranh của Trung Quốc cần phải được đánh giá một cách khoa
học.

Thứ năm, xu thế bùng nổ của các hiệp định tự do thương mại không chỉ
khiến các nước không mấy mặn mà với quá trình hội nhập đa phương mà còn ảnh
hưởng tới cả các quá trình hội nhập khu vực đã có. Theo thống kê của Ban Thư ký
WTO, tính đến tháng 7/2012, có 224 Hiệp định thương mại khu vực đã được thông
báo cho WTO và đang có hiệu lực, trong đó có 195 Hiệp định thương mại tự do
(FTA). Đáng chú ý là có 139 FTAs (chiếm 71%) được ký kết trong giai đoạn 20012012, tức là trong thời gian diễn ra vòng đàm phán Doha2. Như vậy, việc ký kết và
1
2

Số liệu được tra cứu tại /> />
xix


thực hiện các FTA song phương và khu vực vẫn diễn ra đồng thời với quá trình
đàm phán Doha của WTO. Các nước ASEAN cũng đang bị cuốn vào trào lưu đó
với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên ASEAN với
các nước bên ngoài. Việc cố gắng theo đuổi các FTA song phương riêng rẽ với bên
ngoài đang tạo ra hai chiếc bánh xe ở Đông Á mà trung tâm là hai nền kinh tế Nhật
Bản và Trung Quốc. Theo nhiều nghiên cứu, điều này không đem lại lợi ích lâu dài
cho mỗi nước ASEAN. Với việc Mỹ đang mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này thông
qua TPP, ASEAN sẽ có khả năng tiếp tục bị chia rẽ và tạo nên một trung tâm mới
là Mỹ. AEC được coi là giải pháp để khắc phục những bất lợi của tự do hóa song
phương với các nước lớn ở Đông Á. Tuy nhiên, cần có một câu trả lời cho câu hỏi:
liệu AEC cũng đồng thời là giải pháp đối phó với việc Mỹ mở rộng ảnh hưởng
trong khu vực hay không?
Thứ sáu, những thay đổi trong nội bộ các nền kinh tế ASEAN cũng là một
yếu tố rất lớn tác động đến AEC. Cụ thể là việc chuyển đổi kinh tế ở Myanmar và
vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế ở một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vấn
đề tái cấu trúc có phạm vi rộng và phức tạp, nó bao gồm cả vấn đề tái cơ cấu
ngành, vùng lẫn sự phân tích điều chỉnh hệ thống thể chế, cơ chế vận hành và hệ

thống quản trị vĩ mô. Do đó, quá trình tái cấu trúc ở các nước sẽ ảnh hưởng lớn đến
một loạt các vấn đề cốt lõi trong hợp tác AEC trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư,
tài chính, lao động, cạnh tranh...
Ngoài ra, những bất ổn về an ninh, chính trị trong khu vực và trên thế giới
như xung đột ở Trung Đông, các tranh chấp ở biển Đông... cũng có các tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình hình thành AEC và do đó cũng cần được phân
tích một cách cụ thể.
Tóm lại, bối cảnh thế giới mới đặt ra nhiều vấn đề có ảnh hưởng lớn tới
AEC cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo và đưa ra những đối sách,
những đề xuất điều chỉnh phù hợp. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào ba điểm chính
sau:
- Làm rõ bối cảnh thế giới mới, trong đó điển hình là khủng hoảng kinh tế
thế giới, khủng hoảng nợ công châu Âu, hợp tác Đông Á và châu Á-Thái Bình
Dương, chủ nghĩa song phương và khu vực, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế các
nước thành viên... có thể ảnh hưởng tới AEC.
- Đánh giá các tác động của từng bối cảnh và tác động chung tới AEC.
Giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề đang phải đối mặt khi tham gia AEC
và tăng cường hiệu quả gia nhập AEC của Việt Nam
xx


Việt Nam tham gia vào các liên kết kinh tế cơ bản của ASEAN như AFTA,
AFAS, AIA, và 12 ngành ưu tiên hội nhập với thời hạn thực thi sau nhóm ASEAN6 nhưng thuộc loại sớm nhất trong nhóm CLMV. Gần đây, Việt Nam đã thể hiện rõ
quyết tâm thực hiện AEC và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của AEC
thông qua việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AEC về thương mại hàng
hóa cũng như các biện pháp thuận lợi hóa thương mại và tài chính.
Tuy nhiên, việc tham gia AEC và thực hiện theo đúng lộ trình cũng đặt ra rất
nhiều thách thức đối với Việt Nam.
Bản thân nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải tái cấu trúc và
thay đổi mô hình tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là cần hài hòa những biện pháp, chính

sách Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ AEC với mục tiêu chung về tái cấu trúc
và thay đổi mô hình tăng trưởng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
của Việt Nam. Nội dung tái cấu trúc nền kinh tế có thể khái quát thành một số nội
dung chủ chốt: tái cấu trúc hệ thống quản trị vĩ mô (tài chính, đầu tư, cải cách hành
chính…); tái cấu trúc hệ thống phân cấp quản lý trung ương - địa phương; tái cấu
trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước; cấu trúc lại hệ thống các ngành kinh tế; cấu
trúc và phát triển hệ thống hạ tầng… Tất cả các nội dung tái cấu trúc này đều nhằm
đưa Việt Nam đạt đến giai đoạn cao hơn của mô hình tăng trưởng, trong đó chú
trọng gắn liền số lượng với chất lượng tăng trưởng.
Bốn nhóm biện pháp trụ cột của Lộ trình chiến lược và Kế hoạch tổng thể
thực hiện AEC gồm: (1) Nhóm biện pháp để tạo lập một thị trường chung và cơ sở
sản xuất duy nhất; (2) Nhóm biện pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh của các
khu vực, ngành kinh tế; (3) Nhóm các biện pháp tạo sự phát triển công bằng và
đồng đều; và (4) Nhóm các biện pháp kết nối nền kinh tế ASEAN với bên ngoài.
Có thể thấy rằng nhóm biện pháp (1) liên quan trực tiếp đến vấn đề tái cấu
trúc quản trị vĩ mô về tài chính, đầu tư; nhóm biện pháp (2) liên quan đến việc tái
cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, các ngành kinh tế; nhóm biện pháp thứ (3), trong
đó bao gồm việc xây dựng một cơ sở hạ tầng ASEAN gắn liền với quá trình tái cấu
trúc và phát triển hệ thống hạ tầng tại Việt Nam.
Như vậy, các nội dung của tái cấu trúc có sự giao thoa với các mảng hoạt
động mà Việt Nam tham gia trong AEC. Việc nghiên cứu quá trình tham gia AEC
của Việt Nam, đặc biệt việc đề xuất các chính sách, biện pháp nhằm tham gia AEC
có hiệu quả cần phải đặt trong quá trình tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình phát
triển kinh tế của Việt Nam.

xxi


Thứ hai là vấn đề về nhận thức và sự tham gia của các doanh nghiệp Việt
Nam vào tiến trình hội nhập ASEAN nói chung và hội nhập AEC nói riêng. Doanh

nghiệp Việt Nam vẫn khá bị động trong tiến trình hội nhập này, do nhận thức về
AEC và những cơ hội và thách thức mà AEC mang lại chưa thực sự rõ ràng. Cần
có những nghiên cứu sâu để đánh giá hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp Việt
Nam về AEC, tác động của AEC đối với hoạt động của doanh nghiệp và chiến lược
của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia AEC.
Thời gian cho việc hiện thực hóa AEC không còn nhiều, bản thân việc thực
hiện các cam kết trong AEC của Việt Nam cũng đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm lớn.
Đã có một số nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam vào AEC và tác động của
AEC tới Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều mảng nội dung chưa được nghiên cứu
như được nêu trong phần tổng quan tài liệu. Do đó, cần có một nghiên cứu tổng thể
các nội dung hội nhập của Việt Nam trong AEC; xác định Việt Nam đang ở giai
đoạn nào của lộ trình; cần có các biện pháp như thế nào để thực hiện đầy đủ và hiệu
quả các cam kết và tác động của việc thực hiện AEC tới kinh tế Việt Nam nói
chung và các ngành cụ thể nói riêng như thế nào.
Tóm lại, nghiên cứu về AEC trong bối cảnh mới của thế giới và sự tham gia
của Việt Nam là hết sức cần thiết nhằm lấp đầy các khoảng trống của các nghiên
cứu trước đây cả về lý luận và thực tiễn. Hơn thế nữa, nghiên cứu này còn có ý
nghĩa cấp bách trước bối cảnh khu vực và quốc tế mới hiện nay cũng như trước
các vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia AEC, giúp Việt Nam tham gia
có hiệu quả vào AEC, qua đó góp phần thực hiện thành công chiến lược hội nhập,
chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội đến năm 2020 cũng như quá trình tái cơ cấu
kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nghiên cứu liên quan đến AEC tập trung vào một số nội dung lớn: Mục
tiêu, nội dung, lộ trình của AEC; Đánh giá các tác động của bối cảnh mới của thế
giới tới ASEAN/AEC; Đánh giá tác động của ASEAN/AEC tới các nước thành
viên.
Mục tiêu, nội dung, lộ trình của AEC
Các tài liệu của ASEAN đưa ra các mục tiêu và nội dung cơ bản của AEC.
Đề cương AEC, mục 8, phần II đã khẳng định AEC dựa trên bốn trụ cột chính là: i)

Một thị trường và cở sở sản xuất duy nhất; ii) Một khu vực kinh tế cạnh tranh cao;
iii) Một khu vực phát triển kinh tế bình đẳng; và iv) Một khu vực hội nhập hoàn
toàn vào nền kinh tế toàn cầu.
xxii


Hew (2005) và ISEAS (2009) là hai nghiên cứu quan trọng về lộ trình của
AEC cũng như kế hoạch hành động cụ thể của các nước thành viên tới năm 2015.
Kế hoạch hành động được thông qua vào năm 2007 của AEC đã chỉ rõ các kế
hoạch cụ thể, mục tiêu và thời hạn thực hiện các biện pháp hội nhập kinh tế nhằm
tiến tới AEC vào năm 2015.
Nguyễn Hồng Sơn (2009) là một công trình tiêu biểu nghiên cứu về nội
dung và lộ trình của AEC. Nghiên cứu này đã cung cấp một bức tranh toàn diện và
tổng thể về lịch sử hình thành, mục tiêu, các nội dung và hình thức hợp tác trong
AEC và lộ trình thực hiện các hợp tác đó. Nghiên cứu này cùng với một số nghiên
cứu khác như Đỗ Hoài Nam (2006), Nguyễn Hồng Sơn (2007) cũng chỉ ra rằng
mục tiêu “thị trường sản xuất duy nhất” của AEC chỉ dựa trên bốn tự do (4F) ở
mức yếu là tự do di chuyển hàng hoá và dịch vụ, tự do di chuyển vốn hơn và lao
động có tay nghề. Nói cách khác, AEC chỉ là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa
trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN, bổ sung thêm
hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn.
Về thể chế hợp tác trong AEC, theo Tuyên bố Bali II (Mục B.3), để thực
hiện AEC ASEAN sẽ lập ra những cơ chế và biện pháp mới để đẩy mạnh hơn
những liên kết kinh tế hiện có của ASEAN như AFTA, AFAS, AICO, thúc đẩy hội
nhập khu vực những lĩnh vực ưu tiên, tạo thuận lợi cho các doanh nhân và lao động
có tay nghề di chuyển, củng cố các thể chế của ASEAN như Cơ chế giải quyết
tranh chấp và đồng thời thực hiện các khuyến nghị về liên kết kinh tế của Nhóm
đặc biệt cao cấp (HLTF). Trong đó, Tuyên bố Bali II (mục B.2) và khuyến nghị của
HLTF (mục 3.iii) nhấn mạnh cần phải đẩy mạnh thực hiện các sáng kiến liên kết
hiện có của ASEAN với các thời hạn rõ ràng hơn.

Bàn về thể chế hợp tác của AEC, Đỗ Đức Định (2007) và Nguyễn Hồng Sơn
(2009) đã chỉ rõ một khác biệt quan trọng nữa giữa mô hình AEC với mô hình của
EEC là cách thức ra quyết định. Nguyên tắc ra quyết định của ASEAN là nguyên
tắc “đồng thuận” trong khi nguyên tắc tối thượng của EU là nguyên tắc "đa số
quyết định". Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) là cơ quan điều phối hội
nhập và hợp tác kinh tế trong AEC với tính thể chế và quyền lực không cao. Trong
khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) lại là một cơ quan có tính thể chế và quyền uy cao
đối với các nước thuộc EEC. Công trình này đã nhận định rằng khó có thể so sánh
AEC với EEC về mức độ hội nhập kinh tế và thể chế; và lại càng không thể so sánh
“Thị trường ASEAN duy nhất” với “Thị trường châu Âu duy nhất.”
Nguyễn Duy Dũng (2012) và Laursen (2010) cũng chỉ ra rằng AEC chưa
xxiii


phải là liên minh thuế quan, cũng chưa phải là một thị trường chung. Có thể AEC
cần có một số thể chế mới để phối hợp các liên kết kinh tế rời rạc trong ASEAN
hiện nay như Cơ quan giải quyết tranh chấp và Hiến chương ASEAN. Trên thực tế,
Cơ quan giải quyết tranh chấp của ASEAN khó thể vượt qua được giới hạn của các
nguyên tắc truyền thống của ASEAN “đồng thuận”, “không can thiệp vào công
việc nội bộ”, “quyền tự quyết” và “chủ quyền quốc gia” để cưỡng chế các thành
viên thi hành quyết định của mình một cách hiệu quả. Hiến chương ASEAN cũng
chỉ mới dừng lại ở mức tạo một quy chế pháp lý, nói cách khác là sự “xuất hiện”
chính thức của ASEAN, trên các diễn đàn quốc tế chứ chưa có tác động đáng kể gì
đối với quyền và nghĩa vụ của các thành viên ASEAN đối với tổ chức này. Cái mới
đáng kể của AEC đến nay có lẽ chỉ là cái tên, một thời hạn rút ngắn và những mốc
thời gian để hoàn thành cam kết rõ ràng và dứt khoát hơn.
Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tổng thể về mục tiêu, nội
dung, lộ trình của AEC. Nếu như các vấn đề về mục tiêu, nội dung hợp tác, lộ trình
của AEC đã khá rõ ràng thì vấn đề thể chế của AEC vẫn tốn khá nhiều giấy mực
của các nhà nghiên cứu. Trong bối cảnh biến động của khu vực và quốc tế, với

những đặc điểm khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị... của ASEAN so với
các khu vực khác, đặc biệt là châu Âu, các hình thức thể chế nào là phù hợp với
ASEAN để vừa giúp ASEAN đạt được mục tiêu đặt ra, lại vừa đảm bảo được các
hoạt động theo phương cách châu Á (Asian ways). Rõ ràng là cần có một nghiên
cứu tổng thể và chi tiết về thể chế hợp tác của AEC, đặc biệt trong bối cảnh khu
vực và quốc tế mới, so sánh với thể chế hợp tác của các tổ chức khu vực khác (EU),
trên cơ sở đó đề xuất các điều chỉnh thể chế phù hợp với mục tiêu nội dung và lộ
trình đã đặt ra.
Tác động của những biến động khu vực và quốc tế mới tới ASEAN/AEC
Có nhiều nghiên cứu về các tác động của những biến động khu vực và quốc
tế mới tới AEC như Lall (2001), Athukorala (2008), Brooks và Stone (2010),
Kawai (2011: 123), Trần Văn Tùng và Phạm Ngọc Tân (2007:27), Nguyễn Văn
Lịch (2007), Deng và Moore (2004:19), Pangestu và Gooptu (2003), Ronald J.
Wannacott (1996), Baldwin (2003), Urata và Kiyota (2003) và Schwarz và
Villinger (2004). Tuy nhiên, các bài nghiên cứu này thường chỉ đi sâu vào một vài
biến động riêng lẻ và tác động của nó tới sự phát triển của AEC. Trong đó,
Deardorff (2001), Lall (2001), Nguyễn Văn Lịch (2007), Athukorala (2008) và
Brooks và Stone (2010) đi sâu phân tích về khía cạnh toàn cầu hóa. Kawai (2011:
123) phân tích bất ổn kinh tế toàn cầu tới AEC. Trần Văn Tùng và Phạm Ngọc Tân
(2007:27), Deng và Moore (2004:19) đánh giá tác động tính toán chiến lược của
xxiv


các nước lớn tới việc hình thành AEC. Ronald J. Wannacott (1996), Baldwin
(2003), Pangestu và Gooptu (2003), Urata và Kiyota (2003) và Plummer và
Wignaraja (2006) đi sâu vào phân tích xu thế bùng nổ của các hiệp định tự do
thương mại đến việc hình thành AEC. Chỉ có Đỗ Hoài Nam (2006) và Nguyễn
Hồng Sơn (2007) đã đưa ra khá đầy đủ những yếu tố tác động đến việc hình thành
AEC.
Theo Deardorff (2001), toàn cầu hóa tạo điều kiện cho quá trình sản xuất

phân chia thành nhiều công đoạn và được tiến hành ở nhiều nơi khác nhau để tạo ra
một sản phẩm cuối cùng. Việc phân chia này đem lại lợi ích kinh tế do chi phí cho
những dịch vụ liên kết các khu vực sản xuất như giao thông vận tải và thông tin
liên lạc ngày càng thấp. Bởi vì những dịch vụ này tạo ra lợi thế về quy mô nên toàn
cầu hóa không chỉ tạo ra sự phân chia mà còn tạo ra sự tập trung sản xuất vào
những khu vực nhất định. Kết quả là có những nền kinh tế trở thành công xưởng và
cũng có những nền kinh tế bị loại ra khỏi dây chuyền sản xuất toàn cầu. Khả năng
đó buộc các nền kinh tế ASEAN, vốn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và luồng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phải tham gia “năng động” và “mạnh mẽ”
hơn nữa hướng tới mục tiêu đẩy nhanh tiến trình thành lập AEC vào năm 2015 để
phát huy được tối đa lợi thế về quy mô, một địa chỉ đầu tư hấp dẫn và đóng góp vào
“chuỗi giá trị” toàn cầu, nâng cao vị thế của nền kinh tế ASEAN trong kinh tế toàn
cầu.
Theo Brooks và Stone (2010), xu hướng kể trên đang tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á được hưởng lợi từ toàn cầu hóa.
Nghiên cứu của Athukorala (2008) cho thấy nhờ xu hướng toàn cầu hóa, thị phần
xuất nhập khẩu trong khu vực của tất cả các nước Đông Á đã tăng nhanh hơn nhiều
so với với phần còn lại của thế giới.
Như vậy, xu hướng toàn cầu hóa đã và đang diễn ra sẽ là động lực thúc đẩy
AEC nắm bắt cơ hội để đạt được mục tiêu “một thị trường và cơ sở sản xuất duy
nhất”, nơi có tự do thương mại và tự do chuyển các yếu tố sản xuất (như vốn và lao
động có tay nghề). Theo đó, ASEAN sẽ trở thành một thị trường có giá cả thống
nhất, bao gồm giá hàng hóa và dịch vụ lẫn giá của các yếu tố sản xuất (Lloyd và
Smith, 2004:19 và Romeo A. Reynes, 2004). Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ASEAN trong bối cảnh mới.
Bên cạnh việc nghiên cứu những tác động tích cực của xu hướng toàn cầu
hóa tới AEC, các nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu của Lall (2001) đã chỉ ra rằng
toàn cầu hóa đem lại nhiều lợi ích hơn cho các nước đã phát triển như Singapore,
xxv



×